Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề cương môn Kinh tế xã hội đại cương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.47 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG I
Câu 1: chức năng của môi trường địa lý?
Trả lời:
Chức năng của môi trường địa lý (4 chức năng)
- Là không gian sống cho con người và cho thế giới sinh vật: Chức năng này đòi hỏi
môi trường phải có phạm vi thích hợp cho con người, ko gian này đòi hỏi phải có tính
chất nhất định về hóa học, lí học, sinh học… Trong thực tế ko gian sống bình quân
cho con người trên trái đất đang bị thu hẹp.
+ Trình độ phát triển càng cao nhu cầu về ko gian sống càng lớn.
+ Thiên nhiên có khả năng tự cân bằng tức là hệ sinh thái có thể gánh chịu điều
kiện khó khăn nhất
+ Tiêu chí liên quan đến môi trường.
- Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho đời sống và
cho sản xuất của con người: Còn gọi là chức năng sản xuất tự nhiên:
+ liên quan đến rừng, có chức năng giữ nước, bảo tồn đa dạng sinh học…
+ Các thủy vực cung cấp nước, chất dinh dưỡng , các nguồn thủy hải sản, những
nơi giải trí, nghỉ ngơi cho con người.
+ Sinh vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và đời
sống: Trong tự nhiên các chất thải của con người dưới tác dụng của vi sinh vật và các
yếu tố môi trường khác sẽ bị biến đổi từ dạng phức tạp thành đơn gian và tham gia
vào các quá trình sinh, địa, hóa.
+ Khả năng đệm: là khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải của một khu vực
nhất định khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm hoặc thành phần chất thải có
nhiều chất độc vi sinh vật sẽ gặp khó khăn trong quá trình phân hủy làm cho chất
lượng môi trường giảm xuống, môi trường bị ôi nhiễm.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
+ lưu trữ và cung cấp lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật,
lịch sử tiến hóa và phát triển của con người.
+ cung cấp và lưu trữ sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ
sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị thẩm mĩ để tham quan


du lịch…
+ Lưu trữ và cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu và báo hiệu sớm về các
hiểm họa đối với cuộc sống của con người và sinh vật. VD: phản ứng của cơ thể con
người, sv đối với tai biến, biến đổi của tự nhiên.
Câu 2: Quan niệm về môi trường địa lý và vai trò của nó đối với sự phát triển
của xã hội loài người?
Trả lời:
1. Khái niệm môi tường địa lý (Kalexnik)
Là bộ phận của trái đất bao quanh con người mà ở thời điểm nhất định xã hội loài
người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó nghĩa là môi trường có quan hệ 1 cách
gần gũi nhất đối với đời sống sản xuất của con người.
Môi trường tự nhiên Môi trường địa lý
Nguồn
gốc
- giống: có nguồn gốc tự nhiên.
- Khác: xuất hiện sớm (từ khi trái đất
hình thành)
-
- xh muộn hơn (khi con người xuất hiện)
Phạm vi - ổn định - nhỏ hơn, ngày càng mở rộng
Cơ chế
hoạt động
- quy luật tự nhiên - Quy luật tự nhiên và xã hội
2. vai trò của môi trường địa lý
- Môi trường địa lý thực sự là điều kiện thường xuyên và cần thiết, là cơ sở vật chất
của sự tồn tại xã hội loài người: môi trường địa lý là môi trường trong đó loài người
sồng, lao động xây dựng và phát triển xã hội. Con người rút ra từ môi trường địa lý
những thứ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất. Loài người không thể tồn tại và phát
triển mà thoát li môi trường địa lý. Tuy nhiên chỉ thông qua sản xuất, quan hệ giữa
con người và tự nhiên mới tồn tại. Chính quan hệ giữa con người với con người quyết

định mối quan hệ con người với tự nhiên.
- Môi trường địa lý không phải là nguyên nhân căn bản làm thay đổi đời sống xã hội:
tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên. Còn xã hội loài người vận động theo quy
luật xã hội. Tuy vậy trong trường hợp này, môi trường địa lý tạo điều kiện thuận lợi,
còn trường hợp khác nó lại gây trở ngại cho quá trình sản xuất xã hội.
3. Các quan niệm khác nhau về mqh giữa môi trường địa lý và xã hội loài người.
- Quyết định luận (duy vật địa lý): MTĐL có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
của xã hội loài người (s. moongtexkiơ thế kỉ 18) được coi là tiến bộ tại thời điểm đó
là vì thời kỳ đó ở Châu Âu là thời kỳ đêm dài trung cổ bị ảnh hưởng của tôn giáo nên
thuyết này được coi là tiến bộ so với quan điểm tôn giáo lúc bấy giờ.
- Khả năng (phủ định luận): cho rằng môi trường địa lý ko có vai trò gì đối với sự
phát triển xã hội.
- Duy vật biện chứng: MTĐL là đk thường xuyên, là đk cần thiết, là cơ sở vật chất
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nhưng ko phải là nhân tố quyết định.
Câu 3: Quan niệm về tài nguyên thiên nhiên và phân loại tài nguyên thiên
nhiên?
Trả lời:
1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất, kể cả tri thức
được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc giá trị sử dụng mới cho con người.
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự
nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử
dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất (đối tượng lao động và tư
liệu lao động) và làm đối tượng tiêu dùng.
Tài nguyên thiên nhiên ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của sức sản
xuất và khoa học công nghệ.
2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một phạm trù rất rộng và đa dạng nên cần phân loại tài
nguyên thiên nhiên. Việc phân loại phụ thuộc vào tiêu chí, mục đích nghên cứu vì
vậy có nhiều cách phân loại tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên có tính chất 2 mặt:
- Là vật chất vì vậy sự phân bố của nó theo quy luật tự nhiên
- Là một phạm trù kinh tế xã hội vì khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên
để phát triển kinh tế - xã hội
a. Phân loại theo tiêu chuẩn tự nhiên
* Theo dấu hiệu tự nhiên
Cơ sở: dựa vào quan điểm coi tài nguyên thiên nhiên là vật thể, là lực lượng tự
nhiên vị vậy về mặt tự nhiên mỗi loại tài nguyên thiên nhiên có một đặc điểm, tính
chất riêng và dựa vào đó để phân loại.
Các loại tài nguyên:
+ Tài nguyên đất
+ Tài nguyên nước
+ Tài nguyên khí hậu
+ Tài nguyên sinh vật….
* Theo dấu hiệu sinh thái
Cơ sở: Dựa vào mức độ cạn kiệt hay không cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên
trong quá trình khai thác và sử dụng.
Các loại tài nguyên:
+ Tài nguyên cạn kiệt:
- Tài nguyên không thể phục hồi: khoáng sản….
- Tài nguyên có thể phục hồi: rừng, đất…
+ Tài nguyên vô tận: ánh sáng, địa nhiệt, gió…
b. Phân loại theo tiêu chuẩn kinh tế
* Theo dấu hiệu sử dụng
Cở sở: mục đích kinh tế của các ngành sản xuất và vai trò của chúng trong quá
trình tái sản xuất xã hội.
Các loại tài nguyên:
+ Tài nguyên phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất:
- Tài nguyên nông nghiệp: nước, đất…
- Tài nguyên công nghiệp: khoáng sản, nước…

- Tài nguyên thủy sản: ….
+ Tài nguyên phục vụ cho tiêu dùng:
- Trực tiếp: nước khoáng, hoa quả trong thiên nhiên
- Gián tiếp: hoa dại, hồ tự nhiên phục vụ cho nghỉ ngơi
* Theo tính chất sử dụng
Cở sở: mục đích của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào.
Các loại tài nguyên:
+ Sử dụng cho một mục đích: khoáng sản…
+ Sử dụng cho nhiều mục đích: nước, năng lượng mặt trời…
Tài nguyên thiên
nhiên
Tiêu chuẩn tự nhiên Tiêu chuẩn kinh tế
Dấu hiệu
tự nhiên
Dấu hiệu
sinh thái
Dấu hiệu
sử dụng
Tính
chất sử
dụng
Cạn
kiệt

tận
Sx
vật
chất
Sx
tiêu

dùng
1
mục
đích
Nhiều
mục
đích

thể
phục
hồi
Ko
thể
phục
hồi
Tổng
hợp

lựa
chọn
Câu 4: Quy mô dân số, gia tăng tự nhiên, các nhóm gia tăng tự nhiên. Xu hướng
phát triển dân số?
Trả lời:
1. Quy mô dân số
- Quy mô dân số là tổng số người (hoặc tổng số dân) sinh sống trên một lãnh thổ tại
một thời điểm nhất định.
- Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong nghiên cứu dân số, có ý nghĩa to lớn và
cần thiết trong tính toán, phân tích, so sánh với các tiêu chí kinh tế - xã hội, tài
nguyên, môi trường; là đại lượng ko thể thiếu trong trong việc xác định mức sinh,
mức tử và di dân.

- theo các nhà khoa học LHQ, để cuộc sống thuận lợi thì trung bình trên 1km
2
chỉ nên
có 35 – 40 người.
- Công thức tính tốc độ tăng dân số:
100
)(
11
1



=
ptt
pp
r
n
n
p
Trong đó: - r
p
: tốc độ tăng dân số trung bình
- P
1
, P
n
: quy mô dân số năm đầu và năm cuối của thời kì
- t
1
, t

n
: mốc thời gian năm đầu và năm cuối
2. gia tăng tự nhiên và các nhóm gia tăng tự nhiên
- Sự biến động giữa số sinh và số chết trong từng thời kỳ của một lãnh thổ nhất định
gọi là gia tăng dân số tự nhiên.
- GTTN được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất chết thô trong một
khoảng thời gian xác định trên 1 lãnh thổ nhất định.
NIR = CBR – CDR trong đó: - NIR: tỉ suất gia tăng tự nhiên
- CBR: tỉ suất sinh thô
- CDR tỉ suất chết thô
- hoặc xác định bằng hiệu số giữa số sinh và số chết trong năm so với dân số trung
bình ở cùng thời điểm .
100


=
P
DB
NIR
trong đó: - NIR: tỉ suất gia tăng tự nhiên
- B: số trẻ sinh ra trong năm còn sống
- D: số người chết trong năm
- tỉ suất gia tăng tự nhiên thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào trình độ phát triển kt
– xh.
3. Xu hướng phát triển dân số
a) Quy mô dân số và sự gia tăng
Đầu công nguyên, dân số thế giới có khoảng 300 triệu người. lịch sử dân số
nhân loại trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện tỉ người đầu tiên. Thời gian để có
thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn (từ 100 năm đến 30 năm, 15 năm, 12 năm) năm
1999 dân số thế giới đạt 6 tỉ người. Năm 2009 tăng lên 6810 tỉ người. Dự báo đến

năm 2025 sẽ đạt xấp xỉ 8 tỉ người.
- Quy mô dân số thể giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng còn nhanh
+ Quy mô dân số bắt đầu tăng nhanh từ đầu thế kỉ XX, nhất là từ sau năm 1950.
Dân số gia tăng ở mức kỉ lục trong vòng 50 năm qua là nhờ áp dụng các công nghệ y
tế công cộng như thuốc kháng sinh và chất dinh dưỡng, thuốc tiêu chảy và vacxin ở
các xã hội có mức sinh và mức tử cao. Đặc biệt mức chết ở trẻ sơ sinh giảm nhanh
chóng trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều, dẫn tới sự bùng nổ dân
số.
+ thực trạng và xu hướng gia tăng quy mô dân số thế giới trong tương lai đòi hỏi
phải đẩy mạnh hơn nữa chương trình dân số - sức khỏe sinh sản. hạn chế tốc độ gia
tăng dân số, góp phần ổn định quy mô dan số thế giới vẫn là vấn đề cấp bách có ý
nghĩa toàn cầu.
- Dân số thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển
+ Sự chênh lệch trong quy mô dân số giữa các nhóm nước vẫn tiếp tục gia tăng
trong vài thập kỷ tới . 95% dân số gia tăng hàng năm trên toàn thế giới xuất phát từ
các nước đang phát triển. năm 1950 các nước thuộc khu vực đang phát triển chiếm
67% dân số thế giới, năm 2009 tăng lên 82,4% . Đến năm 2025 theo dự báo sẽ có
84.3% dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển. tỉ trọng dan số ở các nước
phát triển giảm từ 17,6% năm 2009 xuống 15,7% năm 2025.
+ Sự chênh lệch rất lớn về sự phân bố dân số giữa hai nhóm nước là kết quả của
tốc độ phát triển kt- xh khác nhau ngay từ thế kỷ XVIII. Mặc dù đã có xu hướng giảm
tương đối rõ rệt trong những năm cuối của thế kỷ này, nhưng tốc độ gia tăng dân số ở
các nước đang phát triển vẫn ở mức cao nên dân số ngàng càng nhiều hơn so với các
nước phát triển
+ phân bố dân số giữa 2 nhóm nước tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh
tế- xã hội, giáo dục, y tế, lao động – việc làm…đặc biệt ở các nước đang phát triển và
chậm phát triển.
+ Châu á có quy mô dân số lớn nhất (4117 triệu người chiếm 60.5% dân số thế
giới năm 2009). Đây là nơi tập trung nhiều quốc gia đang phát triển và đặc biệt có 2
quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung quốc và Ấn Độ. Dân số châu phi tăng nhanh

và liên tục (năm 1980: 476 triệu chiếm 10.7% thì đến năm 2009 đã là 999 triệu chiếm
14.7%)

×