Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Rủi ro nguồn nhân lực trong sự hợp tác của người lao động với công ty giải trí tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.12 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG SỰ HỢP TÁC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI
CÔNG TY GIẢI TRÍ TẠI VIỆT NAM

Môn học: QUẢN TRỊ RỦI RO
GVHD: ThS. Nguyễn Minh Thoại
Lớp: K12407B
Thực hiện đề tài: Nhóm 7

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015


DANH SÁCH NHÓM


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ HỢP
TÁC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TY GIẢI TRÍ TẠI VIỆT NAM............2
1.1 Rủi ro...............................................................................................................................2
1.1.1 Khái niệm.....................................................................................................................2
Rủi ro theo nghĩa chung nhất được hiểu là những điều không tốt lành, bất ngờ xảy đến.
Đây là cách hiểu thông thường nhất, những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những
điều mà con người không mong muốn. Khi rủi ro xảy ra, đồng nghĩa với việc chủ thể
tiếp nhận nó phải chịu một thiệt hại nào đó.........................................................................2


1.1.2 Một số quan niệm về rủi ro...............................................................................2
1.1.2.1 Trường phái cổ điển..............................................................................2
1.1.2.2 Trường phái Trung hoa.........................................................................3
1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro.....................................................................3
1.1.4 Quản trị rủi ro....................................................................................................3
1.2 Nguồn nhân lực...............................................................................................................4
1.2.1Khái niệm ..........................................................................................................4
1.2.2 Phân loại nguồn nhân lực..................................................................................4
1.2.2.1 Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư....................................................4
1.2.2.2 Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế. ...............................5
1.2.2.3 Nguồn nhân lực dự trữ..........................................................................5
1.2.3 Nhận dạng rủi ro nguồn nhân lực trong sự hợp tác của người lao động với doanh
nghiệp....................................................................................................................5
1.2.3.1 Khái niệm..............................................................................................5
1.2.3.2 Mối nguy hiểm......................................................................................6
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ HỢP TÁC
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TY GIẢI TRÍ TẠI VIỆT NAM......................9
2.1 Tổng quan về công ty giải trí ở Việt Nam......................................................................9
2.1.1 Khái niệm về công ty giải trí.......................................................................................9


2.1.2 Vai trò của công ty giải trí tại Việt Nam..........................................................9
2.1.3 Một số công ty giải trí ở Việt Nam.................................................................10
2.2 Phân tích thực trạng rủi ro nguồn nhân lực trong sự hợp tác của người lao động với
công ty giải trí tại Việt Nam...............................................................................................10
2.2.1 Nghệ sĩ tự ý rời bỏ công ty (hiện tượng nhảy việc)..................................................10
2.2.1.1 Thực trạng...............................................................................................................10
2.2.1.2 Phân tích thực trạng............................................................................11
2.2.2 Nghệ sĩ không làm theo lịch trình đã sắp xếp................................................12
2.2.2.1 Thực trạng...........................................................................................12

2.2.2.2 Phân tích thực trạng ...........................................................................13
2.2.3 Nghệ sĩ mâu thuẫn với công ty về lương bổng và các chế độ đãi ngộ..........15
2.2.3.1 Thực trạng...........................................................................................15
2.2.3.2 Phân tích thực trạng............................................................................15
2.2.4 Scandal từ nghệ sĩ...........................................................................................17
2.2.4.1 Thực trạng...........................................................................................17
2.2.4.2 Phân tích thực trạng............................................................................18
2.2.5 Nghệ sĩ gặp tai nạn bất ngờ và suy giảm thể lực............................................19
2.2.5.1 Thực trạng...........................................................................................19
2.2.5.2 Phân tích thực trạng............................................................................20
2.2.6 Làm việc đêm..................................................................................................21
2.2.6.1 Thực trạng...........................................................................................21
2.2.6.2 Phân tích thực trạng............................................................................22
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
SỰ HỢP TÁC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TY GIẢI TRÍ TẠI VIỆT
NAM.................................................................................................................................. 24
3.1 Đối với công ty.............................................................................................................24
3.2 Đối với Nhà nước.........................................................................................................26
3.3 Đối với người lao động.................................................................................................26
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................29



LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn là yếu tố hàng đầu trong sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong
điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Muốn nâng cao năng suất lao động,
tăng trưởng và phát triển kinh tế mà chỉ có các phương tiện công nghệ thì chưa đủ, mà còn
cần phát phiển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó.
Vậy con người là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Ngày nay những

người lao động không chỉ đơn thuần là biết cách làm việc, họ còn cần được đào tạo chuyên
môn tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp, và phải biết cách làm việc để có được năng suất cao
nhất. Trong một tổ chức, một doanh nghiệp, nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, quyết
định thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải làm
sao quản trị được rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp.
Hiện nay, ngành giải trí nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, các ca sĩ diễn viên hay
người mẫu được đào tạo bài bản hơn, để hội nhập cùng ngành giải trí thế giới. Khi nhắc đến
ngành giải trí, con người là yếu tố quan trọng nhất, đòi hỏi người lao động (ca sĩ, diễn
viên…) phải có tinh thần hợp tác cao với doanh nghiệp và ngược lại.
Để hiểu rõ hơn rủi ro về nhân lực đối với các công ty giải trí, nhóm chúng tôi quyết
định chọn đề tài "Rủi ro nguồn nhân lực trong sự hợp tác của người lao động với công ty giải
trí tại Việt Nam". Chúng tôi sẽ đưa ra những cơ sở lý luận, từ đó phân tích những thực trạng
trong sự hợp tác của người lao động và đề ra những biện pháp trong ngành giải trí.

1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ
HỢP TÁC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TY GIẢI TRÍ TẠI VIỆT
NAM
1.1 Rủi ro
1.1.1 Khái niệm
Rủi ro theo nghĩa chung nhất được hiểu là những điều không tốt lành, bất ngờ xảy
đến. Đây là cách hiểu thông thường nhất, những gì được coi là rủi ro luôn mang lại
những điều mà con người không mong muốn. Khi rủi ro xảy ra, đồng nghĩa với việc chủ
thể tiếp nhận nó phải chịu một thiệt hại nào đó.
• Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lường trước, biến cố mà
ta hoàn toàn không biết chắc.
• Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc rủi ro là do sự không thể
đoán trước nguyên nhân dẫn đến kết quả thực tế khác với kết quả dự đoán.

1.1.2 Một số quan niệm về rủi ro
1.1.2.1 Trường phái cổ điển
-

Rủi ro là điều không tốt không lành, bất ngờ xảy đến (từ điển Tiếng Việt).
Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là điều không may (giáo sư Nguyễn Lân).
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại (từ điển

-

Oxford).
Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đấn sự tồn tại và phát triển doanh

-

nghiệp (tác giả Hồ Diệu).
Vấn đề vận may và rủi ro luôn gắn liền với thực tiễn đời sống và ước vọng
con người, đặc biệt là người Á Đông.
Như vậy rủi ro là những thiết hại mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố có
liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy
ra cho con người.

2


1.1.2.2 Trường phái Trung hoa
-

Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được (F.Knight).

Rủi ro là sự bất trắc liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không

-

mong đợi (A.Wilett).
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của các kết quả , có thể xuất hiện trong hầu
hết các hoạt động của con người, nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào
một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước (A.
William, Jr. Micheal, L.Smith).
 Rủi ro là những điều bất định có thể đo lường được, mang tính tích cực
hoặc tiêu cực (mất mát, tổn thất, nguy hiểm hoặc cũng có thể là cơ hội).

1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro
• Mối đe dọa: các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở
thành hiểm họa nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là rất
lớn.
• Nguồn: là môi trường mà trong đó mối đe dọa tồn tại hoặc có tác động để tạo
nên rủi ro và tổn thất có thể đi kèm các tổ chức được tái lập cho sự tiếp tục tồn
tại của nó.
• Các nhân tố thay đổi: có xu hướng gia tăng hoặc suy giảm rủi ro và tổn thất có
thể có của rủi ro, có thể hiểu là những yếu tố có tác động gián tiếp dẫn đến rủi
ro hoặc tổn thất.
• Hậu quả: kết quả trực tiếp xuất hiện khi có biến biến cố xảy ra, có thể có tác
động tích cực và tiêu cực và kết quả gián tiếp xảy ra ngay sau đó.
1.1.4 Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận rạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành
công.
• Nội dung quản trị rủi ro

3


-

Nhận dạng rủi ro: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt

-

động doanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro.
Phân tích- đo lường rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại
do rủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay

-

tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại.
Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động liên quan đến việc né tránh, ngăn

-

chặn, giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất.
Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất
xảy ra hoặc lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn

thất.
• Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro
- Quy mô tổ chức.
- Tiềm lực tổ chức.
- Môi trường, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà tổ chức hoạt động
- Nhận thức lãnh đạo tổ chức: có coi trọng công tác quản trị rủi ro hay

không?
1.2 Nguồn nhân lực
1.2.1 Khái niệm
• Nhân lực: Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay
xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả
các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng
xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
• Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí
lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu
nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi….Trí lực là nguồn tiềm tàng
to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin,
nhân cách….
1.2.2 Phân loại nguồn nhân lực
1.2.2.1 Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư

4


Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Theo
thống kê của Liên Hợp Quốc nhóm này là dân số hoạt động (Active population).
Độ tuổi lao động là giới hạn về tâm sinh lý mà theo đó con người có đủ điểu
kiện tham gia vào quá trình lao động. Việc quy định giới hạn độ tuổi lao động phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước và trong từng thời kỳ. Giới hạn độ
tuổi lao động bao gồm:
-

Giới hạn dưới: quy định số tuổi thanh niên bước vào độ tuổi lao động.
Giới hạn trên: quy định độ tuổi về hưu.

1.2.2.2 Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế.

Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế
quốc dân. Như vậy, nguồn nhân lực này không bao gồm những người trong độ tuổi
lao động có khả năng hoạt động kinh tế nhưng thực tế không tham gia hoạt động kinh
tế (thất nghiệp, có khả năng làm việc song không muốn làm việc, đang học tập.....)
1.2.2.3 Nguồn nhân lực dự trữ
Nguồn nhân lực này bao gồm những người trong độ tuổi lao động vì những lý
do khác nhau chưa tham gia vào họa động kinh tế, nhưng khi cần có thể huy động
được.
-

Những người làm công việc nội trợ trong gia đình.
Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông trung học và chuyên

-

nghiệp.
Những người hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc
chưa có nghề) muốn tìm việc làm.

1.2.3 Nhận dạng rủi ro nguồn nhân lực trong sự hợp tác của người lao động với
doanh nghiệp
1.2.3.1 Khái niệm
Nhận dạng rủi ro là nguy cơ rủi ro có liên quan đến “tài sản con người” trong
tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lí, công nhân
5


viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cung cấp,
người cho vay, cổ đông.

Sự bất ổn về mặt kinh tế cũng là những tổn thất phổ biến (như thất nghiệp hay
về hưu) là rủi ro không kém phần quan trọng đối với người lao động. Vì vậy, quản trị
rủi ro nguồn nhân lực phải quan tâm đến các lợi ích kinh tế và thể chất con người.
1.2.3.2 Mối nguy hiểm
 Con người
• Nguy hiểm về ý thức đạo đức
Là loại nguy hiểm vô hình không nhìn thấy được và cũng rất khó đánh giá, khó
lượng hóa, do đó trong đánh giá người ta có thể dễ dàng chấp nhận một giá trị
lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
• Sai lầm của con người
Mỗi cá nhân đều có quan điểm riêng về đánh giá sự nguy hiểm, bởi mỗi người
có kinh nghiệm, trình độ nhận thức khác nhau và luôn giữ quan điểm của mình.
Có những vấn đề hoặc sự việc con người không tiên đoán trước được nên
thường đưa ra những quyết định sai lầm hoặc có lỗi với các hành vi của họ.
 Môi trường làm việc
• Điều kiện làm việc
- Áp suất: chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm…
- Tiếng ồn và độ rung
- Nơi làm việc: phòng làm việc, làm việc trên cao, sân khẩu, phòng thu âm,
phòng tập nhảy, phòng thanh nhạc…
- Ánh sáng và màu sắc: chất lượng ánh sáng.
Ví dụ: Ánh sáng quá chói và nhiều màu trộn lẫn trên sân khấu sẽ khiến thị giác
của nghệ sĩ bị suy giảm.
• Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình lao động
6


Nhiều loại nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất có các đặc tính
sau: độc, sinh chất gây ung thư, ăn mòn, gây khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe sinh sản…

• Tổ chức nơi làm việc
Có thể gây nguy hiểm ý thức đạo đức: người lao động bất cẩn, không chấp
hành quy định, nội quy khác…


Quan hệ lao động: ao gồm mối quan hệ giữa các người chủ và người lao
động, giữa người lao động với người lao động. Khi người lao động bất mãn
với cách quản lý của ông chủ, người lao động không hòa hợp được với nhau
hay ganh ghét, đố kị nhau có thể dẫn đến những rủi ro như bạo lực lao động…



Hút thuốc nơi làm việc: gây hại đến sức khỏe người lao động, gây khó chịu
với người xung quanh, tốn thời gian lao động của tổ chức, có nguy cơ gây hỏa
hoạn cao.



Làm việc ban đêm: nhân sự buồn ngủ, sao lãng, làm sai, gây tai nạn.

 Thuyên chuyển lao động


Thuyên chuyển lao động là sự di chuyển nhân sự vào (tuyển dụng) hoặc ra
(cho nghỉ việc) khỏi một công việc với sự cho phép của công ty.
Cụ thể hơn, thuyên chuyển lao động là việc chuyển người lao động từ công
việc này sang công việc khác hoặc từ chỗ làm này sang chỗ làm khác. Thuyên
chuyển có tác dụng điều hòa nhân lực giữa các bộ phận, lấp vị trí làm việc còn
trống.


• Các rủi ro trong thuyên chuyển lao động
-

Tự ý bỏ việc: người lao động tự ý kết thúc công việc của mình tại công ty.

-

Giãn thợ (trong một thời gian ngắn): công ty đình chỉ một số lao động để
giảm bớt áp lực do nền kinh tế suy thoái.
7


-

Được phép nghỉ chính thức: Người lao động kết thúc vĩnh viễn công việc
do nguyên nhân chuyên môn.

-

Nguyên nhân khác: người lao động nghỉ việc do đến tuổi hưu trí, bị chết
hoặc do ốm đau thường xuyên.

8


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ HỢP
TÁC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI CÔNG TY GIẢI TRÍ TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về công ty giải trí ở Việt Nam
2.1.1 Khái niệm về công ty giải trí
Công ty giải trí (hay còn gọi là công ty quản lý nghệ sĩ) là loại công ty tham gia

trong việc quản lý và xây dựng hình tượng cho các ca sĩ, nhóm nhạc hay diễn viên một
cách chiến lược, bài bản. Đôi lúc nó cũng được hiểu như một công ty thu âm, hãng phim
truyền hình hay một đài truyền hình. Phần lớn các công ty loại này tồn tại ở các nước
Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Trung Quốc.
2.1.2 Vai trò của công ty giải trí tại Việt Nam
Hầu hết các ca sĩ đến với các công ty đào tạo và quản lý ca sĩ ở Việt Nam đều có
khởi đầu là con số 0, chỉ với đam mê ca hát và khao khát đứng trên sân khấu như một ca
sĩ thực thụ. Một ít trong số họ có bước cơ bản từ những nhà văn hóa thiếu nhi hoặc đã
từng tham gia vài chương trình ca nhạc nhỏ lẻ tại các tụ điểm như các ca sĩ hát lót vô
danh. Nắm bắt yêu cầu và mong muốn của các học viên yêu ca hát và nhu cầu thị trường
cần các ca sĩ và nhóm nhạc mới, các công ty đào tạo và quản lý ca sĩ đã tốn không ít hầu
bao cho việc trang bị, tút tát và có khi thay đổi hoàn toàn học viên của mình từ không có
gì cho đến ca sĩ nổi tiếng với hàng ngàn người hâm mộ.
Các trung tâm này xác định mục tiêu lâu dài, nhân lực là sự bắt tay giữa người làm
chuyên môn với người làm kinh tế để hoạt động hiệu quả. Phạm vi hoạt động của họ khá
rộng mở và đa dạng, bao gồm một quy trình từ A - Z cho kế hoạch phát triển một ca sĩ.
Từ đào tạo luyện thanh nhạc với các giáo viên chuyên môn, tập thể hình, thay đổi ngoại
hình như kiểu tóc, vóc dáng, trang phục được stylist chỉ định phù hợp với phong cách mà
công ty định hướng đến cách đi đứng, chào hỏi, biểu diễn, vũ đạo, kỹ năng ứng xử truyền
thông, người hâm mộ và học ngoại ngữ để phát triển ra nước ngoài…..Cuối cùng là
tìm nhạc sĩ sáng tác riêng hoặc chọn ca khúc, hòa âm phối phí, làm album, quay MV, bắt
show đi diễn, tổ chức liveshow và tìm kiếm các hợp đồng quảng cáo. Những việc kể trên
không phải các ca sĩ hoạt động đơn lẻ nào cũng có thể tự lo cho mình trọn vẹn và quy củ
9


như có hẳn một ê-kíp thực hiện như các công ty quản lý. Đó là lý do chính vì sao ngày
càng nhiều người muốn trở thành ca sĩ tìm đến công ty quản lý dù những cảnh báo về các
hợp đồng và luật lệ khắt khe không phải đơn giản.
Tuy nhiên những mối quan hệ kiểu này cũng đã mang đến cho showbiz rất nhiều

vụ scandal từ lớn đến nhỏ, như bị tố bóc lột, đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không
quan tâm đến các điều khoản, đấu khẩu... Một thực trạng dễ nhận thấy nhất là không
ít ông bầu, bà bầu đã phải đau đầu khi đầu tư một số tiền khủng để chăm ca sĩ nhưng khi
họ đã nổi tiếng, họ sẵn sàng muốn tách nhóm để hoạt động đơn lẻ.
2.1.3 Một số công ty giải trí ở Việt Nam
Ở làng giải trí Việt, có thể kế đến các công ty đào tạo và quản lý như thời kỳ khởi
đầu là Cánh Chim Việt (nhóm 1088), Tài Năng Mới (ca sĩ Nguyễn Phi Hùng), Công ty
Nhạc Xanh (nhóm GMC, Khánh Ngọc, Nhật Tinh Anh), H.T Production (Đan Trường),
Công ty Thế giới giải trí (Wepro với H.A.T, Ưng Hoàng Phúc, Phạm Quỳnh Anh ),
Công ty Những gương mặt âm nhạc (MF, có Hồ Ngọc Hà, Phương Vy, Quốc Thiên ),
Công ty MK của nhạc sĩ Minh Khang thì xây dựng hình ảnh cho nhóm Mắt Ngọc, song
ca nam Thiên Trường - Địa Hải, nhóm boyband MBK cho đến the Music Box (ca sĩ
Thanh Thảo góp phần nên tên tuổi Ngô Kiến Huy, Nam Cường), Công ty VAA (bà bầu
Ngô ThanhVân và nhóm 365)…
2.2 Phân tích thực trạng rủi ro nguồn nhân lực trong sự hợp tác của người lao động với
công ty giải trí tại Việt Nam
2.2.1 Nghệ sĩ tự ý rời bỏ công ty (hiện tượng nhảy việc)
2.2.1.1 Thực trạng
Nhảy việc trong ngành giải trí là hiện tượng nghệ sĩ tự ý rời khỏi công ty hiện
tại của mình để đến với công ty khác. Có thể nói nhân sự là yếu tố tạo nên sự sống
còn cho một tổ chức, với công ty giải trí nếu giữ chân được nhiều nghệ sĩ có tài làm
độc quyền cho mình họ sẽ kiếm được nguồn thu nhập khá lớn.
Nhìn đến thành công của ca sĩ hiện nay dưới sự quản lý của các công ty cũng
thấy công sức của họ trong việc đào tạo và định hướng lối đi cho các ca sĩ, nhóm
nhạc. Không khó để làm phép tính đối chiếu hình ảnh xưa và nay của các ca sĩ từ khi
10


mới bước chân vào nghề cho đến khi được công chúng và truyền thông biết đến rộng
rãi như một ca sĩ nổi tiếng, mọi người sẽ dễ dàng thấy được họ phải bỏ ra bao nhiêu

công sức. Công sức này ngoài công nghệ đào tạo ngày càng chuyên nghiệp, quan
trọng hơn hết là tốn không ít tiền bạc, có khi đến tiền tỷ để đầu tư cho “gà nhà”. Tuy
nhiên thực tế hiện nay có nhiều nghệ sĩ tự ý rời bỏ công ty quản lí của mình. Điều này
đã khiến cho công ty chịu không ít tổn thất khi phải liên tục mất các hợp đồng và bồi
thường cho đối tác một số tiền không nhỏ.
Một ví dụ điển hình tốn không ít giấy mực của báo chí thời gian qua là vụ việc
vủa ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Ngày 8/11/2014, ca sĩ Sơn Tùng MTP đã gửi văn bản đề
nghị chấm dứt hợp đồng với Văn Production từ ngày 1/11 - đúng hai năm kể từ ngày
ký hợp đồng làm ca sĩ độc quyền. Văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng nêu rõ lý do
Sơn Tùng muốn thanh lý hợp đồng sớm là điều kiện sức khỏe không cho phép anh
chạy show quá dày đặc như trong thời gian vừa qua. Việc chạy show cũng khiến anh
không có thời gian đảm bảo chương trình học tại Nhạc viện TP HCM. Nam ca sĩ còn
nói, suốt hai năm qua, anh không được bổ sung, đào tạo thêm kiến thức, kỹ năng trình
diễn cũng như không có chiến lược phát triển rõ ràng nào từ công ty như cam kết
trong hợp đồng. Ngoài ra, nhiều quyền lợi cá nhân của nam ca sĩ cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
2.2.1.2 Phân tích thực trạng
 Mối đe dọa
- Nghệ sĩ chịu áp lực lớn, một số quyền lợi cá nhân bị xâm phạm một cách
-

nghiêm trọng trong thời gian dài.
Lời mời hấp dẫn của các công ty cạnh tranh.
Công ty mang lại ít cơ hội phát triển cho nghệ sĩ.
Nghệ sĩ bất đồng quan điểm với công ty về quản trị thời gian và định hướng

cho tương lai.
 Nguồn
- Lịch trình diễn dày đặt.
- Chi phí công ty bỏ ra để đầu tư cho ca sĩ còn hạn chế.

- Bản thân nghệ sĩ họ nhận thức được chiến lược của công ty và thấy được
đâu là bước đi đúng đắn cho mình.
11


Ngân Khánh- ca sĩ trẻ của MusicBox- từng lên báo phát biểu rằng “không
được gì kể từ khi gia nhập Music Box, hoạt động ca hát chưa thực sự nổi
bật và cũng không nghe đến chiến lược phát triển nào từ công ty, không
biết đường hướng phát triển của mình như thế nào cũng như không nhận
được lương.” Hai năm đầu quân vào Music Box, cô đã mất nhiều thời gian,
tuổi trẻ, niềm đam mê... nhưng chưa nhận lại được gì.Vì thế, cô đã quyết
định chấm dứt hợp đồng với công ty.
 Các tác nhân thay đổi
- Công ty chèn ép tiền cát-sê, những gì nghệ sĩ nhận được chưa xứng đáng
với công sức đã bỏ ra.
- Công ty đối thủ cạnh tranh có nhiều nghệ sĩ nhanh chóng nổi tiếng.
 Hậu quả
- Uy tín công ty bị giảm sút.
- Hủy bỏ các show diễn, các chương trình quảng cáo và hợp đồng khác đã
-

được lên lịch từ trước.
Công ty bị kiện và phải tốn chi phí bồi thường cho đối tác khi nghệ sĩ đơn

-

phương chấm dứt hợp đồng.
Ca sĩ phải bồi thường hợp đồng cho công ty nếu đơn phương chấm dứt hợp

-


đồng khi chưa hết hạn.
Công ty mất đi nghệ sĩ tài năng và chi phí đã đầu tư để đào tạo.

2.2.2 Nghệ sĩ không làm theo lịch trình đã sắp xếp
2.2.2.1 Thực trạng
Khi kí kết hợp đồng với công ty đồng nghĩa với việc người nghệ sĩ phải tuân
theo lịch trình làm việc cũng như bảo đảm thực hiện các hợp đồng đã được kí kết giữa
công ty với đối tác khác. Chính vì thế, nếu nghệ sĩ tự ý bỏ show diễn sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến hình ảnh và uy tín của công ty. Bên cạnh đó công ty sẽ chịu một thiệt
hại không nhỏ khi không có được thu nhập mà hơn nữa họ phải chi ra một số tiền bồi
thường khá lớn. Hiện nay, việc nghệ sĩ hủy show diễn được giải thích với nhiều lý do
khác nhau: lý do sức khỏe, bận công việc cá nhân, gặp sự cố….Tuy nhiên, việc ca sĩ
hủy hàng loạt show diễn quan trọng vì tình trạng sức khỏe xấu đang trở nên rất phổ
biến.
12


Mới đây, ban tổ chức chương trình "Tôi tỏa sáng" cho biết, Văn Mai Hương
nhận lời làm nhân vật mở màn cho liveshow vào đầu năm. Nhà sản xuất và cô đã
chụp hình, làm trailer giới thiệu chương trình thì nữ ca sĩ đột ngột hủy show với lý do
bị bệnh. Quản lý của Văn Mai Hương chia sẻ, không chỉ có liveshow "Tôi tỏa sáng",
nữ ca sĩ cũng hủy khoảng 20 show diễn đã ký hợp đồng trong tháng ba vì sức khoẻ
không cho phép. Á quân Vietnam Idol 2010 đang bị chứng trầm cảm kéo dài vì gặp
rắc rối trong công việc. Với việc hủy hàng loạt show diễn, Văn Mai Hương phải đền
bù hợp đồng. Cô gặp thiệt hại khá nhiều về tiền bạc và hình ảnh. Quản lý của Á quân
Việt Nam Idol 2010 chia sẻ, không biết lúc nào Văn Mai Hương mới quay lại ca hát
vì điều này phụ thuộc hoàn toàn vào sự hồi phục tinh thần của nữ ca sĩ.
Một ví dụ khác, Sơn Tùng M-TP đã không ít lần phải nhập viện trong tình
trạng sức khỏe kiệt quệ phải nằm giường truyền nước, hệ quả của nó là chàng ca sĩ trẻ

phải hủy các show ngay sát thời gian diễn. Không chỉ xảy ra một lần mà tình trạng
sức khỏe bất ổn của Sơn Tùng M-TP còn xảy ra nhiều lần trước đó. Đầu tháng
12/2014, anh cũng đột ngột bỏ show diễn với tư cách khách mời trong chương trình
“So you think you can dance” cũng với lý do viêm họng cấp. Mới đây nhất, Sơn Tùng
M-TP đã không thể có mặt trong liveshow 5 The Remix bởi tình trạng sức khỏe
không cho phép.
2.2.2.2 Phân tích thực trạng
 Mối đe dọa
- Tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ không được đảm bảo.
- Nghệ sĩ bất mãn về lịch trình show diễn.
- Chất lượng chương trình không tốt.
 Nguồn
- Công ty sắp xếp lịch diễn thiếu tính khoa học.
- Công ty thực hiện không đúng như cam kết, xếp lịch diễn dày đặt mà không
quan tâm đến tình trạng sức khỏecủa ca sĩ.
- Công ty không chọn lọc khi kí hợp đồng nhận show.
- Ý thức, trách nhiệm của nghệ sĩ kém.
 Các nhân tố thay đổi
- Thời thiết xấu.

13


-

Gặp sự cố ngoài ý muốn: các chuyến bay bị trì hoãn, mất passport, xe gặp
tai nạn….
Vào tháng 2/2015, tài xế của Hồ Ngọc Hà đã gây ra tai nạn nghiêm trọng
khiến 11 người bị thương. Nữ ca sỹ đã xin hủy bỏ các show diễn cũng như
các chương trình đã nhận trong thời gian này để dành thời gian giải quyết

và chăm lo cho các gia đình nạn nhân, chấp nhận chịu tổn thất. Hành động

-

của cô nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả.
Lệnh quyết định tổ chức show diễn của cấp trên.
Về mặt nguyên tắc, ngoài giấy phép do Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp, một
show diễn muốn diễn ra cần phải có cả giấy tiếp nhận show của Sở
VHTT&DL địa phương. Mới đây, chương trình ca nhạc Chế Linh dự kiến
diễn ra tại Trung tâm thương mại An Phú Thịnh, TP Quy Nhơn bất ngờ bị
đình chỉ khiến người hâm mộ vô cùng thất vọng.Theo ông Trương Đông
Hải, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định cho biết, nguyên nhân
của việc đình chỉ liveshow Chế Linh là do diễn ở địa điểm tổ chức chương
trình không an toàn. Ông Hải cho biết: “Sau khi kiểm tra, lực lượng công
an đã nhận định, Trung tâm thương mại An Phú Thịnh không đảm bảo các

điều kiện thoát hiểm khi có sự cố xảy ra cho lượng lớn người đến xem”.
 Hậu quả
- Uy tín của công ty và ca sĩ bị giảm sút nghiêm trọng.
Tại liveshow Bài hát yêu thích, Bùi Anh Tuấn đã tự ý bỏ buổi tổng duyệt
chương trình. Một tháng sau đó, nam ca sĩ tiếp tục bỏ buổi tập mà không có
lý do chính đáng. Chính vì lỗi này mà nam ca sĩ đã bị BTC chương trình
đình chỉ biểu diễn ca khúc Phố không mùa trong 4 tháng và đình chỉ hoạt
động của anh tại chương trình trong 6 tháng. Vụ việc đã làm ảnh hưởng đến
ca sĩ Bùi Anh Tuấn một cách nghiêm trọng, nhiều khán giả đã vô cùng thất
-

vọng thậm chí còn quay lưng lại với anh.
Công ty phải bồi thường hợp đồng cho đối tác.
Chương trình đang diễn ra bị gián đoạn dẫn đến những phản ứng tiêu cực


-

của khán giả.
Mâu thuẫn giữa công ty quản lý và ca sĩ ngày càng tăng cao nếu tình trạng
lặp lại nhiều lần.
14


Sơn Tùng M-TP nhiều lần không chấp hành thời gian biểu của công ty, tự ý
bỏ các show diễn, hợp đồng quảng cáo, cung cấp các bảng ghi âm, ghi hình
thuộc bản quyền của công ty cho các kênh trực tuyến mà không được sự
đồng ý của Văn Production. Vì thế Sơn Tùng đã bị công ty cấm diễn 6
tháng (1/11/2014 -30/4/2015).
2.2.3 Nghệ sĩ mâu thuẫn với công ty về lương bổng và các chế độ đãi ngộ
2.2.3.1 Thực trạng
Thực tế trong ngành giải trí, giữa công ty quản lí và nghệ sĩ thường tồn tại các
mâu thuẫn về thời gian lịch diễn, các chế độ ưu đãi hay tiền cát-xê… nếu bên công ty
chưa có chính sách hay chế độ khen thưởng làm việc thích hợp sẽ gây ra sự chán nản
và thiếu động lực làm việc cho các nghệ sĩ, từ đó gây ra những hậu quả không tốt cho
lợi nhuận chất lượng và hiệu quả làm việc của cả công ty.
Cát-xê là phiên âm cách đọc của một từ tiếng Pháp: cachet, có nghĩa là “tiền
thù lao”. Thông thường trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật (ca nhạc, tạp
kỹ...), ban tổ chức phải tính đến các chi phí, trong đó có tiền chi trả, bồi dưỡng cho
những nghệ sĩ tham gia. Đối với các nghệ sĩ có công ty quản lí thì tiền cát-xê sẽ do
công ty nhận và trả cho nghệ sĩ theo lương hàng tháng. Tuy nhiên một thực tế rằng có
nhiều nghệ sĩ nhận số tiền cát-xê không hợp lí với công sức và thời gian lao động của
mình. Cát-xê là một trong những sợi dây liên kết để nối giữ nghệ sĩ ở lại với công ty,
cát-xê cao sẽ tạo nên sự hài lòng và thõa mãn cho nghệ sĩ, là động lực để họ tiếp tục
lao động và cống hiến.

Bên cạnh tiền cát-xê, các chế độ phụ cấp và chế độ ưu đãi khác cũng là yếu tố
nào nên sự hài lòng cho nghệ sĩ. Nó thể hiện sự thấu hiểu và quan tâm của công ty
dành cho “nhân viên” của mình. Nhưng mọi thứ vốn luôn tồn tại mặt trái của nó. Nếu
các chế độ ưu đãi mà công ty đề ra không hợp lí, không minh bạch và rõ ràng không
công bằng giữa các “nhân viên” thì cũng tạo nên sự mâu thuẫn không đáng có.
2.2.3.2 Phân tích thực trạng
 Mối đe dọa
- Nghệ sĩ lao động quá nhiều nhưng tiền cát-xê được công ty trả quá thấp.

15


-

Với một mức lao động như nhau nhưng công ty trả cát-xê cho nghệ sĩ là
không như nhau. Điều này gây ra mâu thuẫn cho nghệ sĩ với nghệ sĩ và xa

-

hơn chính là mâu thuẫn của nghệ sĩ với công ty.
Các chế độ đãi ngộ của công ty chỉ trọng về mặt hình thức, chỉ nêu ra cho
có chứ khi có vấn đề động chạm tới thì được giải quyết rất chậm trễ và

thậm chí là chỉ nói cho qua chuyện.
 Nguồn
- Đồng nghiệp có cát-xê cao hơn mình.
- Công ty không minh bạch trong vấn đề trả cát-xê.
- Công ty không có chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Năm 2004, khi đang là ứng cử viên sáng giá của cuộc thi Sao Mai điểm
hẹn, nam ca sĩ Cao Thái Sơn bất ngờ xin rút khỏi cuộc thi về đầu quân cho

công ty của ông bầu Hoàng Tuấn- một công ty quản lý chuyên nghiệp. Thế
nhưng sau 2 năm kí hợp đồng, ca sĩ này rời công ty,còn sự nghiệp ca hát
vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Lí giải cho việc chấm dứt hợp đồng với Cao Thái Sơn, Hoàng Tuấn cho
biết: "Cậu ấy chỉ chăm chút cho cái mặt chứ chưa từng nghĩ tới chuyện
nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng ca khúc. Ca sĩ chứ đâu phải
người mẫu". Ông khá bức xúc tuyên bố: "Tôi cũng đành chịu thua, không
giúp nổi Sơn dù rằng trên thực tế, giọng hát của cậu ấy khá hơn hẳn những
ca sĩ đang nổi bây giờ".
Về phía mình, Cao Thái Sơn không đồng ý với những lý do mà phía
công ty quản lý cũ đưa ra: "Anh Tuấn muốn hướng tôi theo ý thích của anh
ấy mà không quan tâm tới nhu cầu khán giả (...) Cho tới giờ, theo anh
Tuấn 2 năm mà tôi cũng chẳng biết phong cách định hình của mình là gì,
cái gì cũng mông lung, chẳng cụ thể. Đó là những gì tôi có được khi ký hợp
đồng ca sĩ độc quyền với H.T. Production sao?
Mặc dù, ông Hoàng Tuấn đã rất thành công khi làm nên tên tuổi của nhiều
-

ca sĩ như Đan Trường…
Các nhà tổ chức chương trình không đảm bảo các điều kiện về vật chất cho
nghệ sĩ khi lưu diễn.

16


Dàn sao việt bị đối xử tệ bạc khi được mời tham dự trình diễn tại cuộc thi
Hoa hậu Việt Nam thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật. Các nghệ sĩ
như Việt Hương, Cẩm Ly, Nguyễn Hưng, Hồ Quang Hiếu, Hoài Lâm,
Khánh Bình…không được ban tổ chức đưa đón,lo cho chỗ ăn chỗ ngủ và
không trả cát-xê. Họ may mắn nhờ khán giả Việt tại Nhật giúp đỡ cho tá

túc qua đêm tại phòng massage.
 Các yếu tố thay đổi
- Lạm phát.
- Vật giá gia tăng làm cho nghệ sĩ cảm thấy cát-xê mình nhận được là không
hợp lí.
 Hậu quả.
- Tạo ra sự mâu thuẫn giữa công ty và nghệ sĩ. Mâu thuẫn nặng hơn có thể
-

dẫn đến sự ra đi của nghệ sĩ.
Vì chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với nghệ sĩ nên công ty sẽ tốn một số

-

tiền để đền bù cho đối tác vì đã để mất các hợp đồng được kí trước đó.
Ảnh hưởng đến uy tính của công ty, đặc bịệt là những nghệ sĩ đang chuẩn
bị gia nhập công ty.

2.2.4 Scandal từ nghệ sĩ
2.2.4.1 Thực trạng
Scandal là những việc làm cho dư luận quan tâm, hay cụ thể hơn nó là những
vụ bê bối mà do thực tế khách quan tạo ra hay chính là những sản phẩm của con
người chủ tâm tạo ra.
Nhân viên là bộ mặt của công ty, là bộ phận góp phần đưa công ty đó đi lên và
tạo ra thu nhập cho nó. Hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng được xây dựng
nên bởi phẩm chất năng lực và đạo đức của nhân viên. Thế nên mọi hành vi của đối
tượng này có tầm ảnh hưởng rất lớn. Trong ngành giải trí hiện nay, ngoài những
người hăng say lao động, âm thầm cống hiến cho nghệ thuật nước nhà thì cũng có
không ít những nghệ sĩ đã lợi dụng scandal như một vật dùng để đánh bóng danh
tiếng và đưa tên tuổi của mình quen thuộc với nhiều người hơn. Chuyện các nghệ sĩ tự

tạo scandal trong showbiz Việt để gây sự chú ý không còn là chuyện mới, nhưng ở

17


thời điểm này, công nghệ sản xuất scandal hiện bài bản hơn và báo động đến mức
ngày càng có nhiều trò lố đến mức thảm họa!
Không ít những cái tên được nhớ đến với “tai tiếng” bắt đầu bằng những việc
như: viết status Facebook gây hấn, đá đểu những nghệ sĩ nổi tiếng, có uy tín; phát
ngôn gây sốc; bị tố đạo nhạc; chụp một bộ ảnh thật sexy phản cảm, hay khi có sự kiện
- event nào có đông người nổi tiếng, chọn cách ăn mặc thật khác lạ, hở hang ….
Có thể thấy rằng, hầu như tất cả các scandal đều ảnh hưởng không tốt đến nghệ
sĩ đó, thậm chí dính tới nhiều scandal còn khiến công ty phải chịu nhiều tổn thất khá
nặng nề.
Xét trên khía cạnh tích cực, những ca sĩ nổi tiếng, sau scandal tên tuổi của họ
càng được nhắc tới nhiều hơn, nhận được nhiều show hơn, tiền cát-xê cao hơn. Nhưng
nếu quá lạm dụng nó, các nghệ sĩ sẽ phải trả giá. Scandal làm lu mờ giới nghệ sĩ, làm
cho họ chỉ chú trọng đánh bóng tên tuổi không lo xoáy sâu vào trọng tâm chuyên môn
của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà biệt danh "nữ hoàng thị phi" được công chúng "ưu
ái" dành cho Angela Phương Trinh. Từ scandal tình ái ồn ào với các đại gia như vụ
yêu đương rắc rối với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trong khi đang tham gia cuộc thi
"Bước nhảy hoàn vũ", rồi những câu phát ngôn gây sốc như "Không có anti-fan thì
buồn lắm!", "Mình ở ngưỡng đẹp không ai sánh bằng", "Có người sẵn sàng bỏ 20.000
USD chỉ để gặp mặt tôi".
2.2.4.2 Phân tích thực trạng
 Mối đe dọa
- Nghệ sĩ muốn được nổi tiếng nhanh chóng, PR tên tuổi bằng các chiêu trò
-


khác nhau.
Đứng sau những ca sĩ, người nổi tiếng luôn có một bộ phận tạo scandal để

-

không làm lu mờ hình ảnh của họ trước công chúng.
Những sự cố ngoài ý muốn của nghệ sỹ bị người khác đem ra bàn tán dấy

lên làn sóng dư luận tạo thành scandal.
 Nguồn

18


-

Các nghệ sĩ có nhận thức sai lệch về scandal hay không có thực lực chuyên

-

môn để tự phát triển.
Xã hội có một số bộ phận săn tin, giật title, "câu view" cho những tờ báo lá

cải.
 Các tác nhân thay đổi
- Hiện tượng Scandal đang trở nên phổ biến trong giới nghệ sĩ.
 Hậu quả
- Gây tổn thất về vật chất, tinh thần cho công ty quản lý và nghệ sĩ bị dính
scandal. Những nghệ sĩ của công chúng nếu bị dính Scandal ngoài ý muốn
thì sẽ ảnh hưởng đến con đường lai của họ, nặng hơn họ vĩnh viễn sẽ không

-

được quay trở lại với nghề.
Công ty sẽ phải tốn một số tiền để chi vào việc xác minh và khẳng định lại
thông tin chính xác như là mở họp báo hay các cuộc kiện tụng để lấy lại

-

danh dự cũng như hình ảnh cho công ty và ca sĩ.
Phẩm chất nghệ sĩ bị hạ thấp, khó khăn trong việc kí kết hợp đồng với công

-

ty khác.
Gia tăng lượng antifan, ảnh hưởng đến tương lai phát triển.

2.2.5 Nghệ sĩ gặp tai nạn bất ngờ và suy giảm thể lực
2.2.5.1 Thực trạng
Hoạt động giải trí cũng là một hình thức lao động nên dĩ nhiên nó không thể
tránh khỏi những tai nạn không mong muốn. Tai nạn trong ngành giải trí thường mức
độ của nó không nghiêm trọng như một số ngành khác nhưng ít nhiều nó cũng ảnh
hưởng đến sức khỏe tinh thần của người hoạt động nghệ thuật. Trách nhiệm của rủi ro
này có thể là do bên công ty chưa tạo ra được môi trường cũng như các công cụ hay
cơ sở vật chất làm việc tốt nhất cho “nhân viên”.
Nguyên nhân của rủi ro trên cũng có thể do sự sơ ý hay chủ quan của chính
người thực hiện. Sâu xa hơn nữa nó còn có thể do sự cố tình gây hại của bên thứ ba
nhằm phá hoại sự hợp tác này.
Tai nạn nghề nghiệp là điều ai cũng muốn né tránh vì theo sau nó luôn tồn tại
những hậu quả mà không ai lường trước được, hình ảnh chất lượng của công ty sẽ bị


19


ảnh hưởng xấu hay chính sự đánh giá về tính chuyên nghiệp của “nhân viên” cũng bị
giảm sút.
2.2.5.2 Phân tích thực trạng
 Mối đe dọa
- Sự cố trên sân khấu: sập sân khấu, sân khấu trơn trượt….
Nhiều trường hợp do cách bày trí, thiết kế sân khấu khiến không ít sao Việt
“vồ ếch” trước mặt khán giả. Được biết, do sàn diễn quá trơn mà nam ca sĩ
Tuấn Hưng đã ngã nhào khi thể hiện hit Tìm lại bầu trời trong đêm
liveshow của người em thân thiết Khắc Việt. Trong đêm nhạc Và em đã
yêu của Hà Hồ năm 2012, Anh Bo Đan Trường cũng từng “bốc hơi” trước
mặt khán giả vì lọt thỏm xuống chiếc hố được thiết kế khó hiểu giữa sân
khấu.
-

Chế độ luyện tập khắc nghiệt gây tâm lý khi biểu diễn.
Do quá căng thẳng hoặc áp lực của đêm diễn khiến các thí sinh, ca sĩ quá
lao lực cho việc luyện tập và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cô nàng “The
show” Thái Trinh từng khiến cho huấn luyện viên và ê-kíp tổ chức sản xuất
chương trình hết sức hoang mang khi cô bỗng dung ngất xỉu sau khi
liveshow 3 của cuộc thi Giọng hát Việt 2012 kết thúc. Ngay sau đó, Thái
Trinh ngay lập tức được đưa tới bệnh viện và xác định nguyên nhân ngất
xỉu do triệu chứng hạ canxi.

-

Thể lực của nghệ sĩ không tốt.
Vốn là thành viên có thể trạng yếu nhất nhóm lại thường xuyên phải luyện

tập vũ đạo nên sức khỏe của Tronie luôn là mối quan tâm, lo lắng của các
fan. Trong Stellaris Show ngày 24/7/2011, khi đang cùng 4 thành viên trình
bày ca khúc cuối cùng thì bất ngờ Tronie gục ngã ngay trên sân khấu.

-

Ánh sáng quá chói và nhiều màu trộn lẫn trên sân khấu sẽ khiến thị giác của

-

nghệ sĩ bị suy giảm.
Nghệ sĩ bất cẩn, không chấp hành một số quy định khi biểu diễn.
Sự quá khích của fan hâm mộ.

20


×