Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

bài giảng pháp luật về giải quyết tranh chấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.53 KB, 21 trang )

Chương VI:

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH TẾ


I.Giới thiệu về tranh chấp kinh tế và
các phương thức giải quyết tranh chấp
KT.
1.1 Khái niệm.
* Tranh chấp KT là những mâu thuẫn (bất đồng
hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong quá trình thực hiện các hoạt động KT và có
yêu cầu giải quyết.


* Đặc điểm:
Tranh chấp KT phải hội đủ các điều kiện sau đây:
 Tranh chấp KT trước hết là những mâu thuẫn (bất
đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối
quan hệ cụ thể.
 Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ
hoạt động KT.
 Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu
giữa các thương nhân.


1.2 Hình thức giải quyết tranh chấp KT.
 Thương lượng
 Hoà giải
 Trọng tài


 Toà án.


a. Giải quyết tranh chấp KT không qua
cơ quan
tài phán
Thương
lượng (TL).
Khái niệm:
 TL là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc
các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo
gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà
không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên
thứ ba nào.
 TL là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm
nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh
chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát
sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động
thương mại.


 Đặc trưng:
 Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực
hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên
tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải
quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự
hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán
quyết.
 Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu
sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những

quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về
thủ tục giải quyết tranh chấp.
 Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ
thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất
kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với
thoả thuận của các bên trong quá trình thương lượng.


Cách thức thương lượng
 Thương lượng trực tiếp: là cách thức mà các bên
tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi
và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải
pháp loại trừ tranh chấp.
 Thương lượng gián tiếp: là cách thức các bên
tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện
quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm
giải pháp loại trừ tranh chấp.


Hoà giải.
Khái niệm: là phương thức giải quyết tranh chấp với
sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà
giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm
kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã
phát sinh.


Đặc trưng:
Việc giải quyết TC đã có sự tham gia của bên thứ ba
(do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để

trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm
loại trừ tranh chấp.
 Quá trình hoà giải cũng không chịu sự chi phối bởi
các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp
luật về thủ tục hoà giải.
 Kết quả hoà giải được thực thi cũng hoàn toàn phụ
thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà
không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi
hành những cam kết của các bên trong quá trình
hoà giải.


b. Gải quyết tranh chấp KT qua cơ quan tài phán
 Trọng tài
 Tòa án


II. Thủ tụcTrọng tài.
2.1. Khởi kiện vụ việc
 Thời hạn: 2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp
 Nơi gửi: Trung tâm trọng tài, bị đơn
 Hồ sơ:
- Đơn kiện
- Bản chính hoặc bản sao thủ tục trọng tài
- Bản chính hoặc bản sao các tài liệu chứng cứ


2.2. Thành lập hội đồng trọng tài
a. Hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài thành
lập

Hội đồng trọng tài 3 trọng tài viên
 Nguyên đơn sẽ chọn một trọng tài viên
 Bị đơn chọn một trọng tài viên
 Hai trọng tài trên sẽ chọn trọng tài thứ 3 làm chủ
tịch hội đồng trọng tài
 Trong trường hợp các bên không chọn được thì
chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chọn cho họ
 Tất cả trọng tài trên phải nằm trong danh sách
của trung tâm trọng tài


Hội đồng trọng tài 1 trọng tài viên
 Các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trọng tài
viên
 Nếu các bên không chọn được thì chủ tịch trung
tâm trọng tài sẽ chỉ định cho họ


b. Hội đồng trọng tài do các bên thành lập
(trọng tài không nằm trong danh sách trung tâm)
Hội đồng trọng tài 3 trọng tài viên
 Bị đơn chọn một trọng tài
 Nguyên đơn chọn một trọng tài viên
 Hai trọng tài trên thống nhất chọn trọng tài thứ 3
làm chủ tịch hội đồng trọng tài
 Nếu không chọn được thì chánh án tòa án cấp tỉnh
nơi thường trú của bị đơn sẽ chỉ định thẩm phán
lựa chọn cho họ



Hội đồng trọng tài 1 trọng tài viên
 Các bên thỏa thuận lựa chọn 1 trọng tài viên
 Nếu không chọn được thì chánh án tòa án cấp tỉnh
nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho 1 thẩm
phán chỉ định trọng tài viên cho họ


2.3. Hoạt động giải quyết của hội đồng trọng
tài
 Xác minh sự việc và thu thập chứng cứ
 Hòa giải vụ tranh chấp
 Phiên họp giải quyết tranh chấp
 Quyết định trọng tài


2.4. Thi hành quyết định trọng tài
 Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải
thi hành
 Nếu bên được thi hành yêu cầu thì cơ quan thi
hành án cấp tỉnh, nơi có trụ sở, nơi cư trú, hoặc
nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành
quyết định trọng tài


III. Thủ tục tòa án
3.1. Khởi kiện vụ việc
 Thời hiệu: 2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp
 Hồ sơ:
- Đơn khởi kiện
- Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu

của mình là có căn cứ hợp pháp
 Thẩm quyền:
- Tòa án nhân dân cấp huyện
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Trường hợp là tranh
chấp phức tạp, hoặc có yếu tố nước ngoài


3.2. Chuẩn bị giải quyết
 Thu thập chứng cứ
 Hòa giải vụ tranh chấp


3.3. Hoạt động giải quyết của tòa án
 Phiên tòa sơ thẩm
 Phiên tòa phúc thẩm
 Giám đốc thẩm và tái thẩm


3.4. Thi hành bản án, quyết định của tòa án
 Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án có hiệu
lực nếu các bên không tự nguyên thi hành thì một
trong hai bên có quyền yêu cầu cơ quan thi hành
án cùng cấp với tòa án xét xử tổ chức thi hành.



×