Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tóm tắt bài báo: Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.28 KB, 3 trang )

Tóm tắt bài báo: Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020
Tác giả: TS.Đặng Xuân Hoan
1.Lý do, tính cấp thiết của bài báo:
-Vì nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia và mặt khác, trình độ phát
triển của nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu tới sự phát triển của các quốc gia.
-Câu hỏi đặt ra là: Ở Việt Nam,khi bước vào thời kỳ mới, nguồn tài nguyên ngày càng cạn
kiệt.Vậy, làm thế nào để tìm ra những mặt hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam và làm thể nào
dể phát triển nguồn nhân lực Việt Nam để mang lại được nhiều thành tựu cho nền kinh tế giống
như nhiều nước đã làm được?
2.Mục tiêu của bài báo:
Bài báo đã nêu ra yêu cầu đối với phát triển nhân lưc Việt Nam hiện nay, bài báo đã chỉ ra những
ưu thế và thực trạng cũng như những mặt hạn chế và nguyên nhân của sự hạn chế đó.Từ đó đặt
ra định hướng để phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Đưa ra các con số thống kê để phân tích
4.Nội dung chính của bài báo phản ánh:
4.1/Đưa ra yêu cầu đối với phát triển nhân lực Việt Nam
-Do Việt Nam đang trong giai đoạn từng bước hình thành một nước Công nghiệp hóa-Hiện đại
hóa đến năm 2020 nên có nhiều yêu cầu đặt ra:
+ Đào tạo và phát triển, đáp ứng về chiểu rộng và sâu cũng như những kiến thức về khoa học kỹ
thuật… cho nguồn nhân lực nước nhà;
+ Tận dụng “ cơ cấu dân số vàng “ với lượng cao động cả nước vô cùng dồi dào để phát triển
nhanh các ngành nghề;
+Phát triển đồng đều lao động giữa các vùng từ đồng bằng đến miền núi, từ đô thị đến nông thôn
để đảm bảo yêu cầu ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng để phát triển đất nước.
-Từ bối cảnh quốc tế, Việt Nam cần có nguồn nhân lực có năng lực trình độ cao
+Đặt ra yêu cầu phải nâng coa năng lực cho nguồn nhân lực;
+Tránh tình trạng thiếu nhân lực do già hóa dân số.
4.2/Thực trạng nhân lực Việt Nam:



-Nguồn lao động dồi dào;
-Trình độ năng lực và số nhân lực được đào tạo ngày càng phát triển;
-Trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động đang tăng lên theo từng năm;
-Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá thu hút và hiệu quả.
4.3/Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của nhân lực Việt Nam:
4.3.1/Hạn chế:
-Chất lượng và trình độ nhân lực Việt Nam còn thấp;
-Số lao động có trình độ chuyên môn chưa cao,khả năng làm việc theo nhóm tính chuyên nghiệp
và ngoại ngữ còn yếu;
-Tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao và năng suất lao động còn thấp.
4.3.2/Nguyên nhân:
-Nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nguồn lực của VN còn hạn chế,chưa đáp
ứng được;
-Quản lý nhà nước về phát triển nguồn lực còn nhiều bất cập
-hệ thống giáo dục và lực lượng nòng cốt trong đào tạo còn nhiều yếu kém
-Hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu
5.Kết luận của bài báo
Từ những phân tích về những yêu cầu và những ưu thế cũng như những hạn chế và nguyên nhân
hạn chế thì phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020 còn nhiều thách thức.Vậy, để giải
quyết những thách thức đó tác gải cũng đã đưa ra 1 số đinh hướng và giải pháp phát triển nhân
lực Vn giai đoạn này như sau:
-Đổi mới mạnh mẽ về quản lý nhà nước về phát triển nhân lực;
-Đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực;
-Đổi mới giáo dục đào tạo, đây là nhiệm vụ then chốt và là giải phát chủ yếu;
-Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhân lực.
6.Bình luận về hạn chế của bài báo:Bài báo cần có những ví dụ cụ thể hơn để độc giả được tiếp
cận và hiểu rõ hơn những mặt hạn chế của nguồn nhân lực VN.





×