Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số đề về tác phẩm Chí PhèoNam Cao lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.35 KB, 14 trang )

* Đề 1: Tóm tắt cuộc đời của nhân vật Chí
Phèo. Giải thích sự tha hóa và phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Chí Phèo
trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. ( 2 điềm)
Định hướng trả lời :
1/ Tóm tắt cuộc đời Chí Phèo:
+ Trước khi vào tù: mồ côi, được nhặt về từ một lò gạch cũ - Sống và lớn lên
như một loài cây dại (qua tay người đàn bà góa và bác phó cối nghèo).20 tuổi,
làm canh điền cho lý Kiến, được bà Ba để ý ...--> Lý Kiến ghen và đẩy Chí vào
tù.
+ Từ khi ra tù đến trước khi gặp Thị Nở : Sau 8 năm ở tù , Chí trở về trong sự
biến dạng cả về nhân hình và nhân tính, bị Bá Kiến lợi dụng , Chí nhanh chóng
trở thành thằng lưu manh, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Từ sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt : Gặp Thị Nở, được Thị
chăm sóc bằng bát cháo hành...Chí dần thức tỉnh về nhận thức, về ý thức và khao
khát hòan lương.
+ Bị Thị Nở cự tuyệt : Chí đau đớn, tuyệt vọng.Trong phẫn uất , Chí nhận ra kẻ
thù của mình là Bá Kiến .Chí đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, rồi đâm chết Bá
kiến và tự sát.
2/ Sự tha hóa của Chí Phèo:


- Tha hóa : sự biến đổi nhân cách theo chiều hướng xâu.
- Trong tác phẩm, tình trạng tha hóa của Chí Phèo được thể hiện ở 2 phương
diện :
+ Không được sống như bản chất làm người của mình.: Chí Phèo vốn là một nông
dân lương thiện mà phải sống như quỷ dữ .
+ Những sản phẩm do mình tạo ra lại trở thành xa lạ, thậm chí lại thù địch với
chính mình : những người nông dân như Chí Phèo đã xây dựng nên làng Vũ Đại,
nhưng cái làng ấy lại không chấp nhận Chí Phèo quay về, thậm chí còn thù ghét,
sợ hãi anh ( khi Chí chết, cả làng thấy mừng rỡ).
3/ Bi kịch tinh thần của Chí:


- Bị tha hóa từ lâu , nhưng trước khi gặp Thị Nở Chí không hề thấy khổ, chưa
nhận thấy đời mình bi kịch.Mãi đến khi bị ốm, gặp Thị Nở , Chí mới tỉnh ra và
thấy buồn và cô độc... Chí thèm lương thiện.Chí hy vọng tình thương của Thị Nở
sẽ là nhịp cầu đưa Chí về cuộc sống hòan lương.
- Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí rơi vào tuyệt vọng.Anh thấm thía sâu sắc bi kịch tinh
thần của con người sinh ra làm người nhưng lại không được làm người.
- Sau khi đâm chết Bá Kiến, Chí Phèo tìm đến cái chết.Vì chỉ có cái chết mới
giúp anh thoát khỏi kiếp sống của một con vật lạ.Trước đây, để tồn tại, Chí phải
bán bộ mặt người, linh hồn người cho quỷ dữ.Gìơ, linh hồn đã trở về , Chí phải
đổi bằng mạng sống của mình.
à Như thế, rõ ràng với Chí Phèo, niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn


cả tính mạng .
-------------------------------* Đề 2 : Tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Chí Phèo” của
Nam Cao
( 2 điểm)
Định hướng trả lời
1. Tác phẩm thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ( tiêu biểu là Bá
Kiến và Chí Phèo : Đây là nhưng nhân vật điển hình sắc nét vừa có ý nghĩa tiêu
biểu, vừa hết sức sinh động có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho người
đọc.
2.Tác phẩm có lối kết cấu mới mẻ, phóng túng , thoải mái , đi theo trình tự Hiện
tại – quá khứ - hiện tại.
3. Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng
gay cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ.
4.Ngôn ngữ trong tác phẩm sống động, điêu luyện, gần lời ăn tiếng nói trong
đời sống.Gịong điệu nhà văn phong phú và có khả năng biến hóa, có sự đan xen
lẫn nhau.
5. Cách trần thuật cũng rất linh họat.Nhà văn có khả năng nhập vai vào các nhân

vật , hay chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên , linh họat tạo sự
hấp dẫn cho người đọc


=> Với những đặc sắc về nghệ thuật như trên, truyện ngắn Chí Phèo đúng là một
phát hiện về nội dung , một khám phá về nghệ thuật , xứng đáng là một kiệt
tác.

* Đề 3 : Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo
trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
---------------Định hướng làm bài
I/ Mở bài:
- Nam Cao ( 1917- 1951) , là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở cả
hai giai đọan trước và sau Cách mạng tháng Tám.Ông là một nhà văn có quan
điểm nghệ thuật tiến bộ,có tấm lòng đôn hậu,chan chứa tình thương, gắn bó sâu
nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ.
- Đặc biệt, đến với truyện ngắn “Chí Phèo”, một trong những truyện ngắn viết
về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8 của Nam Cao, chúng ta không thể
không cảm thông và xót xa, đau đớn trước bi kịch trong cuộc đời của nhân vật
Chí Phèo bị chế độ TDPK đẩy vào con đường tha hóa.
II/ Thân bài:
1. Trước hết, Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành , lương thiện trở thành
thằng lưu manh:
a. Trước khi bị bắt đi ở tù:
- Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện như nhiều nông dân


khác.Hắn nguyên là một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ Đại đem về
nuôi.Năm 20 tuổi ,Chí làm canh điền cho nhà Lý Kiến : Khỏe mạnh nhưng hắn
“hiền lành như đất”, thậm chí còn nhút nhát.Chính Bá Kiến ( khi đó còn là Lý

Kiến) đã tận mắt chứng kiến cảnh Chí “vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run run..”
- Chí từng có một mơ ước giản dị và lương thiện như trăm ngàn người dân
khác : “một gia đình nho nhỏ.Chồng cuốc mướn, cày thuê.Vợ dệt vải .Chúng lại
bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng.Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
- Chí còn là người biết tự trọng.Vì tự trọng nên anh nông dân 20 tuổi ấy đã thấy
nhục khi bị bà Ba Bá Kiến sai làm những việc “không chính đáng”.Để rồi, chỉ vì
một cơn ghen của Bá Kiến mà Chí Phèo lập tức phải vào tù.
b.Sau khi ra tù :
- Chí trở về làng sau 7,8 năm ở nhà tù thực dân.Cái nhà tù tàn bạo ấy đã biến
Chí từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện thành một thằng lưu manh,
biến dạng cả về nhân hình lẫn nhân tính :
+ Về nhân hình :Chí mang hình dáng của một thằng lưu manh với « cái đầu trọc
lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mặt gườm
gườm trông gớm chết…Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng
với một ông tướng cầm chùy ».
+ Về nhân tính : Chí không còn « hiền như đất » nữa, mà hắn trở nên « hung
hăng », « liều lĩnh ».Hành động và lời nói của hắn là của một một tên đầu bò
chính cống : « Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó
suốt từ trưa đến xế chiều », « rồi say khướut, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng


nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi ». Hắn vừa rạch mặt vừa ăn vạ…liều lĩnh,
chửi bới.
à Cứ vậy,Chí chìm ngập trong những cơn say : ăn trong lúc say, ngủ trong lúc
say, thức dậy vẫn còn say…Cuộc đời Chí là những cơn say dài vô tận…
2. Không dừng ở đó, Chí cứ trượt dài trên tội ác để rồi từ một thằng lưu manh
chí trở thành « con quỷ dữ của làng Vũ Đại » :
- Sau lần ăn vạ thứ 2 ở nhà Bá Kiến, Chí đã bị tên địa chủ lọc lừa, ác bá ấy lợi
dụng trở thành tay sai cho Bá Kiến.Chí lại tiếp tục triền miên trong những cơn
say .Và « hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm », « Hắn đã phá

bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ biết bao nhiêu hạnh
phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện » để rồi
trở thành con quỷ dữ trong con mắt và suy nghĩ của dân làng Vũ Đại từ lúc nào
không hay.
- Cái mặt của Chí « không còn là mặt người ‘, « nó là mặt của một con vật
lạ …cái mặt vàng vàng mà muốn xạm màu gio ; nó vằn ngang vằn dọc , không
thứ tự biết bao nhiêu là sẹo ».
III/ Kết bài :
- Tóm lại, hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình cho số phận của những cố
nông bị lưu manh hóa.
- Qua sự tha hóa của Chí Phèo , Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn
ở nông thôn Việt Nam trước CMT8 : đó là hiện tượng người nông dân lương
thiện,bị xã hội phi nhân tính chà đạp về tinh thần, về thể xác và cướp đi cả hình


hài lẫn tính người.
- Từ đó, nhà văn gián tiếp tố cáo các thế lực thống trị TDPK đã gây ra bao tội
ác đối nhân dân ta.
=> Đây chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm .
* Đề 4 : Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo ( từ khi Chí Phèo bị Thị Nở
cự tuyệt đến khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát) trong truyện ngắn Chí
Phèo của Nam Cao.
Từ bi kịch đó, hãy trình bày giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
DÀN Ý
I/ Mở bài :
- Nam Cao ( 1917- 1951) , là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở cả
hai giai đọan trước và sau Cách mạng tháng Tám.Ông là một nhà văn có quan
điểm nghệ thuật tiến bộ,có tấm lòng đôn hậu,chan chứa tình thương, gắn bó sâu
nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ.
- Đặc biệt, đến với truyện ngắn “Chí Phèo”, một trong những truyện ngắn viết

về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8 của Nam Cao, chúng ta không thể
không cảm thông và xót xa, đau đớn trước bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo được
thể hiện ở đọan cuối của truyện.Đồng thời qua đó chúng ta cảm nhận sâu sắc giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
II/ Thân bài :
1. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:
a.Ứớc mơ muốn làm người lương thiện :


- Cứ tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật , rồi sẽ kết thúc bằng cách vùi
xác ở một bờ bụi nào đó.May thay, tình cờ Chí đã gặp thị Nở và được thị thương
yêu chăm sóc.Người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn ấy với tình yêu thương mộc
mạc , chân thành, đã đánh thức phần nhân tính còn lại trong con người Chí,
khiến Chí muốn trở lại làm người lương thiện : “Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện,
hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.Thị có
thể sống yên ổn với hắn sao người khác lại không thể được”
- Mùi cháo hành đã đẩy lùi hơi ruợu trong Chí, và ngọn lửa lương tri tưởng đã
tắt , giờ lại bùng lên với một ước mơ được sống luơng thiện .
2.Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người :
- Nhưng sự mong ước được sống lương thiện của Chí một lần nữa lại không trở
thành hiện thực .Thị Nở không thể giúp gì thêm cho hắn.Bởi lẽ :
+ Bà cô thị kiên quyết ngăn cản mối tình này. Bà không thể đồng ý cho cháu gái
bà “đâm đầu” đi lấy thằng Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đai- bấy lâu chỉ
có mỗi một nghề rạch mặt ăn vạ.
+ Nghe những lời bà cô mắng, thị Nở thấy “lộn ruột”, nhưng cũng phải nghe
theo.Rồi thị giận dữ nói lại tất cả những lời bà cô với Chí Phèo .Điều này khiến
Chí “ ngẩn người” và thất vọng, lúc này hắn vẫn chưa tuyệt vọng vì hắn vẫn lại
như hít thấy hơi cháo hành .
+ Khi Thị ra về, Chí đuổi theo nắm lấy tay thị. Điều đó chứng tỏ Chí khao khát
tình yêu, thiết tha đến với thị Nở - đến với cuộc đời lương thiện - biết chừng

nào.


- Khi thấy không cách gì níu giữ được thị Nở , Chí rơi vào tình thế tuyệt vọng.
Lúc này đây Chị thật sự thấm thía sâu sắc cái “bi kịch tinh thần của con người
sinh ra làm người nhưng lại không được làm người.” Chí đã :
+ Vật vã , đau đớn .
+ Uống rượu , nhưng càng uống càng tỉnh.
+ Chí ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thỏang mùi cháo hành . ( chi
tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm nỗi khát khao tình yêu thương và
nhất là bi kịch tinh thần của Chí.)
3. Giải quyết : bi kịch biến thành thảm kịch .
- Bi kịch phải được giải quyết và nó đã được giải quyết bằng con đường tất yếu:
xã hội đã không cho Chí sống thì Chí phải chết ( vì nếu sống mà không được công
nhậnlà con người thì sống để làm gì?).
- Trong cơn tuyệt vọng , khủng hỏang và bế tắc , Chí càng thấm thía hơn tội
ác của kẻ đã cướp đi bộ mặt và linh hồn của mình.Anh đã đâm chết Bá Kiến và
tự kết liễu cuộc đời mình.
2/ Gía trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm:
+ Gía trị hiện thực : Tác phẩm ghi lại bức tranh về XHTDPK tàn bạo, vô nhân
tính . Đồng thời cũng tái hiện lại chân thực bức tranh cuộc sống khốn cùng, bế
tắc của người dân lao động bị xã hội cũ đẩy vào con đường tha hóa.
+ Gía trị nhân đạo: Nhà văn miêu tả số phận bất hạnh và cảm thông sâu sắc với
bi kịch của người nông dân của .Đồng thời ông còn khẳng định sức sống bất diệt
của thiên lương.Lương thiện,khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp


và mạnh mẽ của con người. Không thế lực bào tàn nào có thể hủy diệt .Từ đó ,
nhà văn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp
của mổĩ người và cùng nhau xây đắp phần Người trong mỗi con người để cuộc

sống ngày càng tốt đẹp hơn.
III/ Kết bài :
- Nhân vật Chí Phèo được xây dựng thành công , vừa khái quát, vừa cá tính.
- Bằng tấm lòng yêu thương trân trọng với những người khốn khó, Nam Cao
đã phát hiện được những phần sâu kín nhất trong tâm hồn của họ.Đó là những
gì còn sót lại của tình người, sự kháy khao hạnh phúc, ước muốn yêu thương và
nhất là quyền được làm người lương thiện. Bi kịch của Chí chính là tiếng kêu cứu
thiết tha của những con người bất hạnh : Hãy đấu tranh chống lại các thế lực
đen tối để con người được sống lương thiện và h. phúc
* Đề 5 : Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao
Định hướng làm bài
I/ Mở bài :
- Nam Cao ( 1917- 1951) , là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở cả
hai giai đọan trước và sau Cách mạng tháng Tám.Ông là một nhà văn có quan
điểm nghệ thuật tiến bộ,có tấm lòng đôn hậu,chan chứa tình thương, gắn bó sâu
nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ.
- Đặc biệt, đến với truyện ngắn “Chí Phèo”, một trong những truyện ngắn viết
về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8 của Nam Cao, chúng ta không thể


không cảm động trước quá trình hồi sinh trong cuộc đời của Chí Phàeo - một
người đã tưởng đã là quỷ dữ của làng Vũ Đại ..
II/ Thân bài :
Sau một thời gian dài hòan tòan bị tha hóa, Chí Phèo sống trềin miên trong
những cơn say, không ý thức được hành động và cuộc sống của chính mình.Cho
đến khi Chí Phèo gặp Thị Nở, Chí đã thật sự được hồi sinh.Có thể nói, đây là giai
đọan quan trọng nhất trong cuộc đời của Chí với những thời khắc bừng sáng
ngắn ngủi và hạnh phúc, để rồi sau đó tắt ngấm ngay.Chí lại rơi vào bế tắc và
thảm kịch đã xảy ra : đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.Qúa trình hồi sinh ấy của Chí

có thể tìm hiểu qua hai 2 giai đọan :
1/Trước hết là trạng thái tâm lý của Chí đi từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ:
Sau một tối say rượu, Chí đã tình cờ gặp Thị Nở.Họ ăn nằm với nhau.Thế rồi nửa
đêm, Chí đau bụng, nôn mửa.
- Bắt đầu là tỉnh rượu : Sáng hôm sau, Chí tỉnh dậy khi “trời đã sáng lâu”.Kể
từ khi mãn hạn tù trở về, đây là lần đầu tiên “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” đã
hết say, hòan tòan tỉnh táo. Chí thấy lòng “bâng khuâng, mơ hồ buồn”.Lần đầu
tiên, Chí nghe thấy bản nhạc rộn ràng của cuộc sống lao động : đó là tiếng chim
hót viu vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá; tiếng trò chuyện của
những người đàn bà đi buôn vải về…Những âm thanh ấy hôm nào mà chả có,
nhưng hôm nay Chí mới cảm và nghe được, vì hôm nay Chí đã hết say.Phải
chăng, những âm thanh ấy là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống àChí đã tỉnh rượu
và thức tỉnh về tình cảm và nhận thức.


- Sau đó là tỉnh ngộ : Khi tỉnh táo, Chí đã “ngộ” - nhận thức , nhìn lại cuộc đời
mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai :
+ Đầu tiên là hắn “nao nao buồn” nhớ về một thời hắn đã từng mơ ước “có một
gia đình nho nhỏ…”.Đấy là quá khứ, còn hiện tại? Chí thấy hiện tại của mình thật
đáng buồn bởi “ hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc”, “hắn đã tới cái dốc bên
kia của cuộc đời”, và cơ thể thì đã “hư hỏng nhiều”. Tương lai đối với hăn, còn
đáng buồn hơn, không chỉ buồn mà còn lo sợ , bởi hắn đã “trông thấy trước
“ quá nhiều điều bất hạnh : “tuổi già, đói rét và ốm đau”, nhất là “cô độc”.Sau
những tháng ngày sống gần như vô thức,Chí đã tỉnh táo và suy nghĩ về cuộc đời
mình.
=> Như vậy , với sự trở lại của khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính
mình ( lý trí), cùng những tình cảm , cảm xúc rất con người, Chí đang thức tỉnh
một cách tòan diện cả về nhận thức và ý thức và bắt đầu hồi sinh để trở về với
kiếp người
2/ Từ ngạc nhiên, xúc động đến khao khát hòan lương:

a. Trước hết là tâm trạng của Chí đi từ ngạc nhiên đến xúc động:
+ Đúng lúc Chí đang “vẩn vơ nghĩ mãi” thì thị Nở mang “một nồi cháo hành còn
nóng nguyên” vào.Việc làm này của thị khiến hắn hết sức “ngạc nhiên”.Rồi từ
chỗ “ngạc nhiên”, Chí thấy “mắt hình như ươn ướt” ( xúc động).Bởi vì một lẽ
hết sức đơn giản, đây là lần đầu tiên “hắn được một người đàn bà cho”, “đời
hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay đàn bà, mà đàn bà – trong ý niệm
của hắn bề bà ba - chỉ là sự nhục nhã, đau đớn. Nay thì khác, thị Nở không chỉ


đem cháo cháo đến cho hắn mà còn múc ra bát “giục hắn ăn nóng”.Hắn “húp
xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa”.
+ Hành động chăm sóc đầy tình cảm yêu thương ấy của thị đã khiến Chí “ăn
năn”,”.Hắn thấy “lòng thành trẻ con” và “muốn làm nũng với thị như với
mẹ”.Lúc này, hắn hiền lành đến khó tin “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là
cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt ăn vạ và đâm chém người?”. Cái “bản
tính ngày của hắn, ngày thường bị lấp đi” đã trỗi dậy mạnh mẽ.Chí đã đã sống
đúng với con người thật của mình, trở lại nguyên hình của anh canh điền ngày
xưa.
b.Tiếp đến, tâm trạng Chí đi từ xúc động đến ăn năn, hồi tỉnh:
-Chí mong muốn được trở lại làm người , làm một người dân hiền lành, lương
thiện ở làng Vũ Đại “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện , hắn muốn làm hòa với mọi
người biết bao!...Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của
những người lương thiện”.
- Cùng với mong ước cháy bỏng được làm người lương thiện, Chí khao khát hạnh
phúc và một mái ấm gia đình.
+ “Gía cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”- “cứ thế này” là thế nào? Đó là cứ được
ăn cháo hành, được sống bên cạnh thị Nở, được thị quan tâm, chăm sóc, yêu
thương và được làm nũng với thị…được như thế thì “thích nhỉ”- tức là sung
sướng, hạnh phúc nào bằng.
+ “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” -tức là về sống chung một

nhà, hình thành một mái ấm gia đình vui vẻ, hạnh phúc.Câu nói này giống như


một lời cầu hôn của Chí với thị Nở - một lời cầu hôn “rất canh điền”, chất phác,
giản dị.
III/ Kết bài:
Tóm lại, có thể nói đọan văn viết về quá trình hồi sinh của Chí Phèo trong tác
phẩm là một trong những đọan văn thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn….và giá
trị nhân đạo của tác phẩm: Nhà văn miêu tả số phận bất hạnh và cảm thông sâu
sắc với bi kịch của người nông dân của .
- Đồng thời ông còn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương.Lương
thiện,khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con
người. Không thế lực bào tàn nào có thể hủy diệt .
- Từ đó , nhà văn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào con người, tin vào bản chất
tốt đẹp của mổĩ người và cùng nhau xây đắp phần Người trong mỗi con người
để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
sour: diễn đàn trường THPT Phan Chu Trinh



×