Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án hội giảng lĩnh vục PT nhận thức và vận động chủ đề phân loại chất tan, không tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
LĨNH VỰC PT NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
HĐCMĐ: Cái gì tan trong nước.
TCVĐ: Phân loại chất tan, chất không tan.
Chơi tự do: Chơi với vòng, phấn, lá cây, cát nước.
Chơi với các đồ chơi trên sân.
Độ tuổi : 4 tuổi.
Thời gian: 40 phút.
Người thực hiện: Phạm Thị Huyền.

1. Mục đích:
- Trẻ nhận biết được 1 vài chất tan trong nước: đường, muối. Chất không tan
trong nước: cát...
- Phát triển khả năng quan sát, dự đoán cho trẻ.
- Trẻ biết làm thí nghiệm với các chất tan và chất không tan trong nước.
- Phân biệt được chất tan và chất không tan trong nước.Chơi tốt các trò chơi.
- Gíao dục trẻ bảo vệ nước và sử dụng nước tiết kiệm.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô : 1 hộp quà; 3 cái cốc; 3 cái đĩa đựng đường, muối, cát; 2 đĩa
đựng thìa; 1 chai nước; 8 cái thìa. 1 số chất tan khác: bột mì, mì chính, màu nước. 1 số
chất không tan trong nước: sỏi, đá, dầu ăn.
* Đồ dùng của trẻ : Mỗi cháu gồm có:
- 3 cái cốc có đánh số 1, 2, 3.
- 1 đĩa đựng đường, 1 đĩa đựng muối, 1 đĩa đựng cát. Mỗi đĩa 1 cái thìa.
- 1 đĩa đựng thìa sạch, 1 đĩa đựng thìa bẩn.
- 1 chai nước lọc.
- 3 cái thìa.
* Đồ dùng để chơi trò chơi:
- Các túi đựng các chất tan và không tan.
- Vòng, phấn, lá cây, bể chơi cát nước.




3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
a. Hoạt động 1: Gợi hứng thú:
- Các con ơi! Hôm nay chúng mình thấy thời tiết như
thế nào?
- Hôm nay, thời tiết rất đẹp cô sẽ cho chúng mình vui
chơi ngoài trời đấy! Chúng mình có muốn đi với cô không?
- Trước khi đi cô muốn hỏi chúng mình có ai bị ốm, bị
mệt không?
- Chúng mình đã sẵn sàng lên đường chưa?
- Chúng mình cùng xem ai đấy nhỉ?
- Cô cho bác bán nước xuất hiện và đàm thoại.
- Trẻ chơi TC : Vắt nước cam
- Bác bán nươc tặng trẻ món quà.
- Chúng mình có muốn khám phá món quà của bác là gì
không?
- Để khám phá món quà của bác chúng mình cùng chào
bác và về chỗ của mình để khám phá nào!
- Trẻ hát bài hát: Về chỗ
b. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại:
- Cùng xem món quà bác tặng chúng mình là gì nhé!
- Cô cho xuất hiện từng đồ dùng và đàm thoại:
* Đĩa đường:
- Đây là cái gì?
- Cô cho trẻ nếm thử: Xem có đúng là đường không cô
xin mời 1 bạn nếm thử nào!
+ Con nếm thấy vị gì?
+ Đây là cái gì ?

- Cô hỏi cả lớp: Đây là cái gì? Vì sao chúng mình biết
đó là đường?
* Cô đặt câu hỏi tương tự với muối.
* Đĩa cát:
+ Đây là cái gì?
+ Cát dùng để làm gì?
* Ngoài ra bác bán nước còn tặng chúng mình gì nữa
nào?
- Với những đồ dùng này chúng mình sẽ dự định làm gì?
- Cô thấy các con có rất nhiều những dự định chơi khác
nhau và hôm nay cô sẽ cho chúng mình cùng làm thí
nghiệm với món quà mà bác ấy tặng chúng mình đấy!
- Đường, muối, cát là các chất để chúng mình làm thí

DKHĐ của trẻ
- Rất đẹp
- Có ạ
- Sẵn sàng
- Trẻ đàm thoại cùng
bác bán nước.
- Trẻ chơi.
- Có ạ
- Trẻ hát và về chỗ.

- Đây là đường
- 2 trẻ nếm thử.
- Vị ngọt
- Là đường
- Đây là đường, vì nó
có vị ngọt.

- Trẻ đàm thoại về
muối.
- Đây là cát
- Để xây nhà
- Cốc, chai nước, thìa
- 2 – 3 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.


nghiệm đấy!
- Bạn nào có dự đoán là cài gì sẽ tan trong nước và cái
gì sẽ không tan trong nước nào?
- Để xem các con có dự đoán đúng hay không chúng
mình hãy cùng đi làm thí nghiệm với cô nhé!
- Hát :Làm thí nghiệm
c.Hoạt động 3: Thực hành làm thí nghiệm:
- Chúng mình cùng tinh mắt nhìn xem trên bàn của mình
chúng mình có gì nào?
+ Chiếc cốc được đánh số mấy?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm với từng chất:
*Thí nghiệm với đường:
- Đầu tiền chúng mình sẽ cùng làm thí nghiệm với
đường nhé
- Chúng mình cùng lấy chiếc cốc số 1 ra nào!
- Cùng cầm chai nước rót nước ra cốc nhé
+ Khi rót chúng mình rót như thế nào ?
- Cùng xúc 1 thìa đường cho vào cốc nào!
+ Chúng mình đang làm gì ?
+ Bây giờ trong cốc nước chúng mình nhìn thấy gì ?
+ Cùng cầm thìa cô đã chuẩn bị sẵn ở đĩa và quấy đều

lên nào!
+ Chúng mình cầm thìa bằng tay nào ?
+ Khi quấy nước chúng mình quấy như thế nào ?
+ Nếu quấy mạnh thì chuyện gì sẽ sảy ra ?
- Sau 1 thời gian quấy đều nước thì điều gì đã sảy ra ?
- Đường đã biến đi đâu rồi ạ ?
- Điều đó chứng tỏ đường như thế nào?

- 2 – 3 trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Số 1, 2, 3.
- Trẻ thực hiện cùng
cô.
- Rót nhẹ nhàng.
- Xúc đường
- Thấy hạt đường.
- Trẻ quấy.

- Tay phải
- Quấy nhẹ nhàng
- Sẽ bắn ra ngoài
- Không thấy đường.
- Đường tan trong nước
- Đường là chất tan
trong nước
- Đường thường dùng để làm gì ?
- Pha nước, làm bánh
kẹo.

- GD trẻ sử dụng đường vừa phải.
- Trẻ lắng nghe.
* Thí nghiệm với muối: Làm tương tự như thí nghiệm với - Trẻ thực hiện.
đường.
*Thí nghiệm với cát:
- Nào chúng mình cùng làm thí nghiệm với cát nhé!
- Trẻ thực hiện
- Sau thời gian quấy nước chúng mình nhìn trong cốc
thấy gì?
- Thấy cát trong cốc.
- Chúng mình cùng quấy lại lần nữa nào!
- Trẻ quấy.
+ Bây giờ chúng mình nhìn thấy gì trong cốc nào?
- Thấy cát.
- Điều đó chứng tỏ điều gì ?
- Cát là chất không tan
trong nước.
*Kết luận:


- Chúng mình vừa làm thí nghiệm với cái gì nào?
- Đường, muối, cát
+ Thế cái gì tan trong nước ? Vì sao chúng mình biết - Đường, muối. Vì khi
đường, muối tan trong nước?
quấy không thấy
đường, muối trong cốc.
+ Ngoài đường và muối tan trong nước chúng mình còn - Trẻ kể
biết cái gì tan trong nước nữa?
+ Cô đưa : bột mì, mì chính.
- Trẻ quan sát

- Còn cái gì không tan trong nước nào? Vì sao chúng - Cát. Vì hạt cát vẫn
mình biết cát không tan trong nước?
còn trong cốc.
- Ngoài cát không tan trong nước ra chúng mình còn - Trẻ kể.
biết cai gì không tan trong nước ?
+ Cô đưa : Sỏi, đá.
- Trẻ quan sát
- Chúng mình có thấy khát nước không?
- Có ạ
- Cùng pha nước uống nào!
- Trẻ đọc vè pha nước:
Lấy chai nước
Rót vào li
Cho thìa đường
Bé cùng quấy
Li nước bổ
Li nước thơm
Đưa lên miệng
Bé cùng uống
Ái chà chà! Ngon tuyệt
- Các con đã hết khát chưa?
- Rồi ạ
- Uống nước vào chúng mình thấy cơ thể thế nào?
- Sảng khoái.
- Ngoài để uống ra thì hàng ngày chúng mình còn dùng - Đánh răng, rửa mặt,
nước để làm gì nữa?
tắm, giặt.
- Các con ạ! Nước không chỉ có ích đối với con người
mà nước còn có ích với tất cả mọi vật đấy!
- Để bảo vệ nước chúng mình phải làm gì?

- Không vứt rác bừa
bãi.
- Khi sử dụng nước chúng mình phải sử dụng như thế - Khi uống nước rót
nào để tiết kiệm nước?
vừa uống. Vặn nước
khi sử dụng xong.
- Cô khái quát lại.
- Trẻ lắng nghe.
d.Hoạt động 4: Chơi trò chơi.
* TCVĐ: Phân loại chất tan, chất không tan trong nước.
- Cô nêu cách chơi: Để chơi được trò chơi cô sẽ chia - Trẻ lắng nghe
chúng mình thành 2 đội chơi. Trên đây cô đã chuẩn bị rất
nhiều những chất tan và chất không tan. Nhiệm vụ của các
đội sẽ lên chọn lựa ra các chất mà cô yêu cầu. Để lấy được
các chất chúng mình phải bật qua 1 chướng ngại vật đấy!
Sau 1 bản nhạc đội nào chọn đúng và nhiều đội đó sẽ là đội


chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi: 2 – 3 lần.
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
* Chơi tự do:
- Chúng mình chơi TC có vui không?
- Trên sân trường cô còn chuẩn bị rất nhiều đồ dùng nữa
đấy!
- Cô giới thiệu đồ chơi cô chuẩn bị: Bật vòng, chơi với
lá, vẽ phấn các nguồn nước, chơi với bể cát nước, các đồ
chơi trên sân trường.
- Cô cho trẻ chơi.
- Nhận xét buổi chơi và cho trẻ vào lớp.


- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe.



×