Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học huyện Tây Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.87 KB, 21 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂY GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục cho học sinh Tiểu học huyện Tây Giang
Người thực hiện : Nguyễn Quốc Kỳ
Chức vụ : Phó trưởng phòng
Năm học : 2014-2015

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 1
Tây Giang, tháng 4 năm 2015


Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 2
I. Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG
II. Đặt vấn đề:
Con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản
của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với
mỗi quốc gia, phát triển giáo dục phải đi trước phát triển kinh tế.
Sinh thời Hồ Chủ tịch đã nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Như vậy giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách của


con người, nếu không quan trọng hoá vai trò của giáo dục thì nhân cách của con
người sẽ không hình thành theo những chuẩn mực nhất định của xã hội.
Hiện nay giáo dục cả nước nói chung và giáo dục huyện Tây Giang nói riêng
đã đạt được những kết quả cao, điều đó phản ánh phần nào sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và của mọi người cho công tác giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh những
thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn đọng những hạn chế khó tháo gỡ hoặc chưa tháo
gỡ đối với giáo dục cả nước nói chung cũng như huyện nhà nói riêng. Điều cần
quan tâm ở đây là chất lượng giáo dục ở cấp học nền tảng: Cấp Tiểu học. Nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phát triển nhân tài cho công cuộc cách mạng của
miền núi, từng bước mang lại nguồn ánh sáng cho đồng bào các dân tộc vùng cao.
Qua nhiều năm công tác ở cơ sở và vị trí công tác hiện tại bản thân tôi mong muốn
tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục phần nào những tồn đọng về chất
lượng giáo dục tiểu học hiện nay nên đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang.
III. Cơ sở lý luận:
Ngày nay loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới một mục tiêu phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người
trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức
sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế
hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Nói theo cách của Việt Nam: Thực
hiện “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh
của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không
chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát
triển xã hội. Các nước chậm tiến bộ muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm
đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có một
chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba
thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã nói


Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 3
nhân dịp khai giảng năm học 1995 - 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất,
đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con
người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố
quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối
với mỗi quốc gia.
Với tâm niệm giúp trẻ em Cơ tu được sống và trưởng thành như những con
người tinh tế biết cách sống có trách nhiệm với đời, chúng tôi những người làm
công tác lãnh đạo luôn đặt ra nhiều câu hỏi. Giáo dục tiểu học có ổn định và đảm
bảo chất lượng thì toàn bộ nền giáo dục mới được ổn định, từng gia đình ổn định,
xã hội cùng ổn định.
IV. Cơ sở thực tiễn:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng.
Cũng như xây một ngôi nhà, cái nền có chắc ngôi nhà mới vững, cái nền không
cứng, chắp vá ngôi nhà ắt xộc xệch. Trẻ em như Bác Hồ đã từng ví như búp trên
cành cần được nâng niu, săn sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt. Như vậy cấp Tiểu
học là bậc học nền tảng làm cơ sở để học sinh bước vào những bậc học cao hơn mà
không phải bỡ ngỡ. Kiến thức ở cấp Tiểu học là những kiến thức đơn giản nhưng
cơ bản tạo đà chuyển động để học sinh bước tiếp vào bậc học cao hơn. Vì vậy ở bậc
học này nếu học sinh không được trang bị vững vàng thì không thể đi vào bậc học
tiếp theo một cách tốt nhất. Với tình hình học sinh tiểu học ở huyện Tây Giang
hiện nay, chất lượng tối thiểu cần phải chiếm lĩnh được sau khi hết cấp Tiểu học
hầu như học sinh chưa có được. Sau khi hết cấp Tiểu học vẫn còn nhiều em chưa
đọc, chưa viết thông thạo, các kĩ năng cơ bản: nghe - hiểu - đọc - viết học sinh
không vận dụng được trong các hoạt động dạy học.
Trong khi đó yêu cầu cần phải có để bước vào bậc trung học cơ sở là những
kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Hiện nay trên địa bàn

huyện vẫn còn nhiều học sinh sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học nhưng
chưa nắm vững các kiến thức đã học, kho kiến thức của các em sẽ tự động mất đi
sau những ngày nghỉ hè ở nhà, các em có thể quên kiến thức đã học trong một thời
gian ngắn.
Với sự cố gắng và nỗ lực của các cấp lãnh đạo, của nhân dân và đặc biệt là
đội ngũ những người làm công tác giảng dạy trực tiếp trên lớp trong những năm
qua đã nhanh chóng đưa giáo dục Tây Giang hòa nhịp vào giáo dục chung của cả
tỉnh, bước cùng với sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của cả nước. Tuy
nhiên cho đến nay do tình hình dân cư phân bố không đồng đều, điều kiện địa hình
phức tạp, trình độ dân trí còn thấp, hộ nghèo chiếm tỷ lệ còn cao (chiếm 51,98%),
phong tục tập quán lạc hậu, công tác giáo dục huyện Tây Giang hiện nay vẫn còn ở
tình trạng chậm phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh. Bản thân là giáo viên
qua nhiều năm công tác trên bục giảng cũng như công tác quản lí tại trường và vị

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 4
trí lãnh chỉ đạo hiện nay tôi mạnh dạn khẳng định rằng: quá trình giáo dục học sinh
Tiểu học người dân tộc thiểu số là một quá trình lâu dài đi qua nhiều khổ ải và
chông gai thì mới thành công được.
V. Nội dung nghiên cứu:
I- Thực trạng giáo dục huyện Tây Giang:
1. Thuận lợi:
Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ
mầm non đến THPT. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt
và từng bước hiện đại hóa. Chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất
lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức
23,91% tổng chi ngân sách của toàn huyện. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ
thống giáo dục của các cấp cũng góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào

tạo chung của toàn huyện. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển
biến nhất định.
Cả huyện đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; năm 2014 đạt phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho
người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân
tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo
dục và đào tạo.
Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống
hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành
tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.
2. Khó khăn:
Tây Giang là huyện miềm núi cao của tỉnh Quảng Nam được tách ra từ
huyện Hiên theo Nghị đinh 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính Phủ. Dân
số chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ tư chiếm 91%, đời sống nhân dân còn khó
khăn…nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu
liên thông giữa các trình độ, giữa các vùng miền và giữa các phương thức giáo dục;
còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Giáo dục thiếu gắn kết những kỹ năng thực hành
và nhu cầu của con người hiện nay; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục lối
sống và kỹ năng học tập. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả còn áp đặt, hình thức, thiếu thực chất.
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo
kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí có trường hợp

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 5

vi phạm đạo đức nhà giáo. Hơn nữa giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy thì đủ năm
cũng thuyên chuyển công tác về đồng bằng, thành phố.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính
cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
công tác dạy và học còn thiếu và lạc hậu, hiện nay vẫn còn trường học bán kiên cố,
phòng thư viện, phòng đọc, phòng học chức năng hầu hết các trường chưa đầu tư
xây dựng đầy đủ.
3. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục yếu kém hiện nay.
Theo suy nghĩ chủ quan về thực trạng chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học
hiện nay vẫn còn thấp do những nguyên nhân sau:
a. Đời sống dân trí thấp, trình độ nhận thức của nhân dân chưa cao, điều này
thể hiện ở chỗ: bản thân phụ huynh chưa quan tâm vấn đề học tập của con em
mình, cho con đi học theo định hướng của xã hội, của giáo viên, của nhà trường.
Vai trò của phụ huynh đối với con cái trong gia đình chưa có, quá trình giáo dục
chưa xảy ra theo trình tự huyết thống.
b. Bản thân các em chưa có ý thức, động cơ, mục đích học tập đúng đắn bởi
vì hầu hết các em đều sinh ra từ những người bố, người mẹ không học hoặc ít học,
điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến tố chất trong các em. Các em đến trường
không hề có mục đích, hay đúng hơn là các em “bị” đến trường vì được sinh ra
trong giai đoạn xã hội cần cái chữ, cần tri thức.
c. Điều kiện kinh tế xã hội ở vùng núi chưa phát triển, học sinh không biết
mình sẽ làm gì sau khi học hết mỗi bậc học, chưa đòi hỏi ở học sinh những năng
lực đặc biệt để phục vụ cho chính quê hương mình.
d. Các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác
giáo dục địa phương. Trong khi con em cán bộ mà vẫn học yếu, đi học không
chuyên cần vẫn còn xảy ra, bỏ học không có lý do, không có biện pháp chế tài
chính đáng. Công tác phối hợp đôi khi chưa kịp thời, chưa khoa học, hầu như
khoán trắng cho nhà trường.
đ. Đa phần người dân còn nặng về những tập quán, hủ tục lạc hậu, cổ hủ.
Học cũng chẳng làm gì, học cũng bắt vợ, bắt chồng, sinh con theo quy luật: tái sản

xuất sức lao động tại chỗ.
e. Bản thân giáo viên chưa nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trong quá
trình giáo dục. Chúng ta luôn đòi hỏi học sinh đọc-viết-làm theo mình, mà quên
rằng chúng ta làm theo học sinh và dần dần uốn nó theo cách của mình, bởi vì giáo
dục là một “quá trình” chứ không phải là một giai đoạn cụ thể, ngắn ngũi. Một số
Cán bộ giáo viên tuy có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng không có “cái tâm”
nghề nghiệp, năng lực công tác thiếu sáng tạo, thiếu đổi mới nên cũng ảnh hưởng
phần nào đến chất lượng giáo dục của học sinh.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 6
g. Công tác chỉ đạo của các cấp chưa đi sâu vào thực tế, chưa có giải pháp cụ
thể, rõ ràng. Hình như chỉ có ở văn bản, quy chế, thông tư, phương hướng mà
không hề có trong thực tế. Vì thế hiệu quả không cao, chưa phát huy hết được nhiệt
huyết của những người đứng lớp. Việc phổ cập giáo dục và chất lượng giáo dục
đánh giá mức chênh lệch khá xa giữa miền núi, vùng dân tộc và các vùng khác tức
là trong giáo dục chưa có sự bình đẳng thực sự. Giáo dục miền núi đi ra từ xuất
phát điểm quá thấp và vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi.
h. Công tác phổ cập giáo dục của địa phương một phần cũng ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục. Ngoài ra đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-
BGD&ĐT ngày 28/8/2014 cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn khi đánh giá và xếp
loại học sinh tiểu học.
i. Do dung lượng kiến thức quá nhiều, quá nặng so với học sinh người dân
tộc thiểu số. Trong khi cũng bộ sách phổ thông đó học sinh vùng có điều kiện thì
“ngốn” trong một năm học, còn học sinh vùng núi thì cũng “nhai” trong một năm.
Phải chăng quá nặng nề. Vì vậy mà bản thân giáo viên chỉ chú trọng đến việc
truyền đạt cho hết dung lượng kiến thức của năm học mà không có thời gian để tìm
ra biện pháp giáo dục cho từng đối tượng học sinh trong lớp. Trong những năm học
qua cũng đã có chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng song nó vẫn

còn nặng cho đối tượng học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn này.
II. Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện tại:
1. Chủ trương xã hội hóa giáo dục:
Để hiểu và thực hiện đúng vấn đề xã hội hóa giáo dục (XHHGD) cần nhận
thấy có sáu nhóm đối tượng có thể huy động tham gia XHHGD gồm:
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định sự
đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều
kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi).
- Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu
cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng
quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh).
- Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm
đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các
tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, tổ
chức từ thiện, vv).
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy
động các nguồn lực vật chất.
- Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tượng để XHHGD
- Các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh
thường quân”.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 7
Trong quá trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả công tác xã
hội hóa giáo dục cần thực hiện tốt các nguyên tắc huy động cộng đồng tham gia
xây dựng giáo dục gồm:
- Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và
lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm
thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.

- Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ
chức, đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy,
khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm
đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác. Thí dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền
địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây
dựng,
- Dân chủ: tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về
giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.
- Luật pháp: XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa
trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội, cũng cần
có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho
giáo dục.
- Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian
thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên
tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định
hướng.
- Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học,
tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn của mỗi gia tộc, dòng
họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà
trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo
dục .
- Kết hợp ngành - lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương
và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”.
- Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn
bản, công văn, đề nghị ) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc
truyền thống và tình cảm).
Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia XHHGD
tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý giáo dục

biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có thể làm thay đổi chất lượng giáo
dục. Ngành giáo dục và đào tạo là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác
XHHGD trong đó bản thân nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục cùng tập thể sư

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 8
phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo
dục trẻ.
Để cam kết thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra Đảng, Nhà nước ta đã có
chương trình hành động thiết thực. Nổi bật nhất gần đây là chương trình xoá trường
lớp dột nát ở khu vực miền núi đã cho kết quả tốt, nhiều dự án đã đầu tư cho giáo
dục như Dự án trẻ khó khăn, Chương trình đảm bảo chất lượng trường học (Seqap)
hiện nay đang triển khai dự án đảm bảo chất lượng giáo dục (Seaqap) và dự án mô
hình trường học mới (Vnen). Nhiều địa phương đang tiến đến kiên cố hoá 100%
trường lớp. Về đội ngũ giáo viên trong chuẩn hóa chất lượng, hoàn thiện đội ngũ
thì chưa mạnh còn nhiều bất cập…Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng, Nhà
nước ta là giải pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề nêu trên. Nhưng xã hội hoá
như thế nào phải được cụ thể hoá với từng cơ quan đơn vị, cộng đồng và cá nhân.
Ví dụ: quyên góp sách giáo khoa cũ, bút, quần áo… giúp học sinh nghèo là một
cách xã hội hoá mà công dân nào cũng có thể tham gia được cốt là cái “Tâm”
2. Chú trọng tình hình đội ngũ nhà giáo:
Cần giải quyết tốt vấn đề giáo viên, tăng cường đầu tư cho giáo dục, cải tiến
cách dạy và học. Quan tâm đặc biệt đến việc phát triển giáo dục vùng thôn, bản,
đặc biệt là các xã vùng trên. Quyết tâm xây dựng một nền giáo dục đậm đà sắc thái
Cơ tu, cần xác định đó là mục tiêu phát triển của giáo dục huyện Tây Giang hiện
nay.
Trọng tâm, giáo viên phải có kiến thức về chuyên môn, có năng lực sáng tạo
trong quá trình phát triển chuẩn nghề nghiệp của mình. Học sinh Tiểu học còn rất
trẻ con các em rất hồn nhiên trong sáng chưa tiếp cận với xã hội nhiều nên người

giáo viên cần kiên trì ươm mầm cho các em nhất là những em cá biệt.
Đối với giáo viên phải có lòng nhiệt huyết, có cam kết nâng cao chất lượng,
lòng nhiệt tình và đạo đức tốt đối với học sinh, tâm huyết đối với nghề, chỉ có cái
“tâm” mới làm nên được sự nghiệp lớn. Luôn luôn đổi mới trước học sinh về mọi
mặt, theo tôi là một người đứng trước một tập thể nếu không có sức thu hút thì sẽ
khó gây sự chú ý ở tập thể. Vì vậy người giáo viên đứng trước lớp là người đạo
diễn, một diễn viên, một người mẹ, một người thầy phải gây sự chú ý của học
sinh bằng việc chú trọng đến hình thức, cách tổ chức lớp học. Không nên gây cảm
giác nhàm chán với một phong cách riêng nào đó. Khai thác triệt để tâm lý học
sinh, tìm hiểu xem các em muốn gì, cần gì ? Nên gần gũi chia xẻ với học sinh nhiều
hơn để các em có cảm giác được che chở, tránh cảm giác sợ hãi, lạnh lùng khi đến
trường. Biết khen chê đúng lúc, tế nhị, khoa học, không nên bực bội, phản ứng
ngay khi học sinh quá yếu hay quá bướn bĩnh, biết kiềm nén an ủi, vỗ về, biết lắng
nghe, hiểu học sinh.
Như vậy, việc ngành giáo dục đào tạo thực thi biện pháp cần thiết để khắc
phục tình trạng "ngồi sai lớp" và giảm thiểu tới mức thấp nhất học sinh yếu kém là
biểu hiện cụ thể của lương tâm và trách nhiệm cao quý của nhà giáo; và còn là việc

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 9
làm nhân đạo của ngành giáo dục. Trách nhiệm là ở chỗ, nhà giáo đã thực sự có
trách nhiệm đến cùng với "sản phẩm" do mình đào tạo ra, không như tình trạng
trước đây là hình như "vô can" đối với "sản phẩm" của mình làm ra. Lương tâm là
không vì khó khăn, vất vả mà làm ra những "sản phẩm" thứ cấp, làm thiệt thòi cho
nhân dân, gây khó khăn cho xã hội. Lương tâm và trách nhiệm còn ở chỗ, việc bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu ở mọi lúc mọi nơi, bằng việc thực
hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục là "dạy thực chất, học thực chất". Hoàn thiện cơ
cấu hệ thống giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của con em. Bên cạnh đó, cần quan
tâm đầu tư kinh phí thông qua các chương trình, dự án giúp đỡ các xã đặc biệt khó

khăn phát triển giáo dục vùng dân tộc ít người; xây dựng nhà ở cho giáo viên, đào
tạo nguồn cán bộ dân tộc từ các trường dân tộc nội trú. Có chế độ thoả đáng đối với
học sinh, giáo viên công tác lâu năm ở vùng núi. Có chính sách và chiến lược lâu
dài đào tạo đội ngũ giáo viên người dân tộc có trình độ trên chuẩn.
3. Vai trò của người quản lý giáo dục:
Đảm bảo chất lượng giáo dục phải là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu của người làm quản lý giáo dục, trong đó có giáo dục tiểu học. Sau đây là
một vài nhiệm vụ cụ thể về vai trò và trách nhiệm mà một người quản lý ở các
trường tiểu học hiện nay:
* Người quản lý phải hiểu được tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
* Người quản lý cần kết nối các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục với
mục đích, mục tiêu giáo dục đã được đề ra cho nhà trường và chiến lược các kế
hoạch hành động để thực hiện các mục đích, mục tiêu đó. Khuynh hướng hiện nay
trên thế giới là người quản lý chuyển đổi từ việc kiểm soát chặt chẽ đầu vào sang
việc cố gắng phấn đấu để đạt được những mục tiêu giáo dục ở đầu ra. Điều đó cũng
dễ hiểu vì ở các nước, giáo dục tiểu học cũng là giáo dục bắt buộc, vì vậy việc hạn
chế đầu vào là không có. Tuy nhiên, để đầu ra đạt chất lượng, cần phải có nhiều nỗ
lực và kế hoạch để đảm bảo là các em khi ra khỏi trường phải có được các kiến
thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết để tiếp tục học lên các lớp trên.
* Người quản lý cần phải thấy rõ vấn đề chất lượng giáo viên là một trong
những vấn đề cốt lõi của công tác đảm bảo chất lượng học tập.
* Người quản lý cần phải có phong cách lãnh đạo, cỗ vũ học tập, tạo điều
kiện cho tính hợp tác trong cơ quan phát triển, khuyến khích sự đa dạng, ủng hộ sử
dụng công nghệ thông tin, thực hiện cơ chế tự chịu trách nhiệm, phát triển việc
giảng dạy theo cách hướng dẫn, và chủ trương ủng hộ các gương làm việc tốt.
4. Ứng dụng CNTT trong Quản lý trường học:
Hiện nay phòng giáo dục gần như phổ biến triển khai hệ thống quản lý thông
qua kênh điều hành các hoạt động của các đơn vị trường học. Hệ thống này thực sự
đã mang lại hiệu quả cao trong đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và


Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 10
hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, hệ thống trên chủ yếu triển khai trên máy đơn, cơ sở
dữ liệu phân tán, nên khó khăn cho việc tổng hợp dữ liệu ở các cấp quản lý, một số
trường chưa kết nối mạng Internet hoặc có thì tốc độ chậm nên khó khăn cho công
tác cập nhật…Đồng thời, chưa phát huy hết khả năng của Internet dẫn đến hiệu quả
khai thác thông tin thấp. Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong quản lý trường học có
nhiều giải pháp khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện hạ tầng CNTT của từng trường,
trình độ tin học của đội ngũ, chính vì vậy mà hiện nay tùy theo điều kiện cụ thể của
từng trường mà áp dụng những giải pháp phù hợp và xu hướng chung hiện nay
trong toàn ngành. Trong tương lai các ứng dụng qua mạng sẽ trở thành phổ biến
cho các đơn vị trường học.
5. Đổi mới nền giáo dục phải triển khai một cách đồng bộ:
Nhìn chung giáo dục của chúng ta hiện nay đã quá chậm so với sự phát triển
chung của toàn tỉnh. Việc chấn hưng nền giáo dục là hết sức cần thiết nhằm đào tạo
những thế hệ người Cơtu mới phù hợp với sự phát triển hiện nay. Để làm được việc
này chúng ta phải triển khai nhiều nội dung công việc một cách đồng bộ, từ quản lý
của các cấp trên toàn huyện, tổ chức giáo dục, đào tạo từ Tỉnh đến địa phương.
Trước tiên, chúng ta cần phải hạn chế chương trình học quá nặng nề về chính
trị và giáo điều, cái gì cũng muốn học sinh phải biết. Học sinh phải học rất nhiều
môn học chính khóa, nhiều môn học cao mà không có ứng dụng về sau, trong khi
vốn kiến thức cơ bản các em không hề có Thiết nghĩ chúng ta nên chú trọng
những gì gần gũi, cơ bản nhất.
Thứ hai: những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục đã có bao giờ tự
đánh giá khả năng của mình liệu còn phù hợp để đảm nhiệm công tác này không ?
Thứ ba: giáo viên trực tiếp giảng dạy (đặc biệt là giáo viên người dân tộc
thiểu số) có thường cập nhật thêm kiến thức để có thể chuyển tải tới học sinh
những điều mới hơn, hay hơn và hiệu quả hơn không?

Thứ tư: Công tác tuyển dụng giáo viên phải học trường sư phạm, có trình độ
chuyên môn xếp loại khá, giỏi khi ra trường.
Như vậy muốn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục huyện nhà thì nhà
trường phải chuyển hẳn sang dạy và học để hình thành và phát triển năng lực sống
thực ở thế hệ trẻ, để họ có thể tạo lập cuộc sống tốt đẹp của chính họ, đồng thời có
thể giúp gia đình và đóng góp, cống hiến cho cộng đồng, xã hội. Việc dạy và học
phải nhằm hình thành và phát triển giá trị bản thân của người học. Thực hiện tốt
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đồng thời
quán triệt tư tưởng giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, với nòng cốt là đội ngũ nhà
giáo có lương tâm và tay nghề tốt, quản lý giáo dục theo một triết lý giáo dục đúng
đắn thì mới có thể đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Phải từ bỏ các triết lý
lạc hậu, thay vào đó phải can đảm tiến lên thực hiện nền giáo dục như ở các vùng
thuận lợi hiện nay. Dạy người trong nền giáo dục là đề cao tính nhân văn: rèn luyện
nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng, hướng theo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 11
thang giá trị phổ quát của nhân loại đương thời. Có như thế mới có thể hội nhập
thành công và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
mới có cơ may thành hiện thực. Bằng không chúng ta sẽ mãi lẹt đẹt theo sau thiên
hạ và cái mục tiêu ấy sẽ mãi xa vời.
Đại hội XI của Đảng đã chọn nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà làm một trong ba khâu đột phá của chiến lược
2011 - 2020. Về kinh tế, chúng ta đã đạt mức phát triển trung bình trên thế giới, tuy
mới là trung bình thấp và đang còn rất nhiều khó khăn. Nhưng về xã hội, tình hình
phức tạp hơn nhiều. Cho nên phải coi kinh tế là biện pháp còn xã hội và con người
là mục tiêu. Do đó phải đổi mới nền giáo dục theo một triết lý phục vụ đắc lực yêu
cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sản phẩm giáo dục, “đầu ra” giờ
đây chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu thị trường, tư duy cũ kỹ, bao cấp theo kế

hoạch chậm được đổi mới. Tóm lại, ở đây dạy và học chỉ để đi thi, cả tâm lý xã hội
lẫn quản lý nhà nước về giáo dục chưa thoát khỏi triết lý giáo dục “hư văn, khoa
cử, quan trường”.
6. Đổi mới trong kiểm tra đánh giá:
Thực chất Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo của
đánh giá học sinh tiểu học, xuất phát từ quan niệm và mong muốn một nền giáo
dục lý tưởng, hướng tới những chuẩn mực, phương pháp giáo dục và đánh giá tiên
tiến trên thế giới đang áp dụng, đó là đánh giá học sinh tiểu học một cách toàn
diện, theo từng cá thể của từng trẻ để có lộ trình phát triển toàn diện, đánh giá cả
quá trình phát triển của trẻ, cả hành vi, thái độ, kỹ năng và kiến thức, không chỉ
dừng lại ở kết quả học tập và hạnh kiểm như truyền thống từ trước tới nay.
Vẫn có thể thấy rằng cơ sở, căn cứ và điều kiện để thực hiện đại trà chưa có,
chưa đầy đủ hoặc chưa đáp ứng được khiến cho việc triển khai đánh giá theo
phương pháp mới này trở nên bất khả thi và còn hình thức đối với phần lớn các
trường tiểu học hiện nay, điều kiện dạy – học còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần phải
chú trọng cho các đơn vị căn cứ, cơ sở để thâm nhập từng cá thể cụ thể:
*Thứ nhất, căn cứ, cơ sở để thực hiện việc đánh giá toàn diện học sinh là
thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục, hoạt động chính khoá và ngoại
khoá của học sinh để qua đó, các em được định hướng, được giáo dục việc hình
thành các hành vi, thói quen, kĩ năng, thái độ và kiến thức đúng đắn, hiện đại.
Nhưng thực tế hiện nay, chương trình áp dụng đại trà vẫn chủ yếu chỉ quanh
quẩn mấy môn học kiến thức căn bản, kiến thức tương đối lý thuyết, thiếu cập
nhật các môn học như mỹ thuật, thể thao, âm nhạc, đạo đức, kĩ năng sống (chưa
có chính thức) hầu như chỉ dừng lại ở hình thức vì nội dung đã quá cũ kĩ và giáo
điều; các hoạt động thực hành kĩ năng và thái độ hầu như rất ít; hoạt động ngoại
khoá, vui chơi mang tính giáo dục gần như không có.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 12

Mặc dù chương trình của nhà trường hiện nay chưa thực sự mang lại cho các
em một nền giáo dục toàn diện thì cũng khó có thể đánh giá các em về những thứ
các em không được dạy? Vì vậy tùy theo mức độ tiến bộ về kỹ năng và kiến thức
của các em mà giáo viên đánh giá cho sát thực.
*Thứ hai, điều kiện thực hiện việc đánh giá (thực ra đánh giá chỉ là khâu
cuối cùng trong chuỗi các hoạt động giáo dục) hay đúng hơn là cơ sở hạ tầng ở hầu
hết các trường đều thiếu hoặc tạm bợ. Nếu phần “nội dung” được tổ chức thực hiện
tốt thì việc đánh giá sẽ diễn ra một cách tự nhiên và không khiên cưỡng. Vấn đề ở
hầu hết các trường Tiểu học hiện nay là điều kiện thực hiện các hoạt động về nội
dung chương trình hầu như lại rất thiếu thốn và nghèo nàn: Chương trình định
hướng về giáo dục kĩ năng, thái độ thiếu; điều kiện cơ sở vật chất, phòng chức
năng, sân chơi, khu thể thao thiếu. Và quan trọng nhất là thiếu nguồn lực con
người để thực hiện. Vì vậy cần phải tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng
cũng như nguồn lực về con người bằng nhiều hình thức khác nhau.
7. Dạy người song song dạy chữ:
Có thể nói trong 12 năm từ Tiểu học đến hết Trung học phổ thông, giáo dục
của huyện nhà chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm
được gì. Ví dụ: chúng ta không dạy học sinh chăm chỉ và tiết kiệm trong đời sống
hàng ngày, nhưng đó lại là đức tính để một dân tộc giàu có. Ngày nay, yêu cầu về
chất lượng đối với người thầy cũng rất cao. Đồng thời với dạy chữ, người thầy còn
phải dạy người. Dạy chữ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà quan
trọng hơn là phải tạo cho người học khả năng sáng tạo, khả năng tự thích nghi với
mọi hoàn cảnh. Muốn vậy người học phải nắm được những điều bản chất nhất,
những cái cơ bản nhất. Người thầy còn phải là một điển hình tốt về tinh thần tự
học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về nhân cách đối với học
sinh.
Người ta thường nói: Cứ xem người dân hành xử ở nơi công cộng thì sẽ đánh
giá được ngay giáo dục của nước họ. Đi du lịch ở Trung Quốc ta sẽ thấy những
biển đề nghị “Nói khẽ”, ở Thái Lan là “Không xả rác”, ở Singapore là “Thừa một
lạng thức ăn phải trả 10 đô la (Singapore)” ở quán ăn tự phục vụ, và các biển đó

viết bằng tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh, nghĩa là chỉ dành cho người Việt
Nam. Người mình không thấy đó là một điều sỉ nhục mà chỉ thấy “ngồ ngộ”. Ta
cũng phải thừa nhận nhiều khi ăn theo kiểu tự phục vụ, ta thường lấy nhiều thức ăn
rồi bỏ phí phạm ở đĩa ăn, một thói quen rất xấu mà ta không giáo dục từ khi còn ở
nhà trường. Vì vậy dạy chữ không được quên dạy người. Con người có học phải là
con người tử tế, phải biết xấu hổ với các hành động không tốt, không đẹp, nhà
trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn phải dạy người. Thực tế xưa
nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức
hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ là ở nội dung và cách dạy người. Dạy cho thanh

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 13
thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác cơ bản giữa nhà trường lạc hậu
và nhà trường hiện đại, tiên tiến.
Tóm lại thực tế đạo đức của học sinh chúng ta hiện nay là vấn đề đáng lo
ngại khi các em dần lên các lớp học lớn hơn.
8. Xác định mục tiêu cấp học:
Để chấn chỉnh những lệch lạc của giáo dục phổ thông một cách hiệu quả, cần
xây dựng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của học sinh ngay từ trường tiểu
học, chú trọng đến đến sức khỏe, năng khiếu, nề nếp, tình cảm và trách nhiệm; đặt
những nền tảng căn bản cho trẻ một cách vững chắc về đọc, viết, tính toán và cung
cấp những kiến thức về môi trường xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên theo
sở thích của trẻ. Ở bậc trung học cơ sở cần giúp học sinh phát triển những phẩm
chất có được từ tiểu học, làm việc và học tập có phương pháp, có suy luận. Đây là
giai đoạn phải tập luyện cho học sinh hoàn thiện các yếu tố căn bản về tính cách,
phương pháp học tập và tư duy độc lập để chuẩn bị tiếp nhận một khối lượng nội
dung kiến thức cao hơn, nặng hơn ở cuối chương trình giáo dục phổ thông. Ở bậc
trung học phổ thông, không còn thời gian để chú trọng nhiều vào tính cách, kỹ năng
phương pháp, năng khiếu và kiến thức cơ bản như các bậc học, cấp học trước đó

mà tập trung vào việc thanh toán chương trình học tập với cường độ, tốc độ và trình
độ cao hơn. Có thể mượn hình ảnh hoạt động của một con người làm hình tượng để
phân biệt tương đối yêu cầu của 3 giai đoạn phát triển trong hệ thống giáo dục phổ
thông là “đứng”, “đi” và “chạy”. Nếu đứng vững, đi đúng thì khi chạy, bao giờ
cũng chạy tốt trên chính đôi chân và thể chất của mình.
9. Tổ chức các nhóm tự bồi dưỡng giáo viên theo mô hình liên môn và
liên trường:
Từ 1995 đến nay, đội ngũ giáo viên phổ thông đã trải qua 3 chu kỳ bồi
dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề,
bồi dưỡng nâng cao năng lực gần như diễn ra liên tục hàng năm. Kết quả là trình độ
chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm
vụ giáo dục trước nhiều yêu cầu mới của chương trình, sách giáo khoa nói riêng và
việc đổi mới giáo dục nói chung. Việc tự bồi dưỡng được xem là một nhu cầu tự
thân của mỗi giáo viên, được diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá trình
công tác của mỗi người. Ngoài các đợt bồi dưỡng được thực hiện theo kiểu “từ trên
xuống”, việc bồi dưỡng phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc theo kiểu “từ dưới
lên”. Giúp nhau trong tự bồi dưỡng là một trong những con đường có hiệu quả
trong tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài việc bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, hình thức bồi dưỡng theo mô
hình “liên tổ” trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi
dưỡng. Chẳng hạn, để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, các giáo viên có chứng chỉ Tin học có nhiều ưu thế hơn trong trường. Một tổ

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 14
tự nguyện giúp đỡ nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáo
viên biết Tin học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáo viên đang
còn hạn chế về sử dụng máy tính trong dạy học.
Hình thức bồi dưỡng sinh hoạt theo “cụm trường” có tác dụng rất lớn trong

việc giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên giữa các trường, trong năm,
phải thường xuyên trao đổi tài liệu, thông tin chuyên môn,… những việc làm ấy rất
có ích đối với mỗi giáo viên. Các giáo viên giỏi có điều kiện để trau dồi chuyên
môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáo viên khác có điều kiện học hỏi thêm, hoặc
được giải đáp bằng ý kiến thống nhất của tập thể về những điều còn băn khoăn,…
VI. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài trên tôi đã nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn trong công tác lãnh chỉ
đạo và kết quả trong học kỳ I vừa qua chất lượng giáo dục trên toàn huyện cụ thể
như:
Chất lượng học sinh học kỳ I - Năm học 2014-2015 ( Đánh giá Theo
Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 Ban hành Quy định đánh giá học
sinh tiểu học)
TT Nội dung
Tổng số
học sinh
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
I. Kết quả học tập
1
Tiếng Việt 1928 408 339 388 436 357
- Hoàn thành 1701 370 305 332 382 312
- Chưa hoàn thành 227 38 34 56 54 45
2
Toán 1928 408 339 388 436 357
- Hoàn thành 1696 376 314 328 370 308
- Chưa hoàn thành 232 32 25 60 66 49
3
Đạo đức 1928 408 339 388 436 357
- Hoàn thành 1923 405 338 388 436 356
- Chưa hoàn thành 5 3 1 0 0 1
4

Tự nhiên và xã hội 1135 408 339 388
- Hoàn thành 1131 405 338 388
- Chưa hoàn thành 4 3 1 0
5
Khoa học 793 436 357
- Hoàn thành 736 405 331
- Chưa hoàn thành 57 31 26

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 15
6
Lịch sử và Địa lý 793 436 357
- Hoàn thành 743 397 346
- Chưa hoàn thành 50 39 11
7
Âm nhạc 1928 408 339 388 436 357
- Hoàn thành 1924 405 338 388 436 357
- Chưa hoàn thành 4 3 1 0 0 0
8
Mĩ thuật 1928 408 339 388 436 357
- Hoàn thành 1924 405 338 388 436 357
- Chưa hoàn thành 4 3 1 0 0 0
9
Thủ công, kĩ thuật 1928 408 339 388 436 357
- Hoàn thành 1924 405 338 388 436 357
- Chưa hoàn thành 4 3 1 0 0 0
10
Thể dục 1928 408 339 388 436 357
- Hoàn thành 1924 405 338 388 436 357

- Chưa hoàn thành 4 3 1 0 0 0
11
Ngoại ngữ 918 283 368 267
- Hoàn thành 791 237 321 233
- Chưa hoàn thành 127 46 47 34
12
Tin học 770 234 294 242
- Hoàn thành 719 209 279 231
- Chưa hoàn thành 51 25 15 11
II. Năng lực 1928 408 339 388 436 357
- Đạt 1906 406 333 377 436 354
- Chưa đạt 22 2 6 11 0 3
III. Phẩm chất 1928 408 339 388 436 357
- Đạt 1924 406 338 388 436 356
- Chưa đạt 4 2 1 0 0 1
IV. Khen thưởng 776 197 160 142 140 137
Qua bảng thống kê cho thấy chất lượng giáo dục có sự chuyển biến so với
với năm học trước, số học sinh được xét khen thưởng học kỳ I, năm học 2014-2015
chiếm 40,24%.
7. Kết luận:

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 16
Hiện nay giáo dục tiểu học Việt Nam đang ở giai đoạn bắt đầu đổi mới, trong
đó các hoạt động tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đang được
từng bước triển khai như sắp xếp lại chương trình học hợp lý, thành lập các chuẩn
giáo viên tiểu học và đánh giá giáo viên theo chuẩn. Việc thành lập một hệ thống
đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học cần phải liên kết chặt chẽ với các hoạt động
nói trên, trong đó có sử dụng kinh nghiệm của các vùng miền về cơ chế đảm bảo

chất lượng là rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, trước hết cần
nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên vùng này. Tích cực đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo của
người học. Thực hiện chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của
người học; quan tâm, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh dân tộc vùng cao, vùng sâu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên vùng đồng bào dân tộc đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, vững về tư tưởng chính trị
và tinh thông về nghiệp vụ sư phạm. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho giáo dục
vùng dân tộc; xây dựng trường lớp kiên cố, hiện đại. Đổi mới cơ chế quản lý, chỉ
đạo phù hợp; phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở, huy động mọi nguồn lực
để phát triển giáo dục. Tiếp tục củng cố thành quả xóa mù chữ - phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi. Củng cố và tăng cường hệ thống trường phổ thông dân tộc
bán trú, thu hút học sinh đến trường, chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học, thất học,
học sinh khó khăn, nghèo phải bỏ học.
8. Đề nghị:
8.1. Đối với các cấp quản lý:
- Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu học tập cho đội ngũ giáo
viên cũng như học sinh.
- Có chương trình dạy học phù hợp cho học sinh dân tộc thiểu số, tăng cường
hỗ trợ Tiếng việt cho các em.
- Tiếp tục tổ chức dạy chuẩn bị Tiếng việt khi học sinh vào lớp 1 trong thời
gian hè.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để phục tốt cho
công tác dạy học theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
8.2. Đối với chính quyền địa phương:
- Các cấp hỗ trợ cho những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Chỉ đạo các ban ngành từ xã đến thôn quan tâm đến công tác giáo dục, thực
hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận

thức về quyền lợi và nghĩa vụ học tập. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội. Duy trì phong trào “Tiếng kẻng học bài”

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 17
8.3. Đối với nhà trường:
- Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương các cuộc vận động của ngành, tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động dạy học, xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng như các hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
- Làm tốt mối quan hệ giữa nhà trường- gia đình và xã hội.
9. Tài liệu tham khảo:
TT Tài liệu tham khảo Ghi chú
1 Giải pháp giáo dục Hồ Ngọc Đại
2 Giáo dục Tiểu học đầu thế kỉ XXI Hồ Ngọc Đại
3 Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI
Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia
4 - Nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo bao gồm: Tham khảo ở Tài liệu
nghiên cứu NQHN lần thứ 6 BCHTW Đảng
Cộng sản Việt Nam, khóa XI.
NXB chính trị Quốc gia
5 Luật giáo dục Quốc Hội
6
Các báo cáo, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo
của các cấp, các ngành

Từ địa phương đến Trung
ương
7
Chương trình hành động thực hiện chiến lược
phát triển giáo dục 2011-2020
Ban hành kèm theo Quyết
định số 711/QĐ-TTg ngày
13/6/2012
8
Kết luận hội nghị huyện ủy lần thứ 16 chuyên
đề giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện
Huyện ủy Tây Giang

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 18
10. Mục lục:
TT Nội dung Trang
I Tên đề tài 1
II Đặt vấn đề 1
III Cơ sở lý luận 1
IV Cơ sở thực tiễn 2
V Nội dung nghiên cứu 3
I. Thực trạng giáo dục huyện Tây Giang 3
II. Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện tại 5
VI Kết quả nghiên cứu 14
VII Kết luận 14
VIII Đề nghị 15
IX Tài liệu tham khảo 16
X Mục lục 17

XI Phiếu đánh giá sáng kiến kinh nghiệm 18

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 19
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014-2015
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học
huyện Tây Giang
1. Họ và tên tác giả: Nguyễn Quốc Kỳ
Chức vụ: Phó trưởng phòng
2. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a.Ưu điểm:


b.Hạn chế:

3. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT huyện Tây
Giang thống nhất xếp loại:

Những người thẩm định: CHỦ TỊCH HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)



Huỳnh Kim Tín


Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 20
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD và ĐT Quảng Nam:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
thống nhất xếp loại:

Những người thẩm định: CHỦ TỊCH HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học
trên địa bàn huyện Tây Giang
Trang 21

×