Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ lớp lá làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.89 KB, 21 trang )

LỜI TỰA

Trong quá trình công tác và giảng dạy tôi luôn băn khoăn, tự đặt câu hỏi
tại sao giờ học âm nhạc, văn học luôn thu hút sự chú ý, hứng thú ở trẻ. Ngược
lại hoạt động với toán luôn cho là khó, khô khan, trẻ ít hứng thú. Phải chăng do
trẻ không thích học hay cô giáo dạy chưa đúng cách chưa có sự lựa chọn phù
hợp cho từng hoạt động, hay là do bản chất toán là khuôn mẫu, không mượt
mà,.. Việc lựa chọn những phương pháp giảng dạy cho phù hợp từng lĩnh vực,
từng bài dạy, từng đối tượng các cháu để cho các cháu dễ hiểu kiến thức và tiếp
thu bài tốt, có ý thức đạo đức trong học tập cũng như trong giao tiếp. Với tầm
quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và nâng cao chất
lượng giáo dục nhận thức thông qua việc tổ chức các hoạt động làm quen với
toán để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ lớp lá làm quen với toán”.
Với kinh nghiệm của bản thân ít, còn nhiều hạn chế. Rất mong quí thầy cô
“ Hội đồng khoa học cấp trường, hội đồng khoa học cấp trên ” đóng góp để cho
sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
Tôi chân thành cảm ơn !

Tác giả
-Trang 1-


Trịnh Thị Mỹ Trân

a. Đặt vấn đề:

-Trang 2-


Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi


mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là
phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản
nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế và có sự phát triển để hướng tới
một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói“ Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Ngay từ nhỏ trẻ đã
được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức
xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của
trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh
có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng,
tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng
trong không gian.
Vì vậy trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học
làm quen với toán, ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ
khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích
thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin
khi tiếp nhận những kiến thức cơ bản ở trường tiểu học.
Cho nên bản thân tôi cảm thấy cần thiết cần phải đề cập “Một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ lớp lá làm quen với toán”.
Như chúng ta đã biết Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Non sông Việt
Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các
-Trang 3-


cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”.
Trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giầu mạnh, phồn
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay
từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng
dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ
phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn

phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua
các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình,
môn văn học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng thông qua
các môn học trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân
cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến
phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một
cách toàn diện về mọi mặt như: Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ. Giúp trẻ có một hành
trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một.
Vì vậy trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học
làm quen với toán, ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ
khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích
thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin
khi tiếp nhận những kiến thức cơ bản ở trường tiểu học.
b. Nội dung:
* Thuận lợi :
-Trang 4-


- Được phòng GD và BGH trường quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên
học hỏi về chuyên môn, cung cấp trang thiết bị trong lớp tương đối đầy đủ.
- Đã được tiếp thu các tiết chuyên đề của trường, của phòng nên cũng đã
học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy.
- Trẻ MG lớn có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng
đều có nhiều thuận lợi.
- Các cháu ở lớp tôi phụ trách đều ngoan có ý thức tốt trong giờ học,
thường xuyên chú ý lắng nghe và phát biểu.
- Bản thân tôi thường xuyên sưu tầm và sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ
chơi tự tạo, mới lạ và hấp dẫn để thu hút trẻ vào tiết học.
- Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn đã có

kế hoạch nhằm phát triển tốt nâng cao chất lượng giáo dục nhận thức cho trẻ
mẫu giáo làm quen với toán trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường Mầm
non theo hướng chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ 5-6 tuổi . Đối với
cháu năm nào nhà trường cũng tổ chức các chuyên đề, thao giảng dự giờ môn
toán nhằm hoàn thiện hơn trong nhận thức trẻ, trong trò chơi, nhằm tạo giờ hoạt
động toán thêm sinh động, hấp dẫn, hạn chế phần nào khô khan vốn có.
- Là một trường thuộc vùng sâu vùng xa của huyện điều kiện học tập của
các cháu gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn về mọi mặt.

-Trang 5-


Tổng số học sinh: 15 cháu, trong đó 14 cháu chưa đi học qua các lớp
nhóm, mầm, chồi.
- LQVT là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học và đòi hỏi
giáo viên phải nắm vững phương pháp môn học và có nhiều thủ thuật linh hoạt,
sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ LQVT.
- Trong lớp còn một số trẻ chưa học qua lớp chồi nên việc tiếp thu còn
hạn chế, thiếu hệ thống.
- Khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế một số cháu chưa được học lớp 3
- 4 tuổi nên nhận biết về toán còn kém chưa xác định được hình dạng hình khối,
kích thước, mầu sắc, số lượng...
- Tiết toán thường khô khan nên trẻ thường không hứng thú
Môn Làm quen với

Phần %

toán
Khả năng nhận biết hình, khối, kích 40%

thước, số lượng trong phạm vi 5
Nhận biết hình khối, màu sắc, số lượng 40%
Khảo sát đầu năm
trong phạm vi 5 còn ở mức trung bình
Trẻ chưa nhận biết được màu sắc, hình 20%
khối xếp loại yếu.
I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Từ những hạn chế trên tôi đã tìm ra một số biện pháp để thay đổi thực trạng
như sau:
-Trang 6-


- Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo nhà trường hỗ trợ thêm cơ sở vật
chất và trang thiết bị dạy học.
- Tự nghiên cứu làm thêm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ để giờ học, giờ
chơi được sinh động hơn.
- Tự xây dựng kế hoạch cho lớp của mình, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ
hoạt động làm quen với toán nào, giáo viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động
giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và với nghỉ ngơi. Một
giáo viên có kinh nghiệm sẽ chóng nhận ra trạng thái của nhóm và sẽ sẵn có
trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp hơn.
Để tổ chức tốt trò chơi, đòi hỏi giáo viên lập kế hoạch và tập luyện
nghiêm túc để trẻ nắm được nội dung chơi, cách chơi và luật chơi. Nếu trong lúc
đang dẫn dắt trẻ thực hiện mà giáo viên nắm rỏ nội dung muốn thể hiện, truyền
thụ một cách rõ ràng, mạch lạc không còn lo ngó vào sách, vở bài soạn thì nội
dung muốn trẻ tiếp nhận sẽ đạt hiệu quả cao, giao tiếp trực tiếp phát hiện phản
ứng của trẻ, hứng thú của trẻ.
1. Các biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn.
Khi tổ chức tiết học giáo viên muốn trẻ hào hứng tham gia và yêu thích
học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ nhưng cách

ngồi học đúng tư thế, cách trả lời câu hỏi của cô, cách giơ thẻ số và cách sử
dụng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào, cách thực hiện các bước
trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả năng
-Trang 7-


nhận biết nhanh, chậm, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoạch cụ thể để
bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ.
- Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng
cảm tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu
tiên, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham
hiểu biết của trẻ .
- Tôi sử dụng mô hình, hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi để dẫn
dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán.
VD: Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn chủ
điểm Quê Hương – Thủ đô - Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác được xếp
theo hình thức sau:
- Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật, hàng rào xung quanh lăng Bác xếp
bằng khối vuông, cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ, bóng đèn trên
cột trụ dược xếp bằng khối cầu.
- Khi gợi mở cho trẻ vào chủ đề vào bài giáo viên nói: Hôm nay cô cùng các
con sẽ đi thăm một nơi rất đẹp ở thu đô Hà Nội, khi đi đến trước Mô hình cô hỏi
trẻ: Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ? Mô hình lăng Bác có gì
đặc biệt không? trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, hàng
rào xếp bằng khối vuông,.... đó là những khối đã học rồi ạ”. Cô nhắc lại và nhấn
mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô
và các con sẽ cùng khám phá tìm hiểu nhé! ( Cô và trẻ vào bài)
-Trang 8-



2. Lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ.
- Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi là tư duy trực quan
hình tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo
nhỡ. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với
mô hình với nhau.
- Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan
không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm
lý thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.
- Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học,
đúng chủ đề, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng
một lúc với cô nhịp nhàng. Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát
để trẻ không lúng túng khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực
quan trong quá trình học tập phải đúng lúc.
- Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần.
- Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ còn
lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu
sai sót. Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố
để đưa trực quan ra.
VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.
“Khối gì xinh xắn
Sáu mặt hình vuông.
-Trang 9-


Bế hãy đoán xem.
Khối gì thế nhỉ?”
Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang
nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có
động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng các
câu truyện sáng tạo.

VD: Có một bạn thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn thỏ gặp cô và
bạn thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn thỏ nói gì
không nào?(Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Thỏ nói với cô
giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày
19/5 là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng .Tôi nói tiếp : Bạn thỏ cảm ơn các
bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/ 5 nên đã tặng lớp
mình một món quà ( món quà đó là một trò chơi ôn luyện cô chuẩn bị trước)
Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt
động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã
phát huy được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
tôi đặt câu hỏi?
+ Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ?
+ Bạn nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật?
Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
-Trang 10-


+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhóm nặn khối cầu, khối trụ.
+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy
màu tương ứng để dán các mặt khối, điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng
nhau tham gia vào các hoạt động.
Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã
tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “
Làm quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác,
sâu sắc và bền vững.
3. Sử dụng các trò chơi vào trong tiết học .
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt
động làm quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là
một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận

nhiệm vụ hoc một cách tự nhiên,nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. Trẻ
hào hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ.
- Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò
chơi học tập và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài
cho phù hợp.
Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà”, tạo nhóm,…
- Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép
đếm.

-Trang 11-


Ví dụ: Hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận
biết chữ số
- Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán,
tiết học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần
thoải mái nên có thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ
hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
4. Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp.
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày
đến trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được Tôi
đặc biệt quan tâm.
- Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý,
sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo chủ đề, theo nội dung từng bài.
- Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp cho hợp
lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
Ví dụ: Chủ đề động vật: Treo tranh về các con vật có số lượng và chủng loại
khác nhau cho trẻ đếm.
5. Tích hợp vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi
Ngoài các biện pháp trên ra cũng cần đan xen với các hoạt động trong

ngày, tôi tận dụng mọi thời điểm thích hợp trong hoạt động của trẻ ở trường
như:

-Trang 12-


+ Giờ thể dục sáng: Sau khi tập thể dục xong tôi cho trẻ điểm danh,
trẻ đếm số bạn trong tổ, so sánh tổ mình đi học có số bạn đi học đều nhiều hơn,
có bao nhiêu bạn, tổ nào có số bạn ít hơn. Qua đó trẻ được củng cố về số đếm và
quan tâm đến nhau hơn.
+ Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ tìm và đếm ở xung quanh trường, lớp,
đồ dùng đồ chơi và các loại cây có bóng mát, cây có hoa .....số lượng là bao
nhiêu.
+ Hoạt động chiều: vào giờ bình cờ trẻ đếm bao nhiêu bạn được cắm
cờ...
* Ngoài các biện pháp trên công tác tuyên truyền với phụ huynh cũng
không kém phần quan trọng vì vậy tôi tranh thủ những giờ đón, trả trẻ tôi trao
đổi với phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn và trao đổi về tình hình học
tập của trẻ, lên các nội dung dạy ở bảng thông tin để phụ huynh theo dõi và có
kế hoạch dạy thêm cho trẻ ở nhà.
* Đặc biệt tôi luôn cố gắng sưu tầm thật nhiều loại trò chơi, đồ dùng giàu
hình ảnh thu hút trẻ, luôn tạo những tình huống có vấn đề, bất ngờ để trẻ thu hút
trẻ.
II. KẾT QUẢ ĐƯỢC:
Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho trẻ 5- 6 tuổi

-Trang 13-


- Khi áp dụng hình thức này phù hợp với trẻ 5- 6 tuổi và có hiệu quả cao

trong công tác giảng dạy, trẻ tiếp thu bài một cách nhanh chóng các trò chơi, các
hình thức các hoạt động được trẻ thể hiện một cách dễ dàng.
Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử
dụng đồ dùng trực quan, các biện pháp nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen
với biểu tượng toán sơ đẳng.Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động tích cực, hăng hái giơ tay phát biểu
ý kiến.
- Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý

Phần %

Môn Làm quen với
toán
Khảo sát đầu năm

40%

90%
Khả năng nhận biết hình, khối, kích 90%
thước, số lượng trong phạm vi 10
Nhận biết hình khối, màu sắc, số lượng 10%
trong phạm vi 10 còn ở mức trung bình
Trẻ chưa nhận biết được màu sắc, hình 0%
khối xếp loại yếu
Kết quả

Tăng 50%
-Trang 14-



- Tổ chức thao giảng lồng ghép theo biện pháp nêu trên có hiệu quả.
- 100% trẻ thực sự thích thú khi làm quen với toán, tích cực tham gia chơi,
chơi thành thạo các trò chơi ...tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học. Từ đó
hoạt động làm quen với toán cuối năm đạt kết quả cao chiếm 90%.
- Có tác dụng dấy lên phong trào sưu tầm, sáng tác các trò chơi làm quen với
toán, đặc biệt hơn là đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh.
Trường và phụ huynh tham gia cùng nhà trường trong những hội thi, thao giảng,
hội giảng.
c. Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu trên cơ sở tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau: Việc hình thành biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi là một
trọng tâm những nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non.
Nhằm phát triển trí tuệ và các mặt khác của nhân cách toàn diện, góp phần quan
trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học toán ở phổ thông. Việc làm này không chỉ có
ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các trường Mầm non phải
đặc bịêt là các giáo viên Mần non cần nắm vững những nội dung chương trình
và thường xuyên mở rộng nội dung chương trình. Giáo viên không ngừng học
hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng
dạy. Kế hoạch tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian.
Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới mà còn phải
thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn
-Trang 15-


luyện, củng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về hình, khối và số lượng
cho trẻ và tôi luôn phải tìm tòi học hỏi, nội dụng mọi hoàn cảnh địa phương để
phát triển và nâng cao tay nghề, linh động trong quá trình dạy học, nhất là đồ
dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ đưa trẻ vào thế giới ham học, tìm tòi.
Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và xin ý
kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về cơ sở vật chất. Thực hiện tốt công tác

chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát
của hiệu trưởng.
Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo
cho trẻ hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đò chơi làm ra cô giáo phải tạo
môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi
cách cho trẻ được trải nghiệm hoà mình vào các đồ chơi mà trẻ được làm quen.
Thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi,
tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ.
Điều cần thiết nhất là cần phải biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh làm
tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng tình, từ
đó đưa con em mình ngày càng tiến bộ và có một lòng khao khát thích học,
không những môn “ Làm quen với toán” mà còn có ích cho các môn học khác
nữa.
Trên đây là các biện pháp mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy và
đạt kết quả rất khả quan
* Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
-Trang 16-


* Đối với trường:
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ hoạt động toán như: đồ
dùng trực quan, mô hình,
- Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ
giáo viên.
* Đối với Phòng Giáo dục:
- Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn,..
- Đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện hiện
nay.

- Quan tâm đặc biệt đến giáo viên, học sinh vùng khó khăn.

Vĩnh Lộc, ngày 22 tháng 05 năm 2015
Người viết

Trịnh Thị Mỹ Trân

-Trang 17-


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

-Lời tựa

Trang 1

-Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Trang 2,3,4,5,6,7,8,9

-Mục lục

Trang 10.

-Trang 18-



-Trang 19-


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: trường MN Hoa Hồng

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính mới: ............................................./30 điểm
- Tính hiệu quả: ...................................../35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: ...................../20 điểm
-Trang 20-


- Tính khoa học: ...................................../10 điểm
b) Về hình thức: ...................................../05 điểm
2. Xếp loại: ..........................................................

Bạc Liêu, ngày ..... tháng .... năm 20...
CHỦ TỊCH HĐKH

-Trang 21-



×