Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tìm hiểu pháp luật về Biên giới quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.61 KB, 15 trang )

Bài dự thi
“Tìm hiểu pháp luật về Biên giới quốc gia”
Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ? Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới
biển được quy định như thế nào?
Trả lời
a) Khái niệm về biên giới quốc gia:
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh
thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, bao
gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất
và trên không. ( Theo Giáo trình “Nghiệp vụ chung biên phòng”- Trường Đại
học Biên phòng).
b) Biên giới Quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tại Điều 1 Luật Biên giới Quốc gia của Quốc hội nước Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng
6 năm 2003 (Luật Biên giới Quốc gia nă m 2003) quy định:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường
và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo,
các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển,
lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
* Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
gồm:
Điều 5- Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
- Biên giới quốc gia được xác định bằng Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa
bằng hệ thống mốc quốc giới.
- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ
trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải
của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt


Nam và các quốc gia hữu quan.
- Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về
kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia
trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
1


- Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường
ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất
xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước
quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên
đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng
liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc
phòng và an ninh của đất nước.
Câu 2: Những hoạt động nào ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới
biển bị nghiêm cấm? Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt
động tại khu vực biên giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như
thế nào?
Trả lời:
a) Những hoạt động ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển
bị nghiêm cấm:

Tại Điều 21- Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ
nghiêm cấm các hoạt động sau đây ở khu vực biên giới đất liền:
- Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển
báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm;
- Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới;
- Xâm canh, xâm cư qua biên giới;
- Bắn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương rẫy trong vành đai biên giới;
- Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp, chỉ đường, chuyên chở, che
dấu bọn buôn lậu vượt biên giới trái phép;
- Khai thác trái phép lâm thổ sản và các tài nguyên khác;
- Buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma
túy, văn hóa phẩm độc hại và hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới;
- Săn bắn thú rừng qúy hiếm, đánh bắt cá bằng vật liệu nổ, kích điện, chất
độc và các hoạt động gây hại khác trên sông, suối biên giới;
- Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái;
- Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vực biên giới.
Tại Điều 34- Nghị định 161/2003/NĐ-CP, ngày 18/12/2003 của Chính
phủ nghiêm cấm các hoạt động sau đây trong khu vực biên giới biển:

2


- Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi băng hình hoặc đĩa hình, thu phát
vô tuyến điện ở khu vực có biển cấm;
- Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông
đường thủy;
- Khai thác hải sản, săn bắn trái với quy định của pháp luật;
- Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất, nhập cảnh trái phép;
- Đưa người, hàng hoá lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép;
- Phóng lên các phương tiện bay, hạ xuống các tàu thuyền, vật thể khác trái

với quy định của pháp luật Việt Nam ;
- Mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất
nổ, chất độc hại, ma tuý, hàng hoá, vật phẩm, ngoại hối;
- Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật khi chưa được phép của cơ quan có
thẩm quyền Việt Nam ;
- Bám, buộc tàu thuyền vào các phao tiêu hoặc có hành vi gây tổn hại đến
sự an toàn của các công trình thiết bị trong khu vực biên giới biển;
- Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường;
- Các hoạt động khác vi phạm pháp lụât Việt Nam .
b) Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại
khu vực biên giới đất liền phải chấp hành các quy định sau đây của pháp
luật
+ Đối với công dân Việt Nam.
* Những người được cư trú ở khu vực biên giới:
Tại Điều 4- Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ
quy định:
- Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
- Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu
vực biên giới.
- Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm
việc thường xuyên ở khu vực biên giới.
* Những người không được cư trú ở khu vực biên giới:
- Người không thuộc diện quy định được cư trú ở khu vực biên giới nêu trên.
- Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở
khu vực biên giới.
- Người nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác).
Tại Điều 5 - Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ
quy định:
3



- Công dân có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới được cấp giấy chứng
minh nhân dân biên giới theo quy định của pháp luật.
Tại các Khoản 1, 2, 3, Điều 6 - Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày
18/8/2000 của Chính phủ quy định:
- Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh
nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.
- Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ
chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân
hoặc chứng minh của quân đội, công an.
Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
* Những người sau đây không được vào khu vực biên giới:
- Người không có giấy tờ theo quy định nêu trên.
- Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế
ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới)
+ Đối với người nước ngoài:
Tại các Khoản 1, 2, 3, Điều 7- Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày
18/8/2000 của Chính phủ quy định:
- Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực
biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm
trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Công an cấp tỉnh
nơi tạm trú cấp. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài
vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và cử cán
bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh nơi
đến.
- Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy
định và phải trực tiếp trình báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền sở tại để
thông báo cho Đồn Biên phòng.

- Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của Đoàn cấp cao vào khu
vực biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm việc với
Đoàn) cử cán bộ đi cùng Đoàn để hướng dẫn và có trách nhiệm thông báo cho Cơ
quan công an và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.
- Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực biên giới Việt Nam của
những người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về
Quy chế biên giới giữa hai nước.
Câu 3: Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia
và chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của
tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia?
4


Trả lời:
a) Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên
giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc
gia; tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn
xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng đấu tranh phòng
ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
- Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm
chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại
phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi
gần nhất.
- Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm
vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu
vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.
- Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực

lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong
hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã
hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
- Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc
gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới,
giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các
hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực
biên giới phải báo cho đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan
nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng xử lý theo
quy định của pháp luật.
b) Chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản
của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia :
Điều 32
Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được sử dụng vũ khí,
công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng theo quy định của
pháp luật.
Điều 33
1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người
được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới
quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính
5


sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến
đấu.
3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền
huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị
thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 34
1. Hàng năm, Nhà nước dành ngân sách thích đáng bảo đảm cho hoạt động
xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho
hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều 38 . Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia thìđược khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật.
*Liên hệ thực tế bản thân:
Công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luôn được sự quan tâm đặc
biệt của toàn xã hội, điều đó đã tạo ra môi trường hết sức thuận lợi để họ có điều
kiện phát triển toàn diện, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cho mỗi công dân cần
tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt sâu
sắc quan điểm của Đảng: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc, của cả hệ thống chính trị… bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời…”, với
quyết tâm của toàn Đảng là “làm sao cho kinh tế phải vững, quốc phòng phải
mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân
tộc là một khối thống nhất”, đòi hỏi cả dân tộc mà nhất là thế hệ thanh niên Việt
Nam hiện nay - người chủ tương lai của đất nước cần quán triệt và thực hiện tốt
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, để phát huy vai trò, trách nhiệm của
thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hiện nay, bản thân là một giáo viên và cũng là một đoàn viên thanh

niên nên tôi cần thực hiện tốt một số nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên
truyền, giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đây là nhiệm vụ nên tảng quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
6


hội chủ nghĩa. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở các cấp, các ngành, địa phương,
nhà trường và xã hội tuy đã đạt được kết quả khả quan, nhất định.
Là giáo viên đang trực tiếp giáo dục thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta cần
phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu
sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên
cơ sở đó để giáo dục, xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân
tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa cho các thế hệ học sinh.
Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên tham gia tích cực vào
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Ngày nay, trước sự tác động mạng mẽ của mặt trái kinh tế thị trường, hội
nhập kinh tế quốc tế, âm mưu của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng đến tâm tư,
tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ. Vì vậy, việc quan trọng và cấp thiết hiện nay
để “phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm
năng to lớn, lòng nhiệt huyết của các tầng lớp thanh niên… tạo môi trường thuận
lợi để thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình” . Bản thân là
một bí thư chi đoàn cần tập hợp, tổ chức cho thanh niên tham gia vào các hoạt
động thiết thực, bổ ích như thông qua các phong trào: “Thanh niên với nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Khi Tổ quốc cần”; “Nghĩa tình biên giới,
hải đảo”; “Vì Trường Sa thân yêu”; “Góp đá xây Trường Sa”; “Tuổi trẻ hướng về

biển, đảo của Tổ quốc”; “Viết thư gửi lính đảo Trường Sa”; “Vì biển đảo thân
yêu”; “Trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc”; “Em yêu biển đảo Việt Nam” và tổ
chức thực hiện tốt Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng,
xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong thanh niên Quân đội… Với những hoạt động
thực tiễn sẽ góp phần khơi dậy niềm vinh dự, tự hào, nâng cao nhận thức, vai trò
và trách nhiệm của đoàn viên thanh niên chi đoàn trường Tiểu học Pháo Đài 2 nói
riêng và đoàn viên thanh niên Việt Nam nói chung đối với nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ ba, nhiệm vụ thường xuyên và mang tầm ý nghĩa của một giáo viên vô
cùng quan trọng là giúp các em học sinh thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và
bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân
trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản thân cùng với
học sinh thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng - an ninh; hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
trong thời gian công tác và học tập tại đơn vị, địa phương.

7


Thứ tư, sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước
và người có thẩm quyền huy động, động viên. Giáo dục học sinh tinh thần sẵn
sàng tự nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà
nước yêu cầu. Bản thân tích cực, tự giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục
vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới,
hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật biên giới
quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 4: Việc tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên biển được Luật Biển Việt Nam

năm 2013 quy định như thế nào?
Trả lời:
Quy định về tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ là:
Tại điều 33 Luật Biển Việt Nam đã quy định rõ:
1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy
hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi
điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay trung tâm phối
hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần
nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết.
2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay
nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần
được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu
giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và
không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của
mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết.
3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật
Việt Nam , pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và
tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm,
cứu nạn, khắc phục hậu quả.
4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc
thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn
hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp.
5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang
hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện
thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó.
Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong
trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm
kiếm, cứu nạn.
6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải
theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu

hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với
các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
8


7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm,
cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều
ước Quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Câu 5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như thế nào là quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ? Việt Nam có chính sách bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài như thế nào ?
Trả lời:
* Quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài
1. Khái niệm:
Luật Hôn nhân và gia đình không định nghĩa cụ thể về kết hôn có yếu tố
nước ngoài nhưng có thể hiểu kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ thực
hiện việc kết hôn để xác lập quan hệ vợ chồng trong các trường hợp:
- Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
- Người nước ngoài kết hôn với nhau ở Việt Nam
- Công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài
2. Điều kiện kết hôn trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Theo quy định tại Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì:
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết
hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người
nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ

quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn.
Như vậy, các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam được áp dụng cho bên nam hoặc nữ là công dân Việt Nam hoặc
khi việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tiến hành tại Việt Nam. Theo đó, hai bên
nam nữ muốn kết hôn với nhau phải đáp ứng các điều kiện sau đây theo điều 8
của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
2.1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2.2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính.
3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

9


Theo Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt
Nam, thực hiện đăng ký kết hôn cho các trường hợp sau:
+ Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở
nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam,
thực hiện đăng ký kết hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc
chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp

luật về cư trú.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên là
người nước ngoài, thực hiện đăng ký kết hôn nếu họ có yêu cầu đăng ký kết hôn
với nhau tại Việt Nam.
Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng có thẩm quyền thực
hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp cụ thể sau:
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và việc kết hôn
được tiến hành ở nước ngoài, nếu việc đăng ký kết hôn đó không trái với pháp
luật của nước sở tại.
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau, nếu họ
có yêu cầu.
4. Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:
1. Theo Điều 7 Nghị định 24/2013/NĐ-CP quy định: “Hồ sơ đăng ký kết
hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác
nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng,
tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người
nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp
chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người
không có vợ hoặc không có chồng;
Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác
nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện
tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước
ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không
mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình;
d) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy
chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong

nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư
trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
10


đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở
trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với
người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên
nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang
hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy
xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác
nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí
mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;
b) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn
đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn
phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài cấp;
d) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có
giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều
kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;
đ) Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ
tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung giấy
xác nhận của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
về việc công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu

tố nước ngoài trong hồ sơ đăng ký kết hôn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.”
5. Trình tự thủ tục giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
a) Nộp, tiếp nhận hồ sơ.
Theo Điều 8 Nghị định 24/2013/NĐ-CP thì Hồ sơ đăng ký kết hôn do một
trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt
Nam hoặc cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ
sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày
trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ
hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy
đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ
họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng
dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
11


Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định ở trên cũng được áp dụng khi tiếp nhận
hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công
nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại
Nghị định này, trừ quy định về việc ghi ngày phỏng vấn .
b) Giải quyết việc đăng ký kết hôn
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư
pháp có trách nhiệm:
- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam,
nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mức độ hiểu biết

nhau của hai bên nam, nữ. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì
Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Trình tự phỏng vấn đối với người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước
ngoài theo Điều 10 Thông tư số 22/2013/TT-BTP Quy định chi tiết và hướngdẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CPđược thực hiện như sau:
1. Sở Tư pháp cử cán bộ tiến hành phỏng vấn đối với người có yêu cầu cấp
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Khi phỏng vấn cán bộ Sở Tư pháp cần làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết
hôn của công dân Việt Nam; sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh
gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà
người nước ngoài cư trú.
2. Kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn bên công dân Việt Nam cho thấy
thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Sở Tư pháp yêu cầu bên người nước
ngoài về Việt Nam để phỏng vấn làm rõ:
a) Hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên;
b) Người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ
hoặc chồng là công dân Việt Nam;
c) Công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh
cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán,
văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người
nước ngoài cư trú;
d) Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho biết sẽ không
có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước
ngoài.
3. Kết quả phỏng vấn phải ghi thành văn bản, có chữ ký của người phỏng
vấn, người được phỏng vấn.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải
nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên

dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn
bản phỏng vấn.

12


Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn không hiểu biết về hoàn
cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được
thực hiện sau 30 ngày, kể từ ngày đã phỏng vấn trước.
Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có
khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết
hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi
khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam, nữ hoặc
giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện xác minh làm rõ.
Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan
công an, Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản sao
01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn (bản sao không cần chứng thực) gửi cơ quan công an
cùng cấp đề nghị xác minh.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư
pháp, cơ quan công an thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng
văn bản cho Sở Tư pháp.
Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ
kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề
xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định,
kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của
Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ
điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại
Điều 12 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng
nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản
nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.( Điều 10 Nghị
định 24/2013 NĐ-CP)
6. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
a) Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam:
Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày,
kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn
được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy, thời gian tối đa để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem
xét, giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam là không quá 25 ngày làm việc.
Ở đây cần lưu ý thời hạn nêu trên được tính từ ngày một trong hai bên nộp đầy đủ
hồ sơ, Sở Tư pháp đã kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ đó một cách đầy đủ, đồng thời hai
bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định.
b) Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện:
Việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
được giải quyết trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện
nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
13


Trường hợp cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh thì thời
hạn được kéo dài không quá 35 ngày.
*Quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Khái niệm:
Theo quy định tại Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án." Như vậy, có thể hiểu ly hôn là việc chấm dứt quan
hệ vợ chồng trước pháp luật trên cơ sở sự tự nguyện của ít nhất một bên trong
quan hệ vợ chồng. Bên cạnh đó, theo pháp luật Việt Nam thì cơ sở pháp lý để

chấm dứt quan hệ hôn nhân là một bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu
lực pháp luật.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể được nhận biết thông qua một trong ba
dấu hiệu sau đây:
+ Về chủ thể: một trong các bên chủ thể của quan hệ ly hôn là người nước
ngoài. Người nước ngoài được hiểu là tất cả những người không có quốc tịch
Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch và
người có nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch Việt Nam.
+ Căn cứ ly hôn xảy ra ở nước ngoài: ví dụ cả hai bên vợ chồng đều là
người Việt Nam nhưng đã kết hôn ở nước ngoài nay xin ly hôn tại Việt Nam.
Trong vụ việc này, căn cứ để giải quyết ly hôn là việc kết hôn được tiến hành ở
nước ngoài nên vụ việc mang yếu tố nước ngoài.
+ Tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài: Cũng giống như yếu
tố thứ hai, mặc dù chủ thể là công dân Việt Nam nhưng tài sản chung của hai vợ
chồng không nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà ở nước ngoài thì quan hệ đó cũng
được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong ba dấu hiệu trên thì dấu hiệu về chủ thể là dấu hiệu thường xuyên
được bắt gặp nhất trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước
ngoài. Trên thực tế, các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài mà tòa án Việt Nam hay
giải quyết là vụ việc xảy ra giữa một công dân Việt Nam đã kết hôn với một
người nước ngoài.
2. Các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn có yếu tố nước
ngoài:
Khi quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh, có nhiều hệ thống luật
của các nước khác nhau có thể dùng để giải quyết quan hệ đó. Để giải quyết xung
đột pháp luật này, nguyên tắc luật quốc tịch và nguyên tắc luật nơi cư trú của
đương sự hay được áp dụng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định
một số nguyên tắc cơ bản sau đây để giải quyết xung đột pháp luật trong vụ việc
ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Điều 127 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người
nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
14


2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt
Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật
của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú
chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuântheo
pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
* Quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở
Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm
con nuôi.
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Luật hôn nhân gia đình cũng quy định thêm: Người nước ngoài xin nhận
trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con
nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước
mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.
Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã
được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại
Việt Nam.

Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm
phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
2. Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực
hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm
dứt nuôi con nuôi được xác định theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi
và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước
nơi thường trú của con nuôi.
Ngoài ra thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài cũng như điều
kiện với người nhận con nuôi cũng như trình tự,thủ tục nhận con nuôi được quy
định cụ thể trong Luật nuôi con nuôi và các văn bản pháp luật liên quan khác.

15



×