Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Đánh giá điều kiện hình thành đất và suy thoái đất ở tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài nghiên cứu, tôi vô cùng cảm ơn sâu
sắc tới cô hướng dẫn khoa học Th.S Vũ Thị Hằng và các thầy cô giáo trong Khoa Địa
lý – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã quan tâm theo dõi, hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình, giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Trung – Phòng Đăng kí và Thống
kê nhà đất, phòng Bản đồ đất – Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình đã cung
cấp, giúp đỡ về mặt số liệu, tài liệu cho tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Sinh viên nghiên cứu

Nguyễn Thanh Thủy


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia,
là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất.
Ngay phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân
ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày
nay”. Đúng như vậy, nước ta giàu nguồn tài nguyên quý giá này nhưng ngày nay với
sự phát triển của xã hội nguồn tài nguyên này đã dần bị suy thoái .
Thoái hóa đất và hoang mạc hóa đang là một vấn đề môi trường mang tính toàn
cầu, không chỉ làm mất đi năng suất sinh học, đe dọa tới an ninh lương thực thế giới
dẫn tới đói khát, di dân, bất ổn định xã hội mà còn làm suy thoái hủy diệt hệ sinh thái,
làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) trong
những năm gần đây cho biết, tình trạng thoái hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây
trồng giảm và có thể đe dọa đến an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số toàn thế


giới. Ở nước ta vấn đề này là một vấn đề cấp thiết đang được quan tâm.
Quảng Bình là một trong những tỉnh đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ, nơi đây
có hiện tượng thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ. Tỉnh Quảng Bình nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều và tập trung, là khu vực nằm phía Đông dãy Trường Sơn
có địa hình hẹp, sông ngắn dốc và có đường bờ biển dài. Địa hình đồi núi chiếm trên
75% diện tích tự nhiên. Quảng Bình có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và chịu ảnh
hưởng nhiều của hiện tượng tự nhiên cực đoan như xói mòn đất, hạn hán, bão, lũ lụt,
lũ quét… từ đó hội tụ nhiều yếu tố gây thoái hóa đất. Đề tài nghiên cứu tập trung làm
rõ nguyên nhân, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến thoái hóa đất là hết sức cần
thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lòng mong muốn của một người con quê
hương Quảng Bình được góp phần vào việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng có hiệu
quả và giảm sự thoái hóa quỹ đất ở tỉnh nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá điều
kiện hình thành đất và suy thoái đất ở tỉnh Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu
khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2


Đề tài đánh giá điều kiện hình thành và suy thoái đất ở tỉnh Quảng Bình nhằm
để nghiên cứu các điều kiện hình thành đất, thực trạng và nguyên nhân – mức độ thoái
hóa đất, từ đó đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất của tỉnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận về đất đai, các điều kiện hình thành và thoái hóa đất.
- Nghiên cứu, phân tích các loại đất, hiện trạng sử dụng và thoái hóa đất ở tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp khả thi sử dụng và cải tạo đất theo quan điểm bền vững
tại tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhóm đất ở tỉnh Quảng Bình, các điều
kiện hình thành và sự suy thoái tài nguyên đất của tỉnh.
5. Quan điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự biến động của một đơn vị lãnh thổ đều được sinh ra từ hệ quả của mối tác
động qua lại giữa các hợp phần địa lí tự nhiên và nhân văn theo không gian và thời
gian. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đề tài cần phải phân tích số liệu, tư liệu trong
các thời điểm nhất định, gắn với từng giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử cụ thể để nghiên
cứu điều kiện hình thành, tình hình sử dụng và thoái hóa đất của tỉnh Quảng Bình, từ
đó làm cơ sở định hướng sử dụng đất hợp lí mang lại hiệu quả.
5.2. Quan điểm hệ thống
Tự nhiên và kinh tế xã hội là một thể tổng hợp do nhiều yếu tố tạo nên. Tất cả
các yếu tố đó nằm trong một hệ thống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính quan
điểm này giúp chúng ta thấy rõ rằng khi nghiên các điều kiện tự nhiên hay kinh tế xã
hội đối với một lãnh thổ thì phải đặt chúng trong mối quan hệ liên ngành và liên vùng.
Để nghiên cứu được điều kiện hình thành, hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Quảng Bình
cần đặt nó trong mối tương quan với các vùng lân cận và cả nước để so sánh, phân
tích, từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
5.3. Quan điểm tổng hợp
Tất cả các hiện tượng sự vật địa lí đều chịu sự tác động tổng hợp toàn diện về
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội với quy luật
phân bố, biến động cũng như những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp
phần của tổng thể địa lí. Đối với đề tài nghiên cứu, việc xây dựng định hướng và đề
xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí đất đai được dựa trên quan điểm tổng hợp,
tức là dựa trên tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, các chính sách, các định

3


hướng phát triển về kinh tế xã hội của nhà nước để xây dựng những giải pháp đúng
đắn và thiết thực nhất.
5.4. Quan điểm lãnh thổ
Tài nguyên đất, điều kiện hình thành, đặc điểm, tính chất sự thoái hóa của đất ở

mỗi vùng khác nhau dẫn đến tình hình sử dụng đất cũng khác nhau. Do đó khi nghiên
cứu đề tài cần quán triệt quan điểm lãnh thổ để tìm ra sự khác biệt với các lãnh thổ
khác và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các lãnh thổ.
5.5. Quan điểm phát triển bền vững
Nghiên cứu điều kiện hình thành, suy thoái đất phải dựa trên quan điểm phát
triển bền vững lâu dài, nhằm có biện pháp sử dụng tài nguyên đất hợp lí, mang lại hiệu
quả kinh tế, đồng thời giữ gìn được tài nguyên đất cho thế hệ tương lai.
5.6. Quan điểm định lượng của FAO-UNESCO
Quan điểm phân loại và đánh giá đất của FAO-UNESCO là sự thống nhất quốc
tế trong phân loại đánh giá đất thế giới cũng như ở mỗi Quốc gia, mỗi vùng. Đất được
xác định sắp xếp theo cơ sở chuẩn hóa định lượng tầng phát sinh và định lượng tính
chất dựa trên phương pháp định lượng. Quan điểm này đã được áp dụng xây dựng bản
đồ đất Việt Nam tỉ lệ 1/1 triệu do Hội Khoa học đất Việt Nam chủ trì từ 1995. Một số
địa phương cũng đã áp dụng quan điểm này trong nghiên cứu đất trong dó có Quảng
Bình với bản đồ tỉ lệ 1/100000 năm 2003. Đây là cơ sở tốt cho nghiên cứu đất theo
hướng định lượng hóa của tỉnh.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề tài vận dụng các quan điểm địa lí tổng hợp, quan điểm hệ thống và quan
điểm phát triển bền vững cùng với các phương pháp hiện đại để nghiên cứu điều kiện
hình thành, hiện trạng và sự thoái hóa đất của tỉnh thì các kết quả nghiên cứu của đề tài
là một trong những dữ liệu khoa học phản ánh tình trạng sử dụng và thoái hóa đất
vùng nhiệt đới. Quảng Bình nằm trong vùng sinh thái đặc thù của Việt Nam bởi vậy
kết quả nghiên cứu đóng góp thêm cơ sở khoa học phản ánh tính chất này.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có ý nghĩa thực tiễn trong việc hiểu rõ
thêm được các điều kiện hình thành đất, phản ánh vấn đề sử dụng, thoái hóa đất hiện
đang diễn ra nghiêm trọng và lan rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các kết quả
nghiên cứu phục vụ cho công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
Quảng Bình và đưa nền kinh tế phát triển bền vững theo tiến trình phát triển chung của
đất nước.
7. Lịch sử nghiên cứu đề tài

4


Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ, nhằm đảm bảo tạo lập cơ
sở cho công tác quản lí, quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lí, mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội cao.
Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới những khía cạnh khác
nhau liên quan đến hướng nghiên cứu đề tài:
- Đề tài “Đánh giá tài nguyên đất theo phương pháp FAO phục vụ cho quy
hoạch phát triển nông-lâm nghiệp ở vùng đồi núi Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình” của
nhóm tác giả Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng, Nguyễn Quang Tuấn, Phạm Bá
Tuấn. Đề tài này đã nghiên cứu được rằng: “ Vùng đồi núi Lệ Ninh có diện tích rộng
lớn với sự phức tạp về địa hình và đất đai nên lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và đã
tạo thành 112 đơn vị đất đai. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thì việc đánh giá,
phân hạng đất đai theo quy trình của FAO là rất cần thiết. Kết quả đánh giá phân hạng
dựa trên 8 chỉ tiêu cho 4 loại hình sử dụng chính là cơ sở cho quy hoạch phát triển
nông, lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu. Với điều kiện địa hình, khí hậu và thổ
nhưỡng như ở vùng đồi núi Lệ Ninh thì việc phát triển các mô hình nông, lâm kết hợp
phù hợp với điều kiện sinh thái sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ được đất đai”.
- Đề tài “Một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, đề
xuất các giải pháp sử dụng hợp lý” của ThS Nguyễn Hoài Thu Hương (ĐH Khoa Học)
trình bày điều kiện hình thành đất tỉnh Quảng Bình; Đánh giá đặc điểm các nhóm đất
chỉnh của tỉnh; nêu lên hiện trạng sử dụng đất; đề xuất một số giải pháp hạn chế suy
thoái tài nguyên đất và sử dụng đất hiệu quả.
-Đề tài “ Hiện trạng và định hướng phát triển sử dụng đất ở Thành phố Đồng
Hới,tỉnh Quảng Bình đến năm 2020” của tác giả Trần Thị Ngọc Thùy (ĐHSP Huế ), ở
đề tài này tác giả đã nêu lên các nhóm đất chính, đặc tính và hiện trạng sử dụng các
nhóm đất; từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất đến
năm 2020.

-Đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất phục vụ quy hoạch cây công nghiệp lâu năm
ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lưu Thị Phước (năm 2012), thông
qua đề tài này tác giả đã làm nổi bật được các điều kiện hình thành đất, các nhóm đất
chính phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm của huyện, qua đó đề xuất
các giải pháp để sử dụng hợp lí và phát triển bền vững.
5


-“Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”, của tác giả Văn Thị Hòa, Khóa luận tốt nghiệp
Đại học sư phạm Huế, Đại học Huế 2008.
-Sách Đất và môi trường của các tác giả Lê Văn Khoa ( chủ biên), Nguyễn
Xuân Cự, Lê Đức, Trần Cẩm Vân (tháng 4 – 2000), sách này các tác giả đã nghiên cứu
về 2 phần chính đó là sự hình thành đất, các tính chất đất (vật lí, hóa học, sinh học,…)
và các vấn đề môi trường ( hiện tượng xói mòn, ô nhiễm môi trường đất,…)
-Đề tài: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất
đai nông-lâm-nghiệp tỉnh Yên Bái” của tác giả Nguyễn Đức Tuấn (Luận văn Thạc sỹ
địa lí – 2006), ở tác phẩm này tác giả đã nghiên cứu rõ các điều kiện tự nhiên để dình
thành đất, và có các phương hướng định hướng sử dụng đất hợp lí để phát triển kinh tế
tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững.
Tuy vậy, cho đến nay việc nghiên cứu điều kiện hình thành và suy thoái tài
nguyên đất của tỉnh Quảng Bình chưa có công trình nào đề cập đến một cách chi tiết
và có hệ thống. Tác giả đi sâu nghiên cứu về “ Điều kiện hình thành và thoái hóa đất
tỉnh Quảng Bình” giúp hiểu sâu sắc hơn các điều kiện hình thành đất, các nhóm đất và
tình trạng thoái hóa đất ở tỉnh nhà, góp phần làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng
đất hợp lí, bền vững ở tỉnh Quảng Bình.
8. Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập, xử lí các tài liệu: Tạp chí và báo cáo khoa học tỉnh , các tài liệu liên
quan,…Phương pháp này sẽ đưa lại cho người nghiên cứu những thông tin chính xác,
các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Sau đó tiến hành phân

tích và xử lí tài liệu, số liệu để tìm ra những lập luận cần thiết cho nội dung đề tài.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu
Vận dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp thu thập xử lí số liệu, tài
liệu làm cơ sở để phân tích hiện trạng sử dụng đất, thoái hóa đất của tỉnh Quảng Bình,
từ đó xây dựng các định hướng và giải pháp sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.
-Phương pháp thực địa
Để rút ra những kết luận chuẩn xác cho đề tài tôi tiến hành so sánh đối chiếu tài
liệu, số liệu tham khảo với thực tế một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (ở khu
vực Thành phố Đồng Hới và huyện Lệ Thủy). Tiến hành khảo sát, đo đạc và thu thập
các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất
theo đề cương đã vạch ra.

6


-Phương pháp bản đồ: Bản đồ địa chất, bản đồ phân loại đất tỉnh Quảng Bình,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỉ lệ 1/100.000 của tỉnh Quảng Bình,…
Từ các tài liệu thu thập được, kết hợp các bản đồ tự nhiên, bản đồ đất đai để tìm
hiểu hiện trạng sử dụng đấtvà thoái hóa của tỉnh Quảng Bình.
-Phương pháp chuyên gia
Việc tranh thủ ý kiến của cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền, cán
bộ sở tài nguyên môi trường, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực đất đai là những thông
tin quý để vận dụng vào nghiên cứu, rút ngắn được quá trình điều tra phức tạp, mang
lại hiệu quả cao, đồng thời tranh thủ ý kiến của các giáo viên hướng dẫn.
9. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về mặt không gian: nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Về mặt thời gian: Giai đoạn 1995-2013
- Về mặt nội dung: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đất đai, điều kiện hình
thành và thoái hóa đất ở tỉnh Quảng Bình.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH ĐẤT Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Quảng Bình nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới đặc thù chuyển tiếp giữa Bắc và
Nam và có vị trí địa lí kinh tế - xã hội quan trọng đối với cả nước.

7


Hình 1.1: Bản đồ tự nhiên Quảng Bình (Nguồn: internet)
Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ địa lí từ 16 055’08” đến 18005’02” vĩ độ Bắc
và từ 105036’55” đến 106059’37” kinh độ Đông.
Ranh giới phía Bắc, Quảng Bình giáp Hà Tĩnh với chiều dài 136,5 km, phía
Nam giáp Quảng Trị với chiều dài 78,8km, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài
đường bờ biển là 126km và phía Tây giáp Lào với đường biên giới dài 201,9km. Nét
đặc biệt là Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất của lãnh thổ nước ta. Tại Đồng Hới, chiều
ngang từ Tây sang Đông không vượt quá 50km.
1.2. Điều kiện địa chất – đá mẹ thành tạo đất
1.2.1. Lịch sử hình thành các đơn vị kiến tạo khu vực
• Các đơn vị kiến tạo khu vực:
Quảng Bình nằm trong hai đới: Trường Sơn và Hoành Sơn được mô tả cụ thể
như sau:
- Đới Trường Sơn: Quảng Bình nằm ở phần giữa của đới Trường Sơn trong
phạm vi đới này bao gồm hai khối nâng: Đồng Hới, CaXen và khối sụt Phong Nha –
Quy Đạt.

8



+ Khối nâng Đồng Hới lộ ra ở phía Đông Nam còn khối nâng CaXen lại lộ ra ở
phần tây bắc. Chúng được thành tạo bởi trầm tích lục nguyên dạng flis xen phun trào
axit, andezit bị biến chất, biến mạnh ó tuổi từ Cambri – Silua. Ở phía đông khối nâng
Đồng Hới nằm phủ lên nó là các thành tạo lục nguyên xen than nâu có tuổi Neogen và
trần tích hệ Thứ tư. Ở phía tây nam khối nâng CaXen bị các trầm tích màu đỏ Kreta
thuộc tầng cấu trúc Mezozoi trên nằm không chỉnh hợp. Tham gia vào khối nâng còn
có các khối granitoit thuộc phức hệ Trường Sơn xuyên lên ở phần trung tâm (khối
Đồng Hới) và các rìa cánh (khối CaXen).
+ Nằm kẹp giữa hai khối nâng nơi trên là khối sụt Phong Nha – Quy Đạt được
đặc trưng bởi thành hệ lục nguyên xen cacbonat có tuổi Devon sớm và muộn. Nằm
không chỉnh hợp lên các trầm tích này là các đá thuộc phức hệ thành hệ cấu trúc tạo
nên Paleozoi trên. Tham gia vào khối sụt này còn có các trầm tích màu đỏ Kreta phủ
trên và cuối cùng là các thành tạo trầm tích hệ Thứ tư.
- Đới Hoành Sơn:
Quảng Bình nằm ở đông nam của đới Hoành Sơn. Đới này trong phạm vi
nghiên cứu có đặc điểm: móng của nó là các thành tạo lục nguyên dạng flis xen phun
trào axit thuộc tầng cấu trúc giữa Ocdovic – Silua, phần trên phủ lên móng của nó là
các lục nguyên xen phun trào axit của tầng cấu trúc Mezozoi trên và trên cùng là các
thành tạo hệ Thứ tư thuộc tầng cấu trúc Kaizozoi. Ngoài ra còn có khối xâm nhập
granit: Mỹ Sơn thuộc phức hệ Nậm Kiềm tham gia vào đới này.

9


Hình 1.2: Bản đồ địa chất Việt Nam khu vực Bắc Trung Bộ (Nguồn: internet)
• Sơ lược lịch sử phát triển kiến tạo:
Lịch sử phát triển kiến tạo của Quảng Bình từ Cambri đến Đệ Tứ có thể chia ra
3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn địa máng trên vỏ lục địa Paleozoi sớm – giữa có 3 phụ giai đoạn:
+ Phụ giai đoạn Є– O:

Vào đầu phụ giai đoạn, lãnh thổ bắt đầu bị sụt lún cho đến Ocđovic. Kết quả là
lắng động một tầng trầm tích gồm các thành tạo lục nguyên – cacbonat bị biến chất
thành đá phiến thạch anh 2 mica có xilimanit, quaczit vôi, cát kết dạng quaczit thuộc
hệ tầng A Vương. Hoạt động phun trào yếu ớt, cuối Ocdovic,vùng được nâng lên song
các đá của hệ tầng A Vương ít bị uốn nếp, cấu trúc vùng thay đổi ít.
+ Phụ giai đoạn O3 – S:
Vào đầu o3, lãnh thổ lại tiếp tục sụt lún mở đầu là sự lắng đọng tầng trầm tích
gồm: cuội, đá quaczit, quaczit vôi, silic màu đen, cát kết và đá phiến thạch anh mica,
đá phiến xerixit, đá lục nguyên quaczit tướng biển nông. Hoạt động macma yếu, chỉ có
phun trào axit, andezit. Cuối so lãnh thổ được nâng lên yếu thể hiện bằng sự thay đổi
tướng hạt mịn đến hạt thô có ít cacbonat thuộc môi trường biển nông ven bờ và móng
bị granit hóa nóng chảy tạo nên các lò macma ở vỏ.
+ Phụ giai đoạn D:
10


Do hoạt động kiến tạo sự phân dị trọng lực làm cho macma axit ở vỏ lên trên,
kết quả là tạo nên hai khối dâng dạng Vòm Đồng Hới, CaXen. Các đá bị biến chất vò
nhàu , uốn nếp, sự xuyên lên của macma vỏ dẫn đến hình thành granitoit cuối D đầu C
thuộc phức hệ Trường Sơn. Cùng vớ sự nâng lên của vùng Đồng Hới, CaXen, Hoành
Sơn vùng Quy Đạt bị sụt lún mạnh mẽ và được lấp đầy các trầm tích lục nguyên –
cacbonat thuộc tướng biển nông ven bờ. Kết thúc vận chuyển macma vỏ, không còn
xảy ra hiện tượng nâng lên sụt lún nữa và đến cuối D, chế độ địa máng kết thúc và
vùng chuyển sang giai đoạn tựa nền Paleozoi muộn.
- Giai đoạn nền Paleozoi muộn:
Vào đầu C, lãnh thổ bước vào giai đoạn tựa nền. Đới Hoành Sơn được nâng lên,
đới Trường Sơn được lún xuống. Phía tây nam Rào Nậy sụt xuống và được lấp đầy
trầm tích C-P gồm: cuội, đá lục nguyên chứa than, đá lục nguyên có voi, đá lục nguyên
màu xám, đá vôi phân tầng. Ở đới Hoành Sơn có khối granit Rào Mốc xuyên lên hệ
tầng Sông Cả và hệ điệp Đông Đầu phủ. Sau giai đoạn này toàn vùng bước sang giai

đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn tạo núi sau nền Mezozoi – Kaizozoi: có 3 phụ giai đoạn
1.2.2. Đá mẹ (mẫu chất) thành tạo đất:
Hệ quả của địa chất lịch sử kiến tạo trên đã để lại cho Quảng Bình một tập hợp
đất mẹ đa dạng. Đá mẹ hình thành đất ở Quảng Bình phân bố thành từng vùng tương
đối rõ. Chúng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành tạo và đặc điểm của đất. Sau đây là
đặc điểm của một số loại đá mẹ hình thành đất chính ở tỉnh Quảng Bình:
1.2.2.1. Đá macma
Đá macma ở tỉnh Quảng Bình có hai nhóm đá chủ yếu sau đây:
• Nhóm đá macma axit (granit):
Nhóm đá macma axit phân bố ở các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng
Trạch và Lệ Thủy, gồm các loại đá granit: granit biotit, granit 2 mica, granit sáng màu,
granit togơnai – biotit – plagiogranit, granit aplit,…
Các loại đá granit nói trên được hình thành do các phản ứng xảy ra trong lòng
đất và hình thành nên được các khối xâm nhập granitoit Đồng Hới, CaXen thuộc phức
hệ Trường Sơn và khối xâm nhập granit Mỹ Sơn thuộc phức hệ Nậm Kiềm. Đá có
màu xám sáng hoặc xám hơi vàng, các tinh thể thạch anh nổi rõ. Có thể quan sát nhiều
tảng đá ven đường và sản phẩm dốc tụ xuống thung lũng có nhiều cát, sạn thạch anh.
• Nhóm đá macma trung tính:
Đá macma trung tính ở Quảng Bình chỉ có một loại là pocfiarit có diện tích nhỏ
phân bố ở 2 xã Kim Thủy và Ngân Thủy huyện Lệ Thủy. Đặc điểm chung của đá là có
11


hàm lượng oxit sắt cao (9-10%), trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ
phong hóa dày hàng chục met và có màu nâu đỏ rực rỡ, tầng đất đồng nhất, tơi xốp, có
cấu trúc viên hạt, độ phì nhiêu khá.
1.2.2.2. Đá trầm tích.
Đá trầm tích ở Quảng Bình gồm có các loại đá chủ yếu sau đây:
• Đá vôi: Đá vôi thuộc Điệp Rào Chan, Điệp Mục Bài, hệ tầng Cò Bai, Điệp

Đông Thọ, Điệp Cát Đằng, Điệp La Khê, hệ tầng Khe Giữa và phân bố chủ yếu ở phía
tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và phía nam huyện Minh Hóa. Thành phần khoáng
vật chủ yếu của đá vôi là cacbonat canxi có thể hòa tan trong nước, nhưng lại khó
phong hóa do ngoại lực. Đá vôi tạo đất có mà đỏ nâu, thành phần cơ giới nặng, nhiều
đá lẫn và đá lộ đầu.
• Trầm tích biển: Các thành tạo trầm tích biển thuộc hệ Đệ Tứ phân bố dọc
theo ven biển Quảng Bình, gồm các loại cát biển sau đây:
+ Cồn cát có vật liệu thô do sóng biển để lại bên bờ biển và có dạng dải cao trên
bờ biển 2, 3, 50m.
+ Đất cát giữa cồn có hai loại đất: loại nằm giữa hai cồn cát có tỉ lệ cát cao và
loại nằm sát với đầm mặt có tỉ lệ cát thấp hơn.
• Sản phẩm bồi tụ phù sa
Các sản phẩm bồi tụ phù sa: cổ, cũ và mới thuộc hệ Đệ tứ được hình thành và
phân bố ở hạ lưu ven các con sông lớn trong tỉnh. Đất của phù sa cổ có màu nâu vàng
ở các tầng dưới, có màu xám ở tầng mặt vì có sản phẩm hữu cơ. Ở đất tầng glây không
còn đặc tính phân lớp như của phù sa mới.
• Đá sa thạch và phiến sa:
Hai loại đá này thuộc trầm tích hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng
Sông Cả, Điệp Đại Giang, Điệp Rào Chan và phân bố nhiều ở huyện Minh Hóa,
Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Đất hình thành trên các loại đá này có
thành phần cơ giới nhẹ, phẫu diện đất có màu vàng nhạt, vàng đỏ là chủ đạo.
1.2.2.3. Đá biến chất
Đá biến chất phân bố nhiều ở huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới, được
hình thành do quá trình tái kết tinh của các loại đá phiến mica và granit gơnai. Đất
được hình thành từ đá biến chất có màu nâu vàng, đỏ vàng là chủ đạo, thành phần cơ
giới trung bình, kết cấu của đất khá tơi xốp.
1.2.3. Vai trò của đá mẹ trong sự hình thành và thoái hóa đất ở tỉnh Quảng Bình
Đá mẹ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thành tạo đất. Vì mỗi loại đá mẹ khác nhau
khi phong hóa sẽ tạo thành các loại đất với những tính chất lí, hóa… đặc trưng khác
12



nhau. Do đó, người ta có câu: “đá nào, đất nấy” hoặc “mẹ nào con nấy”. Đặc biệt là
đối với các loại đất được hình thành tại nơi có địa hình đồi núi thì vai trò của đá mẹ
càng được thể hiện một cách rõ ràng. Quảng Bình là một vùng đất chủ yếu có địa hình
đồi núi (85% diện tích toàn tỉnh) do đó vai trò của đá mẹ ở đây đối với sự thành tạo và
đặc điểm của đất là rất lớn. Cụ thể:
- Các loại đất được hình thành trên đá macma axit gồm: đất xám bạc màu, đất
đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ.
- Đất hình thành trên đá macma trung tính là đất nâu đỏ.
- Đất hình thành trên đá vôi là đất đỏ nâu.
- Đất hình thành trên đá cát là đất cát, đất vàng xám, đất mùn vàng nhạt.
- Đất hình thành trên các trầm tích đầm lầy biển gồm có đất mặt, đất phèn, đất
phù sa glây, đất phù sa úng nước, đất xám bạc màu glây.
- Đất hình thành từ các sản phẩm bồi tụ phù sa bao gồm đất phù sa, đất xám và
đất nâu vàng.
- Đất hình thành trên đá phiến sét, đá biến chất cho đất màu đỏ vàng.
Vai trò của đá mẹ không chỉ chi phối đến sự thành tạo đất mà còn quyết định
đến quá trình thoái hóa của đất. Các loại đất được hình thành từ các loại đá mẹ khác
nhau sẽ có mức độ thoái hóa đất khác nhau. Các lạo đất được hình thành từ đất cát, đát
macma axit… rất dễ bị xói mòn và thoái hóa, trong khi đó các loại đất được hình thành
từ đá phiến sét, macma trung tính,... có hệ số xói mòn thấp và do đó mức độ thoái hóa
thấp hơn.
1.3. Điều kiện địa hình, địa mạo và các quá trình ngoại sinh
Quảng Bình có địa hình khá phức tạp, bao gồm nhiều dạng: núi, đồi, đồng
bằng,… và dốc dần từ tây sang đông. Phía tây là sườn đông của dãy Trường Sơn được
nâng lên qua các vận động kiến tạo với nhiều đỉnh vượt quá 1000m, vùng núi phía tây
độ dốc tương đối lớn. Càng về phía đông, địa hình càng thấp dần dần đến vùng đồi mở
rộng và dải đồng bằng duyên hải. Nhiều nhánh núi tiến sát bờ biển đã làm thu hẹp
đáng kể dải đồng bằng hẹp này.

1.3.1. Các khu vực địa hình
1.3.1.1. Khu vực địa hình đồi núi
Khu vực diện tích đồi núi chiếm 85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố phức
tạp và bị chia cắt mạnh. Khu vực núi thuộc sườn Đông Trường Sơn có độ cao từ 2502000m thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Độ dốc bình quân khu vực này
là 25̊ và mức độ chia cắt sâu trung bình 250-500m. Khu vực đồi trung du chỉ cao 50250m với độ dốc dưới 15̊. Đặc điểm nổi bật của đồi núi ở khu vực Quảng Bình là sự
13


phân bố rộng rãi của địa hình caxtơ với khối đá vôi Kẻ Bàng đồ sộ nằm sát biên giới
Việt – Lào. Tại đây, hệ thống sông ngầm rất phát triển và nhiều hang động nổi tiếng
như động Phong Nha (dài 7729m, sâu trung bình 83m).

Hình 1.3: Khối đá vôi Kẻ Bàng (Nguồn: internet).
1.3.1.2. Khu vực dải đồng bằng ven biển
Khu vực dải đồng bằng ven biển chiếm 11% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bị chia cắt
bởi các dãy núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch và Quảng
Ninh. Khu vực này có độ cao từ 10m trở xuống, có nơi còn thấp hơn mực nước biển.
1.3.1.3. Khu vực dải cát nội đồng và cồn cát ven biển
Khu vực dải cát nội đồng và cồn cát ven biển chiếm 4% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Khu vực này có độ cao 2-3m đến 50m. ở các cồn cát độ dốc nhiều khi tới 50̊, có
dạng lưỡi liềm hay dẻ quạt và kiểu địa hình cồn cát: cồn cát di động, cồn cát cố định,
bãi cát bằng, các dòng sông cát.
1.3.1.4. Khu vực địa hình bờ biển
Khu vực địa hình bờ biển chủ yếu có kiểu bờ biển bồi tụ và núi non xen kẽ với
nhau. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nằm, Hòn Cọ và Hòn Chùa.
1.3.2. Các dạng địa hình và các quá trình ngoại sinh
1.3.2.1. Dạng địa hình núi trung bình uốn nếp khối nâng mạnh kiến tạo
Dạng địa hình này tạo thành dải nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm
các núi cao từ 900m trở lên như: U Bò 1009m, Hoành Sơn 1044m, Ba Rền 1137m…
Các núi thuộc dạng địa hình này được hình thành sau vận động Hecxini muộn, nhưng

đến vận động Kaniozoi được nâng lên mạnh. Các khối granit xam nhập thường có độ
dốc lớn, đỉnh nhọn và cao nhất vùng. Các núi cát kết, phiến sét có hình thái mềm mại
hơn. Các đường phân thủy có khi sắc sảo, rõ nét, có chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng.
14


Các khối núi đá vôi thường bị chia cắt thành những dải liên tục hoặc độc lập, địa
hình lởm chởm, sườn thẳng đứng. Nhìn chung dạng địa hình này hiểm trở, giao
thông đi lại khó khăn.
1.3.2.2. Dạng địa hình núi thấp, đồi trước núi uốn nếp nâng yếu kiến tạo
Dạng địa hình này chiếm phần nhiều diện tích đất của tỉnh, có độ cao dưới
900m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp bao gồm cả hai đới kiến trúc tướng đá
Hoành Sơn và Trường Sơn. Các đồi núi thuộc địa hình này được hình thành sau
Hecxini muộn, nhưng đới Hoành Sơn bị chìm ngập ở Mezozoi thượng đến vận động
Kainozoi tiếp tục nâng lên, mức độ chia cắt yếu. Các quá trình ngoại sinh chủ yếu xảy
ra là quá trình bào mòn – xâm thực và đặc biệt là quá trình rửa trôi bề mặt do đó đã tạo
nên nhiều kiểu kiến trúc hình thái khác nhau.
1.3.2.3. Dạng địa hình đồng bằng ven biển, ven sông bãi bồi hạ lún
Kiểu kiến trúc này phân bố ở hạ lưu các con sông và dọc theo ven biển với độ
cao trung bình 5m bị uốn lượn theo mức độ thấp dần ra cửa biển từ vùng đồi núi phía
tây và có địa hình tương đối bằng phẳng, nhất là ở vùng hình thành bởi phù sa của các
con sông lớn. Qúa trình ngoại sinh diễn ra mạnh mẽ trên các bề mặt khác nhau của
kiểu kiến trúc địa hình này và tạo nên các bề mặt cụ thể như sau:
- Bề mặt mài mòn – bóc mòn – tích tụ
- Bề mặt tích tụ nhiều nguồn gốc các sản phẩm trầm tích của kỷ Đệ Tứ.
1.3.2.4. Dạng địa hình sườn
Phổ biến nhất đó là sườn cacxtơ bóc mòn: kiểu địa hình có ở vùng núi đá vôi
Kẻ Bàng, Quy Đạt, Rào Nậy. Quá trình cacxtơ diễn ra mạnh mẽ và tạo nên bề mặt
sườn có những rãnh đá, mỏm đá, luống đá sắc nhọn, lởm chởm xen kẽ nhau, cới các
rãnh sâu và trắc diện sườn hình răng lược rất hiểm trở.

1.3.3. Vai trò của địa hình trong phá sinh và thoái hóa đất ở tỉnh Quảng
Bình
Địa hình có vai trò quan trọng trong việc phân bố và các loại đất ở tỉnh. Từ địa
hình cao đến địa hình thấp có các loại đất tương ứng như: đất mùn vàng đỏ trên núi,
đất đỏ vàng, đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ xỏi đá, đất than bùn, đất phù, đất phèn,
đất mặn, đất cát.
Mỗi kiều kiến trúc hình thái địa hình thể hiện những quy luật thoái hóa đất
riêng biệt. Các loại đất hình thành ở khu vực đồi núi nơi có quá trình ngoại sinh diễn ra
mạnh mẽ thì có quá trình thoái hóa đất do xói mòn, rửa trôi là chủ yếu. Các loại đất
hình thành ở khu vực đồng bằng ven sông, bãi bồi ven biển, quá trình thoái hóa đất
theo hướng glây hóa, phèn hóa, mặn hóa và ô nhiễm là chủ yếu. Các quá trình hình
15


thành đất ở vùng ven biển thì có quá trình thoái hóa đất do gió và nước dẫn đến hiện
tượng cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng, ảnh hưởng đến chất lượng và sản xuất
nông nghiệp.
1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
chuyển tiếp giữa miền bắc và miền nam với nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển
hình ở miền nam và có một mùa đông tương đối lạnh ở miền bắc.

Hình 1.4: Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Bình (Nguồn: internet).
1.4.1. Các nhân tố khí hậu
1.4.1.1. Nhiệt độ và bức xạ
Quảng Bình có nền nhiệt độ cao: nhiệt độ trung bình 24-25̊C, tăng dần từ bắc
vào nam, từ tây sang đông. Nhiệt độ trung bình thánh cao nhất (tháng 6, 7) là 40,1 –
40,6̊C; nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng 12, 1) là 7,8 – 9,4̊C và tổng lượng nhiệt độ
hằng năm 7700 - 9000̊C với biên độ nhiệt ngày đêm 5 - 8̊C.


16


Quảng Bình có lượng bức xạ dồi dào: cân bằng bức xạ năm đạt 70 – 80
Kcal/cm², số giờ nắng trung bình năm đạt 1700 – 2000 giờ/năm, các tháng giữa hè có
số giờ nắng > 200giờ/tháng giữa mùa đông khoảng 100giờ/tháng.
1.4.1.2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm ở Quảng Bình khá cao: 85 – 90%, độ ẩm
trung bình vào các tháng 6, 7, 8 thấp nhất đạt 70%, các tháng khác đều đạt trên 85% và
cao nhất vào tháng 2, 3.
1.4.1.3. Lượng mưa
Hằng năm, Quảng Bình nhận được một lượng mưa tương đối lớn, trung bình
1700 – 2100mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Lượng
mưa tăng dần từ bắc đến nam tỉnh: Roòn: 1850mm/năm, Lệ Thủy: 2000mm/năm.
Lượng mưa phân bố không đồng đều theo các tháng trong năm. Từ tháng 4 đến tháng
8: mưa ít với lượng mưa chiếm khoảng 20 – 25% lượng mưa cả năm. Còn tháng 9 đến
tháng 12 mưa nhiều với lượng mua chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm ( trong đó cao
nhất là 3 tháng: 9, 10, 11) và tháng 2, 3 ít mưa nhất 40mm/tháng.
1.4.1.4. Gió
Quảng Bình có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Tốc độ gió trung bình nhiều năm của các tháng đạt từ 9 – 16m/s.
1.4.2. Các tai biến khí hậu
Khí hậu Quảng Bình nhìn chung khắc nghiệt. Điều đó được thể hiện qua chế độ
nhiệt, ẩm và tính chất chuyển tiếp của khí hậu. Các tai biến khí hậu ở Quảng Bình là
bão lụt và có gió tây nam.
1.4.2.1. Bão lụt
Bão là một thiên tai lớn đối với Quảng Bình. Mùa bão trùng với mùa mưa, xuất
hiện từ tháng 7 và két thúc vào tháng 11. Tần xuất bão nhiều nhất là vào tháng 9 (37%).
Bão thường kèm theo mưa lớn trong khi lãnh thổ lại hẹp ngang, độ dốc lớn, rừng đầu
nguồn bị tàn phá, sông ngắn dốc đã gây ra hiện tượng dâng nước, lũ lụt đột ngột gây ra

trên diện rộng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sản xuất. Trung bình hằng năm có 4
cơn bão trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng đất ven biển Quảng Bình.
1.4.2.2. Gió Tây Nam khô nóng
Gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trùng với mùa khô nắng gắt, xuất hiện vào
tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, nhiều nhất vào tháng 7, trung bình mỗi đợt nóng lúc
dài hơn 10 ngày với thời tiết khô nóng, lượng bốc hơi lớn đã gây ra hạn hán nghiêm
trọng ở Quảng Bình, nhất là các năm 1993, 1998, 2003.
1.4.2.3. Các tai biến khác
17


Vào thời kì chuyển tiếp của khí hậu (từ lạnh sang nóng và ngược lại) ở Quảng
Bình thường xuyên xảy ra các hiện tượng dông, lốc, mưa đá, áp thấp nhiệt đới gây
nhiều thiệt hại cho từng vùng nhỏ hẹp.
1.4.3. Vai trò của khí hậu trong phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các điều kiện khí hậu đặc trưng
với nền nhiệt cao, lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, mưa nhiều và gió nhiều. Chính các
điều kiện như vậy kết hợp với điều kiện địa hình (khá phức tạp, hẹp, dốc, từ tây sang
đông, chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp) đã thúc đẩy quá trình phong
hóa đá mẹ, quá trình làm vụn bở để tạo thành đất xảy ra mạnh mẽ đã dẫn đến hình thành
các loại đất: đất cát, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi…
Ví dụ, trên các đỉnh núi cao, nhiệt độ hạ, độ ẩm cao hình thành đất mùn vàng đỏ
trên núi; trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều hình thành đất feralit (đỏ vàng), các dạng
kết von, đá ong ở các vùng đồi núi, trung du.
Các điều kiện khí hậu nói trên kết hợp với điều kiện địa hình đã thúc đẩy các
quá trình thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như: quá trình
xói mòn, rửa trôi ở vùng đất dốc, quá trình đá ong hóa, bạc màu, xói lở bờ biển, bờ
vùng cửa sông và di chuyển cát ven biển.
Tính mùa của khí hậu đã in dấu ấn trong lớp thổ nhưỡng như mùa mưa: xói
mòn, rửa trôi, ngập lụt, cát chảy; mùa khô hạn, cạn kiệt: cát bay, sa mạc hóa.

1.5. Điều kiện thủy văn
1.5.1. Mạng lưới sông ngòi
Quảng Bình có 5 hệ thống chính từ bắc xuống nam cụ thể như sông Roòn (dài
30km, diện tích lưu vực 261km²), sông Gianh (158km, 4680km²), sông Lí Hòa (22km,
177km²), sông Dinh, sông Nhật Lệ (96km, 2647km²), trong đó lớn nhất là sông Gianh
và sông Nhật Lệ.

18


Hình 1.5: Bản đồ mạng lưới sông ngòi tỉnh Quảng Bình (Nguồn: internet).
Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Bình khá dày đặc với mật độ sông suối là 0,8 –
1,1km/km² trong đó ở vùng núi: 1km/km² và ven biển: 0,6 – 0,8km/km². Do đặc điểm
địa hình hẹp và dốc, chia cắt mạnh nên sông ngòi Quảng Bình thường ngắn và dốc, lưu
vực nhỏ, tốc độ dòng chảy lớn và hướng chảy tây sang đông. Chế độ thủy văn có hai
mùa rõ rệt: mùa lũ vào 3 tháng 9, 10, 11; dòng chảy lũ lớn, chiếm tớ 60 – 90% tổng
lượng dòng chảy cả năm gây ra lũ lụt và úng nặng ở vùng cửa sông; vào mùa khô,
dòng chảy kiệt kéo dài 8 – 9 tháng nhiều đọng suối bị cạn dòng tuy nhiên vẫn có mưa
và lũ tiểu mãn. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, sản xuất và giao
thông vận tải.
1.5.2. Biển
Quảng Bình giáp với Biển Đông có đường bờ biển dài 126km với vùng đặc
quyền lãnh hải rộng 2 vạn km², có 4 cửa lạch: Roòn, Gianh, Lí Hòa, Nhật Lệ, có vịnh
nước sâu Hòn La và nhiều bãi tắm đẹp ở phía Bắc tỉnh. Tài nguyên biển ở Quảng Bình
phong phú, đa dạng, có giá trị về nguồn lợi hải sản, giao thông, du lịch… Tại đây có thể
hình thành một tổng thể kinh tế biển bao gồm các ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản,
cảng và dịch vụ cảng, nông – lâm nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản ven biển…
1.5.3. Vai trò của thủy văn trong phát sinh và thoái hóa đất của tỉnh Quảng Bình
• Vai trò của mạng lưới sông ngòi
Nhờ lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy lớn, các con sông ở Quảng Bình đã

vận chuyển một khối lượng vật chất phù sa từ thượng xuống hạ lưu và hình thành nên
các đồng bằng phù sa gồm đất chủ yếu là đất phù sa.
Do chế độ thủy văn của Quảng Bình có 2 mùa: mùa lũ lượng dòng chảy của các con
sông rất lớn gây ra hiện tượng lũ quét làm vùi lấp đất màu, cạn kiệt đất đai ở vùng đồng
bằng trước đồi núi và hiện tượng úng ngập, xói mòn ở vùng cửa sông; mùa khô, nước sông
cạn kiệt khiến cho bờ sông xuất hiện nhiều vết nứt và dẫn đến sạt lở nhiều đoạn.
• Vai trò của biển
Biển có vai trò quan trọng trong phát sinh đất. Dưới tác động của thủy triều ven
biển đã hình thành đất mặn, đất phèn, đất glây, đất cát, …
Sóng biển cũng là tác nhân gây thoái hóa đất nghiêm trọng ở tỉnh Quảng Bình.
Gió, bão, sóng biển cùng với thủy triều dâng đã gây nên tình trạng xói lở, sạt lở bờ
biển, mặn hóa, mặn hóa và di chuyển cát ven bờ.
1.6. Điều kiện thảm thực vật và hoạt động nhân tác
1.6.1. Thảm thực vật
1.6.1.1. Đặc điểm của thảm thực vật
19


Thảm thực vật tự nhiên ở Quảng Bình tương đối phong phú đa dạng. Theo số
liệu kiểm kê rừng năm 2005, tổng diện tích rừng của tỉnh là 486,7 nghìn ha, trong đó
rừng tự nhiên 447,8 nghìn ha và rừng trồng 38,9 nghìn ha. Tổng trữ lượng gỗ của rừng
tự nhiên khoảng 30,9 triệu km² chủ yếu phân bố ở vùng núi cao. Rừng tự nhiên
thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, nửa rụng lá, vùng núi cao có thể gặp
kiểu rừng á nhiệt đới. Rừng trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, rừng ngập
mặn ven biển.
Trong những năm qua, diện tích rừng giảm do khai thác quá mức. Xu thế giảm
rừng giàu và rừng trung bình, tăng rừng nghèo, rừng non và rừng cây bụi. Nhiều nơi
trong tỉnh đã biến thành đất trống, đồi trọc.
Ngoài ra hệ sinh thái ven biển Quảng Bình mặc dù đã bị khai thác nuôi trồng
thủy sản, nhưng vẫn còn các loài động thực vật thủy sản có giá trị kinh tế cao, tập

trung phần lớn ở các vùng cửa sông lớn như: Cửa Gianh, Cửa Roòn, Cửa Nhật Lệ.

Hình 1.6: Một góc rừng ở vườn Quốc gia Phong – Kẻ Bàng (Nguồn: internet)
1.6.1.2. Vai trò của thảm thực vật trong quá trình phát sinh và thoái hóa đất ở
tỉnh Quảng Bình
Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong sự hình thành các loại đất. Vì chúng
tạo ra hàm lượng và chất lượng mùn trên tầng đất mặt và dẫn đến sự thành tạo của
nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Nếu thiếu lớp thảm thực vật, đất sẽ bị xói mòn và sẽ
tạo thành đất trơ sỏi đá, đá ong.
Thảm thực vật cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thoái hóa đất. Việc
khai thác chặt phá bừa bãi đã làm giảm tỉ lệ che phủ rừng làm gia tăng quá trình xói
mòn, rửa trôi trên đất dốc và do đó đã dẫn đến thoái hóa đất nghiêm trọng ở các vùng
20


đất trống đồi núi trọc của tỉnh. Dưới đây là bảng số liệu về hiện trạng sử dụng đất của
tỉnh để thể hiện rõ hơn ảnh hưởng của thảm thực vật đối với quá trình thoái hóa đất
hiện nay.
Bảng 1.1: Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Bình
Stt

Loại đất

1
2
3
4
5
6
7

8
9

Đất ruộng lúa, lúa màu
Đất nương rẫy và đất trồng cây hằng năm thác
Đất trồng cây lâu năm
Đất vườn tạp, chăn nuôi và thủy sản
Đất có rừng tự nhiên
Đất có rừng trồng
Đất chuyên dùng
Đất quần cư đô thị và nông thôn
Đất chưa sử dụng, đất trống đồi trọc

Diện tích

Tỉ lệ % diện

(ha)
33.563
11.602
6039
12.342
447.801
43.461
19.936
4145
226.297

tích
4,17

1,44
0,75
1,53
55,61
5,4
2,48
0,51
28,11

(Nguồn: Phòng Đăng ký và thống kê đất – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình)

1.6.2. Tác động của con người
Hiện nay các hoạt động sản xuất của con người đã làm thay đổi nhanh chóng
môi trường đất theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực, do đó cũng ảnh hưởng đến việc
phát sinh và thoái hóa đất.
Các hoạt động tích cực như: tổ chức sử dụng đất hợp lí theo hình thức nông lâm
kết hợp, đa dạng hoá sinh học, thâm canh, áp dụng quy trình công nghệ canh tác trên
đất dốc,… góp phần cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất và cân bằng hệ sinh thái dần
dần ổn định.
Các hoạt động tiêu cực như: chặt phá rừng bừa bãi, du canh, du cư, đốt nương
làm rẫy, độc canh… làm cho môi trường đất ngày càng xấu đi. Những vấn đề chính về
môi trường rất đáng được quan tâm hiện nay là: thiếu nước, khô hạn, đất ngày càng
chua hơn, nghèo mùn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, thoái hóa,… Bên cạnh đó áp lực dân
số và tình trạng đói nghèo cũng là một trong những nguyên nhân làm nông dân không
đủ khả năng đầu tư thâm canh, cải tạo đất do đó đẩy mạnh quá trình thoái hóa đất.

21


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

2.1. Hiện trạng tài nguyên đất
Do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: địa chất – kiến tạo, địa hình, khí hậu,
thảm thực vật, thủy văn và các hoạt động của con người đã hình thành ở tỉnh Quảng
Bình với nhiều loại đất khác nhau. Tài nguyên đất ở tỉnh Quảng Bình gồm có 9 nhóm
với 27 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng với diện tích 478.777ha, chiếm 59,45%
diện tích toàn tỉnh. Dưới đây là bảng số liệu phân loại đất của tỉnh Quảng Bình.
Bảng 2.1 : Phân loại các tổ hợp đất chính của tỉnh Quảng Bình
Stt
1
2
3
4
5
6
7

Tên đất
Diện tích (ha) Tỉ lệ % diện tích
Đất đỏ vàng, vàng xám trên đá gốc
478.777
59,46
Núi đá và đất hốc đá
175.902
21,85
Đất nâu vàng trên sản phẩm bồi tụ cổ
15.250
1,89
Đất phù sa, đồng bằng và thung lũng
37.143
4,61

bồi tụ sông suối
Đất cát và cồn cát, bãi cát
35.095
4,36
Đất mặn và đất phèn
13.631
1,69
Đất bạc màu và đất xói mòn trơ xỏi đá
35.541
4,42
(Nguồn: Phòng Đăng ký và thống kê đất – Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Bình).

22


Bảng 2.2. Phân loại đất tỉnh Quảng Bình

STT

1
2

Tổ hợp đất

Nhóm đất

Đất núi cao và trung
bình

Đất mùn vàng đỏ trên núi


471.285

58,53

594

0,07

35541

4,42

14446

1,79

804

0,1

19694

2,45

16426
812
211

2,04

0,1
0,03

13631

1,69

35095

4,36

Tổng diện tích đất toàn tỉnh

615437

76,434

Núi đá

175902

21,85

Sông suối

13847

1,72

Tổng diện tích đất tự nhiên


805186

100.00

Đất đồi núi trên đá Đất đỏ vàng
gốc
Đất đỏ vàng bị biến đổi do

Đất đồi núi trên sản Đất nâu vàng trên phù sa cổ
phẩm bồi tụ
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đồng bằng bồi tụ Đất phù sa
thung lũng sông suối Đất phù sa glây hóa
Đất phù sa feralit hóa
Đất than bùn tích tụ hữu cơ

5

Tỉ lệ (%)

0,86

bị thoái hóa
4

(ha)
6898

trồng lúa

Đất đỏ vàng bị thoái hóa
3

Diện tích

Đất đồng bằng ven Đất mặn và phèn ven biển
biển
Đất cát biển

(Nguồn: Phòng Đăng ký và Thống kê – Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Bình).

Hiện trạng tài nguyên đất được thể hiện qua bản đồ đất dưới đây:

23


Hình 2.1: Bản đồ đất tỉnh Quảng Bình
(Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp)

24


Cụ thể có các nhóm đất chính sau đây:
2.1.1. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 6898ha, chiếm 0,86% diện tích đất
tự nhiên, phân bố trên địa hình núi cao và trung bình của các huyện: Minh Hóa, Bố
Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa.
Nhóm đất này phát triển trên 3 loại đá mẹ: đá phiến sét, đá macma axit và đá
cát kết, do đó đã hình thành 3 loại đất sau đây:
Đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét có diện tích 5338ha, chiếm 0,66% diện tích toàn

tỉnh, phân bố ở các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Minh Hóa.
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: có diện tích 455ha, chiếm 0,06% diện
tích toàn tỉnh, phân bố ở huyện Bố Trạch.
Đất mùn vàng nhạt trên đá cát kết có diện tích 1105ha, chiếm 0,14% diện tích
toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Đất mùn vàng đỏ trên núi có thành phần cơ giới thịt trung bình, có phản ứng chua
thấp, có độ phì tự nhiên khá nhưng đất ở trên cao địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
2.1.2. Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất đỏ vàng có diện tích là 485731ha, chiếm 60,32% diện tích đất tự
nhiên, phân bố ở khu vực đất núi trên đá gốc và đất đồi núi trên sản phẩm phù sa cổ
của tất cả các huyện thị trong tỉnh và gồm có 7 loại đất cụ thể như sau:
2.1.2.1. Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính
Đây là đơn vị đất nhiệt đới điển hình. Đất có diện tích 1166ha, chiếm 0,14%
diện tích toàn tỉnh, phân bố ở huyện Lệ Thủy.
Thành phần phẫu diện đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (tại xã
Trường Thủy tại huyện Lệ Thủy) ở độ sâu 0-25cm gồm thịt nặng, ẩm, nâu xám, viên
cục, không chặt, ở độ sâu 25-45cm gồm có sét, ẩm, nâu đỏ, viên cục, chặt bí, có lẫn ít
sỏi sạn 5-10%, chuyển lớp từ từ và ở độ sâu 45-110cm gồm có sét ẩm, nâu đỏ, viên
cục, chặt.
Đất có thành phần cơ giới rất nặng từ thịt nặng đến sét trung bình, tỉ lệ cấp hạt
sét chiếm ưu thế, cấp hạt cát thấp, đất rất chua.
2.1.2.2. Đất đỏ nâu trên đá vôi
Đất có diện tích 2133ha, chiếm 0,26% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở huyện
Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch.
Thành phần phẫu diện đất (tại xã Trung Hóa huyện Minh Hóa) ở độ sâu 0-20cm
gồm có sét nhẹ, khô, vàng xám nâu, cục viên, ít chặt, nhiều rễ cỏ cây, chuyển lớp từ từ;
ở độ sâu 20-50cm gồm có sét hơi ẩm, nâu vàng, cục viên, rất chặt, còn ít rễ cây, chuyển
lớp từ từ và ở độ sâu 50-110cm gồm có sét ẩm, vàng nâu, viên cục, ít chặt, ít xốp.
Đất có thành phần cơ giới rất nặng, đất rất chua, đất nghèo mùn.
2.1.2.3. Đất đỏ vàng trên đá biến chất

25


×