Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đặc điểm khí hậu tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.16 KB, 32 trang )

LỜI CẢM ƠN
Mỗi một công trình khoa học là kết quả của cả một quá trình lao động mệt
mài nghiêm túc và sự thành công của đề tài là thước đo giá trị công việc của quá
trình lao động đó. Với bài nghiên cứu này, để hoàn thành được thì đó không chỉ
là kết quả của quá trình thu thập thông tin mà còn là quá trình học tập và rèn
luyện dưới sự dìu dắt chỉ bảo của thầy cô giáo trong khoa Địa lý - trường đại
học Sư phạm Hà Nội.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền đã giúp
đỡ chỉ bảo tận tình cho em để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu: “Đặc điểm
khí hậu tỉnh Cao Bằng”
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ quản lý thư viện khoa,
thư viện trường, thư viện quốc gia và các thầy cô giáo của khoa địa lý trường đại
học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ để em có thể
thu thập tài liệu một cách dễ dàng nhất.
Là sinh viên năm ba kinh nghiệm cũng như hiểu biết còn chưa nhiều nhưng
em cũng xin mạnh dạn viết bài báo cáo khoa học về: “Đặc điểm khí hậu tỉnh
Cao Bằng” để đóng góp vào hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học do trường tổ
chức.
Do còn gặp nhiều hạn chế về trình độ, kiến thức nên bài viết không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý từ quý thầy cô và
các bạn để bài viết của em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng ….năm 2015
Sinh viên
Lý Thị Liễu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Khí hậu là một nhân tố không thể thiếu trong thể tổng hợp địa lí tự nhiên.
Khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với các nhân tố tự nhiên khác.


Khí hậu tác động đến các nhân tố tự nhiên tạo nên sự đa dạng và những nét đặc
trưng về tự nhiên của một thể tổng hợp, đồng thời khí hậu lại chịu tác động của
các nhân tố tự nhiên khác tạo nên sự phân hóa phức tạp về các điều kiện tự
nhiên của từng đơn vị lãnh thổ.
Khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật ở một địa phương nhất định do kết quả
tác dụng lẫn nhau của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và những hiện tượng


diễn ra trên bề mặt đệm chi phối thời tiết của khu vực đó.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng có sự
phân hóa giữa các khu vực tạo nên sự đặc sắc, tính đa dạng và phức tạp về khí
hậu nói riêng và cảnh quan nói chung tạo nên sự khác biệt độc đáo so với các
nước có cùng vĩ độ. Sự phân hóa khí hậu này ảnh hưởng tới các hoạt động sinh
hoạt, sản xuất và phát triển ở mỗi vùng trong cả nước.
Việc nghiên cứu khí hậu nói chung và khí hậu của một địa phương nói
riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng – giúp con người nắm bắt được những quy
luật hoạt động của tự nhiên, để từ đó tác động đến tự nhiên một cách hợp lý,
khoa học theo hướng có lợi cho con người.
Như vậy, việc nghiên cứu khí hậu của một địa phương, không những phục
vụ cho việc học tập, giảng dạy về địa lý tự nhiên của địa phương mà qua đó còn
thấy được đặc điểm khí hậu của từng địa phương đồng thời thấy được những
thuận lợi và khó khăn để từ đó có hướng sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở
từng địa phương.
Đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Cao Bằng” thực hiện với mục đích nghiên
cứu chi tiết hơn về đặc điểm khí hậu của một tỉnh, góp phần vào việc nghiên cứu
cơ bản địa lý tự nhiên Việt Nam nói chung và đặc điểm khí hậu của tỉnh nói
riêng.
2. Mục đích
Thông qua việc thực hiện đề tài, bước đầu giúp sinh viên học tập được
phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng những kiến thức đã học vào thực

tiễn, tìm hiểu điều kiện khí hậu và có cách nhìn tổng quát hơn về đặc điểm khí
hậu ở địa phương.
Đồng thời qua đề tài giúp bản thân rèn luyện kỹ năng, nắm được những
nét chính về nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu khí hậu, nghiên cứu địa lý địa
phương, phục vụ cho chương trình giảng dạy địa lý tự nhiên, khí hậu ở địa
phương.
Làm rõ những đặc điểm khí hậu của tỉnh Cao Bằng, trên cơ sở tổng kết và
phân tích các tài liệu đã thu thập được.
Nắm được phương pháp nghiên cứu khí hậu, nghiên cứu địa lý địa
phương phục vụ cho chương trình giảng dạy địa lý địa tự nhiên ở trường phổ
thông và cung cấp thêm tài liệu khí hậu cho địa phương mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên nhiệm vụ của đề tài là:
+ Xác định, lựa chọn quan điểm khoa học, làm cơ sở để tiến hành nghiên
cứu địa lý tự nhiên một lãnh thổ.
+ Phân tích các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Cao Bằng.
+ Nêu được đặc điểm khí hậu và phân vùng khí hậu tỉnh Cao Bằng.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
- Giới hạn phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn là tỉnh Cao Bằng thuộc vùng đông bắc
Việt Nam.
2

2


-

- Giới hạn phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu sâu sắc, chi tiết đặc điểm khí hậu của tỉnh qua một số yếu tố

cơ bản của khí hậu và sự phân hóa khí hậu có ý nghĩa quan trọng với môi trường tự
nhiên và hoạt động sản xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong khi tiến hành đề tài, nguồn tài
liệu thu thập đã được lựa chọn, nghiên cứu cho phù hợp với đề tài.
Tài liệu bổ sung thông tin nghiên cứu được tìm kiếm, thu thập từ nhiều tài
liệu, nhiều nguồn khác nhau :
+ Thư viện khoa Địa lý
+ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Thư viện Quốc gia Việt Nam
-Phương pháp đánh giá tổng hợp và phân tích số liệu
Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng một cách hiệu quả
trong quá trình nghiên cứu.
Các dữ liệu được tổng hợp từ file excel để dưới dạng một cơ sở dữ liệu
được
chia thành các bảng thể hiện thông tin về nhiệt, ẩm,... những thông tin này được
phân tích đánh giá nhằm đưa ra những nhận định.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp so sánh hơn kém
hay cao
nhất, thấp nhất để chỉ ra sự tương đồng hay khác biệt cũng như những thông tin
nổi bật, điển hình trong quá trình phân tích.
Sau khi tìm được tài liệu, cần đánh giá mức độ cần thiết của nội dung
nhằm
chọn được ý chính phù hợp với đề tài. Vì thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác
nhau nên khi kết hợp lại cần sửa chữa để nội dung trở nên chính xác hơn.
- Phương pháp biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng cho việc nghiê cứu các yếu tố khí hậu.
Trực quan hóa các số liệu thống kê về các yếu tốt khí hậu. Từ đó dễ dàng rút ra
những kết luận cần thiết về đối tương đang nghiên cứu.

6. Lịch sử nghiên cứu
Khí hậu Việt Nam nói chung và khí hậu Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
nói riêng đã được nghiên cứu trong thời gian dài với các mục đích và phạm vi
khác nhau. Khí hậu của tỉnh được nghiên cứu chung trong đặc điểm chung của
khí hậu Việt Nam tiêu biểu là:
+ Khí hậu Việt Nam của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc
+ Địa lý Việt Nam (phần khu vực) của Vũ Tự Lập
Tuy nhiên khí hậu của tỉnh chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và chi
tiết, với tư cách là một thành phần của tự nhiên. Mặc dù những tài liệu thu thập
chưa thật đầy đủ, nhưng cũng đã khái quát được những nét chính về lịch sử
nghiên cứu vấn đề.
3

3


7. Những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu các nhân tố và điều kiện hình thành khí hậu của tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu các đặc điểm khí hậu của tỉnh và phân vùng khí hậu tỉnh
Cao bằng
8. Cấu trúc đề tài
Báo cáo khoa học được chia làm 3 phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu khí hậu
tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Đặc điểm khí hậu tỉnh Cao Bằng
Chương 3: Phân vùng khí hậu tỉnh Cao Bằng
Phần III: Kết luận


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU KHÍ HẬU TỈNH CAO BẰNG
1.

Khái niệm khí hậu thời tiết
1.1. Khí hậu
4

4


Khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên, là khâu
đầu tiên và là điều kiện thường xuyên của mọi quá trình phát triển và chuyển
hóa tự nhiên. Khí hậu có mối quan hệ tương hỗ với các thành phần tự nhiên
khác như: đất, nước, sinh vật,...khí hậu chi phối động lực phát triển và tạo nên
những nét riêng biệt của môi trường tự nhiên - xã hội. Mối quan hệ đó luôn biến
động theo không gian và phản ánh sinh động thông qua các đặc điểm của thời
tiết và khí hậu.
Khí hậu, thời tiết là đối tượng nghiên cứu của ngành khí hậu học và địa lý
học, trong quá trình phát triển các ngành khoa học này đã có nhiều định nghĩa
khác nhau về thời tiết và khí hậu. Theo w.Copen khí hậu là thời tiết trung bình
và là quá trình thời tiết nói chung ở một nơi (S.I.Xcotin. Khí hậu học) và có
nhiều định nghĩa khác nhau về khí hậu nhưng có thể thấy điểm chung: khí hậu là
trạng thái của khí quyển, trị số trung bình của thời tiết của một nơi nào đó trong
thời gian dài, do đó khí hậu có tính chất ổn định và ít thay đổi.
Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu, với khí hậu cận nhiệt
đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh
từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá
0°C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một

số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C
và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C.
Vào mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên có kiểu khí hậu gần
giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ có thể xuống
thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu
không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm; mùa thu
mát, dễ chịu.
1.1.1. Thời tiết
Thời tiết được xem là trạng thái của khí quyển ở một khu vực hay một địa
điểm nào đó trong một thời điểm nhất định. Thời tiết được đặc trưng bởi các trị
số về nhiệt độ, mây, mưa, độ ẩm tương đối, gió... của thời điểm đó còn được gọi
là các yếu tố khí tượng hay yếu tố thời tiết. Thời tiết có tính chất không ổn định
thay đổi một cách bất thường.
2.
Các nhân tố hình thành khí hậu
1.2.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc
giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km.
Cao Bằng tiếp giáp với các tỉnh:
+ Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
+ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
+ Theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ
xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm).
5

5


+Theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông

(tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá
vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ
600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp, rừng núi chiếm hơn
90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: miền đông có nhiều
núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều
rừng rậm.
Đồi núi Cao bằng thấp dần từ Bắc xuống nam và chạy theo hướng Tây
Nam – Đông Nam, địa thế khá hiểm trở, phần núi đá vôi chạy vòng cung dọc
theo biên giới Việt trung từ Bảo Lạc đến Thạch an đến những đỉnh cao nhất là
Phia Ya (1981m) Phia Oắc (1931m).
Phía Tây gồm phần lớn huyện Bảo Lạc và Nam huyện Nguyên Bình lẫn
đồi trọc kế tiếp nhau.
Nhìn chung Cao Bằng không có những đồng bằng rộng lớn mà chỉ có
những thung lũng nhỏ nằm xem kẽ với nhưng vùng núi (đáng kể nhất là cánh
đồng Hòa an). Do Cao Bằng nằm ở vị trí khá xa biển nên ảnh hưởng của biển
đến tỉnh ít hơn những vùng đồng bằng và duyên hải. Mặt khác Cao Bằng nằm ở
của ngõ đón gió mùa Đông Bắc do đó khí hậu có những nét riêng biệt hơn so với
vùng đồng bằng và duyên hải.
Như vậy vị trí địa lí có ảnh hưởng nhất định tới đặc điểm khí hậu của
tỉnh. Chính vị trí này đã tạo nên những đặc điểm đặc sắc về khí hậu của tỉnh
Cao Bằng.

6

6


Hình 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA TỈNH CAO BẰNG TRONG MIỀN TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ

1.2.2. Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển là một trong những nhân tố tạo thành khí hậu, đóng
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chuyển nhiệt và ẩm từ nơi này đến nơi
khác. Sự di chuyển của các khối khí có các đặc tính khác nhau gây ra sự biến đổi
khác nhau về đặc điểm khí hậu, thời tiết của các vùng.
Hoàn lưu khí quyển được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các
trung tâm khí áp (áp cao – áp thấp) được chi phối các luồng không khí chủ yếu
trong các mùa và trong năm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện bề
mặt đệm. Do đó sự tác động của hoàn lưu khí quyển trong điều kiện cụ thể của
tỉnh quy định những đặc điểm cơ bản khí hậu của tỉnh.
Cao Bằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta, như một cửa ngõ đón gió mùa
đông bắc vào mùa đông, trong mùa hạ Cao Bằng cũng chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Nam Á và Tây Nam Á.
Trong một năm Cao Bằng xuất hiện đầy đủ các khối không khí cùng các
nhiễu động thời tiết. Khí hậu phân hóa theo mùa với những đặc điểm bên trong
của từng mùa thay đổi từ năm này qua năm khác và khí hậu Cao Bằng thể hiện
đầy đủ tính chất chung của khí hậu miền bắc Việt nam là có một chế độ gió mùa
phức tạp.
Khí Hậu tỉnh được xác định là được hình thành từ 3 loại gió mùa đó là:
gió mùa Đông Bắc Á, gió mùa Đông - Nam Á, gió mùa Tây - Nam Á.
7

7


3.

Các hệ thống hoàn lưu được tóm tắt như sau:
+ Gió mùa Đông Bắc Á: khống chế khu vực Nhật Bản, Triều Tiên mùa

đông có gió lục địa, bản chất là khối không khí cực đới lạnh và khô từ áp cao
Xibiari thổi về các vùng biển ấm phía nam. Mùa hạ là gió hải dương từ áp cao
nhiệt đới Thái Bình Dương thổi vào vùng áp thấp trên lục địa mang theo không
khí nhiệt đới biển nóng và ẩm, gió này cũng chính là gió tín phong bị lệch
hướng về phía Bắc cho nên khá ổn định. Kết quả của sự tương phản khí hậu giữa
hai mùa thể hiện rõ rệt mùa đông lạnh và không mưa, mùa hạ nóng và ẩm ướt.
+ Gió mùa Đông - Nam Á: khống chế chủ yếu ở vùng Mã Lai và nam
Đông Dương. Gió mùa đông chính là tín phong xuất phát từ áp cao phụ biển
Nam Trung Hoa, đem lại không khí nhiệt đới biển biến tính từ không khí cực
đới lục địa nên tương đối ẩm và khá ẩm. Gió mùa mùa hạ có nguồn gốc là tín
phong nam bán cầu vượt xích đạo lên, mang theo không khí nhiệt đới (nam bán
cầu) hay xích đạo ẩm ướt và không nóng lắm
+ Gió mùa Tây Nam Á: hoạt động ở Ấn Độ, gió mùa đông là sự kết hợp của
không khí cực đới lục địa có nguồn gốc từ áp cao tua-ket-xtan và không khí ôn
đới trên cao do đới gió tây hạ thấp. Nhưng không khí này căn bản ấm hơn nhiều
so với không khí cực đới xiberi.
+ Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ các vùng biển nóng Ấn Độ Dương mang
lại không khí xích đạo và nhiệt đới nóng ẩm.
Sự tương phản khí hậu giữa 2 mùa khá rõ rệt không như ở Đông Nam Á.
Mùa đông tương đối lạnh và khô, mùa hạ rất nóng mưa tập chung chủ yếu ở
từng vùng phụ thuộc vào điều kiện địa hình.
Cao Bằng nằm ở phía bắc nước ta, nằm ở phía đông nam của lục địa châu
Á, chịu ảnh hưởng của cả 3 loại gió này cho nên khí hậu miền bắc nước ta có
những đặc điểm riêng biệt của nó không thể đồng nhất hóa với khí hậu của đới
hay của khu vực khác trên thế giới.
Và nằm ở vùng chuyển tiếp, giống như nằm trên ngã ba nơi giao tranh của
không khí cực đới biến tính, không khí nhiệt đới và không khí xích đạo.
Gió mùa mùa đông mang lại cho tỉnh những khối không khí cực đới biến
tính.
+ Khối không khí cực đới biến tính (gió mùa đông bắc)

+ Không khí nhiệt đới biển
+ Không khí nhiệt đới vịnh ben gan nóng ẩm
+ Không khí xích đạo
+ Không khí nhiệt đới thái bình dương
Đặc điểm bề mặt đệm
1.3.1. Địa hình
Địa hình là một nhân tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến khí hậu.Trên quy
mô toàn cầu sự phân bố lục địa và đại dương làm phức tạp thêm hoàn lưu chung
của khí quyển và là một nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa khí hậu theo kinh
tuyến góp phần làm giảm hoặc tăng tính lục địa của mỗi vùng. Trên những phạm
8

8


vi hẹp đặc điểm cấu trúc hình thái của địa hình như các khối núi, cao nguyên,
đồng bằng,... có thể xem như là một nhân tố hình thành khí hậu rất đáng kể.
Địa hình có thể phát huy vai trò làm thay đổi những mối tương quan trong
các quá trình khí hậu.Cao Bằng là tỉnh có lịch sử phát triển phức tạp có đặc điểm
địa hình là một đứt gãy lớn.
Địa hình có tầm quan trọng hơn cả đối với sự hình thành khí hậu Cao Bằng, là
ảnh hưởng của những vùng đồi núi bị chia cắt mạnh mẽ, ảnh hưởng này biểu
hiện một cách toàn diện trên toàn lãnh thổ Cao Bằng. Những dãy núi chạy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam đã có tác dụng chuyển hướng gió trên địa phận
tỉnh cao Bằng.
Ảnh hưởng quan trọng nữa của dãy núi là đối với chế độ mưa, các dãy núi có
tác dụng chắn gió, làm tăng lượng mưa ở phía sườn đón gió mùa, mùa hạ nóng
ẩm. Nhìn chung trong toàn tỉnh càng lên cao lượng mưa càng tăng, ở những
vùng thung lũng của tỉnh lượng mưa ít hơn nhiều so với vùng đồng bằng, lượng
mưa tăng theo độ cao của núi, nên lượng mưa ở các vùng núi lớn hơn ở những

vùng thung lũng thấp.
1.3.2. Thủy văn
Nước là nhân tố tự nhiên quan trọng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
nhưng nước cũng tác động mạnh mẽ tới các nhân tố khác trong đó có khí hậu.
Nước tham gia vào quá trình hình thành khí hậu, nước có mặt trong khí quyển,
quyết định chế độ ẩm, lượng mưa và ảnh hưởng đến nguồn năng lượng từ mặt
trời, từ đó tạo nên chế độ nhiệt trong khí hậu. Trên quy mô toàn cầu sự phân bố
lục địa và đại dương ảnh hưởng tới hoàn lưu khí quyển. Trên quy mô nhỏ hơn có
tác dụng điều hòa khí hậu của khu vực đó.
Sông ngòi của tỉnh không lớn lắm, phần lớn bắt nguồn từ Trung Quốc
chảy qua địa phận của tỉnh, các sông ngắn dòng sông nhiều thác ghềnh nước
chảy xiết đó là những nét chung về hoàn cảnh địa lý của tỉnh Cao Bằng.
1.3.3. Thổ nhưỡng sinh vật
Lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật phản ánh đầy đủ và sinh động các điều kiện
nhiệt ẩm của tỉnh cũng như các đặc điểm về địa chất địa hình. Đặc điểm thổ
nhưỡng sinh vật được phản ánh qua các nhóm sau:
Có 3 loại thổ nhưỡng chính:
+ Đất lateritinh có mùn trên núi
+ Đất lateritinh trên núi
+ Đất lateritinh đá vôi
Đất lateritinh có mùn và đất lateritinh vùng đá vôi phía Bắc ở vùng Bảo
Lạc, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, còn các vùng Hòa An, Hà Quảng,
Thông Nông, Hạ Lang, Thạch An, Quảng Uyên có đầy đủ 3 loại đất.
Đất ferarit đỏ vàng trên đá biến chất là loại đất điển hình.
Kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh trên núi đá, rừng rậm á
nhiệt đới gió mùa ẩm thường xanh trên núi thấp và núi trung bình cũng rất điển
hình của tỉnh như dẻ Trùng Khánh.
9

9



Với những đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật như trên ảnh hưởng ít nhiều tới
đặc điểm khí hậu của tỉnh, ảnh hưởng tới lớp không khí sát mặt đất, nhiệt độ
không khí, độ ẩm, độ bốc hơi, lượng mưa hoặc gió. Những ảnh hưởng này cùng
với các tác động của địa hình góp phần làm cho khí hậu có sự phân hóa giữa các
khu vực trong tỉnh
1.4. Điều kiện cảnh quan
Cao Bằng là một tỉnh vùng rừng núi, rừng chiếm đa số diện tích đất đai
trong toàn tỉnh. Những khu vực đồi núi xen kẽ với các thung lũng bằng phẳng
nhỏ hẹp đã đem lại tính chất phân hóa vô cùng mạnh về khí hậu, khác hẳn với
các tỉnh vùng đồng bằng ở đây hình thành nhiều khu vực nhỏ mang sắc thái
riêng biệt.
Cảnh quan đồi trọc sông lớn phía tây của tỉnh Nguyên Bình, Bảo Lạc có
một vai trò nhất định trong sự hình thành khí hậu – mặt đất trơ trụi nhanh chóng
lạng đi vào ban đêm, nóng lên dữ dội vào ban ngày, làm cho khí hậu địa phương
khắc nhiệt hơn những nơi khác do có biên độ ngày cao hơn những vùng núi
thấy. Đặc biệt là bề mặt bị hun nóng mạnh địa hình đồi núi đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển dông nhiệt, cho nên dông ở đây cũng mạnh hơn, mưa
đá và lốc cũng là những hiện tượng thường gặp.
 Điều kiện cảnh quan có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của các vùng có tiểu
khí hậu khác nhau.

Kết luận chương 1
Các nhân tố tự nhiên với những đặc điểm riêng biệt vừa chịu tác động của
khí hậu, phản ánh đặc điểm khí hậu nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới khí hậu
10

10



trong tỉnh. Trong các nhân tố trên, nhân tố vị trí địa lý, hoàn lưu khí quyển và
địa hình có tác động rõ rệt nhất tới khí hậu của tỉnh.
Thực vật chủ yếu là rừng, là một tỉnh có nhiều rừng chiếm 93% diện tích
toàn tỉnh. Đa số là đồi núi trọc và rừng mới phục hồi.
Rừng khai thác chiếm 5% có 2 loại rừng (trên núi đá vôi, trên núi đất và
đồi đất) rừng trên núi đá vôi chiếm phần chủ yếu phổ biến ở các vùng: phía Tây
Thạch An, Nam Nguyên Bình, Tân Nam Bảo Lạc, Tây Phục Hòa. Rừng trên núi
đất có rải rác khắp nơi trong tỉnh
Vì tính chất khí hậu nhiệt đới của Cao Bằng bị phá vỡ mạnh mẽ nên rừng
Cao Bằng có những nét của vùng á nhiệt đới nhưng không đủ tính chất của một
vùng á nhiệt đới. Khi lên núi cao đã xuất hiện nhiều cây á nhiệt đới nhưng vẫn
không vắng mặt những cây nhiệt đới.
Rừng nhiệt đới điển hình là rừng xanh quanh năm phát triển trên núi đá
vôi với những loại như: nghiến trai, huỳnh đàn mọc lẫn với các cây đinh hương
vàng khiên, sau sau, dây leo gửi loại này phổ biến ở vùng Hà Quảng, Trà Lĩnh,
Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hạ Lang.
Ở những vùng cao từ 800m – 1400m của các huyện Hà Quảng, Thông
Nông, Nguyên Bình, Thạch An, có những rừng cây có tính chất Á nhiệt đới bị
tàn phá nhưng do điều kiện ẩm cao nên phát triển rừng thứ sinh (bồ đề, tre, vầu
nứa) hoặc xa van (cỏ tranh, lau cỏ thơm). Bên cạnh những cây nhiệt đới còn có
những cây á nhiệt đới như: lê, mận, đào,...
Tóm lại, khí hậu Cao Bằng là kết qur tác động tổng hợp của cadc nhân tố
hình thành nên, trong đó vai trò của vị trí địa lý quy định nền nhiệt độ cao, hoàn
lưu gió mùa kết hợp với bề mặt đệm và đặc điểm địa hình tạo nên những đặc
điểm khí hậu tỉnh Cao Bằng.

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH CAO BẰNG
Sự hình thành khí hậu tỉnh Cao Bằng chịu tác động của nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng hơn cả là bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và đặc điểm

bề mặt đệm.
2.1. Chế độ bức xạ
Nằm trong vùng nội chí tuyến thì bức xạ mặt trời là nhân tố hàng đầu chi
phối chế độ thời tiết.
Đặc điểm của chế độ bức xạ vùng nội chí tuyến là hàng năm có 2 lầm mặt
trời lên thiên đỉnh và độ cao của mặt trời trên đường chân trời lớn. Tức là góc
nhập xạ lớn, và kết quả là hàng năm các địa điểm nằm trong vùng nội chí tuyến
nhận được một lượng bức xạ tổng cộng lớn.
Cao Bằng ở vào khoảng vĩ độ nhiệt đới, trong năm có hai lần mặt trời lên
thiên đỉnh và trước hoặc sau ngày hạ chí (22/6) ít ngày. Sự chênh lệch tương đối
11

11


ít về độ cao mặt trời và do đó về độ dài ban ngày trong quá trình năm là nguyên
nhân thu được một lượng bức xạ phong phú.
2.1.1. Bức xạ tổng cộng
Bức xạ tổng cộng là giá trị tổng hợp của bức xạ trực tiếp và khuyếch tán.
Bức xạ tổng cộng của tỉnh là 129.7 kcal/cm2
2.1.2. Cán cân bức xạ
Cán cân bức xạ là nhân tố quyết định quá trình thành tạo khí hậu, đặc
trưng cho khả năng thu nhập bức xạ. Cán cân bức xạ là hiệu số giữa bức xạ hấp
thụ và bức xạ hiệu dụng, cán cân bức xạ phản ánh các đặc điểm vĩ độ, chế độ
mặt trời và phụ thuộc vào tính chất của bề mặt.
Cán cân bức xạ trung bình năm của Cao Bằng là 71.3 kcal/cm2, so với
các tỉnh của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thì cán cân bức xạ lớn hơn. Như vậy
cán cân bức xạ có sự phân hóa theo độ cao địa hình, càng lên cao thì lượng bức
xạ mặt đất càng lớ, nên cán cân có xu hướng giảm.
2.1.3. Số giờ nắng

Số giờ nắng phản ánh tính chất nhiệt đới của khí hậu, phụ thuộc vào độ
cao mặt trời và thời gian chiếu sáng.
Bảng 2.1: Số giờ nắng tại các trạm tỉnh Cao Bằng giai đoạn 1991 – 2010 (giờ)

Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
12

Cao Bằng
1349.4
1634.3

1691.5
1481.5
1405.3
1376.2
1338.3
1566.5
1432.5
1452.4
1336.0
1358.1
1626.2
1477.7
1375.5
1443.4
1527.8
1293.1
1671.9
1615.3

Trùng Khánh
700.8
1407.1
1491.7
1416.0
1312.3
1380.4
1211.5
1320.3
1314.8
1372.5

1226.5
1344.9
1614.5
1486.4
1389.5
488.1
1527.7
1296.9
1492.1
1349.6
12

Nguyên Bình
1355.6
1555.6
1573.5
1401.3
1289.0
1349.4
1373.4
1536.5
1483.8
1637.5
1191.3
1034.0
1564.0
1578.6
1261.2
1369.8
1558.9

1333.1
1485.2
1439

Bảo Lạc
1312.9
1407.2
1610.4
1419.7
1282.4
1290.7
1331.1
1354.0
1385.2
1096.9
1520.1
1584.8
1512.1
1479.8
1499.5
1552.0
1347.8
1425.6
1543.0


(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Qua phân tích bảng số liệu cho thấy số giờ nắng của các trạm có sự thay
đổi từ năm 1991 đến 2000. Ở các vùng thấp 200 – 300m như Bảo Lạc số giờ

nắng dao động từ 1200 giờ - 1500 giờ. Ở những vùng có độ cao từ 300m – 500m
như Trùng Khánh, Nguyên Bình từ 1200 – 1600 giờ.
2.2. Chế độ nhiệt
Điều kiện đa dạng của địa hình đã dẫn đến sự phân hóa nhiệt ở các nơi
trong tỉnh. Cao Bằng cũng như các tỉnh khác trên miền Bắc là nằm trong vành
đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai lần thay đổi hệ thống gió mùa.
Về mùa đông chịu ảnh hưởng của không khí lạnh từ phương Bắc chàn về nên có
sự hạ thấp nhiệt rất rõ rệt, mùa hè chịu ảnh hưởng của những khối không khí
nóng ẩm từ phương Nam đưa lên, sự thay đổi hệ thống gió mùa (hoàn lưu gió
mùa) đã dẫn đến sự phân hóa nhiệt theo mùa
Điều kiện đa dạng của tỉnh đã dẫn đến sự phân hóa nhiệt độ ở các nơi
trong tỉnh
Bảng2.2: Nhiệt độ trung bình tháng và năm của các trạm tỉnh Cao bằng năm 2010 (0C)

Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

TB

m

19.
1
17.
4
17.
5

20.
6
18.
7
19.
1

22.
5
20.

3
21.
2

27.
0
24.
9
25.
7

27.
4
25.
5
26.
2

28.
4
26.
8
27.
2

27.
1
25.
3
26.

0

26.
3
24.
7
25.
2

22.
7
20.
8
21.
7

18.
2
16.
4
17.
2

15.
7
13.
8
14.
5


22.
6
20.
8
21.
3

19.
5

22.
1

24.
5

28.
6

27.
8

28.
8

27.
6

26.
9


19.
9

18.
5

16.
3

24.
8

Trạm
Cao
Bằng
Trùng
Khánh
Nguyê
n Bình
Bảo lạc

16.2
14.5
14.6
17.6

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Qua phân tích bảng số liệu cho thấy nhiệt độ trung bình năm 2010 như sau:

+ Ở các vùng thấp (200 - 300m) như Bảo Lạc là 24.80C.
+ Ở những vùng có độ cao (từ 300 – 500m) như Trùng Khánh, Nguyên
Bình từ 200C - 210C
+ Ở những vùng cao trở lên thì nhiệt độ dước 190C.
 Cho thấy nhiệt độ ở các nơi trong tỉnh có sự chênh lệch 1 - 20C nguyên

nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau đó là do sự khác nhau về độ cao.
13

13


Cao Bằng cũng như các tỉnh khác trên miền bắc là nằm trong vành đai khí
hậu nhiệt đới gió mùa.
Hằng năm có 2 lần thay đổi hệ thống gió mùa:
Về mùa đông chịu ảnh hưởng của các khối không khí lạnh từ phương bắc
tràn về nên có sự giảm dần nhiệt độ rất rõ rệt.
Mùa hè chịu ảnh hưởng của những khối không khí nóng ẩm từ phương
nam đưa lên. Sự thay đổi hệ thống gió mùa (hoàn lưu gió mùa) đã dẫn đến sự
phân hóa nhiệt độ theo mùa.
+ Mùa lạnh: thường bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 đã có gió mùa đông
bắc tràn về manh lại một số ngày rét, có những ngày nhiệt độ xuống trung bình
giảm xuống dưới 150C kế tiếp số đợt gió mùa tràn về ngày càng nhiều, số ngày
lạnh tăng lên nhanh chóng. Trong những tháng 12, tháng 1 và tháng 2, có thể
gặp nhiều ngày có nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 10 0C, thường những
ngày lạnh trong năm tập trung vào các tháng này.
Đặc điểm nổi bật của điều kiện nhiệt độ mùa đông là có sự dao động
mạnh mẽ từ năm này qua năm khác, hoặc từ ngày này qua ngày khác. Mùa đông
không phải là những ngày liên tục rét mà xen kẽ với những ngày rét lại là những
ngày ấm áp do gió đông mang lại.

Bảng 2.3: Nhiệt độ tối thấp trung bình của các trạm tỉnh Cao Bằng năm 2010 (0C)
Trạm
11
12
1
2
3
11.9
10.7
11.9
13.6
15.6
Trùng Khánh
13.0
11.6
11.7
13.1
15.0
Nguyên Bình
14.7
13.3
14.7
14.5
17.6
Bảo lạc
(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)
Bảng 2.4: nhiệt độ tối cao và tối thấp tuyệt đối của các trạm tỉnh Cao Bằng năm 2010 (0C)

Tháng
Địa

Nhiệt
1
đ
iể
m
Tối 34.2
Tối

14

8.2

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

35.4

36.0

35.1

37.6

36.7

38.0

34.8

36.0

33.4

29.0

28.4

8.5

8.6


13.5

20.7

21.1

23.2

22.2

20.0

8.61

5.3

9.1

14


Trùng
K
h
á
n
h
Nguyên
B
ì

n
h
Bảo
L

c

Tối
cao

27.0

32.5

32.6

32.0

35.5

33.6

35.2

32.9

34.0

30.8


27.2

24.2

Tối
thấp
Tối
cao

7.5

6.5

7.2

11.5

18.5

18.5

22.0

20.5

17.8

6.7

7.0


2.8

27.5

33.3

32.7

34.6

35.2

35.8

35.8

33.2

34

31.3

27.6

25.2

5.5

7.4


10.3

12.9

19.3

19.7

22.5

23.9

19.8

8.4

5.6

5.4

31.0

35.4

36.7

37.8

39.5


38.2

38.5

37.5

37.3

33.8

30.4

27.2

10.9

10.4

9.5

15.2

21.6

21.7

23.6

22.4


21.3

9.6

9.5

6.9

Tối
thấp
Tối
cao
Tối
thấp

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối phần lớn dao động trong khoảng 29 - 39 0C,
nhiệt độ tối cao tuyệt đối xảy ra chủ yếu vào tháng 5. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
chỉ xảy ra vào tháng 12, tháng 1 trùng với các tháng có nhiệt độ thấp nhất trong
năm.
+ Mùa nóng: bình thường từ tháng 4 gió mùa đông bắc bước vào thời kì
suy yếu và bắt đầu chuyển sang gió mùa mùa hạ nhiệt độ tăng lên nhanh chóng
và những ngày nóng nực với nhiệt độ tối cao trên 30 0C đã xuất hiện khá nhiều
trong tháng này ở vùng thấp số ngày nóng tăng lên rõ rệt vào tháng 5 khiến cho
nhiệt độ trung bình tháng ở vùng thấp như Bảo Lạc đã vượt quá 250C, ở những
vùng cao do ảnh hưởng của độ cao gây nên cũng có khác như Nguyên Bình có
những ngày nhiệt độ >300C.
Cao Bằng nằm ở phần cực bắc của mước ta nhưng vẫn còn nằm trong

vùng nội chí tuyến, hằng năm có 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào trước và
sau ngày hạ chí vì vậy thời tiết nóng thường kéo dài 2 - 3 tháng, thời kì nóng
nhất là tháng 6 và tháng 7 đây là thời kì gió tây thổi mạnh nhất, đem lại những
ngày nóng dữ dội với nhiệt độ tối cao vượt quá 35 0C ở vùng thấp và vượt quá
300C ở vùng cao.
Mùa nóng thường chấm dứt vào tháng 9 lấy thời kì chuyển tiếp có thể kéo
dài 2-3 tháng là một thời gian tương đối dễ chịu, tuy nhiên trong mùa này vẫn
còn khả năng nóng, vào tháng 10 – 11 nhiệt độ tối cao tuyệt đối vẫn có thể đạt
15

15


được 34-370C nhưng khi gió mùa đông bắc tràn về trời trở lạnh đột ngột nhiệt độ
tối thấp có thể giảm xuống 100C.

16

16


2.3. Chế độ mưa
2.3.1. Tổng lượng mưa

Bảng 2.5: Tổng lượng mưa trung bình trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng(mm)

T

n
g


Thán
g
Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB

thán
g

n
h
i

t
đ


2006

3.6
8

35.
1

16

54.
8

25
1

22
1


31
8

32
6

63.3

36.
4

83.
1

10

118

2007

8.6

107

62

112

16
4


24
5

27
1

23
9

264

36.
9

26.1 34

131

2008

15

73.
9

16

124


12
6

33
0

28
6

34
1

256

136

134

7.
9

154

2009

7.0
5

8.3
5


28

110

27
0

21
9

36
2

12
0

84.
1

28.
6

2.7
8

11

104


17

17

n
ă
m
1
5
3
5
.
3
1
7
0
0
.
6
1
9
9
9
.
8
1
3
5
4



2010

136

3.2
3

4.
8

60.
6

19
7

33
6

24
5

15
4

274

23.
1


14.1 77

127

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Qua bảng số liệu cho thấy tổng lượng mưa trung bình ở các điểm trên địa
bàn Tỉnh Cao Bằng có sự thay đổi qua các năm từ 1990 đến 2010, lượng mưa
cao nhất tập trung vào tháng 5 đến tháng 7, dạng là mưa rào và mưa lớn, những
dạng mưa này được là do những nhiễu động khí quyển mạnh mẽ (bão, hội tụ
nhiệt đới) là những hoạt động khá thường xuyên trong mùa hạ gây ra.
- Phân bố mưa trong năm ở các nơi trong tỉnh:
Ở Cao Bằng có sự khác lớn về lượng mưa giữa các địa điểm trên địa bàn
tỉnh, do ảnh hưởng của địa hình, độ cao nên lượng mưa có sự phân bố không
đều trên toàn lãnh thổ, kết quả là hình thành nên những vùng mưa nhiều và
những vùng mưa ít.
Cao Bằng là một trong những tỉnh miền Bắc có lượng mưa tương đối ít,
lượng mưa trung bình năm ở các nơi trong tỉnh thu được từ 1000 – 1900 mm
lượng mưa ở các nơi phân bố rất không đồng đều, nhìn trung có các quy luật
như sau, lượng mưa có chiều hướng tăng theo độ cao và giảm ở những vùng
thung lũng bị chắn gió bốn phía bị đồi núi che khuất.

Bảng2.6: Tổng lượng mưa hàng năm tại 4 Trạm khí tượng Cao Bằng (mm)

18

Năm

Cao Bằng


1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

1351.6
965.3
1287.7
1728.8
1417.0
1753.7
1513.2
1335.1
1588.5
1342.1
1255.7

Trùng
Khánh
1665.8
1265.1
1616.6

2055.3
1602.4
1794.6
1976.6
1252.3
1708.8
1515.1
1958.5
18

Nguyên Bình

Bảo Lạc

1655.6
1555.6
1873.5
2001.3
1689.0
2049.4
2073.4
1536.5
1683.8
1637.5
1691.3

1192.2
876.6
1291.7
1496.7

1032.2
1436.4
1512.1
1206.9
1216.1
1426.0

.
8
1
6
5
1
.
8


2002
2003
2004
2005

1571.3
1247.5
1195.6
1666.5

1760.5
1507.1
1440.8

1567.9

2034.0
1564.0
1578.6
1861.2

1618.1
824.2
1103.8
1332.4

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Ở Cao Bằng có thế khoanh thành mấy vùng mưa:
+ Vùng mưa nhiều (1500 - 1900mm): là các tỉnh Nguyên Bình, bắc Hà
Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quang Uyên, Trùng Khánh.
+ Vùng có mưa trung bình (1300 – 1500): Hòa An, Nam Hà Quảng, Phục
Hòa và một phần nhỏ ở phía Nam Bảo Lạc.
+ Vùng mưa ít (1000 – 1300mm ): Thạch An, Bảo Lạc.
Điều kiện đa dạng của tỉnh đã gây ra sự phân hóa mạnh mẽ của mưa trên
địa phận tỉnh. Nếu xét chung trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc thì sẽ thấy rất rõ là
những sườn trực tiếp đón gió mùa mùa hạ thường thu được lượng mưa lớn hơn
so với các vị trí xa biển của Cao Bằng, các khối không khí đi từ biển vào thường
phải qua chặng đường khá dài vượt qua nhiều núi non làm giảm bớt tính ẩm. vì
thế khối không khí này khi đến địa phận Cao Bằng đã làm giảm bớt khả năng
mưa lớn.
Sự phân bố mưa qua các tháng trong năm

-


Bảng 2.7: Tổng lượng mưa 5 năm gần đây trạm khí tượng Cao Bằng (mm)

Thán
g
1

2

3

4

2006

0.4

27.3

6.
2

53.4

2007

5.2

2008


11.6

2009

1.6

2010

130

5

6

7

8

314.
8
195.
8
109.
2
323.
6
234.
8

188.

3
304.
2
301.
3
195.
2

346.
6
188.
3
225.
6
325.
4
228.
3

39
2
26
1
31
2
12
0
12
0


9

10

11

12

64.5

5.7

64.9

0.7

20.3

40.
9

127.
5

1.6

2.6

7


9.2

80

Năm
72.
8
78.
1

54 97.9
15

148

7.2

19

126

1.9

7.
2

40.
8

305


332
230
81.
7
261

63.
4
89.
6
15.
1
35.
8

Tổng
lượng
mưa
năm

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)
Bảng 2.8: Tổng lượng mưa 5 năm gần đây của trạm khí tượng Trùng Khánh (mm)
19

19

1464.
4
1636.

1
1648.
9
1224.
8
1453.
9


Tháng
Năm

1

2

3

4

2006

6.2

44

11

58.4 262.1 241.6 331.9 267 36


2007

6.5

143.4

2008

20

2009

2.3

2010

5

6

7

8

9

10

11


12

Năm

69.5

92.5

0.6

1419.9

95

96.8 103.3 251.4 291.4 232 280 32.6

28.2

42.5 1603.4

105

20

160

168.7 253

142.6 7.9


17

38

154

308.8 268.6 440.2 202 95

159 5.3

6.9

75.8 194.1 335.7 282.1 238 350 24.3

336.3 293 260 151
73.3

1917.8

2.2

11.5 1612.6

10.5

91.8 1772.5

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)
Bảng 2.9: Tổng lượng mưa 5 năm gần đây của trạm khí tượng Nguyên Bình (mm)


Tháng
1
2
3
Năm
4.5 57.7 19
2006
14.1 119.1 78
2007

4

5

6

7

8

9

10

11

53.7 217.2 262.4 383.5 326
123 230.3 285.3 336.6 217

122

266
318

34.2 136.4 27.4 1643.9
32.8 25.6 42.1 1769.6
168 153.5 16.8 2362.1

2008

26.5 72.1

21

130

106.6 542.2 304.4 504

2009

14

9.2

26

135

219.8 260.8 337.7 64.6 99.3 25.9 5.1

2010


186

5.7

5.2 58.4 232.8 424

304.1 160

338

26.6 23.7

12

Năm

11.4 1208.6
137 1901.2

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)
Bảng2. 10: Tổng lượng mưa 5 năm gần đây của trạm khí tượng Bảo Lạc (mm)

Tháng
Năm

1

2006


3.6

11.5 30 53.5 208.8 191.2

2007

8.6

91.7 21

131

2008

1.9

40.2 6.7

57

2009

10.3

2010

71.4

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

210

320

30.4

36

38.7

12.3 1145.7


125.9 137.6

266.3

245

177

18.7

30.2

11.4

1264

117.8 222.5

277.6

254

219

134

113.3

5.4


1448.8

0

31 23.7 229.6 149.8

346.3

92.6 60.4

0

1.2

12.5

957.8

0

0

5.7

13

0.1

969.9


67.2 124.7 277.5

164

97.4

149

12

Năm

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Nhìn chung các trạm trong tỉnh có sự phân bố lượng mưa qua các tháng
rất không đồng đều nhau. Lượng mưa của các tháng trong năm có liên quan
mật thiết với các hệ thống gió mùa. Gió mùa mùa hạ với những khối không khí
nhiệt đới biển nóng ẩm nhiều dông, đồng thời cũng là mùa mưa lớn. Mùa mưa
kết thúc khi gió mùa mùa hạ suy yếu và được thay thế bằng không khí cực đới
20

20


-

ch ứa ít hơi ẩm bình thường từ tháng 5 lượng mưa ở các nơi trong tỉnh tăng lên
rõ rét. Lượng mưa tháng 4 từ 67.2 mm tăng lên 124.7mm trong tháng 5. Nếu
lấy tiêu chuẩn lượng mưa lớn hơn 100mm trong 1 tháng đề phân định mùa mưa
thì có thể coi tháng 5 là tháng bắt đầu mưa ở hầu hết các nơi trên địa phân tỉnh

Cao bằng
Trong mùa mưa: dạng chủ yếu là mưa rào và mưa lớn, những dạng mưa này
được là do những nhiễu động khí quyển mạnh mẽ (bão, hội tụ nhiệt đới) là
những hoạt động khá thường xuyên trong mùa hạ gây ra. Những nhiễu động này
xảy ra thất thường, năm có nhiều, năm ít tùy theo sự hoạt động của hệ thống gió
mùa. Điều đó đã dẫn đến sự biến động rất thất thường của chế độ mưa mùa hạ
Những năm hoạt động của các nhiễu động khí quyển được tăng cường
lượng mưa sẽ vượt trội hơn trung bình, những năm ít nhiễu động khí quyển
lượng mưa giảm sút rõ rệt. sự phân bố mưa trong những tháng mùa mưa rất
không đồng đều ở các trạm lượng mưa tăng dần từ tháng 5 và đạt cực đại vào
tháng 7.
Bảng 2.11: Lượng mưa trong những tháng mùa mưa của các trạm năm
2010(mm)

Tháng
5

6

7

8

9

10

234.8

305


228.3

120

261

35.8

194.1

335.7

282.1

238

350

24.3

Nguyên Bình

232.8

424

304.1

160


338

26.6

Bảo Lạc

124.7

277.5

164

97.4

149

5.7

Trạm
Cao Bằng
Trùng Khánh

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)
- Mùa mưa ít:
Bảng2. 12: Lượng mưa trong những tháng ít mưa của các trạm năm 2010 (mm)

Tháng
1


2

3

4

11

12

Trạm
Cao Bằng

130

1.9

7.2

40.8

9.2

80

Trùng Khánh

159

5.3


6.9

75.8

10.5

91.8

Nguyên Bình

186

5.7

5.2

58.4

23.7

137

21

21


Bảo Lạc


71.4

0

0

67.2

13

0.1

(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Những tháng có lượng mưa trung bình tháng nhỏ hơn 100mm được coi là
những tháng thuộc về mùa mưa ít. Mùa mưa ít bắt đầu từ tháng 11,12,1,2,3 khi
gió mùa đông bắc về khá mạnh mang theo không khí lạnh và khô. Những tháng
có lượng mưa ít nhất là tháng 2 và tháng 3 lượng mưa ít nơi vượt quá 40 - 50mm
trời thường hay có mưa nhỏ ít trong ngày.
Do ảnh hưởng của khối không khí cực đới biến tính qua biển ẩm hơn,nên
những tháng tiếp theo chế độ mưa chuyển sang giai đoạn mưa phùn ẩm ướt
lượng mưa tăng dần và đặc biệt có nhiều ngày âm u, mưa nhỏ duy trì được tình
trạng ẩm ướt thường xuyên.
Ở Cao Bằng mùa mưa đồng thời là mùa lũ:
Lũ sớm bắt đầu xuất hiện vào tháng 5 ở các vùng triển sông, nguyên
nhân chủ yếu là do tác động của gió Tân nam từ vịnh Ben Gan và tin phong từ
biển đông thổi về tạo thành dải hội tụ vào tháng 5, 6. Lũ sớm thường không cao
và không kéo dài.
Lũ giữa, ứng vơi thời kì mưa lớn tháng 7 tháng 8 có nguyên nhân do hoạt
động của áp thấp và hội tụ nhiệt đới. Mưa có thể kéo đài và ượng nước cũng

nhiều nhất nên gây ra lũ trong thời kì này
Lũ cuối liên quan với những đợt gió mùa muộn cuối vào tháng 10, tháng
11. Thời gian này khả năng xảy ra mưa lớn cũng ít, nếu lũ xảy ra cũng chỉ là cá
biệt một vài vùng triền sông suối
Mưa lớn ở Cao Bằng còn không chỉ gây ngập lụt ở 2 bên sông suối mà
còn gây ra xói mòn trầm trọng. Đất màu bị nước cuốn trôi, do đó mà hằng năm ở
vùng núi thường mát đi một lượng đất màu rất lớn. Cứ như vậy đát màu bị mất
đi từ năm này qua năm khác, đất sẽ bị thoái hóa và bạc màu rất nhanh chóng.
Mưa lớn làm sụt lở đường núi, gây khó khắn cho giao thông vận tải, làm
sập hầm ở những khu mỏ có thể gây ra những tác hại không thể lường trước
được
Cũng vì những tác hại kể trên việc phòng chống tác hại của mưa lớn có
một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo vệ rừng cây,
trồng thêm rừng mới là những biện pháp tích cực để chống nạn xói mòn, đồng
thời hạn chế được sự tập chung nước quá nhanh chóng gây ra lũ lụt trên các
triền sông suối.
2.4. Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí là một đại lượng đặc trưng của nước trong khí quyển và
là một yếu tố quan trọng của khí hậu. Độ ẩm không khí phụ thuộc vào bức xạ
mặt trời, lượng bốc hơi và tính chất nhiệt ẩm của các khối khí. Độ ẩm có mối
liên hệ với nhiệt độ, lượng mưa tác động đến đặc điểm khí hậu. Đồng thời độ ẩm
là nhân tố không thể thiếu được trong sự sinh trưởng và phát triển của các loài
sinh vật đặc biệt là cây trồng.
22

22


Độ ẩm tuyệt đối là mật độ hơi nước chứa trong không khí (mb)
Độ ẩm tương đối là tỷ số giữ sức trương hơi nước thực tế trong khí quyển

và sức trương hơi nước bão hòa trong cùng một nhiệt độ được coi là độ ẩm
tương đối được tính bằng %
f = l/E * 100
Trong đó: l là sức trương hơi nước thực tế
E là sức trương hơi nước bão hòa
Ở Cao Bằng độ ẩm tương đối quang năm đều khá cao.
Bảng2.13: Độ ẩm trung bình của tỉnh Cao Bằng từ 1991 – 2000 (mm)

Năm

Độ ẩm trung bình

1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

83
80

80
83
82
80
82
80
81
81
83
83
83
82
83
(Nguồn: TT Khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng)

Qua bảng số liệu cho thấy từ năm 1991 đến năm 2000 độ ẩm trung bình
quanh năm đều khá cao dao động từ 80% - 83%, độ ẩm trung bình chênh lệch
giữa các tháng ẩm nhất và khô nhất không vượt quá 10%. Độ ẩm tương đối biến
thiên trong năm phù hợp với các thời kì mưa nhiều hay ít.
Thời kì đầu của gió mùa đông bắc tháng 10 đến tháng 1 là thời kì tương
đối khô, vào thời kì tháng 2,3 trời thường âm u hay có mưa phùn, trong ngày độ
ẩm biến thiên rất ít độ ẩm trung bình tháng là 80-83% trong những tháng này
thời tiết rất ẩm ướt làm tăng thêm cảm giác rét lạnh, ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe người già và gia súc
23

23


Sau thời kì lạnh ẩm là những ngày nồm, đó là những ngày ấm áp nhưng

rất ẩm, đọ ẩm tương đối của không khí luôn luôn ở trạng thái gần bão hòa
Qua dầu mùa hạ (tháng 5) là thời kì tương đối khô đó là thời kì luồng gió
mùa hạ thổi từ phía tây, phía Ấn Độ Dương sang, phải đi qua một miền đất liền
tương đối rộng nên mất bớt phần hơi ẩm độ ẩm trung bình đạt 75 - 80% đó là
những tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm.
Từ vào tháng 6 trở đi bước vào thời kì mùa mưa lớn độ ẩm tương đối tăng
lên, trong những tháng này nhiệt độ cũng đạt trị số cao nhất trong năm cho nên
thời tiết rất oi bức, nhiều mây. Tình trạng oi bức nhất là vào lúc quá trưa hoặc
trước những cơn dông sắp đến. Trong những điều kiện như vậy các quá trình
thoát hơi và tỏa nhiệt của cơ thể bị hạn chế gây cho ta cảm giác rất khó chịu.
Khô hanh và ẩm ướt đều có tầm quan trọng đối khác nhau trong sản xuất
và đời sống. Những ngày khô, mát dịu của mùa thu làm cho con người có cảm
giác khoan khoái dễ chịu. Nắng hanh vàng của mùa thu là thời kì bước vào mùa
ít mưa lúa phơi màu thuận lợi và mau chín. Những ngày xuân ẩm ướt lại có tác
dụng tốt cho cây cối đâm trồi nảy lộc. Nóng ẩm của mùa hè có tác dụng tốt cho
cây cối sinh sôi phát triển.
2.5. Lượng bốc hơi và chỉ số ẩm ướt
Nhìn chung lượng bốc hơi trong tỉnh hằng năm lượng bốc hơi từ khoáng
888-1000mm các tháng mùa lạnh nói chung lượng mưa ít khả năng bốc hơi lại
nhiều dẫn đến sự hao hụt nước nghiêm trọng đó là một trong những nguyên
nhân gây hạn hán thường xuyên ở vụ đông - xuân, nhất là những tháng giữa mùa
(tháng 12,1) để dảm bảo cho vụ xuân thu được kết quả cao các biện pháp thủy
lợi cần được đưa lên hàng đầu.
Các tháng mùa nóng lượng mưa tương đối nhiều, nhưng lượng mưa hao
hụt đi cũng khá lớn. Ngoài sự hao hụt do dòng chảy, sự hao hụt nước do bốc hơi
cũng đóng vai trò qua trọng.
1.2.
Thiên tai và một số loại hình thời tiết đặc biệt
1.2.1. Sương muối
Sương muối là hiện tượng ngưng kết hơi nước trong khí quyển ở nhiệt độ

dưới 00C thành những tinh thể rắn. Cao Bằng có một mùa đông rất lạnh nên
những đợt front cường độ mạnh kết hợp với việc giảm nhiệt độ theo độ cao đã
tạo điều kiện hình thành sương muối, trong tỉnh hiện tượng này diễn ra hầu hết
các huyện, nhất là ở vùng núi cao từ 400m – 500m trở lên.
Sương muối thường xuất hiện vào nửa đêm về sáng, là lúc mặt đất nguội
lạnh đi nhiều nhất khi đó hơi nước chứa trong không khí ở mặt tiếp giáp với mặt
đất lạnh hơn sẽ ngưng tụ và kết tinh lại. Trời quang gió nhẹ là điều kiện thích
hợp nhất cho sự hình thành sương muối, trời quang khiến cho không khí luôn
được thay thế và hơi ẩm được bổ sung liên tục. Trái lại nếu gió mạnh thì không
khí bị xáo trộn nhiều lớp không khí sát mặt đất lạnh hơn lại được thay thế bằng
lớp không khí trên cao nóng.

24

24


Sương muối là hiện tượngthời tiết có hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống con người đặc biệt là người già và trẻ em, đồng thời rất nguy hiểm đối
với cây trồng trong vụ đông xuân.
1.2.2. Hạn hán
Ở Cao Bằng vấn đề quan tâm hơn cả là hạn hán, tính chất áp đảo và mức
độ hoành hành của nó không thể lường trước được và đôi khi vượt quá khả năng
phòng chống của chúng ta
Thông thường hạn hán xảy rá vì 2 nguyên nhân:
Nhiều ngày không mưa và có mưa nhưng lượng mưa không thỏa mãn yếu
cầu của cây trồng
Hạn hán xảy ra nhiều vào những tháng ít mưa từ tháng 6, 7,8 và hạn ở
Cao Bằng có thể xảy ra trong suốt mùa khô,hoặc cũng có thể xảy ra trong thời kì
mùa mưa do không đảm bảo đủ nước vào thời kì quan trọng nhất là trong sản

xuất.
Kết luận chương 2
Khí hậu Cao Bằng mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa rất đặc biệt, được hình thành dưới sự tác động kết hợp của những nhân tố
thuộc về nhiệt đới (các luồng gió mùa nhiệt đới, chế độ bức xạ nhiệt đới)
Và nhân tố gió mùa trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng khí hậu Cao
Bằng vẫn có những nét riêng biệt của nó do những đặc điểm riêng về hoàn cảnh
địa lý quyết định.
Do ảnh hưởng của gió mùa cực đới Cao Bằng có một mùa đông lạnh hơn
nhiều so với những vùng có cùng vĩ tuyến, mùa hè nóng và mưa nhiều nên độ
ẩm tương đối lớn
Những hiệu quả đặc sắc của một hoàn lưu gió mùa phức tạp trong điều
kiện địa hình bị chia cắt mạnh đã đem lại sự phân hóa hết sức đa dạng của khí
hậu ở các nơi trong tỉnh
Đặc điểm khí hậu đa dạng này rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại
cây trồng khác nhau, cây nhiệt đới phát triển ở một số vùng thấp một số loại cây
á nhiệt đới và ôn đới có thể phát triển được ở những vùng núi trung bình và
vùng núi cao.
Cao Bằng thừa hưởng một chế độ gió mùa phức hợp của khu vực chuyển
tiếp còn là những nguyên nhân của những biến động nhanh chóng về thời tiết
trong các mùa , khiến cho các trị số trung bình của các yếu tố khí tượng ít có ý
nghĩa thực dụng. Điều kiện nóng lạnh và mưa thất thường trong các mùa đã gây
ra nhiều thiên tai, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Để có thể lợi dụng tối đa những mặt thuận lợi và khắc phục hạn chế điều
cơ bàn cần giải quyết đó là việc chỉ đạo thời vụ kịp thời chặt chẽ, đồng thời cải
tạo đất, trồng cây gây rừng, khai thác rừng có quy hoạch và bảo vệ rừng,...
25

25



×