Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.17 MB, 158 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
WX





TỪ THỊ NĂM




ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC NAM TRUNG BỘ



Chuyên nghành: Hải Dương Học
Mã số: 60.44.97



LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.LÊ MỰC









TP. Hồ Chí Minh – 2009

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS La Thị Cang, TS. Đặng Văn Tỏ, các
Thầy, Cô trong Bộ Môn Hải Dương Học, Khí Tượng, Thủy Văn Trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên đã giảng dạy, giúp đỡ hết sức tận tình cho tôi để hoàn tất
chương trình học Cao học và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin vô cùng cảm ơn TS. Lê Mực Người Thầy đã truyền đạt những kiến
thức quý báu và hướng dẫn tôi thực hiệ
n luận văn này với tất cả tấm lòng kính
mến.
Tôi xin dành những lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Cao Đẳng Tài Nguyên
và Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin được cảm ơn các bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn tất
luận văn này với tất cả chân tình.
Lời cảm ơ
n sâu nặng nhất tôi xin được gởi tới Ba, Mẹ và những người thân
trong gia đình đã lặng lẽ động viên và giúp đỡ mọi mặt cho tôi được hoàn thành
luận văn này với tất cả sự thương yêu trìu mến.


i
MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iii
Danh mục bảng iv
Danh mục hình vẽ, đồ thị vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
1.1
Khái niệm chung về khí hậu 3
1.2 Đặc trưng của các nhân tố hình thành khí hậu khu vực Nam Trung Bộ 3
1.2.1
Bức xạ mặt trời 3
1.2.2 Hoàn lưu khí quyển 11
1.2.3
Hoàn cảnh địa lý 13

Chương 2: CÁC TRUNG TÂM KHÍ ÁP VÀ CÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
2.1 Các trung tâm (hệ thống) khí áp ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ 21
2.1.1 Các trung tâm khí áp khống chế Nam Trung Bộ vào mùa Đông 25
2.1.2 Các trung tâm khí áp khống chế Nam Trung Bộ vào mùa Hè 28
2.1.3 Các trung tâm khí áp khống chế Nam Trung Bộ vào thời kỳ chuyển tiếp 29
2.2 Các hình thế thời tiết ảnh hưởng đến khu vực Nam trung Bộ 32
2.2.1 Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè 32
2.2.2 Dải hội tụ nhiệt đới 37
2.2.3

Gió tín phong 40
2.2.4
Sóng gió đông 42
2.2.5
Xoáy thuận nhiệt đới 44


ii
Chương 3: SỰ PHÂN BỐ CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
3.1
Phân bố nhiệt độ 50
3.1.1 Phân bố nhiệt độ ngày 51
3.1.2 Phân bố nhiệt độ tháng và năm 51
3.1.2.1 Nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ năm 51
3.1.2.2 Nhiệt độ tối cao 70
3.1.2.3 Nhiệt độ tối thấp 73
3.2 Phân bố mưa 76
3.2.1 Phân bố lượng mưa năm 76
3.2.1.1 Lượng mưa trung bình nhiều năm 76
3.2.1.2 Sự biến động của lượng mưa năm 78
3.2.2 Phân bố lượng mưa mùa 80
3.2.2.1 Chỉ tiêu phân mùa 80
3.2.2.2 Lượng mưa các mùa 80
3.2.3
Phân bố lượng mưa các tháng 85
3.3
Phân bố ẩm 101
3.4
Phân bố gió 104
3.4.1

Hướng gió 104
3.4.2 Tốc độ gió 120
3.5 Sự biến đổi các yếu tố khí hậu trên khu vực Nam Trung Bộ 123
3.5.1 Sự biến đổi yếu tố nhiệt 124
3.5.2 Sự biến đổi yếu tố mưa 125

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
DHTND Dải hội tụ nhiệt đới
TBNN Trung bình nhiều năm
TBCN Trung bình cao nhất
TBTN Trung bình thấp nhất

iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ngày mặt trời qua thiên đỉnh của điểm cực Bắc và cực Nam Nam Trung
Bộ
Bảng 1.2 Độ cao mặt trời (độ) giữa trưa ngày 15 các tháng trong năm tại các điểm
quan trắc ở Nam Trung Bộ
Bảng 1.3 Độ dài ban ngày (giờ) ngày 15 hàng tháng tại các điểm quan trắc ở Nam
Trung Bộ
Bảng 1.4 Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng tháng và năm tại các điểm quan trắc ở
Nam Trung B


Bảng 1.5 Lượng bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm tại các điểm quan trắc ở
Nam Trung Bộ
Bảng 1.6 Cán cân bức xạ tháng và năm tại các điểm quan trắc ở Nam Trung Bộ

Bảng 3.1 Biên độ trung bình ngày của nhiệt độ không khí
Bảng 3.2 Nhiệt độ trung bình tháng và năm của các trạm khu vực Nam Trung Bộ
Bảng 3.3 Nhiệt độ không khí tối cao trung bình
Bảng 3.4 Nhiệt độ không khí tối cao tuy
ệt đối tháng – năm
Bảng 3.5 Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối
Bảng 3.6 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng và năm
Bảng 3.7 Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối tháng – năm
Bảng 3.8 Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
Bảng 3.9 Lượng mưa trung bình nhiều năm

v
Bảng 3.10 Lượng mưa năm ứng với các tần suất
Bản 3.11 Phân bố số ngày mưa các tháng trong năm
Bảng 3.12 Phân bố lượng mưa trong các mùa
Bảng 3.13 Lượng mưa trung bình nhiều năm các tháng
Bảng 3.14 Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm
Bảng 3.15 Độ ẩm tương đối thấp nhất tháng và năm
Bảng 3.16 Tần suất gió theo các hướng tại các trạm quan trắc ở Nam Trung Bộ
Bảng 3.17 Tầ
n suất gió theo các hướng tại Trạm Quy Nhơn
Bảng 3.18 Tần suất gió theo các hướng tại Trạm Tuy Hòa
Bảng 3.19 Tần suất gió theo các hướng tại Trạm Nha Trang
Bảng 3.20 Tần suất gió theo các hướng tại Trạm Phan Rang
Bảng 3.21 Tần suất gió theo các hướng tại Trạm Phan Thiết
Bảng 3.22 Tần suất hướng gió thịnh hành của các trạm khu vực Nam Trung Bộ

Bảng 3.23 Tốc độ gió trung bình tháng và năm
Bảng 3.24 Tốc độ gió m
ạnh nhất tháng và năm
Bảng 3.25 Khả năng xuất hiện tốc độ gió mạnh nhất
Bảng 3.26 Giá trị chuẩn sai nhiệt độ (
0
C) của các trạm trong khu vực Nam Trung Bộ
(thời kỳ 1986 – 2005 với thời kỳ trước)

Bảng 3.27 Giá trị chuẩn sai lượng mưa (mm) của các trạm trong khu vực Nam Trung
Bộ (thời kỳ 1986 – 2005 với thời kỳ trước)



vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ khu vực Nam Trung Bộ

Hình 2.1 Bản đồ thời tiết mùa đông
Hình 2.2 Bản đồ thời tiết mùa hè
Hình 2.3 Bản đồ đường dòng trung bình mặt đất tháng I
Hình 2.4 Bản đồ đường dòng trung bình mặt đất tháng VII
Hình 2.5 Hình thế khí áp mực 850mb ngày 08/X/2000
Hình 2.6 Hình thế khí áp mặt đất ngày 18/II/2001
Hình 2.7 Hình thế khí áp mực 850mb ngày 09/VII/2002
Hình 2.8 Hình thế khí áp mặt đất ngày 10/IV/1999
Hình 2.9 Hình thế khí áp mặt đất ngày 10/IX/2005
Hình 2.10 Hình thế áp thấp lục địa
Hình 2.11 Hình thế áp thấp phía Tây khống chế
Hình 2.12 Hình th

ế thời tiết mùa hè khi dải hội tụ nhiệt đới khống chế (07h ngày
28/V/2001)
Hình 2.13 Hình thế thời tiết mùa đông khi dải hội tụ nhiệt đới khống chế
(07h ngày 14/XII/2001)
Hình 2.14 Hình thế thời tiết khi có gió mùa mùa đông khống chế (07h ngày
18/XII/2001)
Hình 2.15 Hình thế thời tiết cơn bão Muifa đổ bộ vào Nam Bộ (24/XI/2004)

vii
Hình 2.16 Ảnh mây vệ tinh của dãi hội tụ nhiệt đới
Hình 2.17 Vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực Đông Dương và Biển
Đông xác định theo đường tần suất cao nhất trong lưới 2×2 độ kinh vĩ
Hình 2.18 Vị trí trung bình của dãi hội tụ nhiệt đới
Hình 2.19 Đới gió tín phong trên hành tinh
Hình 2.20 Sóng đông từ ngày 18 – 19/III/2001 Các bản đồ mặt đất và trên các mực
850 mb, 700 mb và 500mb
Hình 2.21 Ảnh mây vệ tinh của bão
Hình 2.22 Đường đi trung bình c
ủa bão và ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam
Hình 2.23 Đường đi trung bình và các đường đẳng tần số bão trên biển Đông tháng
IX
Hình 2.24 Đường đi trung bình và các đường đẳng tần số bão trên biển Đông tháng X
Hình 2.25 Đường đi trung bình các đường đẳng tần suất trên biển Đông tháng XI
Hình 2.26 Đường đi trung bình các đường đẳng tần suất trên biển Đông tháng XII
Hình 2.27 Đường đi dị thường của bão

Hình 3.1 Biến trình nhiệt độ trạm Quy Nhơn
Hình 3.2 Biến trình nhiệt độ trạm Tuy Hòa
Hình 3.3 Biến trình năm nhiệt độ trạm Nha Trang
Hình 3.4 Biến trình nhiệt độ trạm Phan Rang

Hình 3.5 Biến trình năm nhiệt độ trạm Phan Thiết
Hình 3.6 Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) năm

viii
Hình 3.7 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng I
Hình 3.8 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng II
Hình 3.9 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng III
Hình 3.10 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng IV
Hình 3.11 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng V
Hình 3.12 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng VI
Hình 3.13 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng VII
Hình 3.14 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng VIII

Hình 3.15 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng IX
Hình 3.16 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng X
Hình 3.17 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng XI
Hình 3.18 Bảng đồ phân bố nhiệt độ trung bình (
0
C) tháng XII
Hình 3.19 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) năm
Hình 3.20 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) mùa khô
Hình 3.21 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) mùa mưa
Hình 3.22 Biến trình mưa năm của các trạm quan trắc tại khu vực Nam Trung Bộ
Hình 3.23 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng I
Hình 3.24 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng II
Hình 3.25 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng III
Hình 3.26 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng IV
Hình 3.27 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng V

ix
Hình 3.28 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng VI
Hình 3.29 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng VII
Hình 3.30 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng VIII
Hình 3.31 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng IX
Hình 3.32 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng X
Hình 3.33 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng XI
Hình 3.34 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình (mm) tháng XII

Hình 3.35 Hình thế luồng không khí mùa Đông
Hình 3.36 Hình thế luồng không khí mùa Hè
Hình 3.37 Hoa gió năm tại các trạm quan trắc khu vực Nam Trung Bộ

Hình 3.38 Hoa gió tại các trạm quan trắc trong khu vực Nam Trung Bộ








1
LỜI MỞ ĐẦU

Khí hậu là loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt và là điều kiện thường xuyên
của mọi quá trình phát triển – chuyển hóa tự nhiên. Những đặc trưng cơ bản của khí
hậu và quy luật diễn biến của nó đã chi phối động lực phát triển và những nét riêng
biệt của môi trường tự nhiên và xã hội. Vì thế, việc hiểu biết khí hậu tại một vùng,
thậm chí một phạm vị hẹp hơn là nền tảng không thể thiếu cho mọi công tác tổ
chức, quy hoạch, thiết kế, điều hành trong sản xuất, đời sống, bảo vệ và cải tạo môi
sinh.
Việc đánh giá khí hậu dựa vào các đặc trưng thông dụng hiện nay thường có
ý nghĩa hạn chế và nhiều khi không đúng với thực chất, các trung bình khí hậu về
một mặt nào đó có thể diễn tả được những nét chung hoặc m
ột vài khía cạnh hình
thức, song lại bỏ qua rất nhiều nội dung quan trọng như tính biến động, nhịp điệu
diễn biến.
Trong những năm gần đây, những biến động về thời tiết, khí hậu cùng với

các hiện tượng dị thường, nguy hiểm xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều
nơi trên thế giới. Bên cạnh xu thế nóng lên toàn cầu được thể hiện qua số
liệu quan
trắc thực tế, dao động khí hậu từ năm này qua năm khác có liên quan chặt chẽ đến
hiện tượng ENSO – hiện tượng tương tác giữa khí quyển và đại dương ở vùng nhiệt
đới xích đạo Thái Bình Dương đã kéo theo những hậu quả khó lường về khí hậu,
thời tiết ở những khu vực khác nhau trên địa cầu.
Khí hậu Việt Nam nói chung và khí hậu khu vực Nam Trung Bộ nói riêng là
một thành phần c
ủa hệ thống khí hậu thế giới và chịu sự chi phối của loại hình khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Điều đó đã thể hiện trong khung cảnh chung của đất nước ta
giàu đẹp, cảnh vật xanh tươi, tài nguyên phong phú. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh của
từng vùng lãnh thổ, tài nguyên khí hậu không đồng nhất, có lúc có nơi xuất hiện
nhiều sự khác biệt với khí hậu – thời tiết chung của cả nước, gây tr
ở ngại cho công
việc làm ăn, phát triển kinh tế của từng vùng riêng biệt.

2
Khu vực Nam Trung Bộ là một trong những nơi có điều kiện địa lý tự nhiên
đa dạng. Cho nên, khí hậu nơi đây chịu sự chi phối của những quy luật khá phức tạp
và độc đáo, tạo thành những tình huống riêng tách rời khỏi những khuôn mẫu chung
của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Và xuất phát từ những khác biệt đó chúng tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm khí
h
ậu khu vực Nam Trung Bộ” để tìm hiểu những nguyên nhân gì đã mang lại
những sắc thái riêng biệt của khí hậu khu vực Nam Trung Bộ nước ta và hy vọng sẽ
góp một phần vào những hiểu biết về đặc điểm khí hậu khu vực Nam Trung Bộ và
đưa ra các giải pháp hợp lý trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên khí hậu, phòng
chống thiên tai cho các địa phương trong khu vực.
Để làm được điều trên đây chúng tôi dựa vào những số

liệu về thời tiết – khí
hậu trong vòng 20 năm qua (1986 – 2005) ở khu vực hành chính Nam Trung Bộ từ
Bình Định đến Bình Thuận, bằng phương pháp thống kê khí hậu và synốp, sử dụng
các phần mềm surfer, photoshop, fortran, excel để xử lý các số liệu, xây dựng các
bản đồ khí hậu để tìm ra các đặc điểm đặc trưng và những biến đổi khí hậu của khu
vực này.




3
CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU KHU VỰC
NAM TRUNG BỘ

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHÍ HẬU
Trên một nơi bất kỳ nào đó của Trái Đất, thời tiết trong những năm khác nhau
đều diễn ra khác nhau. Tuy nhiên trong những ngày, tháng và năm riêng lẻ trên mỗi
một địa phương người ta hoàn toàn có thể nhận ra được một kiểu khí hậu xác định cho
địa phương đó. Cũng tức là khí hậu của một nơi nào đó là tình hình trung bình của thời
tiết trong một thời gian của n
ơi đó. Và thời tiết là sự kết hợp của các yếu tố khí tượng
(hiện tượng khí quyển: mây, mưa, sương mù, gió… và trạng thái khí quyển: nhiệt độ,
độ ẩm, khí áp…) riêng lẻ lại với nhau. Hay nói một cách khác, thời tiết là trạng thái của
khí quyển đặc trưng bởi một tập hợp của các yếu tố khí tượng quan sát được vào từng
lúc hoặc trong khoảng một thời gian nào đó.

ng như các nơi khác trên hành tinh chúng ta, khí hậu khu vực Nam Trung Bộ
được hình thành dưới tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và hoàn cảnh
địa lý, trong đó bức xạ mặt trời là nhân tố cơ bản, hoàn lưu khí quyển là nhân tố quan
trọng khống chế sự hình thành và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vị trí địa lý và độ cao

địa hình cũng có vai trò quan trọng trong sự tác động qua lại giữa điều kiện bức xạ

hoàn lưu khí quyển mà hệ quả của nó là hình thành một kiểu khí hậu có thể coi là đặc
sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU
KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
1.2.1 Bức xạ mặt trời
Khu vực Nam Trung Bộ nằm trong khoảng vĩ độ 10
0
34’13” đến 14
0
42’10” vĩ
độ Bắc. Do độ cao mặt trời trong năm lớn và ít thay đổi nên hàng năm trên địa phận

4
khu vực Nam Trung Bộ có điều kiện tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời dồi dào.
Trước hết do vị trí địa lý quyết định, khu vực Nam Trung Bộ chịu sự chi phối của bức
xạ mặt trời nội chí tuyến mà tiêu biểu là một năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh;
đồng thời độ cao mặt trời khá lớn, nhất là những tháng mặt trời qua thiên đỉnh.
Bảng 1.1 Ngày mặt trời qua thiên đỉnh của điểm cực Bắc và cực Nam Nam Trung Bộ
Thời gian xuất hiện
Địa điểm Vĩ độ Bắc
Lần I Lần II
Khoảng cách giữa
hai lần (ngày)
Điểm cực Bắc
Nam Trung Bộ
14
0
42'10” 29/IV 15/VIII 109

Điểm cực Nam
Nam Trung Bộ
10
0
34'13” 18/IV 26/VIII 130

Theo bảng 1.2 ở khu vực Nam Trung Bộ độ cao mặt trời giữa trưa ngày 15
tháng XII, tháng I (tháng có độ cao mặt trời thấp nhất trong năm) không dưới 50
0

giữa trưa ngày 15 tháng IV, tháng VIII (tháng có độ cao mặt trời cao nhất trong năm)
đều trên 85
0
.
Năng lượng mặt trời chiếu xuống mặt đất phụ thuộc vào vĩ độ địa lý vì vĩ độ địa
lý tại một nơi nào đó quyết định độ cao mặt trời và thời gian ban ngày của nơi đó, do
đó vĩ độ địa lý quyết định số năng lượng do mặt trời cung cấp cũng như số năng lượng
bị mất đi khi không có tia bức xạ mặt trời chiếu xuống. Độ dài ban ngày (thời gian từ
lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn) ở khu vực Nam Trung Bộ biến đổi trong khoảng
11- 13 giờ, thời gian ban ngày cũng khá dài và ít thay đổi trong năm. Độ dài ban ngày
lớn nhất là vào tháng VI từ 12,7 đến 13,4 giờ ngắn nhất là vào tháng XII và tháng I từ
11,2 đến 11,4 giờ (Bảng 1.3). Điều này cho chúng ta biết năng lượng bức xạ mặt tr
ời

5
cung cấp cho khu vực Nam Trung Bộ trong năm là khá dồi dào, đặc trưng của vùng vĩ
độ thấp trong vành đai nhiệt đới.

Bảng 1.2 Độ cao mặt trời (độ) giữa trưa ngày 15 các tháng trong năm tại các điểm
quan trắc ở Nam Trung Bộ


Địa danh

Tháng
Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Nha Hố Phan Thiết
I
55.0 55.4 56.3 57.1 57.5
II
63.4 64.1 64.6 65.5 66.2
III
74.0 74.4 75.3 76.1 76.5
IV
85.9 86.4 87.3 88.0 88.5
V
85.0 84.2 83.3 82.9 82.1
VI
80.5 79.5 78.6 78.4 77.4
VII
82.2 81.3 80.1 80.1 79.2
VIII
89.6 88.5 88.0 87.5 86.4
IX
79.6 80.0 80.5 81.4 82.1
X
67.8 68.3 69.2 69.9 70.4
XI
57.8 58.3 59.2 59.9 60.4
XII
52.9 53.4 54.3 55.0 55.5
TB năm

72.8 72.8 73.1 73.5 73.5




6
Bảng 1.3 Độ dài ban ngày (giờ) ngày 15 hàng tháng tại các điểm quan trắc ở
Nam Trung Bộ

Địa danh

Tháng
Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Nha Hố Phan Thiết
I
11.3 11.3 11.4 11.4 11.4
II
11.6 11.6 11.6 12.0 12.1
III
11.9 11.9 11.9 12.4 12.3
IV
12.3 12.3 12.3 12.3 12.3
V
12.6 12.6 12.6 12.5 12.5
VI
12.8 12.8 12.7 13.0 13.4
VII
12.8 12.7 12.7 13.0 12.6
VIII
12.5 12.4 12.4 12.0 12.4
IX

12.1 12.1 12.1 12.1 12.1
X
11.7 11.7 11.8 12.1 12.1
XI
11.4 11.4 11.4 11.4 11.5
XII
11.2 12.2 11.3 11.4 11.4






7
Bảng 1.4 Lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng tháng và năm tại các điểm quan trắc ở
Nam Trung Bộ
(Đơn vị: Kcal/cm
2
)

Trạm

Tháng
Tuy Hòa Nha Trang Nha Hố Phan Thiết
I
14.9 15.1 15.4 15.6
II
17.4 17.6 17.8 18.1
III
20.6 20.8 21.1 21.2

IV
24.4 24.7 24.8 24.9
V
23.0 22.6 22.3 22.2
VI
22.0 21.7 21.5 21.2
VII
22.3 22.0 21.9 21.6
VIII
23.8 23.6 23.3 23.0
IX
21.0 21.0 21.2 21.5
X
18.6 18.0 19.0 19.2
XI
15.7 16.0 16.1 16.4
XII
14.3 14.6 14.8 14.9
Năm 238.0 238.0 239.2 239.8




8
Bảng 1.5 Lượng bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm tại các điểm quan trắc ở
Nam Trung Bộ
(Đơn vị:Kcal/cm
2
)


Tháng

Trạm
Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Nha Hố Phan Thiết
I
8.4 7.6 13.7 11.3 11.1
II
11.2 10.7 14.9 14.5 14.2
III
14.5 14.5 17.7 17.0 16.4
IV
18.2 18.0 17.4 19.4 18.3
V
16.2 16.1 17.5 14.6 12.8
VI
14.3 13.6 15.5 14.4 11.3
VII
14.4 13.9 16.6 13.2 10.3
VIII
13.2 14.3 15.6 13.2 11.9
IX
10.5 11.9 14.1 12.2 9.8
X
9.8 10.5 13.1 11.9 9.5
XI
7.5 6.2 10.9 10.1 9.5
XII
7.1 5.5 10.9 9.8 9.8
Năm 145.3 143.0 177.9 161.6 144.9


9
Theo kết quả tính toán thực nghiệm lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng trung bình
hàng năm lên đến 230 – 240 Kcalo/cm
2
, tháng ít nhất cũng trên 14 Kcalo/cm
2
(tháng
XII, tháng I)
Biến trình năm của lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng có cực đại chính vào tháng
IV với tổng lượng khoảng 24 – 25 Kcalo/cm
2
và cực đại thứ hai vào tháng VIII với
tổng lượng khoảng 23 – 24 Kcalo/cm
2
trùng với thời kỳ độ cao mặt trời lớn nhất trong
năm. Ở khu vực Nam Trung Bộ, cực tiểu chính của lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng
xuất hiện vào tháng XII khi vị trí biểu kiến của mặt trời ở vĩ độ nam chí tuyến với tổng
lượng tháng khoảng 14.3 – 14.9 Kcalo/cm
2
. Do ảnh hưởng của khí quyển trong đó chủ
yếu là mây và hơi nước nên bức xạ mặt trời khi tới mặt đất bị suy giảm, vì thế lượng
bức xạ tổng cộng thực tế ở khu vực Nam Trung Bộ chỉ đạt khoảng 55-60 % lượng bức
xạ tổng cộng lý tưởng. Dạng phân bố của lượng bức xạ năm như trên đây là do biến
trình n
ăm của độ cao mặt trời và dĩ nhiên trong đó có độ dài ban ngày chi phối (Bảng
1.5).
Do tổng lượng bức xạ trong năm lớn và sự chênh lệch tổng lượng bức xạ các
tháng không nhiều nên khu vực Nam Trung Bộ có nền nhiệt độ cao và ít biến đổi trong
năm.
Tiếp theo ta xét một thành phần khác của nhân tố bức xạ, đó là cán cân bức xạ.

Cán cân bức xạ là nhân tố quyết định những quá trình hình thành khí hậu, đặc trưng
cho khả năng tiếp nhận bức xạ trong những điều kiện cụ thể ở từng nơi.
Cán cân bức xạ một mặt phản ánh các đặc điểm về vĩ độ địa lý và chế độ mặt
trời, nhưng mặt khác nó lại bị ảnh hưởng rất lớn của tính chất mặt đệm. Vì vậy các trị
số c
ủa cán cân bức xạ biến đổi trong những giới hạn khá lớn.
Từ bảng 1.6 ta thấy biến trình năm của cán cân bức xạ thể hiện ít rõ rệt với hai
cực đại vào tháng IV và tháng VIII (các tháng có độ cao mặt trời lớn ) và hai cực tiểu
vào tháng XII và tháng I (các tháng có độ cao mặt trời thấp đối với các nơi ở Bắc bán
cầu).

10
Bảng 1.6 Cán cân bức xạ tháng và năm tại các điểm quan trắc ở Nam Trung Bộ
(Đơn vị: Kcal/cm
2
)

Trạm

Tháng
Quy Nhơn Tuy Hòa Nha Trang Nha Hố Phan Thiết
I
4.5 4.1 4.7 8.7 6.3
II
6.6 6.5 6.0 11.5 8.7
III
9.4 9.4 9.4 12.2 10.7
IV
12.5 12.4 11.9 14.9 12.5
V

11.1 10.9 9.7 9.7 8.6
VI
9.6 9.0 8.6 10.0 7.3
VII
9.5 9.3 8.3 8.0 6.6
VIII
8.7 9.7 9.6 8.5 7.8
IX
6.7 7.7 7.2 8.3 6.2
X
6.1 6.6 6.1 9.3 5.9
XI
4.2 3.6 4.5 7.7 5.6
XII
3.6 2.9 3.7 7.4 5.5
Năm 92.5 92.1 89.7 116.2 91.7

11
1.2.2 Hoàn lưu khí quyển
Trái đất không ngừng tiếp nhận nhiệt từ mặt trời qua bức xạ mặt trời và phát
nhiệt quay trở lại khí quyển qua bức xạ phản hồi. Nhưng sự hun nóng trái đất bởi mặt
trời diễn ra không đồng đều, ở khu vực xích đạo, bức xạ đi tới gần thẳng góc với mặt
đất nên mức thu nhận trung bình khoảng 270W/m
2
, trong khi ở khu vực hai cực, bức xạ
tới mặt đất một góc nghiêng hơn với suất bức xạ thu nhận trung bình vào khoảng
90W/m
2
. Ngược lại, phát xạ mặt đất lại xảy ra khá đồng đều so với bức xạ thu nhận
được, bởi suất bức xạ tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật mà nhiệt độ tuyệt đối

lại thay đổi không nhiều giữa xích đạo và cực. Do đó, khí quyển phải hoạt động như
một động cơ nhiệt, vận chuy
ển năng lượng từ xích đạo về cực để cân bằng nhiệt lượng.
Mặt khác, sự tiếp nhận bức xạ mặt trời không đồng đều giữa biển và lục địa trên mặt
địa cầu sinh ra chế độ nhiệt khác nhau ở từng vùng đã tạo ra các trung tâm khí áp cao,
khí áp thấp vĩnh cửu và bán vĩnh cửu hoạt động với cường độ mạnh, yếu không đồng
đều theo mùa, làm luân chuyể
n không khí trong không gian. Sự lưu thông tuần hoàn
của không khí trên địa cầu như vậy gọi là hoàn lưu khí quyển.
Việt nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng nằm ở tận cùng phía
Đông Nam của liên lục địa Âu Á rộng lớn nên chịu ảnh hưởng của một chế độ gió mùa
rất đặc biệt: (gió mùa Đông Nam Á và Nam Á), tức là khu vực Nam Trung Bộ chịu tác
động của hoàn lưu khí quyển chung của đới và của vùng. Đó là sự tác động thường
xuyên của các trung tâm khí áp vùng cận nhiệt đới (áp cao cận nhiệt đới Thái Bình
Dương) và vùng xích đạo (dải áp thấp xích đạo, tiền thân của dải hội tụ nhiệt đới) và sự
tác động theo mùa của các trung tâm khí áp hình thành và tồn tại trong từng mùa: áp
cao lục địa Châu Á trong mùa đông của bắc bán cầu; áp thấp lục địa Châu Á, cao áp
phó nhiệt đới Thái Bình Dương và áp cao bắc Ấn Độ Dương trong mùa hạ của bắc bán
cầu.
Dưới tác
động của áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương, ở tầng thấp của khí
quyển, một luồng không khí chủ yếu là Đông Bắc thổi khá ổn định trong cả năm từ

12
vùng cận nhiệt đới về vùng xích đạo tạo thành hoàn lưu tín phong, một loại hoàn lưu
cơ bản của vùng nhiệt đới.
Ngoài hoàn lưu tín phong, khu vực Nam Trung Bộ còn chịu tác động của hoàn
lưu gió mùa Đông Nam Á: mùa đông, không khí từ vùng áp cao lục địa Châu Á (tâm
áp cao ở vùng hồ Bai-can, Xi-bê-ri) di chuyển về các vùng vĩ độ thấp của Châu Á tạo
thành gió mùa mùa đông với hướng chủ yếu là đông bắc; mùa hạ, không khí từ áp cao

bắc Ấn Độ Dương thổi đến vùng áp thấp lục địa Châu Á (tâm áp thấp ở Iran-Pakistan)
tạo thành gió mùa mùa hạ với hướng chủ yếu là tây nam trên khu vực nước ta.
Mặc dầu tín phong hoạt động quanh năm song có lúc thịnh lúc suy tùy thuộc
vào sự thay đổi về cường độ và phạm vi hoạt động của các trung tâm khí áp đã kể ở
trên. Trong các tháng giữa mùa hạ, áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương phát triển
mạnh mẽ nhất, phạm vi hoạt động c
ủa nó mở rộng về phía tây cho nên tín phong được
tăng cường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển áp cao này, áp thấp lục địa Châu Á cũng
ở giai đoạn cực thịnh, nên gió mùa mùa hạ được thiết lập một cách ổn định trên phạm
vi Đông Nam Á và Nam Á, dẫn đến sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới khá thường
xuyên trên lãnh thổ nước ta. Sự hoạt động của dải hội tụ nhi
ệt đới này phụ thuộc nhiều
vào cường độ và hình dạng của áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương.
Vào các tháng giữa mùa đông là thời kỳ thịnh hành nhất của gió mùa đông bắc.
Vị trí trung bình tháng 1 của front cực đới (vùng tiếp giáp giữa không khí cực đới ở
phía bắc và không khí nhiệt đới Thái Bình Dương ở phía nam) ở vào khoảng vĩ độ 17 –
18
0
Bắc trên lãnh thổ nước ta. Và như vậy có thể thấy phạm vi ảnh hưởng của tín
phong trong cả hai mùa đều bị hạn chế và thay đổi theo thời gian.
Vào mùa đông, khi gió mùa đông bắc mạnh bộc phát thì khu vực Nam Trung Bộ
nằm ở rìa xa về phía nam của áp cao lục địa Châu Á, gió đông bắc của rìa áp cao này
co thể ảnh hưởng đến địa phận khu vực Nam Trung Bộ. Nhưng khi gió mùa đông bắc
suy yếu tức là khi cường độ của áp cao lục địa Châu Á không mạnh hoặc trung tâm áp
cao di chuyển ra phía đông đến vùng biển Đông Trung Quốc thì khu vực Nam Trung

13
Bộ lại chịu ảnh hưởng của gió tín phong thổi từ biển Đông Trung Hoa về phía Nam,
mà nguồn gốc của bộ phận áp cao biển Đông Trung Hoa này là áp cao cực đới nhưng
đã bị biến tính sau khi nó di chuyển ra biển Đông Trung Hoa.

Chúng ta cần lưu ý rằng gió mùa đông bắc không thể chỉ dựa vào hướng gió một
cách hình thức mà xem xét được. Vì rằng gió mùa mùa đông – gió mùa đông bắc – là
dòng không khí ở phía Nam của áp cao lạnh lục địa hoàn toàn khác v
ới dòng không khí
ở phía Nam của áp cao phó nhiệt đới về bản chất mà ta gọi là gió tín phong (trade
winds) cũng có hướng đông bắc. Hai loại gió này thường thay thế nhau khống chế khu
vực Đông Nam Á và đó là vấn đề hết sức phức tạp.
1.2.3 Hoàn cảnh địa lý
Khu vực Nam Trung Bộ có phần đất liền được giới hạn trong khoảng từ
10
0
34’13” – 14
0
42’10” vĩ độ Bắc, 107
0
23’30” – 109
0
30’ kinh độ Đông với tổng diện
tích là 27114,81 km
2
gồm có 5 tỉnh là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc,
Lâm Đồng, phía nam giáp Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và phía đông giáp biển Đông
(hình 1.3).
Địa hình không đóng góp gì về mặt động lực hay năng lượng cho các quá trình
khí hậu, nhưng địa hình không tiếp thu thụ động những yếu tố bức xạ và hoàn lưu.
Trong trường hợp nhất định, địa hình có thể phát huy vai trò tích cực làm thay đổi
những m
ối tương quan, tăng cường những hiệu quả về mặt này hay mặt khác, có
trường hợp làm đảo lộn cả những quan hệ nhân quả. Về tổng thể thì hoàn cảnh địa lý

của khu vực Nam Trung Bộ cũng gần giống nhau (phía tây là núi rừng còn phía đông là
những vùng đồng bằng nhỏ xen kẻ với các đầm vịnh và nối kết với biển Đông), nhưng
cũng có những khác biệt nho nhỏ
và do đó đặc điểm khí hậu của từng khu vực cũng
không hoàn toàn giống nhau. Đó là:

14
1. Vị trí tương đối với các hệ thống gió mùa: Ta biết rằng, nói chung, trong
vùng nội chí tuyến, sự khác biệt về vĩ độ không tạo ra chênh lệch lớn lao trong chế độ
nhiệt, bức xạ. Nhưng tương quan vị trí với các luồng gió mùa mới là điều kiện quyết
định những sự thay đổi về tính chất, nhịp độ, động lực của gió mùa, mà kết quả là tạo
ra nhữ
ng nét riêng của chế độ thời tiết địa phương. Vị trí địa lý đã chi phối, tạo ra nét
đặc trưng của khí hậu từng tỉnh khác nhau trong khu vực Nam Trung Bộ : có mùa mưa
lùi chậm về phía mùa đông. Cụ thể có thể nhận ra là:
a. Đối với tỉnh Bình Định
− Nằm ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, Bình Định có địa hình phức
tạp với nhiều nhánh núi ngang ra gần sát biển. Những nhánh núi này chia cắt dải đồng
bằng hẹp ven biển thành những mảnh đồng bằng hẹp.
Dãy Trường Sơn đóng vai trò chính trong việc làm "lệch pha" mùa mưa của các
tỉnh duyên hải Trung Bộ nói chung, Bình Định nói riêng so với tình hình chung của cả
nước trong điều kiện của khí hậu gió mùa Đ
ông Nam Á.
Trong thời kỳ cuối hạ đầu đông, gió Đông Bắc đối lập với hướng núi, theo đó là
những nhiễu động như front cực đới, những xoáy thấp, bão và hội tụ nhiệt đới cuối
mùa đã thiết lập mùa mưa ở Bình Định và các tỉnh ven biển Trung Bộ, trong khi đó các
nơi khác trong cả nước đã bước vào mùa khô.
Chính phần núi phía tây của tỉnh, phần cuối cùng của sườ
n đông Trường Sơn là
tác nhân động lực cưỡng bức luồng không khí từ phía biển thổi vào trong thời kỳ này

đã tạo ra sự chênh lệch lớn về lượng mưa so với đồng bằng.
− Vào mùa hạ, một hệ quả ngược lại đã xảy ra với hướng gió của luồng gió
mùa mùa hạ. Trong khi mùa mưa đang diễn ra trong phạm vi cả nước thì các tỉnh
duyên hải Trung Bộ do hiệu ứng "phơn" (Foëhn) ở sườn khuất gió của Trường Sơn,
đang là mùa khô kéo dài với những ngày thời tiết khô nóng đặc biệt ở vùng đồng bằng

×