LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của bài nghiên cứu khoa học, với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi
tới thầy giáo Phó Giáo sư Đào Ngọc Hùng lời cảm ơn chân thành nhất, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Địa lý Tự nhiên
cùng tờn thể các thầy cô trong khoa Địa lý – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện cho em nghiên cứu đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban quản lý Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, thư
viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và phòng tư liệu khoa địa lý đã cung cấp cho em
những tài liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng song do thời gian và nhiều điệu kiện khác nên bài nghiên
cứu không tránh khởi những sai sót và những hạn chế nhất định, kính mong được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Thu Hà
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu
2.1.
Mục đích nghiên cứu
2.2.
Đối tượng nghiên cứu
2.3.
Nhiệm vụ nghiên cứu
2.4.
Giới hạn nghiên cứu
3. Giả thuyết khoa học
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.1.
Nghiên cứu về chim Việt Nam
4.2.
Tình hình nghiên cứu loài Cò thìa tại vườn quốc gia Xuân Thủy
5. Quan điểm nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1.
1.2.
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hiện trạng loài Cò thìa.
Cơ sở thực tiễn của việc bảo tồn loài Cò thìa ở vườn quốc gia Xuân
Thủy.
1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
1.2.1.1.
Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
1.2.1.2.
Địa hình
1.2.1.3.
Khí hậu
1.2.1.4.
Đất đai
1.2.1.5.
Tài nghuyên sinh vật
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.2.1.
Kinh tế
1.2.2.2.
Xã hội
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG LOÀI CÒ THÌA Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN
THỦY.
2.1. Đặc điểm sinh thái học của loài Cò thìa ở vườn quốc gia Xuân Thủy.
2.2. Hiện trạng phát triển loài Cò thìa ở vườn quốc gia Xuân Thủy.
2.3. Vai trò của Cò thìa trong hệ sinh thái vườn quốc gia Xuân Thủy.
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI CÒ THÌA VƯỜN
QUỐC GIA XUÂN THỦY.
3.1. Đánh giá các mối đe dọa tới loài Cò thìa tại VQG Xuân Thủy.
3.2. Giải pháp bảo tồn loài Cò thìa
2
3.2.1. Giải pháp về mặt kĩ thuật.
3.2.2. Giải pháp về mặt xã hội.
3.2.3. Giải pháp về mặt giáo dục.
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Tên
Birdlife International
Tổ chức Bảo tồn Đa dạng sinh học Chim
quốc tế
EAAF
IUCN (International Union for
Conservation of Nature)
4
East Asian Australian Flyway
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
RAMSAR
Công ước Bảo tồn đất ngập nước
RNM
Rừng ngập mặn
VQG
Vườn quốc gia
UNESCO
Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục
của Liên hợp quốc
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các nhóm (họ) chim nước di cư trong đường bay EAAF................................
Bảng 2.1. Số lượng một số loài chim di cư ghi nhận ở vườn quốc gia Xuân Thủy từ
năm 2005 đến 2012.....................................................................................
Bảng 2.2. Phân loại khoa học loài Cò thìa.............................................
Bảng 2.3. Số lượng loài Cò thìa di cư đến VQG Xuân Thủy ghi nhận được qua các
năm................................................................................................
Bảng 3.1. Số lượng và diện tích các đầm nuôi tôm năm 2005 ở khu vực VQG Xuân
Thủy.............................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng Cò thìa di cư đến vườn quốc gia Xuân Thủy qua các năm...........
Biểu đồ 2.1. Số lượng Cò thìa di cư đến vườn quốc gia Xuân Thủy qua các năm
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các đường bay của các loài chim di cư trên thế giới..........................................
6
Hình 2.1 Cò thìa..................................................................................................................
Hình 2.2. Vùng phân bố của Cò thìa trên thế giới..............................................................
Hình 2.3. Bản đồ hướng di cư của loài Cò thìa.................................................................
Hình 3.1. Sơ đồ thể hiện các tác động tới loài cò thìa ở VQG Xuân Thủy.......................
Hình 3.2. Sơ đồ các giải pháp nhằm tăng số lượng Cò thìa di cư đến VQG Xuân Thủy..........
Hình 1.1 Các đường bay của các loài chim di cư trên thế giới ........................
Hình 2.1 Cò thìa...............................................................................
Hình 2.2. Vùng phân bố của Cò thìa trên thế giới.............................
Hình 2.3. Bản đồ hướng di cư của loài Cò thìa..............................
Hình 3.1. Sơ đồ thể hiện các tác động tới loài cò thìa ở VQG Xuân Thủy.................
Hình 3.2. Sơ đồ các giải pháp nhằm tăng số lượng Cò thìa di cư đến VQG Xuân
Thủy............................................................................................................
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay có khoảng hơn 9000 loài chim đã được ghi nhận trên thế giới. Chim
phân bố khắp mọi nơi, từ thành phố đến làng mạc, từ đất liền đến các vùng ngập nước,
từ vùng núi cao đến biển cả. Ở Việt Nam hiện nay đã thống kê được khoảng 848 loài
thuộc 60 họ và 19 bộ (Nguyễn Cử et al.2001). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều nguyên
nhân khiến quần thể các loài chim suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt là các loài chim
nước đang bị đe dọa cả về số lượng và thành phần loài, chủ yếu do hoạt động khai thác
thiếu bền vững của con người làm mất môi trường sống của chúng.
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía nam huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định là
một mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển ở khu vực
đồng bằng châu thổ sông Hồng. Năm 1989, vùng bãi triều ở Xuân Thủy trở thành khu
đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á tham gia công ước RAMSAR –
công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới, đặc biệt là nơi cư trú
của chim nước. Từ ngày gia nhập công ước đến nay, ban quản lý khu bảo tồn xuân
thủy đã đạt được những thành quả quan trọng trong công tác bảo tồn các loài chim di
cư trong đó có loài Cò thìa. Do có các bãi triều rộng lớn, khu đất ngập nước với nguồn
thức ăn phong phú từ những loài động vật thủy sinh nên hằng năm vào các mùa di cư
có hàng chục ngàn cá thể Cò thìa đã dừng chân nơi đây để tránh rét, kiếm ăn, nghỉ
ngơi và tích lũy năng lượng cho hành trình di cư dài ngày và nhiều gian khó. Chính
điều này đã tạo nên sự đa đạng sinh học khu hệ chim nói chung và các loài chim di cư
nói riêng cho vườn quốc gia Xuân Thủy. Loài Cò thìa di cư có số lượng cá thể đông
nhất ở vườn quốc gia Xuân Thủy, hằng năm vào mùa chim di cư có thể gặp tới khoảng
hơn 50 cá thể (ước chiếm tới 20% số lượng cá thể hiện có của Thế giới). Loài Cò thìa
di cư chính là yếu tố cơ bản tạo nên nét độc đáo cho sinh thái Vườn quốc gia và là đặc
điểm thu hút khách du lịch đến nơi này.
Tuy nhiên hiện nay nhiều khu vực ngập nước thuộc vùng đệm của vườn quốc
gia đã bị chết và tình trạng khai thác nguồn lợi tự nhiên, nhất là nguồn lợi thủy hải sản
quá mức như hiện nay sẽ làm cạn dần nguồn thức ăn gây nhiễu loạn sinh cư của loài
Cò thìa. Theo một đánh giá thì số lượng cá thể các loài Cò thìa di cư về vườn quốc gia
Xuân Thủy hiện nay giảm gần một nửa so với những năm trước đây. Cần phải làm gì
8
để đẩy mạnh công tác bảo tồn loài Cò thìa vườn quốc gia để Xuân Thủy mãi mãi xứng
đáng với cái tên mà người dân vẫn gọi “ga chim quốc tế”. Đó là nhiệm vụ quan trọng
và cấp thiết đặt ra cho mỗi người chúng ta.
Với những lí do trên và tinh thần học hỏi, nghiên cứu em lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng và định hướng bảo tồn loài Cò thìa vườn quốc gia Xuân Thủy”
làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1.
Mục đích nghiên cứu
2.2.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu hiện trạng loài Cò thìa ở vườn
quốc gia Xuân Thủy và định hướng bảo tồn chúng.
Đối tượng nghiên cứu
2.3.
Hiện trạng và giải pháp bảo tồn loài Cò thìa ở vườn quốc gia Xuân Thủy.
Nhiệm vụ nghiên cứu
2.4.
Nội dung đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, nêu lên cơ sở lĩ luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu loài Cò thìa
ở VQG Xuân Thủy.
Hai là, đánh giá hiện trạng loài Cò thìa ở vườn quốc gia Xuân Thủy.
Ba là, từ nguyên nhân suy giảm số lượng loài Cò thìa đưa ra những định hướng
bảo tồn chúng ở VQG Xuân Thủy.
Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chim Cò thìa vườn quốc gia Xuân Thủy và giải
pháp bảo tồn, một phần nội dung khi tìm hiểu các loài chim di cư ở VQG Xuân Thủy.
Do điều kiện thời gian trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học nên đề tài chủ yếu
tìm hiểu về đặc điểm, hiện trạng Cò thìa, và đưa ra một số giải pháp bảo tồn chúng ở
vườn quốc gia Xuân Thủy trong thời gian tới.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu được hiện trạng cũng như các mối đe dọa của loài Cò thìa ở
vườn quốc gia Xuân Thủy riêng và trên thế giới nói chung thì sẽ đề xuất được giải
pháp bảo tồn loài chim này nói riêng và chim di cư nói chung ở khu vực này.
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.1.
Nghiên cứu về chim Việt Nam
- Giai đoạn trước năm 1975
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là công trình nghiên cứu về chim đều do
các nhà khoa học nước ngoài thực hiện. Loài Gà rừng (Gallus) là loài chim đầu tiên
được nghiên cứu ở Việt Nam, tiêu bản mẫu thu ở Côn Đảo và được các nhà sinh vật
học Line mô tả giữa thế kỉ XVIII.
9
-
Cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học nước ngoài có mặt ở Việt Nam đã bắt đầu
các cuộc nghiên cứu chim trên phạm vi rộng với quy mô lớn. Năm 1872, danh sách
chim Việt Nam gồm 192 loài được xuất bản đầu tiên với các lô mẫu vật do Pierier,
giám đốc sở thú Sài Gòn thời bấy giờ sưu tầm và công bố (H. Jouan, 1972).
Năm 1931, Delacua và Jabuio đã xuất bản công trình nghiên cứu tổng hợp về
‘Chim Đông Dương’ gồm 4 tập 954 loài và phân loài (Delacour T.Et. Jabuille P. 1931.
Lesoiseaux. De’I Indochine francaise, I – IV. Paris), trong đó có các loài chim của Việt
Nam. Năm 1951, danh lục chim Đông Dương được Delacure bổ sung, hoàn thành và
xuất bản gồm 1085 loài và phân loài (J. Delacure, 1951).
Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đây là mốc quan trọng đánh dấu sự
khởi đầu lịch sử nghiên chim ở Việt Nam, bước sang thời kì mới với cuộc điều tra,
khảo sát của các nhà nghiên cứu chim Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đáng chú
ý là của các tác giả Võ Quý (1962, 1966), Trần Gia Huấn (1960, 1961), Đỗ Ngọc
Quang (1965). Các công trình nghiên cứu đều đi sâu nghiên cứu về mặt khu hệ và
phân loại mà ít chú ý đến đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh thái của chúng. Năm
1971, sự tổng hợp các công trình nghiên cứu về đời sống của các loài chim phổ biến ở
miền Bắc Việt Nam, tác giả Võ Quý đã cho ra công trình “Sinh học của những loài
chim thường gặp ở miền Bắc Việt Nam”. Trong sách tác giả có dẫn chứng đầy đủ về
đặc điểm nơi ở, thức ăn, sinh sản và một số tập tính khác của gần 200 loài ở miền Bắc
mà đa số là các loài chim có ý nghĩa về kinh tế. Đây là công trình nghên cứu chim đầy
đủ có hệ thống và sát thực nhất cho đến nay về loài chim. Nhưng do đối tượng nghiên
cứu rộng nên tác giả không thể nghiên cứu về nơi ở của chúng. Đối với mỗi loài về nơi
ở, tác giả mới chỉ ra chúng sống ở sinh cảnh nào, đai nào mà chưa chỉ ra đặc điểm sinh
cảnh sống của chim như tổ thành thực vật, vị trí tầng tán yêu thích.
Giai đoạn sau năm 1975
Sau chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, công trình “Chim
Việt Nam hình thái và phân loại (tập 1, 2)” của Võ Quý (1975, 1981) là công trình đầu
tiên nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Việt Nam về mặt sinh thái, phân loại và phân bố tự
nhiên của các loài chim. Cũng trong giai đoạn này, cuốn sách “Danh mục chim Việt
Nam” của các tác giả Võ Quý, Nguyễn Cữ năm 1995 ra đời. Bản danh mục gồm 19 bộ,
81 họ và 828 loài chim đã tìm thấy ở Việt Nam tính đến năm 1995, với mỗi loài tác giả
đã dẫn ra các đặc điểm về hiện trạng và vùng phân bố.
Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 2007, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã
cho xuất bản ấn phẩm “Động vật chí”. Trong tập 18 đã thống kê nước ta có khoảng
164 loài chim nước và chim di cư thuộc 68 họ, 5 bộ. Trong đó tác giả đã mô tả đặc
10
điểm nhận biết, đặc điểm sinh học, sinh thái học, vùng phân bố của các loài. Ngoài ra
trong sách còn có các hình vẽ màu các loài chim nước giúp độc giả dễ dàng nhận biết.
Cho đến những năm gần đây, nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học của các
nước: Hà Lan, Đức, Anh, Úc, Mỹ…đã tài trợ vào Việt Nam. Các tổ chức phi Chính
phủ: tổ chức bảo tồn động vật quốc tế (FFI), Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế
(IUCN), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Ngân hàng thế giới (WB) đầu tư vào
Việt Nam và sau đó một loạt công trình nghiên cứu về động thực vật hoang dã được
xuất bản. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về chim trong giai đoạn này là cuốn
“Chim Việt Nam” do Nguyễn Cử, Lê Trọng Khải, Karen Philipps xuất bản năm 2001,
cuốn sách này được biên soạn dựa trên cuốn “Chim Hồng Kong và Nam Trung Quốc.
1994” của các tác giả Cliver Viney, Lan Chiu Ying, Karen Philipps. Trong sách, tác giả
đã giới thiệu hơn 500 loài trong tổng số hơn 850 loài chim hiện có ở Việt Nam, mỗi
loài đều có các mục mô tả, phân bố, tình trạng, nơi ở và có hình vẽ màu kèm theo. Nói
chung, cuốn sách được biên soạn với mục đích chủ yếu giúp người đọc nhận dạng các
loài chim ngoài thực địa.
4.2.
Tình hình nghiên cứu loài Cò thìa tại vườn quốc gia Xuân Thủy
Với mức độ đa dạng cao cùng nhiều loài chim di trú quý hiếm, vườn quốc gia
Xuân Thủy đã và đang là điểm nghiên cứu đầy tiềm năng của các nhà khoa học. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về sự phân bố loài, tập tính sinh hoạt của các loài chim,
phong tục tập quán và sinh kế của địa phương được công bố để giúp công tác quản lý,
bảo vệ, phát triển cảnh quan nơi đây được tốt hơn.
Từ tháng 11 – 2005 đến tháng 3 – 2006, tổ chức Birdlife đã khảo sát thực địa,
đánh giá tình trạng đa dạng sinh học của 6 vùng chim quan trọng đất ngập nước tại các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Kể từ năm 1996, tình trạng đa dạng sinh học khu vực này đã
được đánh giá toàn diện. Hằng năm, Birdlife đều có các đợt điều tra về các loài chim
di cư của khu vực.
Ngoài ra còn có một số đề tài khác nghiên cứu về các loài chim đã được thực
hiện tại vườn quốc gia Xuân Thủy như:
Nghiên cứu tình trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài chim quý hiếm
tại vườn quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định (Thuộc nhóm ngành khoa học Nông –
Lâm – Ngư nghiệp). Ở đề tài này tác giả đã tìm hiểu chi tiết về 11 loài chim quý hiếm
ở vườn quốc gia Xuân Thủy và đưa ra các giải pháp bảo tồn chúng còn nói chi tiết loài
Cò thìa thì tác giả mới chỉ đề cập đến số lượng loài và đặc điểm chung về sinh cảnh
sống của chúng chứ chưa đưa ra được ổ sinh thái và đường di cư của chúng.
11
Đa dạng hệ động vật vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định (Nguyễn Thị
Châm – K58, 2012). Trong đề tài này khóa luận này, tác giả đã có những phân tích chi
tiết về tính đa dạng hệ động vật theo từng cá thể và có đưa ra một số loài chim tiêu
biểu.Tuy nhiên nghiên cứu sâu về Cò thìa thì tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở việc
thống kê chung số lượng loài chưa có tìm hiểu về các mối đe dọa, nguyên nhân suy
giảm và định hướng bảo tồn chúng.
Các nghiên cứu ở trên đều đã đạt được những mục tiêu mà đề tài yêu cầu nhưng
nghiên cứu sâu về Cò thìa ở vườn quốc gia thì lại chưa có sự thống kê về số lượng Cò
thìa qua các năm cũng như thời gian, không gian di cư của loài này cũng như sự biến
động của chúng và định hướng bảo tồn. Do đó, để làm rõ hơn về nội dung này đề tài
xin được tìm hiểu cụ thể hơn, sâu hơn về đặc điểm, hiện trạng loài Cò thìa ở vườn
quốc gia Xuân Thủy và định hướng bảo tồn chúng trên cơ sở kế thừa, phát triển những
tư liệu đã được công bố.
5. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm hệ thống: Theo quan điểm này, toàn bộ thiên nhiên là một hệ thống
động lực, các yếu tố của hệ thống lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành
một hệ thống tự nhiên. Khi một yếu tố của thiên nhiên thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi
của các yếu tố khác từ đó dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ hệ thống. Tác động của các
điều kiện tự nhiên tạo nên cảnh quan đa dạng của vườn quốc gia, đây là môi trường
sống của các loài động vật nói chung và khu hệ chim di cư hay loài cò thìa nói riêng.
Sự đa dạng về cảnh quan đã tạo sự đa dạng sinh học chim di cư của vườn quốc gia
Xuân Thủy.
Quan điểm tổng hợp: Trong nghiên cứu địa lí thì quan điểm tổng hợp là quan
điểm cơ bản được thực hiện cả trong nội dung và phương pháp nghiên cứu. Quan điểm
tổng hợp coi thiên nhiên là một hệ thống mở, có sự “giao lưu” với hệ thống khác và
môi trường bên ngoài. Chúng có mối quan hệ mật thiết, không tách rời và diễn ra
thường xuyên. Đối với VQG Xuân Thủy là một trong những VQG trong hệ thống các
VQG ở Việt Nam nên có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với các vườn quốc gia, các khu
tự nhiên khác. Vì vậy, nghiên cứu chim di cư và loài Cò thìa của VQG Xuân Thủy thì
cần có sự hợp tác, liên hệ với các VQG trong nước đặc biệt là các VQG cũng thuộc
đồng bằng sông Hồng.
Quan điểm sinh thái: Mỗi tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên đều có một đặc điểm
sinh thái riêng để tạo thành hệ sinh thái giúp phân biệt với các hệ sinh thái khác. Vườn
quốc gia cũng là một hệ sinh thái có đặc trưng riêng về môi trường, đặc điểm cảnh
quan và quyết định đến sự phát triển, đa dạng của các loài chim di cư. Trong hệ sinh
thái, lớp phủ thực vật có vai trò lớn trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nước, bảo vệ
12
đất đai, thực hiện vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng từ đó tạo nên tính cân bằng
của hệ sinh thái. Hệ sinh thái vì vậy sẽ có những đặc trưng riêng và ở trạng thái cân
bằng động. Chính điều kiện sinh thái tạo nên đặc trưng về thành phần loài, kiểu gen,
hoàn cảnh sống,… từ đó quyết định đến tính đa dạng sinh học của hệ động – thực vật
nói chung và hệ chim di cư nói riêng. Xem xét sự đa dạng sinh học chim di cư của
vườn quốc gia cần vận dụng quan điểm sinh thái để giải thích tính đa dang sinh học và
sự biến động của chúng theo không gian và thời gian.
Quan điểm kinh tế – sinh thái: Cò thìa nói riêng và các loài chim di cư nói
chung không chỉ có vai trò về sinh thái mà còn có vai trò quan trọng đối với phát triển
du lịch. Quan điểm này yêu cầu lợi ích kinh tế – du lịnh phải dựa trên cơ sở đặc điểm
của các thành phần tự nhiên từ đó có những lựa chọn các biện pháp, chính sách phát
triển du lịch phải dựa trên việc tôn trọng các quy luật tự nhiên để đảm bảo cân bằng hệ
sinh thái. Đây chính là cơ sở để phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong phòng: Cụ thể là phương pháp thu thập và xử lí
thông tin. Sau khi đã thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu cần thiết cần có sự phân tích
chọn lọc từ đó tổng hợp và đưa ra những kết luận xác đáng về đặc điểm, hiện trạng
loài Cò thìa và định hướng bảo tồn chúng ở vườn quốc gia Xuân Thủy.
Phương pháp thực địa: Là phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài nhằm mục đích thu thập thông tin cần thiết từ các cơ quan chức năng địa phương
kết hợp với quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên
cứu đặc biệt là quan sát loài Cò thìa tại VQG Xuân Thủy để có được những tài liệu
liên quan tới nội dung đề tài nghiên cứu khoa học.
Phương pháp biểu đồ: Là phương pháp xử lý số liệu và vẽ biểu đồ thể hiện số
lượng loài Cò thìa và ổ sinh thái cũng như sự di cư của chúng.
13
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM,
TÌNH TRẠNG LOÀI CÒ THÌA Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
1.1.
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hiện trạng loài Cò thìa
Một số khái niệm cơ bản:
Di cư là sự di chuyển đều đặn theo mùa hàng năm của một số loài chim, việc di
cư nhằm mục đích đáp ứng lại sự thay đổ nguồn thức ăn, sinh cảnh hoặc thời tiết. Đôi
khi, sự di chuyển không được xem là di cư thực sự chẳng hạn như sự xâm lấn của một
số loài, sự bùng nỗ quần thể, sự du cư,.... Thông thường khi nói đến di cư ở chim là sự
di chuyển từ phía bắc xuống phía nam theo dọc đường bay giữa vùng sinh sản và vùng
trú đông hoặc trú hè. Ước tính có khoảng 1800 – 2000 loài trong số 10000 loài chim là
chim di cư, chiếm 20% tổng số lượng các loài chim trên Trái Đất.
Hơn 40% quần thể các loài chim di cư đang giảm số lượng và có khoảng 200
loài đang bị đe dọa toàn cầu (Birdlife International). Chúng đang phải đối diện với
nhiều vấn đề như sự phá hủy sinh cảnh sống, mất những điểm dừng chân quan trọng
trên đường bay, nhiễm độc hay ô nhiễm môi trường,… Cụ thể là do: Mất sinh cảnh do
cải tạo đất ngập nước, mất sinh cảnh do tăng cường nông nghiệp, suy giảm sinh cảnh
do ô nhiễm, suy giảm nguồn nước, gia tăng sự quấy nhiễu của con người, thực vật xâm
lấn và dịch hại, biến đổi khí hậu.
Trên Trái đất, có tất cả 9 đường bay của các loài chim di cư trên thế giới. Đó là
các đường bay:
Alantic Americas Flyway: đường bay Mỹ – Đại Tây Dương.
Pacific Americas Flyway: đường bay Mỹ Thái Bình Dương.
West Pacific Flyway: đường bay phía tây Thái Bình Dương.
East Asian Austraiasian Flyway: đường bay Đông Á – Châu Úc.
West Asian – East African Flyway: đường bay Tây Á Đông Phi.
East Atlantic Flyway: đường bay đông Đại Tây Dương.
Black Sea – West Europe: đường bay Biển Đen – Tây Âu.
Central Asian Flyway: đường bay Trung Á.
Mississippi Americas Flyway: đường bay khu vực Mississippi ở Mỹ.
14
Hình 1.1 Các đường bay của các loài chim di cư trên thế giới
(Nguồn: )
Việt Nam nằm trong vùng đường bay EAAF (màu đỏ). Các loài chim di cư bao
gồm nhiều nhóm khác nhau trong đó có các loài thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) nhưng
khi nói đến chim di cư, người ta thường quan tâm đến các loài chim nước theo bảng
dưới đây:
Bảng 1.1 Các nhóm (họ) chim nước di cư trong đường bay EAAF
Họ
Podicipedidae
Phalacrocoracidae
Procellariidae
Oceanitidae
Pelecanidae
Ardeidae
Ciconiidae
Threskiornithidae
Anatidae
Gruidae
Rallidae
Heliornithidae
Jacanidae
Recurvirostridae
Glareolidae
Charadriidae
Scolopacidae
Laridae
15
English Name – Tiếng Việt
Grebes – Le hôi
Cormorants – Cồng cộc
Shearwaters – Hải âu
Storm Petrels – Chim báo bão
Pelicans – Chàng bè
Herons, Egrets and Bitterns – Cò và diệc
Storks – Hạc
Platalea minor - Cò mỏ thìa
Swans, Geese and Ducks –Vịt
Cranes – Sếu
Rails, Gallinules and Coots – Gà nước
Finfoots – Chân bơi
Jacanas – Gà lôi nước
Stilts and Avocets – Chim Cà kheo
Pratincoles – Chim dô nách
Plovers – Choi choi
Sandpipers – Choắt
Gulls, Terns and Skimmers – Mòng/Nhạn biển
(Nguồn: Partnership for the East Asian – Australasian Flyway)
1.2.1.1.
Đối với đề tài nghiên cứu khoa học về đặc điểm loài Cò thìa di cư ở VQG Xuân
Thủy, em tập trung nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học và hiện trạng phát triển của
chúng. Cùng với đó, đề tài cũng đưa ra một số hướng giải pháp để bảo tồn loài Cò thìa
cũng như các loài chim di cư ở đây.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc bảo tồn loài Cò thìa ở vườn quốc gia Xuân Thủy
1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định là vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía
Tây Nam của sông Hồng, cuối huyện Giao Thủy, cách thành phố Nam Định 60 km về
hướng Đông Nam, được thành lập theo Quyết định số 01/2003/QĐ – TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu Bảo tồn tự nhiên đất ngập nước Xuân Thủy
thành vườn quốc gia. Có tọa độ địa lý:
Vĩ độ: 20010’ đến 20015’ vĩ độ Bắc.
Kinh độ: 106020’ đến 106032’ kinh độ Đông.
Về vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp cửa sông Hồng, phía Nam và Đông Nam giáp
biển Đông, phía Tây được giới hạn bởi 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao
Xuân và Giao Hải của huyện Giao Thủy.
Vườn quốc gia Xuân Thủy có tổng diện tích là 15110ha, trong đó diện tích
vùng lõi là 7110ha, bao gồm Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (với khoảng
3100ha đất nổi có rừng).
Bãi Trong nằm giữa đê trung ương và sông Vọp, chạy dài từ xã Giao Thiện tới
xã Giao Xuân với chiều dài 12km, diện tích khoảng 2000 ha. Cồn Ngạn nằm giữa sông
Vọp và sông Trà, chạy dài từ cửa Ba Lạt đến xã Giao Lạc với diện tích khoảng 2500ha.
Cồn Lu nằm cạnh Cồn Ngạn, phía Tây giáp sông Trà, phía Nam và Đông Nam giáp
biển Đông với chiều dài 12km chạy từ của Thời đến xã Giao Xuân với diện tích
khoảng 2600ha đang được bồi đắp và nâng cao.
1.2.1.2.
Địa hình.
1.2.1.3.
Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng nhưng lại bị chia cắt bởi sông Vọp
và sông Trà. Địa hình thấp dần từ cửa sông Hồng xuống phía Tây Nam và từ đê trung
ương ngăn mặn ra tới biển. Độ cao tuyệt đối từ 0,5 – 0,9m, đặc biệt ở cồn Lu có nơi
cao tới 1,2m – 1,5m.
Khí hậu.
16
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy – Nam Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu và chế độ thủy văn vùng đồng bằng ven
biển Bắc Bộ Việt Nam.
Theo kết quả quan trắc của trạm khí tượng Văn Lý và trạm khí tượng Nam Định
thì khí hậu khu vực chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Các yếu tố khí tượng biến đổi theo mùa, diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp
tới hệ động thực vật của rừng ngập mặn nhất là đối với sự di trú của các loài chim di
cư trong đó có loài Cò thìa. Nằm tiếp giáp với biển Đông nên khu vực nghiên cứu
thuộc vùng có lượng mưa lớn của đồng bằng Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều
trong năm, trung bình đạt 1920mm, số ngày mưa trong năm khoảng 135 ngày.
Về mùa mưa: Lượng mưa chiếm từ 80 – 85% tổng lượng mưa cả năm. Ngay cả
trong mùa mưa, lượng mưa cũng phân bố không đều và thường tập trung thành từng
đợt gây mưa lớn kèm theo bão lũ gây hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng ngập
mặn. Do mưa lớn kéo dài lại gặp lúc triều cường làm cho nước biển dâng cao đã tàn
phá hệ thống đê biển và hệ sinh thái đặc biệt là những cây tầm trội.
Về mùa khô: Lượng mưa chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm, thường xảy ra
mưa phùn kéo dài, thời gian này thường thiếu nước ngọt, độ mặn nước biển cao ảnh
hưởng tới sinh trưởng của các loài động, thực vật.
Khu vực chịu ảnh hưởng hai lọai gió chính theo mùa: Mùa hè là gió mùa Đông
Nam với tốc độ trung bình 4m/s, khi có bão lớn có thể đến 50m/s. Mùa đông là gió
mùa Đông Bắc với tốc độ gió trung bình 3,75m/s. Ngoài ra còn có gió đất và gió biển
với chu kỳ ngày đêm có tác dụng tốt với hệ sinh thái rừng ngập mặn. Gió mùa và bão
là các nhân tố khí tượng tác động lớn và cũng là một trong những nguyên nhân khiến
rùng ngập mặn không phát triển tự nhiên dọc bờ biển.
Những năm gần đây, do chế độ mưa bão, gió, nhiệt độ có nhiều biến động phức
tạp hơn so với trước nên đã gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái rừng ngập mặn và sự di
trú của loài Cò thìa:
Chế độ thủy triều: Chế độ thủy triều ảnh hưởng rất sâu sắc dến hoạt động của
người dân miền biển Giao Thủy từ nuôi trồng đến khai thác thủy hải sản. Vùng thuộc
chế độ nhật triều, chu kỳ trên dưới 23 giờ, biên độ triều trung bình khoảng 150 –
180cm, lớn nhất là 3,3m, nhỏ nhất là 0,25m. Biến thiên của thủy triều khoảng nửa
tháng có 1 lần triều cường và 1 lần triều kém. Đôi khi cũng xảy ra 1 tháng có 3 lần
triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004).
Khi triều cao nước mặt xâm nhập sâu vào lục địa theo sông ngòi hòa trộn với nước
ngọt trong nội địa tạo thành những bãi triều nước lợ.
17
1.2.1.4.
1.2.1.5.
Chế độ sông ngòi: Khu vực nằm trong lưu sông Hồng bao gồm 3 con sông
chính là sông Hồng, sông Vọp và sông Trà. Các con sông này thường có nước quanh
năm, riêng sông Hồng thường có nước lũ vào tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.
Chế độ dòng chảy: Dòng chảy vùng nghiên cứu là sự tổng hợp nhiều dòng chảy
khác nhau như dòng triều, dòng sóng và dòng sông, trong đó dòng triều là chủ yếu 60
– 90% dòng tổng hợp. Do vậy dòng tổng hợp phụ thuộc vào chế độ thủy triều. Dòng
chảy là con đường chính đưa nguồn giống di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác của
bãi triều đồng thời vận chuyển các chất phù sa từ đất liền ra và các chất khác từ biển
vào tạo thành các bãi bồi ven biển và ven sông.
Độ mặn của nước biển: Độ mặn trung bình ngoài khơi của biển Đông từ 31,3 –
34%. Độ mặn nước biển ven bờ biển đổi mạnh từ 5 – 31%, sự biển đổi này còn phụ
thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng, bãi.
Đất đai
Đất khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất bùn phù sa và cát lắng đọng. Các nhóm
đất chưa ổn định còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên, bao gồm các
nhóm chính: Nhóm đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất thịt nặng đến đất
sét. Hàm lượng sét dẻo thường phổ biến và chiếm ưu thế ở các khu vực xa bờ nơi ít
chịu ảnh hưởng của sóng biển và thủy triều. Ngược lại, ở khu vực bãi triều ven biển lại
tích tụ chủ yếu thành phần cát, cát pha sét, khoáng vật chính là thạch anh và Fenpat.
Tài nguyên sinh vật (các đầu dòng đưa hết ra ngoài cùng cho đẹp)
Tài nguyên thực vật (khong chia nhỏ đến mức này)
Khu RAMSAR Xuân Thủy có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Từ kết
quả điều tra sơ bộ cho thấy ở đây có trên 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó
có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước hình thành nên hệ thống rừng
ngập mặn rộng trên 3000ha. Có những loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái
rùng ngập mặn như cây Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras corniculata), Bần chua
(Sonneratia caseolairis), Mắm biển (Avicennia marina), Cóc kèn (Derris triforlia),…
Ngoài những giá trị bảo tồn cao và rừng ngập ngập mặn còn là nơi ươm giống, cung
cấp thức ăn và môi sinh yên lành cho các loài động vật thủy sinh tồn tại và phát triển
bền vững. Hàng năm nguồn lợi thủy sản tự nhiên của khu vực cho thu nhập tổng giá trị
ước đặt tới hàng trăm tỷ đồng. Việc phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương phần
lớn là trông chờ vào khu vực dữ trữ thiên nhiên quan trọng này.
Tài nguyên động vật
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ngay cùng cửa sông ven sông biển mức độ đa
dạng sinh học và tài nguyên sinh vật phong phú.
18
1.2.2.
1.2.2.1.
Động vật nổi trong khu vực VQG Xuân Thủy đã phát hiện được 181 loài thuộc
12 nhóm trong đó có tới 107 loài thuộc nhóm Copepoda, 14 loài thuộc nhóm
Cladocera, nhóm Larvae có 18 loài.
Động vật đáy đã phát hiện được 136 loài ở nhóm: Nhóm Polychacts có 16 loài,
nhóm Crustakea có 61 loài và nhóm Brachioppoda có 2 loài.
Về cá: Đã thống kê được 156 loài trong đó có 57 có giá trị kinh kế cao như cá
Vược, cá Bớp, cá Đối, cá Dưa, cá Nhệch, Cá Tráp.
Về chim: Đã thống kê được 220 loài thuộc 41họ, 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu
biểu là các loài trong bộ Hạc, bộ Rẽ, bộ Sếu, bộ Ngỗng và bộ Sẻ. Trong 13 bộ chim ở
khu vực thì bộ Sẻ chiếm số lượng lớn nhất với 19 họ và 64 loài, bộ Rẽ 50 loài, bộ Hạc
20 loài, bộ Sếu 8 loài, bộ Sả 8 loài và bộ chim lặn 2 loài. Có tới 11 loài nằm trong sách
Đỏ quốc tế.
Về thú: Theo điều tra sơ bộ có 10 loài ở trên cạn là các loài Dơi, Chuột đồng,
Cầy, Cáo,…và 3 loài ở dưới nước như Rái cá, cá Heo, cá Đầu ông sư, nhưng rất hiếm
gặp.
Về các lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng: Hiện chưa có kết quả kiểm kê cụ thể
nhưng ở khu vực VQG cũng đã gặp số lượng cá thể khá phong phú như rắn, ếch nhái
và khá nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy và bộ cánh cứng.
Trong số hàng trăm loài sinh vật ở cửa sông ven biển Giao Thủy nói trên, có rất
nhiều loài chim bản địa và chim di trú được ghi trong Sách đỏ thế giới (IUCN) và
Sách đỏ Việt Nam. Trong vùng có đẩy đủ nguồn giống của các họ Tôm, Cua, Cá.
Chúng phân bố cả trong tầng nước dưới dạng sống phù du hoặc trong nền đấy vùng
triều, trong thảm RNM. Đây chính là nguồn thức ăn phong phú cho loài chim Cò thìa
di trú. Ngoài ra, còn có 21 loài thủy hải sản đang trở lên quý hiếm cần được khai thác
hợp lý và quy hoạch bảo vệ, bao gồm 7 loài tôm, 4 loài cua, 8 loài trai biển, 1 loài cá
và 1 giá biển.
Tóm lại, các xã vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy nói riêng hay các xã ven
biển huyện Giao Thủy nói chung có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài quý
hiếm và nguồn giống thủy hải sản tượng đối phong phú phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
và sinh kế của người dân địa phương. Do đó cần có những biện pháp quy hoạch, bảo
vệ hợp lý để bảo tồn những loài quý hiếm sẵn có, tạo điều kiện cho các loài chim di trú
hay loài Cò thìa cũng như phát triển nguồn giống để có thể đáp ứng nhu cầu tham
quan, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Điều kiện kinh tế xã hội.
Kinh tế
19
1.2.2.2.
Tổng diện tích tự nhiên 5 xã là 3868,6ha trong đó: đất nông nghiệp là 2885,8ha
chiếm 74,7% , đất chuyên dùng chiếm 16,8%. Đất ở 261,5ha chiếm 6,9%. Đất khác là
55,3ha chiến 1,6% diện tích tự nhiên. (Nguồn: Số liệu thống kê các xã cung cấp tháng
7 năm 2003).
Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 75% năng suất bình quân
623kg/người/năm. Kinh tế biển cũng khá phát triển chiếm tỷ trọng 18% trong nhóm
nông lâm sản, trong đó nuôi trồng thủy hải sản chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên chiếm
48,5%. Thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nói chung còn chưa
phát triển, tuy nhiên đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế.
Xã hội
Dân số vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy có 48160 người/12080 hộ với diện
tích 38,66km gồm 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. Mật độ
dân cư các xã tương đối đồng đều trung bình 1.206 người/km (Số liệu thống kê các xã
năm 2005).
Khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng đất mới với lịch sử của quá trình
lấn biển mở mang bờ cõi, mang những sắc thái riêng trước hết là kiến trúc nhà ở, nhà
thờ Thiên Chúa giáo và chùa mang đậm chất dân gian.
Những nét văn hóa mang đậm đáu ấn của nền văn minh lúa nước như: Chèo cổ,
chầu văn, bơi chải, múa lân, chọi gà hay đấu vật,…xuất hiện trong các lễ hội, chủ yếu
vào tháng giêng âm lịch.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG LOÀI CÒ THÌA Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
20
2.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Cò thìa (Platalea minor)
Vườn quốc gia Xuân Thủy có tính đa dạng về các loài chim rất cao. Nhiều loài
chim nước đến trú đông trong vùng, và rất nhiều loài chim ven biển sử dụng vùng này
là điểm dừng chân trong các chuyến di cư mùa xuân và mùa thu. Trong các loài di trú,
loài Cò thìa là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu theo sách đỏ IUCN và là
loài cư trú thường xuyên tại đây so với các loài chim nước quý hiếm khác. Được
kháiquát cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2.1. Số lượng một số loài chim di cư ghi nhận ở vườn quốc gia Xuân Thủy
từ năm 2005 đến 2012
Năm
2005
-2006
2006 2007
2007 2008
2008 2009
2009 2010
2010 2011
2011 2012
Cò thìa *
74
55
49
63
54
49
36
Rẽ mỏ thìa *
2
4
2
0
0
0
0
Cò lao ấn độ*
-
-
21
18
20
7
-
Bồ nông chân xám*
-
5
3
3
2
0
-
Choắt lớn mỏ vàng**
25
25
20
20
20
18
-
Vịt đầu đen**
12
10
8
10
9
7
2
1-2
0
0
0
0
0
0
Mòng bể mỏ ngắn**
-
12
8
9
5
5
3
Đuôi cụt bụng đỏ**
2-5
2
0
0
0
0
-
Sẻ đồng ngực vàng**
2-4
2
0
0
0
-
-
5
7
0
0
2
0
0
Loài
Cò trắng Trung Quốc**
Choắt chân màng lớn**
Ghi chú: * số liệu điều tra của Birdlife
** số liệu ở vườn quốc gia Xuân Thủy
“-” không có số liệu điều tra
Loài: Cò thìa (Platalea minor):
21
Hình 2.1 Cò thìa
(Nguồn: www.arkive.org)
Bảng 2.2. Phân loại khoa học loài Cò thìa.
Phân loại khoa học
Giới
Animalia
Ngành
Chordata
Lớp
Aves
Bộ
Pelecaniformes
Họ
Threskiornithidae
Chi
Platalea
Loài
P. minor
22
(Nguồn:)
Họ: Cò Quăm (THRESKIORNITHIDAE)
Bộ: Hạc (Pelecaniformes)(CICONIIFORMES)
Mô tả: Chim trưởng thành có bộ lông hoàn toàn màu trắng, trên đầu có mào
ngắn, trán trụi lông và đen, đứng cao khoảng 76 đến 78cm, nặng tầm 1kg. Chim có
một vòng hẹp xung quanh mắt, cằm và trên họng trụi lông, có một điểm vàng trước
mắt, mắt đỏ. Mỏ xám chì, có vằn ngang đen và giống như cái thìa, chân đen pha đỏ.
Chim non có màu tương tự nhưng có một vài lông đen và xám trên lông cánh sơ cấp,
mỏ nâu hồng nhạt và da mặt đen nhạt.
Ổ sinh thái: Sống ở môi trường bãi triều ven biển; ổ trứng trên vách đá gần
bãi triều. Khi di cư xuống vườn quốc gia Xuân Thủy thì sống ở các bãi bồi ngập triều
ven biển, bãi bùn lầy và đầm tôm.
Hình 2.2. Vùng phân bố của Cò thìa trên thế giới
(Nguồn: )
23
Ghi chú:
: Nơi sinh sản của Cò thìa (màu đậm)(nên để mầu khác nhau)
: Nơi di trú của Cò thìa (màu nhạt)
Nguồn thức ăn: Là các động vật thủy sinh không xương sống có kích thước
dưới 5cm như: tôm, cua, cá nhỏ,…
Tập tính tại Xuân Thủy: Chúng đến Xuân Thủy từ tháng 9 và sinh sống đến
tháng 4 năm sau. Chúng kiếm ăn ban ngày, từ tờ mờ sáng cho đến chiều muộn. Khi
thủy triều cao chúng nghỉ ngơi trên gò, bờ trong đầm tôm, khi thủy triều xuống thấp
hoặc các đầm tôm tháo cạn nước chúng đi kiếm ăn. Khi kiếm ăn chúng đi bộ trên bãi
và dùng mỏ va trái va phải để tìm và bắt mồi.
Vùng kiếm ăn và quan sát: Chúng thường kiếm ăn theo bầy từ 4 đến 25 cá thể
trong các đầm nuôi tôm quảng canh thuộc Cồn Ngạn và Bãi Trong. Thỉnh thoảng có
thể bắt gặp bãi bồi, lạch sông thuộc Cồn Lu và Cồn Mờ khi thủy triều xuống thấp.
Chúng thường ngủ nghỉ trong đầm tôm, thường là một điểm cố định cho cả mùa trú
đông tại Xuân Thủy. Sau đây là bản đồ quản lý chim di cư và chim bản địa khu vực
VQG Xuân Thủy:
24
Phân bố:
Trong nước: Cò thìa phân bố ven biển đồng bằng Bắc Bộ và một số điểm ở
Nam Bộ (Việt Nam). Mùa đông chủ yếu gặp ở các bãi triều ngập nước cửa sông Hồng
25