Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh tế vi mô bài tập tự luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.04 KB, 4 trang )

Tìm thêm tài liệu tại aaaclass.edu.vn

Bài tập Tự luận
Chương 1: Cung – Cầu
Bài 1.1: Cho bảng cầu cá nhân và cung cá nhân của một người là:
P
110
115
Qs
20
30
Qd

1590
1560
Trong 1 thị trường có 200 người bán và 100 người mua. Người bán có cung giống nhau và người
mua có hàm cầu giống nhau. (trong đó Q: nghìn sản phẩm, p: nghìn đồng/sản phẩm)
a. Xác định hàm cung, cầu của cá nhân và thị trường.
b. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
c. Nếu hàm cầu thị trường là P = 375 – 0,003.Q thì giá và sản lượng cân bằng của thị trường thay
đổi như thế nào?
Bài 1.2: Thị trường sản phẩm Y được miêu tả bởi các hàm số sau:
Cung: P = 3.Qs + 10
Cầu: P = – 0,5.Qd + 80
(trong đó: P: nghìn đồng/sản phẩm và Q: triệu đơn vị sản phẩm)
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
b. Chính phủ đặt trần giá là P = 68. Khi đó trên thị trường xảy ra hiện tượng gì? Dư thừa hay thiếu
hụt bao nhiêu? Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, tổn thất xã hội khi đó.
c. Chính phủ đặt sàn giá P = 72. Khi đó trên thị trường xảy ra dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu?
d. Nếu chính phủ đánh thuế t = 7 nghìn đồng/kg ai là người chịu thuế nhiều hơn? Mỗi người chịu
bao nhiêu tiền thuế? Tính lượng tiền chính phủ thu được? Giá và sản lượng cân bằng thay đổi


như thế nào?
e. Nếu chính phủ đánh thuế là 10% giá bán/kg. Giá và sản lượng thay đổi như thế nào? Tính lượng
thuế mà người tiêu dùng và người sản xuất phải chịu trong gánh nặng về thuế.
f. Nếu chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất là 5 nghìn đồng/kg thì giá và sản lượng mới là bao
nhiêu?
g. Tính hệ số co giãn cầu theo giá tại mức giá cân bằng ban đầu. Tại mức giá này doanh nghiệp
nên tăng hay giảm giá để tăng doanh thu?
Bài 1.3: Hàm cung và cầu thị trường của sản phẩm B được cho lần lượt như sau:
Qd = – 2P + 100 và Qs = 2P – 20 (trong đó P: nghìn đồng/kg, Q: tấn)
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường.
b. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá và hệ số co giãn của cung theo giá tại mức giá cân bằng.
c. Nếu chính phủ đánh thuế 5 nghìn đồng/sản phẩm. hãy tính giá và sản lượng cân bằng sau khi bị
đánh thuế. Tính khoản thuế mà người tiêu dùng và người sản xuất phải chịu trong gánh nặng
thuế.
d. Hãng áp dụng công nghệ sản xuất mới làm đường cung thay đổi thành Qs = 2P + 10. Hãy xác
định giá và sản lượng cân bằng mới trên thị trường.
Bài 1.4: Giả định hàm cung và hàm cầu trên thị trường gạo của nước A là: Qs = 20P – 100 và Qd
=80 – 10P (trong đó đơn vị của P là $/kg và đơn vị của Q là tấn)
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường.
b. Để hỗ trợ cho người tiêu dùng, chính phủ đặt trần giá cho gạo là 5,5$/kg. Hỏi lượng thiếu hụt
trên thị trường là bao nhiêu?
c. Để giải quyết thiếu hụt, chính phhập khẩu gạo với giá quy đổi là 6,5$/kg. Vậy chính phủ phải
bù lỗ bao nhiêu tiền? Người tiêu dùng sẽ được lợi gì khi chính phủ thực hiện nhập khẩu thay vì
phân phối theo định lượng.
1


Tìm thêm tài liệu tại aaaclass.edu.vn

Bài 1.5: Cho hệ số co giãn của cầu theo giá và của cung theo giá tại trạng thái cân bằng P = 41.000

nghìn đồng và Q = 1206 sản phẩm lần lượt là – 0,85 và 1,7.
a. Viết phương trình cung, cầu.
b. Chính phủ đánh thuế 6000 đồng/sản phẩm thì điều gì xảy ra. Tìm điểm cân bằng mới.
Bài 1.6: Cầu về sản phẩm Y trên thị trường có dạng như sau:
Q = aP + bI + c (trong đó: Q: chiếc, P: triệu đồng, I: triệu đồng/tháng).
Biết rằng, nếu thu nhập tăng 2 triệu đồng/tháng thì lượng cầu tăng 8 chiếc. Nếu giá giảm 1 triệu
đồng/chiếc thì lượng cầu tăng 3 chiếc. Nếu mức giá hiện hành là P0 = 30 triệu đồng/chiếc và thu
nhập là I0 = 8 triệu đồng/tháng thì hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là EDI = 0,5
a. Viết phương trình đường cầu khi đó?
b. Giả sử thu nhập không thay đổi, tại mức giá hiện hành, nếu muốn tăng doanh thu, doanh nghiệp
phải tăng hay giảm giá?
Chương 2: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Bài 2.1: Cho các hàm lợi ích của một người tiêu dùng đối với hàng hóa X và Y như sau (giả sử
người này chỉ tiêu dùng này chỉ tiêu dùng 2 loại hàng hóa)
U= 52X – 2X2 +11Y -5Y2
a. Hãy chứng minh rằng quy luật lợi ích cận biên được thể hiện trong hàm lợi ích trên.
b. Thu nhập của người tiêu dùng này là 35.000 (ngàn đồng), giá của X là 500 (ngàn đồng/một đơn
vị) và giá của Y là 200 (ngàn đồng/một đơn vị). Hãy viết phương trình ràng buộc ngân sách của
người tiêu dùng này.
Bài 2.2: Một người tiêu dùng có tổng thu nhập bằng tiền bằng 100 triệu đồng dùng để mua hai
hàng hóa X và Y với giá trị tương ứng PX = 10 triệu đồng/1 đơn vị, PY = 5 triệu đồng/1 đơn vị, cho
biết hàm tổng lợi ích đạt được từ việc tiêu dùng các hàng hóa là TU = X2Y2.
a. Viết phương trình đường ngân sách.
b. Tính MUX ,MUY, MRSX/Y.
c. Xác định lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích.
d. Giả sử thu nhập và giá hàng hóa Y không đổi, giá hàng hóa X giảm xuống là PX = 5 triệu đồng.
Viết phương trình đường cầu với hàng hóa X.
Bài 2.3: Một người có hàm lợi ích U = 2X + 3Y. Hàng tháng người này sử dụng 1,5 triệu cho hai
hàng hóa X và Y với giá lần lượt là 20.000 đồng/sp và 30.000 đồng/sp.
a. Xác định tỷ lệ thay thế cân biên của hai hàng hóa X và Y. Có thể nhận xét về 2 hàng hóa này?

b. Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu.
c. Nếu nhà cung cấp sản phẩm thực hiện chiến dịch khuyến mãi mua 1 tăng 1 với sản phẩm Y,
người tiêu dùng này nên lựa chọn kết hợp hàng hóa như nào?
Xác định đường thu nhập tiêu dùng trong trường hợp này.
Bài 2.4: Anh Nguyên có hàm lợi ích U = 3X + 5Y. Giá hàng hóa X và Y lần lượt là 30.000 đồng/sp
và 50.000 đồng/sp.
a. Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu đối với Nguyên nếu anh ta có thu nhập hàng tháng I = 3 triệu
đồng.
b. Gia sử nhà cung cấp thực hiện chiến dịch khuyến mãi như sau. Nếu mua trên 30 đơn vị hàng hóa
thì từ đơn vị thứ 31, người tiêu dùng sẽ được giảm giá 20%. Hãy xác định kết hợp hàng hóa tối
ưu với Nguyên lúc này.
Chương 3 : Lý thuyết hành vi người sản xuất
Bài 3.1: Các hàm sản xuất sau thể hiện công nghệ sản xuất có hiệu suất tăng, giảm hay không đổi
theo quy mô:
a. Q = 3L + 2L
2


Tìm thêm tài liệu tại aaaclass.edu.vn
1/2

b. Q = (3L + 2K)
c. Q = 3LK2
d. Q = L1/2 K1/2
e. Q = 3L1/2 +5K
Bài 3.2: Một người tiêu dùng có tổng thu nhập bằng tiền bằng 100 triệu đồng dùng để mua hai
hàng hóa X và Y với giá trị tương ứng PX = 10 triệu đồng/đơn vị ,Py= 5 triệu đồng/đơn vị, cho biết
hàm tổng lợi ích đạt được từ việc tiêu dùng các hàng hóa là TU= X2Y2.
a. Viết phương trình đường ngân sách.
b. Tính MUX ,MUY, MRSX/Y.

c. Xác định lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hóa lợi ích.
d. Giả sử thu nhập và giá hàng hóa Y không đổi, giá hàng hóa X giảm xuống là PX = 5 triệu đồng.
Viết phương trình đường cầu với hàng hóa X.
Bài 3.3: Doanh nghiệp A có hàm sản xuất Q = 5K0,5 L0,5. Giá các đầu vào lần lượt là w = 50$/tuần
và r = 100 $/tuần.
a. Nếu doanh nghiệp sản xuất 250 đơn vị sản phẩm/tuần thì số lượng lao động và máy móc tối
thiểu chi phí là bao nhiêu?
b. Với tổng chi phí sản xuất là 10000$ thì số lượng sản phẩm tối đa sản xuất được là bao nhiêu?
Bài 3.4: Một hãng có hàm tổng chi phí trong ngắn hạn:
TC = 1/3Q3 – 2Q2 + 5Q + 225 ( trong đó TC:$, Q: kg)
a. Viết phương trình đường AFC, AVC, ATC, MC của hãng.
b. Xác định mức tối thiểu của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên.
c. Nếu mức tiền công trên thị trường là w = 200$/tuần, xác định giá trị lớn nhất của sản phẩm cận
biên của lao động.
Bài 3.5: Giả sử hãng biết hàm cầu đối với sản phẩm của mình là P = 100 – 0,01Q. Hàm tổng chi
phí TC = 50Q + 30000$
a. Viết phương trình biểu diễn các đường VC, AVC, FC, AFC, ATC, MC và MR.
b. Xác định sản lượng, giá để hãng tối đa hóa lợi nhuận.
c. Hãy chứng tỏ đối với hãng, chiến lược tối đa hóa doanh thu khác chiến lược tối đa hóa lợi nhuận.
d. Nếu hãng phải chịu thuế t = 10$/sp thì quyết định của hãng sẽ như thế nào.
Bài 3.6: Một doanh nghiệp sử dụng cả 2 yếu tố đầu vào là K, L và có hàm sản xuất Q = 100KL.
Gọi r và w là giá các yếu tố đầu vào tương ứng K, L .
a. Đây là hàm sản xuất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô.
b. Chi phí tối thiểu để sản xuất ra 10000 đơn vị sản phẩm là bao nhiêu nếu w = 30$ và r = 120$.
c. Nếu r = 80$ và w = 20$ thì chi phí tối thiểu để sản xuất 10000 đơn vị sản phẩm lúc này là bao
nhiêu?
Bài 3.7: Cho P = 100 – 0,1Q trong đó Q là sản lượng.
Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là TC = 50 Q + 30000.
a. Viết phương trình biểu diễn các đường VC, AVC, FC, AFC, ATC, MC và MR.
b. Xác định mức sản lượng, giá bán doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hó doanh thu.

c. Nếu doanh nghiệp phải chịu thuế t = 10$/sản phẩm thì sản phẩm và giá bán của doanh nghiệp
thay đổi như thế nào?
Bài 3.8: Một hãng sản xuất với chi phí bình quân là ATC = 300 + 97500/Q và có đường cầu P=
1100 – Q trong đó P là giá của một đơn vị sản phẩm tính bằng $ và Q là sản lượng.
a. Quyết định sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối đa đó.
b. Hãng sẽ đặt mức giá nào để tối đa hóa doanh thu.
c. Mức sản lượng tối ưu với xa hội là bao nhiêu? Nếu sản xuất như vậy thì lợi nhuận của hãng này
sẽ thay đổi như thế nào?

3


Tìm thêm tài liệu tại aaaclass.edu.vn

Chương 4 : Cấu trúc thị trường
Bài 4.1: Hàm tổng chi phí của hãng cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q2 + Q + 100.
a. Viết phương trình các hàng chi phí ngắn hạn VC, FC, ATC, AVC, AFC và MC của hãng.
b. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán sản phẩm trên thị
trường là 27$? Tính lợi nhuận lớn nhất khi đó.
c. Xác định mức giá và sản lương hòa vốn của hãng.
d. Khi giá thị trường là 9$ thì hãng có nên đóng cửa sản xuất hay không?
Bài 4.2: Giả sử hàm tổng chi phí của một hẫng cạnh tranh hoàn hảo là:
TC = Q2 + 3Q + 200. Nếu giá thị trường là 25 nghìn đồng:
a. Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận?
b. Viết phương trình đường cung của hãng/
c. Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu?
d. Trong ngắn hạn hãng có kiếm được lợi nhuận không? Khi đó hãng quyết định như thế nào?
e. Quyết định tiếp tục hay đóng cửa của hãng có mối liên hệ với thặn dư sản xuất như thế nào?
Bài 4.3: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi trung bình là AVC = 2Q + 4.
a. Viết phương trình biểu diễn hàm cung của hãng. Tại mức giá nào hãng phải đóng cửa sản xuất?

b. Khi giá bán là 24 $ thì hãng lỗ 150 $ .Tính chi phí cố định.
c. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng.
d. Khi giá thị trường là 104, quyết định của hãng là như thế nào?
Bài 4.4: Nhà độc quyền có hàm chi phí: TC = Q2 + Q + 100 và hàm cầu là P = 122 – Q.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền quyết định như thế nào?
b. Tính phần mất không gây ra với xã hội.
c. Nếu nhà độc quyền muốn tối đa hóa doanh thu, họ sẽ quyết định như thế nào?
d. Nếu chính phủ đánh thuế T = 10%, quyết định sản xuất thay đổi như thế nào?
Bài 4.5: Một nhà độc quyền gặp đường cầu P= 55- 2Q. Hàm tổng chi phí :
TC = Q2 – 5Q + 100
a. Để tối đa há lợi nhuận, nhà độc quyền quyết định như thế nào.tính lợi nhuận?
b. Tính PS, CS, DWL.
c. Giả sử chính phủ đặt trần giá là 23$. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng, thặng dư
tiêu dùng và lợi nhuận nhà độc quyền?

4



×