Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TỘC NGƯỜI CỦA TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.98 KB, 22 trang )

130

Nguyễn Thị Quế Loan

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VỀ TỘC NGƯỜI CỦA TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ QUẾ LOAN

Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi giảng
viên trong các trường đại học. Đặc biệt trong bối cảnh giao lưu và hội nhập hiện nay,
việc giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) không chỉ giúp giảng
viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng dạy tốt hơn, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người học, mà hoạt động NCKH của mỗi giảng viên còn góp phần
quan trọng để khẳng định thương hiệu của nhà trường. Vì lẽ đó, hoạt động NCKH là một
trong mười tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng đối với các trường cao đẳng, đại học
trong toàn quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường đại học ở nước ta hiện nay nói
chung và Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (ĐHSPTN) nói riêng có sự bất cập
giữa nghiên cứu và giảng dạy trong đội ngũ giảng viên, đó là tình trạng giảng viên chỉ
chú trọng vào công tác giảng dạy và xem nhẹ hoạt động nghiên cứu khoa học. Điểm hạn
chế này dẫn đến việc các công trình NCKH chỉ mang tính “đối phó”, nhiều công trình
nghiên cứu khoa học không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí khi nghiệm thu
xong cũng chỉ để bụi phủ mờ, rất ít các công trình NCKH công nghệ đáp ứng được nhu
cầu của xã hội.
1. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và công tác nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Việt
Bắc được thành lập năm 1966 theo Quyết định số 127/CP ngày 18 tháng 07 của Hội
đồng Chính phủ. Từ năm 1994, theo Quyết định 31/CP của Chính phủ, Trường là thành
viên của Đại học Thái Nguyên. 46 năm kể từ khi thành lập, Trường đã đào tạo được gần
50.000 giáo viên; 1.282 Thạc sĩ, 7 Tiến sĩ cho các tỉnh trung du, miền núi Việt Bắc, Tây
Bắc. Từ 7 khoa ban đầu với 7 ngành đào tạo đại học năm 1966, đến nay Trường đã có 15


Khoa chuyên môn với 24 chuyên ngành đại học, nhiều chương trình đào tạo cao đẳng,
19 chuyên ngành thạc sĩ, 7 chuyên ngành tiến sĩ; 1 Viện nghiên cứu; 1 trường trung học
phổ thông thực hành; 1 trường mầm non; 1 Trung tâm ngoại ngữ và 1 Trung tâm tin học.
Có thể nói, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên là trung tâm lớn đào tạo giáo viên và
cán bộ khoa học trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trước năm 1990, cũng như nhiều trường đại học trên cả nước, hoạt động nghiên
cứu khoa học của Trường chưa được chú trọng, điều này được thể hiện ở số lượng các
kết quả nghiên cứu khoa học được công bố. Từ năm 1991, hoạt động nghiên cứu khoa


131

Thông báo Dân tộc học năm 2012

học của giảng viên trong Trường đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung
của ngành giáo dục. Đặc biệt là từ năm 2005 đến nay, với số lượng 369 giảng viên, trong
đó có 14 Giáo sư và Phó giáo sư, 65 Tiến sĩ, 270 Thạc sĩ và 34 Cử nhân, kết quả nghiên
cứu khoa học trong 5 năm (2005 - 2010) với 562 bài báo được công bố trong các tạp
chí chuyên ngành và hội thảo khoa học (trong đó 35 bài đăng trên tạp chí nước ngoài)
và số lượng đề tài NCKH các cấp được tổng hợp ở Bảng 1 chứng tỏ rằng phần lớn các
giảng viên đều ý thức được tầm quan trọng của công tác NCKH đối với việc nâng cao
chất lượng giảng dạy trong Trường (xem Bảng 1).
Bảng 1. Tổng hợp số lượng các đề tài NCKH các cấp (2005 - 2010)
Năm

Nhà
nước

Nghiên

cứu cơ bản

Cấp Bộ
trọng điểm

Cấp
Bộ

Cấp
cơ sở

Dự án
cấp Bộ

Đề tài của
sinh viên

2005

01

03

01

15

41

01


297

18

40

02

307

2006

04

2007

01

18

25

2008

01

21

17


2009

02

27

82

03

26

21

08

125

268

2010

01

Tổng

2

07


345
02

297
342

05

1588

Nguồn: Báo cáo Chính trị của Đảng bộ trường ĐHSPTN trình tại Đại hội Đảng bộ
trường Đại học Sư phạm lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015).
Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, sinh viên trường ĐHSPTN đã tham gia giải thưởng
“Sinh viên nghiên cứu khoa học”, giải thưởng “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC” và
giành được thành tích cao. Trong 10 năm, đã có 3.005 đề tài NCKH, thu hút 3.423 sinh
viên tại Trường tham gia nghiên cứu, 76 đề tài đoạt giải Sinh viên NCKH toàn quốc.
Trường ĐHSPTN được đánh giá là một trong tốp 20 trường Đại học và Học viện trên
cả nước có thành tích nổi bật trong hoạt động NCKH của sinh viên.
Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường thường xuyên quan tâm, kịp thời chỉ đạo sâu
sát đội ngũ giảng viên trong công tác NCKH. Để động viên, khuyến khích các giảng
viên tham gia NCKH, Trường có chủ trương ưu tiên xét duyệt đề tài NCKH cấp Bộ, cấp
Cơ sở cho các đối tượng là các giảng viên đang làm nghiên cứu sinh. Ngoài ra, Trường
còn có chế độ chính sách ưu đãi cho các cán bộ đi học, bảo vệ luận án đúng hạn, có bài
đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và quốc tế. Đồng thời, xây dựng các nhóm
chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực nghiên cứu để chủ động đề xuất các dự án, các
đề tài trọng điểm, xác định hướng nghiên cứu.


132


Nguyễn Thị Quế Loan

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có thể thấy một thực tế là còn nhiều giảng viên chưa thật
nhiệt tình và say mê NCKH. Tình trạng đối phó trong nghiên cứu còn khá phổ biến.
Theo quy định của Đại học Thái Nguyên về chế độ làm việc của các nhà giáo1, thời gian
làm việc của giảng viên theo chế độ tuần 40 giờ và được xác định theo năm học. Tổng
quỹ thời gian làm việc của giảng viên bình quân trong 1 năm học là 1.760 giờ sau khi trừ
đi số giờ nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật. Tổng thời gian này được phân
chia theo chức danh giảng viên và từng nhiệm vụ cụ thể (xem Bảng 2).
Bảng 2. Định mức giờ giảng cho giáo viên ĐHSPTN

Giáo sư
PGS và giảng viên chính

Khung định mức giờ
chuẩn giảng dạy
360
320

Khung định mức giờ chuẩn
NCKH
140
120

Giảng viên

280


100

Chức danh giảng viên

Đây là số giờ chuẩn giảng viên làm việc tương đối nhiều, song trong thực tế, số
giờ mà giảng viên thực dạy còn nhiều hơn nữa2; do đó, giảng viên không còn thời gian
dành cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, do phải thực hiện một số lượng giờ NCKH nhất định
nên nhiều giảng viên có tư tưởng đối phó - “làm cho xong”, thực hiện sao cho đủ giờ mà
không dành sự quan tâm đến chất lượng công trình công bố. Ngoài ra, kinh phí cấp cho
các đề tài nghiên cứu thấp (1 đề tài cấp Bộ năm 2006 - 2008 từ 20 đến 25 triệu; năm
2010 là 45 triệu; đề tài cấp Trường từ 3 đến 5 triệu đồng) nên không khuyến khích được
giảng viên nghiên cứu, thậm chí ngày càng “chán” đề tài; hầu hết giảng viên thích đi dạy
hơn là đầu tư cho các đề tài, dự án khoa học. Vì vậy, các công trình nghiên cứu dù ở
những cấp cao như đề tài cấp Bộ vẫn còn hạn chế về chất lượng nghiên cứu với hàm
lượng khoa học thấp, không mang lại hiệu quả mà ngược lại, còn gây lãng phí thời gian
và tiền bạc; nhiều khi hướng nghiên cứu của các đề tài bị trùng lặp - điều này có thể thấy
trong các đề tài nghiên cứu về tộc người mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.
2. Tình hình nghiên cứu về các tộc người ở Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên
Những công trình nghiên cứu về các tộc người của giảng viên thuộc Trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên được công bố trên các ấn phẩm dưới dạng thông báo khoa
học, kỷ yếu, tạp chí chuyên ngành bắt đầu từ năm 1990, đến năm 1994 đề tài nghiên cứu
khoa học và công nghệ cấp Bộ đầu tiên về “Các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với

1
2

Quyết định số 924/QĐ-ĐHTN ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
Tổng số tiền ĐHSPTN chi trả tiền thừa giờ cho giảng viên năm học 2011 - 2012 gần 7 tỷ đồng.



Thông báo Dân tộc học năm 2012

133

môi trường sinh thái” của giảng viên Hoàng Hoa Toàn được tiến hành và nghiệm thu
năm 1996.
Từ đó đến nay đã có 6 đề tài cấp Bộ, 1 luận án tiến sĩ và 8 cuốn sách nghiên cứu về
các dân tộc được xuất bản, còn lại 163 nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ (59 đề tài),
khóa luận tốt nghiệp (30 đề tài) và 73 bài viết ở tạp chí, hội thảo, thông báo khoa học.
Trong tổng số 178 công trình nghiên cứu có 24 công trình có xu hướng nghiên cứu
chung về các dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc; số lượng nghiên cứu về các tộc
người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái chiếm nhiều nhất, tiếp đến là các nghiên cứu về
các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, Hán - Tạng. Cụ thể như sau:
2.1. Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Ka đai
- Nghiên cứu về dân tộc Tày: có 52 công trình, trong đó xuất bản sách 1 công trình;
đề tài cấp Bộ có 2 công trình, luận văn thạc sĩ - 25 đề tài, khóa luận tốt nghiệp - 8 đề tài
và 16 bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, hội nghị khoa học.
Nội dung các nghiên cứu trên viết về văn hóa gồm 29 đề tài (trong đó văn hóa dân
gian 11 đề tài, 18 đề tài nghiên cứu về văn hóa tinh thần), 4 nghiên cứu về ngôn ngữ, 3
nghiên cứu về làng bản, còn lại là các nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử, chăm sóc sức
khỏe và sự giao thoa văn hóa.
Địa bàn nghiên cứu được tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc như: Bắc Kạn - 6
nghiên cứu, Cao Bằng - 10 nghiên cứu, Thái Nguyên - 7 nghiên cứu, Lạng Sơn - 5 nghiên
cứu, các địa bàn khác có từ 1 đến 2 nghiên cứu.
- Nghiên cứu về dân tộc Nùng: có 15 công trình, trong đó xuất bản sách 1 công
trình, 3 luận văn thạc sĩ, 3 khóa luận tốt nghiệp và 8 bài đăng trên các tạp chí, hội thảo
khoa học. Các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực văn hóa, lễ hội, nhà cửa, tôn giáo, tín
ngưỡng.
- Nghiên cứu về dân tộc Thái: có 11 công trình, trong đó có 5 luận văn thạc sĩ, 3

khóa luận tốt nghiệp và 2 bài đăng trên các tạp chí, hội thảo khoa học với các nội dung
về tổ chức xã hội, văn hóa tinh thần, trang phục và địa danh lịch sử.
- Nghiên cứu về dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chí) có 3 luận văn thạc
sĩ, 2 khóa luận tốt nghiệp và 2 bài tạp chí. Các nghiên cứu này bao gồm nội dung về
thiết chế chính trị xã hội, nghệ thuật, văn hóa dòng họ, hôn nhân và gia đình.
- Nghiên cứu về dân tộc Giáy: Gồm 2 nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của
người Giáy ở Lào Cai và vấn đề chăm sóc sức khỏe của người Giáy ở Lạng Sơn.
- 6 dân tộc chưa được nghiên cứu: Lự, Cơ Lao, La Chí, La Ha, Bố Y, Pu Péo.
2.2. Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao và Hán - Tạng
- Nghiên cứu về dân tộc Hmông: bao gồm 21 nghiên cứu gồm 7 luận văn thạc sĩ,
2 khóa luận tốt nghiệp và 12 bài viết trong các tạp chí, kỷ yếu hội thảo tập trung vào


134

Nguyễn Thị Quế Loan

các vấn đề kinh tế - văn hóa, văn học dân gian, định canh định cư, thiết chế chính trị xã hội.
- Nghiên cứu về dân tộc Dao: có 23 nghiên cứu, trong đó có 1 sách về “Vai trò
của phụ nữ Dao trong hoạt động xóa đói giảm nghèo” của tác giả Lê Sỹ Lợi; 1 đề tài
cấp tỉnh nghiên cứu về tri thức dân gian của người Dao ở tỉnh Thái Nguyên; 6 luận văn
thạc sĩ, 4 khóa luận tốt nghiệp và 11 bài viết trong các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu
hội thảo đề cập tới các lĩnh vực kinh tế, hôn nhân gia đình, tín ngưỡng và văn hóa dân
gian của người Dao ở các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
- Nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu: gồm 26 nghiên cứu (với 1 luận án tiến sĩ, 2 đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, 5 luận văn thạc sĩ, 5 khóa luận tốt nghiệp và 13
bài viết trên các tạp chí, hội thảo). Các nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu xoay quanh các vấn
đề: văn hóa, đô thị hóa, ẩm thực, tôn giáo tín ngưỡng, nhà cửa, sự tiếp biến văn hóa…
- Nghiên cứu về dân tộc Pà Thẻn: Có 1 nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hằng
Nga (luận văn thạc sĩ) về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Pà Thẻn.

- Các dân tộc chưa được nghiên cứu: Hoa, Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, La Hủ, Cống,
Ngái, Si La.
2.3. Các công trình nghiên cứu không cụ thể về dân tộc nào: có 24 công trình,
trong đó nghiên cứu lý thuyết về nhân học có tác giả Nguyễn Thị Quế Loan với sách
“Giáo trình nhân học”; tác giả Dương Quỳnh Phương với công trình “Cộng đồng các
dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững (vùng
trung du - miền núi phía Bắc)”; sách “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc
thiểu số Việt Bắc” của PGS. TS. Nguyễn Văn Lộc; nghiên cứu “Tìm hiểu văn hóa tộc
người của các nhóm dân tộc ít người ở Việt Nam (đề tài cấp Trường, chủ nhiệm: TS.
Nguyễn Chí Huyên), còn lại là các bài viết nghiên cứu về hôn nhân, bản sắc văn hóa,
thực trạng chăm sóc sức khỏe và văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần…
3. Nhận xét chung
Thông qua các kết quả nghiên cứu về tộc người của Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên có thể thấy:
- Do chưa có sự cân bằng giữa thời gian dạy và thời gian nghiên cứu khoa học, các
giảng viên chỉ chú trọng đến nhiệm vụ giảng dạy, nên các đề tài nghiên cứu còn tản mát;
ít các đề tài, các chương trình nghiên cứu lớn mang tính chuyên sâu; hiếm hoi các công
trình được công bố dưới dạng sách.
- Trong tổng số 178 công trình mà chúng tôi thống kê được, có thể dễ dàng nhận
thấy số lượng các công trình là khóa luận tốt nghiệp, luận văn chiếm số lớn. Điều này là
do nhiệm vụ hướng dẫn khóa luận, luận văn cho sinh viên, học viên là một phần hoạt
động khoa học và công nghệ của Trường. Tuy nhiên, do thiếu sự liên kết thông tin với
các trường bạn, các cơ quan nghiên cứu thậm chí là sự trao đổi giữa các khoa trong


Thông báo Dân tộc học năm 2012

135

trường dẫn đến hiện tượng các đề tài có hướng nghiên cứu trùng lặp, tập trung quá nhiều

ở một số tộc người hay ở một số lĩnh vực. Trong khi đó, có những tộc người, có những
lĩnh vực chưa được đề cập đến. Đề tài nghiên cứu của sinh viên, học viên có thể là một
phần của đề tài các cấp do giảng viên hướng dẫn chủ trì hoặc đề tài độc lập do sinh viên,
học viên tự chọn. Trong quá trình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, giảng viên
cũng đồng thời tự mình phải làm việc, phải NCKH. Ngược lại, khi sinh viên NCKH sẽ
tích lũy được kinh nghiệm để có khả năng độc lập nghiên cứu sau này, đồng thời cũng
hỗ trợ cho giảng viên việc tìm kiếm tài liệu và số liệu khi nghiên cứu theo hướng đề tài
mà giảng viên đang thực hiện. Nhưng ngoài số ít các giảng viên đang thực hiện đề tài
nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên làm một nhánh, một phần theo hướng nghiên cứu
của mình, còn phần lớn đề tài là do sinh viên lựa chọn dưới sự định hướng của giảng
viên. Với quy định hướng dẫn 1 đề tài nghiên cứu khoa học được quy đổi = 60 tiết
NCKH, 1 khóa luận tốt nghiệp được tính 15 tiết dạy nên có giảng viên thậm chí 5 - 10
năm mà không công bố được một công trình nghiên cứu khoa học mà bằng lòng với việc
hướng dẫn sinh viên để “đủ” giờ NCKH.
- Với đặc thù là trường chuyên đào tạo giáo viên cho khu vực miền núi phía Bắc nên
các nghiên cứu về tộc người cũng tập trung nghiên cứu về khu vực này. Tuy nhiên, các
nghiên cứu cũng chỉ chú trọng vào 9 dân tộc như: Tày (52 nghiên cứu), Sán Dìu (26 nghiên
cứu), Dao (23 nghiên cứu), Hmông (21 nghiên cứu), Nùng (15 nghiên cứu), Thái (11 nghiên
cứu), Sán Chay (7 nghiên cứu), Giáy (2 nghiên cứu) và Pà Thẻn (1 nghiên cứu). Điều này,
một phần là do sự chú trọng nghiên cứu các tộc người có dân số đông ở địa bàn nghiên cứu;
mặt khác, khi định hướng nghiên cứu đề tài cho sinh viên, các giảng viên thường khuyến
khích sinh viên lựa chọn chính tộc người mình để nghiên cứu. Vì vậy, dẫn đến tình trạng
thiên lệch trong nghiên cứu về mỗi tộc người.
- Từ thực trạng trên, chúng tôi cho rằng để thực hiện được việc gắn kết giữa nghiên
cứu và giảng dạy, trước hết, Bộ Giáo dục & Đào tạo cần có cơ chế quy đổi giờ NCKH
thành giờ giảng với một tỷ lệ nhất định để giảng viên dành thời gian nhiều hơn cho việc
nghiên cứu. Trong Trường, cần có sự khống chế số giờ giảng tối đa được phép của giảng
viên, tránh hiện tượng giảng viên chỉ là “thợ dạy”, đồng thời cần tăng cường cơ sở vật
chất và kinh phí cho các đề tài nghiên cứu. Có như vậy mới khuyến khích được chủ
nhiệm đề tài, khắc phục tồn tại, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và

thực hiện mục tiêu “mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”.
- Việc thống kê các công trình nghiên cứu về tộc người của các cơ quan nghiên
cứu, các trường nói chung và Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên nói riêng đã giúp
chúng ta có cái nhìn tổng quan về các nội dung đã nghiên cứu, nhận diện được khả năng,
hạn chế cũng như những vấn đề còn thiếu. Từ đó, có những định hướng tiếp theo cho
bản thân trong nghiên cứu cũng như trong công tác hướng dẫn sinh viên, học viên
nghiên cứu khoa học.
(Tham khảo thêm Phụ lục 5)


136

Nguyễn Thị Quế Loan

PHỤ LỤC 5
Danh mục các công trình nghiên cứu về tộc người của trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
STT

Tác giả

Tên công trình

Năm Cấp/
loại

1.

Đàm Thị Uyên


Chính sách dân tộc của các triều 1998 Sách
đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ
XI- XIX), NXB Văn hóa dân tộc

2.

Đàm Thị Uyên

Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, NXB 2003 Sách
Văn hóa Dân tộc

(viết chung)
3.

Nguyễn Văn Lộc

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của 2006 Sách
một số dân tộc thiểu số Việt Bắc,
Nhà xuất bản Giáo dục

4.

Dương Quỳnh Phương

Cộng đồng các dân tộc với việc sử 2010 Sách
dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục
tiêu phát triển bền vững (vùng
trung du- miền núi phía Bắc), Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc


5.

Nguyễn Thị Quế Loan

Giáo trình Nhân học, NXB Đại học 2010 Sách
Quốc gia HN

6.

Hoàng Ngọc La

Văn hóa dân gian Tày, Sở Văn hóa 2002 Sách
thông tin Thái Nguyên xuất bản

7.

Lê Sỹ Lợi

Vai trò của phụ nữ dân tộc Dao 2006 Sách
trong hoạt động xóa đói giảm
nghèo, Nhà xuất bản nông
nghiệp.

8.

Đàm Thị Uyên

Văn hóa Nùng ở Cao Bằng, Nhà 2010 Sách
xuất bản Văn hóa Dân tộc


9.

Hoàng Hoa Toàn

Các dân tộc thiểu số miền núi 1996 Cấp Bộ
phía Bắc với môi trường sinh thái

10.

Nguyễn Thành Trung

Đánh giá hiệu quả mô hình y tế 2005 Bộ
thôn bản khu vực vùng cao miền
núi, vùng dân tộc thiểu số Việt
Nam.

11.

Trần Thị Việt Trung

Bản sắc dân tộc trong thơ ca các 2008 Bộ
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại (khu vực phía Bắc Việt Nam).

12.

Hoàng Ngọc La

Tín ngưỡng dân gian Tày- Lịch 2000 Bộ
sử và hiện tại



137

Thông báo Dân tộc học năm 2012

13.

Đàm Thị Uyên

Phong tục và tín ngưỡng tôn giáo 2008 Bộ
của dân tộc Tày Cao Bằng

14.

Nguyễn Thị Quế Loan

Bản sắc của người Sán Dìu ở Thái 2007 Bộ
Nguyên qua văn hóa ẩm thực.

15.

Nguyễn Thị Quế Loan

Giải pháp phát triển bền vững văn 2012 Bộ
hóa của dân tộc Sán Dìu ở khu vực
miền núi phía Bắc

16.


Hà Thị Thu Thủy

Nghiên cứu tri thức dân gian của 2011 Tỉnh
người Dao ở tỉnh Thái Nguyên và
đề xuất giải pháp bảo tồn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc

Dương Quỳnh Phương
Nguyễn Thị Quế Loan
17.

Nguyễn Chí Huyên

Tìm hiểu văn hóa tộc người của 2004 Cơ sở
các nhóm dân tộc ít người ở Việt
Nam

18.

Nguyễn Thị Quế Loan

Ứng dụng công nghệ thông tin trong 2010 Cơ sở
giảng dạy về hôn nhân và gia đình
các tộc người ở Việt Nam

19.

Nguyễn Thị Quế Loan

Tập quán ăn uống của người Sán 2009 Luận án

Dìu ở Thái Nguyên

20.

Hoàng Phương Dung

Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của 2010 Luận
người Tày ở Thạch An Cao
văn
Bằng

21.

Hứa Ngọc Quyến

Giá trị văn hóa dân tộc Tày ở Việt 1999 Luận
Bắc trong lịch sử.
văn

22.

Bùi Huy Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc 2008 Luận
Tày huyện Định Hóa tỉnh Thái
văn
Nguyên.

23.


Triệu Thị Phượng

Sự tương đồng và khác biệt về nội 2009 Luận
dung giữa truyện thơ Tày và
văn
truyện thơ Thái

24.

Nguyễn
Huyền

25.

Hoàng Minh Nguyệt

Hát Tếu của người Tày ở Bắc 2009 Luận
Quang-Hà Giang-những đặc điểm
văn
nội dung và nghệ thuật

26.

Hà Anh Tuấn

Văn hóa tâm linh của người Tày 2008 Luận
qua hát Then
văn

Thị


Thu Bản sắc Tày trong thơ y Phương 2009 Luận
và Dương Thuấn
văn


138

Nguyễn Thị Quế Loan

27.

Vũ Ánh Tuyết

Yếu tố tự sự trong dân ca Tày

28.

Lương Anh Thiết

Khảo sát một số típ truyện kể dân 2003 Luận
gian Tày-Việt
văn

29.

Lô Viết Thắng

Văn hóa dân tộc Tày ở huyện Hòa 2006 Luận
An (Cao Bằng)

văn

30.

Phạm Thế Thành

Bản sắc Tày trong thơ Nông Quốc 2005 Luận
Chấn.
văn

31.

Lường Thị Hạnh

Văn hóa tinh thần của người Tày ở 2006 Luận
Chợ Đồn (Bắc Kạn)
văn

32.

Lê Thương Huyền

Thơ lẩu của người Tày ở Hà vị, 2011 Luận
Bạch thông, Bắc Kạn
văn

33.

Lý Thị Huệ


Kiến thức bản địa của dân tộc Tày 2011 Luận
trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở
văn
tỉnh Bắc Kạn.

34.

Vũ Thị Hà

Tri thức bản địa về ứng xử xã hội 2011 Luận
trong cộng đồng người Tày ở
văn
huyện Na Hang-tỉnh Tuyên Quang
(1986-2010)

35.

Lê Thị Phương Thảo

Hát lượn Slương của người Tày: 2011 Luận
Qua khảo sát ở xã Yên Cư, huyện
văn
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

36.

Trần Văn Quyền

Làng bản cổ truyền dân tộc Tày ở 2010 Luận
huyện Võ Nhai Thái Nguyên

văn

37.

Hoàng Hải Yến

Văn hóa tinh thần của người Tày ở 2011 Luận
huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn
văn

38.

Lãnh Thị Duyên

Văn hóa bản của người Tày-Nùng 2011 Luận
ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
văn
(từ 1945- đến 2010).

39.

Dương Quốc Huy

Văn hóa của người Tày ở huyện 2010 Luận
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
văn

40.

Lê Viết Chung


Từ ngữ chỉ công cụ lao động trong 2011 Luận
tiếng Tày.
văn

41.

Vy Thị Hồng Tuyến

Lễ hội lồng tồng của dân tộc Tày, 2010 Luận
Nùng ở huyện Cao Lộc-tỉnh Lạng
văn
Sơn.

42.

Triệu Quỳnh Châu

Làng bản của người Tày ở huyện 2010 Luận
Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
văn

2008 Luận
văn


139

Thông báo Dân tộc học năm 2012


43.

Mông Thị Bạch Vân

Không gian và thời gian nghệ 2011 Luận
thuật trong truyện thơ Tày
văn

44.

Vi Thị Hà My

Lượn Cọi của người Tày ở vùng 2008 Luận
Ba Bể-Bắc Kạn)
văn

45.

Lê Thị Thanh Vân

Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo 2009 Luận
của người Nùng ở huyện Đồng
văn
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

46.

Hoàng Thúy Nga

Sli, lượn và lễ hội oóc pò của 2010 Luận

người Nùng Phàn Slình ở Hảo
văn
Bình-Đồng Hỷ-Thái Nguyên

47.

Phan Đình Thuận

Nhà của người Nùng ở huyện 2011 Luận
Đồng Hỷ-tỉnh Thái Nguyên từ
văn
1945 đến nay

48.

Toán Văn Hoàng

Hôn nhân và gia đình của dân tộc 2007 Luận
Thái đen ở huyện Điện Biên-tỉnh
văn
Điện Biên

49.

Nguyễn Đại Đồng

Trang phục cổ truyền của người 2007 Luận
phụ nữ dân tộc Thái huyện
văn
Thường Xuân (Thanh Hóa)


50.

Nguyễn
Quyên

51.

Đỗ Minh Hải

Văn hóa tinh thần của người Thái 2011 Luận
ở huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La
văn

52.

Nguyễn Thị Việt Hà

Tổ chức xã hội và văn hóa bản của 2012 Luận
người Thái huyện Mai Châu tỉnh
văn
Hòa Bình (1986- 2010)

53.

Nguyễn Văn Luyện

Môi trường rẻo cao với nghề trồng 2007 Luận
trọt của dân tộc Dao Đỏ ở huyện
văn

Sa Pa tỉnh Lào Cai

54.

Bàn Tuấn Danh

Hôn nhân và gia đình của người 2007 Luận
Dao Tiền ở huyện Bạch Thôngvăn
tỉnh Bắc Kạn

55.

Phạm Vinh Quang

Thơ ca dân gian của người dao 2008 Luận
Tuyển ở Lào Cai
văn

56.

Bàn Thị Quỳnh Giao

Bản sắc văn hóa Dao trong thơ Bài 2010 Luận
Tài Đoàn
văn

57.

Trần Thị Thanh Huệ


Sinh kế của người Dao huyện 2010 Luận
Thông Nông tỉnh Thái Nguyên
văn

Thị

Mai Truyện kể địa danh của người 2010 Luận
Thái ở Việt Nam
văn


140

Nguyễn Thị Quế Loan

58.

Phan Thị Hằng

Lễ cấp sắc và tang ma của người 2010 Luận
Dao tuyển ở huyện Bảo Thắng
văn
tỉnh Lào Cai

59.

Nguyễn Văn Sinh

Cuộc vận động định canh định cư 2008 Luận
đối với đồng bào Mông huyện

văn
Đồng Văn tỉnh Hà Giang trong
thời kỳ Đổi mới (1986- 2005)

60.

Ma Thị Hiên

Dấu ấn văn hóa người Mông trong 2008 Luận
tác phẩm “Đồng bạc trắng hoa
văn
xòe” và “Vùng biên ải” của Ma
Văn Kháng

61.

Nguyễn Kiến Thọ

Một số đặc điểm của thơ ca dân 2008 Luận
tộc Mông thời kỳ hiện đại (từ
văn
1945 đến nay)

62.

Nguyễn Hoa Hậu

Kinh tế-văn hoá của người Mông ở 2011 Luận
huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang
văn

từ năm 1986 đến năm 2010

63.

Hoàng Thị Hồng Ngân

Kiến thức bản địa trong sản xuất 2010 Luận
nông nghiệp của người Mông ở
văn
huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang

64.

Vũ Hồng Cường

Tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong 2010 Luận
dân ca H’Mông Hà Giang
văn

65.

Phùng Thị Sinh

Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn 2010 Luận
giáo của người Mông ở Đồng Văn
văn
(Hà Giang) trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945

66.


Nguyễn Xuân Cường

Tục cấp sắc của người Sán Dìu ở 2007 Luận
huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)
văn

67.

Nguyễn
Phương

68.

Nguyễn Xuân Chiến

Tổ chức xã hội và văn hóa của 2012 Luận
người Sán Dìu ở huyện Đại Từ,
văn
tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010)

69.

Chu Thị Hường

Bản sắc văn hóa của người Sán 2012 Luận
Dìu ở tỉnh Thái Nguyên
văn

70.


Hoàng Thị Liên Gấm

Văn hóa tinh thần của người Sán 2012 Luận
Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
văn
Nguyên (1945- 2010)

Thị

Mai Khảo sát loại hình hát Soọng cô 2011 Luận
của dân tộc Sán Dìu ở Thái
văn
Nguyên và Tuyên Quang


141

Thông báo Dân tộc học năm 2012

71.

Lê Thị Bằng Giang

Nhân vật phụ nữ dân tộc thiểu số 2004 Luận
trong sáng tác của Tô Hoài và Vi
văn
Hồng.

72.


Nông Thị Nhung

Thực trạng đời sống hôn nhân, gia 2010 Luận
đình của đồng bào các dân tộc thiểu
văn
số ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay

73.

Bùi Thu Trà

Hình tượng người phụ nữ trong 2011 Luận
thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam
văn
hiện đại

74.

Nguyễn Văn Huấn

Hình tượng thần trong thần thoại 2012 Luận
các dân tộc thiểu số Việt Nam
văn

75.

Hoàng Thị Kiều

Hôn nhân và gia đình tộc người 2006 Luận

Sán Chí ở huyện Phú Lương tỉnh
văn
Thái Nguyên

76.

Nguyễn Thị Thu Hiền

Hát Xăng Cọ của người Sán Chỉ ở 2011 Luận
Lộc Bình, Lạng Sơn-những đặc
văn
điểm nội dung và nghệ thuật

77.

Trần Mạnh Thắng

Thiết chế chính trị, xã hội và văn 2011 Luận
hóa truyền thống của người Cao
văn
Lan ở Tuyên Quang

78.

Nguyễn Thị Hằng Nga

Tình hình sử dụng ngôn ngữ của 2011 Luận
người Pà Thẻn ở Hà Giang
văn


79.

Đồng Thị Thùy Trang

Người Giáy ở xã Gia Hội huyện 2012 Luận
Văn Chấn tỉnh Yên bái
văn

80.

Phí Thị Thủy

Tìm hiểu ban sắc văn hóa của một 2009 KLTN
số dân tộc ít người ở vùng Trung Du
và miền núi Bắc bộ nhằm mục tiêu
phát triển bền vững

81.

Trần Thị Diệu Huyền

Một số khó khăn tâm lý trong giao 2009 KLTN
tiếp của sinh viên người dân tộc
thiểu số trong trường ĐH Sư
Phạm-Đại học Thái Nguyên

82.

Nông Văn Tiệp


Tập quán tổ chức ăn uống của người 2011 KLTN
Tày ở thôn Khau Pần xã Cư Lễ,
huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

83.

Nông Thanh Chuẩn

Nghiên cứu tục cứu rể của dân tộc 2009 KLTN
Tày huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

84.

Hà Thị Duyên

Bản sắc văn hóa Tày trong thơ 2007 KLTN
Dương Thuấn


142

Nguyễn Thị Quế Loan

85.

Hoàng Thị Tươi

Lễ hội Lồng Tồng truyền thống 2007 KLTN
của dân tộc Tày Nùng ở huyện
Định Hóa Thái Nguyên


86.

Trần Thị Thanh Huệ

Phong tục và tôn giáo, tín ngưỡng 2007 KLTN
của dân tộc Tày huyện Thông
Nông tỉnh Cao Bằng

87.

Dương Thị Bình

Sự tác động của tín ngưỡng thờ 2011 KLTN
cúng tổ tiên trong đời sống tinh
thần đồng bào dân tộc Tày ở
huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn hiện
nay

88.

Trần Thị Kiều Trang

Văn hóa làng bản của người Tày, 2011 KLTN
Nùng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên

89.

Lê Thị Đào


Phật giáo trong đời sống tinh thần 2011 KLTN
của đồng bào Tày, Nùng tỉnh Thái
Nguyên

90.

Phùng Thị Sinh

Thể chế chính trị-xã hội và văn 2008 KLTN
hóa truyền thống của dân tộc
Mông ở Đồng Văn (Hà Giang)
trước năm 1945.

91.

Trần Thạch Hằng

Công cụ lao động truyền thống 2005 KLTN
trong tập quán và canh tác của
người Mông huyện Mèo Vạc, tỉnh
Hà Giang

92.

Đặng Thị Oanh

Tập quán sản xuất nông nghiêp 2011 KLTN
của người Dao Lô gang huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên


93.

Đặng Thị Nguyệt

Kiến thức bản địa trong quản lý và 2011 KLTN
sử dụng tài nguyên rừng của dân
tộc Dao ở tỉnh Thái Nguyên

94.

Dương Thị Luyện

Tri thức bản địa về khai thác và 2011 KLTN
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của
người Dao xã Vũ Chấn huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên

95.

Hà Thị Nhạc

Phương thức canh tác trên đất dốc 2011 KLTN
của dân tộc Dao ở tỉnh Bắc Kạn

96.

Hoàng Thị Hường

Tác dụng của đô thị hóa đến văn 2010 KLTN

hóa của người Sán Dìu ở xã Hóa


143

Thông báo Dân tộc học năm 2012

Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên
97.

Kiều Mỹ Hạnh

Tôn giáo, tín ngưỡng của người 2007 KLTN
Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên

98.

Nguyễn Thị Hải

Nhà cửa của người Sán Dìu ở huyện 2005 KLTN
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

99.

Tạ Thị Liên

Lễ hội của người Sán Dìu ở huyện 2011 KLTN
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên


100.

Trần
Thị
Hương

Quỳnh Ảnh hưởng của văn hóa Việt tới 2010 KLTN
văn hóa của người Sán Dìu ở
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1986 đến nay

101.

Phan Đình Thuận

Một số tâp tục và tôn giáo, tín 2007 KLTN
ngưỡng của người Nùng xã Tân
Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.

102.

Lê Thị Thu Hương

Tìm hiểu tục tang ma của người 2006 KLTN
Nùng ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên

103.


Hoàng Thúy Phượng

Tang ma của người Thái Trắng ở 2007 KLTN
thị xã Mường Lay-tỉnh Điện Biên

104.

Toàn Văn Hoàng

Hôn nhân và gia đình của tộc 2007 KLTN
người Thái đen ở huyện Điện
Biên-tỉnh Điện Biên.

105.

Đinh Thị Kim Ngân

Văn hóa của người Thái đen ở huyện 2011 KLTN
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

106.

Hoàng Văn Tuấn

Gia đình và hôn nhân của người 2005 KLTN
Cao Lan ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên.

107.


Hoàng Quốc Bảo

Đặc trưng văn hóa dòng ho Hoàng 2010 KLTN
Ngũ Giáp trong cộng đồng người
Sán Chay thôn Khuổi Tát xã Quy
Kỳ huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên.

108.

Nguyễn Thị Thương Một số tập tục và tôn giáo, tín 2011 KLTN
Huyền
ngưỡng của tộc người Sán Chí ở
huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên.


144

Nguyễn Thị Quế Loan

109.

Hoàng Thị Thắm

Hình thức hôn nhân của người Giáy 2007 KLTN
ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

110.


Hoàng Hoa Toàn

Nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến 1996 Tạp chí/
nông nghiệp trong tộc người miền
Kỷ yếu
núi phía Bắc, Thông báo khoa học
trường ĐHSPTN

111.

Đỗ Trọng Dũng

Vài nét về văn hóa vật chất và tinh 1999 Tạp chí
thần của các dân tộc thiểu số miền
núi Tây Bắc Việt Nam, Tạp chí
khoa học & Công nghệ Đại học
Thái Nguyên, số 2

112.

Nguyễn Văn Hộ

Về sự phát triển của đội ngũ trí 1994 Tạp chí
thức dân tộc thiểu số, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, số 10

113.

Nguyễn Văn Hộ


Thực trạng học tập của học sinh, 1995 Tạp chí
sinh viên miền núi hiện nay, Tạp
chí Nghiên cứu Giáo dục, số 9

114.

Nguyễn Văn Hộ

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất 1995 Tạp chí
lượng văn hóa của học sinh, sinh
viên miền núi, Tạp chí Nghiên cứu
Giáo dục, số 7.

115.

Nguyễn Văn Hộ

Về điều kiện sống, làm việc và 1994 Tạp chí
nguyện vọng của trí thức dân tộc
thiểu số, Tạp chí Nghiên cứu Giáo
dục, số 12.

116.

Trịnh Xuân Hùng

Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban 1996 Kỷ yếu
đầu và sử dụng dịch vụ y tế của
một số dân tộc thiểu số khu vực

miền núi phía Bắc Việt Nam, Kỷ
yếu hội nghị khoa học trẻ các
trường Đại học Y dược toàn quốc
lần thứ 6.

117.

Nguyễn Thi Quế Loan

Phát triển bền vững ngôn ngữ các 2009 Kỷ yếu
tộc người thiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ,
văn hóa Việt Nam- Trung Quốc ở
Đông Á và Đông Nam Á, Nhà xuất
bản Quốc gia Hà Nội

118.

Phạm T. Hồng Nhung, Tìm hiểu luật tục của một số dân 2010 Kỷ yếu


145

Thông báo Dân tộc học năm 2012

Chu Thị Hường

tộc thiểu số miền núi đối với bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên và môi

trường. Kỷ yếu hội thảo Đại học
Sư phạm Thái Nguyên

119.

Dương
Phương,
Huyền

120.

Phạm Hồng Quang

Sự chuyển biến trong nhận thức 1994 Tạp chí
của học sinh dân tộc thiểu số trong
quá trình học tập, Tạp chí Nghiên
cứu Giáo dục, số 8

121.

Phạm Hồng Quang

Về khả năng giao tiếp của sinh viên 1995 Tạp chí
sư phạm miền núi, TC Đại học &
Giáo dục chuyên nghiệp, số 2

122.

Phùng Thị Hằng


Tục kết “tồng” và quan hệ giao tiếp 2004 Tạp chí
của học sinh THPT dân tộc TàyNùng, TC Tâm lý học, số 10.

123.

Phùng Thị Hằng

Một số kết quả nghiên cứu bước 2005 Tạp chí
đầu về giao tiếp của học sinh dân
tộc Tày- Nùng trường PTDTNT
(khu vực Đông Bắc Việt Nam),
Tạp chí Tâm lý học, số 3.

124.

Phùng Thị Hằng

Cách xưng hô trong giao tiếp bằng 2005 Tạp chí
tiếng mẹ đẻ của học sinh THPT
dân tộc Tày, Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục, số 137

125.

Phùng Thị Hằng

Tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp của 2005 Kỷ yếu
học sinh THPT dân tộc Tày,
Nùng, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới
giảng dạy, nghiên cứu và ứng

dụng Tâm lý học, giáo dục học
phục vụ CNH H ĐH đất nước, N
XB ĐHSP.

126.

Phùng Thị Hằng

Vài nét về quan hệ giao tiếp qua 2006 Tạp chí
tục ngữ, thành ngữ và đời sống
thực tiễn của đồng bào dân tộc
Tày, Nùng, Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục, số 144.

Quỳnh Bản sắc văn hóa và sự tương tác 2010 Kỷ yếu
Thân Thị không gian lãnh thổ giữa các dân
tộc ở vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo
Đại học Sư phạm Thái Nguyên


146

Nguyễn Thị Quế Loan

127.

Phùng Thị Hằng

Lễ hội Lồng tồng với đời sống của 2005 Tạp chí

học sinh THPT dân tộc Tày- Nùng
ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí Tâm lý học, số 8

128.

Đàm Khải Hoàn

Tình hình chăm sóc sức khỏe ban 1997 Kỷ yếu
đầu của người Tày Vũ Lăng, Bắc
Sơn- Lạng Sơn, Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học của trường
Đại học Y Bắc Thái

129.

Hoàng Ngọc La

Nhà sàn của người Tày- Lịch sử 1993 Kỷ yếu
và hiện tại, Thông báo khoa học
của các trường đại học

130.

Nguyễn Thành Trung

Tình hình bệnh tật trẻ em dân tộc 1998 Kỷ yếu
Tày và Giáy ở Lạng Sơn, Lai
Châu, Kỷ yếu công trình nghiên
cứu khoa học


131.

Đàm Thị Uyên

Nguồn gốc lịch sử của các tộc 1998 Tạp chí
người Tày- Nùng ở Việt Nam, Tạp
chí Dân tộc học, số 2

132.

Đàm Thị Uyên

Đôi nét về việc giao thoa văn hóa 2011 Kỷ yếu
Tày- Việt ở Quảng Hoà tỉnh Cao
Bằng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
giáo dục bản sắc văn hóa cho sinh
viên, Đại học Sư phạm Thái
Nguyên.

133.

Đàm Thị Uyên

Tầng lớp thổ ty của người Tày ở 2011 Tạp chí
Cao Bằng đầu thế kỷ XX, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 4.

134.


Đàm Thị Uyên

Một số tín ngưỡng tôn giáo cổ 2006 Tạp chí
truyền của các dân tộc Tày – Nùng
ở huyện Quảng Uyên và Phục Hòa
(Cao Bằng), Tạp chí khoa học &
Công nghệ Đại học Thái Nguyên,
số 2

135.

Âu Sơn Hưng

Thờ cúng tổ tiên và các vị thần che 2009 Tạp chí
chở cho gia đình của người Tày
Cao Bằng, Tạp chí KHXH- viện
KHXH và phát triển bền vững
vùng Nam Bộ

136.

Đàm Thị Uyên

Tín ngưỡng liên quan đến nông 2010 Tạp chí


147

Thông báo Dân tộc học năm 2012


nghiệp của người Tày ở Cao Bằng,
TC Dân tộc học, số 167, tr.48-55
137.

Vũ Thị Hà

Ứng xử trong gia đình người Tày 2011 Tạp chí
ở huyện Na Hang tỉnh Tuyên
Quang, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Đại học Thái Nguyên, số 8

138.

Trịnh Xuân Đàn

Một vài nhận xét về tầm vóc, thể 1990 Kỷ yếu
lực của đồng bào Dao ở hợp tác xã
Tân Lập, Đại Từ, Bắc Thái, Kỷ
yếu công trình nghiên cứu khoa
học trước năm 1990

139.

Đàm Khải Hoàn

Tình hình thực trạng chăm sóc sức 2001 Tạp chí
khỏe ban đầu ở một xã người Dao
thuộc huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí khoa học & Công
nghệ Đại học Thái Nguyên


140.

Lý Thị Huệ

Kiến thức bản địa trong chăn nuôi 2010 Kỷ yếu
của dân tộc Dao ở tỉnh Thái
Nguyên, Kỷ yếu hội thảo Đại học
Sư phạm Thái Nguyên

141.

Nguyễn Thị Quế Loan

Lễ cưới của người Dao Lô Gang ở 2003 Tạp chí
xóm Ba Nhất xã Hóa Thượng,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên,
Tạp chí Dân tộc học, Số 3

142.

Hà Thị Thu Thủy, Vài nét về phương thức khai thác 2010 Kỷ yếu
Trần Thị Thanh Huệ
nguồn lợi tự nhiên của người Dao ở
huyện Thông Nông, Kỷ yếu hội
thảo Đại học Sư phạm Thái Nguyên

143.

Nguyễn Thị Thu Thủy


Ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật 2010 Kỷ yếu
dân gian của người Dao ở vùng
trung du miền núi phía Bắc, Kỷ
yếu hội thảo Đại học Sư phạm
Thái Nguyên

144.

Đàm Thị Uyên

Lễ cưới cổ truyền của người Dao 2006 Tạp chí
Quần Trắng ở bản Khâu Linh, Tạp
chí Dân tộc và thời đại, số 96

145.

Vũ Như Vân

Sự tiếp biến văn hóa dân tộc Dao 2010 Kỷ yếu
qua thực tế hoạt động kinh tế- xã
hội vùng lòng hồ thủy điện Tuyên
Quang, Kỷ yếu hội thảo Đại học


148

Nguyễn Thị Quế Loan

Sư phạm Thái Nguyên

146.

Hà Thị Thu Thủy
Nguyễn Viết Hưng
Nguyễn Thế Hùng

147.

Hà Thị Thu Thủy
Trần Thị Thanh Huệ

Biến đổi trong tập quán sản xuất 2011 Tạp chí
của người Dao Lô Gang huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên hướng
tới bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững, Tạp chí Dân tộc và thời
đại số 139- 140
Phương thức khai thác nguồn lợi 2011 Tạp chí
tự nhiên của người Dao huyện
Thông Nông tỉnh Cao Bằng hiện
nay, Tạp chí Dân tộc và thời đại số
139- 140

148.

Nguyễn Thị Quế Loan

Ứng xử với tự nhiên của người Dao và 2010 Kỷ yếu
người Sán Dìu ở Thái Nguyên qua
hoạt động khai thác rừng cộng đồng,

Kỷ yếu Hội thảo Đại học Sư phạm
Thái Nguyên

149.

Nguyễn Văn Tư

Tìm hiểu nhóm máu các dân tộc 1989 Kỷ yếu
H’mông, Nùng, Dao tại xã miền
núi tỉnh Bắc Thái, Nội san trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên

150.

Nguyễn Thị Quế Loan

Tập quán chăm sóc sản phụ, trẻ sơ 2006 Tạp chí
sinh trong ăn uống của người Sán
Dìu ở Thái Nguyên, Tạp chí Dân
tộc học

151.

Nguyễn Thị Quế Loan

“Cơm tạo trong hát soong cô của 2006 Kỷ yếu
người Sán Dìu ở Thái Nguyên ”,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn
quốc viện Dân tộc học, Nhà xuất
bản khoa học xã hội


152.

Nguyễn Thị Quế Loan

Thực vật trong bữa ăn hàng ngày 2007 Tạp chí
của người Sán Dìu ở Thái Nguyên,
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á

153.

Nguyễn Thị Quế Loan

Tết của người Sán Dìu, Tạp chí 2008 Tạp chí
Dân tộc, Số 5

154.

Nguyễn Thị Quế Loan

Cách ứng xử trong ăn uống của 2008 Tạp chí
người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tạp
chí nghiên cứu Đông Nam Á, Số 8

155.

Nguyễn Thị Quế Loan

Biến đổi trong tập quán ăn uống 2008 Tạp chí
của người Sán Dìu ở Thái Nguyên,



149

Thông báo Dân tộc học năm 2012

Tạp chí Dân tộc học
156.

Nguyễn Thị Quế Loan

157.

Nguyễn Thị Quế Loan
Trần
Thị
Hương

Tác động của đô thị hóa đến văn 2008 Kỷ yếu
hóa của các dân tộc thiểu số ở
Thái Nguyên “qua nghiên cứu về
người Sán Dìu”, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc tế Việt Nam học lần 3

Ảnh hưởng của văn hóa Việt 2009 Kỷ yếu
Quỳnh đến văn hóa của người Sán Dìu
ở tỉnh Thái Nguyên những năm
sau Đổi mới, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc tế nghiên cứu và giảng
dạy ngôn ngữ, văn hóa Việt

Nam- Trung Quốc ở Đông Á và
Đông Nam Á

158.

Nguyễn Thị Quế Loan

Biến đổi về ngôn ngữ của dân tộc Sán 2009 Kỷ yếu
Dìu ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Kỷ yếu Hội thảo ngôn ngữ học
toàn quốc “Chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập Quốc tế

159.

Nguyễn Thị Quế Loan

Tác động của đô thị hóa đến văn hóa 2012 Tạp chí
tộc người (Trường hợp người Sán Dìu
ở tỉnh Thái Nguyên)

Nguyễn Xuân Chiến
160.

Nguyễn Thành Trung

Tình hình bệnh tật trẻ em dân tộc 1995 Kỷ yếu

Sán Dìu và H’mông ở Bắc Thái và
Hà Giang, Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học

161.

Đàm Thị Uyên

Tín ngưỡng trong cư trú của người 2006 Tạp chí
Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tạp chí
Dân tộc và thời đại, số 4 (89)

162.

Đàm Thị Uyên

Lễ Kỳ Yên của người Sán Dìu ở 2007 Tạp chí
Đồng Hỷ Thái Nguyên, Tạp chí
Dân tộc và thời đại, số 99

(viết chung)
163.

Đàm Thị Uyên

Lễ “Siêu đàn phá ngục” trong đám 2007 Tạp chí
tang nữ Sán Dìu, Tạp chí Dân tộc
và thời đại, số 105

164.


Nguyễn Văn Hộ

Học viên H’mông với việc phát 1991 Tạp chí
âm chuẩn tiếng Việt, Tạp chí


150

Nguyễn Thị Quế Loan

Nghiên cứu Giáo dục, số 10.
165.

Đàm Khải Hoàn

166.

Nguyễn Thị Phương Những luật tục và hương ước của 2010 Kỷ yếu
Liên, Nghiêm Thị Hải dân tộc Mông khu vực miền núi
Yến
phía Bắc trong việc sử dụng và bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, Kỷ
yếu hội thảo Đại học Sư phạm
Thái Nguyên

167.

Trần Thị Việt Trung


Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện 2008 Tạp chí
đại- một vài đặc điểm nổi bật, Tạp
chí khoa học & Công nghệ Đại học
Thái Nguyên, số 3 tập 1

168.

Dương Quỳnh Phương

Tìm hiểu cách thức khai thác và 2006 Tạp chí
bảo vệ rừng của dân tộc Mông tỉnh
Thái Nguyên, Tạp chí khoa học &
Công nghệ Đại học Thái Nguyên,
số 2

169.

Phạm Hồng Quang

Môi trường học tiếng Việt của học 1992 Tạp chí
viên H’mông, Tạp chí Nghiên cứu
Giáo dục, số chuyên đề phát triển
giáo dục miền núi

170.

Đàm Thị Uyên

Làng bản và luật tục bảo vệ tài 2010 Kỷ yếu
nguyên thiên nhiên của người

Mông ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà
Giang, Kỷ yếu hội thảo Đại học
Sư phạm Thái Nguyên

Phùng Thị Sinh

171.

Đàm Thị Uyên
(viết chung)

172.

Hà Thị Thu Thủy
Đàm Thị Uyên

173.

Đàm Khải Hoàn

Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban 1997 Kỷ yếu
đầu của người Mông Cán Tỷ,
Quản Bạ, Hà Giang, công trình
nghiên cứu y học quân sự- học
viện quân y

Tổ chức xã hội của người Mông ở 2010 Tạp chí
Đồng Văn (Hà Giang) trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945, Tạp
chí NCLS, số 410

Làng bản và luật tục bảo vệ tài 2011 Tạp chí
nguyên thiên nhiên của người
Hmông huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang, Tạp chí Dân tộc và thời đại
số 139- 140
Nghiên cứu một số phong tục tập 2001 Tạp chí


151

Thông báo Dân tộc học năm 2012

quán lien quan có ảnh hưởng đến
sức khỏe ở 2 cộng đồng Thái và
Mông thuộc miền núi tỉnh Nghệ
An, Tạp chí khoa học & Công
nghệ Đại học Thái Nguyên
174.

Hà Thị Thu Thủy
Dương Kim Giao

Luật tục và hương ước của dân tộc 2011 Tạp chí
Hmông khu vực miền núi phía
Bắc trong sử dụng và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, Tạp chí Dân
tộc và thời đại số 139- 140

175.


Đàm Khải Hoàn

Tìm hiểu một số phong tục tập 1997 Kỷ yếu
quán liên quan đến sức khỏe ở 2
cộng đồng dân tộc Nùng, Mông
thuộc xã Quang Sơn huyện Đồng
Hỷ tỉnh Bắc Thái, Tài liệu Hội
thảo khoa học chăm sóc sức khỏe
phụ nữ dân tộc thiểu số

176.

Đàm Thị Uyên

Tục cưới xin của người Sán Chí ở 2006 Tạp chí
Phú Lương (Thái Nguyên), Tạp
chí Dân tộc và thời đại, số 94

177.

Đàm Khải Hoàn

Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban 1998 Kỷ yếu
đầu của hai dân tộc Thái- Mường
ở vùng núi Tây Bắc, Kỷ yếu công
trình NCKH của trường Đại học Y
Bắc Thái

178.


Hà Thị Thu Thủy

Thiết chế chính trị của người Cao 2011 Tạp chí
Lan tỉnh Tuyên Quang trước Cách
Mạng tháng Tám năm 1945, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ
ĐHTN, số 8

Trần Mạnh Thắng



×