Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại an thịnh phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.98 KB, 16 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LẦN 1

Sinh viên:
Lớp: CQ48/11.1
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đoàn Hương Quỳnh

HÀ NỘI, 2014


Phần 1: Khái quát tình hình đơn vị thực tập.
1.1.

Quá trình hình thành phát triển của công ty.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thịnh Phát được

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 07/04/2010. Công ty đã đăng ký
thay đổi kinh doanh lần thứ 6 vào ngày 27/01/2014
-

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐầU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI AN THỊNH PHÁT

-

Tên tiếng Anh: AN THINH PHAT TRADING AND CONSTRUCION


JOINT STOCK COMANY

-

Tên viết tắt: ANTHINHPHAT.,JSC

-

Địa chỉ: Số 11, ngõ 12, phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội.

-

Mã số doanh nghiệp: 0104573887

-

Mã số thuế: 0101438181

-

Điện thoại: 04.35561836

-

Fax: 04.35561833

-

Email:


-

Website: anthinhphat.net

-

Đại diện: Ông Trần Hữu Doanh; chức vụ: Giám đốc

-

Vốn điều lệ: 31.000.000.000 VND (ba mươi mốt tỷ đồng)

-

Mệnh giá cổ phần: 100.000 VND

-

Số cổ phần đã đăng ký mua: 310.000


1.2.

Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

1.2.1.

Lĩnh vực kinh doanh


Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thịnh Phát hiện nay
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và thương mại với các ngành cụ
thể như sau:
-

Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ,
xây dựng công trình công ích, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
khác.

-

Hoàn thiện công trình xây dựng.

-

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

-

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò
sưởi và điều hoà không khí, lắp đặt hệ thống điện.

-

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

-

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.


Hiện nay công ty đã và đang mở rộng thêm hoạt động kinh doanh khách sạnnhà hàng, dịch vụ lưu trú ngắn ngày và dịch vụ ăn uống ở Đà Nẵng. Ngoài ra
công ty còn sản xuất đồ gỗ xây dựng; cho thuê máy móc, thiết bị, ôtô và xe có
động cơ khác.
1.2.2.

Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thịnh Phát được xây
dựng theo mô hình công ty cổ phần vốn góp của nhiều cổ đông. Bộ máy của
công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Các phòng ban liên
kết với nhau theo quan hệ dọc và ngang, có các quyền hạn và trách
nhiệm xác định, có chức năng tham mưu cho giám đốc trong quản lý và điều
hành công ty. Giữa ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty có mối quan
hệ chức năng, hỗ trợ lẫn nhau.


Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Hội đồng
quản trị
Giám đốc

Chi nhánh
Đà Nẵng

Phòng

Phòng

Phòng


Kinh Doanh

Hành chính

Kỹ thuật Vật tư

Phòng Tài
Ghi chú:

Quan hệ chỉ huy

Quan hệ tác nghiệp, đối chiếu

-

Hội đồng quản trị (HĐQT): (gồm 3 người)
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

-

Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT và
các hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức
việc thông qua quyết định của HĐQT.


-

Ban Giám đốc:(gồm 2 người)
Xây dựng phương hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh và các chủ

trương lớn của công ty theo định hướng của HĐQT.

-

Phối hợp với HĐQT xây dựng các quy định, quy chế của công ty.


-

Tổ chức, bố trí bộ máy điều hành, sử dụng lao động hợp lý cho từng phòng
ban.

-

Xem xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV.

-

Đề xuất các phương án mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh lên
HĐTV.



Phòng kinh doanh:

-

Xây dựng, tìm kiếm khách hàng;

-


Chuẩn bị công tác đấu thầu cung cấp vạn tải, vật tư cho các dự án;

-

Thiết lập nguồn cung ứng vật liệu ổn định;

-

Chăm sóc, hỗ trợ, thúc đẩy công tác vận tải và chăm sóc khách hàng, giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ;

-

Dự báo, dự đoán thị trường để có kế hoạch kinh doanh hợp lý;

-

Thu thập thông tin phản hồi của thị trường về các sản phẩm dịch vụ của
công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh;


-

Triển khai giới thiệu dịch vụ mới.
Phòng tài chính-kế toán:
Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt
động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công ty nhằm phục vụ cho
công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty sao cho hiệu quả;


-

Theo dõi tình hình thực hiện các biến động các loại tài sản, hàng tồn kho, tình
hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty.

-

Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác với ban
Giám đốc và cơ quan thuế...


-

Phòng Hành chính:
Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng;


-

Lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh
nghiệp theo quy định;

-

Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ
thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy
móc một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty;

-


Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc dao.



Phòng kỹ thuật vật tư

-

Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tại các công
trường, dự án;

-

Quản lý bộ phận vận tải và hoạt động chuyên chở, cung ứng vật liệu tại
các công trường;

-

Quản lý đội ngũ công nhân thời vụ và an toàn lao động tại các công
trường, dự án;

-

Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ;

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Sơ đồ bộ máy kế toán công ty:

Kế toán trưởng
kiêm điều hành


Kế toán

Kế toán

công nợ

thanh toán

Thủ quỹ

Kế toán kho

Giao hàng



Kế toán trưởng:Là một Kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tiếp với các
Kế toán phần hành, có năng lực điều hành và tổ chức, tham mưu cho Ban
Giám đốc về các chính sách Tài chính - Kế toán của công ty, ký duyệt các
tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về
chuyên môn, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy
quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có
liên quan tới các bộ phận chức năng.




Điều hành:Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa trong công ty, điều
hành việc giao hàng cho từng khách hàng, cập nhật hóa đơn mua bán hàng
hóa, theo dõi chi tiết khách hàng, tính thuế giá trị gia tăng của hàng bán
ra, chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho từng khách
hàng…



Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả; định kỳ
đối chiếu công nợ với khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ và lưu chứng từ


liên quan đến công nợ; liên hệ với khách hàng, thu hồi công nợ và thực
hiện một số công việc liên quan khác.


Kế toán thanh toán:Căn cứ chứng từ phát sinh, kiểm tra giấy tờ đề xuất
(thanh toán, tạm ứng, bảng kê thanh toán tạm ứng ). Lập sổ theo dõi tạm
ứng. Lưu chứng từ kế toán chứng minh cho các định khoản về kế toán tiền,
kế toán tạm ứng. Thực hiện thu, chi và lập báo cáo thu, chi theo kế hoạch
hàng ngày.



Kế toán kho:Kiểm nhận hàng nhập kho về số lượng, chủng loại; bố trí
chỗ để nguyên phụ kiện hợp lý; kiểm kê nguyên phụ kiện , thành phầm
tồn kho theo kế hoạch.




Thủ quỹ:Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi
đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày,
lập báo cáo quỹ, cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.



Giao hàng:Nhận lệnh từ điều hành xuất hàng từ kho đến các công trình,
giao cho khách hàng và chuyển hàng từ bên mua nhập vào kho.

1.3.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh

1.3.1.

Thị trường cung cấp dịch vụ.

An Thịnh Phát chủ yếu cung cấp dịch vụ cho thị trường đã được công ty định
vị và phân khúc, đó là các dự án thủy điện, dự án chung cư, cao ốc, nhà cao
tầng của các công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty lớn như tổng công ty
sông Đà, tổng công ty Điện lực dầu khí…
1.3.2.

Lực lượng lao động

Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp, nhiệt tình
với công việc là một trong những yếu tố góp phần đưa An Thịnh Phát ngày
càng phát triển và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực dịch vụ thương mại
vận tải, vật liệu xây dựng…



TT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật
1
2
3
4
5

Cán bộ lãnh đạo và quản lý
Nhân viên kinh doanh
Kế toán – tài chính
Hành chính – nhân sự
Phòng kỹ thuật vật tư

Số
lượng
03
06
06
03
05

Năm kinh
nghiệm
7-10
3-8
3-8
3-8
2-8


Ghi chú
Có HĐLĐ
Có HĐLĐ
Có HĐLĐ
Có HĐLĐ
Có HĐLĐ


Phần 2: Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
2.1.1. Thuận lợi:
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thịnh Phát là 1 doanh
nghiệp tuy còn non trẻ nhưng với sự linh hoạt và mạnh dạn trong kinh doanh,
công ty đã đạt được những thành công nhất định và tạo dựng được uy tín
trong lĩnh vực thương mại xây dựng. Công ty đã tham gia thực hiện nhiều
công trình, dự án trọng điểm như dự án thủy điện Lai Châu (Lai Châu), Hủa
Na (Nghệ An), ĐakĐrinh (Quảng Ngãi)…
-

Khách hàng của công ty là các công ty lớn trong ngành xây dựng như công ty
cổ phần sông Đà 5, sông Đà 6, sông Đà 10, công ty Điện lực Dầu khí Việt
Nam…

-

Bộ máy quản trị và lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm và có nhiều mối
quan hệ trong ngành đã giúp đem lại cho công ty những hợp đồng cung cấp
dịch vụ vận tải, vật liệu xây dựng cho nhiều công trình xây dựng.

-


Công ty đa dạng hóa loại hình kinh doanh, do đó đáp ứng được những yêu
cầu về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

-

Nước ta là một quốc gia đang phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa-hiện
đại hóa, do đó nhu cầu xây dựng cao, lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực luôn tiềm
năng, khai thác được trong thời gian dài.
2.1.2. Khó khăn:
Hiện nay các công ty xây dựng và thương mại cùng loại hình kinh doanh với
công ty An Thịnh Phát được thành lập rất nhiều, kéo theo sự cạnh tranh gay
gắt trong đấu thầu. điều này khiến công ty phải đối mặt với những khó khăn
nhất định. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng có nhiều biến động
phức tạp, lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ
hơn,đặc biệt là từ Trung Quốc.


Trong những năm gần đây, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều
diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước vẫn
đang trong giai đoạn khó khăn; thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng; SXKD của
các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu còn là 1
vấn đề nan giải. Lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường
chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao…cũng
đã tạo nên những chướng ngại vật mà công ty cần tìm cách vượt qua.
2.2. Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua
2.2.1.


Tình hình quản trị tài chính của công ty


Tình hình biến động tài sản của công ty:
31/12/2012

31/12/2011

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

TT(%
)

A.Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
III.Các khoản phải thu
NH
IV. Hàng tồn kho
V.Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
I.Các khoản phải thu DH
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác


81.703.864.031

94,47

Số tiền (đồng)
78.841.096.47
7

3.164.913.900

3,66

60000000000

69,38

17.653.458.466
885.491.665

20,41
1,02
0
5,53
1,02
4,51
0

0
0


0

Tổng cộng tài sản

86.484.398.894

100

4.780.534.863
880.723.556
3.899.811.307

Chênh lệch
TT(%
)

Số tiền (đồng)

Tỉ lệ

TT(%
)

92,97

2.862.767.554

3,63

1,50


3.704.318.713

4,37

-539.404.813

-14,56

-0,71

60000000000
13.769.741.43
2
1.131.835.700
235.200.632
5.959.439.091
1.104.570.074
4.854.869.017

70,75

0

0,00

-1,38

16,24
1,33

0,28
7,03
1,30
5,73
0,00

3.883.717.034
-246.344.035
-235.200.632
-1.178.904.228
-223.846.518
-955.057.710
0

28,20
-21,76
-100
-19,78
-20,27
-19,67
0,00

4,17
-0,31
-0,28
-1,50
-0,28
-1,22
0,00


0,00
0,00
100,0
0

0
0

0,00
0,00

0,00
0,00

1.683.863.326

1,99

0,00

84.800.535.56
8




Tình hình biến động nguồn vốn của công ty:

Chỉ tiêu
NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
I.Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí và quĩ
khác
Tổng nguồn vốn

2013

2012

Chênh lệch

%

67.511.854.966
67.511.854.966

77.159.372.330
77.159.372.330

0

0

18.972.543.928
18.972.543.928


7.641.163.238
7.641.163.238

-9.647.517.364
-9.647.517.364
0
11.331.380.690
11.331.380.690

-12,50
-12,50
0
148,29
148,29

0
86.484.398.89
4

0
84.800.535.56
8

0

0

1.683.863.326

1,99


Dựa vào 2 bảng trên ta thấy:
Tổng tài sản của công ty cuối năm 2013 tăng nhẹ so với đầu năm, cụ thể
tăng hơn 1,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,99%. Trong đó chủ yếu là tăng tài sản
ngắn hạn, cụ thể cuối năm 2013, tăng gần 3 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,63%.
Tài sản dài hạn có xu hướng giảm, cụ thể cuối năm 2013, giảm hơn 1 tỷ
đồng, tương ứng giảm 19,78%. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo
hướng chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối
năm 2013 đạt 94,47%, tăng 1,5% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ quy mô
tài sản đang được mở rộng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh và
nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty, điều này phù hợp với ngành nghề
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở
hữu, tỷ trọng nợ giảm về cuối năm. Điều này chứng tỏ mức độ tự chủ về tài
chính của công ty tăng lên, chính sách huy động vốn thiên về sử dụng vốn vay
bên ngoài, cụ thể là phải trả cho người bán, điều này yêu cầu công ty cần có
kế hoạch trả nợ hợp lý.




Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận:
Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu
Doanh thu về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ DT
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu từ hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý DN
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khac
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Chi phí thuế thu nhập DN
Lợi nhuận sau thuế

2013
148.977.476.52
0
4.744.930.909
144.232.545.61
1
136.999.132.36
8

2012
Chênh lệch
94.028.544.24

1 54.948.932.279
4.744.930.909
94.028.544.24
1 50.204.001.370
89.936.692.56 47.062.439.80
5
3
3.141.561.567

%
58,44

53,39
52,33

7.233.413.243

4.091.851.676

76,78

721.540.269

22.500.000

4.755.230.296

3.596.591.358

699.040.269 3106,85

0
0,00
0
0,00
1.158.638.938
32,21

3.199.723.216
93.928.675
120.291.660
-26.362.985

517.760.318
35.710.689
7.115.539
28.595.150

2.681.962.898 223,78
58.217.986 7510,25
113.176.121 818,18
-54.958.135 395,79

3.173.360.231
800.746.307
2.372.613.924

546.355.468
96.857.426
449.498.042


2.627.004.763
-10,06
703.888.881 2712,24
1.923.115.882 427,84

Dựa vào bảng trên ta thấy:
Tổng lợi nhuận năm 2013 tăng so với năm 2012, cụ thể tăng gần 2 tỷ
đồng, tương ứng tăng 427,84%. Sự tăng vượt bậc này chủ yếu là do doanh thu
từ hoạt động tài chính tăng gần 700 triệu đồng và doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng gần 55 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng lên so với năm 2012, cụ thể tăng hơn
47 tỷ đồng, tương ứng tăng 52,33%.


Các loại chi phí cuối năm 2013 đều tăng so với năm 2012, cụ thể chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng hơn 1 tỷ đồng tương ứng tăng 32,21%, chi phí
khác tăng hơn 113 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 818,18%.
Tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
và tổng chi phí gộp lại nên cả 2 năm 2012 và 2013 đều có lợi nhuận kế toán
trước thuế dương, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
dương. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp đạt hiệu
quả tốt.
2.2.2.

Khái quát tình hình tài chính:

Chỉ tiêu
1. Hệ số KNTT tổng quát
Tài sản
Nợ phải trả

2. Hệ số KNTT ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Nợ phải trả ngắn hạn
3. Hệ số KNTT nhanh
Hàng tồn kho
4. Hệ số KNTT tức thời
Tiền và tương đương tiền
5. Hệ số KNTT lãi vay
EBIT
Lãi vay phải trả trong kỳ
6. Hệ số khả năng chi trả nợ NH
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Nợ ngắn hạn bình quân

31/12/2012
1,281
86.484.398.89
4
67.511.854.96
6
1,210
81.703.864.03
1
67.511.854.96
6
1,197
885.491.665
0,047
3.164.913.900
0

3.173.360.231
0
-0,007
-538.964.813
72.335.613.64
8

chênh lệch
01/01/2012
Tuyệt đối
Tỉ lệ
1,099
0,182
16,560
84.800.535.56
8 1683863326
1,986
77.159.372.33
0 -9647517364
-12,503
1,022
0,188
18,440
78.841.096.47
7 2862767554
3,631
77.159.372.33
0 -9647517364
-12,503
1,007

0,190
18,863
1.131.835.700 -246344035
-21,765
0,048
-0,001
-2,352
3.704.318.713
-539404813
-14,562
0
0
0
546.355.468 2627004763
480,823
0
0
0
0,017
-0,024 -143,989
814.490.523 -1353455336 -166,172
48.086.847.82 2424876582
0
8
50,427


II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
1. Hệ số nợ
2. Hệ số vốn chủ sở hữu

III. Hệ số cơ cấu tài sản
1. Tỷ lệ đầu tư vào TSNH
2.Tỷ lệ đầu tư vào TSDH

31/12/2013 31/12/2012
0,7806
0,9099
0,2194
0,0901
31/12/2013 31/12/2012
0,9447
0,9297
0,0553
0,0703

So sánh
-0,1293
0,1293
So sánh
0,0150
-0,0150

IV. Hệ số hiệu suất hoạt động
1. Số vòng quay HTK
2. Số vòng quay nợ phải thu
5. Vòng quay tài sản

Năm 2013
Năm 2012
135,8224

4,6477
9,1800
5,3718
1,6841
1,1815

So sánh
131,1747
3,8082
0,5026

Hệ số hiệu quả hoạt động
1. Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS) (%)

Năm 2013
Năm 2012
0,0164
0,0048

So sánh
0,0117

2. Tỷ suất LNST trên VKD (ROA) (%)

0,0277

0,0056

0,0221


3. Tỷ suất lợi nhuận VCSH ( ROE) (%).

0,1783

0,0465

0,1318

2.2.3.
-

Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty

Những kết quả đạt được:
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2013 cuối năm 2013 tăng

nhẹ so với đầu năm, cụ thể tăng hơn 1,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,99%. Điều
này cho thấy công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng năng
lực sản xuất.
Doanh thu năm 2013 tăng gần 2 tỷ đồng, tương ứng tăng 427,84% cho
thấy công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Năm 2013, nợ ngắn
hạn giảm hơn 9,5 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 12,5%. Điều này
cho thấy công ty đã có kế hoạch trả nợ hợp lý, công tác trả nợ có hiệu quả.


Lợi nhuận sau thuế tăng gần 2 tỷ đồng, tương ứng tăng 427,84% cho thấy
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự chuyển biến tốt và vô cùng
mạnh mẽ.
Các hệ số hiệu quả hoạt động của công ty đều tăng thể hiện nỗ lực của
công ty trong việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

-

Những hạn chế, tồn tại:
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

(năm 2013 là 78,06%) mà chủ yếu là nợ ngắn hạn, cụ thể là nợ người bán và
người mua trả tiền trước. công ty cần có kế hoạch trả nợ chi tiết đối với từng
nhà cung cấp nguyên vật liệu, tránh để xảy ra tình trạng chây lỳ nợ làm ảnh
hưởng đến uy tín của công ty.



×