Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP tổ CHỨC THỰC HIỆN THÀNH CÔNG NGOẠI KHOÁ môn CÔNG NGHỆ ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.85 MB, 33 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ
TRƯỜNG THCS THUỶ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN THÀNH CÔNG NGOẠI
KHOÁ MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG THCS

Lĩnh vực/ Môn: Hoạt động ngoài giờ lên lớp/ Công nghệ
Tên tác giả

: LÊ THỊ MỸ LINH

GV môn

: Công nghệ

Chức vụ

: Tổ phó chuyên môn

Thuỷ Thanh, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Hoạt động ngoại khoá : HĐNK
Học sinh: HS
Nghiên cứu khoa học: NCKH




PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục đang
được toàn ngành giáo dục quan tâm và triển khai thực hiện. Để đạt được điều đó
cần phải phối hợp các phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả. Ngoài việc
dạy và học chính khoá, cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt
động ngoại khoá.
Hoạt động ngoại khóa (HĐNK), được hiểu như là những hoạt động được tổ
chức ngoài giờ học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt
buộc. HĐNK là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lý
thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của
học sinh, là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về
khoa học- kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo,
văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, … HĐNK đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong việc bổ sung những kỹ năng và kinh
nghiệm sống cho học sinh, giúp các bạn trở thành một con người toàn diện hơn
và cuộc sống của bạn sẽ trở nên thú vị hơn.
Việc tổ chức học tập ngoại khóa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh. Phương pháp dạy học có nhiều đổi mới giúp học sinh chủ
động, tích cực học tập. Không khí thân thiện được tăng lên rõ rệt trong mối quan
hệ giữa các thành viên trong trường, giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và
chính quyền địa phương, tạo bước chuyển mới trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Cũng như hoạt động ngoại khoá của các môn học khác, việc tổ chức hoạt
động ngoại khoá môn Công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học, tạo sân
chơi lành mạnh trong môi trường thực hành giao tiếp và phát triển các kỹ năng,
kích thích niềm say mê, hứng khởi trong học tập của học sinh, nâng cao ý thức
tự học với môn học này. Hoạt động ngoại khoá là một hoạt động không thể thiếu

trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của các môn học nói chung và
môn Công nghệ nói riêng. Hoạt động này tạo nên sự gắn kết giữa lý luận và thực
tế. Từ hoạt động này việc dạy và học sẽ tạo thêm hứng thú cho người học trong
giờ học chính khoá. Vốn sống, vốn hiểu biết của thầy và trò được mở rộng.
4


Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay, do điều kiện về thời gian nên hầu như
giáo viên chỉ mới truyền thụ kiến thức cho học sinh ngay tại lớp chứ chưa tạo
được những buổi ngoại khoá gây hứng thú cho học sinh, giúp các em có thêm tầm
hiểu biết và yêu thích môn học hơn. Nếu có thì việc tổ chức ngoại khoá chưa lập
kế hoạch cụ thể trong từng năm học cũng chưa được đánh giá rút kinh nghiệm
một cách nghiêm túc. Nguyên nhân do trong chương trình của bậc học phổ thông
không quy định giờ cho hoạt động ngoại khoá. Tổ chức ngoại khoá cần phải có
kinh phí mà nguồn kinh phí này còn hạn chế. Hoạt động ngoại khoá chưa có một
kế hoạch, chương trình hướng dẫn chung cho các trường phổ thông nên không có
định hướng cụ thể, các trường tự biên tự diễn.Với giáo viên môn Công nghệ ở
một số trường, hoạt động này đôi lúc còn xa lạ, ít được quan tâm tổ chức bởi đa
số giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức cũng như cách thức tổ
chức, mặc dầu hiệu quả đem lại cho học sinh từ hoạt động này rất cao. Xuất phát
từ thực tế đó, tôi quyết định thực hiện đề tài “ Một vài giải pháp nhằm tổ chức
thực hiện thành công ngoại khóa môn Công nghệ”, nhằm giúp giáo viên tổ
chức thành công hoạt động ngoại khoá cho bộ môn Công nghệ (đặc biệt là Công
nghệ 6,7). Góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và bộ môn Công
nghệ nói riêng trong nhà trường phổ thông. Đồng thời nó cũng giúp cho các em
tìm hiểu kiến thức từ hoạt động thực tế, nâng cao một số kỹ năng thông qua một
số hình thức ngoại khoá được tổ chức trong nhà trường, tạo điều kiện để các em
phát triển sở thích cá nhân, năng lực hoạt động, khả năng cảm nhận và khám phá
thế giới xung quanh. Về phía người nghiên cứu , đây là một cơ hội để làm giàu
thêm vốn tri thức cho bản thân, rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc tổ

chức thành công các hoạt động ngoại khoá cho bộ môn Công nghệ.
Với mục đích, nhằm tìm ra những giải pháp trong việc tổ chức hiệu quả
ngoại khóa môn Công nghệ từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Công
nghệ nói riêng và chất lượng dạy học ở trường phổ thông nói chung. Đối tượng
nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức hoạt động ngoại khoá môn Công nghệ
cho học sinh ở trường THCS Thuỷ Thanh. Đề tài đã áp dụng trong môn Công
nghệ khối 6,7 và khối 9 ở trường THCS Thuỷ Thanh.
Đề tài có thể nhân rộng và áp dụng cho giáo viên giảng dạy môn Công
nghệ cũng như các môn học khác ở các trường THCS.
5


II. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Những vấn đề lý luận chung:
HĐNK là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp,
là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông.
Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và
hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh.
Như vậy, HĐNK là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động
nằm ngoài chương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi, nhằm
mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học
nói riêng, hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết
sức quan trọng. Trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ
Giáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Công tác ngoại khóa là một phần quan
trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt
động bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước. Bên cạnh
những khái niệm, những công thức, tri thức, việc dạy học cũng phải quan tâm
đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các

mối liên hệ gắn bó giữa người học với hiện thực cuộc sống và việc này liên quan
mật thiết đến hoạt động ngoại khóa.
HĐNK góp phần củng cố, mở rộng kiến thức đã được học trong trường lớp,
giúp cho việc rèn luyện kỹ năng, phát triển tình cảm, xây dựng niềm tin, hoàn
thiện nhân cách học sinh. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, tri thức khoa học thì
việc rèn luyện kỹ năng sống, các kiến thức xã hội, các năng lực hoạt động khác
cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục. Trong đó hoạt
động ngoại khóa góp phần không nhỏ cho việc củng cố kiến thức các môn khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một
trong những con đường để phát triển năng lực trong mỗi cá nhân học sinh trong
nhà trường phổ thông, tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh phát triển tư duy,
hình thành nhân cách đáp ứng theo yêu cầu của xã hội.
6


- Nội dung của HĐNK rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt
động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, nghiên cứu khoa
học …nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được củng cố,
khắc sâu, áp dụng và mở rộng thêm trên thực tế.
- HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ
và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khoá được thực hiện cơ
bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của học sinh cộng với sự giúp đỡ thích hợp
của giáo viên sẽ động viên học sinh nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra.
- HĐNK làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa dạng, làm cho
việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lòng hăng
say yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển năng lực sẵn có của học sinh.
- Trong khi tiến hành HĐNK, học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình
tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng. Chính vì thế
HĐNK góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo và
tinh thần tập thể của học sinh.

- Vì điều kiện thời gian, trong chương trình chính khoá có những phần mở
rộng, nâng cao giáo viên không thể giới thiệu hết được. Những phần này nếu
được bổ sung bởi HĐNK thì kiến thức của học sinh sẽ được mở rộng thêm.
- HĐNK có tác dụng quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng và kinh
nghiệm sống cho HS, điều mà hầu hết các trường Phổ thông hiện nay đều rất quan
tâm. Qua HĐNK, học sinh được rèn luyện một số kĩ năng như: Tập nghiên cứu
một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ,
thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Từ đó
học sinh bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn trong tương lai.
HĐNK cũng có vai trò rất quan trọng đối với giáo viên để gần gũi với HS,
nắm vững khả năng, tâm lí của học sinh, từ đó việc áp dụng các PPDH thích hợp
hơn, hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.
Các đặc điểm của giờ ngoại khóa:
- Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện tham gia của
học sinh và có sự hướng dẫn của giáo viên.
7


- Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng
cũng có thể là tập thể đông người, không phân biệt trình độ học sinh.
- Có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức, lịch hoạt động cụ thể và thời gian thực hiện.
- Kết quả hoạt động ngoại khóa của học sinh không không đánh giá bằng
điểm số như đánh giá kết quả học tập nội khóa.
- Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa thông qua tính tích cực,
sáng tạo của học sinh và sản phẩm của quá trình hoạt động. Ngoài ra, kết quả
của hoạt động ngoại khóa được đánh giá một cách công khai thông qua cả giáo
viên và học sinh.
- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, phong
phú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.

2.2 Thực trạng của vấn đề
Trong nhà trường bậc Trung học cơ sở, cùng với các hoạt động dạy học và
giáo dục, ngoại khoá là một hoạt động nằm trong kế hoạch năm học của nhà
trường. Thực tế, việc tổ chức ngoại khoá cho các môn học nói chung và môn
Công nghệ nói riêng rất ít. Một số trường đã nhiều năm không tổ chức ngoại
khoá riêng cho môn Công nghệ hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao.
Có thể nêu lên một số thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi: Giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Học sinh THCS ở
lứa tuổi ham thích hoạt động, tìm tòi, khám phá, ngoại khoá là một cơ hội đề các
em mở rộng thiểu biết, được thể hiện mình vì vậy các em thích tham gia hoạt
động ngoại khoá. Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động
ngoại khoá.
Bên cạnh đó cũng có những khó khăn:
Ngoại khoá thường tổ chức cho các môn học như Văn học, Lịch sử, Sinh
học,…. Qua kết quả điều tra, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho bộ môn
Công nghệ rất ít được giáo viên đầu tư quan tâm.
Nội dung hình thức tổ chức ngoại khoá chưa hấp dẫn, với môn Công nghệ
thường bị hạn chế về thời gian và địa điểm tổ chức. Như các buổi ngoại khoá
tham quan dã ngoại, địa điểm cần tham quan thường ở xa địa bàn trường học.
8


Ban giám hiệu nhà trường chưa chú tâm cho công tác này đối với bộ môn,
bởi đây không phải là nội dung bắt buộc.
Kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế, Để tổ chức một buổi ngoại
khoá cần nhiều thời gian chuẩn bị, cần có sự đầu tư cả về vật chất lẫn trí tuệ.
Trang thiết bị đồ dùng còn thiếu, không đáp ứng được yêu cầu cho hoạt
động ngoại khoá như nghiên cứu khoa học.
Đa số giáo viên chưa có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá
+ Phân tích nguyên nhân

Hoạt động ngoại khoá làm cho quá trình giảng dạy môn học thêm phong
phú, sinh động, tạo cho học sinh thêm hứng thú, say mê. Trong những năm qua
hoạt động ngoại khóa ở các trường THCS thường gắn với ngoại khóa chuyên
môn, hoạt động ngoại khoá chú trọng đến các hoạt động văn- thể-mỹ chứ chưa
xây dựng thành một chương trình xuyên suốt trong năm học. Song, cần xây
dựng được kế hoạch hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp diễn ra trong và
ngoài khuôn khổ lớp học, trong các giờ học chính khóa để tránh mang tính tự
phát, chưa khoa học, chưa được đầu tư đúng mức.
Để nhận biết thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá Công nghệ ở các
trường trung học.Tôi đã tiến hành điều tra ở một số trờng THCS trên địa bàn thị
xã. Kết quả cho thấy: tại một số trường THCS, việc tổ chức ngoại khoá môn
Công nghệ cho học sinh còn rất hạn chế, phần nhiều là tổ chức chung cho tất cả
các môn và hoạt động ngoại khoá chưa phát huy được vai trò, tác dụng của nó
trong quá trình dạy học Công nghệ.
Qua điều tra, trong 9 trường THCS trên đại bàn thị xã Hương Thuỷ về việc
tổ chức ngoại khoá môn Công nghệ, kết quả như sau:
Nội dung điều tra
Trường có tổ chức ngoại
khoá riêng cho bộ môn
Công nghệ
Trường tổ chức ngoại
khoá Công nghệ chung
với các môn học khác
Trường chưa từng tổ
chức ngoại khoá

Số lượng (Trường)

Tỷ lệ (%)


3

33,3

6

66,7

0

0

9


Theo bảng trên, việc tổ chức ngoại khoá cho bộ môn Công nghệ còn hạn
chế, điều này chứng tỏ ngoại khoá cho bộ môn Công nghệ chưa thực sự được
quan tâm và giáo viên chưa có sự đầu tư cho bộ môn nói chung và hoạt động
ngoại khoá nâng cao chất lượng nói riêng.
Để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, kết quả điều tra cho
thấy đa số giáo viên đều chung quan điểm rằng hoạt động ngoại khoá thường tập
trung vào các môn học khác, giáo viên Công nghệ không xây dựng kế hoạch
ngoại khoá trong năm học. Không rõ hình thức tổ chức bởi không có một hướng
dẫn cụ thể nào, kinh phí hạn chế nên việc tổ chức ngoại khoá riêng cho bộ môn
Công nghệ còn hạn hữu.
Vì vậy, cần phải có kế hoạch cụ thể với những giải pháp phù hợp nhằm tổ
chức hiệu quả hoạt động ngoại khoá.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Các hình thức hoạt động ngoại khoá trong thực tế rất đa dạng, tuỳ từng điều
kiện cụ thể chúng ta có thể vận dụng các loại hình phù hợp với khả năng cho

phép. Để giúp cho các em học sinh lĩnh hội kiến thức được đầy đủ và hiệu quả,
tổ chuyên môn nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh
các khối lớp cụ thể
Cũng như một số môn học khác, theo tôi, hoạt động ngoại khóa môn Công
nghệ cũng có thể tổ chức dưới nhiều hình thức. Trong phạm vi đề tài này, bản
thân đề cập đến các hình thức ngoại khoá như : Đố vui để học, Rung chuông
vàng, chiếc nón kỳ diệu, nội vui công nghệ, nhóm yêu thích Công nghệ, tham
quan, nghiên cứu khoa học. Các hình thức tổ chức ngoại khoá này có thể áp
dụng cho những môn học khác cũng như môn Công nghệ. Với mỗi hình thức tổ
chức, giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể, linh hoạt trong khâu tổ chức và có sự
phối hợp tốt với các đối tượng liên quan để tổ chức thành công hoạt động này.
Trước tiên, chúng ta cần nắm rõ các bước tiến hành buổi ngoại khoá:
- Lựa chọn hình thức và nội dung của buổi ngoại khoá.
- Lựa chọn thời gian và địa điểm thích hợp, xây dựng kế hoạch cụ thể: Luật
chơi, đội thi, khách mời, phần thưởng…
10


- Phổ biến tới học sinh, giao việc cho học sinh, giám sát việc thực hiện của
học sinh.
- Tổ chức ngoại khoá
- Họp rút kinh nghiệm
Muốn tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang lại hiệu quả mong muốn thì
trước hết đề tài của buổi ngoại khoá phải hay, hấp dẫn với các em học sinh, cách
giới thiệu cho buổi ngoại khoá phải có sức thu hút, đặc biệt kết hợp với công
nghệ thông tin, tăng cường các hình thức thể hiện mang tính sáng tạo, có như
vậy các em học sinh mới nhiệt tình tham gia một cách hứng khời.
Bên cạnh đó, phải làm sao cho không khí các đội chơi tham gia mà các khán
giả đến cổ vũ tham dự các phần chơi hấp dẫn dành cho họ, người dẫn chương
trình khéo léo dẫn dắt vấn đề, dí dỏm thì việc thành công là điều tất nhiên.

Qua thực tiễn tổ chức các buổi ngoại khoá môn Công nghệ cũng như trong
tổ nhóm chuyên môn ở trường THCS Thuỷ Thanh, tôi nhận thấy có một số hình
thức hoạt động ngoại khoá hay, được sử dụng có hiệu quả như sau:
2.3.1 Hình thức ngoại khoá “ Đố vui để học”
Công tác chuẩn bị- một yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chuyên
đề ngoại khoá. Cần bám theo chủ đề ngoại khoá khoá để chuẩn bị chu đáo về nội
dung cũng như phương tiện. Khâu chuẩn bị chu đáo sẽ tạo nên sự thành công
của buổi ngoại khoá.
Hình thức “Đố vui để học” là một hình thức ngoại khoá rất phổ biến.
Ngoài việc chuẩn bị nội dung câu hỏi thật phong phú, hấp dẫn, vừa bao quát
được chương trình ôn tập, vừa mở rộng hiểu biết thuộc lĩnh vực Công nghệ, thì
hình thức đố vui cũng là tạo nên buổi ngoại khoá thành công.
Trước tiên, giáo viên phải lập kế hoạch thực hiện cho hình thức ngoại khoá này.
Tiếp đến là việc xây dựng chương trình ngoại khoá “ Đố vui để học”. Hiện
nay nhờ sự phát triển của khoa học, của công nghệ thông tin, chúng ta có thể vận
dụng nhiều cách để tổ chức đố vui như: đưa nội dung lên chương trình
Powerpoint, dùng công nghệ tin học để điều khiển buổi ngoại khoá thì càng hấp
dẫn, vì ngoài nội dung câu hỏi, còn kèm theo nhạc nền, tranh ảnh minh hoạ, các
11


phần thi hiện lên theo từng phần hiệu ứng, rất có hiệu quả. Các em học sinh của
các đội, lớp thi đua nhau bấm chuông trả lời câu hỏi đã tạo nên sự sôi nổi. Các
em biết nhận ra cái đúng, cái sai và thấy những thiếu hụt để khắc phục và phát
huy được những kiến thức mà các em hấp thụ được. Học sinh tham dự luôn có
cảm giác mình được tham gia trò chơi, nhất là khi hình thức, câu hỏi, quà tặng
đều bất ngờ, lý thú. Lồng ghép vào buổi sinh hoạt ngoại khoá là những tiết mục
văn nghệ do chính các em biểu diễn để làm không khí vừa thú vị vừa phát huy
được năng khiếu của mình, ai cũng có đóng góp, khiến các em vừa hào hứng
vừa có tinh thần tập thể và ý thức thi đua.

Ví dụ: Kế hoạch ngoại khoá hình thức “ Đố vui để học” Môn Công nghệ
cho học sinh khồi 6
1/Chủ đề “ Trang phục đẹp”- tìm hiểu về trang phục, các loại trang phục,
cách lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, cách chọn trang phục
đẹp cho lứa tuổi học sinh.
2/ Kế hoạch tổ chức
Nhóm Công nghệ tổ chức buổi ngoại khoá dưới hình thức Đố vui để học
với chủ đề “ Trang phục đẹp”
Xác định thời gian và địa điểm tổ chức.
Thành phần tham gia: Đại biểu, giáo viên toàn tổ chuyên môn.
Toàn thể học sinh khối 6- trong đó có 3 đội thi (mỗi lớp chọn 3 bạn tham
gia thi)
Nội dung buổi ngoại khoá:
- Ổn định tổ chức
- Tuyên bố lý do, giới thiệu Đại biểu
- Giới thiệu thể lệ cuộc thi
Gồm 3 đội thi với 3 phần thi
+ Khởi động: Mỗi đội thi trả lời nhanh 10 câu hỏi theo hình thức trắc
nghiệm khách quan.
+ Vượt chướng ngại vật: Các đội nhanh tay bấm chuông trả lời các câu
hỏi mở.
12


+ Tăng tốc : Các đội thi phối hợp trang phục
+ Phần thi dành cho khán giả
+ Về đích: giải ô chữ
- Cơ cấu giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba.
- Phần thưởng cho khán giả
Luật thi:

Phần 1: Khởi động
Mỗi đội thi trả lời một bộ câu hỏi gồm 10 câu, được ra theo hình thức trắc
nghiệm khách quan với nội dung về trang phục, mỗi câu trả lời đúng được 10
điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây.
Phần 2: Vượt chướng ngại vật
Chương trình sẽ đọc các câu hỏi mở, đội nào nhanh tay bấm chuông trước
thì dành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 20 điểm. Thời gian suy
nghĩ cho mỗi câu là 15 giây.
Phần 3: Tăng tốc
Các đội thi phối hợp trang phục, với 3 cái áo, 2 quần và 1 váy. Các đội phối
hợp trang phục sao cho được nhiều bộ trang phục phù hợp nhất. Mỗi cách phối
hợp trang phục phù hợp sẽ được 10 điểm.
Phần 4: Về đích
Các đội thi cùng bấm chuông trả lời các từ hàng ngang. Đội nào bấm
chuông nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời. Mỗi câu hởi có ba gợi ý. Trả lời
gợi ý thứ nhất được 30điểm, trả lời gợi ý thứ hai được 20 điểm, trả lời gợi ý thứ
ba được 10 điểm.
Với hình thức này, giáo viên cần chuẩn bị nội dung với hệ thống câu hỏi
dưới nhiều dạng. Nếu ngoại khoá dành riêng cho học sinh khối 6 thì khâu chuẩn
bị sẽ là hệ thống câu hỏi bám theo các kiến thức đã học và liên hệ thực tế như
kiến thức về các loại vải thường dùng trong may mặc, trang trí nhà ở, cơ sở của
ăn uống hợp lý… Hoặc có thể ngoại khoá theo từng chủ đề như “ Thời trang”, “
Ẩm thực” , “ Nhà đẹp”…Để từ những chủ đề này buổi ngoại khoá sẽ kết nối
kiến thức các em đã được lĩnh hội ở lớp học đến những kiến thức mở rộng từ
thực tế để nâng cao thêm vốn hiểu biết cho các trong từng lĩnh vực.
13


Nếu ngoại khoá dành riêng cho học sinh khối 7, nội dung cũng có thể theo
chủ đề như “ Đất đai”, “ Cây trồng”, “ Phân bón” “ Chăn nuôi” “ Trồng rừng”

hay “ Hoa và cây cảnh” …hoặc phối hợp nhiều chủ đề. Hệ thống các dạng câu
hỏi được soạn thảo và thiết kế trên nền Powerpoint , có thể chèn thêm một số
đoạn phim, tranh ảnh minh hoạ để nội dung thêm phần sinh động.
Ngoại khoá thành công cần có sự tạo điều kiện của ban giám hiệu, sự thống
nhất trong tổ chuyên môn, sự phối hợp giữa các giáo viên trong tổ, với các giáo
viên chủ nhiệm, đặc biệt là các em học sinh- đối tượng tạo nên sự thành công
của chuyên đề.
Khâu tổ chức đóng vai trò khá quan trọng. Ban tổ chức từ các tổ nhóm
chuyên môn cần chuẩn bị và thực hiện tốt khâu quan trọng này. Từ việc chọn
người điều hành chương trình có năng lực xử lý tình huống, ứng xử khéo léo,
quản trò tốt, đến bộ phận kỹ thuật cho chương trình và việc sắp xếp bố trí cho
các đội chơi cũng như học sinh làm khán giả cần phải khoa học.
2.3.2 Hình thức ngoại khoá “ Rung chuông vàng”
Sinh hoạt ngoại khoá tạo ra sân chơi bổ ích “ Vui mà học” cho các em học
sinh nhằm củng cố kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng, phát
triển các học sinh có năng lực, năng khiếu. Hình thức “ Rung chuông vàng”, kết
quả cuối cùng là tìm ra những cá nhân xuất sắc nhất, nắm vững kiến thức sâu
rộng nhất, ứng xử thông minh nhất. Hình thức này cũng không kém phần hấp
dẫn, sôi nổi, lôi cuốn nhiều các em học sinh tham gia. Qua đó, các em thể hiện
được sự “ hấp thụ” kiến thức và thấy được những khiếm khuyết của bản thân để
khắc phục hoàn thiện mình.
Việc lập kế hoạch cho chương trình “ Rung chuông vàng” bộ môn Công
nghệ là một bước quan trọng.
Ví dụ: Chương trình ngoại khoá “ Rung chuông vàng”
1.Thành phần tham dự: Các thầy cô giáo trong ban giám hiệu , tổ chuyên
môn, giáo viên chủ nhiệm.
- Các thầy cô giáo trong tổ cứu trợ
- Các thầy cô giáo làm trọng tài giám sát
14



- Các em học sinh khối 6, 7
2. Luật chơi và thể lệ
+ Hình thức trả lời câu hỏi
- Mỗi thí sinh có 20 giây để vừa suy nghĩ vừa viết câu trả lời lên bảng con.
Các thí sinh trả lời lần lượt các câu hỏi từ 1-15. HS nào trả lời sai tự động rời
khỏi sân đấu. Những HS còn lại sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo. Cứ như vậy
cho đến khi chỉ còn lại một HS duy nhất trên sân đấu. Nếu số HS còn lại hơn
một HS thì vẫn tiếp tục cùng thi cho đến câu 15. Ai là người trả lời được câu 15
sẽ nhận được giải thưởng “Rung chuông vàng” rất có giá trị của chương trình.
Nếu không trả lời được câu 15 nhưng là HS tồn tại lâu nhất sẽ được giải thưởng
tuỳ ở mức câu hỏi người chơi dừng lại.
2.Trợ giúp:
- Khi trên sàn còn dưới 10 thí sinh thì các thầy cô sẽ cứu trợ qua trò chơi
vận động nhẹ: Chuyển bóng bay .
- Có 6 thầy cô giáo cùng tham gia phần cứu trợ này. Hai thầy (cô) sẽ cùng
chuyển bóng bay từ bên trái sang bên phải của sân khấu bằng trán. Trong thời
gian 05 phút, số bóng chuyển được sẽ là số thí sinh được cứu trợ và được quay
lại sàn để tiếp tục thi.
3.Trợ giúp khi còn 1 thí sinh:
- Khi chỉ còn lại 1 thí sinh duy nhất thì thí sinh đó sẽ có bảng cứu trợ. Khi
gặp câu hỏi cần giúp thì các khán giả, thầy cô, thí sinh bị loại sẽ phi các máy bay
giấy chứa các đáp án ra sàn thi đấu. Thí sinh còn lại nhờ đó mà quyết định đáp
án. Sự trợ giúp này chỉ được áp dụng khi trên sàn thi đấu còn lại một thí sinh
duy nhất (không sử dụng trợ giúp này ở câu hỏi số 15), và thí sinh này có tín
hiệu cứu trợ.
4. Phần thi dành cho khán giả:
- Chương trình sẽ đưa ra một số câu hỏi dành cho khán giả. Nếu trả lời
đúng sẽ nhận được một phần quà rất có giá trị của ban tổ chức
Xây dựng hệ thống câu hỏi đi từ dễ đến khó. Nội dung câu hỏi cũng bao

quát kiến thức của chương trình Công nghệ khối 6 hoặc 7.
15


Trong khâu tổ chức, cần sắp xếp tình huống “ cứu trợ” đúng thời điểm, để
tạo nên sự sinh động cho buổi sinh hoạt.
2.3.3 Hình thức ngoại khoá “ Tham quan, dã ngoại”
a. Tác dụng
Đây là hình thức tổ chức học sinh thâm nhập thực tế bằng cách tham quan
các nhà máy, cơ sở sản xuất, trang trại, nhà đẹp, công viên cây xanh,… có liên
quan đến các nội dung Công nghệ. Hình thức này có tác dụng gắn kiến thức lý
thuyết với thực tiễn, giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết của mình, nâng cao
hứng thú học tập ôn Công nghệ, phát triển óc quan sát, óc tò mò. Ngoài ra học
sinh còn tìm ra được mối quan hệ giữa kiến thức được học ở trường với kiến
thức thực tiễn, rút ra những bài học bổ ích nhằm hoàn thiện thêm tri thức của
mình, cũng như định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Mở rộng tầm hiểu biết
xung quanh những vấn đề do chương trình quy định. Bồi dưỡng phương pháp
nhận thức nhờ quan sát, phân tích, tổng hợp những tư liệu cụ thể đã thu thập
được trong quá trình tham quan. Nâng cao hứng thú học tập, giáo dục kỹ thuật
tổng hợp, đảm bảo dạy học gắn liền với lao động sản xuất, đời sống.
b. Các bước tiến hành
+ Chuẩn bị:
Giáo viên Công nghệ, là người tổ chức, vì vậy có nhiệm vụ lập kế hoạch
tham quan trong năm học một cách cụ thể. Nêu rõ mục đích, yêu cầu , nội dung ,
địa điểm tham quan, khả năng phối hợp với các môn khác cùng tham gia.
Xác định rõ địa điểm tham quan, có bước khảo sát cụ thể, từ đó vạch kế
hoạch và phổ biến cho học sinh. Xác định nội dung tham quan, phân phối thời
gian đi, thời gian tham quan, thời gian về. Học sinh chuẩn bị các câu hỏi phỏng
vấn, điều tra, nắm bắt thông tin.
+ Tiến hành tham quan:

Học sinh tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh bám sát đối
tượng tham quan bằng cách chụp ảnh, hỏi đáp, dùng phiếu tìm hiểu, ghi âm lời
thoại, ghi chép đầy đủ các nội dung cần thiết. duy trì hứng thú cho học sinh
trong quá trình tham quan, bố trí việc đi lại, thời gian nghĩ ngơi hợp lý.
16


+ Tổng kết
Nội dung tổng kết được xây dựng trên cơ sở các báo cáo của từng nhóm
học sinh về các vấn đề mà giáo viên đã phân công chuẩn bị trước.
Hình thức tổng kết có thể dưới dạng thuyết trình, đàm thoại trong đó học
sinh là người trình bày các báo cáo tổng kết các vấn đề được giao. Muốn vậy
học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo, ngoài việc thu thập thông tin, cần tham
khảo tài liệu để viết báo cáo hiệu quả.
Như vậy, việc tổ chức tham quan có tác dụng tốt , bổ trợ cho việc giảng dạy
và giáo dục học sinh trong nhà trường, song để tham quan đạt mục đích đặt ra,
giáo viên phải xem xét, chuẩn bị chu đáo để khai thác nội dung , yêu cầu về mặt
kiến thức cần bổ sung cho học sinh, biết phối hợp hoạt động sao cho trong điều
kiện cho phép đạt hiệu quả cao nhất.
c. Ví dụ minh hoạ
Áp dụng các bước tiến hành nói trên, giáo viên Công nghệ có thể tổ chức
các buổi tham quan cho học sinh khối lớp 6 như tham quan Nhà máy dệt, Công
viên cây xanh, Xưởng sản xuất bánh, nhà đẹp… Với học sinh lớp 7, giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh tham quan trang trại chăn nuôi gà, lợn, cá, mô hình
V.A.C, kết hợp với bộ môn sinh tham quan mô hình chăn nuôi dưới tán rừng,
gia đình nghệ nhân trồng hoa cây cảnh, vườn rau sạch…
Với học sinh trên địa bàn xã Thuỷ Thanh, là một xã nghề Nông là chủ yếu
nến dễ dàng tạo điều kiện cho các em tham quan các mô hình áp dụng chăn nuôi
điển hình trong xã, tham quan các vườn trồng rau sạch, trại nuôi cá, hợp tác xã
trồng hoa… đóng trên địa bàn xã cho học sinh khối 7. Tổ chức cho học sinh

khối 6 tham quan cơ sở làm bánh Tét, cơ sở sản xuất mắm Tôm trên địa bàn xã.
Tham quan nhà máy dệt đóng ở xã Thuỷ Dương và nhà máy sợi ở khu công
nghiệp Phú Bài.
2.3.4 Hình thức ngoại khoá “ Hội vui Công nghệ”
a. Tác dụng
Hội vui Công nghệ là một hình thức ngoại khoá Công nghệ sôi nổi, hấp
dẫn, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều học sinh yêu thích môn Công
17


nghệ. Hình thức có thể là triển lãm, các trò chơi. Nội dung các hoạt động mang
tính tìm tòi, chứa đựng các yếu tố bất ngờ, vui nhộn. Học sinh được kiểm tra
đánh giá, củng cố và tổng hợp các kiến thức đã học, đây cũng là nơi để các em
thể hiện chính mình, nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức bộ môn.
b. Các bước tiến hành
Xây dựng kế hoạch, lập chương trình, nội dung của hội thi.
Trong công tác chuẩn bị, sau khi các định chủ đề ngoại kháo cần thông báo,
hướng dẫn cụ thể các phần việc cho các đối tượng tham gia.
Cần dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí , thiết bị… phục vụ
buổi ngoại khoá.
Tổ chức buổi ngoại khoá, có thể triển lãm, tổ chức một số trò chơi vui. Các
trò chơi lý thuyết như trả lời nhanh các câu hỏi đẻ giải đáp các câu đố vui, có thể
“ hái hoa” hoặc thi nhanh giữa các đội chơi. Trò chơi thực hành như thi làm ra
các sản phẩm
Tổng kết hội vui: tổng kết các vấn đề hội vui, trao phần thưởng cho các
đội chơi
c. Ví dụ minh hoạ
Với hình thức ngoại khoá này có thể tổ chức triển lãm sản phẩm cho học
sinh lớp 6. Sản phẩm triển lãm được giáo viên chọn lọc qua các lớp, bao gồm
các sản phẩm được học trong kiến thức lớp 6, dưới bàn tay khéo léo và sáng tạo

của các em học sinh để có những sản phẩm đẹp, xinh xắn triễn lãm như: Bao tay
trẻ sơ sinh, vỏ gối, túi đựng viết, hay mô hình phòng ở gồm các đồ dùng, thực
đơn…
Tổ chức thi nấu ăn, cắm hoa, nhằm phát triển kỹ năng và phát huy khả năng
ứng dụng thực hành cho các em học sinh.
Ví dụ minh hoạ Buổi ngoại khoá “Hội vui Công nghệ” ở trường THCS
Thuỷ Thanh

18


TRƯỜNG THCS THỦY THANH
TỔ: SINH -HÓA- CÔNG NGHỆ- NHẠC - HỌA- SỬ - ĐỊA
KẾ HOẠCH SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
Nhằm chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3, hưởng ứng cuộc vận động
“Trường học thân thiện , học sinh tích cực”, phát huy tính chủ động sáng
tạo của học sinh.Phát triển kỷ năng giao tiếp,thể hiện tài năng, giúp các em năng
động hơn, tự tin hơn ,mạnh dạn hơn, tổ chúng tôi tổ chức buổi ngoại khóa thông
qua cuộc thi “TRỔ TÀI ẨM THỰC”
I/ Thành phần tham gia
- Ban giám hiệu
- Chủ tịch công đoàn
- Tập thể giáo viên tổ3
- Đại diện học sinh của 14 lớp
II/ Thể lệ cuộc thi
- Cuộc thi gồm hai vòng:
1/Vòng sơ khảo
- Đại diện học sinh của 14 lớp (1 lớp: 2 học sinh ) tham gia làm bài thi trắc
nghiệm có nội dung về kiến thức ẩm thực và dinh dưỡng . Viết một bài “Cảm
xúc về một món ăn yêu thích nhất” (khoảng 200 từ).

- Dự kiến sẽ tổ chức vào ngày:
- Giáo viên coi và chấm thi vòng sơ khảo: cô Mỹ Linh, cô Hồng Hương
Căn cứ vào bài làm của 14 lớp, giáo viên sẽ chọn ra 4 lớp suất sắc nhất để
tham gia tiếp vòng chung kết.
2/ Vòng chung kết:
Dự kiến sẽ tổ chức vào ngày:
4 đội được chọn vào vòng chung kết sẽ tham gia 3 phần thi :
a/Măm măm nếm thử món ăn
Hai học sinh tham gia:
19


1 học sinh bịt mắt
1 học sinh đút món ăn và hs bị bịt mắt sẽ gọi tên món ăn đó.
Mỗi món ăn gọi tên đúng được 10 điểm (1 đội nếm 3 món)
b/Chiếc hộp bí mật
Hai học sinh tham gia
1 học sinh sờ tay vào hộp - dùng từ gợi ý - để học sinh kia gọi tên thực
phẩm (rau, củ, quả)
Mỗi thực phẩm đoán đúng không phạm quy sẽ được 5 điểm
c/Trổ tài nội trợ
Mỗi đội sẽ tham gia chế biến một món ăn tự chọn (Sơ chế ở nhà) .Các đội
chuẩn bị bếp ga , dụng cụ và các nguyên vật liệu .Mỗi đội được trang bị 1 bàn
vag 1 chai nước sạch để chế biến .0
Điểm tối đa : 30 điểm bao gồm
+ Trình bày đẹp, sáng tạo:10 điểm
+ Nêm nếm ngon, đúng: 10 điểm
+ Chế biến hợp vệ sinh đảm bảo an toàn: 10 điểm
Sau 3 phần thi BGK sẽ tổng điểm của 3 phần để xếp giải .
III/ Cơ cấu giải thưởng:

1 Giải nhất
1 Giải nhì
1 Giải ba
1 giải khuyến khích
2.3.5 Hình thức ngoại khoá “ Nhóm yêu thích Công nghệ”
a. Tác dụng
Hình thức ngoại khoá này giúp học sinh khám phá ra sở thích, sở trường,
sở đoản của bản thân. Nếu biết được sở thích, đam mê của bản thân, việc tham
gia ngoại khoá sẽ giúp các em theo đuổi xa hơn những sở thích và đam mê đó.
Làm cho cuộc sống vui hơn, thể hiệ rõ con người của bản thân, với sở thích và
khả năng riêng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích. Thông qua hoạt động này, các

20


em sẽ lĩnh hội kiến thức cần thiết cho bản thân trong học tập cũng như trong đời
sống thường nhật.
Với hình thức này, giáo viên có thể thành lập các nhóm yêu thích môn
Công nghệ. Giáo viên có thể đi sâu vào chi tiết, cung cấp cho học sinh nhiều
kiến thức ngoài sách giáo khoa. Tuỳ theo hứng thú, năng lực, điều kiện mà tổ
chức các nhóm yêu thích từng lĩnh vực trong bộ môn Công nghệ. Mỗi nhóm
gồm các học sinh quan tâm hứng thú muốn mở rộng kiến thức, hiểu biết về
Công nghệ mà chương trình nội khoá không đủ điều kiện thực hiện.
Các nhóm sẽ quan tâm đến các lĩnh vực trong bộ môn Công nghệ như Thời
trang, ẩm thực, trang trí nhà ở, hoa cây cảnh, trồng trọt…
Ví dụ: Ngoại khoá cho các nhóm cùng chung sở thích về lĩnh vực ẩm thực.
Giáo viên cho các nhóm tìm hiểu kiến thức thông tin về ẩm thực Huế hoặc ẩm
thực ba miền. Sau đó các nhóm tổng hợp, xây dựng báo cáo trên phần mềm
Powerpoint, dùng nhiều hình ảnh minh hoạ, phim về quy trình chế biến món ăn.
Sau thời gian sưu tầm, tìm hiểu, giáo viên tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khoá. Tại

buổi ngoại khoá, các nhóm này sẽ lần lượt trình bày những hiểu biết của mình
về ẩm thực Huế, về ẩm thực ba miền, hình ảnh các món ăn đặc trưng và chiếu
đoạn phim minh hoạ quy trình chế biến một món ăn đặc trưng cho ẩm thực Huế
hoặc đặc trưng của từng vùng miền. Để phát triển kỹ năng cho học sinh, ngoại
khoá sẽ tổ chức cho các nhóm thể hiện tài năng nấu nướng bằng cách chế biến
một món ăn tự chọn.
2.3.6 Hình thức ngoại khoá “ Chiếc nón kỳ diệu”
Đối với hoạt động ngoại khoá “ Chiếc nón kỳ diệu”, tuỳ chủ đề để giáo
viên soạn nội dung cho phù hợp.
Ví dụ với chủ đề “ An toàn thực phẩm” tổ chức cho học sinh khối lớp 6
- Mỗi lớp cử 1 học sinh tham gia.
- Mỗi học sinh lần lượt trãi qua 3 vòng thi.
+ Vòng 1: Ô chữ có 9 chữ cái
Khi mua thực phẩm đóng hộp cần chú ý điều này ( HẠN SỬ DỤNG)
+ Vòng 2: Ô chữ có 14 chữ cái
21


Điều này sẽ xảy ra khi chúng ta ăn phải thức ăn bị biến chất, ôi thiu, vi
khuẩn xâm nhập ( NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM)
+ Vòng 3: Ô chữ gồm 13 chữ cái
Cách ăn uống để hạn chế ngộ độc thực phẩm ( ĂN CHÍN, UỐNG SÔI)
Các đội chơi lần lượt quay chiếc nón và ghi điểm, đội nào dẫn đầu sau ba
vòng thi sẽ vào vòng đặc biệt.
Kết thúc mỗi vòng thi, giáo viên cần chuẩn bị nội dung, đoạn phim… để
minh hoạt tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vòng đặc biệt: Ô chữ gồm 5 chữ cái.
Đây là một loại thực phẩm, có nguồn gốc từ động vật mà bản thân thực
phẩm có sẵn chất độc ( CÁ NÓC).
Xen kẽ giữa các vòng thi là các tiết mục văn nghệ do các em học sinh đến

từ các lớp biểu diễn và phần thi dành cho khán giả nhằm tạo không khí sôi nổi
cho buổi ngoại khoá.
2.3.7 Hình thức ngoại khoá nghiên cứu khoa học
a. Tác dụng:
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc
thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí
nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật,
về thế giới tự nhiên và xã hội để sáng tạo phương pháp, phương tiện kỹ thuật
cao hơn, giá trị hơn.
NCKH giúp học sinh làm quen với công việc khám phá, làm quen với cách
suy nghĩ khoa học, phát huy tính tích cực tự lực của học sinh chủ động tìm kiếm,
phát hiện ra kiến thức
Với hình thức ngoại khoá này, giáo viên có thể tổ chức cho nhóm học sinh
từ hai đến 3 em. Đây là hình thức ngoại khoá ở mức độ cao, đòi hỏi học sinh
phải nắm vững kiến thức sâu rộng, biết tự học, tự tìm hiểu nghiên cứu vấn đề.
Chính các em sẽ tìm tòi, thử nghiệm và đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
b. Các bước tiến hành

22


Giáo viên hướng dẫn đề tài cần nghiên cứu, nêu rõ mục đích đề tài, hướng
dẫn tài liệu tham khảo. Học sinh tự tìm ra kiến thức.Tuy nhiên hình thức này
nên thực hiện cho đối tượng là học sinh lớp 8,9. Hình thức này thường thu hút
những em học sinh thích khám phá, nghiên cứu. Học sinh sẽ đồng hành cùng
giáo viên tìm hiểu vấn đề một cách sáng tạo để đi đến kết luận. Giáo viên cần
chọn những đề tài phù hợp với lứa tuổi các em, phù hợp với điều kiện và đề tài
phải mang tính mới mẻ và sáng tạo.
Với môn Công nghệ, giáo viên có thể khơi gợi học sinh tìm tòi những lĩnh
vực nghiên cứu như môi trường, đất đai, sâu bệnh, phát triển cây trồng, chăn

nuôi..., từ những thí nghiệm, kiểm chứng để cùng các em giải quyết và kết luận
vấn đề.
Các bước cơ bản để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học:
1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
2. Xác định đề tài NCKH
3. Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ
4. Thu thập tài liệu nghiên cứu
5. Lập đề cương nghiên cứu chi tiết
6. Triển khai đề tài nghiên cứu
7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
8. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu
9. Viết báo cáo tổng hợp đề tài NCKH
10. Công bố kết quả nghiên cứu
2.4. Hiệu quả của SKKN
Việc tổ chức học tập ngoại khóa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục
học sinh. Phương pháp ngoại khoá có nhiều đổi mới giúp học sinh chủ động,
tích cực học tập trong giờ chính khoá. Không khí thân thiện được tăng lên rõ rệt
trong mối quan hệ giữa các thành viên trong trường, giữa nhà trường với gia
đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Những kết quả đã tạo bước chuyển
mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.HS rất
phấn khởi được hiểu tường tận về cá quy trình sản xuất, thấy được sự phong phú
23


của thiên nhiên, yêu đất nước, học tập thật tốt……giáo viên có thêm kinh
nghiệm cho việc tổ chức tham quan, trải nghiệm thực tế đáp ứng với mục tiêu
giáo dục toàn diện cho học sinh.
SKKN đã áp dụng chủ yếu cho học sinh khối 6,7 ở trường THCS Thuỷ
Thanh. Hình thức ngoại khoá “ Đố vui để học” và “ Rung chuông vàng” tôi tổ
chức cho khối lớp 6,7 phối kết hợp hệ thống câu hỏi tổng hợp các kiến thức

công nghệ giúp học sinh củng cố tốt kiến thức đã học.
“Hội vui Công nghệ” tôi đã tổ chức cho khối 6 với nội dung “Triển lãm sản
phẩm” do các em làm ra.Các em hứng thú với những sản phẩm tự tay mình sáng
tạo làm ra như bao tay trẻ em, thêu chiếc khăn tay, thực đơn,… Tổ chức chương
trình “Trổ tài ẩm thực” cho các lớp 6.Với cuộc thi này, học sinh đã thể hiện
dược sự vận dụng và phát triển kỹ năng của mình. Ngoại khoá đã thực hiện
thành công, thu hút và gây hứng thú cho hóc sinh, được ban giám hiệu và tổ
chuyên môn đánh giá cao.
Với ngoại khoá “ Nhóm yêu Công nghệ”, bản thân đã tổ chức cho học sinh
khối lớp 7, tìm hiểu về chủ đề “ Rừng và cuộc sống”. Ngoại khoá “ Chung tay
bảo vệ môi trường” cho hoc sinh khối lớp 7. Với sự hổ trợ của Internet, các em
học sinh đã tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, thông tin, hình ảnh minh hoạ hiệu quả,
minh hoạ, mở rộng cho các kiến thức đã học thoe chủ đề của mỗi nhóm yêu
thích. Học sinh trình chiếu và báo cáo hiệu quả, hứng thú.
Đặc biệt ngoại khoá “Nghiên cứu khoa học” đã tổ chức cho 3 nhóm học
sinh nghiên cứu 3 đề tài “ Nâng cao khả năng sinh sản của giống vịt Bầu lai tại

24


xã Thuỷ Thanh thị xã Hương Thuỷ tỉnh Thừa thiên Huế” đạt giải nhì cấp Thị xã,
đề tài “ Giải pháp cây xanh cho sân trường thân thiên” đạt giải nhất cấp trường
và đề tài “ Một số giải pháp phân loại và xử lý rác thải quy mô hộ gia đình” đạt
giải ba cấp thị xã và giải khuyến khích cấp Tỉnh.

III. KẾT LUẬN
Từ thực tế tổ chức các hoạt động ngoại khoá đã chứng minh rằng:các hoạt
động ngoại khoá Công nghệ là một hình thức lý thú, bổ ích góp phần đắc lực
vào việc bổ sung, nâng cao kiến thức còn thiếu trong giờ chính khoá. Qua tổ
chức hoạt động ngoại khoá, học sinh yêu thích bộ môn hơn, hứng thú hoc giờ

Công nghệ hơn, nhiều em đã thể hiện sự yêu thích của mình thông qua định
hướng chọn nghề trong tương lai. Kiến thức của các em được mở rộng và nâng
cao. Các em tự tin hơn trong giao tiếp, giải quyết vấn đề. Một số kỹ năng thành
thạo hơn.
Qua thực tiễn tổ chức ngoại khoá tại trường THCS Thuỷ Thanh, chúng tôi
nhận thấy các hình thức ngoại khoá hay và sử dụng hiệu quả cao:
Hình thức “ Đố vui để học” và “ Rung chuông vàng” củng cố kiến thức cho
các em học sinh hiệu quả.
Hình thức “ Hội vui Công nghệ” gây hứng thú cho học sinh và nâng cao kỹ
năng của các em HS
Hình thức “ Nhóm yêu công nghệ” đã giúp các em thể hiện mình, thể hiện
sở trường, sở thích và kiến thức được mở rộng thông qua hoạt động tự tìm hiểu
kiến thức mở rộng của các nhóm cùng sơ thích.
Hình thức “ Nghiên cứu khoa học” đã nâtrởng các em lên mức độ cao của
việc tìm tòi, sáng tạo, giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Giúp các em làm
25


×