Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thiết kế tủ đứng bằng gỗ dùng cho gia đình tại xí nghiệp chế biến gỗ vinafor đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.21 KB, 73 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Giới thiệu đề tài:
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước thì nhu cầu sử dụng gỗ ngày
càng cao. Từ gỗ với bàn tay khéo léo và trí óc của con người đã tạo ra rất nhiều
loại sản phẩm mộc có giá trị được người tiêu dùng trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng ưa chuộng.
Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhiều sản phẩm mộc đã ra đời với
hình dáng, mẫu mã, kiểu dáng phong phú như bàn, ghế, giường, tủ, sàn nhà,
....để có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng đòi hỏi người
thiết kế phải nắm bắt được các chỉ tiêu, yêu cầu, mẫu mã, ... của từng sản phẩm.
Với xu hướng hiện nay của khách hàng là sử dụng các sản phẩm từ chất liệu
thiên nhiên, tủ gỗ rất phù hợp với người không gian nội thất của người Việt Nam
do sản phẩm được thiết kế đơn giản, mộc mạc, kết cấu chắc chắn, màu sắc hài
hoà, chất liệu làm từ gỗ tự nhiên nên sản phẩm có vân thớ đẹp, tính cách nhiệt,
tính cơ học cao như ít xoắn thớ, cong vân nứt nẻ, khi sử dụng có độ bền cao
chính vì thế sản phẩm làm tăng thêm sự sang trọng cho phòng ngủ tạo nên sự hài
hoà cho người sử dụng và đặc biệt giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt
Nam.
Từ nhận định trên được sự cho phép của khoa Lâm nghiệp tôi tiến hành
thực hiện đề tài "Thiết kế tủ đứng bằng gỗ dùng cho gia đình tại xí nghiệp chế
biến gỗ Vinafor Đà Nẵng".
Mục tiêu:
• Thiết kế kỹ thuật tủ đứng bằng gỗ theo các tiêu chí đặt ra ban đầu
• Thiết kế công nghệ sản xuất tủ tại xí nghiệp chế biến gỗ vinafor Đà Nẵng.
• Dự toán giá thành sản phẩm
Phương pháp:
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.
Phương pháp thiết kế.
Kết quả:
Xác định được tiêu chí cho tủ.


Chọn nguyên vật liệu phù hợp cho sản phẩm.


Về mặt thiết kế tạo dáng: Đưa ra được phương án tạo dáng và lựa chọn
phương án.
Về mặt thiết kế kiến trúc: Thiết kế kiến trúc của tủ, đưa ra hình chiếu các
mặt cơ bản của tủ.
Về mặt thiết kế kết cấu: Phân tích được cấu trúc tủ cũng như các chi tiết
tạo thành tủ.
Về thiết kế chi tiết: Đưa ra bản vẽ cụ thể về hình dạng, kích thước, hình
chiếu của từng chi tiết để dễ chế tạo.
Đưa ra quy trình sản xuất tủ.
Tính toán bền cho tủ.
Tính toán được giá thành của tủ.
Kết luận:
Đề tài đã hoàn thành mục tiêu đề ra là thiết kế được một kiểu tủ đứng
bằng gỗ thích hợp cho gia đình đặt trong phòng ngủ.
Kiểu tủ thiết kế dùng nguyên liệu chính là gỗ Keo, là gỗ rừng trồng phổ
biến ở nước ta vì vậy nguồn nguyên liệu rẻ và ổn định.
Kiểu tủ phù hợp dây chuyền công nghệ sản xuất hiện tại của xí nghiệp.
Giá thành chấp nhận được.
Khuyến nghị:
Sản phẩm thiết kế tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế về thời
gian và kinh phí nên chưa được sản xuất thử và khảo nghiệm.
Cần có sự nghiên cứu thêm để hoàn chỉnh hơn sau đó sản xuất thử và
khảo nghiệm về công năng, tính lại chính xác về giá thành, khảo nghiệm về giá
cả và thị trường để sản phẩm trở thành một mặt hàng kinh doanh hiệu quả cho xí
nghiệp.



PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người, trong đó gỗ
là một trong những loại lâm sản được sử dụng rất phổ biến trong đời sống
thường ngày. Từ gỗ với bàn tay khéo léo và trí óc của con người đã tạo ra rất
nhiều loại sản phẩm mộc có giá trị được người tiêu dùng trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng ưa chuộng bởi chúng có nhiều ưu điểm như cách âm,
cách nhiệt, dễ gia công, gọn nhẹ, màu sắc vân thớ đẹp hơn nữa với chất liệu gỗ
tự nhiên các sản phẩm mộc (SPM) không gây độc hại cho người sử dụng, an
toàn và thân thiện với môi trường. Chính những ưu điểm đó nên SPM luôn là sự
lựa chọn thông minh của khách hàng mà không phải bất kỳ chất liệu nào khác có
thể thay thế được. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước thì nhu cầu sử
dụng đồ mộc ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó rất nhiều công ty, xí
nghiệp sản xuất sản phẩm mộc ra đời cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ cho
đời sống như bàn, ghế, giường, tủ, ....
Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng nhiều sản phẩm mộc đã ra đời với
hình dáng, mẫu mã, kiểu dáng phong phú như bàn, ghế, giường, tủ, sàn nhà,....để
có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng đòi hỏi người thiết
kế phải nắm bắt được các chỉ tiêu, yêu cầu, mẫu mã,.. của từng sản phẩm. Với
xu hướng hiện nay của khách hàng là sử dụng các sản phẩm từ chất liệu thiên
nhiên, tủ gỗ rất phù hợp với người không gian nội thất của người Việt Nam do
sản phẩm được thiết kế đơn giản, mộc mạc, kết cấu chắc chắn, màu sắc hài hoà,
chất liệu làm từ gỗ tự nhiên nên sản phẩm có vân thớ đẹp, tính cách nhiệt, tính
cơ học cao như ít xoắn thớ, cong vênh nứt nẻ, khi sử dụng có độ bền cao chính
vì thế sản phẩm làm tăng thêm sự sang trọng cho phòng ngủ tạo nên sự hài hoà
cho người sử dụng và đặc biệt giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
Việt Nam hiện là một trong những thị trường đồ gỗ lớn trên thế giới, thu
hút nhiều khách hàng quốc tế. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản
phẩm gỗ Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD và trong hai tháng đầu năm 2014 đạt khoảng
884 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa được xem là một thị trường cung
cấp hàng đồ gỗ với giá trị thiết kế là giá trị chủ yếu.

Để ngành gỗ trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của
Việt Nam, việc phát triển lĩnh vực thiết kế đang là hướng đi mà các doanh
nghiệp ngành gỗ cần quan tâm.
Thị trường xuất khấu sản phẩm gỗ của nước ta còn bất ổn định, tính cạnh
tranh của sản phẩm xuất khẩu thấp. Các đơn hàng của doanh nghiệp còn phụ
3


thuộc nhiều vào thiết kế, mẫu mã của khách hàng nước ngoài, còn quá ít mẫu mã
sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam thiết kế.
Thị trường đồ gỗ Việt Nam rộng lớn và có nhiều cơ hội phát triển nhưng
mảng thiết kế lại thiếu một đội ngũ thiết kế chuyên sâu, khó khăn cho các công
ty quốc tế khi tìm kiếm một nhà thiết kế nội địa.
Ngành thiết kế đồ mộc của Việt Nam có lợi thế về chi phí lao động thấp
và đội ngũ nhân công lành nghề trong nước. Nhưng chuẩn giáo dục thiết kế Việt
Nam còn thấp, chưa có mảng đào tạo về thiết kế chuyên nghiệp. Do đó, ngay từ
bây giờ các tổ chức, doanh nghiệp ngành gỗ cần phối hợp với các trường đại học
tập trung đào tạo chuyên sâu cho ngành thiết kế trong nước.
Hiện nay, các nước trong khu vực như: Philippines, Singapore, Thái
Lan… là những nước có thị trường xuất khẩu về thiết kế rất lớn. Ngay tại Việt
Nam, đa số các công trình, resort hoặc khách sạn, thậm chí những cửa hàng nhỏ
phần lớn người thiết kế đến từ các quốc gia này. Điều này cho thấy mặc dù Việt
Nam có truyền thống sáng tạo rất lớn, có lực lượng lao động dồi dào và dân số
trẻ nhưng lại tụt hậu trong ngành thiết kế so với các quốc gia này và cơ hội tại
nội địa dành cho các nhà thiết kế Việt Nam cũng rất ít.
Do đó Việt Nam cần sản xuất những sản phẩm mà thiết kế đóng vai trò
quan trọng, chiếm 50-60% lợi nhuận của sản phẩm. Trách nhiệm của các nhà
thiết kế phải sáng tạo nhiều hơn, thúc đẩy phát triển ngành đồ gỗ thông qua các
sáng tạo của mình. Khi có lợi thế về thiết kế, chúng ta không còn bị động về giá
cả nữa mà có quyền tạo ra giá chúng ta muốn. Vì nếu tiếp tục làm hàng gia

công, một khi giá lao động tăng lên, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chuyển
hướng sang những quốc gia có giá lao động rẻ hơn.
Từ những thực trạng trên có thể thấy rằng lĩnh vực thiết kế đối với đồ mộc
là lĩnh vực không thể thiếu trong quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm, có
vai trò quan trọng làm tăng lợi nhuận cho công ty cũng như nước ta,...
Được sự cho phép của khoa Lâm nghiệp tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Thiết kế tủ đứng bằng gỗ dùng cho gia đình tại xí nghiệp chế biến gỗ
Vinafor Đà Nẵng”.

4


PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Những nguyên lý cơ bản của sản phẩm mộc.
2.1.1. Những yêu cầu chung của sản phẩm mộc.
• Yêu cầu chức năng.
Mỗi sản phẩm đều có chức năng sử dụng nhất định được thiết lập theo ý
đồ của người thiết kế, chức năng có thể chỉ là để trang trí. Yêu cầu đầu tiên đối
với sản phẩm mộc là phải thoả mãn chức năng đó.
Khi xét phân tích sản phẩm mộc, ta phải cần quan tâm đầy đủ đến các
chức năng của mỗi sản phẩm vì nó không chỉ có mỗi chức năng cố định mà còn
có những chức năng phụ khác phát sinh trong quá trình sử dụng.
• Yêu cầu thẩm mỹ.
Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm mộc không chỉ đáp ứng yêu cầu về
chức năng sử dụng mà còn đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Thẩm mỹ của mỗi sản
phẩm được coi là phần hồn của sản phẩm, nếu không có yêu cầu về thẩm mỹ
công việc thiết kế sản phẩm mộc dường như trở thành vô nghĩa.
Thẩm mỹ là một phần chất lượng sản phẩm kết tinh nên giá trị sản phẩm.
• Yêu cầu về kinh tế.
Không chỉ riêng đối với sản phẩm mộc, một trong những yêu cầu khá

quan trọng nói chung đối với sản phẩm đó là yêu cầu về kinh tế.
Tác động kinh tế là bành trướng rộng khắp, sản phẩm mộc không thể
ngoại lệ. Yêu cầu đối với sản phẩm có thể hướng theo mục tiêu: ‟ đáp ứng chức
năng tốt nhất, có thẩm mỹ đẹp và có giá thành thấp”. Để làm được điều đó trong
mỗi sản phẩm ta cần có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lí thuận tiện cho
gia công chế tạo, hạ giá thành sản phẩm. Tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo
chắc chắn, bền lâu cũng có ý nghĩa kinh tế lớn đối với người sử dụng cũng như
đối với xã hội.
2.1.2. Những nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc.
• Nguyên tắc thực dụng: Tính thực dụng là điều kiện quan trọng đầu tiên của thiết
kế đồ mộc. Thiết kế đồ mộc trước tiên phải thoả mãn công dụng trực tiếp của
nó, thích ứng yêu cầu riêng của người sử dụng. Nếu đồ mộc không thể thoả mãn
yêu cầu sử dụng cơ bản thì dù ngoại quan có đẹp nhất cũng không có ý nghĩa gì.
• Nguyên tắc tính dễ chịu: Tính dễ chịu là nhu cầu của sinh hoạt chất lượng cao, ý
nghĩa quan trọng của tính dễ chịu sẽ thể hiện rõ, đây cũng là thể hiện quan trọng
của giá trị thiết kế. Muốn thiết kế ra đồ mộc dễ chịu phải phù hợp nguyên lý của
Egonomics, và phải quan sát, phân tích tỉ mỉ đời sống.
• Nguyên tắc an toàn: An toàn là yêu cầu cơ bản đảm bảo chất lượng của đồ mộc,
nếu thiết kế đồ mộc thiếu cường độ và tính ổn định, hậu quả của nó là tai nạn.
Muốn đảm bảo được an toàn, phải có nhận thức đầy đủ đối với tính năng cơ học
5











của vật liệu, chiều thớ và khả năng thay đổi có thể xảy ra, để xác định chính xác
kích thước mặt cắt ngang của chi tiết, cụm chi tiết, và khi thiết kế kết cấu và
thiết kế điểm nối tiến hành tính và đánh giá khoa học.
Nguyên tắc thẩm mỹ: Tính nghệ thuật là nhu cầu tinh thần của con người, hiệu
quả nghệ thuật của thiết kế đồ mộc sẽ thông qua cảm quan của con người tạo ra
hàng loạt phản ứng sinh lý, từ đó đưa đến những ảnh hưởng mạnh đối với tâm lý
của con người. Mỹ quan và thực dụng đều rất cần thiết, ngoài việc đáp ứng chỉ
tiêu ergonomics thì cần đẹp.
Nguyên tắc công nghệ: Thiết kế đồ mộc cũng cần nghiên cứu sao cho có thể sử
dụng máy móc và công nghệ để sản xuất, để đem lại năng suất và chất lượng
cao, giảm giá thành sản phẩm. Đồ mộc kết cấu cố định cần xem xét có thể thực
hiện lắp ráp cơ giới hoá, tự động hoá được không; đồ mộc kiểu tháo rời cần xem
xét sử dụng dụng cụ đơn giản nhất có thể nhanh chóng lắp ráp được đồ mộc
thành sản phẩm phù hợp yêu cầu chất lượng. Tính công nghệ của thiết kế đồ
mộc còn biểu hiện khi thiết kế cần cố gắng sử dụng chi tiết tiêu chuẩn, cùng với
việc thâm nhập và mở rộng của hợp tác phân công xã hội hoá, chuyên môn hoá,
hợp tác hoá sản xuất đã trở thành xu thế tất yếu của sản xuất đồ mộc. Sử dụng
chi tiết tiêu chuẩn có thể đơn giản hoá sản xuất, rút ngắn quá trình chế tác của đồ
mộc, giảm chi phí chế tạo.
Nguyên tắc kinh tế: Tính kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
trên thị trường sản phẩm đồ mộc. Người thiết kế cần nắm vững phương pháp
phân tích giá trị, đảm bảo tính công năng và tính kinh tế. Như chọn vật liệu cao
cấp để chế tác sản phẩm sử dụng một lần thì lãng phí. Ngược lại, nếu trong một
sản phẩm cao cấp có vật liệu chất lượng kém hoặc khi chế tác giảm thấp yêu
cầu thì sẽ làm cho giá của bản thân nó giảm mạnh, đây cũng là một loại lãng
phí.
Nguyên tắc hệ thống: Tính hệ thống của đồ mộc thể hiện ở 2 mặt, một là tính
đồng bộ, hai là tính hệ thống thay đổi linh hoạt của tiêu chuẩn hoá.
Tính đồng bộ là chỉ đồ mộc không sử dụng độc lập mà là phối hợp với

nhau đồng bộ trong môi trường nội thất.
Hệ thống thay đổi linh hoạt của tiêu chí tiêu chuẩn hoá nhằm vào nhu cầu
xã hội và tính hiệu quả cao trong sản xuất.
Thiết kế đồ mộc cần thiết kế tỉ mĩ, không nên theo xu hướng thiết kế đại
thể kiểu phác thảo thiếu hoàn thiện sẽ gây khó khăn trong sản xuất. Cần luôn
sáng tạo trong thiết kế để có sản phẩm hấp dẫn.

6


• Nguyên tắc thời đại và mốt: Đồ mộc phải mang tính thời đại và hợp mốt, nếu
thiết kế không đảm bảo tất cả các nguyên tắc trên thì sản phẩm sản xuất ra cũng
không được thị trường tiêu thụ.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hàng
mộc trên thị trường thế giới.
Tổng quan về thị trường xuất khẩu đồ gỗ hai năm qua cho thấy sự chuyển
dịch thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam từ Mỹ – Âu – Nhật sang Mỹ – Á
– Âu. Trong đó, Trung Quốc là nước có kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ từ Việt Nam ngày một cao.
Mặt khác, do ảnh hưởng suy thoái thị trường Châu Âu, nhiều nhà máy của
các quốc gia sản xuất đồ gỗ lớn đã thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa; đồ gỗ xuất
khẩu của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao làm mất lợi thế cạnh
tranh. Số liệu của Global Trade Information service (GTIs – USA) cho thấy xuất
khẩu 6 tháng đầu 2014 vào Mỹ, Việt Nam tăng 16% trong khi Trung Quốc chỉ
tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là cơ hội mở rộng thị trường cho Việt
Nam.
Dẫu còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thị trường Hoa Kỳ vẫn rất có triển vọng
trong tương lai đối với ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam. Hiện Việt Nam là nhà
cung ứng thứ hai sau Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ và đang có lợi thế lớn
khi hàng Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá, còn các nước xuất

khẩu gỗ hàng đầu Châu Âu đang chịu ảnh hưởng suy thoái, phải thu hẹp sản
xuất. Cùng với đó, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới vẫn có khả năng tăng
cao, nền kinh tế thế giới dần hồi phục, đặc biệt là Hoa Kỳ. Doanh nghiệp Việt
Nam cũng có khả năng tham gia chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
Tốc độ xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng đầu năm, sang
tháng 2 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm so với tháng trước, giảm
32,4%, tương đương với 397,8 triệu USD, tính chung từ đầu năm cho đến hết
tháng 2/2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 982,6 triệu USD, tăng
6,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản phẩm gỗ đạt 695,4 triệu USD,
tăng 16,2%, tính riêng tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ giảm so với
tháng 1, giảm 37,1% với 269,2 triệu USD.
Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 36 thị trường trên thế giới,
sang năm 2015 thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có thêm thị
trường New Zealand, nhưng ngược lại thiếu vắng thị trường Hungari và Ucraina
so với 2 tháng đầu năm 2014.
7


Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là những thị trường chính xuất
khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam, chiếm 65,6% tổng kim ngạch.
Trong đó Hoa Kỳ - vẫn giữ vị trí hàng đầu, chiếm 35,4% đạt 348,8 triệu USD,
tăng 19,14% so với cùng kỳ năm trước.
Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, nhưng
Trung Quốc chỉ đứng thứ hai, với kim ngạch 150,2 triệu USD, so với cùng kỳ
năm 2014, tốc độ xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường
này giảm, giảm 21,01%.
Thứ ba là thị trường Nhật Bản, đạt 145,7 triệu USD, tăng 8,71%....
Nhìn chung, trong hai tháng đầu năm, tốc độ xuất khẩu hàng gỗ và sản
phẩm của Việt Nam sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường
có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 61,1%, trong đó xuất khẩu sang thị trường

Hy Lạp tăng vượt trội, tăng 154,07% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,8 triệu
USD; thị trường có tốc độ tăng mạnh thứ hai là Thái Lan, tăng 119,12% đạt
3,4 triệu USD.
Số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm 38,8% và xuất khẩu sang
thị trường Séc là giảm mạnh nhất, giảm 74,08%; kế đến là Thụy Sỹ giảm
61,92% và Campuchia giảm 45,9%...(bảng 2.1 phụ lục 2).
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đồ mộc trong nước
Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển
với tốc độ rất nhanh, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất
khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có
khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu
mét khối gỗ tròn mỗi năm.
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có
trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số
gần 20 tỷ USD.
Trong những năm qua, xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến đã đạt được nhiều
kết quả, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trở thành một trong số 10 mặt
hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được
khai thác. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thực hiện qua các năm như sau:
- Về gỗ nguyên liệu cho chế biến trong nước và xuất khẩu:
8


+ Khai thác từ rừng tự nhiên ( cả khai thác chính và tận thu, tận dụng):
500.000m3/ năm
+ Nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu: 800.000m3/năm.
+ Nguyên liệu từ gỗ rừng trồng: 1.200.000 –1.600.000m3/năm.
Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại mang tính ngành và quốc gia

trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, thế giới chưa biết đến Việt Nam là một
trong những quốc gia mạnh về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Để sự
phát triển này mang tính bền vững góp phần thực hiện chủ trương tăng cường
xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì việc thực hiện công tác xúc tiến
thương mại trong lĩnh vực này ở cả 3 cấp: Chính phủ, Tổ chức xúc tiến thương
mại và Hiệp hội gỗ, lâm sản trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là
một trong những quốc gia có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế
biến. Nhờ hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới một cách chủ động và hợp lý
ngành chế biến gỗ và nội thất nói riêng đã được hưởng lợi từ tiến trình này. Đặc
biệt, với việc ký kết Hiệp Định thương mại Việt - Mỹ, các doanh nghiệp của
Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn nhất, nhưng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng sau Malaysia, Indonesia, Thái
Lan. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì một vài năm nữa Việt
Nam có thể vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến lớn
thứ 3 Đông Nam Á.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua rất
khó duy trì nếu như không có các biện pháp xúc tiến thương mại và sự hổ trợ
của địa phương, bộ, ngành và chính đối với doanh nghiệp.
Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường
nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70%
tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản.
Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng
thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 5,5 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, kim nghạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế
biến đạt khoảng 3 tỷ USD, nhiều DN đã có hợp đồng sản xuất cả năm nên mục
tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD cả năm 2014 hoàn toàn có khả năng đạt được. Triển
vọng xuất khẩu gỗ trong năm 2015 hứa hẹn rất nhiều ở thị trường như Úc và
9



một số nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia... Dự báo
xuất khẩu đồ gỗ có thể đạt 6,5 tỷ USD, tăng 20% so với 2013.
Ngoài ra do ảnh hưởng suy thoái kinh tế tại thị trường châu Âu, giá thành
tăng không cạnh tranh nên nhiều nhà máy của các quốc gia sản xuất đồ gỗ lớn
như Ý, Đức, Mỹ đã thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa. Riêng đồ gỗ xuất khẩu của
một số nước bị Mỹ áp chế chống bán phá giá cao nhất làm mất lợi thế cạnh
tranh. Đây thực sự là cơ hội vàng để mở rộng thị trường và thị phần cho nghành
gỗ Việt Nam.
Ở trong nước, những năm trước thị trường đồ gỗ trong nước phần lớn là
hàng Trung Quốc, Malaysia,... thì nay Việt Nam đã khẳng định vị thế trên sân
nhà. Tỷ lệ sản phẩm nội thất phục vụ thị trường nội địa của các DN VN đã tăng
từ 20% lên 40%, hàng ngoại đã mất dành ưu thế. Với quy mô thị trường Việt
Nam với dân số 90 triệu, bình quân nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ trong 4 năm gần
đây khoảng 1,98 tỷ USD. Trong đó, tiêu dùng đồ gỗ người dân thành thị chiếm
khoảng 30% cho hộ gia đình, 40% cho các công trình dự án mới và 30% thị
phần còn lại đến từ 70% dân cư nông thôn.

PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
10


Mục tiêu nghiên cứu

3.1.

Tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp chế biến gỗ vinafor
Đà Nẵng, từ đó thiết kế được một loại tủ đứng bằng gỗ đáp ứng được công năng
chính của nó, có hình dáng đẹp, kết cấu hợp lý đảm bảo độ bền, giá thành thấp,

được thị trường chấp nhận và phù hợp với công nghệ sản xuất của xí nghiệp.
• Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp chế biến gỗ vinafor Đà
Nẵng.
• Tìm hiểu các sản phẩm của xí nghiệp.
• Thiết kế kỹ thuật tủ đứng bằng gỗ theo các tiêu chí đặt ra ban đầu.
• Thiết kế công nghệ sản xuất tủ tại xí nghiệp chế biến gỗ vinafor Đà Nẵng.
• Dự toán giá thành sản phẩm.
• Khảo nghiệm về giá thành, về công năng, về độ bền và mức độ phù hợp yêu cầu
của thị trường.
3.2.
Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tình hình sản xuất tại xí nghiệp chế biến gỗ vinafor Đà Nẵng.

• Quá trình hình thành và phát triển.
• Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động.
• Tổ chức phân xưởng sản xuất.
- Máy móc thiết bị, nhà xưởng.
- Nhân lực.
- Quy trình công nghệ sản xuất: Sơ đồ dây chuyền công nghệ; các công
đoạn chính trong sản xuất.
- Các sản phẩm: Hình dạng; kết cấu.
• Thị trường.
3.2.2. Thiết kế kỹ thuật tủ đứng bằng gỗ dùng cho gia đình












Công năng của tủ
Xác định tiêu chí thiết kế
Chọn vật liệu
Thiết kế kiểu dáng
Thiết kế kiến trúc
Thiết kế kết cấu
Thiết kế chi tiết
Chỉnh lý và hoàn thiện thiết kế kỹ thuật
Dự toán kinh tế
11


3.2.3. Thiết kế công nghệ sản xuất tủ.
3.3.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Thu thập số liệu qua các phòng ban tại xí nghiệp.
Tìm hiểu và thu thập số liệu liên quan qua mạng internet và báo chí.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
Tiến hành đo, đếm các mẫu, sản phẩm, thiết bị máy móc tại xí nghiệp.
Phỏng vấn một số cán bộ công nhân viên xí nghiệp.
3.3.2. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.
3.3.2.1.
Phương pháp tính toán.


3.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu điều tra xử lý theo lý thuyết thống kê.
- Các số liệu và dữ liệu thiết kế được tính toán ứng suất và kiểm tra bền.
- Phác thảo hình dáng dựa trên phân tích công năng
- Xác định kích thước sản phẩm dựa vào tính công năng có nghiên cứu
thêm các yếu tố như thẩm mỹ, khoa học, tập quán, mốt và phong thủy.
- Kết cấu và liên kết dựa vào đặc điểm nguyên liệu, trạng thái chịu lực và
tính thẩm mỹ.
- Kích thước chi tiết dựa theo kết quả tính bền và ứng suất của gỗ.
Sử dụng một số phần mềm như: Word, Excel, AutoCAD, 3Dsmax,
Photoshop,... để thể hiện ý tưởng.
3.3.3. Phương pháp thiết kế
- Nghiên cứu công năng
- Nghiên cứu đối chứng
- Xây dựng tiêu chí sản phẩm
- Thiết lập hệ thống bản vẽ
- Phân tích và hiệu chỉnh.

12


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về công ty cổ phần Vinafor.
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng là thành viên của công ty lâm nghiệp
Việt Nam (thuộc NN & PTNT) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng,
bảo vệ rừng và chế biến lâm sản. Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng được thành
lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công ty sản xuất và xuất
nhập khẩu Lâm sản Đà Nẵng theo quyết định số 7013/QĐ/BNN-TCCB ngày

31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Công ty là
đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 3203000045 ngày 10 tháng 6 năm 2002 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố
Đà Nẵng cấp, luật doanh nghiệp, điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện
hành có liên quan. Với vốn điều lệ 20.182.500.000 VND trong đó Tổng công ty
lâm nghiệp Việt Nam chiếm 51% vốn điều lệ. Công ty có 6 đơn vị trực thuộc
gồm: khách sạn Sơn Trà 1, khách sạn Sơn Trà 2, Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor
Đà Nẵng, Chi nhánh công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí
Minh, Xí nghiệp bảo quản lâm sản, Xí nghiệp lâm nghiệp.
Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng là đơn vị thành viên trực thuộc
Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng có trụ sở tại số 42 – đường Lạc Long Quân khu Công nghiệp Hoà Khánh - TP Đà Nẵng. Đây là khu vực có điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi nằm trên tuyến Quốc lộ 1A. Là vùng
trọng điểm của khu vực miền Trung, nơi thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà đầu tư và cũng là nơi thu hút khá nhiều nguồn lao động từ các tỉnh lân cận.
Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng là một trong những nhà sản xuất
và xuất khẩu gỗ hàng đầu tại Miền Trung Việt Nam. Công ty đã áp dụng thành
công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và hệ thống COC để đảm bảo
rằng các sản phẩm của công ty đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về cả chất
lượng và vấn đề bảo vệ môi trường.
Với sự phát triển của công ty và nhu cầu về hàng hoá của khách hàng
ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà
Nẵng đã có hai nhà máy chế biến với diện tích 60.000 m 2, hàng trăm công nhân
có tay nghề, quy trình xử lý gỗ đạt tiêu chuẩn cao, trang thiết bị máy móc công
nghệ tiên tiến, với nguồn nguyên liệu và phụ kiện kim khí nhập khẩu theo tiêu
chuẩn Châu Âu. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là: tư vấn
thiết kế, sản xuất lắp đặt và thi công sản phẩm đồ gỗ nội thất, ngoại thất xuất
khẩu, tiêu dùng trong nước. Cung cấp các sản phẩm nội thất nhà bếp, phòng
13



khách, phòng ngủ, chung cư cao cấp, nội thất hàng rời theo thiết kế cho các khu
du lịch, nhà hàng, khách sạn, resort, cà phê, biệt thự, nhà ở tư nhân, văn phòng,
showroom…
Xí nghiệp đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác kinh tế bền vững với các
khách hàng tại Châu Á và Châu Âu cụ thể như: Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Ý,
Pháp, Hy Lạp, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông…
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp.

Quan hệ chức năng.
Quan hệ trực tuyến.
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp.
4.1.3. Tổ chức phân xưởng sản xuất
4.1.3.1. Thiết bị máy móc và công tác tổ chức tại xưởng.
Có thể nói với trang thiết bị máy móc khá đầy đủ và cách thức quản lý tổ
chức sản xuất hợp lý là yếu tố góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo được tiến độ giao hàng và tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Thông qua hoạt động sản xuất của xí nghiệp, chúng tôi được tiếp xúc và thu
nhận thông tin về các loại máy móc được thể hiện như bảng dưới đây:

14


Bảng 4.1: Máy móc và tổ chức sản xuất phân xưởng sơ chế

ST
T

Tổ


Tên máy, thiết bị sử dụng

1

Xẻ

Cưa vòng nằm, cưa xăng, cơ cấu ròng rọc…

2

Sấy

Lò sấy, hệ thống sấy, xe nâng…

3

Sơ chế

Cưa vòng đứng, cưa đĩa, bào 2 mặt, bào 4 mặt,
nhám thùng…

4

Kết cấu

Cưa đĩa, oval âm, oval dương, khoan đứng, khoan
nằm, khoan dàn, toupie, router, chà nhám…

5


Cơ điện

Hệ thống máy mài dao, máy khoan…

6

Hoàn
thiện

Máy nhám chuổi, nhám cạnh..

7

Lắp ráp

Súng bắn đinh, khoan tay, súng bắn vis…

8

Phun màu Súng phun sơn, súng bắn đinh…

4.1.3.2. Mặt bằng nhà xưởng (hình 1, 2 phụ lục 2)

15


4.1.4. Quy trình sản xuất của xí nghiệp.
Quy trình sản xuất phân xưởng xẻ, sấy, sơ chế
Gỗ tròn


Chi tiết

Gỗ xẻ

Ván tấm

Sấy

kho

Tổ sơ chế 1
Rập phôi lọng

Cắt ngang

Kho sơ chế 1

Rong thẳng

Bào hai mặt

Tu bi hai mặt

Bào 4 mặt

Nhập kho sơ chế 2

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Hình4.2. Sơ đồ quy trình sản xuất phân xưởng xẻ, sấy, sơ chế.


16


Quy trình sản xuất phân xưởng Tinh chế
Kho p/x Xẻ Phôi
Tổ Tinh chế 1
Xử lý khuyết tật
Máy nhám trục

Máy nhám thùng
Kho tinh chế 1
Tổ tinh chế 2
Kho tinh chế 2
(phân màu)
Lắp ráp cụm

Xông NH3

Hoàn thiện
Làm màu
Kho
Lắp ráp tổng thể
Nhúng dầu
Kiểm hàng
Đóng thùng
Kho xí nghiệp

(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật)
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình sản xuất phân xưởng Tinh chế.
17



4.1.5. Nguyên liệu sản xuất.
Tất cả các nguyên liệu của công ty điều được thu mua theo kế hoạch sản
xuất kinh doanh của xí nghiệp, nguồn nguyên liệu luôn đảm bảo đã được Hội
đồng các nhà quản lý rừng (FSC) chứng nhận như gỗ Bạch Đàn hay gỗ Keo.
Điều này giúp cho xí nghiệp có lợi thế trong việc xuất khẩu sang các thị trường
như Hòa Kỳ (Áp dụng đạo luật Lacey) hay cộng đồng chung Châu Âu (Áp dụng
hiệp định FLEGT) về nguồn gốc của gỗ nguyên liệu trong sản xuất hàng mộc.
Chứng chỉ FSC là một tiêu chí quan trọng giúp cho đồ gỗ xuất khẩu của chúng
ta có chỗ đứng trên thương trường, nhưng chính đây cũng là một thách thức lớn
cho nhà sản xuất bởi nguồn nguyên liệu trong nước có nhiều nhưng lại không
tận dụng mà phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến tình trạng sản phẩm xuất
khẩu thì nhiều nhưng lãi suất không cao.
Có thể nói với bất cứ sản phẩm nào muốn có chỗ đứng trên thị trường thì
trước hết phải gây dựng một thương hiệu vững chắc. Thương hiệu vinafor trên
thị trường là thương hiệu uy tính về chất lượng cũng như đa dạng về mẫu mã.
Bởi lẽ vậy, công ty luôn chú trọng đến việc chọn lựa nguyên liệu để làm sản
phẩm, vì thế các loại gỗ đạt tiêu chuẩn FSC luôn được công ty chú trọng đặt
hàng để phù hợp với yêu cầu của khách hàng quốc tế.
Đối với gỗ nguyên liệu: Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà nguyên liệu
xí nghiệp nhập về bao gồm cả nguyên liệu từ rừng tự nhiên và từ rừng trồng.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của xí nghiệp chủ yếu được khai thác từ các lâm
trường được phép khai thác trong khu vực và thu mua từ những kho rừng trồng
của người dân khu vực Miền trung – Tây nguyên.
Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong chế biến tại xí nghiệp chủ yếu là
gỗ keo, bạch đàn… bên cạnh đó còn sử dụng nguyên liệu tự nhiên như: chò,
xoan đào, kiền kiền… và nguyên liệu nhập khẩu như: gỗ teak…
Hiện nay nguyên liệu chủ yếu được nhập về dưới dạng ván nguyên liệu
thay cho việc nhập gỗ nguyên liệu như trước đây. Gỗ nguyên liệu được nhập về

chủ yếu là các loại gỗ quý có giá trị cao như gỗ teak, chò…
4.1.6. Thị trường
Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng đã xác định cho mình hai thị
trường chính: thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Trong đó thị trường

18


xuất khẩu là thị trường chính của doanh nghiệp chiếm 90%, còn lại là thị trường
nội địa chiếm 10%.
Tình hình xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà nẵng (xem ở
bảng 2 phụ lục 2)
Nhận xét: Qua bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu ta thấy thị trường xuất
khẩu chủ yếu tập trung ở EU trong đó thị trường chính là Bỉ, Pháp và Thuỵ
Điển.
4.2.
Thiết kế tủ đứng bằng gỗ dùng cho gia đình
4.2.1. Xác định tiêu chí cho sản phẩm
• Loại đồ mộc: Tủ đứng 3 ngăn dùng cho gia đình 4-5 người (cả người lớn và trẻ
em).
• Cấp đồ mộc: Đồ mộc dân dụng bình dân.
• Đặc tính sử dụng: Bán vĩnh cửu (nghĩa là đồ mộc sử dụng được một thời gian
khá dài khoảng 10 – 12 năm, không sử dụng được mãi mãi mà cũng không phải
là đồ mộc dễ hỏng).
• Không gian lưu hành: Trong phòng ngủ.
• Không gian trưng bày: Phòng tương đối rộng khoảng 12m2, khô ráo.
• Công dụng chính của tủ: Chủ yếu để đựng quần áo, ngoài ra còn có công dụng
khác là đựng đồ dùng cá nhân và bỏ vật dụng như chăn,.. trên nóc tủ,....
• Yêu cầu về hình dáng: Đơn giản, không chạm trổ.
• Yêu cầu về kích thước: Phù hợp với diện tích phòng.

• Yêu cầu về kết cấu và độ bền: Chắc chắn.
• Yêu cầu về mặt hình thức: Sử dụng trang sức bề mặt như sơn,....
• Yêu cầu về vật liệu: Loại gỗ từ nhóm 4 đến nhóm 6.
• Yêu cầu về chất lượng gỗ: Không mối mọt, không cong vênh, nứt nẻ, chịu lực
tốt, ít khuyết tật, bề ngoài có vân thớ đẹp,... nên chọn gỗ thẳng thớ.
• Công nghệ sản xuất của cơ sở: Có thể sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất
của xí nghiệp Vinafor Đà Nẵng để sản xuất tủ.
• Số lượng: 1
• Thị trường: Nội địa.
• Thời gian lưu kho sau sản xuất, cự ly vận chuyển: thời gian sản phẩm cất giữ
trong kho từ 0-60 ngày
• Yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ gỗ: gỗ rừng trồng công nghiệp.
• Giá thành và giá cả: Giá thành 4÷6 triệu đồng, giá cả cao hơn giá thành và tùy
thuộc khảo nghiệm thị trường.
4.2.2. Chọn vật liệu

19


Lựa chọn nguyên liệu là một khâu quan trọng trong thiết kế và sản xuất
sản phẩm mộc. Nó quyết định tới chất lượng, dây chuyền sản xuất và giá thành
của sản phẩm. Nguyên liệu sản xuất vừa phải đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng vừa phải phù hợp với nguồn nguyên liệu của xí nghiệp.
Hiện nay nguồn nguyên liệu của xí nghiệp rất phong phú và đa dạng
với các loại nguyên liệu gỗ như gỗ chò, gỗ teak, keo lai, các loại thông, cao su,
… Gỗ keo lai là loại gỗ hiện đang được sử dụng khá rộng rãi trong ngành chế
biến lâm sản. Đối với gỗ keo lai có đường kính nhỏ từ 8 – 15cm được sử dụng
làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy và sản xuất ván nhân tạo. Còn đối
với gỗ keo có đường kính trên 20cm được sử dụng trong ngành chế tạo đồ mộc.
Cây keo lai (Acacia hybrids) là cây lai tạo giữa keo lá tràm và keo tai

tượng. Cây phát triển nhanh, hiện nay rừng sản xuất được trồng keo lai là chủ
yếu. Gỗ keo lai có thớ mịn, màu khá đẹp, ít nứt nẻ, có cơ tính trung bình, không
bị mối mọt xâm hại, giá rẻ. Gỗ keo kích thước nhỏ có thể làm củi, băm dăm làm
nguyên liệu cho sản xuất ván nhân tạo, sản xuất bột giấy. Gỗ tròn có đường
kính≥20cm có thể dùng trong xây dựng và đóng đồ mộc dùng nội địa và đồ mộc
xuất khẩu. Ngoài ra, trồng keo lai còn có khả năng cải tạo đất.
Gỗ Keo có khối lượng thể tích ở độ ẩm 12% là (524-597 kg/m3), Hệ số co
rút thể tích trung bình (0.39-0.46), giới hạn bền khi uốn tĩnh yếu (627-1013
kg/cm2), sức chống tách trung bình (10.5-12.7 kg/cm), gỗ keo có giới hạn bền
khi nén dọc thớ trung bình (432-462 kg/cm2), hệ số uốn va đập nhỏ (0.54).
Dựa theo tiêu chí sản phẩm, qua nghiên cứu đặc tính nhiều loại gỗ, tôi
quyết định chọn gỗ keo lai để làm nguyên liệu thiết kế và sản xuất tủ.
4.2.3. Thiết kế tạo dáng
4.2.3.1. Khái niệm cơ bản về tạo dáng .
Tạo dáng là vẽ ra, tạo ra hình dáng phác họa của vật thể khi chưa có vật
thể thật. Hình dáng của vật thể thực cần đạt đến giá trị tối ưu (Ergonomics),
không chỉ thỏa mãn cơ bản về công năng mà còn đáp ứng yêu cẩu về mỹ quan.
Vì vậy, hàm nghĩa của tạo dáng là vừa thỏa mãn tính công năng, vừa thỏa mãn
tính nghệ thuật. Tạo dáng đối với vật dụng: Tạo giá trị vật chất (còn gọi là công
năng vật chất) + giá trị tinh thần (còn gọi là công năng tinh thần).
4.2.3.2.

Các yêu cầu của thiết kế tạo dáng.

20


Tạo dáng đảm bảo tính công năng: Đảm bảo tốt về yêu cầu công dụng, có
tính ổn định, độ tin cậy cao, hình dạng phù hợp để sử dụng được tiện lợi, đảm
bảo thích hợp với môi trường sử dụng và tập quán, văn hóa của đối tượng sử

dụng – vận dụng Ergonomics trong thiết kế.
Tính nghệ thuật: Đẹp về hình dáng, đẹp về màu sắc, phù hợp với không
gian trưng bày, có tính thời trang.
Tính khoa học: Kết cấu hợp lý, công nghệ và kỹ thuật chế tạo tiên tiến,
vật liệu phù hợp đảm bảo an toàn.
Tính kinh tế: Giá thành thấp, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
Tạo dáng cần xét đến sự thống nhất vật liệu với kết cấu, hình dạng và
công nghệ:
Kết cấu cần phù hợp với loại vật liệu, như kim loại có thể cấu tạo thanh
nhỏ, mảnh. Gỗ cần thanh đủ lớn, nếu liên kết mộng lỗ thì mộng cũng phải đủ
lớn. Nếu chi tiết gỗ quá nhỏ, hình dạng quá phức tạp thì không đảm bảo độ bền
và cần nghiên cứu xem có phù hợp với công nghệ hiện có hay không.
Tạo dáng sản phẩm phải chú ý đến tính văn hóa, dân tộc, tính hiện đại,
tâm lý người sử dụng.
Tổ chức đường nét, phối màu sắc, hoa văn cần phù hợp với công năng
từng loại đồ mộc.
Phù hợp với công nghệ sản xuất hiện thời: Hiệu quả sản xuất cao.
Đối với sản phẩm đang thiết kế, tạo dáng phải phù hợp với không gian
căn phòng
4.2.3.3.

Các nguyên tắc.
Đồng thời thỏa mãn: Công năng, kết cấu , kinh tế, hợp lý công nghệ.
Phù hợp điều kiện sử dụng: Các yếu tố dân tộc, khu vực, nơi sử dụng,
phong tục, tập quán,…
Hiện đại, độc lập, sáng tạo.
Hiệu quả kinh tế.

4.2.3.4.


Các bước tạo dáng.
Phương án tạo dáng.
Trên cơ sở tìm hiểu những sản phẩm tại công ty cổ phần Vinafor Đà
Nẵng, dựa trên một số sản phẩm của công ty để thực hiện thiết kế tủ đứng dùng
cho gia đình với một số đặc điểm nổi bật nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của
khách hàng. Hiện nay có rất nhiều loại tủ trên thị trường nội thất với vô số mẫu
mã và giá cả chênh lệch tuỳ theo chất lượng và kích cỡ của sản phẩm, để đáp
ứng nhu cầu bền, đẹp, giá cả phải chăng của người tiêu dùng đòi hỏi người thiết
kế phải tìm hiểu để đưa ra sản phẩm phù hợp với tiêu chí của người sử dụng.
Lựa chọn phổ biến hơn cả trong việc bảo quản quần áo chính là gỗ. Tủ
quần áo giá rẻ với nhiều kiểu dáng và chất liệu gỗ khác nhau vừa sang trọng vừa
21


thu hút ánh nhìn lại có chất lượng, có nhiều loại như tủ quần áo gỗ tự nhiên, tủ
quần áo gỗ công nghiệp, tủ quần áo đa năng, tủ quần áo ba buồng, tủ âm tường,
tủ quần áo nhỏ,....
• Tủ quần áo gỗ tự nhiên.
Tủ quần áo gỗ tự nhiên thường có ít màu, ta hay bắt gặp tủ quần áo gỗ tự
nhiên có màu cánh gián, màu nâu vàng hay là màu vân gỗ tự nhiên…
Đối với tủ quần áo được làm bằng gỗ tự nhiên thường có ưu điểm:
Bền theo thời gian: Vật liệu gỗ tự nhiên thường có độ bền cao, một số loại
gỗ dạng hiếm như Pơ mu, Giáng Hương,... còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian
sử dụng.
Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc
trưng của mỗi loại gỗ.
Bền với nước: Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên rất cao khi tiếp xúc với
nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bã kỹ không hở mộng.
Chắc chắn.
Thẩm mỹ, hoạ tiết: Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự

phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những hoạ tiết, kết
cấu mang tính mỹ thuật mà gỗ công nghiệp không làm được (vì gỗ công nghiệp
được sản xuất theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những
tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên).
Tuy nhiên, tủ gỗ tự nhiên lại có nhược điểm:
Giá thành cao: Gỗ tự nhiên càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên
được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao
vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp
nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công
nghiệp.
Cong vênh, co ngót: Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay
nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất
dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót
sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ,..sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn
tới tình trạng các cánh bị vênh hoặc cong và không đóng được cánh tủ.
Do đó, không thể chọn tủ tự nhiên để thiết kế cho sản phẩm của mình vì
không phù hợp với nhu cầu giá cả của thị trường nội địa, không phù hợp với nhu
cầu đẹp, bền nhưng rẻ của người tiêu dùng, tủ tự nhiên chỉ phù hợp với thị
trường xuất khẩu với giá thành cao.
• Tủ quần áo gỗ công nghiệp.
Đối với tủ gỗ công nghiệp thường có ưu điểm:

22


Giá thành thấp: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự
nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn
tẩm sấy.
Cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh,
không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong

cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện
nay.
Thời gian thi công, sản xuất: Gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh
hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo
dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào
và gia công bề mặt đánh giấy ráp...
Phong cách: Hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
Tuy nhiên, tủ gỗ công nghiệp có nhược điểm:
Độ bền: Tủ gỗ công nghiệp thì không được bền bằng tủ gỗ tự nhiên, tuy
nhiên độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm nếu được sản xuất tại các
cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao. Ngoài ra, một
điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện
đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng
thấp rất dễ hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gãy bản lề, hoặc bung ray
trượt,...
Đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn bề mặt gỗ phải được
đảm bảo, sơn từ 4 lớp đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ, nếu sơn không
đảm bảo khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ công
nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được, nên khi sử dụng đồ gỗ công
nghiệp quan trọng nhất là sơn phải đảm bảo tuy sơn đảm bảo rồi thì vẫn phải
tránh nước nếu không tuổi thọ của tủ sẽ ngắn.
Hoạ tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết
của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên.
Tuổi thọ của tủ công nghiệp nếu thi công tốt sẽ được trên dưới 10 năm.
Do vậy, với sự lựa chọn theo phong cách hiện đại, trẻ trung có thể chọn
gỗ công nghiệp để làm tủ, vừa phù hợp với nhu cầu giá cả của người sử dụng.
• Tủ quần áo gỗ ba buồng.
Tủ quần áo ba buồng là lựa chọn nhỏ, gọn, xinh xắn cho căn phòng ngủ.
Với màu sắc trang nhã và thiết kế đơn giản sẽ mang lại cho không gian nghỉ
ngơi cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng. Đồng thời, các kiểu dáng tủ quần áo gỗ

ba buồng chưa bao giờ là lỗi thời. Nếu sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên sẽ rất đắt và
hay bị cong vênh, nếu sử dụng gỗ công nghiệp cũng được nhưng phải qua quá
trình xử lí để làm tăng độ bền cho tủ.
23


• Tủ quần áo cánh lùa.
Tủ quần áo cánh lùa có ưu điểm tiết kiệm diện tích không gian sử dụng,
đảm bảo tính thẩm mỹ, sang trọng cho căn phòng. Tuy nhiên, với chất liệu gỗ tự
nhiên sẽ rất đắt có nhược điểm là hay bị cong vênh, nếu sử dụng gỗ công nghiệp
cũng được nhưng phải qua quá trình xử lí để làm tăng độ bền cho tủ. Nhưng đối
với tủ cánh lùa thì đặc biệt về phụ kiện thường thì ray cửa lùa không trơn, bị kêu
khi kéo tạo cảm giác khó chịu.
Từ những phương án được phân tích trên và qua quá trình tìm hiểu, thực
tập tại công ty Vinafor, tôi lựa chọn cho mình phương án thiết kế tủ quần áo ba
buồng với nguyên liệu gỗ keo (là gỗ công nghiệp đã qua quá trình xử lí, được
Hội đồng các nhà quản lý rừng (FSC) chứng nhận). Vừa phù hợp phong cách
trẻ trung, hiện đại, vừa bền lại đảm bảo giá thành phù hợp nhu cầu của người
tiêu dùng.
Tủ quần áo thiết kế.
Qua nghiên cứu các loại tủ hiện có, phân tích ưu nhược điểm, đối chiếu
với mục tiêu đề ra tôi đã phác thảo sơ bộ một số mẫu tủ và đã lựa chọn được một
mẫu để thiết kế.

Hình 4.4. Phối cảnh tạo dáng tủ đứng đựng quần áo

24


Hình 4.5. Hình dáng sơ bộ của tủ.


25


×