Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

TÍNH đặc THÙ TRONG xây DỰNG tác PHẨM điêu KHẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài:

TÍNH ĐẶC THÙ TRONG XÂY DỰNG TÁC PHẨM ĐIÊU
KHẮC

Giảng viên hướng dẫn

(ký, họ tên)

Chủ trì đề tài

(ký, họ tên)

ThS. Phan Thanh Quang

Lê Văn Hà

Huế, tháng 12 năm 2015
1


MỞ ĐẦU

2



1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CUẢ ĐỀ TÀI

Nghiên cứu tính đặc thù trong xây dựng tác phẩm điêu khắc là
nghiên cứu tổng quan tất cả những giá trị thuộc tính đặc thù, trong đó
những vấn đề cốt lõi nhất để hình thành nên thuộc tính của ngành điêu
khắc nói riêng và tạo hình nói chung, để làm sáng tỏ vấn đề trong đề tài
cần nhìn nhận một cách rõ ràng nhất trong mối tương quan giữa đặc thù
của ngành điêu khắc so với các ngành tạo hình khác.
Mỗi tác phẩm điêu khắc có đặc tính riêng từ cách xây dựng chủ đề,
đề tài, không gian, chất liệu, không gian thẩm mỹ, cách hình thành nên tác
phẩm và sự tương tác của tác phẩm với người thưởng lãm.
Đối với điêu khắc tính đặc thù càng rõ hơn khi ngôn ngữ khối chính
là nét riêng, diện mạo của điêu khắc, đây là nét khác biệt so với các ngành
nghệ thuật khác như hội họa, in ấn và các ngành trình diễn khác.
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở sưu tầm các nguồn tư liêu, thông
tin tác phẩm qua các kênh thông tin khác nhau như internet, sách báo, tạp
chí và kết của quá trình được học, tìm tòi trong những năm học vừa qua
của bản thân tại Khoa điêu khắc Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Điêu khắc đã hình thành và phát triển lâu dài nhưng để so sánh những giá trị
riêng, sự khác biệt thì vẫn còn mơ hồ chưa thật sự rõ ràng. Từ đó cách nhìn nhận
môn học có phần chưa đúng mức khi phải học các môn chung như: phân tích tác
phẩm tạo hình, lịch sử tạo hình chung và riêng và những cơ sở lý thuyết cũng
như môi trường học tập khác. Qua đề tài này bản thân mong muốn nêu lên
những nét riêng cơ bản nhằm giúp cho người quản lý hoạt động dạy và người
học thấy được những giá trị riêng, cũng như tác động phần nào đó vào việc biên
soạn giáo trình, giáo án, bài giảng giảng dạy ngành nghề này.


3


Cần có sự nhìn nhận đúng mực của ngành học ở người học, từ đó đúc rút
được những kinh nghiệm và kiến thức riêng trong việc xây dựng tác phẩm điêu
khắc. Đặt ra những vấn đề mang tính trắc nghiệm cao rồi từ đó dần tìm hiểu như
thế nào để đi đến vấn đề đặc thù. Và đặc thù trong điêu khắc có những gì.
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
3.1 Mục tiêu chung
Phát triển nhận thức của người học với việc quan sát, theo dõi việc học,
việc sáng tác của bản thân. Nêu cao tính “đặc thù” trong mọi hoạt động của sáng
tạo, xây dựng tác phẩm, nâng cao sự hiểu biết về trình tự xây dựng tác phẩm
nghệ thuật nói chung và riêng trong lĩnh vực điêu khắc, hướng đến giáo dục
thẩm mỹ và hiểu sâu hơn về điêu khắc.
Đề cao tính riêng trong sáng tạo đối với người học, định hướng cho bản
thân có kiến thức và khả năng sáng tạo nghệ thuật điêu khắc, tạo tiền đề cho việc
phát huy, nâng cao nghề nghiệp, học tập, nghiên cứu lâu dài khi tốt nghiệp
ngành học. Làm sáng tỏ sự khác biệt của ngành học điêu khắc so với các ngành
nghề đào tạo khác.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Nêu những giá trị cốt lõi của việc xây dựng tác phẩm điêu khắc, từ đó điều
chỉnh, đúc rút các giá trị riêng biệt mang tính đặc thù.
Hiểu và phân tích các bước hình thành tác phẩm điêu khắc. Tạo động lực,
thúc đẩy trong việc học tập, sáng tạo nghệ thuật.
Đề cao vai trò, vị trí của ngành học lựa chọn trong đời sống xã hội.
Hướng người học có cách học sao cho có chất lượng, uy tín nghề nghiệp
cao, biết luận giải những vấn đề liên quan đến việc xây dựng tác phẩm mang
tính đặc thù này.
Đề cao tính đặc thù từ nội dung, tư tưởng, yếu tố tạo hình để đi đến giá trị
cuối cùng là: Phân biệt được sự khác nhau giữa điêu khắc và các ngành nghệ

thuật tạo hình khác với yếu tố đặc thù.

4


4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các tác phẩm điêu khắc đã được học và tìm tòi, sáng tác của bản thân.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thực hiện tác phẩm điêu khắc, trong cách trực tiếp
thực hành tại Khoa điêu khắc, trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.
5. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cách tiếp cận
Khảo sát nghiên cứu trực tiếp trên những tác phẩm điêu khắc và bài học
của bản thân và sinh viên trong lớp cũng như sinh viên toàn Khoa.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính là: Từ thực tế qua việc học tập, sáng tác
của bản thân, những tác phẩm của sinh viên, những nghệ sỹ trong và ngoài nước
tổng hợp, so sánh, phân tích, kết hợp với những tài liệu có liên quan vấn đề
nghiên cứu để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu.

5


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1.Tìm hiểu thuật ngữ tính đặc thù:
Đối với mọi lĩnh vực tính đặc thù là cơ sở để so sánh sự khác biệt giữa các ngành
nghề trong xã hội. Đặc thù như thế nào chúng ta phải tìm hiểu, dấng thân mới mang lại
những vấn đề như mong muốn. Vậy đặc thù trong điêu khắc là gì, có sự khác biệt như
thế nào đối với các lĩnh vực, ngành nghề khác.

Nghệ thuật là một ngành có giá trị cao của xã hội, mang tính khởi nguyên, thiết
lập mọi sự hình thành, cấu trúc chung của xã hội từ ý tưởng cho đến các hoạt động
thực tế. Do đó đặc thù được dùng đến như một giá trị riêng biệt, đã được sự chấp thuận
của con người trong mọi xã hội đối với chuyên ngành nghề này. Từ đặc thù như mặc
định khi nói đến nghệ thuật.
Tính đặc thù: chỉ nói đến những cái riêng, cái không thông thường dễ gặp, dễ
nhận thấy, để tìm hiểu rõ đối với thuật ngữ này ta đi tìm cách tiếp cận sao cho phù hợp
và dễ hiểu nhất. Từ đó làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài.
Theo Từ điển tiếng Việt: đối với danh từ, đặc thù - chỉ nét riêng biệt làm cho sự
vật này khác với sự vật cùng loại khác.
Tính từ, có tính chất riêng biệt, khác hẳn với những cái cùng loại.
Đặc thù là tên gọi về cái riêng, tính đặc thù ở mọi diễn biến của hình thái và
phương thức của xã hội. Trong nghệ thuật đặc thù là cái không giống cái khác, không
có tính tương đồng hay lặp lại, nghệ thuật chỉ yếu tố mới, mong muốn hướng đến mục
đích rất chân chính là cái đẹp. Đặc thù thể hiện rõ ở yếu tố so sánh, ở đây ta đi tìm sự
so sánh ở chuyên ngành điêu khắc với các ngành nghề khác như: hội họa, đồ họa, thiết
kế… trong nghệ thuật.
Đối với thế giới tự nhiên đặc thù chính là cây cỏ, sông, núi, nguồn nước… vì sứ
mệnh của nó là vậy khó để có đối tượng khác thay thế hay chia sẻ, đối với xã hội đặc
thù chính là ngành nghề công việc, trong đó mỗi loại đặc thù đều có hai loại, đặc thù
chung và đặc thù riêng.
Đặc thù chung là những điểm giống nhau cơ bản nhất của một nhóm sự vật, sự
việc, hiện tượng nào đó. Như lịch sử của một quốc gia chính là cái chung của những
con người đang sống trong đất nước đó. Đặc thù riêng chính là những điểm khác biệt
nổi bật của một vùng miền, địa phương ẩn chứa trong sự bao trùm của tổng thể đó.
Ngôn ngữ Việt Nam là chung, từng vùng miền, địa phương có những cách phát âm
riêng nhưng vẫn chuyển được thông tin đến người nhận biết và họ hiểu được sự việc,

6



sự vật nào đó khi đối tượng khác diễn đạt. Đối với đặc thù được dùng trong điêu khắc
chính cái riêng trong hệ thống xây dựng một tác phẩm tạo hình điêu khắc, ở đó có sự
khác biệt lớn so với các ngành nghề tạo hình khác khác, sự phát triển và tồn tại của
ngành nghề này chính là yếu tố đặc thù.
Đối tượng nghiên cứu của đặc thù chính là những cái riêng. Việc hình thành một
tác phẩm điêu khắc là sự tổng hòa của các yếu tố, và mỗi yếu tố đó phải có nhiệm vụ
hoàn thành cho cái riêng, hướng đến ý nghĩa tuyệt đối của cái riêng. Và như thế, ta nên
hiểu đặc thù một cách chung nhất là tổng hợp về những cái riêng biệt, hòa lẫn các cái
riêng ấy để hình thành cái riêng cao lớn hơn. Xây dựng tác phẩm điêu khắc bắt đầu từ
nguồn cảm hứng, hình thức, câu chuyện, vật liệu, không gian thẩm mỹ… những thứ
mà tác phẩm chịu ảnh hưởng và tác động nhiều nhất trong tạo hình điêu khắc. Tìm
hiểu cho ta thấy rõ các vấn đề mang yếu tố dây chuyền, xâu chuỗi sự việc một cách
logic, và chỉ có trong tạo hình điêu khắc là nét nổi bật hơn cả.
1.2. Ảnh hưởng tính đặc thù trong việc hình thành và xây dựng tác phẩm điêu khắc.
Đối với chuyên ngành điêu khắc, tính đặc thù thể hiện nổi bật nhất ở nhiều mặt
và mang giá trị cụ thể, từ đó nó có một vai trò quan trọng tác động đến người học,
buộc người học phải hiểu được bản chất ngành học và thúc đẩy việc học tập trong mọi
hoàn cảnh. Bên cạnh đó, tác động đến những vấn đề cốt yếu đối với việc trao đổi, đánh
giá của đội ngũ giảng viên hướng dẫn. Ngoài ra đặc thù còn tác động về mặt tâm lý
đến xã hội, có những suy nghĩ mang tính định kiến khó xóa nhòa khi nghĩ về ngành
điêu khắc. Quay trở lại với thực tế hiện nay, sự giảm mạnh của nội lực hay một yếu tố
ngoại lai mang tính nhất thời, mùa vụ, mà ở đó minh chứng rõ nhất có sức mạnh vô
biên của tính đặc thù. Phải chăng đặc thù mới tồn tại được.
1.2.1. Đặc thù về số lượng sinh viên để tổ chức lớp học:
Mỗi ngành nghề đào đạo luôn đáp ứng nhu cầu về nhân lực lao động cấp bách
đối với xã hội, từ đó gắn liền mục tiêu đào tạo với tính cấp thiết về yêu cầu lao động
mà xã hội đặt ra. Nghệ thuật cũng không nằm ngoài quy luật đó, theo hướng đào tạo
đặc thù nghề nghiệp điêu khắc tạo hình chuyên nghiệp bậc đại học, hệ chính quy đào
tạo trong thời gian 05 năm, số lượng tuyển sinh đầu vào hàng năm là 10 chỉ tiêu (tuyển

sinh đại học năm 2015). Đây chính là con số nói lên tính đặc thù đối với các ngành
nghề đào tạo khác. Ở bậc đại học, đào tạo nhân lực có trình độ cao (cử nhân), đáp ứng

7


mọi nhu cầu mà xã hội cần. Để so sánh việc tạo nguồn nhân lực lao động của chuyên
môn điêu khắc có sự “hạn chế về số lượng” cho thấy việc học tập chuyên ngành này
có những mục đích và ý nghĩa gì mang tính đặc thù như thế nào.
Nhìn sang việc tuyển sinh: Khoa sư phạm Mỹ thuật, Mỹ thuật Ứng dụng, Hội
họa...hàng năm số lượng tuyển sinh trung bình từ 40 đến 50 chỉ tiêu, riêng đặc thù về
ngành Điêu khắc thì số lượng tuyển sinh chỉ 10 chỉ tiêu, ít hơn so với các ngành khác
rất nhiều. Năm 2015 ngành điêu khắc trường Đại học Nghệ thuật đề ra số lượng chỉ
tiêu tuyển sinh là 10 sinh viên tuy nhiên, chỉ có hai sinh viên đăng ký và trúng tuyển
một sinh viên, khác với những chuyên khoa khác, mặc dù chỉ có một sinh viên trúng
tuyển nhưng Nhà trường vẫn quyết định mở lớp đào tạo. Thông qua đó ta có thể thấy
được đặc thù riêng trong việc đào tạo cũng như về số lượng sinh viên của Khoa điêu
khắc hiện nay.
1.2.2. Dụng cụ, trang thiết bị học tập:
Đặc thù rõ nhất đối với chuyên môn điêu khắc là trang thiết bị, dụng cụ học tập
như: bàn xoay tượng tròn, giá phù điêu, bảng đất và các dụng cụ hỗ trợ khác từ dao sắt
các kích cỡ lớn nhỏ, dao tre…Về không gian sử dụng học tập cá nhân cho một sinh
viên điêu khắc cần không gian để thực hiện bài học và trưng dụng dụng cụ, thiết bị,
phục vụ bài học là khoảng 9 m2/ 1 sinh viên. Chúng ta lấy căn cứ vào điều kiện khoảng
cách trường nhìn (khoảng cách người đứng nhìn thấy tốt một tác phẩm) thấy tốt phải
bằng ba độ cao của của tác phẩm, chiều cao tác phẩm hay bài học là 1m, độ lùi của
không gian là 3m, lấy bài học làm tâm của hình tròn. Từ đó cho ta thấy được hình tròn
đó có bán kính là 3m. Bố trí bài học như hiện nay bài nghiên cứu cao từ 1m đến 1,2m
chưa kể độ cao của bàn xoay (kế hoạch giảng dạy đã niêm yết tại Khoa điêu khắc năm
2015). Từ đó một phòng học của sinh viên điêu khắc sẽ khác đối với phòng học của

những ngành học khác là rộng và thoáng, đó chính là nét đặc thù cơ bản và đặc trưng
nhất đối với bố trí không gian học tập so với các ngành học khác trong Nhà trường
hiện nay. Đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân và các thế hệ đi trước. Từ đó chúng
ta thấy tầm quan trọng của trường nhìn mà kết quả là: tượng chúng ta chỉ dừng ở cấp
độ vừa phải từ 5 đến 10m thì đã co vai, rút cổ do yếu tố trường nhìn hạn chế của quy
luật viễn cận trong không gian và cách phóng hình đối với tác giả. Chúng ta có thể so

8


sánh với những tác phẩm cao lớn hơn nhiều nhưng trường nhìn không hạn chế dẫn đến
hình dáng không bị biến dạng.
Dụng cụ, vật liệu dùng trong bài học của sinh viên điêu khắc do mỗi cá nhân tự
mua sắm và bảo quản, nên phải gìn giữ những vật dụng, dụng cụ học tập. Những dụng
cụ điêu khắc của từng cá nhân tự tạo ra như: dao nặn, nạo đất nhiều kích cỡ tự chế tạo
sao cho sử dụng một cách khéo léo, thuần thục, đây là yếu tố hoàn toàn chủ quan của
người sử dụng vì thói quen qua việc thực hành hàng ngày.
Dụng cụ gồm: bàn xoay, bộ dao nặn có các dạng khác nhau, dùi đập đất, compa.
+ Bàn xoay: Có từ 3 hoặc 4 chân, cao khoảng 1m (tùy theo người sử dụng),
chiều rộng khoảng 40cm đến 80cm và mặt bàn này có thể xoay tròn được quanh một
trục chính giữa bàn xoay, để khi nặn tượng dễ kiểm tra các chiều hướng trong bài học,
nếu được quan sát thấy các thao tác trong thực hành mới nhận biết được việc thực
hành một bài học hay tác phẩm điêu khắc đòi hỏi nhiều cơ quan vận động cùng một
lúc. Người học ngoài việc suy nghĩ phải có sức khỏe tốt.
+ Dao nặn: Thường có nhiều loại khác nhau tuỳ theo mỗi chức năng công việc
mà chúng có kích thước dài hoặc ngắn, chất liệu thường dùng để làm dao như: làm
bằng gỗ, tre tốt hay kim loại. Dùng để giải quyết và làm đẹp khối tổng thể đến khối bộ
phận, chi tiết nhỏ và có thể diễn tả được chất trơn nhẵn hay thô ráp của khối điêu khắc.
Tùy sở thích và công việc mỗi người mà tự tạo ra những kiểu dao nặn khác nhau.
+ Dùi đập đất: làm theo khối vuông dài, dùng để đập, ép đất trong lúc thực hành

và tạo các mảng khối trên tượng, tuy đơn giản nhưng dụng cụ này mang lại hiểu quả
tốt.
+ Compa: Làm bằng kim loại hoặc gỗ, dùng để đo kích thước từ mẫu tượng thật
sang bài nặn đang thực hành, có tác dụng giống như que đo trong vẽ hội họa. Compa
là vật để kiểm tra chuẩn xác nhất đối với công việc thực hành của sinh viên vấn đề xác
định tỷ lệ chung và riêng trong bài học.
+ Dây dọi: Là vật để đo, dọi, kiểm tra trọng tâm, trọng lực, trục, các chiều theo
phương thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang.
+ Nilon: Dùng để ủ đất trước khi nặn cũng như ủ bài cho khỏi bị khô sau mỗi
ngày thực hành bài. Để đảm bảo độ ẩm trong lúc làm bài, nước luôn có sẵn để tưới lên
bài, nilon luôn đảm bảo độ kín, đây là động lực và tạo xúc cảm khi thực hành đối với
chất liệu đất sét trong điêu khắc. Sau mỗi buổi, ngày thực hành cho một ít nước vào

9


bài rồi ủ kín bằng nilon để giữ ẩm, nếu không ủ đất sẽ bị khô cứng rất khó để tiếp tục
nặn ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả trên bài.
+ Thạch cao: Là một chất liệu để làm khuôn tượng, chất liệu trung gian trong
điêu khắc, dùng thạch cao với lượng nước phù hợp sao cho chất liệu này khô cứng
không vụn vỡ. Thông thường để gia cố thạch cao tốt nhất dùng sợi đay hoặc bao bố và
một số tre, gỗ để gia cố khi đúc khuôn và đúc tượng với chất liệu trung gian thạch cao.
- Những vật liệu tưởng chừng đơn giản ấy nhưng có tác dụng rất lớn đến việc
thành công trong bài học mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Chúng ta không tuân thủ hoặc
thờ ơ sẽ khó thực hiện đúng ý đồ và tiến độ trong bài học cũng như tác phẩm sáng tạo
điêu khắc.
1.2.3. Môi trường học tập:
Môi trường học tập thực tại của sinh viên điêu khắc là sự hỗn hợp của nhiều chất
liệu, mùi, và tạp âm thanh. Âm thanh của môn học gò kim loại, đục đá, đục gỗ...đổ
khuôn nhựa, thạch cao... Chính vì thế cách bố trí phòng học, phòng thực hành của điêu

khắc phải riêng biệt, độc lập với phòng học của các ngành khác nhằm hạn chế những
vấn đề đó. Cách tổ chức, phân công lao động, dọn dẹp phòng học, lớp học sau mỗi bài
học cũng được Khoa và tất cả các sinh viên chú trọng, vì vấn đề rác từ bài học của sinh
viên mang yếu tố đặc thù khó phân hủy như đá, gỗ, nhựa, thạch cao, gây độc hại như
sợi thủy tinh, axit làm nhẵn bề mặt của đá, bụi máy mài nhựa, mài gỗ…tất cả những
yếu tố đó rất đặc thù, thường trực đe dọa sức khỏe con người nên luôn phải đề cao
trong việc gìn giữ vệ sinh không gian học tập. Khi người học ý thức được vấn đề đó,
sẽ tạo cho việc học không cảm thấy khó khăn, nhằm mục đích xây dựng một môi
trường học tập nghiêm túc, sạch đẹp, thông thoáng và hợp vệ sinh nhằm mang lại kết
quả tốt đẹp cho việc học.
Những giá trị về đặc thù vừa nêu như: số lượng sinh viên để tổ chức lớp học,
dụng cụ, trang thiết bị đã tác động nhiều đến môi trường học tập, môi trường ít sinh
viên sẽ tạo nên không khí học tập riêng phù hợp cho việc nghiên cứu sâu các bài học
nghiên cứu và thuận lợi cho việc thực hành cho các bài chuyên khoa chất liệu. Ngoài
ra việc ít sinh viên còn tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, sự đoàn kết
giữa các sinh viên các lớp trong một Khoa, điều đó đã góp phần cho việc dễ dàng trao
đổi các thông tin cũng như nội dung kiến thức bài học. Tác động tích cực đến việc học
của sinh viên hiện nay.

10


1.2.4. Kết quả học tập:
Kết quả học tập có sự liên hệ mật thiết với số lượng sinh viên, phản ảnh vấn đề
đặc thù như tỷ lệ phần trăm học sinh giỏi, khá, trung bình. Nếu lớp học được tổ chức
nhiều sinh viên, việc đánh giá khá dễ cho mỗi tỷ lệ ấy nhưng lớp ít sinh viên việc đánh
giá như thế nào sẽ gặp khó khăn để sắp xếp phân loại khi đánh giá, kết quả học tập
được xét dựa trên sự đánh gia thông qua quá trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh
viên. Vai trò đánh giá của người hướng dẫn rất cao nay lại quan trong hơn do vấn đề ít
sinh viên như hiện nay.

1.2.5. Ngành nghề đặc thù, phục vụ trong đời sống xã hội:
Vai trò của chuyên môn điêu khắc rất lớn đối với ngành nghề chung của xã hội,
xã hội càng phát triển thì những công việc của điêu khắc càng phát triển theo, nghệ
thuật đã là đặc thù nhưng chuyên môn điêu khắc lại càng đặc thù hơn. Sinh viên điêu
khắc ra trường đóng góp nhân lực cho xã hội tạm chia thành năm nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Thông qua việc học tập đại học điêu khắc đạt chuẩn về xếp loại
và có các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ khác được hợp đồng công tác, giảng dạy từ
trình độ đại học chuyên ngành cho đến trung học cơ sở và tiểu học ở các trường đào
tạo chuyên môn. Ở nhóm này, người làm công tác chuyên môn điêu khắc có hai tư
cách về nghề nghiệp đó là: thầy, cô giáo giảng dạy mỹ thuật và nghệ sỹ sáng tạo.
Nhóm thứ hai: Có khả chuyên môn tốt, phù hợp với công việc kinh doanh và phát
triển nghề nghiệp mở các xưởng điêu khắc, phục vụ cho xã hội các công trình lớn nhỏ
về tạo hình điêu khắc. Nhóm này người làm công tác chuyên môn điêu khắc có hai tư
cách về nghề nghiệp đó là chủ xưởng, chủ doanh nghiệp và nghệ sỹ sáng tạo.
Nhóm thứ ba: Là người có chuyên môn làm công cho các xưởng, các doanh nghiệp
có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội đúng với luật phát về sử dụng lao động
của Nhà nước ban hành. Nhóm này người làm công tác chuyên môn điêu khắc chỉ có một
công việc làm theo hợp đồng và sự chỉ đạo của chủ xưởng, chủ doanh nghiệp.
Nhóm thứ tư: Là người làm chuyên môn tự thân kết nối các hợp đồng với xã hội,
làm công cho các xưởng, các doanh nghiệp có hợp đồng lao động mang tính thời vụ và
bên cạnh kèm theo việc sáng tác - tác phẩm được xem như người nghệ sỹ tự do.
Nhóm thứ năm: Ra trường có trình độ đạt chuẩn sau đó gắn bó với các công việc đã
định hướng trước, chuyên ngành điêu khắc chỉ hỗ trợ phần nào đó cho công việc của họ.
Qua tạm kết năm nhóm như trên, có thể nói việc đào tạo và việc học chuyên môn
điêu khắc sau khi ra trường đáp ứng sản phẩm lao động đa dạng và phong phú, có thể
thực hiện mọi công việc mà xã hội có nhu cầu. Không thụ động trước mọi hoàn cảnh
11


sống, tự tìm kiếm công việc phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh xã hội hiện nay, phải

chăng đây chính là nét riêng, nét đặc thù của đào tạo nhân lực điêu khắc so với các
chuyên ngành đào tạo khác.
Đối với người học công việc thực tế đã chứng minh như vậy, tạo cho họ những suy
nghĩ, quan sát và thấy rõ vấn đề về tương lai sẽ tác động tích cực đến người học, từ đó ảnh
hưởng đến việc hình thành cách học, cách sáng tác trong cá nhân họ, tạo ra cái nhìn tích
cực hơn trong việc học tập và sáng tác. Những giá trị đa năng đó, cộng với sự phát triển
khá mạnh của nghệ thuật điêu khắc, hứa hẹn những bước phát triển kế tiếp khi mà sự áp
đảo của không gian kiến trúc, của đô thị lên toàn bộ đời sống thẩm mỹ của con người.
Trong đời sống ngày nay do nhu cầu thẩm mỹ mà con người ngày càng cần đến những tác
phẩm tượng, phù điêu nhiều hơn, để dùng làm trang trí trong nhà, ở công sở, khách sạn...
hay ở những nơi công cộng như vườn hoa, công viên, quảng trường...
Các tác phẩm điêu khắc như là điểm nhấn, điểm hội tụ, làm đẹp môi trường cảnh
quan là "Tài nguyên du lịch". Tác phẩm điêu khắc không chỉ đẹp trong phòng trưng
bày, triển lãm mà còn có giá trị vĩnh cửu với thời gian khi tác phẩm bám sát thực tế,
phục vụ đời sống tinh thần của con người.
Ngoài ra các tác phẩm điêu khắc còn là những phương tiện chuyển tải thông điệp
của cuộc sống xã hội đến với con người, một số đó phản ánh những mặt trái, những
khía cạnh xấu để chúng ta thấy và có thể nhìn nhận, sửa đổi chúng theo hướng tích cực
hơn. Đó là nét khái quát cao trong việc khẳng định tính đặc thù của điêu khắc đối với
đời sống con người đương đại. Công việc sau khi ra trường rộng khắp, nhiều mảng mà
xã hội đang cần, tỷ lệ có việc làm cao phần nào phản ảnh đúng giá trị đặc thù của đào
tạo ngành nghề điêu khắc và những yêu cầu sản phẩm khá riêng biệt của xã hội, chỉ
đặc thù, không đồng nhất và khó thay thế đó là những giá trị đích thực nhất của đội
ngũ nhân lực và tác phẩm điêu khắc.

12


Hình ảnh doanh nghiệp tạo hình điêu khắc của cựu sinh viên Khoa điêu khắc
Trần Đình Vũ (khóa 28). Tại Đường Minh Mạng, phường Thủy Bằng, Thành Phố Huế,

Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nguồn: Hình ảnh sưu tầm phục vụ nghiên cứu đề tài
Nơi đã sản xuất, thiết kế nhiều tác phẩm điêu khắc, tạo nhiều cơ hội để sinh viên
có được kinh nghiệm thông qua thực hành tại doanh nghiệp này. Cũng là nơi tạo công
việc cho các sinh viên mới ra trường có thu nhập và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Hình ảnh Công ty MTV Thương Mại và Mỹ Thuật Cố Đô
Cựu sinh viên Khoa điêu khắc – Phan Thanh Hùng, khóa 27
Tại 206, đường Phạm Văn Đồng, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn: Hình ảnh sưu tầm phục vụ nghiên cứu đề tài
CHƯƠNG II.
NHỮNG ĐẶC THÙ CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC
Trong mỗi loại hình nghệ thuật như Sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật…mỗi ngành
nghề đều có tính đặc thù riêng. Đặt trong một ngôi nhà chung đó là nghệ thuật thì phía
bên trong đó có những cái riêng để cấu thành ngôi nhà chung ấy, mỗi thể loại bên

13


trong ngôi nhà đều phục vụ một chức năng, yêu cầu nhất định mà không ảnh hưởng
đến diện mạo hoặc tên gọi chung.
Dưới góc độ tạo hình ta đi tìm sự khác biệt của điêu khắc với ngành nghề đào tạo
khác như hội họa, in ấn, thiết kế… Và điêu khắc có những cái riêng, cái đặt thù gì khi
xây dựng tác phẩm. Những vấn đề vừa nêu ở chương thứ nhất nói đến giá trị mang
tính tổng quan, yếu tố hình thành nên những gía trị đặc thù, trong chương này chúng
tôi nêu rõ những cái trực tiếp tác động đến tác phẩm, nhằm khẳng định giá trị riêng,
giá trị đặc thù góp phần xây dựng nên tác phẩm, với mong muốn đi đến cái đích là tính
hợp lý và thẩm mỹ thông qua nghiên cứu tính đặc thù.
2.1. Đặc thù về chiều không gian trong tác phẩm
Đối với điêu khắc đặc thù so với các ngành tạo hình khác chính là khối, mảng

đường nét, màu sắc…Ngôn ngữ của điêu khắc chính là mảng, khối, đường nét, màu
sắc thể hiện trong hai học phần chính tượng tròn và phù điêu.
Tượng tròn chịu ảnh hưởng trong không gian ba chiều đó là chiều dài, chiều rộng
và chiều sâu. Tác phẩm tượng tròn của điêu khắc chịu tác động của không gian rộng lớn
với đa hướng nhìn, do đó, ta quan sát một tác phẩm điêu khắc phải chú ý đến đa hướng
nhìn, cách xử lý không gian chung quanh tác phẩm. Mỗi hướng nhìn cần có sự thay đổi
về khối, hình, từ đó làm nên điều đặc biệt và đa dạng của điêu khắc. Tác phẩm điêu khắc
chịu tác động rất lớn về ánh sáng và chúng ta đã biết ánh sáng chính là nguyên nhân tạo
nên khối, ánh sáng có thể chi phối và triệt tiêu được khối - đặt dưới góc độ thị giác (cái
nhìn thấy được). Nếu khối mà không có ánh sáng thì khối đó sẽ bị triệt tiêu, và khối đó
chịu ánh sáng quá lớn thì khối sẽ bị biến dạng. Vậy khối chính là ánh sáng hay nói cách
khác, để có một khối đẹp khối đó phải cậy nhờ vào ánh sáng phù hợp.
Ánh sáng trong điêu khắc chịu tác động của ánh sáng thiên nhiên (ánh sáng trời)
và ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của đèn điện). Chịu tác động của ánh sáng thiên nhiên
đối với các thể loại như tượng đài, tượng quảng trường, tượng công viên, tượng khuôn
viên và tượng vườn. Thể loại này mang những đề tài lớn, dấu ấn lịch sử xã hội cũng
như các đề tài nhuốm màu cuộc sống thi vị, đắm mình trong dòng nghệ thuật tạo hình
hoành tráng, nhân vật lịch sử và trang trí đơn thuần.
Ánh sáng nhân tạo đối với thể loại tượng trong nhà tác động đến việc trượng
trang trí trong không gian hẹp như tượng chân dung, mô đun khối, tượng salon với
kích thước nhỏ, vừa phải và phù hợp. Do đặc thù về không gian nên việc sử dụng khối

14


cũng tùy thuộc vào thể loại tượng để áp dụng ngôn ngữ khối sao cho phù hợp mang lại
thẩm mỹ cao.
Phù điêu trong điêu khắc cũng như tranh trong tạo hình của hội họa có các yếu tố
tương đồng. Phù điêu chịu tác động của không gian hai chiều, chiều dài và chiều rộng,
chiều sâu chính là chân không gian - tương đồng với hội họa chính là chiều ước lệ thứ ba

(chiều ảo).
Phù điêu có hai dạng, phù điêu cao và phù điêu thấp. Phù điêu cao là dạng phù
điêu có cách thức thể hiện như tượng tròn nhưng hạn chế về không gian chiều sâu nên
vẫn gọi là phù điêu cao. Phù điêu cao thường áp dụng việc trang trí đầu trụ, phù điêu
hoành tráng trong trang trí, kiến trúc thời phục hưng và nhiều công trình trang trí ngoài
-

trời khác hiện nay.
Tác phẩm phù điêu cao

-

Tác phẩm: Vũ khúc, đá trắng, 250x120x80 cm. Mao Mon, Campuchia.
Nguồn: Trại sáng tác điêu khắc quốc tế“Ấn tượng Huế 2002”
Phù điêu thấp - thể loại gò đồng

15


Hình ảnh bài học gò đồng của sinh viên Đinh Văn Luật, khóa 31
Nguồn: Bài thi chất liệu gò đồng học kỳ I, (2012) tại Khoa điêu khắc.
Phù điêu thấp là phù điêu có dạng tỷ lệ lớp được rút gọn theo chân không gian,
áp dụng trong phù điêu nghiên cứu và sáng tác trên mọi chất liệu. Chân không gian
chính là mẫu số chung của việc thu ngắn tỷ lệ trong phù điêu. Nghệ thuật tạo hình hiện
đại trong hội họa dùng những chất đắp nổi cao như phù điêu nhằm làm tăng lớp trên
bề mặt nhưng không phải gọi là phù điêu chỉ có thể gọi là tranh đắp. Đặc thù của phù
điêu là lớp và tỷ lệ của các lớp ngoài việc xây dựng hình tượng, dáng, tỷ lệ… thì lớp là
ngôn ngữ chính, yếu tố tạo nên phong cách riêng của phù điêu.
Lớp thường chia thành ba lớp cơ bản, lớp cao, lớp trung gian và lớp thấp, ba lớp
này phải có tính liên kết với nhau. Mỗi lớp có sự liên hệ mật thiết với chân không gian

và cách biến tấu chân không gian như thế nào để mang lại hiệu quả cao đó chính là cái
hay, cái riêng đối với điêu khắc thể loại phù điêu.
Tóm lại mọi vật thể đều tồn tại ở dạng chiếm chỗ trong không gian nhất định.
Điêu khắc là nghệ thuật của khối, nó gây được cảm giác thẩm mỹ khi tồn tại trong một
không gian nghệ thuật do người nghệ sỹ tạo ra, ở đây chính là sự khác biệt của đồ vật
và tác phẩm điêu khắc, giữa khối, mô đun và hòn đá, khối đất vô tri. Cũng là vật chiếm
chỗ trong không gian nhưng tác phẩm điêu khắc có sự tương tác, chi phối và yếu tố cải
tạo môi trường thẩm mỹ đi đến môi trường thẩm mỹ quanh tác phẩm. Vấn đề này là
16


then chốt, mang giá trị duy nhất, tính đặc thù cao của tác phẩm điêu khắc đối với
không gian. Khối vừa là vật thể hiện hữu trong không gian, chứa trong mình nó cả
những khoảng âm, khoảng lõm, và cả khoảng trống (khoảng trống chính là triệt tiêu
của khoảng âm). Người làm điêu khắc xử lý sự đan xen giữa khối âm - khối dương, lồi
- lõm chính là đi tìm sự đồng hành của việc sáng tạo mang tính đặc thù cao. Việc tìm
hiểu về đặc thù trong không gian tác phẩm điêu khắc là một vấn đề rất thiết thực cho
người học và làm điêu khắc, vì nó xuất hiện đồng thời với ý tưởng hình thành, quá
trình thực hành, khai thác hiệu quả khi dàn dựng tác phẩm.
2.2. Đặc thù về chất liệu
Sự đa dạng chất liệu trong điêu khắc, là yếu tố riêng biệt và sự cơ động với đời
sống vật chất, tinh thần trong xã hội. Điêu khắc chia thành hai mảng chất liệu rõ rệt
sau:
Chất liệu trung gian như thạch cao, xi măng, nhựa tổng hợp (composite) từ đó
chuyển sang chất liệu bền vững như đá, gỗ, kim loại.
Chất liệu chính thống như: đất nung, gỗ, đá, đồng, sắt, thép... là những chất liệu
chuyên được sử dụng làm chất liệu chính trong điêu khắc, tính đặc thù của chất liệu
mang một giá trị về biểu cảm riêng, ngôn ngữ riêng có giá trị của cái đẹp tự thân và
người làm công tác tạo hình biết trân trọng và khơi dậy vẻ đẹp tiềm thức ấy. Sự tương
tác có giá trị bổ trợ giữa giá trị vật liệu và con người. Vật liệu điêu khắc có những khó

khăn nhất định như đá, gỗ, gốm với độ cứng, nặng nhọc và qua nhiều công đoạn của
kỹ thuật. Phải có khoảng lùi của thời gian dành cho sự thao tác, thực hành trên chất
liệu tác phẩm. Cần có sự đam mê của quá trình lao động sáng tạo vất vả của các Nhà
điêu khắc khi đó mới mong có được một tác phẩm quý giá hình thành giới thiệu đến
người thưởng lãm.
Với người thưởng thức tác phẩm điêu khắc khi nhìn ngắm, chiêm ngưỡng những
tác phẩm có sự khác biệt rõ với các tác phẩm của loại hình khác là yếu tố chất liệu:
Người xem khó có thể cưỡng lại với mong muốn được sờ vào chúng để có thể cảm
nhận được nhiều hơn sự hấp dẫn của chất liệu qua việc tiêu hóa của thị giác mà muốn
vận dụng tối đa của năm giác quan chân thật, đó là giá trị riêng của chất liệu tương tác
mạnh đối với công chúng, người thưởng ngoạn.
Chất liệu điêu khắc không chỉ gây ấn tượng cho người xem bởi màu sắc đặc tính
vật lý – hóa học thuần túy. Nó còn tạo nên sự say mê sâu lắng trong lòng người xem

17


bằng yếu tố biểu cảm độc đáo riêng cuả từng chất liệu. Đó chính là tinh thần, cái hồn
của chất liệu, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm điêu khắc. Sư
tương quan mật thiết giữa chất liệu - tác phẩm, chúng ta thường hay nghe đến cụm từ “
không có chất liệu thì không có điêu khắc” như một “chân lý” của nghệ thuật tạo hình
điêu khắc.
a. Chất liệu đá:

Đá là một loại chất liệu cứng, bền vững, cổ xưa nhất, có nhiều màu sắc được
dùng nhiều trong chất liệu của điêu khắc, người Nguyên thủy đã dùng nó để làm các
vật dụng như lưỡi dao cho đến những pho tượng đầu tiên trong các hang động. Điêu
khắc hiện đại, chất liệu đá chịu được tác động với không gian tượng trong nhà hoặc
ngoài trời, nhưng thích hợp với tượng ngoài trời với các chủ đề lớn, đa dạng về kích
thước. Bề mặt đá mang lại tính biểu cảm cao, có độ cứng và phù hợp cho việc tạo chất

thô ráp hay bóng nhẵn. Đá thường dùng như đá granit, đá cẩm thạch và đá xám. Chất
liệu này phù hợp với không gian ngoài trời do độ bền cao, hòa quyện với không gian
chính là nét nổi bật của đá. Khai thác chất liệu đá dễ đưa người sáng tác đến với nhiều
thể loại chủ đề và cách diễn đạt khối, bên cạnh đó, đá là chất liệu cần có các phương
tiện máy móc hỗ trợ nhiều nhất. Cần có sức khỏe tốt để thực hành chất liệu này, Mỗi
yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định với việc hình thành tác phẩm, đá là một chất liệu có
được tính đặc thù rõ rệt từ cấu trúc chất liệu, cảm xúc và hỗ trợ tích cực của công nghệ
để giải quyết vấn đề thẩm mỹ đối với tác phẩm trong chất liệu này.

18


Hình ảnh bài học chất liệu đá
Sinh viên Đinh Văn Lượng, Khóa 36, (2015)
Nguồn: Bài học kỳ II, chất liệu đá năm học 2014 – 2015 tại Khoa điêu khắc.
b. Chất liệu kim loại:

Đối với chất liệu này ở bộ môn đồ họa vẫn có in kẽm…Nhưng trong điêu khắc
có những tính năng đặc thù riêng; dùng để gò, hàn, đúc, liên kết mảng lớn, nhỏ. Chất
liệu kim loại ta thường nhắc đến các chất liệu như: đồng, nhôm, inox, sắt, kẽm… có từ
môi trường đời sống công nghiệp hiện đại, có chỗ đứng và vị thế cao trong vấn đề sử
dụng chất liệu trong nghệ thuật tạo hình nói chung và điêu khắc nói riêng. Trong nghệ
thuật tạo hình, chất liệu này được sử dụng rộng rãi và đa dạng với nhiều loại hình nghệ
thuật và nhiều phương pháp kỹ thuật đặt ra đối với chất liệu này. Kim loại có thể đúc,
gò, hàn, liên kết bằng vít, hoặc kết hợp giữa chất liệu này với chất liệu khác…Mặt
mạnh là do có tính chất dễ liên kết nên khối thể hiện trong chất liệu kim loại rất phong
phú đa đạng, khả dụng cho tất cả các loại hình từ tượng tròn cho đến phù điêu.
Kim loại là một trong những chất liệu trang nhã, có tính đột biến cao do sự thay
đổi về màu sắc như: nhiệt lượng, sơn được màu trên bề mặt, kết hợp đa chất, dùng để
làm tác phẩm điêu khắc tốt nhất. Tính chuyên nghiệp trong tạo hình của chất liệu cho

ta khả năng thực hiện từ những bố cục mảnh khảnh và tinh vi, đến các chi tiết bất kì

19


của hình khối lớn, nhỏ khác nhau. Kim loại cho ta giải quyết được một cách hoàn hảo
trong tạo hình trong điêu khắc. Cùng một lúc, nó là chất liệu tạo hình tổng hợp có
phạm vi sử dụng rất rộng. Bề mặt của kim loại có tính chất trang trí với độ phong phú
của các chủng loại, gam màu, sắc độ kết hợp với vai trò của ánh sáng, cách tạo chất.
Kim loại là vật liệu ưa thích của nhiều Nhà điêu khắc bởi tính chất dễ uốn nắn, vì vậy
không quá ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều tác phẩm điêu khắc đầy sáng tạo được
chế tác từ kim loại.
c. Chất liệu gỗ:

Gỗ là chất liệu truyền thống trong chuyên ngành điêu khắc, gỗ có từ thiên nhiên,
một trong những chất liệu thuộc nhóm chất liệu bền vững, dễ thao tác, có màu sắc đa
dạng, hoa vân đẹp, tự nhiên, vận chuyển thuận lợi chính vì thế gỗ là chất liệu rất được
chú trọng và quan tâm trong quá trình thực hiện các tác phẩm điêu khắc, một tác phẩm
điêu khắc được làm từ gỗ luôn mang trong mình nét sống động, tình cảm riêng biệt.
Đặc điểm của chất liệu gỗ trong ngôn ngữ điêu khắc luôn có tính đặc trưng riêng, khác
với chất liệu gỗ trong các nghành nghề công nghiệp khác. Gỗ dễ dàng thực hiện những
đường nét, mảng, khối mang âm hưởng nghệ thuật của cá nhân qua các thao tác đơn
thuần đến phức tạp. Người sáng tác thổi hồn vào trong đó, tạo cho nó từ một vật chất
thông thường trở nên có sức sống và hình thành một tác phẩm nghệ thuật, đưa sự gần
gũi trong thiên nhiên đến với con người.
d. Chất liệu đất nung:
Chất liệu đất nung là chất liệu truyền thống trong điêu khắc, chất liệu dễ chuyển tinh
thần, tính dân tộc vào trong tác phẩm, đối với chất liệu này yếu tố bất ngờ là giá trị cốt lõi
nhất do quá trình nung đất với nhiệt độ phù hợp sẽ đem đến màu sắc độc đáo và thi vị. Để
thực hiện chúng quá trình chuẩn bị đất, hình thành tác phẩm, độ khô ráo của chất liệu đất

khi xây dựng trong tác phẩm và thời gian cần thiết để đất khô, nhiệt độ nung là một tiến
trình dài lâu mà phải thật sự quán xuyến triệt để mới mang lại kết quả như ý.
Thực hiện tác phẩm bằng chất liệu đất nung thông qua chất liệu trung gian đúc
khuôn thạch cao, hoặc xây dựng trực tiếp tùy trường hợp và khả năng của người học.
Tiến hành thực hiện tác phẩm bằng chất liệu đất nung theo quy trình kỹ thuật đối với
chất liệu này. Xây dựng tác phẩm, phơi khô tác phẩm, tránh phơi đất ở ánh nắng trực tiếp
cho tới khi đất khô ráo, mới phơi ở ngoài nắng đến lúc đất nung đổi màu so với ban đầu

20


(thông thường màu trắng hơn), sau đó đem vào nung, nung nhiệt độ từ thấp đến cao trong
một thời gian, vấn đề này tùy thuộc vào kích thước tác phẩm và chất liệu đất. Tính chất
của đất sẽ quyết định mọi hoạt động xây dựng tác phẩm đối với thể liệu này.
2.3. Đặc thù về không gian môi trường thẩm mỹ:
Tác phẩm điêu khắc có sự khác biệt đối các tác phẩm tạo hình khác về không
gian môi trường thẩm mỹ trong đó các yếu tố điều kiện tự nhiên, thời tiết (nắng, mưa,
cây côi, núi, đồi…). Ngày nay, nghệ thuật hạn chế phân biệt giữa ngành này, hay
ngành học khác mà thay vào đó là nghệ thuật thị giác nói chung và các ngành tạo hình
như điêu khắc hay hội họa nói riêng, cũng chỉ nói đến chuyên môn đặc thù. Đào tạo
chia ra hai mảng chuyên môn: học phần chung và học phần riêng. Học phần chung
như các môn nặng về lý thuyết như: phê bình, lý luận, đánh giá, nâng cao. Học phần
riêng như các môn cơ bản điêu khắc làm tượng, hội họa vẽ tranh, đồ họa in ấn, video
art thì làm việc trên máy tính (computer)…Nhưng không gian thẩm mỹ của điêu khắc
lại đặc trưng ở chỗ chính sự chia sẻ, lan tỏa của tác phẩm, không gian và cảnh quan
môi trường mà ở đó gọi chung là môi trường thẩm mỹ. Ngành hội họa có không gian
trong tranh, không gian của ánh sáng, khoảng tối, sáng, nhịp của không gian cùng với
nhịp của hình thức thể hiện, qua tìm hiểu cơ bản để có sự so sánh tương quan hay khác
biệt giữa hai ngành tạo hình đặc thù này.
2.3.1. Không gian thẩm mỹ trong hội họa:

Trong hội họa chịu tác động không gian hai chiều, chiều thứ ba mang tính ảo,
chính vì vậy tùy theo hiệu ứng thị giác mà chúng ta có thể đặt tác phẩm gần hay xa
mắt người sẽ có chiều cao khác nhau, và đặt ở những vị trí phù hợp hài hòa góp phần
tôn thêm vẽ đẹp cho bức tranh. Đặt ở vị trí lý tưởng để sự nhìn ngắm có thể thấy rõ
được những mảng màu hiện ẩn với nét đan xen của tác phẩm.
Chẳng hạn như trong một số những bức tranh vẽ người cùng với thần thánh ở
những tác phẩm Phục Hưng, vị trí của thần thánh được họa sĩ qui định rất phù hợp,
thường nằm ở dưới, hoặc hai bên nhưng cũng ở phía dưới, để hòa hợp với những
người còn lại đó là cách tạo không gian chung bằng sự liên kết giữa màu, nét và sự
liên tưởng của tình cảm.
Một số tranh lại ghép nối góc nhìn từ nhiều cách khác nhau vào cùng một mặt
phẳng trên tranh.

21


Nói chung, để xác định không gian trên tranh, người xem có thể tự đặt cho mình
câu hỏi xem mình có quan hệ như thế nào về chiều không gian, và không gian đó nhỏ
hơn, hay lớn hơn so với góc nhìn thông thường. Những ý tưởng sau đây có thể giúp
thêm để lý giải vấn đề không gian trong tác phẩm hội họa và suy nghĩ khác với không
gian tác phẩm điêu khắc: “…cảm nhận qua đường nét, sáng tối, màu sắc là những nét
đặc thù của hội họa. Chúng phối hợp hữu cơ với nhau trong tác phẩm, tạo nên nhịp
điệu, tác động vào tiềm thức người xem, làm người xem thông cảm được hình tượng
tạo hình mà tác giả muốn mang lại, chính chúng là các yếu tố mang lại cảm giác khối
trong ánh sáng tạo không gian trong tác phẩm (ngôn ngữ đặc thù của hội họa)” [Trần
Hữu Trí, Không gian trong hình họa, tạp chí mỹ thuật Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh số 5-6 tr 54]. Như vậy, cái không gian ấy là không gian “ cảm giác” của
người họa sỹ, không gian của lý tính, diễn giải bằng cảm xúc thông qua ngôn ngữ của
màu sắc, hình thể.
Tác phẩm điêu khắc chịu không gian đặc thù riêng, dưới tác động của ánh sáng

thực, có nhiều cung bậc sáng - tỏ của tự nhiên. Mỗi khoảng không gian và thời gian
này tác động đến tác phẩm, thông qua cảm nhận của người thưởng lãm những cung
bậc cảm xúc khác nhau, đó là điều khó tránh khỏi vì tính chân thực mang bản chất con
người - khi quan sát mọi vật. Ánh sáng - tác nhân chính gây nên khối, tác phẩm điêu
khắc còn chứa đựng ánh sáng trong khối (đối với khối âm, khối có lớp cao, thấp rõ
ràng) và lan tỏa ánh sáng đối với sự triệt tiêu của khối âm là khối rỗng, được chia
không gian theo hình tròn quanh tác phẩm, đa hướng nhìn.
2.3.2. Không gian thẩm mỹ trong điêu khắc:
Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật tạo hình riêng biệt và có tính độc đáo cao.
Khác với hội họa, điêu khắc diễn tả không gian ba chiều trên một mặt phẳng, được thể
hiện bằng hình khối cụ thể trong một không gian nhiều chiều với ánh sáng tự nhiên và
ánh sáng nhân tạo.
Nói đến Điêu khắc là nói đến sự gắn kết giữa tác phẩm (tượng, phù điêu) và
không gian xung quanh nó. Tạo nên nét duyên dáng, tính hấp dẫn cho cảnh quan của
một phạm vi hẹp hay rộng. Hình của khối, mảng là ngôn ngữ chính của điêu khắc, sự
kết hợp đa dạng của ngôn ngữ mang lại yếu thống nhất trong bố cục của tác phẩm, giải
quyết triệt để sự thống nhất phong cách khối để phù hợp với không gian xung quanh,
tô điểm cho không gian xung quanh, như vậy mỗi đường nét, hình khối của tác phẩm
22


điêu khắc không chỉ làm đẹp cho riêng nó mà còn có giá trị tồn tại, cải tạo bởi sự kết
hợp hài hòa với không gian, sự tương hỗ biện chứng giữa tác phẩm và không gian.
Không gian trong tác phẩm điêu khắc chia theo thể loại của tác phẩm, ta có thể
hiểu thể loại tượng nào thì mang cho mình một dáng dấp không gian đó đó, cho nên có
những bài học quy định tên gọi của bài học rõ như tượng đài, tượng công viên đó là
cách gợi cho người học cách quản lý không gian trong bài học. Chúng ta cũng phải
thừa nhận là tượng đài Mẹ Thứ rất to lớn, nhưng khi ta đứng ở ngoài bậc cấp ven
đường (lối vào quảng trường tượng đài) ta lại nói tượng Mẹ sao nhỏ thế, và như vậy ta
cứ đi, càng di chuyển vảo quảng trường thì tượng mẹ càng to, cho đến chỗ hồ nước thì

tượng quá to và ta cũng không nhìn thấy gì tổng thể của công trình này. Đó là gì, sự
khẳng định của quy luật viễn cận, không gian của tác phẩm và không gian của người
xem, không gian của tác phẩm là không gian mặc định, không gian của người xem là
không gian biến thiên, việc đánh giá mẹ lớn hay nhỏ mong rằng người xem phải chọn
vị trí quan sát phù hợp trong không gian thẩm mỹ ấy. Để tác phẩm không bị chi phối
vì góc nhìn chưa hợp lý.
Sự khác biệt giữa không gian đặc thù của điêu khắc và các ngành tạo hình khác
là vấn đề “quy hoạch” không gian quy hoạch mặt bằng cho tượng và cả mặt bằng phục
vụ sinh hoạt chung và thưởng lãm, công việc này có liên quan nhiều vấn đề về liên
ngành, liên lĩnh vực. Việc xác định chủ đề, chất liệu, điểm đặt có ý nghĩa đặc thù gì
trong điêu khắc, và người nghệ sỹ có được đặc tính gì đối với tác phẩm của mình.
Người nghệ sỹ thành công khi làm chủ được tác phẩm của mình. Xác định rõ về không
gian điểm đặt để có cách giải quyết khối và chọn chất liệu phù hợp khi đã có chủ đề và
cảm xúc. Cho nên dùng thuật ngữ “quy hoạch” không gian để khẳng định vấn đề
không gian mà chỉ ở tác phẩm điêu khắc mới có được.

Tượng đài Mẹ Thứ, Tam Kỳ, Quảng Nam
Nguồn: thanhnien.com.vn
2.4. Đặc thù về kỹ thuật thực hiện:
23


Kỹ thuật của điêu khắc là việc thực hành nhiều mà có, nó cũng như các ngành
khác trong xã hội. Mỗi ngành học đòi hỏi phải có yếu tố kỹ thuật riêng, thực hành là
phương tiện để hoàn thành, hoàn thiện tác phẩm. Trong tác phẩm vấn đề ý tưởng, suy
nghĩ quan trọng nhưng nếu không có năng lực kỹ thuật cũng thật khó để diễn đạt suy
nghĩ. Vậy kỹ thuật trong điêu khắc nó cũng có vai trò nhất định nào đó và những kỹ
thuật này góp phần nói lên tính đặc thù riêng trong việc xây dựng tác phẩm điêu khắc
trên mọi chất liệu.
2.4.1. Kỹ thuật đối với chất liệu đá:

Đối với đá, bản thân nó là một chất liệu rắn, mang tính bền vững cao và khó gia
công. Để tạo một thao tác dù nhỏ lên trên bề mặt đá yêu cầu người thao tác cần có một
kỉ thuật đủ tốt. Những dụng cụ không thể thiếu để làm ra một tác phẩm điêu khắc chất
liệu đá đó là: một cuộn dây ống dẫn nước nhỏ, các loại máy (máy cắt đá, máy mài đá,
máy dùi...), tương tự như máy thì cũng có các loại lưỡi như (lưỡi cắt, lưỡi mài và các
lưỡi, mũi dùng để dùi đá.) các loại đục được làm bằng thép tốt và búa. Khi đã có đầy
đủ những dụng cụ cần thiết thì việc đầu tiên chúng ta phải làm đó là chọn đá. Chúng ta
nên chọn những loại đá có độ cứng vừa phải không nên chọn đá quá cứng hoặc quá
mềm thì sẽ khó gia công, một điểm cần lưu ý không nên chọn các loại đá có thành
phần cát nhiều tuy chúng mềm nhưng chúng có khả năng mài mòn lưỡi. Sau khi đã có
đá và phác thảo, chúng ta dùng chì hoặc phấn phóng phác thảo mà chúng ta đã lựa
chọn lên đá, sau đó dùng máy cắt, cắt theo những đường nét đã phác nhằm tạo hình bố
cục cho tác phẩm, đây cũng là một bước rất quan trọng cần sự chính xác và khéo léo vì
nếu cắt sai thì khó có thể sửa lại. Trong thao tác này có thể dùng búa, đục kết hợp với
máy móc khác. Khi đã hoàn thành những bước cơ bản trong phần đục thô dùng máy
mài và giấy nhám làm sạch tác phẩm, đi sâu vào đường nét chính giữ tinh thần cho tác
phẩm, dùng các mũi đục và máy dùi làm sạch các chi tiết nhỏ và tả chất, cần tìm
những chất mà chúng ta cảm thấy phù hợp với bố cục, đề tài và đặc biệt là phù hợp
với một tác phẩm điêu khắc đá.
2.4.2. Kỹ thuật trong chất liệu gỗ:
Giống với đá, gỗ cũng là một chất liệu bền vững có nguồn gốc từ thiên nhiên, tuy
nhiên gỗ mềm và dễ gia công tạo hình hơn đá, tùy vào nguồn gốc xuất xứ mà người ta
phân loại gỗ thành nhiều loại khác nhau.
Dụng cụ cần thiết để điêu khắc gỗ nó cũng tương tự như dụng cụ làm đá, cần có
các loại máy (máy cưa, máy mơn, máy chà nhám,...), đục gồm có đục vũm, đục bạt,
24


đục tách tùy theo công dụng mà chúng có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Còn có
dùi cui đây là một dụng cụ không thể thiếu trong điêu khắc gỗ.

Để có được một tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp người ta thường chọn những loại gỗ
có vân rõ, hình tốt dễ mang lại cảm xúc đầu tiên cho người học. Gỗ chắc không bị
xuôi, ngược các thớ gỗ bên trong như gỗ xoan, muồng.... với gỗ khi đã có và đã xác
định tỉ lệ hợp lí, mặt chính diện cũng như các mặt khác và bố cục phác thảo ta bắt đầu
tiến hành phác hình đã chọn lên trên thân gỗ rồi dùng cưa máy cưa, đục tổng thể và cắt
bỏ những mảng lớn không cần thiết để tạo phom, điểm cần lưu ý ở đây là nếu dùng
đục để phá và tạo phom thì cần chú ý đến thớ của gỗ nếu không gỗ có thể bị xước,
dùng máy mơn lắp lưỡi phay gỗ phá dần và đi sâu vào những mảng khối, đường nét
lớn. Khi đã có hình tượng tổng thể ta dùng một số đục để tạo lại những phần máy
không thể làm được đồng thời đẩy sâu và đục các chi tiết nhỏ tạo khối cho tác phẩm,
trong điêu khắc gỗ chúng ta có thể áp dụng những hình khối mềm hay khối mạnh, tuy
nhiên phải phù hợp với bố cục của tác phẩm. Sau khi hoàn thành phần thô ta dùng máy
mơn và giấy nhám đánh sạch toàn bộ tác phẩm rồi dùng mũi đục tách, đục vũm nhỏ
tạo chất ở những bề mặt cần tạo để tăng thêm vẻ đẹp cho tác phẩm sau đó hoàn thiện
tác phẩm. Ngoài cách dùng đục tạo chất còn có thể dùng lửa hoặc dùng máy dùi để tạo
các chất khác. Gỗ là một chất liệu tương đối dễ tìm kiếm phù hợp trong cách chọn làm
chất liệu chính của tác phẩm, tuy nhiên để làm chủ được chất liệu này thì người sáng
tác cấn phải hiểu biết được tính đặc trưng riêng biệt của nó.
2.4.3. Kỹ thuật trong chất liệu gò kim loại:
Ngày nay, nghệ thuật điêu khắc với chất liệu kim loại đã phát triển mạnh mẽ ở
hầu khắp các quốc gia trên thế giới, với sự phát triển đa dạng, phong phú về ngôn ngữ
và hình thức biểu hiện. Điêu khắc với chất liệu kim loại đã đóng góp một phần không
nhỏ trong việc làm đẹp môi trường đô thị hiện đại, nội thất các công trình kiến trúc và
sự phát triển chung của điêu khắc trên thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng
chất liệu kim loại để tạc tượng. Đối với sắt, đồng chúng ta có thể gò hàn trên bề mặt
chất liệu và những vấn đề kỹ thuật gò và hàn với những dụng cụ chuyên biệt riêng.
Việc đầu tiên chuẩn bị dụng cụ và chế tạo dụng cụ để dùng trong chất liệu này:
Các loại búa tròn, vuông, tả chất được làm bằng thép, sử dụng được hai đầu dùng để
diễn tả những yêu cầu về tạo hình trên bề mặt kim loại theo ý tác giả. Máy khoan, bấm


25


×