ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
MÔN: THỐNG KÊ XÃ HỘI
HỌC
ĐỂ TÀI:
QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN
VỀ VẤN ĐỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM KẾT HÔN VỚI
NGƯỜI NƯỚC NGÒAI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG.
LỚP: XHHK18
NHÓM: BIỂN ĐÔNG
1. Nguyễn Lê Anh Thư
(1256090170)
2. Hòang Minh Trí (1256090180)
3. Nguyễn Hữu Xuân
(1256090193)
4. Nguyễn Trường Giang
(1256090040)
TP HCM, Tháng 5 năm 2014
XHHK18
I.
Dẫn nhập
1. Lý do chọn để tài
Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của đất nước
và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng có bước phát triển
đáng kể. Trong đó chủ yếu là việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài. Đặc biệt
hơn cả là phụ nữ Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người nước ngòai.
Bên cạnh những mặt tích cực thì hiện nay việc kết hôn này đã bộc lộ không ít những hạn chế, trở
thành vấn đề khá nóng bỏng được dư luận xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều bài báo, phóng sự,
hội thảo, tác phẩm khoa học nghiên cứu đa dạng các mặt của vấn đề này. Điều này đã phần nào
tác động đến quan niệm lấy chồng người nước ngoài của giới trẻ hiện nay. Thế nhưng, để có thể
khai thác và làm rõ thái độ của những người trẻ trong vấn đề này, nhóm đã chọn nghiên cứu đề
tài: “Quan niệm của sinh viên xhh k18 về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai
ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức, thái độ của sinh viên XHH K18 về vấn đề phụ nữ Việt
Nam kết hôn với người nước ngòai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm vi nghiên cứu: Trường ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân Văn TPHCM.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu đến hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngòai ở các tỉnh đồng bằng song Cửu Long. Từ đó, thấy rõ được thái độ, quan niệm của sinh viên
XHH K18 về vấn đề này. Nổi bật là sự khác nhau trong suy nghĩ giữa nam và nữ trong vấn đề
này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
-
Tìm hiểu một số tài liệu, đề tài nghiên cứu trước đó và một số tài liệu liên quan đến vấn
đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
để làm nền tảng cho cuộc nghiên cứu.
Tiếp cận, điều tra bảng hỏi để thu thập thông tin.
Phân tích tổng hợp kết quả điều tra để thấy được nhận thức, thái độ, quan niệm của sinh
viên về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
-
Ý nghĩa lý luận :
Biển Đông
2
XHHK18
+ Đề tài vận dụng những kiến thức chuyên ngành xã hội học, qua đó làm phong phú thêm
hệ thống kiến thức chuyên ngành gợi mở cho những nghiên cứu sau này.
-
Ý nghĩa thực tiễn :
+ Thông qua đề tài nhằm hiểu rõ hơn về nhận thức, thái độ, quan niệm của sinh viên đối
với vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long.
+ Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm .
+ Thông qua đề tài nghiên cứu cung cấp tài liệu khoa học cho các cơ quan có thẩm quyền
tham khảo qua đó có những chính sách phù hợp trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình.
6. Phương pháp nghiên cứu
-
-
-
7.
Phương pháp thống kê: Thống kê dữ liệu và tổng hợp dữ liệu đã quan sát được.
Phương pháp đánh giá tổng hợp: thu thập những thông tin có được từ các phương tiện
truyền thông, cơ quan nghiên cứu đáng tin cậy để có đưa ra kết quả khách quan nhất cho
đề tài.
Phương pháp chọn lọc: nguồn thông tin thứ cấp rất phong phú và đa dạng nên phải xem
xét và chọn lọc thông tin có nguồn chính xác và độ tin cậy cao cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm: tổng hợp, xử lý dữ liệu từ bảng hỏi đã thu
thập ý kiến từ người được phỏng vấn để có nguồn thông tin xác thực, làm cơ sở cho đề tài
nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử: sử dụng những sự kiện, thông tin đã xảy ra trong thời gian gần đây
để làm rõ được những luận điểm chính.
Phương pháp logic: suy luận từ nguyên nhân nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, kiến
nghị thỏa đáng cho vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
-
Không có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình khi quyết định cho người nhà lấy chồng
nước ngoài giữa nam và nữ ở các tỉnh dồng bằng sông Cửu Long.
Không có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về mức độ đồng tình với việc lấy chồng nước
ngoài giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về đánh giá chuyện lấy chồng nước ngoài là bình
thường giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long
Có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về mức độ cuộc sống khá hơn trước của những gia
đình có con lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về việc sau khi ly hôn chồng người nước ngoài thì có
dễ lấy chồng khác không giữa nam và nữ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Biển Đông
3
XHHK18
II.
Cơ sở lý luận
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện tượng đăng ký kết hôn với người nước ngoài và xuất cảnh ra sinh sống ở nước ngoài vốn dĩ
được nhìn nhận như một hiện tượng tất yếu về sự chuyển dịch nhân khẩu trong xu thế toàn cầu
hoá. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng, có thời kỳ tăng đột biến, tạo thành “làn sóng” phụ nữ
Việt Nam lấy chồng Đài Loan từ năm 1995 đến nay trở thành hiện tượng xã hội bất bình thường
bởi phần lớn việc xác lập các quan hệ hôn nhân này xuất phát từ mục đích kinh tế. Từ năm 1993,
do Chính phủ Đài Loan xét duyệt nghiêm ngặt việc kết hôn với người Trung Quốc, đồng thời
thực hiện “chính sách hướng Nam”, trong đó tập trung các hoạt động đầu tư, thương mại vào
Việt Nam nên xu hướng lấy vợ là người nước ngoài của nam giới Đài Loan có sự chuyển dịch
sang Việt Nam. Thống kê theo số liệu đăng ký kết hôn đã được giải quyết thì trong thời gian 8
năm (1995-2002) đã có 55.765 trường hợp đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài
Loan, chiếm 86,2% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và 48,1% tổng số
công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
Đài Loan tăng mạnh trong thời gian 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002, chiếm 68% tổng số
trường hợp đã được đăng ký kết hôn trong 8 năm. Số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
Đài Loan tập trung chủ yếu tại 12 tỉnh, thành phố phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Tây Ninh, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh
Long, Sóc Trăng. Số lượng giải quyết tại 12 tỉnh nói trên chiếm 80% tổng số đã giải quyết trên
toàn quốc trong. Từ cuối năm 2002 đến nay tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài
Loan có xu hướng giảm mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời vẫn tiếp tục tăng
nhanh tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại An Giang, tính từ 2008 đến nay có gần
2.000 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong đó tỷ lệ kết hôn với Người Đài Loan chiếm
25%, Hàn quốc chiếm gần 15%, Mỹ chiếm 40%. Đặc biệt, tỷ lệ kết hôn năm sau cao hơn năm
trước ( Năm 2010 là 290 trường hợp, Năm 2011 là 308, Năm 2012 là 371 và 6 tháng năm 213 là
208). Trong đó, tỷ lệ kết hôn với Người Đài Loan hàng năm vẫn tăng trên 10%.
Sơ lược vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngòai, không thể bỏ qua những tác phẩm:
a. “Cộng đồng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và hiện tượng phụ nữ kết hôn với
người Đài Loan” của Nguyễn Thị Hồng được in trên tạp chí Xã hội học số 2 năm 2007.
Bài viết lý giải rõ ràng và sâu sắc động cơ kết hôn với người Đài Loan của phụ nữ ở đồng bẳng
sông Cửu Long. Số liệu thống kê chi tiết và đầy đủ giúp cho bài viết thêm phần xác thực. Đồng
thời có những câu trả lời phỏng vấn sâu mô tả chính xác tâm trạng, suy nghĩ của người phụ nữ
trong cuộc khi lấy chồng Đài Loan. Từ đó hiểu rằng những giá trị của hôn nhân tại đồng bằng
sông Cửu Long đã có nhiều sự thay đổi trước tác động của nền kinh tế thị trường và chịu tác
động bởi nhiều yếu tố kinh tế, đòi hỏi cải thiện mức sống. Đa số những người có quan hệ trực
tiếp hay gián tiếp trong việc kết hôn với người nước ngoài đều cho rằng việc kết hôn này sẽ
mang lại cơ hội đổi đời cho họ và tháo gỡ những khó khăn về kinh tế cho gia đình dù không xuất
phát từ tình yêu.
Biển Đông
4
XHHK18
b. Tiểu luận “Vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài hiện nay và một
số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài” của Mai Phương- 2013.
Trong nghiên cứu này tác giả đã giải thích rõ những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
tác giả cũng đưa ra nhiều luận điểm lý giải nguyên nhân tình trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng
nước ngòai tăng cao. Nổi bật là những mặt trái mà tác giả đưa ra trong vấn đề lấy chồng Đài
Loan nảy sinh từ đời sống vợ chồng gây ảnh hưởng tiêu cực nhiều hệ lụy đến người phụ nữ Việt
Nam. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam
khi kết hôn với người nước ngoài.
Ngoài ra còn có hội thảo: “Gia đình đa văn hoá Việt Nam – Đài Loan” do Trường
ĐHKHXH&NV tổ chức ngày 18/12/2013 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam và
Đài Loan. Các báo cáo tại hội thảo phản ánh thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và đàn
ông Đài Loan trong những năm qua và đi sâu phân tích những thách thức và khó khăn mà các gia
đình liên văn hoá, đặc biệt là những người vợ Việt Nam sống tại Đài Loan phải đối mặt, từ đó
chỉ ra những hệ quả về mặt văn hoá, xã hội đối với cộng đồng địa phương.
Khi rời bỏ đất nước của mình đến một quốc gia khác, đối mặt với những khác biệt về văn hoá và
lối sống, những chuyển đổi về môi trường, kinh tế, giáo dục, ngôn ngữ cũng như nhận thức và
tình cảm, các cặp đôi này gặp nhiều khó khăn để thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Nhiều thách
thức nảy sinh trong quan hệ hôn nhân giữa những cặp đôi liên văn hoá như: vấn đề định kiến và
phân biệt đối xử đối với người nhập cư; sự tiếp biến văn hoá diễn ra trong các thế hệ gia đình và
cộng đồng; mối quan hệ giữa gia đình thông gia và gia đình mở rộng; vấn đề giao tiếp và chất
lượng mối quan hệ trong hôn nhân; nuôi dưỡng con cái… Nhu cầu sức khoẻ tâm thần và ứng phó
ở những cặp đôi liên văn hoá được nhận diện từ khía cạnh đa văn hoá. Trên cơ sở đó, những đề
xuất cho chăm sóc xã hội và dịch vụ tâm lí cho những gia đình này được thảo luận.
Bênh cạnh đó còn có rất nhiều bài báo, phóng sự, tạp chí đề cập tới vấn đề này. Thế nhưng vẫn
chưa có tác phẩm nào tập trung làm rõ quan niệm của những người trẻ- cụ thể là sinh viên về vấn
đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai.
2. Thao tác hóa khái niệm liên quan tới đề tài
a. Khái niệm
- Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân
nước ngoài và người không có quốc tịch.
b. Một số quy đinh của pháp luật Việt nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được quy định cụ thể trong Luật Hôn Nhân và Gia Đình
năm 2000, Nghị định của chính phủ số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài, Nghị định của chính phủ số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi,
-
Biển Đông
5
XHHK18
bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ- Cp ngày 10/7/2002, Thông tư của Bộ
tư pháp số 7/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị
định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002.
3. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Thực trạng và nguyên nhân của vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với
người nước ngòai ở các tỉnh đồng bằng song Cửu Long.
Những năm gần đây, tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài là những vấn đề đang gây
bức xúc trong đời sống xã hội. Hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài
mỗi năm tạo nên “cơn sốt” lấy chồng ngoại. Những tổ chức môi giới tại các nước trong khu vực,
đặc biệt ở Đài Loan đang sử dụng nhiều hình thức chào mời kết hôn, rao giá cho các cuộc kết
hôn với phụ nữ Việt Nam, các loại quảng cáo như thế được đăng tải một cách công khai trên báo
chí hoặc nơi công cộng đang gây ra sự bất bình trong dư luận công chúng.
Các số liệu thu thập được trong những năm qua cho thấy số lượng cô gái Việt Nam kết hôn với
người Đài Loan phát triển mạnh vào năm 2000 và sau đó giảm đôi chút vào năm 2001 nhưng đến
2002 lại tăng trở lại. Từ năm 2003 số cuộc kết hôn Đài - Việt có giảm hơn, trong quý I/2004 vẫn
có 2.423 phụ nữ kết hôn với người Đài Loan.
Mục đích lấy chồng nước ngoài của những phụ nữ này tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng
hầu hết họ đều kỳ vọng vào sự giàu có của người chồng để có cơ hội được đổi đời và có điều
kiện giúp gia đình thoát khỏi cảnh bần hàn, thậm chí có người chấp nhận lấy cả những người già
yếu, tàn tật…
Hiện nay, “làn sóng” kết hôn với người nước ngoài không còn tập trung hướng đến các chàng rể
Đài Loan mà đã có sự chuyển dịch sang các quốc gia khác như Hàn quốc, Singapor, Malaysia và
Trung quốc. Các đường dây môi giới hôn nhân hình thành trước đây, nay đã hoạt động mang tính
chuyên nghiệp hơn và mở rộng phạm vi ở cả trong nước và nước ngoài.
Về nghề nghiệp, những người tham gia vào hôn nhân Đài - Việt phần lớn thuộc về tầng lớp lao
động. Các chú rể Đài Loan đa phần là người làm công, công nhân, còn các cô dâu Việt Nam
thường xuất thân trong gia đình nông dân, làm nông nghiệp hoặc chỉ ở nhà làm nội trợ. Không cả
nghề nghiệp phụ, nguồn thu nhập hầu như không có hoặc nếu có thì rất thấp, đây là lý do chính
để phụ nữ mong muốn kết hôn với người nước ngoài.
Biển Đông
6
XHHK18
Chương 2: Quan niệm của sinh viên XHHK18 về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết
hôn với người nước ngòai ở các tỉnh đồng bằng song Cửu Long.
Từ kết quả phân tích 68 sinh viên XHHK18 thì phần lớn đều có những hiểu biết nhất định và sự
quan tâm về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai.Điều đó thể hiện qua câu hỏi
về số phụ nữ lấy chồng nước ngòai trong địa phương.Cụ thể có 77.94% sinh viên trả lời “Có rất
nhiều”,”không nhiều lắm” và “Có ít”.Số lượng người không biết chỉ chiếm tỷ lệ 22.06%.
Với mức độ quan tâm đó,sinh viên XHHK18 cũng thể hiện những thái độ và đánh giá về vấn đề
phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngòai. Phần lớn sinh viên đều thể hiện đánh giá bình thường
( chiếm tỷ lệ 75%) và không có ý kiến (chiếm tỷ lệ 33.83%).Điều đó cho thấy đa số sinh viên
XHHK18 đều có cái nhìn chung chung,chưa có thái độ,đánh giá rõ ràng về vấn đề phụ nữ đồng
bằng sông Cửu Long kết hôn với người nước ngòai.Mặt khác,nếu nhìn rộng ra thì số liệu trên
cũng cho thấy phần lớn sinh viên-những người trẻ tuổi có trình độ trí thức và điều kiện hội nhập
văn hóa- có cái nhìn tương đối cởi mở về vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai.
Hòan cảnh của mỗi gia đình,mỗi cá nhân sẽ là những nguyên cớ thúc đẩy sự quyết định của các
cô gái tại đồng bằng sông Cửu Long.Với nhận thức đó,sinh viên XHHK18 tiếp tục đưa ra ý kiến
về lý do mà phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người nước ngòai.Trong các ý kiến
đó,chúng tôi nhóm lại thành 3 nhóm chính:
Nhóm 1:Muốn giúp đỡ gia đình.
Nhóm 2:Muốn thóat khỏi hòan cảnh hiện tại.
Nhóm 3:Chiều lòng ba mẹ
Nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (51.35%).Dựa trên hiểu biết chung về hòan cảnh thực tế của những
cô gái đồng bằng sông Cửu Long.Phần lớn họ đều làm nông nghiệp,thu nhập thấp và thất
thường.Với điều kiện kinh tế xã hội chung của đồng bằng sông Cửu Long như vậy và hòan cảnh
gia đình khó khăn,họ chỉ còn mỗi cách lấy chồng nước ngòai để có điều kiện qua đó kiếm công
ăn việc làm, tạo thu nhập giúp đỡ gia đình.Mặt khác,những cô gái lấy chồng nước ngòai coi việc
đi lấy chồng nước ngòai cũng như đi làm xa,có điều kiện để đi làm thêm hoặc nhờ thêm đồng
lương của chồng để gửi tiền về Việt Nam.
Nhóm 2 là nhóm những sinh viên cho rằng phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng nước
ngòai vì muốn thóat khỏi hòan cảnh hiện tại.Nhóm này gồm 3 động cơ .Thứ nhất là muốn có
cuộc sống khác với những người xung quanh(chiếm tỷ lệ 21.62%).Dựa trên hiểu biết chung về
một số vấn đề tệ nạn xã hội tại vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long ví dụ như: tệ nạn rượu
chè,cờ bạc,nghiện hút,bạo hành gia đình.Nhiều cô gái muốn không muốn cưới phải những người
chồng tại địa phương có những tệ nạn như vậy nên đã tìm cách lấy chồng nước ngòai.Động cơ
thứ 2 cho rằng khó lấy chồng tại địa phương(chiếm tỷ lệ 1.8%) và “ không thích lấy chồng địa
phương “ (chiếm tỷ lệ 3.6%) cũng có nguyên nhân gần giống như vậy.Động cơ thứ 3 nêu ra lý
Biển Đông
7
XHHK18
do là “làm theo nhiều người” (chiếm tỷ lệ 5.41).Ý kiến này xuất phát từ việc một số phụ nữ đã
lấy chồng nước ngòai và có điều kiện sống tốt hơn đã kể lại cho những cô gái khác nghe và dẫn
đến việc thêm nhiều cô gái có mong muốn lấy chồng nước ngòai như một cách thóat khỏi cuộc
sống cơ cực tại địa phương.
Nhóm 3 chiếm tỷ lệ 15.31%.Nhóm này dựa trên suy nghĩ cổ hủ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”
vẫn còn tồn tại ở một số vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.Những gia đình có cuộc
sống khó khăn,thu nhập bấp bênh dựa vào nông nghiệp là chính.Những người cha mẹ tại cá gia
đình ấy chỉ còn cách cho con lấy chồng nước ngòai để qua đó kiếm công ăn việc làm,tạo thêm
thu nhập cho gia đình,cải thiện cuộc sống.
Đối với những cô gái sau khi lấy chồng nước ngòai thì phần lớn sinh viên đều cho rằng những cô
gái ấy có cuộc sống tốt hơn (chiếm tỷ lệ 67.65%) Nhóm thứ hai là những sinh viên không có ý
kiến (chiểm tỷ lệ 26,47%) không đưa ra đánh giá cho câu hỏi. Lý giải về điều này có thể là do
họ không quan tâm, không tìm hiểu hoặc tại địa phương đó có rất ít người lấy chồng người nước
ngoài. Đặc biệt, không ai trong 68 người cho rằng cuộc sống sau khi kết hôn với người nước
ngoài sẽ kém hơn. Chỉ có 4 người trả lời cuộc sống của những người này vẫn y như trước, chiếm
5,88%. Điều này cho thấy, quan niệm của đa số về việc lấy chồng người nước sẽ có cơ hội cho
cuộc sống khá hơn, không có chuyện kém hơn.
Mặc khác,đa số cho rằng những cô gái lấy chồng nước ngòai sẽ khá hơn về kinh tế nhưng hạnh
phú gia đình thì không. Chỉ có 10.3% trả lời là có hạnh phúc trong khi có tới 32.35% trả lời là
không. 39/68 người khó trả lời, chiếm 57.35% đang phân vân cho câu trả lời. Điều này khá dễ
hiểu khi mà hạnh phúc gia đình còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và tùy thuộc vào
khả năng hòa hợp của mỗi cặp vợ chồng.Tương tự như vậy, Có đến 94.12% người cho rằng lấy
chồng người nước ngoài sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống gia đình. Chỉ có 1/68 người (1.47%)
trả lời là không gặp khó khăn gì, 4,41% còn lại khó trả lời cho câu hỏi này. Theo số liệu thu thập
được, 64/68 cho rằng sẽ gặp khó khăn trong đời sống gia đình vì mâu thuẫn lối sống, văn hóa,
ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tư tưởng,…Tóm lại, có thể nói đa số người được phỏng vấn nhận
thấy rõ những khó khăn mà những cô gái lấy chồng nước ngòai gặp phải.
Về thái độ của sinh viên khi có người thân-em gái- và bạn thân lấy chồng nước ngòai thì có sự
khác biệt giữa nam và nữ. Có 17 người trong tổng số 60 người có câu trả lời hợp lệ khuyên bạn
thân của mình không nên lấy chồng người nước ngoài, chiếm 25%. Cao nhất là 32.35% không
thích nhưng vẫn chấp nhận cho bạn mình làm như vậy. Chỉ có 2/60(2.94%) không muốn tiếp tục
mối quan hệ với người bạn đó. Điều này cho thấy quan niệm của những người được phỏng vấn
khá thoải mái với điều này dù có suy nghĩ không tích cực trong vấn đề bạn mình lấy chồng người
nước ngoài. Nhưng đến c6u hỏi chỉ dành riêng cho nam giới về việc người thân – em gái – lấy
chồng nước ngòai thì đa số đều cho thấy thái độ tiêu cực (chiếm tỷ lệ 40%) không muốn em gái
mình lấy chồng người nước ngoài. 25% khác đồng ý. 35% còn lại đang phân vân cho câu trả lời.
Biển Đông
8
XHHK18
Vậy thấy được rằng việc lấy chồng người nước ngoài trong mắt nam giới vẫn tồn tại nhiều đánh
giá không tích cực.Sự khác biệt về thái độ giữa này cần phải được phân tích làm rõ hơn.
Để chốt lại phần phân tích thái độ,suy nghĩ của sinh viên XHHK18 về việc lấy chồng nước ngòai
thì chúng tôi đặc câu hỏi liên hệ trực tiếp với bản thân những sinh viên nữ về việc lấy chồng
nước ngòai thì chỉ có 11 người chiếm 22.45% quyết định sẽ lấy chồng nước ngoài nếu có điều
kiện. 28 người khác chiếm 59.18% trả lời là không. Ngoài ra có 14.29% trả lời là chưa nghĩ đến
và 4.08% khó trả lời. Từ đó, có thể thấy được thái độ của người được phỏng vấn đa số vẫn còn
có ý nghĩ tiêu cực trong chuyện lấy chồng người nước ngoài.
Một vài nhận định trên có thể là chưa đầy đủ nhưng chúng ta nhận ra rằng thực trạng hôn nhân
và xu hướng kết hôn cũng như tiệu chuẩn chọn bạn đời và những giá trị của hôn nhân ở đồng
bằng sông Cửu Long đã có nhiều thay đổi trước sự tác động của kinh tế thị trường và sự tác động
bởi yếu tố kinh tế,với mong muốn “đổi đời”,cải thiện cuộc sống gia đình.
Chương 3: Kết luận- kiến nghị
Quan niệm lấy chồng người nước ngoài đối với những người trẻ hiện nay đã thoáng hơn rất
nhiều. Thế nhưng không vì vậy mà bỏ qua thực trạng tiêu cực hiện nay, ảnh hưởng đến đời sống
tâm lý của người phụ nữ Việt Nam. Chúng ta không thể ngăn cấm mà chỉ có thể cố gắng tìm
những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những bất cập của nó. Việc nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho những người phụ nữ có vai trò quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, những người
phụ nữ có ý định lấy chồng người nước ngoài cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ
năng, phương tiện cần thiết trước khi về nhà chồng. Từ phía các nhà chức trách, cần phải có một
cơ chế quản lý thích hợp để bảo vệ quyền lợi của các cô gái tham gia kết hơn với người nước
ngòai và tạo điều kiện để đồng bằng sông Cửu Long phát triển một cách bền vững.
Biển Đông
9
XHHK18
SỐ LIỆU
Câu 1: Xác định biến số và thang đo của bảng câu hỏi
NỘI DUNG
Câu
1
2
3
4
5.1
5.2
6
7
8.1
8.2
9.1
9.2
10
11
12
12.1
12.2
13
14
15
16
Biến số
Biến định lượng
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định tính
Biến định lượng
Biến định lượng
Biến định lượng
Thang đo
Thang đo tỉ lệ
Thang đo danh nghĩa
Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo thứ bậc
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa
Thang đo tỉ lệ
Thang đo tỉ lệ
Thang đo danh nghĩa
Câu
Biến số
Thang đo
Giới tính
Năm
Học vấn
Tôn giáo
Biến định tính
Biến định lượng
Biến định lượng
Biến định tính
Thang đo danh nghĩa
Thang đo tỉ lệ
Thang đo tỉ lệ
Thang đo dang nghĩa
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Biển Đông
10
XHHK18
Câu 2: Lập các bảng phân phối tần suất và mô tả
Bảng câu hỏi 3: Bảng phân phối tần suất về mức độ lấy chồng nước ngoài ở xã / phường
Trong xã /phường bạn có
nhiều người lấy chồng là
người nước ngoài không?
1. Rất nhiều
2. Khá nhiều
3. Không nhiều lắm
4. Không biết
Tổng
Tần suất
Phần trăm
1
12
40
15
68
1.47
17.65
58.82
22.06
100
Phần
tiến
1.47
19.12
77.94
100
trăm
lũy
Mô tả : Trong tổng số 68 người được hỏi về mức độ lấy chồng nước ngoài ở xã/phường tại đồng
bằng sông Cửu Long có 40 người cho rằng không nhiều lắm chiếm 58,82 % và xuất hiện nhiều
lần nhất, chỉ có 1 người cho rằng rất nhiều người lấy chồng nước ngoài chiếm 1,47 % giá trị xuất
hiện ít nhất , khá nhiều người lấy chồng nước ngoài có 12 người đồng tình chiếm 17,65 %,15
người cho rằng họ không biết chiếm 22,06 %.
Bảng câu hỏi 4: Bảng phân phối tần suất về mức độ đồng tình với việc lấy chồng nước ngoài
ở trong ấp / khu phố
Vậy ,theo bạn những người
trong ấp/khu phố có đồng
tình với việc lấy chồng
nước ngoài không? Mức độ
thế nào?
1. Hoàn toàn không
đồng tình
2. Không đồng tình lắm
3. Không có thái độ gì
4. Đồng tình
5. Rất đồng tình
6. Không biết khó trả lời
Tổng
Tần suất
Phần trăm
Phần
tiến
2
2.941
2,941
17
22
16
3
8
68
25
32.353
23.529
4.412
11.765
100
27.941
60.294
83.823
88.235
100
trăm
lũy
Mô tả : Trong 68 người ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về mức độ đồng tình về việc lấy
chồng nước ngoài thì “hoàn toàn không đồng ý “ có 2 người có số lần xuất hiện ít nhất trong
bảng chiếm 2.94 % . Tiếp theo đến “rất đồng tình” có 3 người chiếm 4.41% , “đồng tình” có 15
người chiếm 22.06%, “không đồng tình lắm” có 17 người chiếm 25%.Và xuất hiện nhiều nhất là
“không có thái độ” có 23 người chiếm 33.83%. Qua bảng trên ta thấy thái độ bàng quang của
mọi người ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về việc lấy chồng nước ngoài.
Biển Đông
11
XHHK18
Bảng câu hỏi 5.1: Bảng phân phối tần suất về sự đánh giá chuyện lấy chồng nước ngoài ở
đồng bằng sông Cửu Long
Vậy còn bạn ?theo bạn việc
lấy chồng nước ngoài có là
chuyện
bình
thường
không ?
1. Bình thường
2. Không bình thường
3. Khó trả lời
Tổng
Tần suất
Phần trăm
Phần
tiến
51
10
7
68
75
14.71
10.29
100
75
89.71
100
trăm
lũy
Mô tả : Bảng thể hiện sự đánh giá của 68 người ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về việc lấy
chồng người nước ngoài. “khó trả lời” là câu tra lời có tần suất xuất hiện ít nhất trong bảng có 6
người chiếm 8.82 %.“Không bình thường”có 11 người chiếm 16.18%. Và xuất hiện nhiều nhất là
“ bình thường” với 51 người chiếm 75%. Vậy qua bảng trên ta thấy sự đánh giá của mọi người ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về việc lấy chồng người nước ngoài là bình thường.
Bảng câu hỏi 6: Bảng phân phối tần suất về lý do nhiều cô gái lấy chồng nước ngoài ở đồng
bằng sông Cửu Long
Lý do nhiều cô gái lấy
chồng người nước
ngoài
1. Muốn giúp đỡ
gia đình
2. Làm theo nhiều
người
3. Khó lấy chồng
tại địa phương
4. Chiều lòng ba
mẹ
5. Muốn có một
cuộc sống khác
với
những
người
xung
quanh
Biển Đông
Tần suất
Phần trăm
Phần trăm lũy tiến
57
51.35
51.35
6
5.41
56.75
2
1.8
58.56
17
15.31
73.87
24
21.62
95.49
12
XHHK18
6. Không thích lấy
4
chồng người địa
phương
7. Lý do khác
1
Tổng
111
3.6
99.09
0.9
100
100
Mô tả : Với 68 người được phỏng vấn trong câu hỏi này, ta có 111câu trả lời. Trong số những lý
do tại sao nhiều cô gái lấy chồng người nước ngoài, lý do “muốn giúp đỡ gia đình” chiếm
51.35%, có tỷ lệ lớn nhất. Đứng thứ hai là lý do “muốn có cuộc sống khác với những người xung
quanh” chiếm tỉ lệ 21.62 %. Chiếm tỷ lệ thứ ba là lý do chiều lòng ba mẹ với 15.31%. Điều này
đặt ra một câu hỏi liệu đằng sau những lý do lấy chồng người nước ngoài trên có liên quan đến
yếu tố về kinh tế hay không?.
Bảng câu hỏi 7: Bảng phân phối tần suất về mức độ cuộc sống khá hơn trước của những gia
đình có con lấy chồng nước ngoài
Theo bạn, cuộc sống của
những gia đình có con lấy
chồng nước ngoài có khá
hơn lúc trước khi họ kết
hôn không ?
1. Khá hơn
2. Cũng vậy
3. Kém hơn
4. Không biết
Tổng
Tần suất
Phần trăm
Phần
tiến
46
4
0
18
68
67.65
5.88
0
26.47
100
67.65
73.53
73.53
100
trăm
lũy
Mô tả : Trong tổng số 68 người được phỏng vấn, có 46 người cho rằng cuộc sống của những gia
đình có con lấy chồng người nước ngoài có khá hơn trước lúc họ kết hôn. Tỷ lệ này chiếm
67,65%, là tỷ lệ có câu trả lời lớn nhất. Tiếp theo là 18/68 người (26,47%) không đưa ra đánh
giá cho câu hỏi. Lý giải về điều này có thể là do họ không quan tâm, không tìm hiểu hoặc tại địa
phương đó có rất ít người lấy chồng người nước ngoài. Đặc biệt, không ai trong 68 người cho
rằng cuộc sống sau khi kết hôn với người nước ngoài sẽ kém hơn. Chỉ có 4 người trả lời cuộc
sống của những người này vẫn y như trước, chiếm 5,88%. Điều này cho thấy, quan niệm của đa
số về việc lấy chồng người nước sẽ có cơ hội cho cuộc sống khá hơn, không có chuyện kém hơn.
Bảng câu hỏi 8.1: Bảng phân phối tần suất về có hay không hạnh phúc cuộc sống gia đình
khi chồng là người nước ngoài
Biển Đông
13
XHHK18
Đó là về kinh tế, còn về
hạnh phúc gia đình liệu lấy
chồng là người nước ngoài,
cuộc sống có hạnh phúc
không
1. Có
2. Không
3. Khó trả lời
Tổng
Tần suất
Phần trăm
Phần
tiến
7
22
39
68
10.3
32.35
57.35
100
10.3
42.65
100
trăm
lũy
Mô tả : Từ bảng trên, có thể thấy rằng khi lấy chồng người nước ngoài, đa số cho rằng sẽ khá
hơn về kinh tế nhưng hạnh phú gia đình thì không. Chỉ có 10.3% trả lời là có hạnh phúc trong
khi có tới 32.35% trả lời là không. 39/68 người khó trả lời, chiếm 57.35% đang phân vân cho câu
trả lời. Điều này khá dễ hiểu khi mà hạnh phúc gia đình còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác
nhau và tùy thuộc vào khả năng hòa hợp của mỗi cặp vợ chồng.
Bảng câu hỏi 9.1: bảng phân phối tần suất về có hay không những khó khăn trong cuộc sống
gia đình khi lấy chồng nước ngoài
Theo bạn, nếu lấy chồng là
người nước ngoài có khó
khăn gì trong cuộc sống gia
đình không ?
1. Có
2. Không
3. Khó trả lời
Tổng
Tần suất
Phần trăm
Phần
tiến
64
1
3
68
94.12
1.47
4.41
100
94.12
95.59
100
trăm
lũy
Mô tả : Có đến 94.12% người cho rằng lấy chồng người nước ngoài sẽ gặp khó khăn trong cuộc
sống gia đình. Chỉ có 1/68 người (1.47%) trả lời là không gặp khó khăn gì, 4,41% còn lại khó trả
lời cho câu hỏi này. Theo số liệu thu thập được, 64/68 cho rằng sẽ gặp khó khăn trong đời sống
gia đình vì mâu thuẫn lối sống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tư tưởng,…Tóm lại, có
thể nói đa số người được phỏng vấn nhận thấy rõ những khó khăn này.
Bảng câu hỏi 10: Bảng phân phối tần suất về mức độ làm thủ tục kết hôn với người nước
ngoài so với thủ tục kết hôn với người Việt Nam
Theo bạn, thủ
tục kết hôn với
người
nước
ngoài có phức
Biển Đông
Phần trăm
Tần suất
1. Phức
tạp 45
66.18
14
Phần trăm Phần trăm lũy
thực tế
tiến
68.18
68.18
XHHK18
tạp hơn thủ tục
kết hôn với
người Việt Nam
không ?
Biến khuyết
hơn
2. Vẫn
như 7
10.29
10.61
78.79
21.21
100
100
vậy
3. Không biết
Tổng
14
66
20.59
97.06
Không hợp lệ
2
2.94
68
100
Tổng
Mô tả : Theo như bảng số liệu trên, trong số 66 câu trả lời hợp lệ có 66.18% cho rằng thủ tục kết
hôn với người nước ngoài phức tạp hơn thủ tục kết hôn với người Việt Nam. Có đến 20.59% trả
lời rằng không biết. Như vậy, số phần trăm còn lại trả lời thủ tục kết hôn là như nhau dù có kết
hôn với người nước ngoài. Có thể thấy được đa số người được phỏng vấn đã có ý thức khái quát
đúng đắn trong thủ tục kết hôn với người nước ngoài.
Bảng câu hỏi 11: Bảng phân phối tần suất về thái độ đối của mọi người về việc lấy chồng
nước ngoài ở các tỉnh dồng bằng sông Cửu Long
Tần suất
Phần trăm
Phần trăm hợp Phần trăm lũy
lệ
tiến
11
16.18
18.333
18.333
2.Không thích 22
lắm nhưng chấp
Nếu bạn thân nhận
của bạn có ý 3.Khuyên là 17
định lấy chồng không nên lấy
nước ngoài thì
4.Không muốn 2
bạn sẽ có thái
tiếp tục mối
độ như thế nào?
quan hệ với
người đó
32.35
36.67
55
25
28.333
83.333
2.94
3.333
86.67
100
1.Tán thành
Biến khuyến
Tổng
5. Ý kiến khác
8
11.765
13.333
Tổng
60
88.235
100
Không hợp lệ
8
11.765
68
100
Mô tả: Có 17 người trong tổng số 60 người có câu trả lời hợp lệ khuyên bạn thân của mình
không nên lấy chồng người nước ngoài, chiếm 25%. Cao nhất là 32.35% không thích nhưng vẫn
Biển Đông
15
XHHK18
chấp nhận cho bạn mình làm như vậy. Chỉ có 2/60(2.94%) không muốn tiếp tục mối quan hệ với
người bạn đó. Điều này cho thấy quan niệm của những người được phỏng vấn khá thoải mái với
điều này dù có suy nghĩ không tích cực trong vấn đề bạn mình lấy chồng người nước ngoài.
Bảng câu hỏi 12:Bảng phân phối tần suất về ý định lấy chồng người nước ngoài (của nữ ) ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Phần trăm Lũy
Tiến
Tần Suất
Phần trăm
11
22.45
22.45
28
59.18
81.63
3.Chưa nghĩ đến
7
14.29
95.92
4.Khó trả lời
2
4.08
100
Tổng cộng
48
100
Nếu có điều kiện
bạn có ý định lấy
chồng nước ngoài 1.Có
không ?
2.Không
Mô tả: Trong tổng số 48 người trả lời câu hỏi này, chỉ có 11 người chiếm 22.45% quyết định sẽ
lấy chồng nước ngoài nếu có điều kiện. 28 người khác chiếm 59.18% trả lời là không. Ngoài ra
có 14.29% trả lời là chưa nghĩ đến và 4.08% khó trả lời. Từ đó, có thể thấy được thái độ của
người được phỏng vấn đa số vẫn còn có ý nghĩ tiêu cực trong chuyện lấy chồng người nước
ngoài.
Bảng câu hỏi 13: Bảng phân phối tần suất về quyết định khi có người em gái đi lấy chồng
nước ngoài (của nam) ở các tỉnh dồng bằng sông Cửu Long
Nếu có em gái, khi có
điều kiện có đồng ý
cho cô ấy lấy chồng Tần suất
nước ngoài không?
(chỉ hỏi nam)
Phần trăm
Phần trăm lũy tiến
1.Có
5
25
25
2.Không
8
40
65
3.Chưa nghĩ đến
3
15
80
Biển Đông
16
XHHK18
4.Khó trả lời
4
20
Tổng cộng
20
100
100
Mô tả: Trong tổng số 68 người được phỏng vấn, có 20 người là nam hợp lệ trả lời câu hỏi này.
40% không muốn em gái mình lấy chồng người nước ngoài. 25% khác đồng ý. 35% còn lại đang
phân vân cho câu trả lời. Vậy thấy được rằng việc lấy chồng người nước ngoài trong mắt nam
giới vẫn tồn tại nhiều đánh giá không tích cực.
Bảng câu hỏi 14: Bảng phân phối tần suất về độ tuổi thích hợp để lấy chồng của con gái ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo bạn, con gái
nên lấy chồng ở độ Tần suất
tuổi nào?
Phần trăm
Phần trăm lũy tiến
1. Nhỏ hơn 23
9
15.254
15.254
2.Từ 23 đến 26
34
57.626
72.88
3. Từ 27 đên 30
16
27.12
100
Tổng công
59
100
Mô tả: Theo số liệu trên, có thể thấy độ tuổi cao hơn thì nhận được sự đồng tình nhiều hơn của
người được phỏng vấn trong độ tuổi con gái nên lấy chồng. 57.626% người cho rằng độ tuổi 23
đến 26 là thích hợp nhất, có tỷ lệ phần trăm cao nhất. 27.12% người cho rằng độ tuổi 27 đến 30
thích hợp hơn, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ đứng thứ 2 với 16/59 người trả lời. Chỉ có 9 người cho rằng
con gái nên lấy chồng lúc nhỏ hơn 23 tuổi. Ta nhận thấy rằng có tư tưởng của những người được
phỏng vấn đã có sự tiến bộ hơn rất nhiều.
Bảng câu hỏi 15: Bảng phân phối tầng suất về độ tuổi không còn khả năng lấy chồng nữa
(bị coi là ế) ở các tỉnh dồng bằng sông Cửu Long
Biển Đông
17
XHHK18
Cô gái đến tuổi nào mà
chưa lấy chồng thì sẽ
Tần suất
không có khả năng lấy
chồng nữa (bị coi là ế) ?
Phần trăm
Phần trăm lũy tiến
1. 30-35
25
52.083
52.083
2. 36-40
15
31.25
83.333
3. Lớn hơn 40
8
16.67
100
Tổng cộng
48
100
Mô tả: Có 25/48 người trả lời cô gái đến 30-35 tuổi chưa lấy chồng thì coi như bị ế, chiếm tỷ lệ
cao nhất 52,083%. 31.25% người trả lời tuổi ế là từ 36-40 tuổi. Chỉ có 16.67% trả lời trên 40
tuổi. Dù sao quan niệm ế vẫn mang tính chất phong kiến so với những nước phát triển trên thế
giới hiện nay, thế nhưng độ tuổi ế trong quan niệm hiện nay đang dần được nâng cao hơn so với
xã hội Việt Nam ngày xưa.
Bảng câu hỏi 16: Bảng phân phối tần suất về việc sau khi ly hôn chồng người nước ngoài thì
có dễ lấy chồng khác không ở các tỉnh dồng bằng sông Cửu Long
Theo bạn, nếu một cô gái
lấy chồng người nước
ngoài, sau đó ly hôn thì có Tần suất
dễ lấy chồng khác hay
không
Phần trăm
Phầnăm lũy tiến
47.058
47.058
32.352
79.41
14
20.59
100
68
100
1. Cũng giống như lấy
chồng người Việt 32
Nam mà ly hôn
2. Sẽ khó lấy chồng
hơn người lấy chồng 22
người Việt Nam
3. Không biết khó trả
lời
Tổng cộng
Biển Đông
18
XHHK18
Mô tả: Đa số câu trả lời cho thấy rằng người đã ly hôn thì việc kết hôn tiếp theo không bị ảnh
hưởng bởi quá khứ của cuộc hôn nhân trước. Có đến 47.058% trả lời rằng không có sự phân biệt
với người phụ nữ ly hôn có chồng Việt Nam hay chồng nước ngoài trong lần kết hôn tiếp theo.
32.352% cho rằng sẽ khó lấy chồng hơn người lấy chồng người Việt Nam. 20.59% còn lại không
có câu trả lời. Những con số sấp sỉ nhau chưa khẳng định được điều gì nhưng vẫn nói lên cái
nhìn khác biệt đối với người phụ nữ lấy chồng người nước ngoài.
Bảng giới tính: bảng phân phối tần suất về giới tính ở đồng bằng sông Cửu Long
Giới tính
Tần suất
Phần trăm
Phần trăm lũy tiến
1. Nam
20
29.41
29.41
2. Nữ
48
70.59
100
68
100
Tổng
Bảng năm sinh:bảng phân phối tần suất về năm sinh
Năm sinh
Tần suất
Phần trăm
Phần trăm lũy tiến
1. 1992
6
8.82
8.82
2. 1993
10
14.71
23.53
3. 1994
51
75
98.53
4. 1990
1
1.47
100
68
100
Tổng
Bảng học vấn: bảng phân phối tần suất về học vấn
Học vấn
Tần suất
Phần trăm
Phần trăm lũy tiến
1. 12/12
28
41.18
41.18
2. Đại học
40
58.82
100
Biển Đông
19
XHHK18
Tổng
68
100
Bảng tôn giáo: bảng phân phối tần suất về tôn giáo
Tôn giáo
Biến khuyết
Tổng
Tần suất
Phần trăm
Phần
thực tế
trăm Phần trăm
lũy tiến
1. Đạo Phật
9
13.235
13.64
13.64
2. Đạo Thiên Chúa
12
17.647
18.18
31.82
3. Cao Đài
0
0
0
31.82
4. Hòa Hảo
0
0
5. Đạo ông bà
16
23.529
24.24
56.06
6. Khác
29
42.647
43.94
100
Tổng
66
97.06
100
Không hợp lệ
2
2.94
68
100
0
31.82
Câu 3: Xây dựng giả thuyết cho các biến số trên
Xây dựng giả thuyết 1: Không có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình khi quyết định cho người
nhà lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở các tỉnh dồng bằng sông Cửu Long
Xây dựng giả thuyết 2: Không có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về mức độ đồng tình với việc
lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long
Xây dựng giả thuyết 3: Có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về đánh giá chuyện lấy chồng nước
ngoài là bình thường giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long
Xây dựng giả thuyết 4: Có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về mức độ cuộc sống khá hơn trước
của những gia đình có con lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long
Biển Đông
20
XHHK18
Xây dựng giả thuyết 5: Có sự khác biệt ý nghĩa trung bình về việc sau khi ly hôn chồng người
nước ngoài thì có dễ lấy chồng khác không giữa nam và nữ ở các tỉnh dồng bằng sông Cửu
Long
Câu 4: Tiến hành kiểm định giả thuyết
•
Kiểm định giả thuyết 1:
Bảng 1: quyết định cho người nhà lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long
Giới tính
Nữ
Nam
1. Có
11
5
2. Không
28
8
3. Chưa nghĩ đến
7
3
4. Khó trả lời
2
4
48
20
Nữ
ur
x1
Nam
Mức độ
Tổng
Bảng tính 1
Số người trung bình
x2
=2
2.3
=
Độ lệch chuẩn
s1 = 0.86
s2 =1.04
Dung lượng mẫu chọn
n1=48
n2=20
Độ tin cậy 99%
•
Xây dựng giả thuyết
- Ho: không có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình khi quyết định cho người nhà lấy
x1
-
x2
chồng nước ngoài giữa nam và nữ. =
Ha: có sự khác biệt ý nghĩa trung bình khi quyết định định cho người nhà lấy
chồng nước ngoài giữa nam và nữ.
Biển Đông
21
x1
≠
x2
XHHK18
+ S2pooled=
t0 =
+
+
+
s12 ( n1 − 1) + s22 ( n2 − 1) 0.862 ( 48 − 1) + 1.042 ( 20 − 1)
=
= 0.84
( n1 − n2 )
( 48 + 20 − 2 )
x1 − x2
2 − 2.3
=
= −1.23
1 1
1
1
2
S pooled ( + )
0.84 + ÷
n1 n2
48 20
t0 = 1.23
df = n1 + n2 − 2 = 48 + 20 − 2 = 66
+ Với
α = 0.01
α
= 0.005
2
⇒ tc = 2.58
⇒
Ta lại có:
+t0= 1.23 < tc
⇒
⇒
p> 0.01
chấp nhận Ho
⇒
ở mức độ tin cậy 99% ta không đủ bằng chứng chứng tỏ có sự khác biệt về ý nghĩa
trung bình về quyết định cho người nhà lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở đồng bằng
sông Cửu Long
•
Kiểm định giả thuyết 2:
Bảng 2: Mức độ đồng tình với việc lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở đồng bằng sông
Cửu Long
Giới tính
Nữ
Nam
Mức độ đồng tình
1. Hoàn
toàn
đồng tình
không 2
0
2. Không đồng tình lắm
11
6
3. Không có thái độ gì
16
6
Biển Đông
22
XHHK18
4. Đồng tình
12
4
5. Rất đồng tình
1
2
6. Không biết khó trả
6
2
48
20
Nữ
Nam
Trung bình
x1 = 3.35
x2 = 3.4
Dung lượng mẫu
n1 = 48
n2 = 20
Độ lệch chuẩn
s1 = 1.15
s2 = 1.15
Độ tin cậy
99%
lời
Tổng
Bảng tính 2
Xây dựng giả thuyết
Ho: không có sự khác biệt về mức độ đồng tình với việc lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ
ở đồng bằng sông Cửu Long:
x1 = x2
Ha: có sự khác biệt về mức độ đồng tình với việc lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở đồng
bằng sông Cửu Long
x1 ≠ x2
s12 ( n1 − 1) + s22 (n2 − 1) 1.152 ( 48 − 1) + 1.152 ( 20 − 1)
=
= 1.3225
( n1 − n2 )
( 48 + 20 − 2 )
+ S2pooled=
t0 =
+
x1 − x2
3.35 − 3.4
=
= −0.16
1 1
1
1
2
S pooled ( + )
1.3225 + ÷
n1 n2
48 20
t0 = 0.16
Biển Đông
23
XHHK18
+
df = n1 + n2 − 2 = 48 + 20 − 2 = 66
+ Với
α = 0.01
α
= 0.005
2
⇒ tc = 2.58
⇒
Ta lại có:
t0 = 0.16 tc ⇒ p > 0.01 ⇒
<
chấp nhận Ho
⇒
ở mức độ tin cậy 99% ta không đủ bằng chứng chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa về mức
độ đồng tình với việc lấy chồng nước ngoài giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long
•
Kiểm định giả thuyết 3:
Bảng 3 : Đánh giá chuyện lấy chồng nước ngoài là bình thường giữa nam và nữ ở đồng
bằng sông Cửu Long
Theo bạn việc lấy chồng Nữ
nước ngoài có là chuyện
bình thường không ?
Nam
1. Bình thường
38
13
2. Không bình thường
6
4
3. Khó trả lời
4
3
48
20
Nữ
Nam
Trung bình
x1 = 1.29
x2 = 1.5
Dung lượng mẫu
n1 = 48
n2 = 20
Độ lệch chuẩn
s1 = 0.79
s2 = 0.87
Độ tin cậy
99%
Tổng
Xây dựng giả thuyết
Biển Đông
24
XHHK18
Ho: không có sự khác biệt ý nghĩa về sự đánh giá chuyện lấy chồng nước ngoài là bình thường
x1
giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long:
=
x2
Ha:có sự khác biệt ý nghĩa về sự đánh giá chuyện lấy chồng nước ngoài là bình thường giữa nam
và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long:
x1 ≠ x2
s12 ( n1 − 1) + s22 (n2 − 1) 0.79 2 ( 48 − 1) + 0.87 2 ( 20 − 1)
=
= 0.66
(n1 − n2 )
( 48 + 20 − 2 )
+ S2pooled=
t0 =
+
x1 − x2
1.29 − 1.5
=
= −0.97
1 1
1
1
2
S pooled ( + )
0.66 + ÷
n1 n2
48 20
t0 = 0.97
+
df = n1 + n2 − 2 = 48 + 20 − 2 = 66
+ Với
α = 0.01
α
= 0.005
2
⇒ tc = 2.58
⇒
Ta lại có
t0 = 0.97 < tc ⇒
p > 0.01chấp nhận Ho
Ở mức độ tin cậy 99% ta không đủ bằng chứng chứng tỏ có sự khác biệt về sự đánh
•
giá chuyện lấy chồng nước ngoài là bình thường giữa nam và nữ ở đồng bằng sông
Cửu Long.
Kiểm định giả thuyết 4:
Bảng 4: Mức độ cuộc sống khá hơn trước của những gia đình có con lấy chồng nước ngoài
giữa nam và nữ ở đồng bằng sông Cửu Long
Theo bạn, cuộc sống của Nữ
những gia đình có con lấy
chồng nước ngoài có khá
hơn lúc trước khi họ kết hôn
không ?
Biển Đông
Nam
25