Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đánh giá tình hình sinh trưởng và khả năng thích ứng của các loài cây bán ngập được trồng tại hồ truồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với phương châm học đi đôi với hành, ngoài phần lý thuyết mỗi sinh viên
phải thực tập cuối khoá để bổ sung kiến thức và tiếp cận với thực tế. Đây là cơ
sở kiểm tra kiến thức bốn năm học của sinh viên.
Được sự nhất trí của Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Huế
và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh
giá tình hình sinh trưởng và khả năng thích ứng của các
loài cây bán ngập được trồng tại hồ Truồi".
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành đến cô giáo Ths. Võ Thị Minh Phương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo trong Khoa
Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã chỉ bảo tận tình, đóng góp ý
kiến, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
Trường và đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại xã Lộc Hòa, UBND xã Lộc
Hòa, trạm kiểm lâm xã Lộc Hòa và VQG Bạch Mã đã tạo điều kiện và giúp đở
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Với khả năng của bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận không tránh
khỏi những điều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến từ
quý thầy cô để khóa luận hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Quốc Phòng

1


MỤC LỤC


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hồ Truồi là nơi chứa nước để phục vụ tưới tiêu cho các xã thuộc huyện Phú
Lộc, tỉnh TT – Huế, và là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Tuy nhiên, do nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, vùng hồ Truồi có lượng mưa lớn (3000 – 3500
mm/năm), nên mực nước hồ Truồi dao động rất lớn. Sự dao động của mực nước
đã tạo ra một diện tích bán ngập ở khu vực lòng hồ. Môi trường bán ngập nước
với một khoảng thời gian ngập nước gần như cố định trong năm đã tạo điều kiện
cho một số loài thực vật bán ngập nước được gây trồng sinh trưởng và phát
triển. Tuy nhiên, do điều kiện khắc nghiệt cùng với điều kiện
chăm sóc không thuận lợi nên tình hình sinh trưởng và phát
triển của các loài cây bán ngập được trồng tại hồ Truồi đang là
một vấn đề cần quan tâm. Chính vì vậy, để tìm hiểu các thông
tin về môi trường sống, khả năng phát triển, thích nghi của các
loài cây bán ngập được trồng tại hồ Truồi từ đó đưa ra được các
giải pháp góp phần bảo vệ phát triển các loài cây bán ngập tại
hồ Truồi, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá tình hình
2


sinh trưởng và khả năng thích ứng của các loài cây bán
ngập được trồng tại hồ Truồi".
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được tình hình sinh
trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của các loài cây bán
ngập nước được gây trồng tại hồ Truồi và đưa ra các giải pháp
góp phần bảo vệ và phát triển các loài cây bán ngập nước tại
vùng hồ, với mục tiêu đảm bảo tỷ lệ thành rừng vùng đất bán
ngập nhằm chống sạt lở bồi lắng lòng hồ vào mùa mưa và ứng
phó với biến đổi khí hậu.
Đề tài sử dụng các phương pháp bao gồm phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành liên quan, từ

internet. Phương pháp điều tra các loài cây được thực hiện trên
các tuyến và các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa.
Đề tài thu được một số kết quả như sau: Hồ Truồi có một diện tích đất bán
ngập tương đối lớn, dao động mực nước trong năm không ổn định. Mùa mưa
mực nước hồ luôn ở mức rất cao trên 42m, vào mùa hè thì giảm xuống rất thấp
(thấp nhất chỉ khoảng 18,52m). Đề tài đã điều tra và xác định ở đây cây bán
ngập nước tương đối đa dạng, khoảng hơn 20 loài. Tuy nhiên chủ yếu là cây bụi
và gỗ nhỏ. Chính vì vậy để bảo vệ lòng hồ, chống xói mòn đề tài tiến hành trồng
thử nghiệm 8 loài cây bán ngập thân gỗ bao gồm Sung (Ficus racemosa L.), Rù
rì (Ficussubpyriformis Hook.et Arn), Si (Ficus microcarpa L), Lộc vừng
(Barringtonia acutangula (L.) Gaertn), Tra (Hibiscus tiliaceus L.), Sanh (Ficus
benjamina L), Gáo trắng (Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp),
Trai nước (Fagraea fragrans Roxb). Các cây bán ngập được tiến hành trồng thử
nghiệm vào tháng 5 năm 2014. Sau khi trồng tiến hành chăm sóc theo dõi tình
hình sinh trưởng và tỷ lệ sống chết của các loài. Kết quả theo dõi được thể hiện
trong các bảng 4.4, 4.5, 4.6, và 4.7. Từ những kết quả trên nhận thấy có thể
chọn các loài cây Trai nước (Fagraea fragrans Roxb), Lộc vừng
(Anthocephalus chinensis ( Lam) A. Rich.ex Walp), Gáo trắng (Barringtonia
acutangula (L.) Gaertn) là những loài cây bán ngập chủ lực phù hợp nhất, để
gây trồng trên diện rộng ở địa bàn nghiên cứu nhằm tăng cường phát triển rừng
phòng hộ trên vùng đất bán ngập, làm đa dạng hoá giống cây lâm nghiệp, góp
phần phát triển bền vững vốn rừng và tạo cảnh quan cho khu vực hồ Truồi.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài đã rút ra một số kết luận: Các loài cây bán
ngập được trồng tại đây trong 6 tháng đầu tiên sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao
trên 50%. Cây trồng trong sau 1 năm tuổi đã thể hiện rõ khả năng chịu ngập. Tỷ
lệ sống của các loài cây này giảm rõ rệt, đặc biệt Rù rì, Sanh, Tra hầu như không
chịu được mức ngập sâu và dài ngày. Tốc độ sinh trưởng của loài Trai nước là
nhanh nhất tiếp đến là các loài Gáo Trắng và Lộc vừng. Có thể chọn các loài cây
Trai nước, Lộc vừng, Gáo trắng làm loài cây chủ lực phù hợp, để gây trồng trên
diện rộng ở địa bàn nghiên cứu. Các yếu tố tác động chủ yếu đến cây bán ngập

chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết khiến mực nước dâng của hồ Truồi khá
3


thất thường, cây khó có thể thích nghi tốt. Chăm sóc thường xuyên, phối hợp
quản lý bảo vệ với chính quyền và người dân là những giải pháp khả thi đảm
bảo tỷ lệ sống, khả năng thành rừng đối với các loài cây bán ngập tại hồ
Truồi….
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã đưa ra một số kiến nghị
sau: Cần tiếp tục theo dõi tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng và
trồng giặm những cây đã chết trong mô hình đồng thời cần
nghiên cứu và nhân rộng phát triển hơn nữa các mô hình gây
trồng này. Cần có qui định bảo vệ và chăm sóc các loài cây
trong các mô hình đã được gây trồng để có kết quả tốt hơn.
Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan
trọng của rừng cây bán ngập.

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Truồi có diện tích khoảng 400 ha, trước kia diện tích hồ
lòng hồ rất nhỏ, vì mục đích tưới tiêu cho đồng ruộng các xã
thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng đập
Truồi ngăn nước, vì vậy mà hồ Truồi rộng lớn như bây giờ. Đến
hồ Truồi ta sẽ thấy một vùng nước trong xanh được bao bọc bởi
các dãy núi xanh ngát, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ngoài ra,
hồ Truồi còn là một điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên
nhiên đẹp, nét độc đáo của Thiền Viện Trúc Lâm. Thiền viện Trúc
lâm Bạch Mã sừng sững giữa núi rừng Bạch Mã, sống động soi
mình trên gương nước của Hồ Truồi, Thiền viện Bạch Mã được
xây dựng đã làm sống dậy dòng Thiền Trúc Lâm giữa lòng người

dân miền Trung, là địa chỉ cho khách hành hương tìm về với cội
nguồn của đạo Phật dân tộc và thêm một địa danh tham quan
cho du khách của Khu du lịch sinh thái Bạch Mã.
Tuy nhiên, do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, vùng hồ
Truồi có lượng mưa lớn (3000 – 3500 mm/năm), lại tập trung
vào mùa mưa nên mực nước hồ Truồi dao động rất lớn, mức dao
động mực nước càng ngày càng có xu hướng tăng do biến đổi
khí hậu (hạn nặng và lũ lớn). Sự dao động của mực nước đã tạo
ra một diện tích bán ngập ở khu vực lòng hồ, dễ bị lũ vào mùa
mưa và bị cháy vào mùa khô. Môi trường bán ngập nước với một
khoảng thời gian ngập nước gần như cố định trong năm đã tạo
điều kiện cho một số loài thực vật bán ngập nước được gây
trồng sinh trưởng và phát triển. Các loài cây bán ngập nước với
khả năng thích ứng tuyệt vời đã góp phần chống xói mòn, sạt lở
4


đất và bảo vệ được vùng lòng hồ vào mùa mưa, phòng chống
cháy vào mùa khô, đảm bảo lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường.
Tuy nhiên, do điều kiện khắc nghiệt cùng với điều kiện chăm sóc
không thuận lợi nên tình hình sinh trưởng và phát triển của các
loài cây bán ngập được trồng tại hồ Truồi đang là một vấn đề
cần quan tâm.
Chính vì vậy, để tìm hiểu các thông tin về môi trường sống,
khả năng phát triển, thích nghi của các loài cây bán ngập được
trồng tại hồ Truồi từ đó đưa ra được các giải pháp góp phần bảo
vệ phát triển các loài cây bán ngập tại hồ Truồi, tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài "Đánh giá tình hình sinh trưởng và khả
năng thích ứng của các loài cây bán ngập được trồng tại
hồ Truồi". Nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc

lựa chọn loài cây bán ngập ngọt phục vụ cho hoạt động trồng
rừng phòng hộ tại hồ Truồi với mục tiêu gây trồng và đảm bảo
tỷ lệ thành rừng vùng bán ngập nhằm chống sạt lở bồi lắng lòng
hồ vào mùa mưa và ứng phó với biến đổi khí hậu.
PHẦN II
TỔNG QUAN
2.1.

Khái niệm về đất ngập nước

Thuật ngữ đất ngập nước (ĐNN) được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, tùy theo quan điểm, người ta có thể chấp nhận các
định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng 50 định nghĩa về đất
ngập nước đang được sử dụng (theo Dugan, năm 1990). Hiện
nay, khái niệm đất ngập nước theo công ước Ramsar (năm
1971) được nhiều người sử dụng. Đất ngập nước được xem là
“Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc
nước, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có
nước đứng hay chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng
nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6m”. Ngoài
ra, Công ước (Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước: “
Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các
vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển
sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”.
Ngoài ra còn một số định nghĩa khác như: Theo chương trình
quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ: “Về vị trí phân bố,
đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ
sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực. Những nơi này mực
nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được
bao phủ bởi lớp nước nông”.

5


Theo các nhà khoa học Canađa: “Đất ngập nước là đất bão
hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy
sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa nước, có thực vật thủy sinh
và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ước”.
Theo các nhà khoa học New Zealand: “Đất ngập nước là
một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ước từng thời
kỳ hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và
những vùng chuyển tiếp giữa đất - nước. Nước có thể là nước
ngọt, nước mặn hoặt nước lợ. Đất ngập nước ở trạng thái tự
nhiên hoặc đặc trưng bởi các loài thực vật và động vật thích
hợp với điều kiện sống ẩm ướt”.
Năm 1989, Việt Nam tham gia vào công ước quốc tế
Ramsar về bảo tồn đất ngập nước như là nơi sống của cá loài
chim nước. Thêm vào đó, Việt Nam cũng đã có những cố gắng
trong công tác nghiên cứu, quản lý và bảo tồn đất ngập nước
quốc gia như “Chương trình bảo tồn đất ngập nước quốc gia”;
Nghị định 109/2003/NĐ – CP về bảo tồn và phát triển bền vững
các vùng đất ngập nước.
2.2. Phân loại đất ngập nước
2.2.1. Phân loại đất ngập nước trên thế giới
Từ rất sớm đã có khá nhiều cách xác định ĐNN cho các
vùng đất than bùn phía bắc của Châu Âu và Bắc Mỹ. Davis
(1907 - trong Mitsch và Gosselink, 1986) đã mô tả các bãi lầy
Michigan theo ba tiêu chí riêng biệt: (1) dạng đất trên đó có bãi
lầy, ví dụ như các lưu vực sông nông hay châu thổ của các suối;
(2) cách thức mà theo đó bãi lầy được hình thành, chẳng hạn
như từ dưới lên hay từ bờ trở ra; và (3) thảm thực vật bề mặt, ví

dụ như cây thông rụng lá hay rêu. Nhưng phải đến những năm
sau 1950 mới có sự phân loại một cách hệ thống đầu tiên của
Mỹ (Mai Đình Yên, 2002). Các tác giả như Moore và Bellamy
(1974) thì lại mô tả bảy loại hình đất than bùn dựa trên các điều
kiện dòng chảy.
Phân loại ĐNN có thể dựa vào các khu cư trú của các loài
chim nước (Hancock, 1984), hoặc theo hướng địa mạo. Ở một
số nước, phân loại ĐNN được tiến hành theo hệ thống thứ bậc
(Hoa Kỳ). Việc phân loại ĐNN theo sinh thái học sẽ giúp cho việc
quản lý và bảo tồn được tốt hơn. Theo đó, các yếu tố địa mạo,
thuỷ văn và chất lượng nước sẽ là cơ sở cho việc phân biệt các
lớp ĐNN về mặt sinh thái v.v...
Cơ quan Bảo vệ Động vật hoang dã và Cá Hoa Kỳ bắt đầu
kiểm kê ĐNN trong các loại ĐNN quốc gia một cách nghiêm
6


ngặt vào năm 1974 (Mitsch and Gosselink, 1986, 1993). Theo
cơ quan này, lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu
mô tả sự xuất hiện nói chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực
vật ưu thế và cả kiểu dạng chất nền.
2.2.2. Phân loại hiện hành của Hoa Kỳ - Kiểm kê đất ngập

nước quốc gia
Phân loại được sử dụng trong kiểm kê các đất ngập nước và
các nơi cư trú nước sâu của Hoa Kỳ tập trung vào mô tả các
nhóm phân loại sinh thái học, sắp xếp chúng thành một hệ
thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị cho
các đơn vị thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các
khái niệm và các thuật ngữ.

Phân loại này được dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về
mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực
vật.
Mức rộng nhất là hệ thống: sự phức tạp của các đất ngập
nước và các nơi cư trú nước sâu mà chúng cùng có ảnh hưởng
của các nhân tố thuỷ lực, địa mạo, hóa học hay sinh học”. Các
hạng rộng này bao gồm như sau: (1) Biển; (2) Cửa sông; (3) Ven
sông; (4) Hồ; (5) Đầm; (6) Các hệ thống phụ bao gồm: Bán thuỷ
triều, trên triều, gian triều, thủy triều, dưới triều, gián đoạn,
nước ngọt, ven biển.
Lớp đất ngập nước cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô tả sự
xuất hiện nói chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu
thế và cả kiểu dạng chất nền. Khi độ che phủ của thảm thực vật
vượt quá 30% thì lớp thảm thực vật được sử dụng (ví dụ, đất
ngập nước cây bụi – bụi). Nếu như chất nền bị che phủ bởi thảm
thực vật nhỏ hơn 30% thì khi đó lớp chất nền được sử dụng (ví
dụ, nền đáy không được vững chắc)
2.2.3. Phân loại đất ngập nước của bang New South Wales

- Australia
Hệ thống phân loại đất ngập nước được xây dựng nhằm
cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý các vùng đất ngập
nước đặc thù và những vấn đề về đất ngập nước. Đây là bước
quan trọng đầu tiên trong quá trình quản lý đất ngập nước.
Trong đó bao gồm: 1) Quản lý nước (tác động của việc bơm
nước tưới tiêu, của các đập, của các đê và bờ bao, nhu cầu nước
cho các vùng đất ngập nước và việc thiết kế các công trình thuỷ
lợi trong vùng); 2) Quản lý đất (bồi lắng, xói lở, khai thác cát,
sỏi, khai thác than bùn, chăn thả, sử dụng phân bón và thuốc
trừ sâu, khai thác rừng, phát triển đô thị, đất chua phèn); 3)

7


Chất lượng nước (chu kỳ phú dưỡng, nước mặn, thành phần chất
dinh dưỡng, độ đục); 4) Bảo vệ khu hệ động vật, thực vật (nơi
cư trú của các loài cá, chim nước, các loài động vật hoang dã,
các loài thực vật trên cạn và thực vật thuỷ sinh, các loài quý,
hiếm và bị đe doạ); 5) Lập kế hoạch quản lý đất ngập nước
(kiểm soát việc thực hiện kế hoạch, phục hồi hệ thực vật, động
vật); 6) Các hoạt động giải trí trong vùng đất ngập nước (săn
bắn, câu cá, bơi thuyền, cắm trại, giải trí ngoài trời, quan sát
chim); và 7) Các giá trị văn hoá của đất ngập nước (các di sản
văn hoá bản địa, các di sản văn hoá châu Âu).
Nhìn chung, hệ thống phân loại đất ngập nước của Australia
chia đất ngập nước thành 3 vùng địa lý: 1) Đất ngập nước ven
biển (Coastal wetland) với 5 kiểu; 2) Đất ngập nước vùng bình
nguyên (Tableland wetland) với 2 kiểu; và 3) Đất ngập nước nội
địa (Inland wetland) với 7 kiểu.
2.2.4. Phân loại ĐNN của công ước Ramsar

Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ước Ramsar
(1971) đã phân ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ
và lớp.
Trong quá trình thực hiện Công ước và thực tiễn áp dụng
vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã
thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B của Công ước Ramsar đã
chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là: 1) ĐNN ven biển và biển
(11 loại hình); 2) ĐNN nội địa (16 loại hình); và 3) ĐNN nhân tạo
(8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau) với tổng
cộng 35 loại hình. Cũng theo Ramsar Convention Bureau

(1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được xem xét
lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây,
hệ thống phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung
thành 42 kiểu.
2.2.5. Hệ thống phân loại đất ngập nước của tổ chức bảo

tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN wetland
classification, Dugan, 1999)
Hệ thống phân loại này thể hiện quan điểm sinh thái phát
sinh, đã hình thành các đơn vị sơ cấp và các đơn vị thứ cấp. Có
bốn cấp phân vị, cấp một dựa vào đặc trưng của nước để chia
thành nhóm các dạng đất ngập nước mặn (1) và nhóm các dạng
nước ngọt (2), nhưng nhóm ba (3) lại dựa vào hiện trạng sử
dụng đất để hình thành các loại đất ngập nước nhân tạo. Đơn vị
phân loại ở cấp hai trong nhóm (1) và nhóm (2) dựa vào yếu tố
độ sâu ngập nước và địa mạo để phân chia đơn vị cấp 3; ở đơn
8


vị cấp 3 thì dựa vào hiện trạng đất đai và sử dụng đất để chia
thành các loại đất ngập nước. Sau đó dựa vào hiện trạng sử
dụng đất để chia thành các dạng đất ngập nước cấp bốn.
So với hệ thống phân loại Ramsar, hệ thống phân cấp, phân
bậc khá phức tạp và các chỉ tiêu phân loại không thống nhất
nên khó khăn cho việc thiết lập cơ sở dữ liệu để theo dõi sự thay
đổi của đất ngập nước. Theo Nguyễn Chí Thành, khi áp dụng hệ
thống này để phân loại đất ngập nước ở đồng bằng Sông Cửu
Long thì tương đối phức tạp, nhiều loại không xuất hiện ở đồng
bằng Sông Cửu Long
2.2.6. Phân loại ĐNN của Keddy (2000)


Mỗi một loại hình ĐNN có thể được hình dung như là một
mẫu đặc thù của các quần xã thực vật, động vật phân bố tại đó.
Các khái niệm để mô tả đất ngập nước là rất khác nhau giữa
các nhà khoa học và những người khác nhau trong xã hội. Trong
các nước nói tiếng Anh trên thế giới thì các từ để mô tả đất
ngập nước được sử dụng một cách trái ngược nhau như: trảng
lầy (bog); đầm lầy thấp (fen); đầm lầy có cây gỗ và cây bụi
(swamp); đầm lầy cây bụi và cỏ (marsh); bãi sình lầy
(quagmire); đồng cỏ (savannah); vũng bùn (slough); đồng lầy
(swale); hố nước (pothole) v.v…
Một trong những hệ thống phân loại đất ngập nước đơn giản
nhất là cho rằng đất ngập nước chỉ có 4 kiểu: 1) Đầm lầy cây
thân gỗ và cây bụi (swamp); 2) Đầm lầy cây bụi và cỏ (marsh);
3) Đầm lầy thấp có sậy và cỏ trên đất than bùn nông (fen); và
4) Đầm lầy có cây thân gỗ, cây bụi, sậy trên đất than bùn sâu
(bog). Ngoài ra, có hai loại hình đất ngập nước khác cũng rất
quan trọng là: 1) Đồng cỏ ngập nước theo mùa (wet meadow);
và 2) Các thuỷ vực nước nông (shallow water).
2.2.7. Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam theo Phan

Nguyên Hồng và cộng sự (1996)
Năm 1996, theo yêu cầu của Cục Môi trường (nay là Cục
Bảo vệ Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường),
GS.TSKH Phan Nguyên Hồng và các cộng sự thuộc Trung tâm Tài
nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã xây dựng
bản dự thảo Chiến lược quản lý đất ngập nước Việt Nam, trong
đó có nội dung phân loại đất ngập nước Việt Nam. Để giới thiệu
một cách tổng quát các loại đất ngập nước chủ yếu, tùy theo
tính chất ngập nước mặn hay nước ngọt, thường xuyên hay định

kỳ, tác giả đã xác định những vùng đất ngập nước sau đây là
9


đối tượng nghiên cứu của “Chiến lược bảo vệ và quản lý đất
ngập nước Việt Nam giai đoạn 1996-2020”:
Kiểu phân loại này cũng tương tự như cách phân loại của
IUCN, tác giả đã phân chia đất ngập nước theo các sinh cảnh,
nhưng sắp xếp các sinh cảnh này theo tính chất ngập nước mặn
(đới biển ven bờ) hay ngập nước ngọt (đất ngập nước nội địa).
Cách thức phân loại này đúng như mục đích của tác giả là phục
vụ cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý đất ngập
nước ở cấp quốc gia, còn đối với các cấp chi tiết hơn sẽ không
thể đáp ứng được.
-

Theo đó, đất ngập nước nội địa bao gồm:

(1) Các hệ thống dòng chảy (sông, suối);
(2) Các hồ tự nhiên;
(3) Các hồ chứa nhân tạo;
(4) Vùng đồng bằng châu thổ sông;
(5) Các vùng ngập nước không thường xuyên.
-

Đất ngập nước ven biển bao gồm:

(1) Các loại hình cửa sông;
(2) Rừng ngập mặn;
(3) Các bãi triều cát;

(4) Các giải bờ đá;
(5) Vùng dưới triều trên độ sâu 6m nước;
(6) Các bãi cỏ biển và bãi tảo;
(7) Các rạn san hô.
2.3. Các hệ sinh thái đất ngập nước ngọt ở Việt Nam
Đất ngập nước là hết sức phong phú và phức tạp, chiếm
một phần không nhỏ của lãnh thổ bao gồm các vùng biển nông,
ven biển, cửa sông, đầm phá, có thảm thực vật bao phủ hay
không, đồng bằng châu thổ, tất cả các con sông, suối, ao, hồ,
đầm lầy tự nhiên hay nhân tạo, các vùng nuôi trồng thủy sản,
canh tác lúa nước đều thuộc loại đất ngập nước. Dù thế nào đi
chăng nữa thì chế độ thủy văn vẫn là yếu tố tự nhiên quyết định
và đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, duy trì và
quản lý các vùng đất ngập nước, đặc biệt là các vùng đất ngập
nước ngọt nội địa như sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa, thủy vực
ngầm trong hang đá, trảng cỏ ngập nước theo mùa...
10


Hệ sinh thái đất ngập nước ngọt ở Việt Nam khá phong phú
bao gồm cả đất ngập nước tự nhiên và đất ngập nước nhân tạo,
đất ngập nước theo mùa và đất ngập nước thường xuyên. Theo
thống kê chưa đầy đủ ở Việt Nam có 5 dạng nước ngọt sau:


Các sông suối

Nước ta có trên 2500 con sông, trong đó số sông dài trên 10
km là 2360, số sông có lưu vực từ 500-1000 km 2 là 166. Số sông
có lưu vực nhỏ hơn 500 km2 chiếm 92,55% tổng số sông. Số

sông có lưu vực nhỏ hơn 100 km 2 là 1556 chiếm 66,33% tổng số
sông.


Các hồ chứa

Theo các tài liệu hiện có, cả nước ta hiện có tổng số 68 hồ
chứa nước, với tổng diện tích 242.725ha thuộc địa bàn 38 tỉnh
thành ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với
nhiều hồ tự nhiên nổi tiếng như: hồ Ba Bể (Bắc Cạn), Hồ Chữ
(Phú Thọ), Hồ Tây (Hà Nội), Biển Hồ (Gia Lai), Hồ Lăk (Đắk Lăk),
Hồ Biển Lạc (Bình Thuận).


Các hồ chứa nước nhân tạo

Trước năm 1945, ở Việt Nam chỉ có một số hồ chứa nước và
nhà máy thủy điện nhỏ như Tà Sa (825kw), Nà Ngần (750kw),
Bản Thi (140kw), Bồng Miêu... Ở miền Bắc sau năm 1954, nhiều
hồ chứa nước đã được xây dựng như: Thác Bà, Đại Lải, Suối Hai,
Núi Cốc... Hiện nay cả nước có trên 3600 hồ chứa nước nhân tạo
do nhiều ngành tham gia xây dựng với mục tiên chống lũ, phát
điện, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản. Tính riêng các hồ chứa nước có quy mô vừa
và lớn (dung tích trên 1 triệu m 3, hoặc có chiều cao đập trên
10m) thì có khoảng 460 hồ (chiếm 13% tổng số hồ chứa). Hồ có
diện tích lớn nhất là Dầu Tiếng 72000ha, hồ chứa có công suất
lắp máy lớn nhất là Hòa Bình: 1920MW, tiếp theo là YaLy
(782MW), Trị An (420MW), Hàm Thuận (300MW), Sê San 3
(260MW), Đa Mi (175MW), Đa Nhim (160MW), Thác Bà

(108MW,diện tích hồ chứa 23500ha), Cần Đơn (78MW). Gần đây
cũng đã xây dựng 4 công trình thủy điện với các hồ chứa nước
lớn là: Thác Mơ (công suất 150MW, diện tích hồ chứa 10900ha),
Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hình (66MW) và Yaly: (782MW); và mới
nhất là công trình thủy điện Sơn La (2400MW, 22400ha). Thủy
điện Lai Châu (1200MW) cũng được khởi công xây dựng. Theo
thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (6/2013), cả nước
hiện có 1110 công trình và dự án thủy điện được quy hoạch
(trong đó có 239 công trình đã được hoàn thành xây dựng) với
11


tổng công suất lắp máy khoản 25290MW. Tổng diện tích đất
được quy hoạch, thu hồi và giao, cho thuê chỉ tính riêng đối với
cái dự án thủy điện vừa và nhỏ chiếm khoảng 109569ha.


Đất ngập nước vùng đồng bằng châu thổ các sông

Việt Nam có 2 vùng châu thổ của 2 con sông lớn: Sông
Hồng và sông Cửu Long. Châu thổ sông Hồng: có độ cao so với
mặt biển: từ 0-5m, diện tích 1.743.200ha. Sông Hồng là một
con sông lớn, mỗi năm có lượng phù sa đổ ra biển khoảng 115
triệu tấn. Cây trồng chính ở đây là lúa nước với sản lượng 3 triệu
tấn thóc/năm. Châu thổ Sông Cửu Long (Mê Công): có độ cao so
với mặt biển khoảng 5m, diện tích 3.900.000ha trên lãnh thổ
Việt Nam và khoảng 1.600.000ha sông Cửu Long (Mê Công)
chảy qua biên giới 6 nước, hàm lượng phù sa tương đối cao tạo
nên năng suất thứ cấp vô cùng lớn của sông này.



Đất ngập nước theo mùa không thường xuyên

Bao gồm các khu vực rừng tràm và các đồng cỏ ngập nước,
đầm lầy. Rừng Tràm phân bố ở một số vùng như: Đồng Tháp
Mười và tứ giác Long Xuyên, một phần tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang và rải rác ở một số tỉnh miền Trung. Riêng rừng tràm
ở Đồng Tháp Mười có diện tích tự nhiên 800.000ha, chiếm
15,8% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và rừng tràm U Minh
có diện tích 142.520ha. Rừng tràm là nơi có giá trị kinh tế lớn và
nhiều mặt. Thảm thực vật rừng tràm cung cấp nhiều loài cây có
giá tri kinh tế cao. Cây tràm vừa là cây cho gỗ xây dựng, đóng
đồ đạc, làm củi, vừa là cây cho tinh dầu với chất lượng cao dùng
trong y học và mỹ phẩm. Trong rừng tràm cũng có rất nhiều loài
cá và chim nước sinh sống. Rừng tràm còn là nơi dự trữ nước
ngọt trong mùa mưa và điều tiết nước vào mùa khô nhờ tầng
thảm mục dày được tích lũy trên mặt đất rừng.
2.4. Một số nghiên cứu về đất bán ngập ở hồ Truồi
Tại khu vực Hồ Truồi cũng đã có một số nghiên cứu về tác
động của công trình thủy lợi này đến đời sống dân sinh kinh tế
của khu vực hưởng lợi như đề tài: “Nghiên cứu và đánh giá các
tác động đến môi trường của khu vực hưởng lợi hồ Truồi” của
Trần Cát (Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng) và Nguyễn Phú Thọ
(Trường Cao đẳng Đức Trí Đà Nẵng). Nghiên cứu này sử dụng
phương pháp “Chập bản đồ” và “Ma trận Môi trường có định
lượng” để nghiên cứu đánh giá các tác động của hồ chứa Truồi
đến môi trường khu hưởng lợi nhằm cung cấp thêm những tài
liệu cần thiết cho việc phân tích, đánh giá. Qua đó xác định
những ảnh hưởng có lợi và có hại của hồ Truồi đối với đời sống
12



kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường đến khu vực hưởng lợi
nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Tác giả đã đưa ra
các biện pháp phát huy những tác động tích cực, hạn chế và
ngăn ngừa những tác động tiêu cực, nâng cao và phát huy hiệu
quả sử dụng của công trình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
một cách bền vững.
2.5. Một số loài cây bán ngập nước có vai trò quan trọng ở
Việt Nam
- Họ sim (Myrtaceae)

Chi Tràm (Melaleuca) ở Việt Nam có khá nhiều loài tràm
ngập nước mọc thành rừng bạt ngàn ở các tỉnh Nam bộ, trong
đó có loài tràm bản địa Melaleuca cajuputi loài này mọc nhiều
nơi ở nước ta, hiện có 2 dạng:
Tràm đồi còn gọi là tràm gió - cây bụi nhỏ cao 0,5-3m, phân
bố chủ yếu ở vùng đồi thấp nội địa hay ven biển, hàm lượng
tinh dầu trong lá cao.
Tràm cừ cây gỗ cao 10-20m mọc trên đất phèn ngập nước
chủ yếu ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau.
Hàm lượng tinh dầu trong lá thấp.
Loài tràm lá dài Melaleuca leucadendra có xuất xứ từ
Australia cây cao từ 25-45m sinh trưởng nhanh chịu được đất
phèn, đất ngập nước, ngập mặn, tái sinh chồi tốt, chịu lửa và
cho nhiều sản phẩm gỗ và ngoài gỗ như cột cừ, nhiên liệu, vật
dụng gia đình, vật liệu xây dựng.
Các loài khác Melaleuca spp là những cây đa tác dụng (lấy
gỗ, tinh dầu, nuôi ong...) có xuất xứ từ Australia được gọi chung
là tràm Úc, ngoài việc phát triển phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ,

hiện đang được nghiên cứu và trồng nhiều ở lòng hồ thủy điện
Hòa Bình, Thác Bà (Yên Bái) chúng phát triển trong điều kiện
bán ngập nước. Mùa nước lên cây chìm hoàn toàn trong nước
mà không chết, nước rút, hở cây ra tới đâu, mọc mầm ra lá
ngay tới đó. Người dân địa phương còn gọi là tràm nước ngọt.
Ngoài các loài trong chi Tràm - Melaleuca, trong họ sim còn
có một số loài có khả năng chịu ngập khá tốt như: Vối
(Cleistocalyx operculatus), Trâm sừng (Syzygium cumini , Sắn
thuyền (Syzygium polyanthum)...
- Họ Lộc vừng hay họ Chiếc (Lecychidaceae)

Nhiều loài trong chi Mưng (Barringtonia) thường sống ven
bờ nước và có khả năng chịu ngập tốt. Điển hình là cây Lộc
vừng.
13


Cây Lộc vừng (Mưng- Barringtonia acutangula) là cây cảnh
có giá trị được nhiều người ưa thích, phân bố tự nhiên ở những
vùng đất ẩm ven sông, Lộc vừng còn là cây bán ngập tuổi thọ
cao nhân giống rất dễ dàng bằng cả hai con đường vô tính: Dâm
vào thu đông, chiết vào xuân hạ và hữu tính: Gieo quả đã chín
cây (chín sinh lý) chuyển thành màu đỏ. Lộc vừng được trồng
thành rừng chạy dài hàng cây số ở vùng đất thấp bán ngập của
làng Phú Thọ huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, làng Phò Trạch,
làng Siêu Quần huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạo
thành đê xanh bảo vệ làng trước gió bão, sóng lớn.
- Họ Bàng (Combretaceae)

Cây Trâm bầu (Chưng bầu - Combretum quadrangulare) cây

bụi hay gỗ nhỏ, phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Cây mọc nhiều
ven kênh rạch của các tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ, không kén
đất, nước ngập không chết. Cây cho gỗ nhỏ làm củi, làm nông
cụ. Được trồng làm cây giữ đất ven kênh rạch, giữ ẩm cho đất
và chắn gió. Lá khô có thể dùng quấn thuốc lá để hút.
- Họ Cau Dừa (Arecaceae)

Chi Nypa: có một loài duy nhất là dừa nước (Nypa fruticans
Wurmb.) phân bố tự nhiên ở Việt Nam, phổ biến ở các tỉnh đồng
bằng Nam bộ. Dừa nước cũng phân bố rãi rác ở các tỉnh Nam
Trung bộ, nhưng không thấy phân bố tự nhiên ở miền Bắc Việt
Nam.
PHẦN III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển và khả
năng thích ứng của các loài cây bán ngập nước được gây
trồng tại hồ Truồi và đưa ra các giải pháp góp phần bảo vệ và
phát triển các loài cây bán ngập nước tại vùng hồ, với mục
tiêu đảm bảo tỷ lệ thành rừng vùng đất bán ngập nhằm
chống sạt lở bồi lắng lòng hồ vào mùa mưa và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
3.2. Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu.
Tổng quan về hồ Truồi.
Đa dạng các loài cây bán ngập tại hồ Truồi.
Xác định danh mục, đặc điểm cơ bản của các loài cây bán

ngập được trồng tại hồ Truồi.
14


Đánh giá tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng và khả năng
thích ứng của các loài cây bán ngập nước được trồng tại
đây.
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tình hình
sinh trưởng của các loài cây bán ngập.
Đưa ra các biện pháp góp phần bảo vệ và phát triển các
loài cây bán ngập tại hồ Truồi.

-

-

3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Một số loài cây thân gỗ bán ngập nước.
Phạm vi thời gian: Từ ngày 5/1 – 30/4/2015
Phạm vi không gian tại hồ Truồi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế

-

Phương pháp nghiên cứu

3.4.

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ các cơ


quan ban ngành liên quan, từ internet
Những tài liệu liên quan đến phân bố, đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học, giá trị, quản lý, bảo tồn,... các loài cây
bán ngập trong nước và trên thế giới.
Những tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa
bàn nghiên cứu.

-

-

3.4.2. Phương pháp điều tra các loài cây

Được thực hiện trên các tuyến và các ô tiêu chuẩn ngoài
thực địa để:
- Xác định danh lục thành phần các loài cây bán ngập phân
bố tại địa bàn theo phương pháp so sánh hình thái, tra cứu
tài liệu.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây bằng
phương pháp đo chiều cao vút ngọn, đánh giá tỷ lệ sống
chết.
- Xác định điều kiện lập địa và trạng thái hoàn cảnh nhằm
phân loại đối tượng tác động để đưa ra các giải pháp.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.

Tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.

Đặc điểm địa hình

Xã Lộc Hòa có địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông. Từ
trục đường liên xã đi về phía Tây Nam của xã là vùng đồi núi, có
độ dốc từ 1o – 30o thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Với
15


dạng địa hình được đồi núi bao bọc, địa hình thấp dần về phía
trung tâm tạo thành một khu vực bằng phẳng ở trung tâm. Như
vậy địa hình xã Lộc Hòa được chia thành hai bộ phận chính:
-

Vùng gò đồi xen vùng thấp trũng trung tâm xã có dạng
lòng chảo.
Vùng núi thấp và trung bình chiếm diện tích lớn, phân bố
phía Nam và phía Tây.

Nền địa chất ở khu vực này chịu tác động của nhiều hệ tầng
với các phức hệ khác nhau, tạo nên một miền đồi núi, thung
lũng và sông suối với tầng đất khá dày thuận lợi cho phát triển
cây công nghiệp, lâm nghiệp.

(Nguồn: google image)
Hình 4.1: Bản đồ vị trí xã Lộc Hòa – Huyện Phú Lộc
4.1.1.2.

Khí hậu, thủy văn, đại chất thổ nhưỡng

Khí hậu: Xã Lộc Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, khí hậu khắc nghiệt, mang những đặc điểm chính như sau:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24-26oC, nhiệt độ
biến đổi theo mùa:
-

Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, do ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình các tháng mùa mưa 20 – 22 oC, có khi xuống
dưới 8 – 9oC, ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi.
16


-

Mùa khô đến từ tháng 3 đến tháng 7, nhiệt độ trung
bình các tháng mùa khô 35 – 37oC, có khi lên đến 44oC
đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên gây
khô hạn.

Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm từ 1.900 –
3.200mm. Mưa tập trung vào 3 tháng: tháng 9, 10, 11; chiếm
tới trên 50% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong năm lớn
trên 164 ngày/năm.
Độ ẩm cao nhất 98,2% (tháng 2), độ ẩm thấp nhất 47,6%
(tháng 7).
Thủy văn: Là một xã miền núi có địa hình tương đối phức
tạp cùng với lượng mưa trung bình hàng năm lớn nên lượng
nước ở đây trở nên dư thừa vào mùa mưa, gây ra lũ quét với lưu
lượng dòng chảy mạnh dễ phá hỏng các công trình giao thông,

thủy lợi và các công trình công cộng khác trên địa bàn xã. Thủy
văn của xã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống thủy lợi Hồ
Truồi và vùng thượng nguồn sông Truồi.
4.1.1.3.

Tài nguyên thiên nhiên
-

Tài nguyên đất

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất cho thấy xã Lộc
Hòa đã hình thành các loại đất chính là đất Feralit vàng đỏ phát
triển trên đá phiến sét. Loại đất này phân bố ở nhiều cấp địa
hình khác nhau. Đất này được hình thành do sản phẩm phong
hóa của đá sét (thuộc nhóm đá trầm tích). Đất có màu đỏ vàng,
thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì tự nhiên trung
bình, khả năng giữ nước tốt. Loại đất này hiện đang được sử
dụng chủ yếu cho mục đích trồng cây công nghiệp và lâm
nghiệp.
Xã Lộc Hòa có tổng diện tích tự nhiên: 3.253,65ha bao
gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng,
đất ở khu dân cư nông thôn được thể hiện dưới dạng phần
trăm(%) ở Biểu đồ 4.1.

17


(Nguồn ủy ban nhân dân xã Lộc Hòa)
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Lộc Hòa
-


Tài nguyên rừng

Hiện tại, trên địa bàn xã Lộc Hòa có 2.494,39ha diện tích đất
lâm nghiệp, chiếm 88,75% diện tích đất tự nhiên của xã, trong
đó đất rừng sản xuất có 1.530,59ha và đất rừng phòng hộ có
469,80 ha, đất rừng đặc dụng 494,00ha. Theo kết quả điều tra
cho thấy các loại thực vật hiện có trên địa bàn xã vô cùng
phong phú và đa dạng như: Lim, Chò, Sến, Kiền, Đào… Ngoài
ra, còn có các nguồn lâm sản ngoài gỗ như: mây, tre, đót, lá
nón và một số loài cây dược liệu, cây cảnh… đây là nguồn tài
nguyên đem lại thu nhập kinh tế đáng kể cho người dân địa
phương.
Sản xuất lâm nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
của xã Lộc Hòa nói riêng và toàn huyện nói chung. Chính vì vậy
trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng
đã được đầu tư tăng cường nhằm nâng cao hơn nữa độ che phủ
của rừng. Hiện nay, xã đã từng bước giao rừng cho từng nhóm
hộ trực tiếp quản lý. Đã hình thành nhiều mô hình kinh tế vườn
rừng, vườn đồi nông lâm kết hợp làm ăn có hiệu quả.
-

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước xã Lộc Hòa khá phong phú và đa dạng, được
cung cấp từ nguồn nước mặt và nước ngầm.

18



Nguồn nước mặt của xã được cung cấp khá dồi dào từ các
khe suối trên địa bàn. Tuy nhiên do địa hình của xã khá phức
tạp và bị phân chia mạnh nên về mùa mưa dễ xảy ra lũ quét
trên diện rộng.
Nguồn nước ngầm theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn
cho thấy tầng nước ngầm của xã tương đối phong phú, nước
ngầm ở khu vực trung tâm xã phong phú hơn vùng cao, mực
nước dao động từ 5 – 6m, nguồn nước có đều quanh năm và
phân bố trên diện rộng là nguồn nước cung cấp cho nhu cầu
sinh hoạt chủ yếu của người dân.
Tiềm năng về nước của xã khá phong phú, có hồ Truồi và
kênh chính đi ngang qua nhiều thôn phục vụ cho tưới tiêu,
nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ hai nguồn chính là nước
mưa và nước ngầm. Nước mưa trực tiếp trên bề mặt, tích tụ trên
hệ thống kênh mương.
Diện tích mặt nước 80,32ha; trong đó, mặt nước sông, suối,
ao hồ 80,32ha; Lộc Hòa không có mặt nước đầm phá và mặt
nước biển.
-

Tài nguyên nhân văn

Nằm trong dải đất miền trung anh hùng, Lộc Hòa cũng giàu
truyền thống cách mạng và đang tiếp nối truyền thống xưa
chuyển mình hòa nhập vào sự đổi mới của Đảng, của huyện,
của tỉnh và đất nước.
-

Cảnh quan môi trường


Nhìn chung cảnh quan và môi trường xã chưa có thay đổi gì
lớn. Với sản xuất lâm, nông nghiệp là chủ yếu, chưa có khu
công nghiệp và các nhà máy nên chất lượng môi trường không
khí còn khá tốt. Quá trình sản xuất nông, lâm tuy sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu, nhưng cũng không ảnh hưởng lớn đến môi
trường đất, môi trường nước.
Về nguồn nước sinh hoạt, đa số dân sử dụng nước tự chảy,
nước giếng, nước mưa, nước ao hồ, nước sông chưa qua xử lý
nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Vấn đề cơ sở hạ tầng là một vấn đề khá phức tạp, một số
tuyến đường trên địa bàn xã đang xuống cấp đã ảnh hưởng
không nhỏ đến cảnh quan môi trường của xã.
4.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
4.1.2.1.

Hiện trạng kinh tế
19


Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm ước đạt trên
7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nông lâm nghiệp,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
a.Tình hình sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực theo hướng chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Xã đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được coi trọng,
bảo đảm quy trình sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, xóa

bỏ các tập tục canh tác lạc hậu tự cung, tự cấp. Chú trọng sản
xuất các loại cây công nghiệp mang tính hàng hóa như sắn
KM94, lạc. Đưa giống lúa cấp I vào sản xuất hàng năm đạt
100%: Năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha.
Phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao hơn, kết hợp trồng rừng xen
canh cây sắn, cây thuốc lá tăng giá trị sản phẩm trên một đơn
vị diện tích. Trong đó:
Rau màu các loại tận dụng đất bồi lấp phù sa, có điều kiện tưới
tiêu để trồng các loại rau màu phục vụ nhu cầu thị trường. Việc
phát triển kinh tế vườn, nhà có những mô hình cơ cấu cây trồng
như cau, chuối, tiêu.
Lúa nước gieo trồng hàng năm đạt 102ha; năng suất lúa bình
quân hàng năm đạt 45 tạ/ha, sản lượng 459 tấn.
- Diện tích trồng sắn hàng năm lên 150ha; năng suất 22 tấn/ha;
sản lượng 3.330 tấn.
-

Rừng trồng đã chuyển biến mạnh mẽ, khai thác có hiệu quả
thế mạnh của một xã thuộc vùng gò đồi, trồng rừng trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực phát triển kinh tế của địa
phương, công tác trồng rừng không chỉ phủ xanh đất trống đồi
núi trọc mà trở thành trồng rừng kinh tế, kinh doanh nghề rừng
với bảo vệ môi trường sinh thái.
 Chăn nuôi

Trong những năm qua đàn gia súc gia cầm có nhiều biến động
do dịch bệnh nhưng do phát triển chăn nuôi theo hướng hàng
hóa, phòng chống dịch tốt nên đàn gia súc, gia cầm vẫn tiếp tục

phát triển tốt.
b.Tình hình phát triển ngành nghề phi nông nghiệp.
20


Trong thời gian vừa qua, sản xuất ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ có hướng phát triển mạnh. Ngoài ra một số
ngành nghề truyền thống như: chế biến khai thác lâm sản,
mộc dân dụng, xây dựng, trên địa bàn xã đang mở rộng quy
mô của các doanh nghiệp khai thác cát sạn,… đã góp phần
tăng thêm thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho nhân
dân.
- Ngoài ra, các ngành nghề chế biến khai thác lâm sản, mộc dân
dụng phát triển mạnh, phần lớn các hộ kinh doanh tiểu thủ
công nghiệp nhỏ lẻ doanh thu thấp, lao động thủ công chủ
yếu…
- Hiện nay xã đang khuyến khích mở rộng phát triển các ngành
du lịch dịch vụ. Tận dụng vị trí địa lý gần khu sinh thái hồ Truồi,
Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã để phát triển, mở rộng sản xuất
kinh doanh, dịch vụ góp phần phát triển kinh tế của toàn xã và
các hộ kinh doanh.
-

c. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
-

4.1.2.2.

Trên địa bàn xã có 01 hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông
nghiệp với 365 hộ xã viên nông nghiệp và hơn 600 lao động

hoạt động có hiệu quả.
Hiện trạng xã hội
a. Dân số

Qua các số liệu điều tra, hiện trạng tình hình dân số xã Lộc
Hòa như sau:
Tổng dân số của xã Lộc Hòa là 2718 người, trên 587 hộ (Bình
quân mỗi hộ 4 – 5 người). Dân số Lộc Hòa phân bố không đồng
đều, chủ yếu tập trung dọc theo các đường liên xã, liên thôn với
mật độ trung bình là 83 người/km2.
Công tác dân số kết hợp lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hóa
gia đình được duy trì thường xuyên. Kết quả, tỷ suất sinh hàng
năm đều giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,5%. Tuy
nhiên, việc giảm tỷ suất sinh hàng năm chưa được vững chắc,
tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm, một số thôn có chiều
hướng tăng.
b. Thực trạng lao động và việc làm

Dân số trong độ tuổi lao động của xã Lộc Hòa là 1320 chiếm
48,5% tổng dân số toàn xã. Trong đó lao động trong ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 864 người chiếm
65,4% tổng dân số lao động. Lao động trong các ngành tiểu thủ
công nghiệp là 79 người chiếm 5,98%, trong ngành dịch vụ
21


thương mại là 377 người chiếm 28,5% tổng dân số lao động
toàn xã.
Để sử dụng tốt về tiềm năng lao động, trong những năm qua
xã đã xây dựng nhiều phương án, khuyến khích và tạo điều kiện

về vốn để các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất,
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Song thực tế, tình trạng không
có việc làm của lực lượng lao động nông nhàn trên khu vực vẫn
đang là vấn đề bức xúc. Vì vậy trong điều kiện khi ngành nông
nghiệp mà đặc biệt là ngành trồng rừng vẫn là ngành kinh tế
chiếm vai trò chủ đạo thì việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây
trồng vật nuôi, đồng thời mở rộng phát triển các ngành nghề
khác sẽ là vấn đề then chốt, tạo công ăn việc làm và tăng thu
nhập cho người dân.
c. Thu nhập và mức sống

Thu nhập của người dân Lộc Hòa vẫn còn ở mức thấp.
Thu nhập bình quân đầu người của người dân xã Lộc Hòa giai
đoạn qua là 6,07 triệu/người/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 15,59% tổng số hộ toàn
xã, hộ nghèo thường là các hộ thuần nông, các hộ không có
nghề nghiệp ổn định, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp, đông con và hộ neo đơn già yếu.
d. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Khu dân cư trong xã tập trung phân bố tại 10 thôn, diện tích
đất ở nông thôn là 257,19ha. Các điểm dân cư được hình thành
với mật độ tập trung ở những nơi có đường giao thông thuận
tiện, dịch vụ phát triển như đường liên xã, các tuyến đường liên
thôn. Nhìn chung, các khu dân cư không ngừng được cải tạo, mở
rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng làm cho nhu cầu sử dụng đất
vào các mục đích phi nông nghiệp tăng lên. Tuy vậy cũng còn
nhiều vấn đề bất cập cần phải tập trung giải quyết như: hầu hết
các khu dân cư chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác, rác thải
chủ yếu được xả tự phát trên bề mặt đường, sân vườn, các bãi
đất trống,… đã phần nào gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan

môi trường.
4.1.3. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính
quyền và các ban ngành, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Lộc
Hòa có sự chyển biến so với trước, phần nào đáp ứng được nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
22


Giao thông

4.1.3.1.

- Đường dự án giao thông nông thôn: Gồm có 2 tuyến với tổng
chiều dài 8,8km.
- Đường trục xã, liên xã: Gồm có 5 tuyến với tổng chiều dài
22,4km
- Đường trục thôn, liên thôn: Gồm 4 tuyến với tổng chiều dài
5,7km
- Đường xóm: Gồm 28 tuyến đường với tổng chiều dài 15,7 km,
kết cấu đường chủ yếu bằng đất đỏ.
- Đường trục chính nội đồng: Trên địa bàn bàn gốm có 7 tuyến với
tổng chiều dài 6,2km Tổng số cầu, cống, ngầm, đập tràng trên
các trục đường có 13 cái.
Điện lưới nông thôn và nước sinh hoạt

4.1.3.2.

Trên địa bàn có đường điện cao thế và hạ thế chạy qua. Hiện
nay hệ thống lưới điện hạ thế đã xây dựng phủ khắp các thôn

của xã, tỷ lệ hộ gia đình dùng điện đạt 95%.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu lấy từ nguồn
nước tự chảy, nước giếng, bên cạnh đó còn có một số hộ còn
dùng nước của các nhánh sông suối trong vùng chưa qua xử lý
không đảm bảo nhu cầu vệ sinh.
Thủy lợi

4.1.3.3.

Hiện trạng trên địa bàn xã ngoài hệ thống kênh mương thủy
lợi hồ Truồi và các tuyến kênh mương nhỏ lẻ (tổng chiều dài
khoảng 5,2 km) đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ nông nghiệp
trên địa bàn xã:
Môi trường

4.1.3.4.

Nhìn chung công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã còn
nhiều bất cập, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn
thấp.
Tỷ lệ hộ có công trình hợp vệ sinh: 45%
Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 40%
Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh trên 95%, trong đó hộ
sử dụng nước máy 60 hộ, chiếm 5.0%.
- Có nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng theo quy hoạch.
- Chưa quy hoạch nghĩa địa và chưa có cơ chế quẩn lý các khu
nghĩa địa của xã.
- Chưa quy hoach bãi thu gom rác để vận chuyển đến nơi xử lý
rác thải.
4.1.3.5.

Bưu chính viễn thông
-

23


-

-

4.1.3.6.

Xã có 01 điểm bưu điện văn hóa được xây dựng theo tiêu
chuẩn của ngành, tuy nhiên hướng tới cần nâng cấp cơ sở vật
chất, mở rộng quy mô và cần xây dựng thêm 1 bưu điện ở
thôn 10 gắn với việc xây dựng thư viện để phục vụ tốt hơn
nhu cầu của người dân trong quá trình phát triển nông thôn
mới.
Về hệ thống thông tin liên lạc, toàn xã ước tính có khoảng 800
điện thoại di động, 200 điện thoại cố định, bình quân 3 hộ có
1 máy cố định. Tổng số máy vi tính có hơn 100 cái, số máy
tính có kết nối internet có hơn 100 máy, bình quân 5 hộ có 01
máy vi tính, 100 hộ có máy kết nối internet.
Giáo dục đào đạo

Cùng với việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất đã
coi trọng chăm lo các vấn đề xã hội ngày càng tốt hơn. Công
tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, cơ sở vật chất trường
lớp được đầu tư không còn tình trạng thiếu phòng học, phải học
3 ca. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về chính

trị chuyên môn, cán bộ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trong đó
80% trên chuẩn.
Y tế

4.1.3.7.

Trong những năm qua, y tế đã có những bước tiến rõ rệt, công
tác y tế ngày càng được xã hội hóa. Cơ sở vật chất, phương tiện
khám chữa bệnh được tăng cường. Công tác xử lý bảo vệ sinh
môi trường, vệ sinh thực phẩm, phòng các bệnh dịch mùa được
chú trọng. Các chương trình tiêm chủng, chăm sóc bảo vệ
phòng chống suy dinh dưỡng đạt tỷ lệ cao.
Văn hóa – thể thao

4.1.3.8.

Thời gian vừa qua xã đã tăng cường phối hợp với các ngành
cấp trên tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể
dục, thể thao; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn.
Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa. Đến nay, có 100% thôn và cơ quan đạt chuẩn
văn hóa. Các phương tiện nghe nhìn, sách báo ngày càng tăng
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vui chơi giải trí và phát triển
thể dục thể tháo của nhân dân.
4.1.3.9.
-

Nhà ở nông thôn


Tổng số nhà trên địa bàn xã là 587 cái. Trong đó có khoảng 50
cái là nhà kiên cố, còn lại là nhà cấp 4.
24


-

-

Đầu năm 2011 toàn xã có khoảng 25 nhà tạm, nhưng đã được
cấp chính quyền xã vận động xây dựng nhà tình thương và xóa
nhà tạm cho các hộ nghèo theo quyết định 167 của thủ tướng
chính phủ, đến nay còn khoảng hơn 10 nhà tạm, dột nát.
Nhìn chung người dân Lộc Hòa sống tại đây trên 25 năm, đất
đai nhà cửa xây dựng mới. Việc xây dựng nhà ở mang tính tự
phát, không theo quy hoạch. Do đó ảnh hưởng đến mỹ quan
chung của nông thôn mới trong tương lai.
4.1.4. Hiện trạng về sử dụng đất
Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất thì tính đến diện
tích đất tự nhiên của toàn xã là 3.253,65 ha, và được thể hiện
trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Lộc Hòa
STT
nôngĐất

1

Đất phi nông nghiệp

2


Diện tích
(ha)

Tỷ lệ %

16,48
2,36
2.810,01
9,11

0,59
0,08
86,38
5,25

+ Đất tôn giáo, tín
ngưỡng

1,35

0,78

+ Đất nghĩa trang,
nghĩa địa

6,40

3,68


+ Đất có mặt nước
chuyên dùng

4,47

2,57

+ Đất sông suối

75,85

43,67

+ Đất phát triển hạ
tầng

75,73

43,60

173,68

5,34

12,77

0.39

257,19


7,90

3.253,65

100

Loại đất
+ Đất nuôi trồng thủy
+ Đất nông nghiệp
Tổng
+ Đất sản xuất vật liệu
xây dựng gốm sứ

Tổng
3

Đất chưa sử dụng

4

Đất ở khu dân cư thôn

Tổn
g

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Lộc Hòa)
4.1.5. Nhận xét chung về tình hình cơ bản của xã Lộc Hòa


Thuận lợi:

25


×