Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Thực trạng sản xuất và đánh giá tập đoàn giống cà tại quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 140 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, tháng 7 năm 2015

Trần Thị Kim Phụng


2

LỜI CẢM ƠN

Được sự cho phép của khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Huế và sự
đồng ý của Cô giáo hướng dẫn PGS. TS. Lê Thị Khánh, tôi đã thực hiện đề tài: “Thực
trạng sản xuất và đánh giá tập đoàn giống cà tại Quảng Nam.”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học đã trực tiếp
giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS. TS. Lê Thị Khánh, đã
tận tình chu đáo hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và truyền cho tôi những kiến thức kinh
nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do
buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học tiếp cận thực tế sản xuất
cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tối rất mong được sự góp ý của quý Thầy,
Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2015
Học viên

Trần Thị Kim Phụng


3
MỤC LỤC


4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AVRDC

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐC
FAO
GRSU
IBPGR

Đối chứng
Tổ chức Nông Lương Thế Giới
(Food and Agriculture Organization)

Nguồn gen và giống cây trồng Unit
Hội đồng quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật
(International Board for Plant Genetic Resources)

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

Quả TP

Quả thương phẩm

TB
TGST

Trung bình
Thời gian sinh trưởng

TN

Thí nghiệm

VK

Vi khuẩn



5
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH


6
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi cà (Solanum) gồm loài cà tím (Solanum melongena L.) và loài cà
pháo (Solanum album Lour) có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều
người ưa thích. Cây cà nói chung, có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng trái
vụ, rải vụ trong năm, có thời gian thu quả dài, cho năng suất cao, thời gian bảo
quản khá lâu, hạn chế sự hao hụt trong quá trình bảo quản, rất thuận tiện cho
việc vận chuyển và tiêu thụ. Quả cà được sử dụng dưới nhiều hình thức khác
nhau, có thể ăn tươi (chấm ruốc), chế biến thành các món ăn dân dã lâu đời rất
quen thuộc, mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt như cà dầm tương, cà
mắm, cà muối (muối chua, muối mặn), cà dưa (muối xổi).... Đặc biệt sản phẩm
cà muối đóng lọ, là mặt hàng tiêu thụ mạnh trong số các sản phẩm rau quả chế
biến tiêu dùng nội địa của nước ta trong nhiều năm qua, mang lại giá trị sản
xuất cao.
Ngoài giá trị thực phẩm, các loài thuộc chi Cà còn được dùng để làm
thuốc và làm cảnh, vì vậy cà không những có nhiều giá trị sử dụng, mà còn
mang giá trị văn hóa, ẩm thực của người Việt Nam.
Cây cà đã trở thành một loại cây trồng quan trọng, mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người dân ở những vùng đất trồng rau chuyên canh, ngay cả
vùng đất cát ven biển nghèo dinh dưỡng, đặc biệt cà là cây xóa đói giảm nghèo
và chống suy dinh dưỡng cho người dân tộc thiểu số miền núi ở các tỉnh miền
Trung Tây Nguyên. Một số vùng trồng rau như các tỉnh Lâm Đồng, Sóc Trăng,

Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương với thu nhập từ cây cà cao gấp 2
lần so với các loại rau khác. Đặc biệt một số loại cà còn được chế biến để xuất
khẩu như cà pháo, cà tím..[7].
Các giống cà rất đa dạng phong phú về đặc điểm hình thái và giá trị sử
dụng như cà pháo, cà bát, cà tím quả tròn, cà tím quả dài, cà dĩa, cà trắng, cà
xanh, có nhiều đặc tính tốt như chịu hạn, chịu úng, chịu sâu bệnh hơn so với
nhiều loại cây rau khác, là nguồn gen quý để sử dụng cho việc chọn tạo và lai
tạo giống mới.Vì vậy, cà là một trong những đối tượng nghiên cứu của các nhà
khoa học nhằm mục đích không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng
về hình thái (màu sắc, hình dạng, kích thước quả) để đáp ứng nhu cầu thị
trường tiêu thụ và thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
Quảng Nam là một tỉnh duyên hải, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng
điểm của miền Trung, với địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang


7
Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng
bằng và ven biển với diện tích đất nông nghiệp 1.040,6 nghìn ha, 9 loại đất
khác nhau, đặc biệt đất phù sa ven sông, đất cát pha nội đồng, kết hợp với khí
hậu nhiệt đới, hoàn toàn phù hợp cho việc trồng các loại cà.
Với những ưu điểm trên, cây cà rất có tiềm nhiều năng phát triển, đặc
biệt trồng vào trái vụ, rải vụ để chống giáp vụ (thiếu rau) và đa dạng hóa các
loại sản phẩm rau quả trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay trong sản xuất rau
nói chung, cà nói riêng đang gặp phải một số khó khăn lớn đó là chưa có bộ
giống và quy trình canh tác thích hợp, diện tích nhỏ lẻ, manh mún, mang tính
tự phát. Nông dân chủ yếu sử dụng các giống cũ, nguồn gốc không rõ ràng, sâu
bệnh gây hại nặng dẫn đến năng suất và chất lượng thấp. Mặt khác còn lạm
dụng phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến sản phẩm không an toàn, nên
quả cà chưa thực sự là sản phẩm hàng hóa cho chế biến và xuất khẩu, quá trình
thu hái hoàn toàn thủ công, giá cả sản phẩm trên thị trường bấp bênh vì vậy

diện tích và sản lượng cà không ổn định.
Những năm gần đây, sự đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung và
Quảng Nam nói riêng đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãi
thiếu ý thức, cùng với thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu, gia tăng dân số và
đô thị hóa. Thêm vào đó, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã đe dọa tới việc
trồng trọt và sản xuất của nông dân, hay sự du nhập các giống cây trồng mới,
đặc biệt là những giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về diện tích lẫn
nguồn gen của các giống cây trồng bản địa. Hơn 80% giống cây trồng bản địa
đã bị mất đi trên đồng ruộng sau những phong trào hiện đại hóa. Bên cạnh đó,
công tác điều tra, thu thập, phân loại, đánh giá nguồn gen và giá trị của chúng
chưa có hệ thống. Trong lúc đó, quyết định ban hành danh mục nguồn gen cây
trồng quý hiếm cần bảo tồn của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(2005), họ cà có 3 chi với 107 nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn tại Việt Nam
[19].
Để phát triển bền vững loại cây này, nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam. Bên
cạnh việc lựa chọn giống phù hợp với điều kiện canh tác, cho năng suất cao,
chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì
việc đánh giá, phân loại để tìm mối quan hệ của chúng, làm cơ sở cho công tác
chọn tạo giống sau này và bảo tồn các nguồn gen quý trong sản xuất là hết sức
cần thiết.


8
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: Thực trạng
sản xuất và đánh giá tập đoàn giống cà tại Quảng Nam.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá được thực trạng sản xuất và xác định được những yếu tố ảnh
hưởng đến sản xuất cà tại Quảng Nam, đề xuất được một số giải pháp phát

triển cây cà bền vững trên địa bàn Tỉnh.
- Chọn được một số giống có triển vọng nhất từ tập đoàn giống cà nhằm đề
xuất hướng sử dụng giống vào sản xuất và cung cấp một số dữ liệu cho công
tác chọn tạo giống và bảo tồn nguồn gen cây cà.


9
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được những yếu tố chính ảnh hưởng đến sản xuất cà ở Quảng
Nam (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội).
- Đánh giá được hiện trạng sản xuất cà, thu thập được các mẫu giống cà tại
tỉnh Quảng Nam, xác định được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và
đề đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm phát triển các giống cà, nâng cao
năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng trên địa bàn Tỉnh.
- Xác định được một số đặc điểm nông sinh học cơ bản của tập đoàn giống
cà tại Quảng Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất hướng sử dụng nguồn gen cà
phục vụ công tác chọn tạo giống cà.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài cung cấp những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó
khăn, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển vùng trồng
cà tại Quảng Nam.
- Cung cấp những dữ liệu khoa học về nguồn gen cây cà, làm cơ sở cho
công tác chọn tạo giống và bảo tồn nguồn gen cây cà ở Quảng Nam.
- Chứng minh khả năng phát triển cà trong điều kiện đất đai, khí hậu, thời
tiết ở Quảng Nam
- Bổ sung nguồn tư liệu cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào sản
xuất cà tại địa phương và những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các dữ liệu quan trọng, làm cơ sở cho việc định hướng quy

hoạch, phát triển một số giống cà theo hướng hàng hóa, đa dạng hóa các sản
phẩm rau, chuyển đổi cơ cấu cây rau quả phù hợp mục tiêu phát triển rau củ
quả của Tỉnh.
- Điều tra hiện trạng, nghiên cứu tập đoàn giống cà góp phần cho việc sử
dụng giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và tăng thu nhập cho người trồng cà tại địa phương.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp một số thông tin về hiện trạng sản xuất cà, những thuận lợi tiềm
năng, những khó khăn và giải pháp thúc đẩy sự phát triển cà tại Quảng Nam.
- Thu thập, đánh giá một tập đoàn mẫu giống cà và bảo tồn nguồn gen cây


10
cà tại Quảng Nam, làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống.
- Xác định một số giống cà có triển vọng nhất để đề xuất hướng sử dụng
giống vào sản xuất cà của địa phương có hiệu quả.
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CÀ
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
1.1.1.1. Nguồn gốc
Cà (Solanum) là chi lớn nhất và phức tạp nhất nằm trong họ cà
(Solanaceae). Nó có hơn 1,500 loài (Edmonds and Chweya, 1997) [ 30]. Các
loài thuộc chi cà phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới
ấm. Vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ là nơi có số lượng loài thuộc chi cà
nhiều nhất, đa dạng nhất, sau đó đến châu Úc, châu Phi và châu Á nhiệt đới,
trong đó có Việt Nam. Loài được biết đến nhiều nhất trong chi cà là khoai tây
(S. tuberosum) và cà tím (S. melongena), có nhiều loài là cây cỏ mọc hoang dại,
có nhiều loài phân bố ở những vùng núi cao, bán sa mạc, bờ biển và ven sông.
Ở Việt nam chi cà có 28 loài, phân bố từ Bắc vào Nam [8].
Nguồn gốc một số loài được trồng trọt ở Việt Nam:

- Cà tím
Cây cà tím (Solanum melongena L) có hai trung tâm xuất xứ (Nonnecke
1989). Ấn Độ và Indo-china được công nhận là trung tâm chính của sự đa dạng
cà tím (Hình 1.1.), Trung Quốc là trung tâm thứ cấp với các dạng biến đổi
(Vavilov 1951; Lester và Hasan năm 1991; Karihaloo và Gottlieb 1995).


11
Hình 1.1. Trung tâm đa dạng sơ cấp và thứ cấp của cà tím (Solanum
melongena L.). Khu vực màu đỏ là trung tâm đa dạng chính cơ bản, các khu
vực màu xanh lá cây là trung tâm đa dạng thứ cấp và các khu vực trồng trọt
lớn (Nguồn: WEB_2 2007) [50]
Cây cà tím được trồng ở Trung Quốc từ rất sớm, khoảng 500 năm trước
công nguyên. Sau đó được người Ả Rập và Ba Tư đưa đến châu Phi vào thời
trung đại và tím thấy nó ở Italia vào thế kỷ XIV. Mặc dù cà tím được sử dụng ở
nhiều nước một cách dễ dàng, nhưng ở châu Âu người ta đã không ăn quả này
và được gọi là cà dại (Eggplant, 2008) [7]. Bởi vì nó thuộc họ cà, là những cây
có chứa độc có thể gây nguy hiểm cho con người khi ăn.
Vào những năm 1600 quả cà lần đầu tiên đã được vua Louis thứ XVI
giới thiệu vào thực đơn, nhưng thật không may mắn nó đã không được chấp
nhận một cách thích thú và bị gọi là quả to như quả cà lê nhưng chất lượng thì
tồi. Và người ta cũng nghĩ rằng ăn cà sẽ bị sốt thương hàn, động kinh thậm chí
bị điên. Do đó, hơn một thế kỉ sau đó cây cà chỉ được trồng làm cảnh ở châu
Âu do màu sắc hoa và quả rất đẹp. Ở Mỹ cũng vậy, cho đến tận cuối những
năm 1800, đầu 1900 khi người Trung Quốc và Ấn Độ đến nhập cư và sử dụng
nó như là một loại rau, từ đó mới bắt đầu được chấp nhận tại bắc Mỹ. Cho đến
nay cà đã được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ Bắc Phi cho cà
tím, các tên gọi Hy Lạp và La Mã cổ đã chỉ ra rằng nó được những người Ả
Rập đưa tới khu vực Địa Trung Hải vào đầu thời Trung cổ. Tên khoa học

melogena có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho
một giống cà tím. Cà tím được gọi là “eggplant” tại Hoa Kỳ, Australia và
Canada. Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một số giống ban đầu có màu
trắng và trông giống như quả trứng gà. Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà
độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loài cây có tính độc [7].
- Cà pháo
Theo Grubben (2004) [33] cây cà pháo (Solanum macrocarpon) là một
cây có nguồn gốc nhiệt đới được trồng rộng rãi như một loại rau được ưa thích
ở nhiều nước. Ở châu Phi và các đảo lân cận có ít nhất 100 loài bản địa và
khoảng 20 trong số đó mới được giới thiệu cà pháo là một loài có nguồn gốc từ
châu Phi. Hình thức hoang dại có gai được tìm thấy ở hầu hết các vùng nhiệt
đới ở châu Phi. Các giống địa phương được trồng cho lá thường được thấy ở
Tây và Trung Phi, trong khi đó trồng lấy quả được giới hạn ở các vùng ven
biển của Tây Phi. Tùy theo mục đích mà người ta có thể trồng lấy lá hoặc quả


12
để sử dụng. Ở Tây Phi nó được coi là một loại rau ăn lá và quả quan trọng cung
cấp cho thị trường và trong các vườn gia đình.
Ngoài ra có rất nhiều loài cà hoang dại được tìm thấy ở nước ta như: cà
hai lá, lu lu đực, cà kiểng, cà gai leo, cà dại hoa tím…

1.1.1.2. Phân loại
- Phân loại theo bậc taxon
Bảng 1.1. Phân loại chi cà (solanum) theo bậc taxon
Chi

Loài
Solanum album Lour


Solanu
m

Solanum melogena L

Thứ
Solanum melogena var.
Esculentum
Solanum melogena
var.Depressum
Solanum melogena var.
Serpentinum

Tên thường gọi
Cà pháo
Cà tím, cà dái

Cà bát
Cà rắn

Nguồn: Phạm Hoàng Hộ (1993) [8], Võ Văn chi (1997) [3].
- Phân loại theo đặc điểm hình thái
Theo Võ Văn Chi (1998) [4], trong quá trình trồng trọt và chọc lọc,
người ta đã tạo ra nhiều giống cà, phổ biến là:
+ Cà bát: có quả to bằng cái bát, màu trắng hoặc xanh.
+ Cà xoan: có quả dài, màu xanh.
+ Cà pháo: có quả nhỏ, màu trắng hoặc vàng, trồng rất phổ biến.
+ Cà tứ thời: có quả bé hình cầu, có màu sắc thay đổi, cho quả quanh
năm.
+ Cà dái dê: có quả dài, thon, màu trắng hoặc màu tím, nhập từ Pháp.

+ Cà tím: có quả hình trụ dài, phần đầu phình to hơn, thường có màu tím
thẫm. Loại cà này được nhiều người thích ăn.
Còn có giống cà dừa, cà sung…


13
Ngoài ra, cây cà tím còn được phân loại theo hình dạng quả. Có 5 nhóm
cơ bản: Dạng hình cầu, dạng thon dài, dạng hình trụ, dạng đặc biệt và dạng
hình hạt đậu Hà Lan. Mỗi loại có màu sắc kích cỡ từ khi trồng đến thu hoạch là
khác nhau. Ở Mỹ, người ta thường trồng loại quả to, màu tím đậm và hình
giống trái lê. Các giống đặc trưng ở Nhật thì lại là loại quả nhỏ với những quả
hình trụ, vỏ đẹp, mỏng, màu tím đậm hoặc màu tím, có pha thêm màu trắng
hoặc màu xanh. Một loại hình quả nhỏ nhất là dạng hạt đậy Hà Lan, kích cỡ
của nó như một hòn bi, phải thu hoạch khi có màu xanh sáng và vẫn còn giòn.
Đây là loại không phổ biến ở Bắc Mỹ vì nó hơi đắng. Nó được trồng phổ biến
ở Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đặc biệt thú vị là người ta dùng tươi,
dưới dạng muối (Eggplant, 2008) [7].
1.1.2. Vai trò, giá trị sử dụng cây cà
- Giá trị dinh dưỡng
Cà tím, cà pháo là những loại rau, củ thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao (Bảng 1.2), đồng thời không chứa cholesterol rất có lợi cho sức khỏe. Thời
gian bảo quản tương đối lâu so với các loại rau củ khác, dùng chế biến thành
nhiều món ăn khác nhau kể cả ăn chay và mặn nên chúng rất được ưa chuộng
và có mặt thường xuyên trong các gian hàng ở chợ, siêu thị.
Theo Vũ Văn Hợp (2006) [11] chi cà sử dụng làm rau ăn gồm 6 loài.
Trong số các loài này, một số đã trở nên quen thuộc và trở thành món ăn truyền
thống.
Bảng 1.2. Hàm lượng các chất có trong 100g của một số loài cà
Thành phần
Năng lượng

Hydratcacbon
Protein
Chất béo
Chất xơ
Đường
Nước
Khoáng chất

Đơn vị
kcal
g
g
g
g
g
g

Cà tím
25
5,88
0,98
0,18
3,00
3,53
92,3

Cà pháo
1,0
0,2
92,0



14
Thành phần
Ca
Fe
Mg
P
K
Na
Zn
Mn
Vitamin (Tiền
vitamin A và C)
Thành phần khác

Đơn vị
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg

Cà tím
9,0
0,23
14,0

24,0
229,0
2
0,16
-

Cà pháo
11,0
2,0
0,2

mg

2,2

3

g

-

0,5

Nguồn: USDA National Nutrient data base
- Giá trị thực phẩm
Cà là chi có giá trị nhất của họ cà, nhất là giá trị làm thực phẩm. Lá và
thân của nhiều loài thuộc chi cà thường được nấu chín hoặc luộc. Quả già
thường được sử dụng như một loại rau. Chúng có thể được nướng, xào, nhồi,
nấu cà ri, muối hoặc chế biến theo cách khác. Tại Thái Lan, Indonesia và
Malaysia trái non cũng được ăn sống (Sutarno et al., 1994).

Cà tím được sử dụng trong ẩm thực của nhiều quốc gia, từ Nhật Bản tới
Tây Ban Nha. Nó thường được chế biến dưới dạng thức ăn hầm, chẳng hạn như
trong món ratatouille của người Pháp, hay món moussaka ở Đông Nam châu
Âu, và nhiều món ăn khác nữa trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Nó
cũng được đem nướng nguyên vỏ cho đến khi lớp vỏ hóa than, sau đó lấy ra
lớp cùi thịt và phục vụ lạnh bằng cách trộn lẫn với các thành phần khác, chẳng
hạn như trong món baba ghanouj của khu vực Trung Đông hay món
melitzanosalata tương tự như vậy của người Hy Lạp. Ngoài ra theo kinh
nghiệm của nhân dân ta nó còn được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu thông mạch,
để phòng chứng vỡ động mạch. Là một loài thực vật bản địa, nên cà tím được
sử dụng rộng rãi trong ẩm thực ở miền Nam Ấn Độ, chẳng hạn các món
sambhar, tương ớt, cà ri hay kootus. Do bản chất đa năng và sử dụng rộng rãi,
cả hàng ngày lẫn khi có lễ hội trong ẩm thực Nam Ấn, nên cà tím cũng hay
được coi là “vua rau cỏ” tại khu vực này. Cà tím bỏ vỏ đem nướng và trộn lẫn
với hành, cà chua cùng một số gia vị để tạo thành hương vị món Baingan ka
bharta (hay vangyacha bharta tại Marathi) trong ẩm thực Ấn Độ. Ở Việt Nam,
cà tím thường được nấu cùng tía tô và có trong các món ăn như: cà bung, cà


15
tím xào cần tỏi, cà tím om tôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột
rán, cà tím làm dưa muối xổi...(Lù Thị Lìu, 2007 [14].
- Giá trị làm thuốc
Nhiều loài cà được sử dụng làm thuốc. Cà được sử dụng để chữa bệnh
vấn đề tiêu hóa và đường ruột, bao gồm cả đau dạ dày, tiêu chảy và kiết lỵ và
các vấn đề khác về da như lở loét, nhọt, vết cắt, vết thương và vết bầm tím.
Nhiều loài cũng được sử dụng để điều trị sốt, sốt rét, đau đầu và thấp khớp.
Một số được coi là chất kích thích trong khi những chất khác có đặc tính an
thần. Hơn nữa, cà còn được sử dụng cho các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn
như ho, đau họng, viêm phế quản và hen suyễn, nhiều loài đang áp dụng để

điều trị các vấn đề tiết niệu. Ngoài ra, cà có tính diệt nấm. (Blomqvist và Ban,
1999) [21]. Tại Malaysia tro của hoa quả được sử dụng đắp nóng lên vùng bị trĩ
và rễ dã nát chống loét lỗ mũi. Ở Ấn Độ, cà tím chữa bệnh tiểu đường, hen
suyễn, bệnh tả, viêm phế quản và tiểu khó. Lá và quả được cho là làm giảm
mức độ cholesterol trong máu. Tại New Guinea, nước ép từ rễ được sử dụng
chữa viêm tai giữa và đau răng (Sutarno et al., 1994) [48].
Ngoài ra, chất độc solanine glycoalkaloid tìm thấy ở các loài khoai tây
và cà tím có trong hầu hết các bộ phận của cây (lá, quả và củ), hàm lượng nhỏ
cũng rất độc. Solanine có tính diệt nấm và diệt côn trùng, và nó là một chất bảo
vệ tự nhiên của thực vật. Solanine đã được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu,
nhưng dùng với quy mô nhỏ. Solanine có tính chất an thần và chống co giật và
đã được sử dụng điều trị hen phế quản, ho và cảm lạnh (Singh và Rai, 2005)
[47].


16
Người ta thường dùng cà để chữa bệnh thiếu máu, tràng nhạc, táo bón,
giảm niệu, kích thích tim. Đông y hay dùng chữa chứng lao truyền, chứng ôn
dịch, chứng đại tiện ra máu, đái buốt ra máu, đi lỵ ra máu, loét ruột chảy máu,
phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, chân nứt nẻ vì giá lạnh, đau răng, viêm lợi,
chín mé ở ngón tay, ngón chân [2].
- Giá trị văn hóa:
Việc thưởng thức các loài hoa, cây cảnh từ cây họ cà đã kích thích tiềm
năng sáng tạo của con người. Không ít những câu ca dao, tục ngữ nói về cây cà
như: “Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”;
Khen anh làm rễ Chương Đài, Một năm ăn hết mười hai vại cà” hoặc giai thoại
về quả cà của Dương Lễ đã giúp Lưu Bình làm nên sự nghiệp... Một nhà văn
hóa ẩm thực nước ngoài đã nói: “Chia tay với văn hóa cơm cà thì sức khỏe
chúng ta cũng sẽ đội nón đi theo...”. Như vậy, cây cà đã đi vào văn hóa ẩm thực
Việt Nam [20].

- Giá trị xã hội:
Cây cà tím còn có giá trị xã hội rất lớn thể hiện chỗ giải quyết công ăn
việc làm cho người trồng, từ đó tăng thu nhập cho họ, góp một phần vào việc
phát triển xã hội.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật của chi cà

- Thân
+ Cà Pháo (Solanum album Lour.)
Cỏ hàng năm, thân hoá gỗ, ngoằn nghèo, phân nhánh, cao đến 2,8 m, ít
hoặc không có gai, có lông ở phần non. Cành tách đôi rộng, xoè hoặc rủ.


17
+ Cà (Solanum melonga L.)
Cỏ một năm, cao tới 1 m, có lông hình sao mịn. Thân và cành có ít lông
măng, thỉnh thoảng có gai cong chắc.
- Lá
+ Cà Pháo (Solanum album Lour.)
Lá hình trứng, cỡ 5-12 x 3-8 cm, chóp tù, gốc bất xứng, dạng nêm hoặc
gần như hình tim, có thuỳ nông hoặc sâu, thường không có gai; cuống lá dài 13 cm.
+ Cà (Solanum melonga L.)
Lá hình trứng hoặc hình bầu dục, cỡ 6-18 x 5-11 cm, chóp nhọn hoặc tù,
gốc không đều, mép có thuỳ lượn sóng, có lông măng hình sao hoặc thỉnh
thoảng có ít gai mảnh trên cả hai mặt, ở mặt dưới dầy hơn; cuống lá dài 2-4,5
cm.
- Hoa
+ Cà Pháo (Solanum album Lour.)
Hoa (mọc) đơn độc hay cụm hoa dạng xim bọ cạp (hoa đỉnh lưỡng tính,
các hoa còn lại thường là hoa đực) mọc ở ngoài nách lá; cuống chung dài 5-10

mm; cuống hoa dài 10-15 mm, thường có lông. Đài dài 4-5 mm, có góc cạnh,
có lông, không gai; thuỳ đài hình mũi mác nhọn, dài 1-2,5 mm. Tràng mầu
trắng hay tím, có lông mặt ngoài, rộng 2 cm; thuỳ tràng hình tam giác ngắn và
rộng, đầu nhọn. Chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 4 mm.
+ Cà (Solanum melonga L.)
Cụm hoa dạng xim bọ cạp (có hoa đỉnh lưỡng tính, các hoa còn lại
thường là hoa đực) hay hoa (mọc) đơn độc, ở ngoài nách lá; cuống hoa dài 11,8 cm. Đài có lông hình sao, thường có gai dài tới 3 mm ở mặt ngoài; thuỳ đài
hình mũi mác. Tràng mầu tía hoặc tím, dài tới 3-5 cm; thuỳ tràng hình tam giác,
dài 1 cm. Chỉ nhị dài 2,5 mm; bao phấn dài 7,5 mm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 47 mm, nhẵn hoặc có lông; núm nhuỵ thường 2-3 thuỳ.
- Quả
+ Cà Pháo (Solanum album Lour.)
Quả thường màu trắng có bớt xanh, hình cầu, đường kính 1,5 cm. Đài
quả dài 8-10 mm. Hạt hình đĩa, đường kính 2,5 cm. Sinh học và sinh thái: Mùa
hoa quả gần như quanh năm.


18
+ Cà (Solanum melonga L.)
Quả mọng đen, tia, hồng nâu, vàng hoặc vàng nhạt khi chín hoàn toàn,
có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, phần lớn đường kính hơn 6 cm;
vỏ quả giữa và vùng vách hơi trắng, xốp dày. Hạt màu vàng nhạt, dạng thấu
kính lồi, cỡ 3-4 x 2,5-3,5 mm[11].
Tóm lại: Đặc điểm hình thái của chi cà rất đa dạng, giữa các loài kể cả
loài hoang dại cũng có nét tương đồng với nhau (hoa, lá và quả), và tương đồng
về đặc tính sinh lý, sinh hóa (Daunay và cộng sự năm 1991;.. Collonier và cộng
sự 2001). Hình dạng quả, kích thước, màu sắc và hương vị là những đặc tính
đặc trưng để phân biệt sự khác nhau giữa các loài (Frary et al. 2007) [32]. Cà
dễ bị gây hại bởi một số loài sâu bọ (sâu đục quả Leucinodessp.), bệnh (héo
vàng do nấm Fusarium, héo rũ do nấm Verticillium và héo xanh vi khuẩn),
tuyến trùng (Meloidogynesp.) và thường chịu ảnh hưởng điều kiện bên ngoài

(Sihachakr và cộng sự năm 1994 [46];.. Kashyap et al 2003) [40]. Các loài
hoang dại có sức đề kháng tốt với các loài sâu bệnh gây hại và có khả năng
chịu hạn, chịu mặn (Swarup 1995) [49]. Chính vì thế, chúng chứa các gen hữu
ích có thể được sử dụng trong cải tiến di truyền giống cà [37].
1.1.3.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh cây cà
- Nhiệt độ
Cây cà tím ưa nhiệt độ cao, thích hợp trồng vụ hè. Nhiệt độ cho hạt nảy
mầm tốt nhất là 25-300C. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở 20-30 0C (Nguyễn
Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007) [5]. Theo Mai Thị Phương Anh
(1999) [1], khi nhiệt độ ở mức 150C thì cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thấp
ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng ra hoa và đậu trái của cà tím.
- Độ ẩm
Theo Đường Hồng Dật (2003) [6], để đảm bảo đủ độ ẩm cho cà phát
triển. Từ lúc trồng cho đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng
tưới ngày lần, trời râm mát 3-4 ngày lần. Lúc cà có quả non thì cho nước vào
rãnh cho ngấm vào luống, sau đó rút nước ra khỏi rãnh. Thời kỳ đầu khi cây
con mới trồng cần thường xuyên xới xáo để đất không đóng váng, tăng độ ẩm
cho đất, thúc cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau mỗi đợt mưa,
cần tiến hành xới đất ngay, sau khi cấy cây 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ
rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.
Cà tím có khả năng chịu hạn và lượng mưa cao, nhưng không chịu được
đất sũng nước trong một thời gian dài vì độ ẩm cao kéo dài làm cây dễ bị bệnh


19
nấm thối rễ. Cà tím có bộ rễ khỏe, ăn sâu nhưng do bộ lá lớn, tiêu hao nước
nhiều nên cần đủ ẩm độ đất để cây phát triển tốt. Ẩm độ đất tốt nhất khoảng
80% thì cây sinh trưởng tốt đậu trái nhiều (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh
Cường, 2007). Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc
biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước

ngấm vào mặt luống khoảng 2-3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Không để mặt luống
bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ.
- Ánh sáng
Cây cà nói chung, cà tím nói riêng không yêu cầu khắt khe ánh sáng
ngày dài để ra hoa, hoa cà có thể là hoa đơn hoặc hoa chùm hoàn chỉnh phù
hợp cho tự thụ phấn. Chúng thích hợp với cường độ ánh sáng mạnh. Độ dài
ngày thích hợp cho sinh trưởng và phát dục là 10-12 giờ/ngày. Cà tím là cây ưu
sáng mạnh, ít phảng ứng với thời gian chiếu sáng nên có thể ra hoa và đậu trái
quanh năm.
- Đất đai và dinh dưỡng
Theo Đường Hồng Dật (2003), cà có bộ rễ phát triển, yêu cầu có tầng
đất canh tác sâu 20-30 cm. Vì vậy, đất trồng cà cần được cày cuốc sâu. Nên
cuốc đất làm 2 lượt, lần thứ nhất cuốc lật phơi ải để đất tơi xốp và ánh nắng
tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Mặt khác đất được phơi ải có những
chuyển hóa sinh học và hóa học trong đất có lợi cho cây trồng. Lượt thứ hai
cuốc xong tiến hành làm nhỏ đất, làm phẳng mặt để trồng cây. Khi lên luống
đảm bảo chế độ thoát nước tốt và thường xuyên giữ cho luống đất trồng cây
được khô ráo.
Cà sinh trưởng tương đối dài ngày vì vậy cần nhiều phân bón. Bót lót
nhiều lần cho cây khỏe, ngăn ngừa được rụng hoa, rụng quả. Nhất là những nơi
đất xấu, bón lót làm tăng năng suất rõ rệt. Cần tiến hành bón thúc kịp thời.
Ở giai đoạn vườn ươm (gieo hạt) cần chọn đất tốt, giàu mùn, giàu dinh
dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, sạch bệnh; làm đất nhỏ, tơi xốp,
sạch cỏ, lên luống bằng phẳng. Khi mang cây ra trồng ngoài sản xuất, nên chọn
đất tốt, dễ chủ động tưới tiêu để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và
tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất hạt giống.
Theo M.T.P. Anh (1999), cây cà tím rất dễ trồng, không kén đất, có thể
trồng trên đất thịt nặng đến pha cát. Nhưng do thời gian sinh trưởng tương đối
dài nên cần đất tốt giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt. Có thể được trồng ở đất có



20
độ cao 600m và không cao hơn 800m so với mực nước biển. Độ pH thích hợp
trồng cà tím là 5,5-6,0.
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005) [16], cây cà tím cần nhiều chất
dinh dưỡng, nhất là đạm, lân và kali. Đạm và lân giúp cây phát triển về thân lá
và hình thành mầm hoa, tăng kích thước quả, kali giúp quá trình hình thành trái
thuận lợi, tăng chất lượng trái và khả năng chống bệnh. Ngoài các nguyên tố đa
lượng, các nguyên tố trung và vi lượng cũng rất cần thiết cho hoạt động sống
của cây như: Ca, Mg, Bo…biểu hiện thiếu dinh dưỡng thường ít thấy trên cây
cà tím. Vậy dinh dưỡng khoáng rất cần thiết cho cây, góp phần làm tăng năng
suất và phẩm chất cho cây (M.T.P. Anh, 1999).
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
1.2.1. Trên thế giới
Theo FAO (2009 - 2013), trong chi cà, cà tím là loài được trồng trọt và
sản xuất thường xuyên trên thế giới.
Tính đến năm 2013, trên thế giới trồng được 18,67 triệu ha cà tím, sản
lượng đạt 49,42 triệu tấn.
Qua bảng số liệu (bảng 1.3) về diện tích, năng suất, sản lượng trồng cà
tím trong giai đoạn từ 2009 đến 2013 cho thấy, diện tích, năng suất có xu
hướng ngày càng tăng dần dẫn đến sản lượng tăng theo.
Sự tăng trưởng này cho thấy, những tiến bộ trong việc nghiên cứu chọn
tạo giống và áp dụng kỹ thuật mới trong trồng trọt. Một số nước phát triển có
khả năng đầu tư cao và đồng bộ vào tất cả các khâu trong sản xuất; nhiều khâu
đã được cơ giới hóa và tự động hóa, đầu ra cho sản xuất ổn định vì có thị
trường và nền công nghiệp chế biến phát triển.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của cà tím trên thế giới từ năm
2009-2013


Cà tím

DT
NS
SL

2009
1,67
25,60
43,17

2010
1,72
25,70
44,28

2011
1,77
25,77
45,63
Nguồn:

2015[31]

2012
1,82
26,18
47,72
FAO


2013
1,87
26,46
49,42

Database

Static


21
Ghi chú: DT: diện tích (triệu ha); SL: sản lượng (tấn); NS: năng suất (triệu
tấn/ha)
Mặc dù cà được trồng ở khắp mọi nơi nhưng diện tích canh tác chính là
ở vùng nhiệt đới ấm áp. Cụ thể, các trung tâm đa dạng là ở Nam Mỹ, Úc và
Châu Phi, trong khi một số ít loài được tìm thấy ở châu Âu và Châu Á
(Esmonds và Chweya, 1997). Tuy nhiên, cà tím chủ yếu được trồng ở châu Á
(Daunay et al., 1995). Qua bảng số liệu (bảng 1.4), tình hình sản xuất và sử
dụng cà tím giữa các châu lục năm 2013 có sự chênh lệch khá lớn, trong đó hầu
hết diện tích canh tác là ở châu Á chiếm 93% so với toàn khu vực. Năng suất
tương đối đồng đều giữa châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, trong đó châu Á
có năng suất cao nhất (26,80 nghìn tấn/ha), tiếp theo là châu Âu, Châu Mỹ,
châu Phi. Châu Úc có mức năng suất rất thấp (6,02 nghìn tấn/ha) do điều kiện
khí hậu lục địa không phù hợp với sinh trưởng phát triển của cà tím.


22
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng của cà tím của các châu lục năm
2013
Châu Á

DT
1.739,5
Cà tím NS
26,80
SL
46.614,8

Châu Âu
36,4
23,31
847,3

Châu Phi
79,4
21,36
1.696,5

Châu Mỹ
11,4
22.41
255,5

Châu Úc
0,7
6.02
4,0

Nguồn: FAO Database Static 2015
[31]
Ghi chú: DT: diện tích (nghìn ha); SL: sản lượng (tấn); NS: năng suất

(nghìn tấn/ha)
Hiện nay cà tím được xếp hạng là cây trồng quan trọng thứ ba trong họ
cà sau khoai tây và cà chua với 49 triệu tấn trên thế giới. Theo FAO vào năm
2015, có 88 nước sản xuất cà tím, trong đó, sản xuất cà tím được tập trung ở 5
quốc gia, với 92% sản lượng trên thế giới. Qua bảng số liệu (bảng 1.5), Trung
Quốc là nhà sản xuất hàng đầu (58% sản lượng thế giới), Ấn Độ thứ hai (27%),
tiếp theo là Iran , Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc đã sản xuất cà tím từ thế
kỷ thứ 5 trước Công nguyên với nhiều mục đích khác nhau, với kinh nghiệm
trồng trọt lâu đời cộng với việc cải tiến giống đã làm năng suất cà tím tăng lên.
Nguồn gốc cà tím ở Ấn Độ, vì vậy, việc sản xuất cà tím có nhiều thuận lợi về
điều kiện tự nhiên nên năng suất cũng vì thế mà đảm bảo.
Bảng 1.5. Top 10 quốc gia có sản lượng cà tím lớn nhất trên thế giới năm 2013
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nước sản xuất
Trung Quốc
Ấn Độ
Iran
Ai Cập
Thổ Nhĩ Kỳ

Iraq
Indonesia
Nhật
Ý
Philippin
Thế giới

Sản lượng (tấn)
28.455.760
13.444.000
1.354.185
1.194.115
826.941
510.918
509.918
321.200
220.153
219.886
49.418.212

Nguồn: FAO Database Static 2015 [31]
Các loài khác trong chi cà như cà pháo, cà dĩa thường chỉ sản xuất nội
địa, chủ yếu được sử dụng để chế biến thành các món ăn truyền thống và chữa
bệnh.


23
Cà pháo được trồng khá phổ biến ở Châu Phi, Đông Nam Á, Đông Á.
Ngoài ra, nó còn được trồng ở những vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới.
1.2.2. Ở Việt Nam

Cà pháo mặc dù không chú trọng xuất khẩu nhưng vẫn là cây trồng được
ưa chuộng trong nước. Hai địa danh nổi tiếng nhất Việt Nam về việc trồng cà
rất ngon là làng Láng hay còn gọi là làng An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội và
huyện Cái Sắn, Kiêng Giang ở miền Nam.
Trong những năm qua, xã Liên Hòa (huyện Kim Thành) đã chủ động
khuyến khích nhân dân đưa các giống cây màu vào canh tác nhằm tạo sự
chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp của xã. Qua mấy năm trồng
thí điểm bằng nhiều loại cây màu như: dưa hấu, ớt, cà pháo đã cho thấy cây cà
pháo là loại cây khá phù hợp với đặc tính đất Liên Hòa, do vậy xã đã khuyến
khích nhân dân tích cực mở rộng diện tích gieo trồng là gần 400ha, trong đó có
hơn 30 ha trồng cà pháo, tăng khoảng 20% so với vụ chiêm xuân năm trước. Ở
Việt Nam, hầu như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực, phổ biến nhất là
muối chua (muối nén hoặc muối nước), muối xổi. Ngoài ra, còn có nhiều món
ăn chế biến từ cà pháo rất đậm đà hương vị Việt Nam như: cà pháo trộn tôm
khô, mắm cà pháo.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ cà pháo thuận lợi, giá bán ổn
định,nhiều nhà hàng, khách sạn đã bổ sung cà pháo vào danh sách thực đơn món
ăn ngon trong các bữa tiệc, do vậy, cà pháo đã được bà con chú ý và mở rộng diện
tích ở nhiều nơi như Lâm Đồng, Sóc Trăng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang … và cho hiệu quả kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo cho nhiều gia đình
[7].
1.2.3. Ở Quảng Nam
Quảng Nam khi xưa là một thương cảng lớn thuộc khu vực miền Trung
nên có lợi thế về giao lưu buôn bán, điều này đã tạo điều kiện cho các giống
cây trồng du nhập và được thuần hóa thành giống bản địa, trong đó có các
giống thuộc chi cà như cà tím, cà pháo, cà dĩa tạo nên nguồn giống địa phương
tương đối phong phú. Cà được trồng ở nhiều huyện trong tỉnh như Duy Xuyên,
Đại Lộc, Hội An… nhưng với quy mô nhỏ lẽ, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tự
cung tự cấp trong vùng. Các loại quả này xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn
của người dân xứ Quảng như cà nướng dầm tương, cà muối, cà xào…nên được

trồng trọt hằng năm tại địa phương. Các giống này có ưu điểm dễ thích nghi, ít
tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, do sự ưu chuộng


24
các giống mới về một số đặc điểm được giới thiệu như năng suất cao, chất
lượng tốt, mẫu mã đẹp…của các công ty xuất hiện ngày càng nhiều trên thị
trường, nhiều hộ gia đình đã sử dụng, trong quá trình trồng trọt đã phát sinh
nhiều vấn đề về sâu bệnh như sâu đục quả, bọ trĩ, bọ phấn, héo rũ…do khả
năng chống chịu của cây không phù hợp với thổ nhưỡng và môi trường địa
phương, người dân tự để giống làm thoái hóa giống, không tuân theo quy trình
trồng, chăm bón cụ thể dẫn đến năng suất không đảm bảo, mặc khác, để chạy
đua với lợi nhuận, người dân sử dụng tràn lan và tùy tiện các loại thuốc hóa
học để phun cho cây làm ảnh hưởng đến chất lượng, gây hại đến người tiêu
dùng và môi trường. Hiện nay, tại Quảng Nam chưa có công trình nghiên cứu
cụ thể về giống cà cũng như khuyến cáo loại giống phù hợp. Trong khi đó, các
giống địa phương có những đặc tính thích nghi sẵn có đang dần bị thay thế và
mất dần, đây chính là nguồn giống quan trọng trong quá trình chọn tạo sau này.
Quảng Nam cần nghiên cứu một bộ giống phù hợp để hướng đến việc sản xuất
an toàn, hiệu quả, bền vững và ổn định hơn trong tương lai.
1.3. TÌNH HÌNH THU THẬP VÀ NGHIÊN CỨU CÀ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình thu thập và nghiên cứu chi cà trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình thu thập
Số lượng các loài trong chi cà được báo cáo khác nhau tùy theo các
nguồn khác nhau như 1000-1400 loài, 1500-2000 loài và 1000-2000 loài
(Sakata và Lester 1994, Isshiki et al. 1994c, Lester 1997, Daunay et al. 1998 và
WEB_10 2007). Điều này chứng tỏ chi cà là chi có số lượng nhiều nhất trong
họ cà và chiếm gần một nửa số loài trong họ này (Doganlar et al., 2002a,
Knapp et al. 2004, WEB_10 2007 và WEB_11 2007). Sự nhầm lẫn không chỉ

về số lượng chính xác của các loài ở các chi họ mà còn liên quan tới số lượng
các tên được sử dụng cho các loài. Những dữ liệu này cũng không cố định với
hơn 3000, 3700 và gần 5000 tên được đề cập đến trong các tài liệu khác nhau
(Sakata et al., 1994, Lester 1997, Daunay et al.1998, Daunay et al. 1999, Furini
và Wunder 2004) [50].
Vào đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu về họ cà tập trung chủ yếu vào chi cà
(Daunay et al., 2001) [27].
Hiện nay, các giống bản địa của S. melongena vẫn còn ở các nước châu
Á, nhưng ít được trồng trọt, đặc biệt là ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và
Malaysia, do được thay thế bởi các giống có năng suất cao (Daunay et al.,


25
1995) [26]. Năm 1977, S. melongena được bổ sung vào danh sách các loài ưu
tiên có nguồn tài nguyên di truyền cần được bảo tồn (Daunay et al., 1995). Do
đó, các cuộc điều tra tiến hành khảo sát, được tài trợ bởi Hội đồng quốc tế về
tài nguyên di truyền thực vật (IBPGR), được tiến hành tại châu Á và châu Phi
(Lester, 1986) [41].
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á (AVRDC) - Trung tâm
Rau Thế giới cũng lưu trữ S. melongena cho chương trình cải tiến cây trồng và
mục đích nghiên cứu khác. Trong năm 2006, có 3096 giống, bao gồm 1.777
giống thuộc loài S. melongena và 1.319 của các loài Solanum khác. Đến nay,
tổng cộng 870 giống đã được tái sinh. Bộ sưu tập của AVRDC về nguồn gen
thực vật, cũng như bộ sưu tập S. melongena, được bảo tồn trong ngân hàng.
Nguồn gen và giống cây trồng Unit (GRSU). GRSU cũng chịu trách nhiệm cho
sự tái tạo, đánh giá và phân phối nguồn gen thực vật [43].
Ở Bungari, cà tím là cây rau truyền thống được du nhập từ rất sớm.Việc
lưu giữ nguồn gen cà tím này bắt đầu từ năm 1982, đến nay có 174 loài bao
gồm 127 loài nhập ngoại, 46 loài địa phương và 1 loài hoang dại đã được phát
hiện và thuần hóa [28], [29]. Một số nước khác cũng có nguồn lưu trữ nguồn

gen cà tím như Mỹ có 131 loài, Ba Lan 10 loài, Israel 62 loài, Liên Bang Nga
618 loài, Thổ Nhĩ Kỳ 192 loài, Ukrainl 299 loài, Nam tư 44 loài,…[28] Trung
Quốc có 41 loài [51].
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu
- Chọn tạo giống cà tím (Solanum melonga L.)
Cũng như các cây trồng khác người nông dân khi trồng cà phải đối phó
với một loạt các vấn đề về sâu bệnh và các biện pháp chăm sóc để tạo ra một
quần thể cây khỏe. Theo chương trình IPM trên cây cà tím của trung tâm châu
Á (SUSVEG), cà tím bị ảnh hưởng bởi bọ phấn (Bemisia tabaci), Myllcerus
discolour, nhện đỏ (Tetranychus curcurbitae) và một số bệnh ở trên lá, bệnh
trong đất như héo xanh vi khuẩn. Ở một số vùng của Guijarat, dịch hại nghiêm
trọng nhất của cà tím chính là sâu đục chồi, quả Leucinodes orbonalis, một loài
sâu bộ cánh vảy mà sâu non của chúng được bảo vệ rất tốt khỏi tác động của
thuốc trừ sâu và kẻ thù tự nhiên một khi chúng đã chui vào trong quả.
Người nông dân phải phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc trừ sâu để ngăn
chặn sâu đục quả, nhưng khi tiến hành thăm dò ý kiến của nhân dân ở Bắc Ấn
Độ và Băngladesh người ta cho biết thậm chí sử dụng thuốc hàng ngày cũng
không đem lại hiệu quả phòng trừ cao. Thực tế, nông dân ở một số vùng của


×