Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

VẤN ĐỀ PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.85 KB, 86 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng của tiểu thuyết Việt Nam
trong khoảng 15 năm trở lại đây. Góp một phần lớn trong việc làm nên giá trị
của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là đề tài Tôn giáo. Cùng với đạo Mẫu
trong cuốn “Mẫu Thượng ngàn”, gần đây là đạo Phật trong cuốn tiểu thuyết
“Đội gạo lên chùa”.
1.2 Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Xuân Khánh cũng như về từng cuốn sách riêng của ông. Nhưng “Đội
gạo lên chùa” và nhất là vấn đề Phật giáo trong tác phẩm này vẫn chưa có
một công trình nào đặt ra nghiên cứu trực diện và toàn diện. Đây là vấn đề
còn để ngỏ.
1.3 Cá nhân người viết có nhiều hứng thú với Phật giáo trong đời sống
thế tục nói chung trong văn học nói riêng. Vì thế, vấn đề Phật giáo trong tác
phẩm “Đội gạo lên chùa” đã có một sức hút đặc biệt đối với người viết.
Trên đây là những lí do căn bản để người viết chọn: Vấn đề Phật giáo
trong tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh là đề tài cho
luận văn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Xuân Khánh thuộc thế hệ nhà văn lão thành. Ông viết chậm và
sáng tác không nhiều. Có thể nói, trước “Hồ Quý Ly” và “Mẫu Thượng
Ngàn”, Nguyễn Xuân Khánh là cái tên ít được biết tới.
Nguyễn Xuân Khánh từng là sinh viên Đại học Y khoa, rồi tham gia
quân ngũ. Sau thời gian quân ngũ, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân
đội. Sau đó, vì bị coi là "có vấn đề tư tưởng", Nguyễn Xuân Khánh không
được làm công tác văn hoá, tư tưởng trong Quân đội. Giải ngũ, ông về làm

-1-



việc ở Báo Thiếu Niên tiền phong. Rồi "tai nạn nghề nghiệp" ông phải về hưu
non. Ông sống cùng vợ con tại căn nhà nhỏ, trong ngõ phố Trần Khát Chân và
nếm trải đủ mọi khó khăn thiếu thốn của cuộc sống: Ông làm thợ may, nuôi
lợn, bảo vệ, … có lúc còn làm nghề bán máu.
Cuộc đời ông có quá nhiều ngã rẽ và không ít những gian nan, nhưng
nghiệp viết văn thì dai dẳng. Nguyễn Xuân Khánh viết đều đặn, không bao
giờ nghỉ. Trong những năm nuôi lợn ông đã viết cuốn tiểu thuyết “Trư
cuồng” nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được xuất bản.
Song song với “Trư Cuồng”, Nguyễn Xuân Khánh còn viết “Suối
Đen” nói về cái cống nước trước cửa nhà ông ở xóm Thanh Nhàn chảy từ
Nhà máy rượu Hà Nội ra sông Lừ đã thành một con suối.
Cũng trong những năm gian nan đó, Nguyễn Xuân Khánh viết tiểu
thuyết “Miền Hoang tưởng” kể chuyện về những con người đời thường,
những vấn đề xám xịt trong hiện thực cuộc đời.
Thời gian trên Nguyễn Xuân Khánh lặng lẽ sáng tác và tên tuổi của ông
cũng ít được chú ý. Năm 2000, Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời tiểu thuyết
“Hồ Quý Ly” - một tác phẩm bề thế, sâu sắc, hấp dẫn viết về một giai đoạn
lịch sử phức tạp của dân tộc - giai đoạn mục ruỗng của nhà Trần (Thế kỷ XIV
- XV) và sự lên ngôi của triều Hồ, một trong những triều đại ngắn ngủi nhất
trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là triều đại thi hành những chính sách cải
cách táo bạo nhất gây ra những biến đổi quan trọng trong xã hội Việt Nam.
Cuốn sách trên tám trăm trang đã giành một lúc hai giải thưởng của Hội Nhà
văn Trung ương và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000.
Sáu năm sau, vào 2006, Nguyễn Xuân Khánh lại cho ra mắt “Mẫu
Thượng Ngàn” - một tiểu thuyết bề thế hơn cả “Hồ Quý Ly”, với gần nghìn
trang sách và cũng giành giải thưởng của hội nhà văn Hà Nội.
Và mới đây, năm 2011, Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục tạo ra một sự bất
ngờ với cái tên “Đội gạo lên chùa” - tác phẩm tiếp tục xu hướng đào sâu để

-2-



tìm về sức mạnh cội nguồn văn hóa truyền thống dân tộc như hai tác phẩm
trước đó.
Trên văn đàn hiện nay, Nguyễn Xuân Khánh được nhiều người chú ý,
nhiều bài viết trên các trang điện tử và cả những luận văn thạc sĩ lấy đề tài,
đối tượng nghiên cứu là những vấn đề xoay quanh những tiểu thuyết của ông.
Thật khó có thể liệt kê hết những bài viết nói về ông đăng tải trên các trang
báo viết, báo mạng, báo nói và cả những trang báo hình. Đặc biệt, tác phẩm
của ông còn xuất hiện trên cả nhưng trang web về đạo Phật.
Đã có nhiều những cuộc hội thảo, tọa đàm, nhiều luận văn nói về 2
cuốn tiểu thuyết ra đời trước đó là “Hồ Quý Ly” và “Mẫu Thượng Ngàn”.
Các công trình đều khái quát đề cập đến cái nhìn lịch sử văn hóa, thế giới
nhân vật, đến kết cấu và đến lối viết tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
Đáng chú ý là cách xây dựng nhân vật mà nổi lên là nhân vật nữ.
Bài viết: “Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” của nhà
nghiên cứu Lã Nguyên và luận văn thạc sĩ của Tống Thị Thanh (2010) trường
đại học Sư Phạm Thái Nguyên với đề tài “Những đóng góp của Nguyễn
Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại” đã
phần nào khái quát được những đóng góp quan trọng của Nguyễn Xuân
Khánh trong quá trình cách tân tiểu thuyết hiện đại.
Bên cạnh đó, nhiều bài viết cũng đã chỉ ra những hạn chế của Nguyễn
Xuân Khánh trong cách xây dựng nhân vật và nhất là lối kể chuyện dài dòng.
2.2. Những nghiên cứu về yếu tố tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh
Chọn con đường khai thác những giá trị văn hóa truyền thống giữa lúc
xã hội đang tiến mạnh trên con đường hội nhập, văn hóa nước ngoài lan tràn
một cách mạnh mẽ, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp đang bị mai một, Nguyễn
Xuân Khánh đã chấp nhận đương đầu với những khó khăn, bởi sẽ không


-3-


nhiều độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. Nhưng đây lại là một hướng đi thể
hiện được giá trị nhân văn và tấm lòng của nhà văn với đời, với người.
Nguyễn Xuân Khánh đã chọn cho mình đề tài Tôn giáo để dựng lại văn hóa
dân tộc và cũng là một cách kiến giải về sức sống của dân tộc Việt. Cũng dễ
hiểu thôi bởi Tôn giáo gắn với đời sống tâm linh, mà đời sống tâm linh thì
chưa bao giờ vắng mặt trong sinh hoạt cộng đồng. Hai Tôn giáo được chọn
làm đề tài chính trong hai tác phẩm “đình đám” trong thời gian gần đây là đạo
mẫu trong “Mẫu Thượng Ngàn” và đạo Phật trong “ Đội gạo lên chùa”.
2.2.1. Đạo Mẫu trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Tiếp nối “Hồ Quý Ly”, với “Mẫu Thượng Ngàn” Nguyễn Xuân
Khánh tiếp tục đưa ra một cách kiến giải khác về lịch sử văn hóa dân tộc. Có
thể nói, “Mẫu Thượng Ngàn” là một bản tình ca về sự trường tồn của dân
tộc Việt nói chung và văn hoá Việt nói riêng. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là
những cuộc trò chuyện, tâm sự, bàn bạc, trao đổi và tranh luận xung quanh
chuyện làng Cổ Đình, một làng quê bán sơn địa khá nên thơ, nhưng quanh
năm nghèo khó như bao làng quê Việt khác. Thế nhưng, ngay cả bà Cô tổ,
người canh giữ đền Thánh Mẫu cho đến cụ cử Khiêm, ông chánh Thi, cụ đồ
Tiết, ông tú Cao, tiên chỉ Nhậm hay ông hộ Hiếu, người được Thánh giao cho
suốt đời trông giữ ngôi chùa đổ nát của làng... cũng không biết làng Cổ Đình
có tự bao giờ và tại sao trước bao thăng trầm của thời cuộc, lịch sử mà nó lại
có thể trường tồn đến như vậy.
Có thể nói, tư tưởng xuyên suốt của “Mẫu thượng ngàn” chính
là ĐẠO MẪU. Nó vừa thánh thiện, vừa gần gũi thân quen, mộc mạc, dân dã,
vừa long lanh, dễ vỡ. Mẫu theo quan niệm dân gian là mẹ Âu Cơ – người mẹ
sinh ra con người Việt.Thờ Mẫu là thờ mẹ, là tưởng nhớ cội nguồn, thể hiện
lòng biết ơn.

Đạo Mẫu là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh truyền thống của người
Việt. Vì vậy mà Nguyễn Xuân Khánh đã rất khôn ngoan khi khai thác đề tài

-4-


này để dựng lại nét văn hóa dân tộc. Đã có nhiều bài viết và luận văn nghiên
cứu về đạo Mẫu trong “Mẫu Thượng Ngàn”. Đáng chú ý là các bài viết
“Màu sắc huyền thoại trong “Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh”
của Lê Thị Bích Thủy; “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu
thuyết “Mẫu thượng ngàn” của Trần Thị An và “ “Mẫu thượng ngàn” –
con đường tìm về cội nguồn văn hóa và sức sống dân tộc” trích luận văn
thạc sĩ Ngữ văn của Lê Thị Thủy được trích dẫn trong cuốn “Lịch sử văn
hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh” do Nguyễn Đăng Điệp chủ
biên.
Ngoài ra phải kể đến luận văn “Nguyên lý tính Mẫu trong “Mẫu
thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh của Dương Thị Huyền năm 2007.
Nhìn chung tác giả các bài viết trên đều khẳng định vai trò của đạo
Mẫu trong đời sống tâm linh đồng thời khẳng định vị trí quan trọng của người
mẹ. Không chỉ có vậy, với “Mẫu Thượng Ngàn” Nguyễn Xuân Khánh còn
“bao quát được nhiều vấn đề, vừa động đến lịch sử xã hội, vừa chạm tới
những khía cạnh về nhân sinh, thế sự. Và trên hết là cái nhìn văn hóa phong
tục Việt Nam thể hiện qua cuộc sống của người dân quê ở một làng cổ thuần
chất” [5.385].
2.2.2. Đạo Phật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Trong lời giới thiệu cuốn “ Đội gạo lên chùa” có đoạn: “Đội Gạo Lên
Chùa được viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng và vai trò
quan trọng của đạo Phật trong đời sống tâm linh người Việt. Tiểu thuyết khắc
họa sâu sắc nét đẹp của văn hóa Phật giáo trong mạch nguồn văn hóa dân
tộc và được xem như một sự gợi mở về lối sống Phật giáo trong xã hội hiện

đại hôm nay”.
Viết về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống, Nguyễn Xuân Khánh
đã mượn những câu chuyện có thật để xây dựng nên cốt truyện “Đội gạo lên
chùa”. Nhà văn có lần kể, khoảng năm 1976, khi đang điều trị ở viện E, nằm

-5-


cùng một sư cụ, đệ tử chăm sóc cụ là một anh bộ đội. Anh bộ đội này vốn là
một nhà sư, đến tuổi vào quân đội nên có những kiến thức rất sâu về đạo Phật.
Cái duyên đưa Nguyễn Xuân Khánh gặp hai con người này,cùng với niềm
đam mê từ trước nhà văn đã ấp ủ ý tưởng viết truyện về chủ đề Phật giáo.
“Đội gạo lên chùa” là cuốn tiểu thuyết mới nhất và cũng là duy nhất
nhà văn trực tiếp viết về đạo Phật như một lối sống. Do thời gian ra đời chưa
lâu nên các công trình, bài viết về đạo Phật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh chưa nhiều, chỉ tập trung ở những bài viết lẻ gần đây mà người viết sẽ
đề cập ngay ở phần sau.
2.3 . Những ý kiến, nhận xét về sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh
nói chung và về tác phẩm “Đội gạo lên chùa” nói riêng
Thành công liên tiếp với ba tiểu thuyết trong khoảng 10 năm trở lại
đây, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã gây được sự chú ý với những người yêu
văn. Với hai tiểu thuyết ra đời trước, “Hồ Quý Ly” (2000), “Mẫu Thượng
Ngàn (2006) đã trở thành đối tượng hấp dẫn cho nhiều luận văn thạc sĩ,
nghiên cứu khoa học. Tác giả những công trình này đã đi sâu tìm kiếm những
đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh về cốt truyện, kết cấu, thế giới
nhân vật và vấn đề đặc biệt được quan tâm là diễn ngôn văn hóa lịch sử trong
hai tiểu thuyết kể trên.
Viết sớm nhưng thành công muộn, chính vì vậy những bài viết về sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh chỉ xuất hiện từ khi ông tạo ra “cơn
sốt” “Hồ Quý Ly”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Đại học

Sư phạm Hà Nội) với đề tài: Nguyễn Xuân Khánh từ tiểu thuyết “Hồ Quý
Ly” đến “Mẫu Thượng Ngàn” năm 2007 đã phần nào khái quát được chặng
đường sáng tác của nhà văn.
Ngoài ra còn phải kể đến nhiều bài viết ngắn đăng trên các tạp chí, các
trang web văn học. Để độc giả có cái nhìn toàn diện về văn cũng như con
người Nguyễn Xuân Khánh, gần đây nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp với viện

-6-


Văn học đã cho ra mắt cuốn : “Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật của
Nguyễn Xuân Khánh” do PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp chủ biên. Công trình
nghiên cứu này đã tập hợp tuyển trọn những bài tham luận có chất lượng và
đầy tâm huyết của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo có tên tuổi trong
buổi tọa đàm về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Càng ý nghĩa hơn khi sự
kiện này diễn ra đúng dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà văn.
Hai bài viết mở đầu cuốn sách là “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa” của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp và
“Từ trung tâm ra ngoại biên, từ ngoại biên vào trung tâm” của nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân đều đồng quan điểm khi chia sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Xuân Khánh làm 3 chặng. Chặng thứ nhất với lối viết nằm trong
phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, Nguyễn Xuân Khánh vẫn ở vị thế
“trung tâm” tuy nhiên những sáng tác của ông giai đoạn này chưa có gì đặc
biệt. Sang chặng thứ hai, Nguyễn Xuân Khánh “dạt biên” với hai tác phẩm
gây sóng gió cho ông là “Miền hoang tưởng”(1973) và “Trư cuồng” (1981
– 1982). Ở chặng thứ ba, lựa chọn lối viết “tùy duyên” Nguyễn Xuân Khánh
đã được chào đón với “Hồ Quý Ly” và tiếp sau đó là “Mẫu Thượng Ngàn”
và “Đội gạo lên chùa”, chỗ đứng của ông lại từ “ngoại biên” chuyển vào
“trung tâm”. Các tác giả đã giúp người đọc có được cái nhìn bao quát về sự
nghiệp sáng tác, những quan điểm, cái nhìn của nhà văn về lịch sử, văn hóa và

sự lựa chọn cách viết.
Với 25 tham luận được lựa chọn thì có 5 bài dành riêng cho “Đội gạo
lên chùa”, người viết xin dừng lại lâu hơn ở 5 bài tham luận này. Cả 5 bài
viết đều xoay quanh yếu tố Phật giáo trong cuốn tiểu thuyết . Trước tiên phải
kể đến bài viết: “Đội gạo lên chùa – một cách hiểu về Phật tính” của PGS.
TS Nguyễn Thị Bình, tác giả đã có những kiến giải về nghiệp duyên trong
cách lựa trọn hướng đi của các nhân vật, về “phật tính” trong con người của
cả ta và “kẻ khác”. Nhìn nhận về Phật tính, tác giả viết “Hầu như không nhân

-7-


vật nào trong cuốn tiểu thuyết này được xây dựng theo lối lý tưởng hóa,
nghĩa là chẳng ai thật sự hoàn hảo cả … thế giới nhân vật ấy dù khác nhau
chính kiến, thành phần xã hội, lối sống nhưng họ đều được đo bởi một bảng
giá trị mà tiêu chí là tình thương yêu con người” [5. 405].
PGS. TS Tôn Phương Lan với bài “Khi tâm thức Phật giáo hòa vào
tâm thức Việt” lại có một cái nhìn riêng về yếu tố Phật giáo trong “Đội gạo
lên chùa” đó là “đằng sau màu sắc Phật giáo là đạo sống, là tâm thức Việt –
nguồn sâu của lòng yêu nước, của sức mạnh khiến cho dân tộc ta dù phải oằn
mình trước những biến động của lịch sử vẫn tồn tại, phát triển” [5. 415]
Đáng chú ý trong bài viết “Tâm thức Phật giáo trong Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh” Phan Trần Thanh Tú đã đưa ra nhận định
“trong Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện sự ảnh hưởng sâu
sắc tư tưởng Phật giáo Thiền tông” [5. 442] và sau đó đã chỉ ba đặc trưng nổi
bật của Thiền Việt Nam trong “Đội gạo lên chùa”. Thứ nhất, “Thiền Việt
Nam mang tính phá chấp nhưng đậm tính ôn hòa và mềm dẻo hơn” [5. 444];
thứ hai, “Sự dung hòa với tín ngưỡng niệm Phật chính là điểm làm nên đặc
sắc của Thiền học Việt Nam” [444]; thứ ba, “Thiền học nước ta mang đậm
tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước sâu sắc” [5. 446].

Về “Đội gạo lên chùa” đã có riêng một buổi toạ đàm diễn ra ngày 20 6 - 2012 tại trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Còn nhiều bài viết nữa
mà người viết chưa có điều kiện tiếp cận, cũng không tiện kể hết ra đây.
Nhưng có thể khẳng định “Đội gạo lên chùa” đang và sẽ tạo được sự chú ý
của nhiều đối tượng. Những bài tham luận mà người viết trích ra trên đây đã
có những kiến giải hết sức thấu đáo. Người viết xem đó là những gợi dẫn quý
báu để triển khai đề tài cho luận văn tốt nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là yếu tố Phật giáo trong tiểu thuyết “Đội gạo
lên chùa”.

-8-


Phạm vi nghiên cứu tập trung vào cuốn tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa”.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
5. Những đóng góp của luận văn
- Lần đầu tiên yếu tố Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa” được đặt ra
nghiên cứu một cách trực diện và toàn diện.
- Góp phần xác lập chỗ đứng của Nguyễn Xuân Khánh trong văn xuôi
Tôn giáo ở Việt Nam nói chung và trong hành trình của tiểu thuyết đương đại
nói riêng.
6.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Phật giáo trong văn học và quan niệm về Phật giáo của
Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa”, nhìn từ thế giới hình tượng
Chương 3: Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa”, nhìn từ nghệ thuật trần

thuật

-9-


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM VỀ
PHẬT GIÁO CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1. Phật giáo trong văn học
Từ bao đời nay giáo lý đạo Phật đi sâu vào trong tiềm thức người dân
Việt. Với mục đích hướng thượng, hướng thiện, Tôn giáo nói chung, đạo Phật
nói riêng ra đời và phát triển vì cuộc sống của con người. Khi cuộc sống càng
phát triển theo hướng hiện đại thì kéo theo nó những hệ lụy không nhỏ đó là
sự xuống cấp về mặt đạo đức, con người sống trong lo âu, căng thẳng, áp lực,
chiến tranh và khủng bố đang diễn ra hàng ngày trên thế giới. Điều con người
cần tìm kiếm là sự bình an, những phút giây thảnh thơi trong tâm hồn, thế giới
được sống trong hòa bình an vui. Điều này sẽ là không tưởng nếu như con
người không đánh thức lòng từ bi và không có niềm tin Tôn giáo. Và không
phải ngẫu nhiên mà người ta gọi văn học là nhân học – khoa học vì con
người, cho con người. Những tác phẩm văn học luôn hướng đến lẽ sống cao
đẹp ở đời. Do vậy, Tôn giáo và văn học có sự gặp gỡ nhau ở nhiều phương
diện, nhưng phương diện quan trọng nhất là đều cùng tác động đến con người
bằng con đường tình cảm, hướng đời sống tinh thần của con người ngày càng
thánh thiện hơn.
Đã từ lâu, sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học và Tôn giáo là một việc
rất tự nhiên. Tôn giáo xem văn học như một con đường, một phương tiện vô
cùng hữu hiệu để kí thác những tâm tư tôn giáo và để truyền tải tinh thần tôn
giáo, thông điệp tôn giáo đến cho con người. Văn học thì xem tôn giáo là một
nguồn cảm hứng vô tận. Cho nên tôn giáo xâm nhập vào văn học vừa như một
đề tài lớn, vừa như một cách nhìn nhận những giá trị của cuộc sống nhân sinh,

vừa như một kiểu tư duy nghệ thuật để sáng tạo nên các thế giới nghệ thuật

- 10 -


ngôn từ của mình. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử thì sự ảnh
hưởng của hai loại hình này có những tính chất khác nhau.
1.1 Phật giáo trong văn học Trung đại.
Ở Việt Nam, một đất nước với rất nhiều nét văn hóa đặc trưng, một đất
nước nông nghiệp vốn rất coi trọng đời sống tình cảm, con người vốn hồn
hậu, thương yêu nhau, gần gũi với thiên nhiên nên dễ dàng tiếp nhận giáo lý
đạo Phật và dần dần biến đổi cho phù hợp với văn hóa người Việt. Không
phải chỉ ở những địa phương có truyền thống Phật giáo mới có hiện tượng tín
gưỡng đạo Phật, mà đây đó khắp đất nước đều có xu hướng tin Phật mạnh mẽ.
Chùa được tu sửa mới hơn, đẹp hơn, ngày lễ thì trong và ngoài chùa chật
ních, việc may, việc rủi của mọi nhà đều nghĩ đến Phật.
Và sự ảnh hưởng, tác động giữa văn học với Phật giáo cũng đã diễn ra
từ rất lâu rồi. Ngay từ văn học dân gian đã thấy ảnh hưởng của Phật giáo.
Tiếp theo đó đến văn học viết Trung đại, văn học Phật giáo vẫn được duy trì
và phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lý – Trần. Thậm chí, PGS. TS Nguyễn
Công Lý trong một bài viết của mình còn đưa ra nhiều dẫn chứng và cuối
cùng đi đến kết luận: “Văn học viết Việt Nam trước thời Lý Trần có rất ít tác
phẩm là của các nhà Nho, quan chức, số còn lại, đại bộ phận là những tác
phẩm thuộc văn học Phật giáo” [21].
Tuy nhiên chỉ đến thời Lý – Trần khi Phật giáo trở thành Quốc giáo thì
văn học Phật giáo mới trở thành một bộ phận quan trọng của văn học. Biểu
hiện rõ nhất là đội ngũ sáng tác có nhiều vị thiền sư như: Không Lộ thiền sư,
Khuông Việt đại sư, Đỗ Thuận thiền sư, Huyền Quang tôn sư,…những bài
thơ, bài kệ trực tiếp hay gián tiếp nói đến giáo lý nhà Phật. Viết về con người
thì cũng là những con người: “ngộ đạo với tinh thần vô úy,vô tâm, vô ngôn,

con người hòa hợp với vũ trụ, con người tự do đạt đạo…có khi đó còn là con
người phóng nhiệm, thẳng tay vào chợ, buông xả, vượt thoát với sự cởi mở cá

- 11 -


tính. Nói chung đó là con người Tôn giáo, con người thiền với cách sống
thiền” [23. 119].
Trong sáng tác của các nhà nho thế kỉ XV như Nguyễn Trãi, Lương
Thế Vinh và nhất là Lê Thánh Tôn có ảnh hưởng giáo lý cơ bản nhà Phật. Lê
Thánh Tôn là một ông vua nổi tiếng nhân từ, thương dân như con. Tác phẩm:
“Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” của ông đã phản ánh tấm lòng nhân từ của
nhà vua dành cho mọi giới trong xã hội.
Dưới triều Nguyễn, phần lớn các nhà thơ có tên tuổi đều là nhà Nho.
Tuy nhiên, sáng tác của họ lại lấy cảm hứng chủ yếu từ Phật giáo chứ không
phải Nho giáo, tiêu biểu là Nguyễn Du với “Truyện Kiều” và “Văn tế thập
loại chúng sinh”
“Truyện Kiều” – tác phẩm được xem là một kiệt tác văn học đã thấm
đẫm màu sắc Phật giáo khi Nguyễn Du lý giải số phận truân chuyên của nàng
Kiều bằng giáo lý nghiệp – duyên của nhà Phật.
1.2 Phật giáo trong văn học hiện đại
Bước sang thời kỳ hiện đại, văn học phát triển trong bối cảnh đất nước
đang oằn mình dưới gót giày ngoại xâm mà lần này là thực dân, đế quốc
phương Tây. Văn học tiếp thu những yếu tố mới trong sáng tác từ nội dung
cho đến hình thức. Về mặt nội dung vẫn không tránh được ảnh hưởng của đạo
Phật trong nhiều sáng tác bởi đạo Phật đã trở thành bản sắc, là một thành tố
quan trọng làm nên văn hóa Việt.
1.2.1. Giai đoạn trước 1975
Trong thời kỳ chống Pháp, sau này là chống Mỹ, vấn đề chống giặc
ngoại xâm được đặt lên hàng đầu. Quan niệm về Tôn giáo nói chung, Phật

giáo nói riêng còn chưa được đúng đắn và cởi mở ở phương diện người quản
lí, phần lớn xem tôn giáo như là đối lập với chính trị, thậm chí đồng nhất giản
đơn hoạt động tôn giáo với những hoạt động mê tín dị đoan, hoặc xem tôn
giáo là một thứ thuốc phiện chỉ làm u mê con người.

- 12 -


Chính cái nhìn về Phật giáo không thân thiện như trên cho nên văn học
giai đoạn này ít viết về Phật giáo. Có chăng là ở một số tác phẩm của “Tự lực
văn đoàn” (“Hồn bướm mơ tiên”), ở “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công
Hoan…. Nhưng chỉ dừng lại ở một vài chi tiết mang màu sắc Phật giáo như:
cảnh chùa thanh vắng, buồn tình đi tu,…Đáng kể hơn cả là văn học chính
thống ở miền Nam Việt Nam giai đoạn chống Mỹ. Đời sống văn học khá phát
triển, trong đó đáng chú ý là đội ngũ tác giả có những vị sư như Nhất Hạnh,
với những bài thơ ca ngợi tình thương, lòng nhân ái mà tiêu biểu là tập thơ
“Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện”. Song do quan điểm chính trị
thời đó mà người ta lên tiếng chỉ trích nặng nề: “Hơi vàng của đồng đô-la đã
cám dỗ tâm hồn Nhất Hạnh để cho quỷ xứ ma vương của Ngũ giác đài và
Bạch Cung mua trọn vẹn thể xác y, đẩy vào hỏa ngục” [4. 293]. Nguyên nhân
là do quan niệm: “Đó là thứ văn nghệ lũng đoạn tâm hồn độc giả, mê hoặc lý
trí độc giả để bắt quần chúng cúi đầu trước bạo lực phi nghĩa, để thúc đẩy
quần chúng mù quáng phản bội dân tộc [4. 292,29].
Có thể nói văn học giai đoạn này e dè khi đưa yếu tố Phật giáo vào
sáng tác, nếu có thì cũng không được đón nhận, thậm chí còn bị coi như một
dạng “yêu ngôn yêu thư”.
1.2.2 Giai đoạn sau 1975
Do nhu cầu tâm linh của con người qua việc hướng đến những “lĩnh
vực siêu nhiên”, lại phát triển trong bối cảnh đất nước hoàn toàn độc lập. Văn
học được “cởi trói”. Văn chương được trở về đúng nghĩa của nó – nghĩa là

quan tâm đến những gì nhân bản nhất, người nhất.
Trong văn học, yếu tố Phật giáo xuất hiện nhiều, dày đặc chi tiết, hình
ảnh, ngôn ngữ và Phật giáo được khai thác ở phương diện “nhập thế”. Đáng
kể gần đây là những tác phẩm như: “Đức Phật, nàng savitri và tôi” (Hồ Anh
Thái); “Giàn thiêu” (Võ Thị Hảo); “Chuyện nhà chùa 1” (Thái Bá Tân)… ở
nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và trong rất nhiều tập thơ rải rác
trong Nam ngoài Bắc.

- 13 -


2. Quan niệm về Phật giáo của Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Xuân Khánh từng tâm sự rằng mình “mê” Phật giáo và cũng tự
nhận mình không phải đệ tử Phật. Ông càng không phải là một nhà nghiên cứu
Phật giáo, nhưng với vốn sống, kinh nghiệm nhiều năm đi rất nhiều chùa và
đọc nhiều sách về Phật giáo nên khi viết “Đội gạo lên chùa” yếu tố Phật giáo
đã ngấm vào từng câu chữ, từng chi tiết,… Điều đáng nói là trong hai tiểu
thuyết gần đây nhà văn này đã bộc lộ rõ quan niệm riêng của mình về Phật
giáo. Người viết xin được gọi tên sự khác biệt đó bằng ba luận điểm như sau:
2.1. Chú trọng tính nhập thế của Phật giáo
Đạo Phật bản chất không phải là “lánh khổ tìm vui” mà là đạo “cứu khổ
tìm vui”. Đức Phật xưa kia vì nhìn thấy cảnh nhân sinh thống khổ, cuộc đời
vô thường nên đã quyết chí xuất gia tu hành tìm đường giải thoát cho mình và
cho người. Sau khi đắc đạo Người đã “dãi dầm sương nắng ngót bốn mươi
chín năm, đem tinh thần bình đẳng thay cho giai cấp bất bình, lấy từ bi thay
cho sân hận oán thù, dùng trí tuệ thay cho si mê mù mịt” [33. 34].
Nối gót chân Phật, sau này bao nhiêu đệ tử đắc đạo của Người cũng tìm
đến con đường giáo hóa chúng sinh. Phật giáo Việt Nam gắn chặt chẽ với đời,
mang tính chất nhập thể rất rõ “Các cao tăng thường được triều đình mời
tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng” [37. 466]. Chẳng hạn,

thời Đinh, Khuông Việt đại sư được phong làm tăng thống; thời Tiền Lê, đại
sư Khuông Việt và pháp sư Đỗ Thuận được giao tiếp sứ thần nhà Tống; Thời
Lý, thiền sư Vạn Hạnh là cố vấn cho vua Lý Thái Tổ;….
Điều đặc biệt là ở thời Lý – Trần không chỉ có các nhà sư tham gia
chính sự mà nhiều vua quan quý tộc đi tu. Con cháu ngàn đời mãi mãi nhớ ơn
Phật Hoàng Trần Nhân Tông – ông vua Phật ở thời nhà Trần. Sau khi lãnh
đạo nhân dân đánh thắng giặc ngoại xâm, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho
con, vào núi sâu Yên Tử để tìm đường giải thoát giác ngộ. Ngài là vị tổ đầu
tiên của thiền phái Trúc Lâm. Và mới đầu năm 2013 này, Trúc Lâm Yên Tử

- 14 -


đã vinh dự đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt trong niềm tự hào của
người dân Việt.
Sau này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Phật tử Việt Nam cũng
tích cực đấu tranh “ Đầu thế kỉ XX, Phật tử là lực lượng tích cực trong cuộc
vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh” [37.
467 ]. Đến thời Diệm – Thiệu, một sự kiện gây chấn động Sài Gòn là việc
hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
Có lẽ nhà văn Nguyễn Xuân Khánh hơi khiêm tốn khi nói rằng mình
“mê” Phật giáo, theo người viết thì, trên cả cái “mê”, cái thích, nhà văn này
đã dùng một trí tuệ sắc bén để hiểu đạo Phật và có khát vọng để Phật giáo đi
vào trong đời sống hàng ngày của người dân Việt. Ông đã nhìn thấy và khai
thác bản chất của đạo Phật Việt Nam đó là tính nhập thế.
Nhân dân ta xưa có câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba
tu chùa”. Nguyễn Xuân Khánh khi trả lời phỏng vấn một tờ báo điện tử có
nói: “Tôi cổ xúy để Phật giáo trở thành một lối sống. Mà đã là lối sống thì ở
đâu cũng tu được” [ 1]. Và trong một bài phỏng vấn khác ông nói thêm: “Xã
hội hiện đại bây giờ không chỉ Việt Nam mà thế giới, người ta rất chú ý đến

Phật giáo, đó là những giá trị nội tại tốt đẹp của con người. Càng hiện đại,
càng sống gấp, càng bị stress bao nhiêu thì càng cần Phật giáo để tự cân
bằng mình. Nếu nó trở thành lối sống thì rất tốt, nó không làm hại ai cả, mà
chỉ giúp con người cao thượng hơn thôi. Đó là những giá trị Đông phương
không phải đã lỗi thời mà còn có lợi với hiện đại, khi đời sống đang có những
tan rã, con người mất niềm tin, thì đạo Phật là một cách hướng con người
đến niềm tin. Tôi nghĩ, đạo Phật đã được Việt hóa, và tôi chú trọng tính nhập
thế của nó” [20]. Tu theo đạo Phật không phải chỉ dành cho những vị xuất gia
và xuất gia rồi không có nghĩa là lánh xa cõi đời. Đạo Phật cần cho cuộc đời
này, đạo Phật cần được nhìn như một lối sống cần phải có trong cuộc sống
hiện đại.

- 15 -


Trả lời câu hỏi của đội Khoát rằng: “Phật giáo dùng để làm gì?” , Sư Vô
Úy nói lên quan điểm của mình: “Từ bao đời nay dân ta đều biết Phật giáo
dùng để cứu đời. Hàng ngàn đời nay, Phật giáo ở nước ta chỉ làm lợi lạc cho
đất nước, cho nhân quần. Ân đức của Đức Phật giáo hóa cho dân thật vô
lượng. Vì thế nên làng nào, xã nào trên đất nước ta cũng có chùa. Từ lý lẽ
thâm sâu cho tới hành động của nhà chùa đều chỉ vì mục đích tạo điều lành,
diệt điều ác…Chính quyền lo sự an dân. Nhà chùa lo dạy dân hướng thiện,
tránh ác” [14. 560]. Qua vài trích dẫn trên có thể khẳng định: Khai thác tính
nhập thế của đạo Phật chính là kim chỉ nam trong việc xây dựng các nhân vật
trong “Đội gạo lên chùa”. Ngôi chùa làng và vị sư già đã trải qua biết bao biến
thiên trong lịch sử, đã gắn bó và xoa dịu những đau khổ trong kiếp nhân sinh.
Vấn đề này người viết xin được làm sáng tỏ thêm ở phần sau của luận văn.
2.2. Quan niệm Phật giáo là phần âm tính, là quốc hồn quốc túy của
dân tộc
Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong giáo trình “Phật học phổ thông”

có nhận xét: “Nếu có ai đi sâu vào lịch sử Phật giáo Việt Nam, theo dõi từng
bước đi của sự truyền giáo qua các thời đại…. sẽ thấy Phật giáo giữ một địa
vị quan trọng vô cùng trong văn hóa Việt Nam. Có thể nói một cách không
quá rằng:Văn hóa Việt Nam một phần lớn là văn hóa Phật giáo. Rút cái tánh
chất Phật giáo trong văn hóa Việt Nam ra thì văn hóa ấy thật là nghèo nàn,
nông cạn” [10. 51]. Như trên đã nói, đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam đã
thay đổi cho phù hợp với tập quán, văn hóa và đạo lý của người Việt nên dễ
dàng ăn sâu vào gốc rễ tâm hồn người dân Việt. Văn hóa Việt Nam là văn hóa
Phật giáo. Chính vì vậy nên dù không chính thức nhưng mỗi người dân Việt
Nam đã là một đệ tử Phật, không ngôi làng nào là không có chùa, ai trong đời
đã từng ít nhất một lần tới chùa, trẻ con từ bé đã theo bà, theo mẹ lên chùa.
Trong nhiều giai đoạn, Phật giáo đã trở thành Tôn giáo chính (thời Lý, Trần).

- 16 -


Nguyễn Xuân Khánh đã nhìn thấy ở đạo Phật một giá trị vô cùng quan trọng
đó là hình thành nên nhân cách, sức mạnh của người Việt Nam.
Tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” (2001), không nói nhiều đến yếu tố Phật
giáo nhưng người viết lại cảm thấy Phật giáo trong cuốn tiểu thuyết này có
phần sâu sắc hơn khi nhà văn mượn lời cụ Phạm nói với Hồ Nguyên Trừng:
“Đạo Phật như giếng trời, còn Khổng và Lão chỉ như hang và khe. Đạo Phật
như mặt trời, còn Khổng và Lão chỉ như bó đuốc…”
Nguyễn Xuân Khánh quan niệm Phật giáo là phần âm tính – phần làm
nên sức mạnh lâu bền của dân tộc: “Núi sông cũng có âm có dương, một đất
nước cũng có âm có dương: Phật giáo và Nho giáo. Phật giáo là phần âm
của hồn dân Việt. Đạo Phật giữ phần linh thiêng, phần chìm, phần lặng lẽ và
thâm thúy của núi sông. Đã bao đời nay nó vẫn ngân nga trong tiếng chuông
chùa làng, lẫn khuất đầu ngọn tre, dưới mái rạ để xoa dịu, nâng đỡ hồn
người dân quê Việt trong những lúc nhiễu nhương loạn lạc. Trong những

năm lụt lội đói khát đem lại cho người dân sức chịu đựng dẻo dai để chờ đến
buổi bình minh sẽ tới… Cái phần tĩnh lặng, u uẩn, linh thiêng sẽ giúp ta trở
nên cân nhất, biết cắn răng mà chịu, biết nuốt nước mắt vào lòng, biết chấp
nhận nhục nhã, để chờ một ngày nào đấy, có thể lại đứng dậy, lại lau sạch
khuôn mặt, làm cho đất nước trở nên rạng rỡ” [15. 514,515]. Thật vậy, phần
âm là phần chìm nhưng là phần quan trọng nhất, nó tạo nên sức mạnh nội lực
đưa con người ta vượt qua mọi khó khăn.Với quan niệm này, có lẽ Nguyễn
Xuân Khánh muốn lý giải sự thất bại của Hồ Quý Ly. Ai cũng biết ông vua họ
Hồ này không ưa đạo Phật, ông coi trọng phần dương, phần nổi, Hồ Quý Ly:
“sống như một cơn lốc” [15. 570], ông thậm chí không có thời gian để ốm.
Chính cách sống và cách làm việc như vậy Hồ Quý Ly sớm chuốc lấy thất bại
mặc dù được đánh giá là người có nhiều cách tân đổi mới. Dù rằng luôn phải
kết hợp hai yếu tố âm dương nhưng không thể phủ nhận một điều rằng: làm

- 17 -


nên sức mạnh sâu bền của một con người, một quốc gia là phần âm tính –
phần chìm khuất.
Đến đây, người viết muốn đưa thêm một ý kiến của nhà sử học Trần
Quốc Vượng về một nhân vật lịch sử, đó là người anh hùng Nguyễn Huệ để
thấy vai trò, sức mạnh của phần âm tính “Ngài (Quang Trung) không biết lùi
như Trần Hưng Đạo đã biết lùi; và việc Ngài xưng đế ở Phú Xuân công khai
sánh ngang Hoàng đế Nguyễn Nhạc… chưa hẳn đã là điều hay” [41. 909].
Người viết không dám bàn luận thêm gì về vấn đề này. Nhưng rõ ràng, vua
Quang Trung đã để lại một sự nghiệp dở dang, giáo sư Trần Quốc Vượng có ý
so sánh vua Quang Trung với Trần Hưng Đạo. Phải chăng người anh hùng áo
vải đáng kính của chúng ta đã sai lầm khi không biết phát huy phần âm tính,
“Ngài đã theo cái học của Chu Tử tức là theo Tống Nho” [41. 910].
Trong “Đội gạo lên chùa”, chính sức mạnh nội tại - phần âm tính này

đã giúp cho các nhân vật trong truyện vượt qua mọi kiếp nạn. Do đâu vị sư
già, cơ thể chỉ còn da bọc xương vượt qua được đòn roi tra tấn của kẻ thù? Do
đâu những người phụ nữ như bà Nấm, cô Nguyệt, Huệ,… có được bản lĩnh để
đứng dậy đi tiếp sau rất nhiều những mất mát đau thương…? Câu trả lời chỉ
có thể là trong dòng máu của họ Phật tính đã được phát huy.
Trong bài Đội gạo lên chùa – một cách hiểu về “Phật tính”, PGS.TS
Nguyễn Thị Bình có đưa ra nhận định: “tác giả đã tạo ra cơ hội “ném” các
nhân vật vào cuộc biến thiên chóng mặt, từ đó mà luận về Phật giáo và truy
tìm “Phật tính” trong con người” [5. 399]. Mỗi người dân Việt sẽ tìm thấy
mình trong tính cách của các nhân vật chính diện trong truyện, do vậy Phật
tính đã trở thành Việt tính và cũng chính là nhân tính. Xin được tạm khái quát
mối quan hệ đó như sau: Nhân tính = Phật tính = Việt tính.
2.3. Khai thác tính chất từ, bi, hỷ, xả của đạo Phật
Quan niệm Phật giáo là một lối sống – sống từ, bi, hỷ, xả, tác giả “Đội
gạo lên chùa” đã nhiều lần bày tỏ tâm niệm của mình: “Cứ sống hết mình với

- 18 -


cuộc đời này bằng bốn chữ của nhà Phật từ - bi – hỷ - xả thì tôi nghĩ cũng đã
là hạnh phúc rồi, và những người xung quanh cũng cảm thấy dễ chịu rất
nhiều”[35].
Đạo Phật là đạo Từ bi và Trí tuệ, tuy nhiên trong “Đội gạo lên chùa”
Nguyễn Xuân Khánh thiên về khai thác tính chất Từ bi của đạo Phật. Có thể
nói “Đội gạo lên chùa” là câu chuyện về lòng Từ bi, sự hóa giải đau khổ, hận
thù bằng lòng Từ bi.
PGS.TS Tôn Phương Lan trong một bài viết của mình có nói: “Trong
“Đội gạo lên chùa” tác giả đã gắn lòng thương yêu con người như một bản
tính Việt vào tinh thần từ bi hỷ xả ở đạo Phật và coi đây như một tư tưởng
chủ đạo xuyên suốt tác phẩm” [5. 416].

Dựa trên tinh thần từ bi hỷ xả, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng một thế
giới nhân vật đa dạng, cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Bình thì: “không nhân
vật nào của cuốn tiểu thuyết này được xây dựng theo lối lý tưởng hóa, nghĩa là
chẳng ai thật sự hoàn hảo cả. Vẫn có người tốt nhiều, kẻ tốt ít, kẻ xấu nhiều,
người xấu ít theo lẽ thông thường. Điều đáng nói là thế giới nhân vật ấy dù
khác nhau chính kiến, thành phần xã hội, lối sống nhưng họ đều được đo bởi
một bảng giá trị mà tiêu chí là tình thương yêu con người” [5. 405].
Vâng, chỉ có lòng thương yêu và thương yêu vô bờ bến mới có khả
năng hóa giải mọi hận thù. Bằng lòng Từ bi bao la của nhà Phật, sư cụ Vô Úy
đã cảm hóa được hổ dữ, đã biến một người từ “lục lâm thảo khấu” thành một
nhà sư trọn đời bảo vệ chính nghĩa, hộ trì chánh pháp, đã lan truyền lòng Từ
bi sang ông cán bộ trại giam…Vị sư già đã đem đạo lý Từ bi dạy cho người
đệ tử nhỏ: “Hai chữ từ bi dù sao cũng được nhiều người mang giữ mặc dù
mang giữ nó có khi thiệt vào thân. Nhưng nếu hai chữ ấy mà bị mất đi hoàn
toàn chắc chắn con người sẽ bị rơi lại vào thời mông muội. Thiếu nó, con
người sẽ chẳng còn là người” [14. 384].

- 19 -


Người viết khi chuẩn bị cho luận văn này có tham khảo ý kiến một số
Phật tử và nhà nghiên cứu, trong số đó có một ý kiến mà người viết thấy đáng
phải suy ngẫm, đó là: Đạo Phật trong “Đội gạo lên chùa” tuy chưa sâu nhưng
lại phù hợp với người Việt bởi vì đã nó đã chạm đến vết thương và đề xuất
giải pháp làm lành vết thương bao nhiêu năm nay. Việt Nam là một nước giàu
lòng nhân ái nhưng trải qua nhiều chiến tranh mất mát, hận thù cũng giăng
đầy, đau khổ cho đến ngày nay vẫn chưa nguôi, thì lối sống Từ bi trong
truyện đáng được nhân rộng thành lối sống phổ biến. Chỉ có lòng Từ bi mới
giúp con người thoát khỏi đau khổ và hóa giải mọi hận thù. Phải chăng đây
cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc? Để thế giới

này biết yêu thương nhau, yêu thương muôn loài thì cần phát huy được thuyết
tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả) của nhà Phật. Điều này sẽ giúp chuyển hóa nội
tâm con người, đi đến giải quyết được mọi tranh chấp, bất đồng đang diễn ra
ngày càng căng thẳng giữa các nước trên thế giới.
Nguyễn Xuân Khánh đã từng đi qua những thăng trầm trong cuộc đời,
với tình yêu đời, yêu người, bằng niềm say mê với đạo Phật và những kiến
thức có được do dày công tìm hiểu, nghiên cứu nên đã có được cái nhìn đúng
đắn về một đạo Phật chân chính. Trên đây chỉ là những nhận xét mang tính
khái quát, người viết xin được tiếp tục làm rõ quan niệm của nhà văn về Phật
giáo qua “Đội gạo lên chùa” ở chương 2 và 3 của luận văn.

- 20 -


Chương 2: PHẬT GIÁO TRONG “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” NHÌN TỪ
THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
1. Hình tượng tác giả: Người mộ Phật
Ở đây cần phân biệt hình tượng tác giả với hình tượng nhân vật. Theo
nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Hình tượng tác giả cũng là một hình tượng
được sáng tạo ra trong tác phẩm, như hình tượng nhân vật, nhưng theo một
nguyên tắc khác. Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư
cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính
cách nhân vật, thì hình tượng tác giả được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu
hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh” [29. 127].
Thi hào Goethe từng nói: “Mỗi nhà văn dù muốn hay không đều miêu
tả chính mình trong các tác phẩm một cách đặc biệt”. Tác giả là trung tâm
làm nên nội dung và hình thức tác phẩm, tác giả hiện lên trong thế giới của
tác phẩm chính là hình tượng tác giả. Trong văn xuôi, hình tượng tác giả thể
hiện gián tiếp qua nhân vật.
Theo lý thuyết trên thì trong “Đội gạo lên chùa” nhân vật trung tâm và

quan trọng chính là bản thân nhà văn. Đó là một con người am hiểu giáo lý
đạo Phật, say sưa truyền giảng những kiến thức Phật giáo cơ bản nhất.
Bằng niềm say mê và khả năng sáng tạo, Nguyễn Xuân Khánh đã hóa
than vào các nhân vật như: Vô Úy, Vô Trần, Khoan Hòa, Chánh Long,… để
gián tiếp bày tỏ quan điểm của mình về giá trị và sức mạnh của giáo lý đạo
phật trong đời sống. “Đội gạo lên chùa” không đơn thuần chỉ là một cuốn tiểu
thuyết, ông đã chia sẽ với báo giới “ Trong “Đội gạo lên chùa” tôi đã sử
dụng vốn của cả cuộc đời tôi vào đấy. Đó là những kiến thức qua sách vở,
qua bạn bè và những trải nghiệm của tôi trong gần 80 năm qua”.

- 21 -


Có thể nói không ngoa rằng nhà văn giống như một người truyền đạo.
Để sáng tỏ hơn hình tượng tác giả, luận văn xin được khảo sát trên những
phương diện sau:
1.1 Cái nhìn nghệ thuật
1.1.1. Khái quát về cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn nghệ thuật hiểu nôm na là cách cảm nhận, cách đánh giá mang
đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ khi phản ánh hiện thực. Theo nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử “ Cái nhìn là một năng lực tinh thần dặc biệt của
con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà
vẫn ở ngoài sự vật… nghệ thuật không thể thiếu cái nhìn” [29.130]. Cái nhìn
gắn với một cá thể và mang tình cảm yêu, ghét riêng. Mỗi nhà văn, phụ thuộc
vào tuổi tác, môi trường sống, vốn sống,…có một cái nhìn riêng độc đáo. Sự
độc đáo ấy là yếu tố riêng làm nên phong cách của mỗi nhà văn.
Sự sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất
định, và tư tưởng đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả. Trong giáo
trình này nhà nghiên cứu có dẫn lại lời của nhà văn Pháp M.Proust : “Đối với
nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ. Phong cách không phải là vấn dề kỹ

thuật mà là vấn đề cái nhìn” [29. 130].
Cũng trong “Dẫn luận thi pháp học” Trần Đình Sử viết: “Cái nhìn là
một biểu hiện của tác giả. Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan
sát, do đó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi… Cái nhìn bao
quát không gian, bắt đầu từ điểm nhìn trong không gian và thời gian và bị
không gian, thời gian chi phối” [29. 130].
1.1.2 Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong “Đội gạo lên chùa”
Khái thác một đề tài không mới nhưng không hề dễ dàng, Nguyễn
Xuân Khánh hướng cái nhìn đến những vấn đề của cuộc sống đời thường từ
yếu tố tâm linh. Cái nhìn của tác giả trong “Đội gạo lên chùa” nổi bật ở một
số nét chính sau:

- 22 -


1.1.2.1. Cảm nhận về không gian mang đậm dấu ấn Tôn giáo
Trong “Đội gạo lên chùa”, tác gải đã nhìn nhận, mô tả các loại không
gian như: nhà, chùa, hang, động, am, rừng, vườn, ruộng, sông, trại giam,
chiến trường theo trục tôn giáo. Các loại không gian này lại được chia ra làm
hai dạng. Dạng thứ nhất là không gian tĩnh, lành, thuận với Phật tính: chùa,
hang, hầm, am, rừng; dạng thứ hai là không gian động, dữ, nghịch với Phật
tính: trại giam, chiến trường.
Có thể dễ dàng nhận thấy không gian xuất hiện nhiều nhất trong truyện
là ngôi chùa làng. Chùa Sọ gắn liền với cuộc đời, số phận của nhiều nhân vật
chính trong truyện. Do vậy người viết cũng xin được tìm hiểu sâu hơn về hình
ảnh ngôi chùa làng.
Không chỉ ở phần 2 của chương I mới nói về “Chùa Sọ” mà ở khắp các
chương truyện đều ít nhiều nhắc lại hình ảnh ngôi chùa. Dù không có đoạn
văn nào miêu tả cụ thể cấu trúc của chùa Sọ nhưng qua một số chi tiết người
đọc có thể hình dung chùa Sọ có cấu trúc quen thuộc. Ngoài chánh điện là nơi

thờ Phật còn có: “ngôi nhà tổ của chùa Sọ là ngôi nhà 5 gian, ba gian giữa
để thờ và hai buồng ngói hai đầu. Buồng của thầy nằm bên trái. Tôi và sư
Khoan Độ nằm bên phải” [14. 249] (kiểu cấu trúc năm gian hai chái) . Đây là
cấu trúc quen thuộc, dễ thấy ở rất nhiều ngôi chùa ở Việt Nam “ngôi chùa
Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà Việt Nam cổ truyền với
hình thức mái cong, có ba gian hai chái, năm gian hai chái” [10. 471].
Chùa Sọ không đơn thuần chỉ là nơi thờ Phật mà nó còn có những sinh
hoạt như một gia đình. Ngoài phần chính để sinh hoạt là chánh điện, nhà tổ
còn có khu vườn với khoảng đất trống khá rộng để nhà chùa trồng rau, cây
thuốc. Hình ảnh này gợi nhắc tới một nét rất riêng của Phật giáo Việt Nam đó
là: “Nhận thấy quan niệm của xã hội Việt Nam một trăm năm trước đã không
chấp nhận việc nhà sư đi khất thực, cho nên Tổ đã thực hiện tinh thần tùy

- 23 -


duyên bằng cách cho khẩn đất hoang, dạy đại chúng làm việc để có thực
phẩm tự túc và cũng vừa làm thuốc để cứu người” [28. 460].
Chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn.
Khi nhà văn trình bày cái họ thấy cho ta cùng chiêm ngưỡng thì ta đã tiếp thu
cái nhìn của họ và cùng bước vào phạm vi ý thức của họ.
Hình ảnh “con chó vàng nằm ở thềm nhà tổ” [14. 9] xuất hiện nhiều lần
trong truyện tạo cảm giác gần gũi thân quen. Nó như là một hình ảnh mà
Nguyễn Xuân Khánh cố ý thêm vào để tạo nên một ngôi chùa “rất Việt Nam”.
Có gia đình nào ở nông thôn lại không có ít nhất một con chó trong nhà. Con
chó vàng như người nhà chùa và cũng gắn bó khá khăng khít với những biến cố
nơi đây. Ngày đầu tiên chị em An đến chùa “con chó lại sủa rộ”[14.9]. Khi sư
Vô Trần lén ra gặp cô Nấm, hình ảnh con chó cứ trở đi trở lại. Lần đầu tiên khi
sư Vô Trần ra khỏi cổng chùa: “con chó lững thững bước theo, nhưng tới cổng
nó dừng lại vẫy đuôi, sủa dồn lên như muốn gọi” [14.97] nhưng mọi sự cố gắng

của nó không ngăn được bước chân vị sư trẻ nó đành “nằm rên ư ử thất vọng”
[14.97]. Lần nào Vô Trần ra gặp cô Nấm con chó cũng sủa vang như muốn gọi
lại, và rồi lần cuối cùng, khi vị sư trẻ quyết định hoàn tục, con chó chỉ còn biết:
“sủa cho đến lúc hai bóng người lẫn hẳn vào sương đêm” [14.115].
Ngôi chùa là nơi linh thiêng nhưng sao gần gũi và chẳng khác một ngôi
nhà là mấy. Chính nhà văn đã viết trong truyện: “Ngôi chùa làng ta chính là
gia đình, là tổ ấm” [14.645]. Không gian nhà chùa tạo cho con người có được
cảm giác yên tâm hơn vì: “Đây là đất Phật …đất Phật nên trên đầu chúng ta
luôn có tàn lọng của đức Phật che chở. Dù có hiểm nguy nào, núp dưới bóng
râm của người, thì cũng qua khỏi. Chẳng có ma chướng nào, chẳng có loài
ngạ quỷ, súc sinh nào đụng chạm được tới con” [14.28] chính vì vậy mà khi
đau khổ, tuyệt vọng, lúc khó khăn nhất con người lại tìm đến với chùa để tìm
kiếm sự bình an. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho Phật tính được nuôi
dưỡng và phát triển.

- 24 -


Ngôi chùa trở thành nơi cưu mang những con người bất hạnh. Lúc đau
khổ nhất chị em An tìm đến ngôi chùa, cụ Thầm gia cảnh khó khăn cũng được
nhà chùa giúp đỡ: “Vãi Thầm chỉ có một cô con gái tên là Thì lấy chồng đẻ
sòn sòn. Chưa đầy ba mươi tuổi mà đã năm con. Nhà chồng cũng nghèo như
nhà vợ. Sư cụ Vô Úy thấy tình cảnh như vậy liền cho vợ chồng Thì cấy rẽ ba
sào. Tô ruộng chỉ bằng già nửa người ta. Lại cho bà Thầm làm việc vặt cho
nhà chùa, và cho trú ngụ tại gian nhà lá ngoài vườn”[14.21]. Sư Vô Úy
chẳng ngại bụi trần mà còn cho đào hầm bí mật trong chùa, rồi dấu mẹ con
Huệ trong chùa khi đang bị truy bắt.
Nhà chùa ngoài những sinh hoạt đặc trưng riêng như : đêm đêm “đọc
kinh sám hối”, lễ Phật, tọa thiền… nói chung là các nghi thức Phật giáo thì:
“chùa chiền còn là nơi bảo lưu văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc với

nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian” [23.63]. Có thể nói ngày giỗ tổ là
một lễ hội của người dân. Mọi người chuẩn bị bánh trái, hoa quả để dâng Phật,
dâng tổ, tưởng nhớ tổ như tưởng nhớ một người cha. Chị Thì đêm nằm mơ thấy
mẹ về báo mộng nhắc ngày mai là giỗ sư tổ ngoài chùa nên nữa đêm dậy giã
gạo nếp để sáng mai còn đội gạo lên chùa sớm cùng chị Nguyệt chuẩn bị cỗ
chay. Sáng sớm tinh mơ chị đã cùng cô con dâu chuẩn bị lễ để đưa vào chùa,
nào là: gạo, chuối, hương.. .chị Thì lại còn mặc chiếc áo dài màu nâu – chiếc áo
mà chị chỉ mặc vào những ngày trọng đại trong năm. Thế mới biết sinh hoạt
văn hóa ở chùa có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người dân quê.
Có thể nói, từ cấu trúc tổng thể đến những sinh hoạt trong chùa, ngôi
chùa làng trong “Đội gạo lên chùa” đã mang đậm nét văn hóa, phong tục
của người Việt Nam, cụ thể là người miền Bắc. Tác giả tỏ ra là người am
hiểu tường tận về sinh hoạt ở chùa, điều này không có gì lạ bởi ông đã có
lần chia sẽ với báo giới: “tôi đã đi bằng hết các ngôi chùa miền Bắc, bởi
tôi có cảm tình với Phật giáo từ những năm 60, và đọc rất nhiều sách về
Phật giáo” [20].

- 25 -


×