Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuột Bị Gây Độc Tính Mãn Bằng CCL4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 66 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

*********

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÁC DỤNG HẠ ENZYM GAN CỦA CÁC LOẠI
CAO CHIẾT DƯỢC LIỆU TRÊN GAN CHUỘT BỊ GÂY ĐỘC
TÍNH MÃN BẰNG CCl4

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. HUỲNH NGỌC THỤY

LÊ MỸ NGÂN

Ths. NGUYỄN NGỌC HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2009


TÓM TẮT
LÊ MỸ NGÂN, Khoa Dược - Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 10/2009 “
KHẢO SÁT TÁC DỤNG HẠ ENZYM GAN CỦA CÁC LOẠI CAO CHIẾT
DƯỢC LIỆU TRÊN GAN CHUỘT BỊ GÂY ĐỘC TÍNH MÃN BẰNG CCL4 ”
Giáo viên hướng dẫn: TS. HUỲNH NGỌC THỤY


ThS. NGUYỄN NGỌC HỒNG
Ở Việt Nam những người bị mắc bệnh về gan chiếm số lượng rất lớn, nên vấn đề
tìm cách để chữa bệnh này thì đang rất được nhiều người quan tâm. Để tiếp tục
khảo sát tác dụng làm hạ enzym gan, bảo vệ gan khi gan bị nhiễm độc tính cấp của
cây nghể và cây Râu mèo mà các anh chị ở khoá trước đã thực hiện. Chúng tôi đặt
vấn đề khảo sát dược tính của hai loại dược thảo này trên gan chuột bị gây độc tính
mãn bằng CCl4.
Những kết quả đã đạt được:
™ Chiết được cao nước và cao ethyl acetat từ cây Nghể và cây Râu mèo theo
phương pháp đun hồi lưu, và loại dung môi dưới áp suất giảm để thu cao chiết.
™ Khảo sát được tác dụng làm hạ enzym gan của cao ethyl acetat, cao nước của
hai dược liệu này, quercitrin là chất có trong cả cây Nghể và cây Râu mèo dựa vào
kết quả đo enzym gan ALT trên mô hình gan chuột bị gây độc tính mãn bằng CCl4.
Dựa vào mô hình nghiên cứu của Rana và cộng sự, toàn bộ chuột được chia thành 8
lô, mỗi lô 9 con, cho uống độc và uống mẫu thử 2 lần một tuần suốt trong 8 tuần.
™ Qua khảo sát cho kết quả tác dụng làm hạ enzym gan của cao Nghể ethyl acetat
tốt hơn cao Râu mèo ethyl acetat khi so với chất chuẩn silymarin.
™Qua mẫu thử nghiệm kết quả cho thấy hai loại cao: cao nước từ cây Nghể và cây
Râu mèo có độc tính trên gan.
™ Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy chất quercitrin là một flavonoid có nhiều
trong hai dược liệu này có tác dụng làm hạ enzym gan. Nhưng quercitrin không
phải là chất duy nhất quyết định tác dụng làm hạ enzym gan của hai loại dược thảo
này.
Kết luận: Qua kết quả thử nghiệm cho thấy cao chiết ethyl acetat từ cây Râu mèo
và cây Nghể đều có tác dụng làm hạ enzym gan, bảo vệ gan khi gan bị nhiễm độc
tính mãn

ii



MỤC LỤC

Trang tựa
Lời cảm ơn ................................................................................................................ i
Tóm tắt ..................................................................................................................... ii
Mục lục.................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt....................................................................................... vi
Danh sách các bảng................................................................................................ vii
Danh sách các hình................................................................................................ viii
Danh sách sơ đồ ...................................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................2
2.1. Tổng quan về thực vật học ...............................................................................2
2.1.1. Cây Râu mèo (Orthosiphon aristatus Blume.).........................................2
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái thực vật ................................................................2
2.1.1.2. Thành phần hóa học ............................................................................3
2.1.1.3. Tác dụng dược lý ................................................................................5
2.1.2. Cây Nghể ( Polygonum tomentosum Willd.)............................................7
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật ...............................................................7
2.1.2.2. Thành phần hóa học ...........................................................................8
2.1.2.3. Tác dụng dược lý ................................................................................8
2.2. Cấu trúc của gan ............................................................................................10
2.2.1. Chức năng của gan ..................................................................................10
2.2.2. Các loại enzym của gan ..........................................................................11
2.2.3. Nguồn gốc của các enzym gan ...............................................................12
2.2.4. Nguyên nhân gây tăng enzym gan ..........................................................12
2.2.5. Cơ chế làm phát sinh bệnh gan do các gốc tự do ...................................14
2.3. Mô hình gan in vitro và in vivo ......................................................................15
2.3.1. Mô hình gan in vitro ...............................................................................15
2.3.2. Mô hình gan in vivo .................................................................................15

iii


2.4. Carbon tetrachlorid ( CCl4 )...........................................................................16
2.5. Tổng quan về gốc tự do ..................................................................................16
2.5.1. Khái niệm về gốc tự do ...........................................................................16
2.5.2. Nguồn gốc phát sinh gốc tự do ...............................................................16
2.5.3. Tác hại của gốc tự do...............................................................................17
2.6. Chất chống oxi hóa ........................................................................................17
2.7. Giới thiệu về chất Silymarin...........................................................................17
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................20
3.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu............................................................................20
3.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu...........................................................................20
3.1.1.1. Nguyên liệu .......................................................................................20
3.1.1.2. Thú thử nghiệm .................................................................................20
3.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ...................................................................21
3.1.2.1. Dụng cụ .............................................................................................21
3.1.2.2. Thiết bị ..............................................................................................21
3.1.2.3. Hóa chất ............................................................................................22
3.1.3. Nội dung thí nghiệm ................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................22
3.2.1. Xử lý nguyên liệu ....................................................................................22
3.2.2. Quy trình chiết xuất dược liệu. ................................................................23
3.2.2.1. Phương pháp chiết đun hồi lưu .........................................................23
3.2.2.2. Phương pháp điều chế cao nước (H).................................................23
3.2.2.3. Phương pháp điều chế cao ethyl acetat (EtOAc) ..............................24
3.2.3. Phương pháp sàng lọc tác dụng hạ enzym gan trên mô hình chuột nhiễm
độc CCl4 (in vivo) ..............................................................................................25
3.2.3.1. Phương pháp gây độc tính mãn trên gan chuột bằng CCl4 trong 8
tuần.................................................................................................................25

3.2.3.2. Bố trí thí nghiệm ...............................................................................25
3.2.3.3. Thiết kế thí nghiệm ...........................................................................26
3.2.3.4. Khảo sát sàng lọc tác dụng hạ enzym gan của các cao chiết, chất tinh
khiết, chất chuẩn ở cùng nồng độ ..................................................................27
3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm ....................................................28
iv


3.3.1. Phương pháp lấy máu chuột ...................................................................28
3.3.1.1. Lấy máu ở tim ...................................................................................28
3.3.1.2. Lấy máu ở đuôi .................................................................................28
3.3.2. Phương pháp đo ALT của hãng Diagnosticum Zrt .................................29
3.3.2.1. Nguyên tắc ........................................................................................29
3.3.2.2. Cách tiến hành...................................................................................29
3.3.2.3. Cách tính toán ..........................................................................................30
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................31
4.1. Thử tinh khiết thực vật ...................................................................................31
4.1.1. Định dạnh mẫu.........................................................................................31
4.1.1.1. Cây Râu mèo (Orthosiphon aristatus Blume.) .................................31
4.1.1.2. Cây Nghể (Polygonum tomentosum Willd.) .....................................31
4.1.2. Xác định độ ẩm của nguyên liệu và cao chiết .........................................32
4.1.2.1. Xác định độ ẩm mẫu của cây Râu mèo và các cao chiết từ cây Râu
mèo.................................................................................................................32
4.1.2.2. Xác định độ ẩm của cây Nghể và các cao chiết từ cây Nghể ...........33
4.2. Khảo sát nồng độ CCl4 ..........................................................................................31
4.3. Kết quả khảo sát sinh học...............................................................................34
4.3.1. Kết quả sàng lọc tác dụng hạ enzym gan của các lô mẫu thử so với lô
trắng, lô độc, lô chất chuẩn ......................................................................................34
4.3.2. Kết quả tác dụng làm hạ enzym gan của các cao chiết ethyl acetat so với
chất chuẩn Silymarin.................................................................................................41

4.3.3. Kết quả khảo sát sàng lọc tác dụng hạ enzym gan của lô chất tinh khiết
quercitrin so với lô chất chuẩn silymarin...........................................................42
4.3.4. Kết quả khảo sát sàng lọc tác dụng hạ enzym gan của hai lô mẫu ethyl
acetat so với lô chất tinh khiết quercitrin...........................................................44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................46
5.1. Kết luận chung................................................................................................46
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48
PHỤ LỤC..................................................................................................................51

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALAT
ALT
AST
ATP
BuOH
CCl4
cDNA
CHCl3
CYP
EtOAc
DMSO
DĐVN
DNA
EDTA
GSH
GPT

MDA
MeOH
NADP
ROS
SGPT
SGOT
SOD
XDH
XO

Alanin aminotransferase
Alanin transaminase
Aspartat transaminase
Adenosin 5’ - triphosphat
n – Butanol
Carbon tetrachlorid
Acid Complementary Desoxyribonucleic
Chloroform
Cytochrome P450
Ethyl acetat
Dimethylsulfoxid
Dược điển Việt Nam
Acid Desoxyribonucleic
Ethylendinitrotetraacetat
Glutathion
Glutamic – pyruvic transaminase
Malodialdehyd
Methanol
Nicotinamid adenin dinucleotid phosphat
Reactive oxy species

Serum glutamic pyruvic transaminase
Serum glutamic oxaloacetic transaminase
Superoxid dismutase
Xanthin dehydrogenase
Xanthin oxidase

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các gốc hóa học trong các chất Flavonoid của cây Râu mèo ....................4
Bảng 4.1: Kết quả xác định độ ẩm của cây Râu mèo................................................32
Bảng 4.2: Kết quả xác định độ ẩm của cây Râu mèo................................................32
Bảng 4.3: Hiệu suất thu được của cao Râu mèo nước .............................................32
Bảng 4.4: Kết quả xác định độ ẩm của cây Nghể và cao Nghể nước ......................33
Bảng 4.5: Kết quả xác định độ ẩm của cây Nghể và cao Nghể ethyl acetat.............33
Bảng 4.6: Hiệu suất thu được của cao Nghể nước và cao Nghể ethyl acetat ............33
Bảng 4.7. Kết quả gây độc của CCl4 trên các lô chuột thử nghiệm sau 24h............34
Bảng 4.8: Kết quả theo dõi quá trình thử nghiệm sàng lọc tác dụng hạ enzym gan ..40

Bảng 4.9: Kết quả sàng lọc tác dụng hạ enzym gan của lô mẫu thử so với..............37
Bảng 4.10: Kết quả sàng lọc tác dụng hạ enzym gan của hai lô mẫu .......................41
Bảng 4.11: Kết quả sàng lọc tác dụng hạ enzym gan của lô chất tinh khiết quercitrin
so với lô chất chuẩn silymarin...................................................................................43
Bảng 4.12: Kết quả sàng lọc tác dụng làm hạ enzym gan của cao Râu mèo ethyl
acetat, cao Nghể ethyl acetat so với chất tinh khiết. .................................................44

vii



DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cây Râu mèo (Orthosiphon aristatus Blume.) .......................................... 2
Hình 2.2: Cấu trúc của flavonoid ............................................................................... 4
Hình 2.3: Năm chất orthosiphon được tìm thấy trong cây Râu mèo ......................... 4
Hình 2.4: Acid crosmarinic ......................................................................................... 5
Hình 2.5: Acid cichonic .............................................................................................. 5
Hình 2.6: Cây Nghể (Polygonum tomemtosum Willd.) .............................................. 7
Hình 2.7: Kaempferol.................................................................................................. 8
Hình 2.8: Quercetin..................................................................................................... 8
Hình 2.9: Cấu trúc gan .............................................................................................. 10
Hình 2.10: Cacbon tetraclorid ................................................................................... 16
Hình 2.11: Hoa Cúc gai............................................................................................. 18
Hình 2.12: Cấu trúc của Silymarin............................................................................ 19
Hình 2.13: Các sản phẩm của Silymarin .................................................................. 19
Hình 3.1: Bocal nuôi chuột ....................................................................................... 21
Hình 3.2: Nắp lưới, thức ăn....................................................................................... 21
Hình 3.3: Ống uống nước.......................................................................................... 21
Hình 3.4. Dụng cụ nuôi chuột ................................................................................... 21
Hình 3.5: Bắt chuột ................................................................................................... 27
Hình 3.6: Tư thế cho chuột uống thuốc..................................................................... 27
Hình 3.7: Cho chuột uống thuốc ............................................................................... 27
Hình 3.8: Chuột bị trúng độc..................................................................................... 27
Hình 3.9: Bắt chuột cắt đuôi ..................................................................................... 28
Hình 3.10: Vuốt đuôi chuột....................................................................................... 28
Hình 3.11: Cắt đuôi chuột ......................................................................................... 28
Hình 3.12: Lấy máu................................................................................................... 28
Hình 4.1: Mẫu cây Râu mèo trồng ở nơi thu hái....................................................... 31
viii



Hình 4.2: Mẫu cây Râu mèo vườn dược liệu ............................................................ 31
Hình 4.3: Mẫu cây Nghể trồng ở ven sông rạch ....................................................... 31
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả sàng lọc tác dụng làm hạ enzym gan của lô mẫu so với lô
trắng, lô độc, lô chất chuẩn ....................................................................................... 38
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả sàng lọc tác dụng làm hạ enzym gan của Râu mèo ethyl
acetat, Nghể ethyl acetat so với lô chất chuẩn silymarin .......................................... 42
Hình 4.6: Biểu đồ kết quả sàng lọc tác dụng làm hạ enzym gan của lô chất tinh khiết
quercitrin so với lô chất chuẩn silymarin ................................................................. 43
Hình 4.7: Biểu đồ kết quả sàng lọc tác dụng làm hạ enzym gan của lô Nghể ethyl
acetat, Râu mèo ethyl acetat so với lô chất tinh khiết quercitrin .............................. 45

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Quy trình điều chế cao nước (H) ............................................................. 23
Sơ đồ 3.2: Quy trình điều chế cao ethyl acetat (EtOAc)........................................... 25

ix


Chương 1:
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam cây Nghể và cây Râu mèo được phân bố rộng từ bắc đến nam, từ đồng
bằng đến miền núi. Và những đề tài nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh của hai loại
dược thảo này đã được công bố rất nhiều như: tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, điều trị
bệnh sỏi thận…..
Gần đây có hai đề tài [4], [8] nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá trên gan của cây
Nghể và cây Râu mèo. Hai đề tài trên đã thử nghiệm tác dụng làm hạ enzym gan và

bảo vệ gan của của các loại cao chiết từ cây Nghể và cây Râu mèo trên mô hình in
vivo của gan chuột bị nhiễm độc CCl4 cấp tính.
Để tiếp tục nên chúng tôi đặt vấn đề “Khảo sát tác dụng hạ enzym gan của các
loại cao chiết dược liệu trên gan chuột bị gây độc tính mãn bằng CCl4 ” nhằm
đánh giá về tác dụng dược lí của hai dược liệu trên về tác dụng làm hạ enzym gan
khi gan bị nhiễm độc CCl4 mãn tính với các nội dung thực hiện sau:


Chuẩn bị dược liệu và chiết xuất các loại cao nghiên cứu.



Khảo sát tác dụng làm hạ enzym gan của các loại cao chiết dược liệu

và chất tinh khiết quercitrin so với chất chuẩn silymarin trên mô hình gan chuột bị
gây độc tính mãn bằng CCl4

1


Chương 2:
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về thực vật học
2.1.1. Cây Râu mèo (Orthosiphon aristatus Blume.)


Cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon

aristatus Blume.), thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), chi
Orthosiphon. Ở Việt Nam cây Râu mèo còn được gọi là:Bông

bạc, É mùi.... [ 5 , 7]. Cây Râu mèo mọc tự nhiên và
phân bố phổ biến Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như:
Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Còn ở Việt Nam thì cây
Râu mèo ở các nơi như: thành phố Hồ Chí Minh, các

Hình 2.1. Râu mèo
(Orthosiphon aristatus Blume.)

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và miền núi. [ 12]
- Cây

Râu mèo được sử dụng cả cây, nhưng trừ phần rễ. Thu hái vào tháng

3- 4 trước khi cây có hoa. Dược liệu sau khi thu hái được ốn định bằng cách phơi
hoặc sấy khô. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân, hè. Cây ra hoa quả nhiều
hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nảy mầm rất thấp. Râu
mèo tái sinh chồi khỏe, nhất là những phần còn lại sau khi bị cắt. [ 11 ]
2.1.1.1.Đặc điểm hình thái thực vật [26]
Cây Râu mèo có tên như vậy vì nhị và nhụy của hoa thò ra giống râu
con mèo. Thân thảo, sống lâu năm, cao 0.3 – 0.5m, thân mảnh cứng, hình vuông,
mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá của cây
Râu mèo mọc đối, hình trứng, dài 4 – 6 cm, rộng 2,5 – 4 cm, gốc tròn, đầu nhọn,
mép có khía răng cưa to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuốn lá dài 3 – 4 cm. Cụm
hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8 – 10 cm, gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng
có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím, lá bắc nhỏ rụng sớm, lá đài hình chuông có 5 răng
cưa, răng trên rộng, tỏa ra ngoài, tràng hoa hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2
cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới nguyên, nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2 – 3
lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn, vòi nhụy dài hơn nhị. Cây cho quả bế, nhỏ, dẹt. Cây
Râu mèo là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu nóng, thích hợp với mọi loại đất,
nhưng không chịu được úng, và thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần

2


bờ nước hoặc thung lũng.
2.1.1.2. Thành phần hóa học
Trong thân cây Râu mèo chứa nhiều nhóm hợp chất khác nhau: các
glucoseid đắng, orthosiphonnin, saponin, alkaloid, tinh dầu, tannin, flavonoid,
cholin, betain, alcol triterpen, acid hữu cơ như: tartaric, citric, acid glycolis, … muối
vô cơ kali. [ 7 ]
Saponin: được tìm thấy trong thành phần của cây Râu mèo lần đầu tiên
1933 do P. Caparis và CH Fevrier. Năm 1968, Efimova F.V và cộng sự tiến hành
định lượng thành phần saponin. Kết quả cây Râu mèo chứa 4,5% saponin trong dịch
chiết BuOH. Thành phần saponin được gọi tên là orthosiphonosides A, B, C, D, E
có màu tím hồng với thuốc thử acid phosphotungstic ở nhiệt độ 105–110 0C.[ 8 ]
Glucoseid đắng: cây Râu mèo được Van Itallie nghiên cứu từ năm 1886,
tác giả đã lấy ra một chất glucoseid đắng gọi là orthosiphon chất này ít tan trong cồn
và tan nhiều trong nước. Sau đó nhiều tác giả của Đức cũng tìm thấy thành phần
này và thêm muối K + trong cây Râu mèo, có tác giả cho rằng đó là hoạt chất chính
gây tác dụng lợi tiểu. [ 8 ]
Các Flavonoid: thành phần hóa học được biết rõ nhất trong cây Râu mèo
là flavonoid. Đến nay đã có 9 chất flavonoid ở dạng aglycon được phân lập từ cây
Râu mèo, trong đó sinensetin chiếm hàm lượng lớn trong cây. Ngoài 9 flavonoid
còn có 2 flavonoid glycosid: kaempferol 3 – O – β glucoseid, quercetin 3 – O – β
glucoseid [5, 7, 18]
Trong một nghiên cứu của tác giả Yasuhiro Tezuka làm trên đối
tượng là cây Râu mèo tại Việt Nam đã tìm ra được 5 chất orthosiphon mới, ngoài ra
còn có các staminolacton, nor – staminolacton cũng được tìm thấy. [ 19, 21 ]

3



Bảng 2.1: Các gốc hóa học trong các chất Flavonoid của cây Râu mèo
Các chất Flavonoid

R1

R2

R3

R4

1

H

H3C

H

H

2

H

H3C

H


CH3

3

H3C

H

H

CH3

4

H3C

H3C

H

H

5

H3C

H3C

H


CH3

6

H

H3C

OH

CH3

7

H

H3C

OH

CH3

8

H3C

H3C

OH


CH3

9

H3C

H3C

OCH3

CH3

Hình 2.2. Cấu trúc của Favonoid

Hình 2.3: Năm loại Orthosiphon được tìm thấy trong cây Râu mèo ở
Việt Nam

4


Các dẫn chất của acid caffeic: chủ yếu là các acid rosmarinic, acid
cichoric …[ 8 ]

Hình 2.4: Acid rosmarinic

Hình 2.5: Acid cichonic

Các Diterpenoid: Các orthosiphol, neo – orthosiphol, seco – orthosiphol;
Các staminol, nor – staminol, nor – staminon; Các staminolacton, nor –
staminolacton; Các siphonol (cây Râu mèo có hơn 50 chất thuộc nhóm này). [8]

Các hợp chất khác: Triterpenoid (acid oleanolic, ursonic, betunilic, α amyrin và β - amyrin). Phytosterol (β - sitosterol, Stigmasterol, Campesterol).
Carotenoid, coumarin (Esculetin). Các thành phần khác như: betain, cholin, β sitosterol [8]
2.1.1.3. Tác dụng dược lý
Tác dụng lợi tiểu [5, 9, 26]


Năm 1993 những nhà khoa học đã nghiên cứu dược lý học của một số

lipophilic flavonoid từ cây Râu mèo cho thấy thành phần sinensetin và hydroxyl 5,
6, 7, 4 – tetramethoxyflavon thể hiện hoạt tính lợi tiểu nhưng không có hoạt tính
kháng khuẩn. Theo tác giả Ấn Độ, Râu mèo rất có ích trong đều trị bệnh thận và
phù thũng. Sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có
tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng tan, do đó phòng ngừa được sự lắng
của muối để tạo thành sỏi ở thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người khỏe
mạnh, thì dịch chiết râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat (oxalat
với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận).


Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu,

thanh nhiệt, trừ phong thấp. Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm
thuốc lợi tiểu trong điều trị viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm
5


gan. Râu mèo làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy sự bài tiết urê, các chlorua và
acid uric, nên có tác dụng tốt đối với các chứng rối loạn đường tiêu hóa, bệnh thấp
khớp, đau lưng, đau nhức khớp xương. Ngoài ra có tác dụng tốt đối với bệnh xung
huyết gan và bệnh đường ruột. Cơ chế tác dụng do sự kết hợp của glycosid với các
muối kiềm. Dịch chiết bằng nước giàu hoạt chất hơn (28.8%).[10]

Tác dụng ức chế khối u [13]
Theo nghiên cứu của một nhà khoa học người Nhật thì hầu hết các
flavonoid và doterpenoid được tách ra từ cây Râu mèo có tác dụng độc đối với tế
bào ung thư biểu mô gan chuột nhắt 26 – L5.
Tác dụng chống oxy hóa [ 8, 13, 19]
Trong một khảo sát đối với một số cây thuốc ở Việt Nam cho thấy cây
Râu mèo có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Năm 2007 và 2008 ở nước ngoài đã có
những báo cáo chính thức về tác chống oxy hoá của cây Râu mèo. Gần đây đề tài
[13] đã nghiên cứu tác dụng làm hạ enzym gan và bảo vệ gan trên mô hình gan
chuột bị gây độc CCl4 cấp tính của cây Râu mèo. Thu được kết quả sau:

™ Các khảo sát đã sàng lọc in vitro hoạt tính chống oxi hoá, tác
dụng làm hạ men gan của 3 cao toàn phần methanol, n – butanol, EtOAc và 9 phân
đoạn được tách từ cao toàn phần EtOAc đồng thời đối chiếu, so sánh với chất chuẩn
silymarin kết quả cho thấy cao EtOAc có tác dụng kháng oxi hoá mạnh nhất và các
phân đoạn hợp chất trong cao EtOAc có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. [14]

™ Tiếp tục thử nghiệm in vivo hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng
làm hạ men gan của cao EtOAc với các nồng độ 0,1 mg/ml; 0,5 mg/ml; 1 mg/ml, so
sánh với chất chuẩn silymarin kết quả cho thấy hoạt tính kháng oxi hoá, tác dụng
làm hạ men gan tốt nhất ở nồng độ 1 mg/ml. [14]
Một vài tác dụng khác [26]


Tác dụng: chống lão hóa do trong cây Râu mèo có chứa saponin, chất

này thường tương tác với hệ cytochrom P450 tham gia vào quá trình chống lão hóa tế
bào. Qua thử nghiệm bằng cách gây ngộ độc phá vỡ tế bào gan chuột cho thấy:
chuột ở nhóm không uống thuốc chết hết, chuột ở nhóm uống Râu mèo đã loại được
độc tố khỏi cơ thể, tế bào gan được hồi sinh. Và tác dụng lợi mật do giúp nhũ hóa

lipid, nhờ đó tránh tình trạng tích tụ lipid (đây là nguyên nhân gây bệnh béo phì).
6




Theo tài liệu Ấn Độ coi dịch hãm lá Râu mèo là thuốc điều trị đặc

hiệu các bệnh: thận, bàng quang, thấp khớp.
2.1.2. Cây Nghể ( Polygonum tomentosum Willd.)
Cây Nghể thuộc họ rau răm (họ Nghể, hay họ
Kiều Mạch) danh pháp khoa học là Polygonaceae. Một
số cây phổ biến trong họ rau răm như: cây chút chít
(Rumex), đại hoàng (Rheum), Nghể, … Đây là nhóm
thực vật hai lá mầm, chứa khoảng 50 chi và 1120 loài.
Họ Nghể là loài cây thân thảo, cây bụi, cây thân
gỗ nhỏ. Với các cơ quan sinh sản đơn tính ở trên
cùng một cây hay ở trên hai cây khác nhau

Hình 2.6. Nghể
(Polygonum tomentosum Willd.)

[24]

Cây Nghể có tên khoa học là Polygonum tomentosum Willd. (hay
Polygonum pulchrum Blume.), hay được biết đến với nhiều tên khác nhau: Nghể
lông dày, Nghể trâu… [7, 13]
Nghể là loài phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới ở Châu Á, một
phần ở Châu Âu. Còn ở Việt Nam, Nghể có khoảng hơn 30 loài mọc khắp các tỉnh
từ đồng bằng đến trung du, miền núi và mọc thành từng đám ở ruộng, mương rạch,

ao hồ, bờ sông.[13]
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái thực vật [5, 11]
Nghể là loại cây thân thảo một năm, có thân mọc thẳng, cao 40 – 70 cm,
rộng 1,5 cm, nhiều cành và có rãnh dọc. Lá cây Nghể có vị tương tự như hồ tiêu,
cuống lá 4 – 8 mm, phiến lá dày hình mũi mác hay hình elip mũi mác có kích thước
4 – 8 x 0,5 – 25 cm, cả hai mặt không lông, đôi khi có lông nhỏ màu trắng và cứng
ép sát gân giữa, gốc lá hình nêm, mép lá có lông mịn, chóp lá nhọn.
Các hoa tự thụ phấn, không nở. Bẹ chìa hình ống dài 1 – 1,5 cm có lông
cứng, nhỏ thưa thớt. Cụm hoa mọc trên đầu cành hay ở nách lá, dạng bông rủ
xuống, dài 3 – 8 cm. Các lá bắc xanh lục, hình phễu, dài 2 – 3 mm, mép dạng màng
có lông mịn ngắn thưa thớt, mỗi lá 3 – 5 hoa. Các cuống nhỏ dài hơn lá bắc, bao hoa
màu xanh lục có màu trắng hay hồng ở phía trên và chia 5 hoặc 4 phần, lá và cánh
hoa hình elip, dài 3 – 3,5 mm. Nhị hoa không thò ra. Quả bế ở trong bao hoa, màu
7


nâu đen, hình trứng, hai mặt lồi hay mặt cắt tam giác, dài 2 – 3 mm, có các hõm nhỏ
dày đặc.
2.1.2.2. Thành phần hóa học [3, 24]
Trong cây chứa rất nhiều nhóm các hợp chất tự nhiên khác nhau. Trong
cây flavonoid chiếm khoảng 2 – 2,5 % trong đó có quercetin, quercitrin,
kaempferol, rutin, hyperosid (quercitrin 3 – galactosid), rhamnacin, persicarin, ….
Tính chất chống oxi hóa của một số flavonoid được sắp xếp thứ tự từ mạnh
đến yếu: isoquercitrin > 7, 4’ – dimethylquercitrin > quercitrin > 3’ – methylquercitrin.[10]

Hình 2.7. Kaempferol

Hình 2.8. Quercetin

Tinh dầu chiếm khoảng 0,3 – 0,35 % trong đó ở thân một chất thì khoảng

28,40 %, lá 29 %, và một chất khác thì có ở thân khoảng 27,65 %, ở lá 27,78 %.
Tanin, acid hữu cơ (acid formic, acid acetic, acid valeric, acid malic, acid melissic).
Ngoài ra còn có vitamin K, polygopiperin, alcaloid, sesquiterpen, polygodial 0,08%
2.1.2.3.Tác dụng dược lý
Trong cây Nghể có 7 – 15% Hypetin và Persicarin. Đây là những chất
độc của thực vật có tác dụng trừ sâu chủ yếu qua tiếp xúc hoặc đường ruột. Chế
phẩm trừ sâu được làm từ cây Nghể có thể trừ được nhiều loại sâu bọ hay côn trùng
miệng nhai và chích hút như: rệp, muỗi, nhện đỏ, sâu ăn lá. Các thuốc trừ sâu này
có nồng độ độc tính chỉ ở mức trung bình đối với người và động vật máu nóng, còn
trong môi trường sống và cơ thể thì độc tính được phân giải rất nhanh, và không để
lại tồn dư trong nông sản thực phẩm. Thuốc trừ sâu thảo mộc được các cơ quan
chức năng khuyến khích sử dụng để sản xuất nông sản an toàn. [3]
Nghể là cây có vị cay nồng, hắc. Dùng cây này chữa trị bệnh viêm ruột,
loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi thì rất có hiệu quả, nhất là đối với cá giống
8

[24]

.


Cây Nghể được dùng trong dân gian lấy chồi non làm rau ăn, làm thuốc có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, bổ lọc máu. Mủ của cây Nghể ăn mát, giải nhiệt, chữa ho [12].
Ở Ấn Độ và Malaysia người ta thường xem cây Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để
nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu. Ở
Campuchia người ta dùng chế nước súc miệng. [3, 4]
Cao chiết với ether và acid của cây Nghể có tác dụng kháng khuẩn. Nghể
có tác dụng kích thích lợi tiểu, điều kinh, làm tan sỏi; hoạt tính của rễ mất khi sấy
khô [10]. Nghể có tác dụng nhuận tràng và chống lại chất độc của nọc rắn hổ mang ở
mức độ nhất định


[10]

. Thân và lá được dùng làm thuốc trừ giun, nhuận tràng, thông

tiểu, chữa rắn cắn, chữa ghẻ lở ngứa ở ngoài da, dùng Nghể tươi nấu nước tắm và bã
xát vào chổ ghẻ ngứa. [4]
Trong y học dân gian Ấn Độ, cao lỏng Nghể còn được dùng làm thuốc
ngừa thai. Nước sắc của cây điều trị các rối loạn của tử cung và cầm máu. Lá được
nhai để chữa đau răng. Rễ có tác dụng kích thích lợi tiểu, trừ giun. Ở Nga, cao lỏng
Nghể làm thuốc cầm máu, điều trị băng huyết trong sản khoa [23]
Ngoài những tác dụng dược lý kể trên thì cây Nghể mới được nghiên cứu
về tác dụng chống oxi hoá và làm hạ enzym gan trong đề tài “ Khảo sát hoạt tính
của cây Nghể trên mô hình gan chuột bị nhiễm độc CCl4 cấp tính ” được thực hiện
tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây thu được một
số kết quả: [5]

™ Các khảo sát đã sàng lọc in vitro hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng
làm hạ enzym gan của 3 cao toàn phần methanol, n – butanol, EtOAc và 11 phân
đoạn được tách từ cao toàn phần EtOAc đồng thời đối chiếu, so sánh với chất chuẩn
silymarin kết quả cho thấy cao EtOAc có tác dụng kháng oxi hoá mạnh nhất. [3]

™ Tiếp tục thử nghiệm in vivo hoạt tính chống oxi hoá, tác dụng làm
hạ enzym gan của cao EtOAc với các nồng độ 0,1 mg/ml; 0,5 mg/ml; 1 mg/ml, so
sánh với chất chuẩn silymarin kết quả cho thấy hoạt tính kháng oxi hoá, tác dụng
làm hạ enzym gan tốt nhất ở nồng độ 1 mg/ml. [3]

9



2.2. Cấu trúc của gan [17, 18]
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da). Gan có 4 thùy chính và hơn
50.000 – 100.000 đơn vị chức năng gọi là tiểu thùy ở phía trong hệ thống mạch máu
và ống mật. Mỗi tiểu thùy hình trụ có chiều dài vài milimet và có đường kính
khoảng 2 mm. Nhánh nhỏ của động mạch gan và tĩnh mạch chạy dọc rìa bên ngoài
của mỗi tiểu thùy cung cấp máu vào phía trong của tiểu thùy thông qua những kênh
nhỏ được gọi là sinusoid. Các sinusoid cùng đổ về trung tâm của tiểu thùy để hình
thành tĩnh mạch. Các sinusoid có vai trò như hệ thống vi tuần hoàn của gan.
Tế bào gan
Tế bào hình sao
Tế bào nội mô
Tế bào Kurffer
Khe hở xoang tĩnh mạch để cho
máu di chuyển

Hình 2.9. Cấu trúc của gan

2.2.1. Chức năng của gan [28]
Chuyển hoá đường: Ðường là nguồn năng lượng chính cho bộ não, hồng
huyết cầu, bắp thịt và thận. Khi sự cung cấp nhiên liệu và thức ăn từ hệ thống tiêu
hóa bị gián đoạn, sự sống còn của các tế bào và cơ quan kể trên sẽ hoàn toàn lệ
thuộc vào gan. Trong thời gian "nhịn ăn", gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp
chất đường cho cơ thể, nhất là cho bộ não. Khi gan bị xơ, khả năng biến hóa đường
bị tổn thương dễ đưa đến sự tăng, giảm thất thường lượng đường trong cơ thể
Sản xuất và chuyển hoá các acid béo, mỡ: Acid béo là một trong những
nguồn năng lượng quan trọng nhất được dự trữ trong cơ thể và cũng là thành phần
cơ bản của nhiều loại mỡ quan trọng, kể cả chất triglyceride. Các loại mỡ này có thể
được so sánh như những viên gạch của một căn nhà, nên khi gan bị tổn thương,
"nhà" sẽ bị rạn nứt, dễ đổ vỡ. Gan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp
thu và biến chế các chất mỡ và cholesterol đến từ thức ăn thành những chất đạm mỡ

(lipoprotein). Những chất mỡ này không những chỉ là những nguồn nguyên liệu quý
10


báu khi đói, mà còn là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích
thích tố khác nhau. Sự điều chỉnh chất mỡ này là một trong những yếu tố quan trọng
bảo vệ cơ thể chúng ta trước nhiều bệnh tật.
Chuyển hoá chất đạm: Gan là cơ quan chính trong việc bào chế và thoái
biến chất đạm. Mỗi ngày gan bào chế khoảng 12 g chất albumin, một trong những
chất đạm quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài nhiệm vụ duy trì áp suất thể tích, chất
albumin là chất có nhiệm vụ vận chuyển các chất hóa học khác nhau. Khi gan bị
chai, chất albumin giảm dần, dễ đưa đến phù thủng. Ngoài ra, gan là cơ quan chính
bào chế những yếu tố đông máu. Khi gan bị viêm lâu năm, sự đông đặc của máu trở
nên khó khăn, người bệnh dễ bị chảy máu. Hơn nữa, khi thiếu chất đạm, bệnh nhân
viêm gan dễ bị nhiễm trùng và các vết thương sẽ khó lành.
Thanh lọc độc tố: Gan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể có khả năng
loại bỏ các độc tố. Những độc tố dể tan trong nước sẽ được loại qua thận. Những
độc tố tan trong mỡ, sẽ được chế biến lại bởi những tế bào gan thành những chất ít
nguy hiểm hơn, hoặc dễ hòa tan trong nước hơn. Khi gan bị xơ, những độc tố này sẽ
ứ lại trong cơ thể.
Tổng hợp chất mật: Chất mật sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được
cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi
xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Khả năng
sản xuất chất mật của người bị xơ gan sẽ từ từ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề
hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế họ sẽ bị sụt ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng
cũng như thiếu những vitamins tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K.
2.2.2.Các loại enzym của gan [28]
Để xác định xem gan có bị tổn thương hay không người ta lấy máu xét
nghiệm để tìm sự hiện diện của một số loại enzym gan (men gan) có trong máu.
Bình thường, những enzym này nằm bên trong các tế bào gan, nhưng khi gan bị tổn

thương do một nguyên nhân nào đó, chúng được phóng thích vào máu. Những loại
enzym có trong gan:
Aminotransferas là một trong những loại enzym nhạy cảm và gặp nhiều nhất
trong số các enzym của gan. Aminotransferase bao gồm aspartat aminotransferase
11


(AST hoặc SGOT) và alanin aminotransferase (ALT hoặc SGPT). Những enzym
này bình thường nằm trong các tế bào gan. Khi gan bị tổn thương, các tế bào gan
phóng thích các enzym này vào máu làm tăng nồng độ enzym này trong máu và báo
động cho chúng ta biết gan đang bị tổn thương.
Ngoài AST và ALT, còn có những enzym gan khác gồm alkalin
phosphatase, 5 - nucleotidase (5 - prime nucleotidase), lactat dehydrogenase (LDH),
gamma - glutamyl transpeptidase (GGT) thường được khảo sát trong bệnh gan.
2.2.3. Nguồn gốc của các enzym gan [28]


Alkalin phosphatase là một loại enzym gan thường được tìm thấy ở thành

của những ống mật trong gan và ngoài gan (những cấu trúc dạng ống ở gan để nối
các tế bào gan với nhau). Tăng alkalin phosphatase có thể là do sự của tổn thương
các tế bào mật. Nguyên nhân thường gặp: bệnh sỏi mật.


AST hay SGOT là một enzym ở bào tương và ty thể, hiện diện ở tế bào gan,

tim, cơ vân, thận, não và tụy. AST là men xúc tác phản ứng giữa aspartat và alpha ketoglutarat tạo thành oxaloacetat và glutamat. Enzym này được tiết vào máu khi
một trong các mô trên bị tổn thương. Nồng độ của enzym này trong máu tăng khi
bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc những rối loạn về cơ. Do đó, đây không phải là
loại men có tính đặc hiệu cao cho tổn thương gan. Giới hạn bình thường của AST,

SGOT từ 5 - 40 đơn vị trong mỗi lít huyết tương.


ALT, SGPT hay ALAT là men trong bào tương, hiện diện chủ yếu ở tế bào

gan, một số ít trong tế bào cơ vân, tim. Vì vậy sự tăng ALT đặc hiệu cho tổn thương
tế bào gan hơn so với AST. ALT là một enzym xúc tác phản ứng transamination
(enzyme xúc tác cho phản ứng là transaminase) chuyển nhóm amino từ Alanin sang
alpha - ketoglutarat tạo thành sản phẩm glutamat và pyruvat. Alanin là một acid
amine giữ vai trò quan trọng trong chu trình glucose và năng lượng tạo được trong
những phản ứng của chu trình này dành cho sự co cơ. Giới hạn bình thường của
ALT (SGPT) từ 7 - 56 đơn vị trong mỗi lít huyết tương


Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) là enzym ở tế bào thành ống mật.

2.2.4. Nguyên nhân gây tăng enzym gan [25, 28]
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng enzym gan nhưng thường gặp là:

12


Viêm gan do virus A, B, C, D. Trong trường hợp viêm gan cấp tính thì hai
loại enzym gan ALT, AST tăng rất cao trên 8 lần so với chỉ số bình thường. Còn
trong trường hợp viêm gan mãn tính thì AST, ALT chỉ tăng nhẹ, khoảng 2 lần so
với chỉ số bình thường nhưng sự gia tăng này kéo dài trên 6 tháng.
Viêm gan do thuốc: thường do những bệnh nhân có tiền sử sử dụng các loại
thuốc như paracetamol, rifamicin, tetracyclin, sulfonamid, isoniazid, aminodaron
(Cordaron), hydralazine (Apresolin), phenytoin (Dilantin)... có thể kèm các biểu
hiện khác như ngứa, sốt…. Enzym gan có thể tăng lên đến 3000 U/L trong viêm

gan do thuốc
Viêm gan do rượu: tế bào gan thoái hóa và hoại tử, gan thường có các tế
bào căng phồng, có sự xâm nhiễm của các bạch cầu đa nhân và tế bào lympho.
Bệnh nhân có triệu chứng thường giống như người viêm gan do virus như: chán ăn,
buồn nôn, khó chịu, sụt cân, đau hạ sườn phải và vàng da. Viêm gan do rượu thì
AST thường cao gấp 2 - 10 lần giới hạn bình thường và ALT chỉ ở mức bình
thường hoặc tăng nhẹ. Nồng độ ALT tương đối thấp có thể do hậu quả từ sự thiếu
pyrydoxal 5-phosphat ở người nghiện rượu, đây là một yếu tố cần thiết cho sự tổng
hợp ALT.
Viêm gan do bị nhiễm độc: như chì, photpho, thuốc mê, carbon
tetraclorua…nặng sẽ gây hoại tử nhu mô gan, nếu nhẹ thì gan còn có thể hồi phục
trở được. Ví dụ: cơ chế gây độc của CCl4 đối với gan. CCl4 có khả năng gây độc đối
với gan là do sự chuyển hoá của CCl4 trong gan đã hình thành gốc tự do CCl3+ qua
hệ thống chuyển hoá NADPH - CYP. Một điện tử từ NADPH sẽ chuyễn sang CCl4
để hình thành CCl3+. Sau đó các gốc tự do này sẽ tương tác với nhau hoặc với các
phân tử khác. Các gốc tự do của quá trình chuyển hoá CCl4 trong cơ thể gây hại cho
tế bào do chúng khởi phát sự peroxid hoá lipid, liên kết hoá trị với protein, làm tăng
Ca 2+ nội bào, giảm GSH và tăng sự giải phóng sắt, cuối cùng là gây chết tế bào. Sự
chuyển hoá CCl4 bởi các enzym CYP trong ti thể đã được biết từ lâu. Khi ủ ti thể
với CCl4 thì thấy sự liên kết hoá trị của CCl4 với DNA ti thể cao hơn liên kết hoá trị
của CCl4 với DNA nhân. Ngoài ra, sự chuyển hoá CCl4 có thể hình thành liên kết
hoá trị với protein, lipid, DNA nhân, và làm cho DNA của tế bào bị biến đổi.
Nhưng kết quả này giải thích cho ảnh hưởng gây ung thư của CCl4. Sự peroxid hoá
lipid của CCl4 có thể cảm ứng tiến triển bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.
13


Malodialdehyd (MDA) là một chất chỉ thị của quá trình peroxid hóa lipid. Hàm
lượng MDA tăng gấp 7 lần khi xử lí gan với CCl4 trong 14 giờ. Do đó, CCl4 là một
chất gây độc điển hình để tạo các mô gan bị độc ở mô hình gan in vivo, in vitro. [5]

Viêm gan tự miễn: là tình trạng tổn thương gan do các kháng thể của chính
cơ thể sản xuất ra và hệ miễn dịch tấn công gan. Trong trường hợp này enzym gan
chỉ tăng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Ứ sắt (hay còn gọi là bệnh đái tháo đồng đen) đây là bệnh di truyền do hấp
thu một lượng sắt quá mức cho phép của cơ thể dẫn đến sự tích tụ sắt trong gan làm
cho gan bị viêm.
Bệnh Wilson: là một bệnh di truyền do sự tích tụ chất đồng quá mức trong
nhiều loại mô trong đó có gan, não. Đồng hiện diện quá nhiều trong gan có thể dẫn
đến viêm gan mãn tính, nếu đồng có trong não vượt quá mức cho phép của cơ thể
thì có thể dẫn đến các rối loạn về vận động, tâm thần.
Thiếu alpha 1 – antitrypsin: là một rối loạn di truyền do thiếu một loại
glycoprotein có tên là alpha-1-antitrypsin dẫn đến bệnh phổi mãn tính và bệnh gan.
2.2.5.Cơ chế làm phát sinh bệnh gan do các gốc tự do [17]
Các gốc tự do có tác dụng rất lớn trong quá trình phát sinh bệnh gan, chúng
được sinh ra trong những quá trình chuyển hóa các chất của tế bào gan. Trong tế
bào có các cơ chế để kiểm soát nồng độ các gốc tự do dư thừa có thể gây hại cho tế
bào như các enzym SOD, catalase, GSH peroxidase, và GSH reductase. Tuy nhiên
khi nồng độ các gốc tự do quá cao nó có thể điều khiển hàng loạt những phản ứng
trong cơ thể như: làm yếu GSH hoặc liên kết những đại phân tử của tế bào (protein,
lipid, acid nucleic) dẫn đến sự hoạt động bất thường của protein, peroxid hóa, lipid,
hay phá hủy DNA. Những phản ứng này ảnh hưởng trực tiếp đến các tiểu cơ quan
như: ti thể, mạng lưới nội chất, vi ống, hoặc nhân của tế bào. Ngoài ra chúng có thể
phá vỡ thang gradient ion, dự trữ canxi của nội bào dẫn đến hoạt động bất thường
của ti thể và làm mất khả năng tạo năng lượng cho hoạt động của tế bào.

14


2.3. Mô hình gan in vitro và in vivo
2.3.1. Mô hình gan in vitro [6, 13, 14]

Trong những thập kỷ gần đây mô hình in vitro đã tăng lên một cách nhanh
chóng không chỉ do sự phát triển của các phương pháp nuôi cấy tế bào trong các
phòng thí nghiệm. Vì những ưu điểm mà phương pháp này mang lại.


Thời gian làm thí nghiệm dù là khảo sát độc cấp tính hay mãn tính đều

ngắn hơn so với in vivo.


Lượng chất độc hay lượng mẫu thử nghiệm đều được sử dụng ít hơn.

Cùng một lúc có thể sàng lọc một số lượng lớn các chất, nồng độ tác dụng....


Về mặt đạo đức sinh học không thể đem con người ra thử nghiệm bằng

cách gây độc rồi lại cho dùng thuốc để chữa trị khi chưa biết chắc nồng độ và thời
gian sử dụng thuốc là bao lâu. Mô hình in vitro có thể giảm bớt số lượng động vật
cần sử dụng cho quá trình nghiên cứu.
Mô hình in vitro có thể khắc phục được những hạn chế trên khi sử dụng
lượng mẫu lớn và được lặp lại nhiều lần. Hiện nay mô hình này ngày càng phát
triển. Mô hình gan in vitro có rất nhiều loại khác nhau như: phân lập cả buồng gan,
mô hình cắt lớp mỏng mô gan, tế bào đơn, .... Tùy vào mục đích và điều kiện thí
nghiệm để chọn mô hình cho thích hợp.
2.3.2. Mô hình gan in vivo [6]
Gan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, nó được ví như một nhà máy
hóa học của cơ thể, vừa hấp thụ các amino acid, lipid, carbonhydrat, vitamin, vừa
dự trữ, chuyển hóa các chất và cuối cùng là phóng thích ra máu và dịch mật. Do đó,
gan đóng vai trò chính trong việc chuyển hóa các chất ngoại sinh mà trong đó có cả

hàng ngàn chất có thể gây độc cho gan. [5, 14]
Mô hình in vivo có đặc điểm là có thể kiểm tra tính tổng thể của cơ thể. Một
chất khi đưa vào cơ thể không chỉ tác dụng đến một cơ quan riêng biệt mà còn ảnh
hưởng đến những bộ phận xung quanh. Đều đó giải thích có nhiều trường hợp loại
thuốc này thích hợp với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. [5, 14]

15


2.4. Carbon tetrachlorid ( CCl4 ) [1, 10]
CCl4 là một chất độc cho gan đã được biết từ lâu. Chất
này gây bệnh sơ gan cấp tính và mãn tính, cũng như bệnh ung
thư gan, và cảm ứng gây mất đoạn nhiễm sắc thể. CCl4 được
dùng phổ biến làm chất thử nghiệm để gây tổn thương gan
trên mô hình động vật.
Hình 2.10: Carbon tetraclorid

2.5. Tổng quan về gốc tự do
2.5.1. Khái niệm về gốc tự do [3]


Trong hóa học, gốc tự do là những nguyên tử, nhóm nguyên tử, hoặc phân

tử có những electron không ghép cặp ở lớp ngoài cùng. Các electron này có năng
lượng cao, rất kém bền nên dễ dàng tham gia vào nhiều phản ứng hóa học như phản
ứng oxy hóa - khử, phản ứng polymer hóa.


Các gốc tự do hình thành khi có sự đứt nối đồng thời, các mối liên kết cộng


hóa trị, quá trình này cần năng lượng. Quá trình phản ứng oxy hóa khử một điện tử
cũng tạo thành gốc tự do.
Ví dụ: phản ứng Fenton tạo gốc tự do HO • từ H2O2 dưới sự xúc tác của
Fe 2+ là một ví dụ điển hình của một phản ứng oxy hóa khử của một điện tử.
Fe 3+ + HO• + HO –

Fe 2+ + H2O2

2.5.2. Nguồn gốc phát sinh gốc tự do [7, 19 ]
Gốc tự do phát sinh từ hai nguồn : nguồn nội sinh, và ngoại sinh.
− Nguồn nội sinh là các gốc tự do được chính cơ thể tạo ra bởi các quá
trình sinh lý như hô hấp ở tế bào, các quá trình bệnh lý như viêm nhiễm, hoặc thông
qua hệ thống enzym thân oxy hóa, ion kim loại chuyển tiếp...Ví dụ như hệ thống
enzym oxy hoá trong cơ thể có khả năng tạo gốc tự do như: xathin oxidase,
NADPH oxidase, nitric oxide synthase, myeloperoxidase,.... Gốc O 2-• và NO• là hai
gốc chính được sinh ra dưới sự xúc tác của các enzym oxi hóa này.


Ngoài yếu tố nội sinh, gốc tự do còn được hình thành trong cơ thể

bởi các yếu tố ngoại sinh do sự ô nhiễm môi trường, bức xạ, khói thuốc, ozon,... [17]

16


×