Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

tạo mô hình đái tháo đường trên chuột nhắt trắng và thử tác dụng hạ đường huyết của các dịch chiết từ nấm hoàng chi ganoderma colossum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 65 trang )

i

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
==    ==






ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HUỲNH THỊ THÚY KIỀU



TẠO MÔ HÌNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG VÀ
THỦ TÁC DỤNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT CỦA CÁC DỊCH CHIẾT TỪ
NẤM HOÀNG CHI GANODERMA COLOSSUM



Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2007-2011
GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HẢI THANH




Nha Trang, tháng 07 năm 2011

ii

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Công nghệ sinh học
và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang đã luôn quan tâm chỉ dẫn, góp ý và giảng
dạy nhiệt tình để tôi có được những kiến thức quý báu vững bước vào chặng đường
phía trước.
Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS. Nguyễn Thị Hải
Thanh, Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện CNSH&MT, Trường Đại học Nha Trang đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, những kinh nghiệm quý báu, các phương
pháp nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô Viện chăn nuôi suối Dầu, các thầy cô ở tổ
nghiên cứu - Viện CNSH&MT đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến em Quỳnh Châu, Thị Ngọc và chị Minh Nhật đã
quan tâm, nhiệt tình và giúp đỡ để bài luận văn được hoàn thành.
Cuối cùng, bằng tình cảm chân thành tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người
thân trong gia đình, bạn bè, các bạn lớp 49 Công nghệ sinh học đã động viên giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Huỳnh Thị Thúy Kiều
Lớp 49 CNSH – Viện CNSH&MT
Trường Đại Học Nha Trang

Nha Trang, tháng 07 năm 2011






iii

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ) 3
1.1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.2. Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ 4
1.2. Đái tháo đƣờng với y học cổ truyền (YHCT) 6
1.2.1. Quan niệm của y học cổ truyền về ĐTĐ 6
1.2.2. Các thuốc đông y điều trị ĐTĐ 6
1.3. Phƣơng pháp gây mô hình ĐTĐ trên động vật thực nghiệm 7
1.3.1. Một số mô hình gây ĐTĐ mô phỏng ĐTĐ type 1 trên động vật thực nghiệm 7
1.3.2. Streptozocin và ứng dụng trong mô hình ĐTĐ type1 8
1.4. Nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum) 9
1.4.1. Đặc điểm chung 9
1.4.2. Phân bố sinh thái 10
1.4.3. Thành phần hóa học [3] 10
1.4.4. Tác dụng dược lý[7] 13
1.4.5. Tình hình nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của nấm Hoàng chi trên Thế giới và ở
Việt Nam 16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 18
2.1.1. Động vật nghiên cứu 18

2.1.2. Dược liệu nghiên cứu 18
2.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu 19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 23
2.3.1. Tạo mô hình ĐTĐ trên chuột nhắt trắng theo kiểu mô phỏng ĐTĐ typ 1 23
2.3.2. Phương pháp định lượng glucose huyết 24
2.3.3. Các phương pháp định tính, định lượng các chất có hoạt tính sinh học trong nấm Hoàng chi25
2.3.4. Các phương pháp ngâm chiết 28
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của dịch chiết trên chuột gây ĐTĐ 28
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Kết quả gây ĐTĐ mô phỏng ĐTĐ typ 1 trên chuột nhắt trắng 31
3.1.1. Nồng độ glucose huyết 31
3.1.2. Khả năng dung nạp glucose 33



iv

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

3.1.3. Khả năng dung nạp glucose sau khi uống các phân đoạn dịch chiết 34
3.2. Khảo sát một số thành phần hóa học cơ bản của quả thể nấm Hoàng chi Ganoderma
colossum 37
3.2.1. Thành phần chất xơ cellulose 38
3.2.2. Thành phần polysacharide tổng số 40
3.2.3. Thành phần triterpenoid tổng số 43
3.2.4. Định tính alkaloid tổng số 45
3.3. Kết quả các quá trình ngâm chiết 47
3.3.1. Chiết bằng nước nóng 47
3.3.2. Chiết phân đoạn 48

3.3.3. Chiết polysacharide thô 51
3.4. Tác dụng hạ đƣờng huyết của các phân đoạn dịch chiết từ nấm Hoàng chi Ganoderma
colossum trên mô hình chuột gây ĐTĐ 53
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56
4.1. Kết luận 56
4.2. Đề xuất ý kiến 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Tài liệu tiếng Việt 57
Tài liệu tiếng Anh 58















v

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


CNT
Chuột nhắt trắng
ĐTĐ
Đái tháo đường
STZ
Streptozocin
β
Tế bào beta-đảo tụy Langerhans
YHCT
Y học cổ truyền
WHO
World Health Organization



































vi

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Streptozocin của hãng Santa Cruz 9
Hình 2.1: Chuột nhắt trắng chủng Swiss 18
Hình 2.2: Nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum) 18
Hình 2.3: Máy đo đường huyết 19
Hình 2.4: Bộ kít thử 19
Hình 2.5: Máy nghiền mẫu 20
Hình 2.6: Bình hút chân không 20

Hình 2.7: Máy cô quay chân không 20
Hình 2.8: Bình chiết phân đoạn 20
Hình 2.9: Máy đo quang phổ nhiều bước sóng 21
Hình 2.10: Cân phân tích 21
Hình 2.11:Tủ sấy 21
Hình 2.12: Bể ổn nhiệt 22
Hình 2.13: Máy ly tâm 22
Hình 2.14: Sơ đồ nghiên cứu 23
Hình 2.15: Phương pháp lấy máu đo glucose huyết 25
Hình 3.1: Nồng độ glucose huyết ở các lô chuột sau khi tiêm các mức liều STZ 32
Hình 3.2: Gây mô hình ĐTĐ typ 1 bằng STZ 33
Hình 3.3: Khả năng dung nạp glucose huyết của các lô chuột 34
Hình 3.4: Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau khi uống dịch chiết 3h 36
Hình 3.5: Quy trình định lượng thành phần chất xơ cellulose 38
Hình 3.6: Hàm lượng (%) chất xơ cellulose của nấm Hoàng chi 39
Hình 3.7: Quy trình định lượng polysacharide tổng số 40
Hình 3.8: Khảo sát khả năng loại protein liên kết polysaccharide của thuốc thử Sevage 41
Hình 3.9: Phản ứng Molish 42
Hình 3.10 Quy trình tách chiết hợp chất triterpenoid tổng số 43
Hình 3.11: Phản ứng Liebermann – Burchard 44
Hình 3.12: Quy trình định tính alkaloid tổng số 45
Hình 3.13: Phản ứng Mayer 45
Hình 3.14: Sơ đồ quy trình thu dịch chiết Hoàng chi bằng dung môi nước nóng 47
Hình 3.15: Dịch chiết nấm Hoàng chi 48
Hình 3.16: Quy trình thu dịch chiết nấm Hoàng chi bằng dung môi cồn 80
0
49
Hình 3.17: Quy trình thu dịch chiết phân đoạn 50
Hình 3.18: Quy trình thu polysacharide thô 51
Hình 3.19: Hiệu suất điều chế các dịch chiết từ nấm Hoàng chi 52

54
Hình 3.21: Cho chuột uống thuốc 55





vii

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ năm 1999 của một số quốc gia [11] 4
31
Bảng 3.2: Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau 3h uống gucose 34
Bảng 3.3: Khả năng dung nạp glucose của các lô chuột sau khi uống dịch chiết 3h 35
Bảng 3.4: Hàm lượng (%) thành phần chất xơ cellulose có trong nấm Hoàng chi 38
Bảng 3.5: Khảo sát khả năng loại protein liên kết polysaccharide của thuốc thử Sevage 41
52
53



1

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều


MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa có mức
tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí điều trị,
ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế
giới. Theo dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỉ 20 “Thế kỉ 21 là
thế kỉ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa”. Theo WHO, năm 2025 sẽ có 300 -
330 triệu người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ khoảng 5.4% dân số toàn cầu, trong đó ĐTĐ
type 2 chiếm 85-95%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, bệnh ĐTĐ sẽ
trở thành “đại dịch” trên toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở các nước phát triển.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh
nhất thế giới (PGS.TS Tạ Văn Bình). Số liệu điều tra quốc gia năm 2002-2003 tỷ lệ
mắc bệnh trong cả nước là 2.7%. Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và WHO phân loại tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ ở Việt Nam nằm trong khu vực các nước có tỷ lệ gia tăng ĐTĐ trong cộng
đồng khoảng 2%-4.99%.
Với nhu cầu điều trị và dự phòng ĐTĐ, hàng loạt các thuốc tổng hợp đã được
các tập đoàn, các công ty dược phẩm nghiên cứu và phát triển như sulfonylurea, các
biguanid, thiazolidindion dành cho ĐTĐ type 2 và insulin dành cho ĐTĐ type 1. Tuy
nhiên các thuốc có nguồn gốc tổng hợp không phải là giải pháp tối ưu đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, do giá thành điều trị cao, đồng thời thuốc có phản ứng
phụ và tác dụng không mong muốn. Thuốc có nguồn gốc thảo dược đang là hướng ưu
tiên phát triển với ưu điểm là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tác
dụng phụ, dễ được cộng đồng chấp nhận, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang
phát triển.
Một trong số dược thảo đang được quan tâm nhất hiện nay là nấm Linh chi hay
còn gọi là Lục bảo Linh chi. Trong Lục bảo Linh chi phải kể đến nấm Hoàng chi với
những tính năng thần dược có tác dụng đặc biệt với các triệu chứng suy giảm miễn
dịch, căng thẳng thần kinh, suy sụp tinh thần. Điều đáng chú ý là nấm Hoàng chi có
tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong các thành mạch lọc sạch
máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu; khôi phục tế bào đảo tụy; cải thiện cơ bản thiểu

năng insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Nghiên cứu của Lin JM
2

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

(1995) cho thấy nấm Hoàng chi có tác dụng phục hồi chức năng gan trong bệnh tiểu
đường và làm chậm quá trình phát bệnh ở những bệnh nhân mắc bệnh này.
Xây dựng các mô hình bệnh lý để thử thuốc có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng
những tiêu chuẩn về phát triển các sản phẩm thuốc mới của bộ Y tế Việt Nam và
WHO. Đã có một số mô hình ĐTĐ được áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần có sự
bổ sung nhằm mục đích hoàn thiện và phong phú các phương pháp đánh giá tác dụng
hạ đường huyết của thảo dược.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài “Tạo mô hình đái tháo
đường trên chuột nhắt trắng và thử tác dụng hạ đường huyết của các dịch chiết từ nấm
Hoàng chi Ganoderma colossum” với các nội dung chính:
- Tạo mô hình ĐTĐ trên chuột nhắt trắng bằng Streptozocin
- Định tính, định lượng thành phần các chất có trong nấm Hoàng chi:
polysaccharide, triterpenoid, alkaloid, cellulose
- Thu dịch chiết nấm Hoàng chi
- Thử tác dụng hạ đường huyết của các dịch chiết từ nấm Hoàng chi trên chuột
nhắt trắng














3

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ)
Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose
máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự
suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin.
Các chuyên gia thuộc Uỷ ban chuẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa
Kỳ đưa ra định nghĩa về bệnh đái tháo đường như sau: Đái tháo đường là một nhóm
các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose trong máu, hậu quả của sự thiếu hụt
bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose
máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự tăng rối loạn chức năng và sự suy
yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu
[11,26].
1.1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
* Trên thế giới:
ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất trên thế
giới chủ yếu là các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế
giới: năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế
giới, đến năm 2010 có 221 triệu người và dự báo đến năm 2025 là 330 triệu người mắc
căn bệnh này, chiếm 5.4%. Cũng theo thống kê của WHO, cứ 30 giây lại có một người
mắc bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi; mỗi ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn do biến
chứng về mắt của bệnh ĐTĐ; mỗi năm có khoảng 3.2 triệu người chết vì các bệnh liên
quan tới ĐTĐ. Như vậy, ĐTĐ đang là gánh nặng thực sự cho sự phát triển kinh tế, xã

hội và sức khỏe của con người toàn thế giới trong thế kỷ 21. Chính vì vậy, WHO đã
nhận định rằng: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa mà
điển hình là bệnh ĐTĐ. Những gì mà đại dịch HIV/AIDS đã hoành hành 20 năm cuối
thế kỷ XX, thì đó sẽ là ĐTĐ trong 20 năm đầu thế kỷ XXI”.
4

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ năm 1999 của một số quốc gia [11]
Nước
Dân số
( Triệu)
Số ca ĐTĐ
(Triệu)
Tỷ lệ %
Typ1
( Triệu)
Typ2
(Triệu)
Thái Lan
62
4.0
6.7
0.046
1.8
Mỹ
250
10
4.0
0.75

9.0
Ấn Độ
1200
38
4.0
0.176
38
Hồng Kông
6.0
0.24
4.0
0.007
0.23
Pakistan
160
4.6
3.0
0.4
4.2
Đài Loan
20
0.424
2.1
0.004
0.04
Trung Quốc
1300
24
2.0
1.2

23
Indonesia
210
2.7
1.3
0.009 – 0.036
1.8-3.6

* Ở Việt Nam
Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới nhưng
lại là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Bên cạnh đó, biến chứng tim
mạch do bệnh ĐTĐ luôn là biến chứng phổ biến và là nguyên nhân gây đột quỵ và tử
vong hàng đầu ở người bệnh ĐTĐ.
Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên những số liệu về bệnh ĐTĐ
mới chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, trong lứa tuối 30-64 là 4.0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5.1%, riêng
quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị
muộn. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp
thời. Vùng đồng bằng, ven biển tỷ lệ mang bệnh ĐTĐ ở lứa tuối 30-64 là 2.7%.
1.1.2. Phân loại và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ
Năm 1997, Uỷ ban chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ của WHO
đã đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa học trong những năm gần
5

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

đây. Phân loại này dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh. Cách phân loại được
tóm tắt dưới đây:
a. Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của
tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối kèm theo các rối loạn chuyển hóa
protid, lipid. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính và mạn tính.
Cơ chế bệnh sinh
Do yếu tố di truyền kém sản xuất insulin, phát bệnh tự nhiên, ít phụ thuộc vào
điều kiện môi trường. Bệnh gặp ở 0.2-0.5 % số người trong quần thể và chiếm 5-10%
số người mắc bệnh tiểu đường.
Các giai đoạn trong ĐTĐ type 1[11]:
- Giai đoạn 1: Bản chất di truyền–nhạy cảm gene
- Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn
- Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể
- Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào β đảo tụy
- Giai đoạn 5: Đái tháo đường lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn
toàn tế bào β đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến
chứng.
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân ĐTĐ type 1 có đặc điểm lâm sàng phức tạp. Thiếu hụt insulin tuyệt
đối làm tăng đường huyết và axit béo quá mức dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu và tăng
thể ceton trong máu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mờ mắt, mệt
mỏi…
Điều trị
Bệnh nhân ĐTĐ type1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin.
Insulin là hormon do tế bào β trong tuyến tụy bài tiết dưới dạng preproinsulin,
sau đó được cắt nhỏ hơn để tạo thành proinsulin. Cấu tạo phân tử insulin gồm 2 chuỗi
peptid, chuỗi A có 21 acid amin, chuỗi B có 30 acid amin. Hai chuỗi này liên kết với
nhau bằng hai cầu disulfid, khi hai chuỗi này tách nhau thì hoạt tính của insulin sẽ biến
mất.
6

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều


Bệnh nhân ĐTĐ type1 cần được kiểm tra thường xuyên ở giai đoạn đầu để tìm
hiểu insulin phù hợp, sau đó khám định kì hàng tuần, hàng tháng.
b. Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 là tình trạng tăng đường huyết do hậu quả của kháng
insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào β hoặc do suy giảm chức
năng tế bào β kèm theo kháng insulin của cơ quan đích.
Cơ chế bệnh sinh:
Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình thường, nhưng có
hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.
- Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất hiện tăng
glucose huyết sau bữa ăn.
- Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy giảm
và gây tăng glucose huyết lúc đói. Bệnh ĐTĐ biểu hiện qua bên ngoài.
Trong số các yếu tố môi trường đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển bệnh thì béo
phì là yếu tố thường được đề cập nhất. Béo phì làm gia tăng tình trạng kháng insulin.
Nhiều bằng chứng cho thấy kiểm soát tốt tình trạng tăng cân béo phì sẽ làm giảm đáng
kể tình trạng kháng insulin và kiểm soát tốt glucose huyết.[11]
1.2. Đái tháo đƣờng với y học cổ truyền (YHCT)
1.2.1. Quan niệm của y học cổ truyền về ĐTĐ
YHCT đề cập đến nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ là do thần chí thất điều (yếu tố
stress), như do “can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt hóa táo thương âm…sinh ra miệng
khát, uống nước nhiều, hay đói”. Tóm lại, theo phương diện YHCT, nguyên nhân gây
bệnh ĐTĐ chủ yếu là do: bấm thụ âm hư, ăn uống không điều độ hoặc do tình chí rối
loạn. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền trong gia đình cũng được lưu ý.
1.2.2. Các thuốc đông y điều trị ĐTĐ
Việt Nam là nước có nguồn dược liệu rất phong phú. Bên cạnh chế độ ăn uống
và tập luyện hợp lý thì việc sử dụng thảo mộc trong điều trị bệnh ĐTĐ từ lâu đã được
biết đến với nhiều tác dụng tích cực. Dưới đây là một số thảo mộc rất sẵn trong nước

có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ.
7

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

Bầu đắng: Trong quả bầu đắng có nhiều insulin dưới dạng tự nhiên, không có tác
dụng phụ với sức khỏe, giúp hạ mức độ đường trong máu.
Tỏi: Có tác dụng giảm cholesterol và giúp giảm đường máu. Uống 3-4g nước ép tỏi
tươi với nước mỗi ngày giúp giảm đường trong máu hiệu quả.
Cỏ cari: Là loại thảo mộc giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có thể dùng dưới
dạng bột hoặc gia vị cho vào thức ăn khi đun nấu.
Nghệ: Nghệ có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào thuộc tuyến tụy giúp sản
sinh ra nhiều insulin hơn. Nên uống bột nghệ với nước ấm.
Quế: Quế có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường máu, nên cho quế vào thức
ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho những người bị bệnh ĐTĐ.
Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu bởi một số chất vẫn
thường gây ĐTĐ trên động vật thí nghiệm. Trên lâm sàng, cho bệnh nhân ĐTĐ uống
dịch ép hành tây đã có tác dụng làm giảm đường máu.
Mƣớp đắng: Qủa mướp đắng còn xanh có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã
được gây ĐTĐ thực nghiệm. Khi cho động vật uống hàng ngày trong thời gian dài, nó
làm chậm sự phát triển bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể của mắt. Qủa mướp đắng
có tác dụng làm tăng khả năng dung nạp glucose của bệnh nhân ĐTĐ. Hoạt chất chính
trong máu là charantin, glycosid steroid.
Khoai lang: Khoai lang là một thức ăn tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Khoai lang
trắng chứa caiapo-một hoạt chất giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong
máu ở người ĐTĐ type 2.
1.3. Phƣơng pháp gây mô hình ĐTĐ trên động vật thực nghiệm
1.3.1. Một số mô hình gây ĐTĐ mô phỏng ĐTĐ type 1 trên động vật thực nghiệm
* Andrew và cộng sự (1999) tiến hành gây ĐTĐ trên chuột nhắt chủng 129/SV
(Taconic Farms) 10 tuần tuổi bằng tiêm STZ liều 200mg/kg pha trong Citrate natri

0.1M, pH 5.5. Nhóm đối chứng tiêm citrat natri 10 ml/kg.
* Mô hình của Judith M.Thomas và cộng sự (2001) sử dụng liều đơn STZ
140mg/kg pha trong đệm Citrate natri (0.1M, pH 4.5) gây ĐTĐ type 1 bằng tiêm màng
bụng trên khỉ nâu 2-3 tuổi, 3.1-3.8kg. Sau 3 ngày tiêm STZ, những con khỉ nào thể
hiện mức glucose >250mg/dl được xem như bị ĐTĐ.
8

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

* J. Andrew Pospisilik và cộng sự (2003) sử dụng chuột cống chủng Wistar
(250g) tiêm màng bụng liều đơn STZ 50mg/kg để gây ĐTĐ, STZ được pha trong đệm
Citrate natri (pH 4.5), trước khi tiêm thuốc chuột được nhịn đói 4-6 giờ.
* Sachin và cộng sự đã khảo sát liều tiêm STZ để gây ĐTĐ trên chuột nhắt
trắng chủng Swiss với các mức liều đơn 180mg/kg, 100mg/kg và liều đa 40mg/kg tiêm
trong 5 ngày. Kết quả cho thấy liều đơn 180mg/kg gây ĐTĐ type 1 cho chuột sau 1
tuần nhưng tỷ lệ chuột chết sau thí nghiệm cao hơn tiêm liều thấp 40mg/kg trong 5
ngày. Liều đơn 100mg/kg không gây được ĐTĐ. Mô hình cũng khẳng định trong 3
mức liều khảo sát thì tiêm liều thấp 40mg/kg trong nhiều ngày là phương pháp gây
ĐTĐ type 1 hiệu quả nhất trên mô hình chuột nhắt trắng.
1.3.2. Streptozocin và ứng dụng trong mô hình ĐTĐ type1
Lịch sử phát triển
STZ là một kháng sinh được phân lập vào cuối thập niên 50 của thể kỉ XX.
Thuốc được các nhà nghiên cứu công ty Dược Upjohn ở Michigan phát hiện từ một
chủng nấm sợi Streptomyces achromogenes có trong mẫu đất lấy ở bang Kansas (Mỹ).
Giữa thập niên 60 các nhà khoa học đã phát hiện ra tính độc chọn lọc của STZ
đối với các tế bào β đảo tụy, trong khi các tế bào này lại điều tiết nồng độ glucose
huyết bằng cách tiết ra các hormon insulin. Đây là một gợi ý sử dụng thuốc để gây mô
hình ĐTĐ type 1và điều trị ung thư tụy.[13]
Tính chất vật lý và hóa học
STZ gồm hai chuỗi đồng phân lập thể là α và β. Tinh thể màu hơi vàng, trắng

đục hòa tan trong nước, cồn thấp độ, ít tan trong dung môi hữu cơ phân cực, không tan
trong dung môi hữu cơ không phân cực. Chất tinh khiết dễ hút ẩm không khí và nhạy
cảm với ánh sáng. STZ phân hủy thành diazomethane trong dung dịch kiềm ở 0
0
C.
Công thức mạch thẳng: C
8
H
15
N
3
O
7
; trọng lượng phân tử: 265.22 g/mol; thời gian bán
hủy: 5-15 phút.
Tác dụng
- STZ chủ yếu được sử dụng trong điều trị ung thư tế bào đảo tụy di căn. STZ
cũng hiệu quả trong điều trị u ác tính.
- STZ được ứng dụng để gây mô hình ĐTĐ type 1 trên động vật thực nghiệm
nhằm nghiên cứu các thuốc, chế phẩm điều trị ĐTĐ.
9

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

- STZ cũng được nghiên cứu làm thuốc kháng sinh.
Cơ chế hoạt động của STZ
Khi được hấp thụ vào các tế bào β, STZ được phân cắt thành glucose và một
nửa còn lại là methylnitrosourea. Vì có tính alkyl hóa nên tác động tới các đại phân tử
sinh học dẫn tới phá hủy tế bào β. Đích hướng tới là các DNA ty thể, qua đó tác động
đến các chức năng tín hiệu quá trình trao đổi chất trong ty thể của tế bào β, điều này

cũng giải thích STZ có khả năng ức chế insulin.

Hình 1.1: Streptozocin của hãng Santa Cruz
1.4. Nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum)
1.4.1. Đặc điểm chung
Theo Lý Thời Trần thì nấm Linh chi có 6 màu khác nhau được gọi là Lục bảo
Linh chi gồm: Xích chi (Linh chi đỏ); Hắc chi (Linh chi đen); Thanh chi (Linh chi
xanh); Bạch chi (Linh chi trắng); Hoàng chi (Linh chi vàng); Tử chi (Linh chi tím).
Trong đó, Hoàng chi có tên khoa học là Ganoderma colossum loài đặc biệt quý
hiếm, vừa mới phát hiện và đã được nuôi trồng thành công tại Thừa Thiên Huế. Trong
thư tịch cổ nấm Hoàng chi còn được gọi với tên khác như tiên thảo, nấm trường thọ.
Về hình thái và cấu trúc nấm Hoàng chi cũng giống các nấm Linh chi khác: tai
nấm hóa gỗ hình quạt hoặc thận; khi non, mặt trên tán nấm màu vàng chanh và khi già
màu vàng sậm, có ít vòng đồng tâm và vòng này thể hiện rõ rệt, toàn bộ tán nấm đều
có màu vàng, không cuống, mặt dưới có các lỗ thụ tầng to có màu kem khi non và hơi
bạc khi già có 3-4 lỗ thụ tầng. Thịt nấm màu trắng kem, xốp, dày khoảng 20 mm, lớp
sắc tố vàng bên trên rất mỏng, dễ bể khi khô, lớp thụ tầng này dày khoảng 10mm. Bào
10

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

tử đảm khá lớn so với các loài nấm Linh chi khác, hình trứng thuôn, kích thước từ 15-
18 mm x 8-10 mm, lớp vỏ bào tử sần sùi.
Vị trí phân loại
Họ: Ganodermataceae
Bộ: Ganodermatales
Lớp: Hymenomycetes
Ngành phụ: Basidiomycotina
Giới: Nấm thật
Tên khoa học: Ganoderma colossum Hình 1.2: Nấm Hoàng chi

1.4.2. Phân bố sinh thái
Nấm Hoàng chi thường phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới đặc biệt ở các
quốc gia như: Hàn Quốc; Đài Loan; Nhật Bản; Thái Lan; Hoa Kỳ; Malaysia; Việt
Nam; Indonesia; Srilanca. Nấm Hoàng chi thường phát triển trên giá thể là gỗ mục
hoặc các nguyên liệu là chất xơ. Với công nghệ ngày càng hiện đại, nhiều nhà khoa
học đã nghiên cứu thành công các nguồn nguyên liệu nuôi trồng nấm Hoàng chi thay
cho mùn cưa cao su trước đây. Kết quả này đã góp phần tránh lãng phí và hạn chế sự ô
nhiễm môi trường bởi nguyên liệu được sử dụng là phế thải của các nhà máy đường,
công nghiệp dệt như: bã mía, bông thải…
Đến nay nấm Hoàng chi có thể tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam.
Nấm Hoàng chi không chỉ được tìm thấy ở rừng núi cao mà còn tìm thấy ở cả đồng
bằng và trải dài từ Bắc đến Nam.
1.4.3. Thành phần hóa học [3]
Thành phần hóa học của Ganoderma colossum gồm các chất:
Nước : 12-13%
Lignin : 13-14%
Hợp chất nitơ : 1,6-2,1%
Hợp chất phenol : 0,08- 0,1%
Hợp chất steroid : 0,11-0,16%
Chất béo : 2%
Chất khử : 4-5%
Saponin toàn phần : 0,3-1,23%

11

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

Các nguyên tố vô cơ như: Ag, Br, Ca, Fe, K, Na, Mg, Mn, Zn
Polysaccharide
Có trên 200 loại polysaccharide được li trích và thu nhận từ nấm Hoàng chi.

Polysaccharide gồm 2 loại chính:
GL-A: Gal: Glu Rham: Xyl (3,2; 2,7; 1,8; 1,0) M= 23.000 Da.
GL-B: Glu Rham: Xyl (6,8; 2,0; 1,0) M=25.000 Da.
GL-A có thành phần chính là Gal, nên gọi là Galacta, còn GL-B có thành phần
chính là Glu, nên gọi là Glucan.
Hầu hết các polysaccharide hình thành từ 3 chuỗi monosaccharide, có cấu trúc
xoắn ốc 3 chiều, giống cấu trúc của DNA và RNA. Một phần polysaccharide phân tử
nhỏ không tan trong cồn cao độ, nhưng tan trong nước nóng.
Polysaccharide có nguồn gốc từ nấm Hoàng chi dùng điều trị ung thư được
công nhận sáng chế ở Nhật. Năm 1976, Công ty Kureha Chemical Industry sản xuất
chế phẩm ly trích từ nấm Hoàng chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982, Công
ty Teikoko Chemical Industry sản xuất sản phẩm từ nấm Hoàng chi có gốc
glucoprotein làm chất ức chế neoplasm. Bằng sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al
(1977) sản xuất từ nấm Hoàng chi chất mucopolysaccharide dùng chống ung thư.
Ganoderic acid
Ganoderic acid là một cyclopropene hoặc cyclopentene. Hàm lượng ganoderic
acid thay đổi theo giống nấm Hoàng chi, môi trường nuôi trồng, giai đoạn bào tử.
Chính sự thay đổi này làm cho mức độ đắng bị ảnh hưởng. Hàm lượng ganoderic acid
cao thì có nhiều vị đắng [4].
Triterpenoid là những hợp chất được tổng hợp từ 6 đơn vị isopren. Các
triterpenoid có bộ khung chính từ 27-30 nguyên tử carbon (C
28
H
48
) rất thường gặp
trong thực vật. Các triterpenoid tồn tại dưới dạng tự do (không có phần đường), có cấu
trúc vòng, mang một số nhóm chức như –OH; eter –O-; Carbanil C=O; nối đôi C=C.
Đặc tính chung là tan tốt trong eter dầu hỏa, hexan, chloroform, ít tan trong nước ngoại
trừ khi chúng kết hợp với đường để tạo thành glycosid.
12


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

Bảng 1.2: Các hoạt chất triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm Hoàng chi
(Lê Xuân Thám, 1996)
Hoạt chất
Hoạt tính
Ganoderic acid R,S
Ức chế giải phóng histamin
Ganoderic acid B, D, F, H, K, S, Y
Hạ huyết áp
Ganodermadiol
Hạ huyết áp
Ganodermic acid Mf
Ức chế tổng hợp cholesterol
Ganodermic acid T.O
Ức chế tổng hợp cholesterol
Ganodermic acid
Ức chế tổng hợp cholesterol

Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giải
phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan. Hiện nay, đã tìm
thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic, trong đó ganodosteron được xem là chất kích
thích hoạt động của gan và bảo vệ gan.
Alkaloid [5]
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản
ứng kiềm, chúng có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng
Các alkaloid ở dạng tự do hầu như không tan trong nước thường tan trong dung
môi hữu cơ: chloroform, eter diethyl, alcol bậc thấp. Các muối của alkaloid thì tan
trong nước, alcol và hầu như không tan trong dung môi hữu cơ như chloroform, eter,

benzen. Chính vì thế, tính hòa tan của các alkaloid đóng vai trò quan trọng trong việc
ly trích akaloid ra khỏi nguyên liệu và trong kỹ nghệ điều chế dạng thuốc để uống.
Alkaloid là những chất có hoạt tính sinh học nhiều ứng dụng trong ngành y
dược và nhiều chất rất độc. Các alkaloid ở nấm Hoàng chi có tác dụng rất khác nhau
phụ thuộc vào cấu trúc của alkaloid.
- Tác dụng lên hệ thần kinh
- Tác dụng lên huyết áp
- Tác dụng trị ung thư
Hợp chất saponin
Saponin là một loại glycosid, có cấu trúc gồm hai phần; phần đường gọi là
glycon và phần không đường gọi là aglycon.
13

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

*Saponin triterpenoid:
Phần aglycon của saponin triterpenoid có 30 carbon, cấu tạo bởi 6 đơn vị
hemiterpen và chia làm 2 nhóm:
+ Saponin triterpenoid pentacyclic: Phần aglycon của nhóm này có cấu trúc
gồm 5 vòng và phân ra thành những nhóm nhỏ: olean, ursan, lupan, hopan. Phần lớn
các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm olean.
+ Saponin triterpenoid tetracyclic: Phần aglycon có cấu trúc 4 vòng và phân
thành 3 nhóm chính: dammanran, lanostan, cucurbitan.
- Saponin steroid: Gồm các nhóm chính spirostan, furostan, aminofurostan,
spiroalan, solanidan.
- Hợp chất saponin trong nấm Hoàng chi có nhiều công dụng trong y học như:
+ Trị long đờm, chữa ho
+ Là chất phụ gia trong một số vaccine
+ Tác dụng thông tiểu
+ Tác dụng kháng viêm, chống khối u

Germanium hữu cơ
Germanium là nguyên tố hiếm, do nhà khoa học người Đức khám phá vào năm
1885. Germanium có thể cung cấp một lượng lớn oxygen và thay thế chức năng của
oxygen. Nó kích thích khả năng vận chuyển oxygen tuần hoàn máu trong cơ thể lên tới
1.5 lần. Vì thế làm tăng mức độ trao đổi chất và ngăn chặn quá trình lão hóa.
Cơ thể con người là thành phần của các electron. Khi mức năng lượng tăng
hoặc giảm thấp, dẫn đến sự xáo trộn cân bằng và biểu lộ tình trạng bệnh lý.
Germadium hữu cơ trong nấm Hoàng chi sẽ duy trì mức năng lượng một cách bình
thường trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Khi tế bào ung thư xuất hiện, chúng làm xáo
trộn quá trình trao đổi chất. Germadium sẽ điều hòa và kiểm soát quá trình này, từ đó
ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
1.4.4. Tác dụng dược lý[7]
Tác dụng điều trị ĐTĐ
Nấm Hoàng chi tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong các
thành mạch lọc sạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu; cải thiện cơ bản thiểu
năng insulin nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu của Lin JM (1995) cho thấy
14

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

nấm Hoàng chi có tác dụng phục hồi chức năng gan trong ĐTĐ. Ngoài ra, theo khảo
cứu của Mizuno T. (1996) nấm Hoàng chi còn làm giảm glucose huyết ở chuột bình
thường và chuột gây ĐTĐ (theo báo khoa học phổ thông, chuyên đề Nấm và sức khỏe
2006, 63:801). Vì vậy sử dụng nấm Hoàng chi để phòng bệnh ĐTĐ sẽ đem lại hiệu
quả cao.
Tác dụng chống ung thƣ
Polysaccharide là hoạt chất chủ yếu có tác dụng tăng cường miễn dịch và kháng
u (OkaiS và cs-1983). Phân tử lượng của hợp chất này lớn hơn 10
4
. Tác dụng kháng u

phụ thuộc vào cấu tạo của các polysaccharid, chủ yếu phụ thuộc vào sự sắp xếp của
các chuỗi phân tử và số lượng nhóm OH trên các chuỗi, thường là các chất có khả
năng tan trong nước nóng, có các chuỗi phân tử chính D-glycopyranosy (14)- - và-
-và (16)- - và chuỗi (13)- -arabinosa.
Tác dụng chống quá trình làm lão hoá
Nấm Hoàng chi tác dụng dọn các gốc tự do. Năm 1956, Harmarn đưa ra lý
thuyết gốc tự do. Ông cho rằng các phân tử trong tế bào giải phóng ra các gốc tự do và
chuyển các gốc tự do này thúc đẩy quá trình lão hóa. Gốc tự do không ngừng sản sinh
trong quá trình trao đổi chất của tế bào, làm tổn thương ngay các tế bào, giảm hoạt tính
của các enzyme, phát sinh sai sót trong quá trình tổng hợp và hấp thụ các acid amin,
xuất hiện các biểu hiện dị thường trong các màng tế bào, thúc đẩy quá trình lão hóa và
xuất hiện các trạng thái bệnh lý cùng tuổi tác tăng lên, khả năng chống oxy hóa, các
enzyme chống oxy hóa nội sinh, khả năng phòng vệ các gốc tự do tự sản sinh trong cơ
thể mỗi năm một giảm làm tăng quá trình lão hóa.
Tác dụng trên thần kinh trung ƣơng
Các nhà nghiên cứu Viện Y học Bắc Kinh đã tiến hành nghiên cứu trên đối
tượng chuột nhắt và đưa ra kết quả dịch chiết cồn ethanol, khi tiêm phúc mạch chuột
nhắt trắng với liều 5g/kg thể trọng thì sau 1-2 ngày xuất hiện tác dụng trấn tĩnh thần
kinh, làm giảm rõ rệt các hoạt động. Tác dụng trấn tĩnh có thể duy trì sau 2 giờ. Nấm
Hoàng chi còn có tác dụng giảm cơn co giật do nicotin gây ra.
Tác dụng lên hệ tuần hoàn
Nấm Hoàng chi có tác dụng rất tốt đối hệ tuần hoàn như: Ổn định huyết áp; lọc
sạch máu tăng cường tuần hoàn máu; giảm mệt mỏi; hỗ trợ thần kinh; chống đau đầu
15

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

và tứ chi; điều hoà kinh nguyệt; làm da dẻ hồng hào chống các bệnh ngoài da như dị
ứng.
Tác dụng giảm đau

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng nghiên cứu đối tượng chuột nhắt đã chứng
minh được nấm Hoàng chi có tác dụng ức chế phản ứng xoay mình của chuột nhắt, có
tác dụng làm giảm đau. Hiệu quả điều trị của nấm Hoàng chi trên các bệnh nhân bị suy
nhược thần kinh, mất ngủ, còn được coi là tác dụng bảo vệ hệ thần kinh trung ương,
giảm hưng phấn, giảm kích thích ngoại cảnh, từ đó giúp cho bệnh nhân chìm trong
giấc ngủ, tạo điều kiện cho tế bào não nghỉ ngơi và tăng cường quá trình trao đổi chất
của tế bào thần kinh, giúp cho thần kinh trung ương điều tiết chuẩn xác hệ thần kinh
thực vật và hoạt động nội tạng nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể.
Tác dụng cƣờng tim
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Y Học Bắc Kinh đã chứng minh, nấm Hoàng chi
có tác dụng cường tim rõ rệt, có tác dụng gia tăng lực co bóp tim, gia tăng lưu lượng
máu qua tim, còn nhịp tim thay đổi không đáng kể. Polysaccharide trong nấm Hoàng
chi hòa tan trong thuốc cũng có tác dụng cường tim rõ rệt.
Tác dụng cân bằng trao đổi chất
Khả năng tổng hợp và hấp thụ các acid amin và protein của người già bị giảm
sút, làm cho quá trình trao đổi chất trong tế bào bị rối loạn, đẩy nhanh quá trình già
hóa tế bào và làm chết tế bào. Polysaccharide trong nấm Hoàng chi, làm tăng khả năng
giải độc của gan, làm tăng khả năng tổng hợp protein trong tủy xương, giảm các tổn
thương trong tế bào tủy xương.
Tác dụng bảo vệ gan
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y Bắc Kinh đã tiến hành thí nghiệm nghiên
cứu trên chuột nhắt trắng và chứng minh được nấm Hoàng chi có thể bảo vệ gan, làm
giảm nhẹ tổn thương tế bào gan do CCl
4
(tetrachlorurcacbon)

gây ra.
Tác dụng lên hệ tiêu hóa
Nấm Hoàng chi có tác dụng làm giảm vết loét dạ dày, ức chế vết loét chảy máu
ở thượng vị giảm tiết dịch vị và giảm diện tích loét do acid gây ra.

16

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

1.4.5. Tình hình nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của nấm Hoàng chi trên
Thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay, theo tổ chức Y tế thế giới, bệnh ĐTĐ đã được công nhận là bệnh đặc
biệt nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia
trên thế giới. Chính vì vậy vào năm 1989, Hội nghị lần thứ 42 của World Health
Assembly-Hội nghị Y tế toàn cầu đã thông qua lời kêu gọi toàn cầu hành động về
phòng và kiểm soát bệnh ĐTĐ theo khung của Nghị quyết WHA42.36. Trong đó, việc
nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng thảo dược vào chữa bệnh ĐTĐ đem lại hiệu quả cao
trong việc điều trị ĐTĐ cũng được quan tâm đến. Có rất nhiều thảo dược được sử
dụng trong việc chữa trị bệnh ĐTĐ như: actiso; bồ công anh; bí đao; nhàu; mướp
đắng; ổi; nhân sâm; dây thìa canh… Trong các loại thảo dược chữa bệnh ĐTĐ thì nấm
Hoàng chi là một loại thảo dược đã được nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết từ rất
lâu và đã đem lại hiệu quả như mong muốn. Hikino và cộng sự (1985) lần đầu tiên báo
cáo là 2 loại glycan, ganoderan A và B, có trong dịch chiết nước của quả thể nấm
Hoàng chi, có tác dụng hạ glucose đáng kể trên chuột gây ĐTĐ bằng alloxan. Zhang
và Lin (2004) ghi nhận rằng ảnh hưởng hạ đường huyết của các polysaccharide từ nấm
Hoàng chi là do đẩy mạnh dòng ion Ca
2+
vào trong tế bào β ở đảo tụy và vì vậy giải
phóng insulin. Xử lý polysaccharide của nấm Hoàng chi trong điều kiện invitro có tác
dụng bảo vệ các tế bào đảo tụy gây độc bởi alloxan thông qua việc ức chế sự hoạt hóa
của NF-kappa B và làm chậm sự tạo thành các gốc tự do, yếu tố gây ra sự phá hủy đảo
tụy (Zhang và cộng sự, 2003). Thêm vào đó, polysaccharide của nấm Hoàng chi ngăn
chặn/trì hoãn các biến chứng ở thận cũng như làm chậm việc tăng nồng độ của glucose
huyết và làm giảm mức triglyceride trong máu chuột gây tiểu đường bằng streptozocin
(Zhang và cộng sự, 2003). Ngoài ra dịch chiết nước từ quả thể nấm Hoàng chi còn làm

chậm sự tăng glucose huyết trên chuột béo phì gây đái tháo đường, làm giảm mức độ
biểu hiện gen PEPCK (phosphoenolpyruvate carboxykinase) trong gan. Zhang cũng
khẳng định, polysaccharide có khối lượng phân tử trung bình khoảng 584900 và liên
kết với chuỗi peptit 17 axit amin. Tỷ lệ giữa polysaccharide với peptit là 93.51% :
6.49%. Polysaccharide đó có chứa rhamnose, xylose, fructose, galactose, mannose và
glucose với tỷ lệ 0.793: 0.964: 2.944: 0.167 :0.384: 7.94, liên kết với nhau bằng liên
kết glycozit. Bột có màu nâu đỏ và tan được trong nước.
17

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều

Năm 2009, Seto và cộng sự đã sử dụng dịch chiết nấm Hoàng chi để chữa bệnh
ĐTĐ type 2 trên chuột nhắt trắng được gây béo phì có khối lượng 58.2±3.4g. Chuột bị
ĐTĐ type 2 được uống dịch chiết nấm Hoàng chi liều 300mg/kg trong 4 tuần đã giảm
56.76% lượng đường huyết trong máu và cũng giảm được 15% trọng lượng so với lúc
bị ĐTĐ.
Năm 2010, Qian Yang và cộng sự đã sử dụng dịch chiết polysacharide thô được
chiết từ nấm Hoàng chi để chữa bệnh ĐTĐ. Động vật thí nghiệm là chuột cống có khối
lượng 257±20g được gây ĐTĐ bằng STZ với liều 65mg/kg. Sau 40 ngày cho chuột bị
ĐTĐ uống dịch chiết polysacharide thô với liều 300mg/kg đã giảm 76.04% lượng
đường huyết trong máu.
Ở Việt Nam, theo tiến sĩ Ngô Anh, thời Pháp, nấm Hoàng chi từng được các
chuyên gia Pháp công bố có ở miền Bắc, tuy nhiên, từ đó đến năm 2005 chưa có một
nghiên cứu nào mới. Năm 2005 tiến sĩ Ngô Anh là người đầu tiên trồng thành công
nấm Hoàng chi ở Việt Nam. Đến năm 2010, nhóm nghiên cứu trường Đại học khoa
học, Đại học Huế đã tiến hành xác định một số hợp chất và tác dụng bảo vệ dịch chiết
nấm Hoàng chi trên tế bào nấm men khi bị chiếu tia cực tím. Tuy nhiện, sản phẩm
chữa bệnh ĐTĐ từ nấm Hoàng chi được cho là có khả năng điều trị bệnh ĐTĐ nhưng
cho đến nay vẫn chưa có một công bố chính thức nào về tác dụng hạ đường huyết của
nấm Hoàng chi ở Việt Nam.












18

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh SVTH: Huỳnh Thị Thúy Kiều


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cân nặng 18–22g do viện chăn nuôi Suối Dầu
Nha Trang cung cấp. Chuột được nuôi trong phòng điều hòa nhiệt độ 22±2
0
C với chu
kỳ ngày 12h và đêm 12h; được ăn bằng thức ăn cho bộ gậm nhấm do Viện vaccine và
sinh phẩm Y tế Nha Trang cung cấp


Hình 2.1: Chuột nhắt trắng chủng Swiss
2.1.2. Dược liệu nghiên cứu



Hình 2.2: Nấm Hoàng chi (Ganoderma colossum)
Qủa thể nấm Hoàng chi Ganoderma colossum được TS.Ngô Anh nuôi trồng tại
Phòng thí nghiệm Nuôi trồng nấm, Bộ môn Thực vật, Khoa sinh, Trường Đại học
Khoa học Huế.

×