Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ảnh hưởng của công ty đa và xuyên quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.1 KB, 30 trang )

Mục Lục

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, hội nhập là xu thế chung của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Việc xuất hiện các công ty đa và xuyên quốc gia là bước tiến quan trọng
trong quá trình hội nhập, thúc đẩy sự liên kết, giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các
nền kinh tế. Việc thành lập các công ty đa, xuyên quốc gia có vai trò to lớn trong
phát triển kinh tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Với vai trò quan trọng
của việc thành lập các công ty đa, xuyên quốc gia như vậy, các nền kinh tế luôn
muốn tập trung đầu tư khuyến khích thành lập và hoạt động, nhằm thúc đẩy sự
phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, với nền kinh tế mới mở cửa hội nhập như
Việt Nam, việc thành lập các công ty đa, xuyên quốc gia càng cần được chú trọng.
Nắm được vai trò và tầm quan trọng của các công ty đa, xuyên quốc gia đối
với nền kinh tế như trên, nhóm chúng tôi xin tìm hiểu về đề tài “Hoạt động của
công ty đa và xuyên quốc gia tại Việt Nam” để hiểu rõ hơn nữa về hệ thống các
công ty đa và xuyên quốc gia ở Việt Nam, nhằm thấy được những điểm tích cực,
hạn chế để đề xuất ra những kiến nghị, giải pháp dưới góc độ quan điểm cá nhân.
Bài nghiên cứu là cái nhìn toàn diện nhất về hoạt động của các công ty đa và xuyên
quốc gia tại Việt Nam với những khó khăn mà các công ty gặp phải trong việc
thành lập và quá trình hoạt động. Mặc dù nhóm chúng tôi đã cố gắng tìm tòi tài
liệu và nghiên cứu để xây dựng bài tiểu luận với bố cục khoa học, logic nhất, đưa
ra những quan điểm của mình, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định. Rất mong cô và các bạn đưa ra những nhận xét, góp ý để bài
nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn.

2



I.

Định nghĩa và khái niệm

Trong các tài liệu về các công ty xuyên quốc gia, có rất nhiều thuật ngữ khác
nhau được sử dụng như “công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm), “công ty
đa quốc gia” (Multinational Corporation – MNC hay Multinational Enterprise –
MNE), “công ty xuyên quốc gia” (Transnational Corporation – TNC) và “công ty
toàn cầu” (Global Firm). Tuy nhiên, độ phổ biến của các thuật ngữ này là khác
nhau và nội dung của chúng cũng có phần khác nhau.
Các thuật ngữ “công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm) và “công ty
đa quốc gia” (Multinational Enterprise) được sử dụng với ý nghĩa như nhau nhưng
nhìn chung thuật ngữ “công ty quốc tế” được sử dụng phổ biến hơn. Theo học giả
Jenkins thì các thuật ngữ này nói đến sự lớn mạnh của công ty đã vượt ra khỏi
phạm vi một quốc gia và có các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước trên
thế giới. Đặc điểm cơ bản của hai loại công ty này là quy mô lớn, sở hữu đa quốc
tịch và có phạm vi hoạt động ở nhiều nước. Mặc dù hai thuật ngữ trên có ý nghĩa
tương đối giống nhau nhưng xét về cách tiếp cận, thuật ngữ “công ty quốc tế” xem
xét công ty từ góc độ kinh doanh quốc tế; trong khi thuật ngữ “công ty đa quốc
gia” lại đề cập đến cả tính sở hữu đa quốc gia của công ty (Richard E. Caves,
1986). Vì thế thuật ngữ thứ hai phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của loại hình công
ty này.
Sang đến đầu những năm 1970, thuật ngữ “công ty đa quốc gia” (MNE) được
sử dụng nhiều hơn thuật ngữ “công ty quốc tế”. Trong thời kỳ này, MNEs chuyển
sang cơ chế phi tập trung và đa doanh hơn trước. Quá trình ra quyết định các hoạt
động của các công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính quốc mà
quyền tham gia quản lý cũng được trao cho những người bản địa ở nơi mà công ty
đặt chi nhánh. Hơn nữa, những người này còn có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn và
3



quyết định hình thức hợp tác (FDI) với MNE ở nước chủ nhà. Chính vì thế, cơ cấu
tổ chức và hoạt động của MNE không chỉ có tính quốc tế mà còn mang đậm nét đa
quốc gia.
Các MNE tăng trưởng mạnh mẽ cuối những năm 1980 do sự nới lỏng các quy
chế đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển và xu hướng tự do hóa thị trường
vốn quốc tế. Trong thời gian này, trào lưu các công ty mẹ (parent firms) mở rộng
các chi nhánh ra nhiều nước (transnational) đã trở nên nổi bật và thuật ngữ “công
ty xuyên quốc gia” (TNCs) được sử dụng rộng rãi.
Theo định nghĩa, TNC là doanh nghiệp có sở hữu và kiểm soát tài sản như
nhà máy, hầm mỏ, đồn điền và các cơ sở bán hàng ở hai hoặc nhiều nước (Colman
and Nixson, 1994). Định nghĩa này cũng được đưa ra bởi nhiều học giả như
Jenkins, Rasiah hay Dunning and Sauvant.
Như vậy, theo các định nghĩa đã nêu, bản chất của TNCs và MNEs là giống
nhau: chúng đều là những công ty có quy mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt động ở
nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Sự khác nhau về tên gọi
chỉ là phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng trưởng của TNC hoặc
thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả.
II.

Nguồn gốc hình thành của các công ty đa và xuyên quốc gia.

Sự ra đời của các công ty đa và xuyên quốc gia trên thế giới gắn liền với sự
ra đời và phát triển của sản xuất lớn TBCN (Tư bản chủ nghĩa). Các công ty đa và
xuyên quốc gia là hình thức phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa,
và là kết quả trực tiếp của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất qua các giai đoạn
phát triển của chủ nghĩa tư bản dưới sự tác động của các qui luật thị trường : là sự
vận động mở rộng của quan hệ sản xuất TBCN thông qua các hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh giản đơn đến kết cấu tổ chức sản xuất kinh doanh quốc tế.
4



Các công ty đa và xuyên quốc gia ra đời và phát triển đã đem lại cho Chủ
nghĩa tư bản một hình thức tổ chức sản xuất mới, phản ánh sự thích ứng giữa trình
độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa ở
tầm vĩ mô. Chúng là kết quả của quá trình cạnh tranh, tập trung tư bản và sản xuất
không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của CNTB, trong đó Tây Âu chính là nơi
sớm ra đời phương thức sản xuất CNTB với các chế độ xí nghiệp TBCN – phôi
thai của các công ty đa và xuyên quốc gia hiện nay.
Tích tụ và tập trung sản xuất tất yếu dấn đến sự hình thành các công ty đa và
xuyên quốc gia. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến 2 xu hướng.
+ Một là, các nhà tư bản với trình độ kỹ thuật cao và lực lượng kinh tế mạnh
sẽ thôn tính các nhà tư bản nhỏ bị thua lỗ phá sản, làm cho quy mô sản xuất và quy
mô tư bản ngày càng mở rộng.
+ Hai là, cuộc cạnh tranh gay gắt sẽ nảy sinh xu hướng các đối thủ cạnh
tranh phải liên hiệp với nhau, góp vốn để sản xuất kinh doanh chung.
Sự phát triển của hệ thống tín dụng cùng với nhu cầu mở rộng quy mô sản
xuất đã tạo cơ sở cho sự chuyển hóa dần những xí nghiệp TBCN thành những công
ty cổ phần TBCN, là một hình thức tập trung tư bản dưới CNTB. Tín dụng trở
thành công cụ tập trung vốn của các nhà tư bản thông qua phát hành cổ phiếu. Chế
độ tín dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của các lực lượng sản xuất và sự hình
thành thị trường thế giới. Lênin cho rằng, việc CNTB mới-chủ nghĩa đế quốc trong
đó độc quyền giữ vị trí thống trị thay thế CNTB cũ, là đặc trưng cơ bản nhất của
giai đoạn phát triển hiện đại của CNTB, thể hiện bản chất kinh tế của CNTB mà
trong đó quan hệ sản xuất TBCN vận động dưới hình thức tổ chức độc quyền.
Tích tụ và tập trung sản xuất tạo ra những công ty mẹ đứng đầu và các công
ty con phụ thuộc về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ và rất nhiều các công ty con
5



vừa và nhỏ hoạt động độc lập hoặc phụ thuộc. Ở các nước TBCN phát triển như
Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Italia, Canada, số xí nghiệp vừa và
nhỏ chiếm 70-80% tổng số các xí nghiệp. Về mặt tổ chức sản xuất, đây là hình
thức mang tính hiệu quả cao vì giảm được chi phí sản xuất, tận dụng được nguyên
liệu, phát huy tính sáng tạo…, do đó làm tăng quy mô và tỷ suất lợi nhuận.
Từ thập kỷ 1960 trở lại đây, TNCs đã phát triển nhanh chóng dưới tác động
của cách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ. Quá trình tích tụ sản xuất trong
nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh dẫn đến việc xuất hiện các hình thức công ty liên
hiệp nông-công nghiệp, nông-thương nghiệp (ở Mỹ những năm 1980, liên hiệp
nông-công nghiệp chiếm trên 30% sản lượng nông sản). Cùng với quá trình tích tụ
sản xuất trong nông nghiệp, mối liên hệ giữa công-nông nghiệp ngày càng tăng,
đẩy mạnh xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu lao động cũng như
trong tổng sản phẩm quốc nội (hiện nay chỉ còn khoảng 2-10% ở các nước tư bản
phát triển cao).
Quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền
mang nhiều dấu ấn của thời đại cách mạng khoa học và công nghệ. Sự liên kết giữa
các xí nghiệp lớn dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, trong đó lĩnh vực du lịch,
ngân hang được các tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng quyền lực. Tình
hình đó dẫn đến sự tập trung tư bản, tập trung sản xuất kinh doanh hết sức to lớn.
Đặc điểm của các công ty đa và xuyên quốc gia ở Việt Nam
Các công ty đa và xuyên quốc gia ở Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều nước, phổ
III.

1.

biến là từ Châu Á.
Căn cứ vào những số liệu trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy
một cách đây đủ nguồn gốc của các TNCs ở Việt Nam. Từ năm 1988-1997, phần
đầu tư của các TNCs Đông Á (trừ Nhật Bản, còn lại chủ yếu là các nước công
6



nghiệp mới hoặc đang phát triển) đã chiếm tới 64,8% trong số 10 nước đầu tư lớn
nhất vào Việt Nam. Riêng năm 1998, các nền kinh tế Đông Á còn lâm vào khủng
hoảng tài chính- tiền tệ, mức này vẫn chiếm tới 44,9% và năm 1999, sau sự phục
hồi kinh tế của các nước Đông Á mức này đã tăng trở lại là 60,4%. Trong số nhiều
công ty nước ngoài có dự án đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư ASEAN chiếm
24,56%; các nước Đông Bắc Á chiếm 42,9%;Châu Âu chiếm khoảng 21,05%; Mỹ
chiếm 3.61%. Xét về số lượng TNCs, tính đến hết năm 2004 ở Việt Nam có
khoảng 415 TNCs, trong đó các TNCs đến từ Châu Á là 242 công ty, chiếm 58,3%,
Châu Âu có 104 TNCs chiếm 25%. Như vậy vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
vào Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu là các nền kinh tế Châu Á.
Do đầu tư vào Việt Nam được thực hiện chủ yếu từ các TNCs Châu Á hầu
hết đều chịu sự tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997,
dẫn đến việc thu hẹp các khoản đầu tư mới cũng như sự trì trệ trong việc thực hiện
số vốn đầu tư đã cam kết.
Sở dĩ các TNCs vào Việt Nam chủ yếu đến từ Châu Á, một phần cũng là do
chiến lược của các TNCs này. Mặc dù quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ
nhưng thực tế, môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi
yếu tố toàn cầu hóa, nên đó là cơ hội để các TNCs cỡ trung bình có thể đầu tư
chiếm lĩnh thị trường, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, do cùng nằm trong khu vực nên giữa các nhà đầu tư
châu Á và Việt Nam có rất nhiều mối tương đồng như về văn hóa, phong tục, trình
độ,…Điều đó tạo điều kiện để nhà đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư dễ hiểu nhau hơn
trong công việc, qua đó việc hợp tác cũng như sản xuất cũng sẽ hiểu qủa hơn. Và
cũng chính vì các TNCs đền từ châu Á – vốn là những TNCs mới chỉ được phát
triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nên những đặc điểm tiếp theo là hệ quả tất
yếu của đặc điểm trên
7



Các TNC đầu tư vào Việt Nam phần lớn là không xuất phát từ công ty mẹ
mà là từ các công ty thuộc thế hệ thứ hai, nghĩa là từ các công ty chi nhánh ở nước
thứ hai đầu tư vào nước thứ ba nên vấn đề cần quan tâm là năng lực tài chính yếu
và công nghệ kỹ thuật của các TNC này. Do quy mô không lớn và trình độ công
nghệ không cao, những công ty này xâm nhập vào Việt Nam do công ty mẹ điều
chỉnh. Các TNC Châu Á luôn coi thị trường Đông Nam Á nói chung trong đó có
Việt Nam là thị trường truyền thống của họ. Vì vậy, ưu tiên đầu tư vào thị trường
này để tăng cường ảnh hưởng về kinh tế thương mại luôn được các TNC có nguồn
gốc Châu Á theo đuổi.
2.

Các công ty xuyên quốc gia hoạt động ở Việt Nam phần lớn đều thuộc các loại
hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam có quy mô vốn lớn, trình độ công
nghệ cao còn quá ít. Trong số 500 tập đoàn lớn nhất mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình
chọn hằng năm, ở Việt Nam, cho đến nay, mới chỉ có trên 21% số đó có dự án đầu
tư và thiết lập các quan hệ giao thương hàng hóa-dịch vụ và công nghệ. Trong khi
đó ở Trung Quốc, đã có tới 80% số này thực hiện đầu tư, tức là 400 tập đoàn (theo
báo cáo phát triển Việt Nam 2006).
Phần đầu tư cắm nhánh của các TNC ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu
bởi các công ty vừa và nhỏ. Bình quân mỗi dự án đầu tư vào Việt Nam thường chỉ
đạt dưới 20 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là các ngành điện tử, dệt may,
nông lâm hải sản chế biến, dịch vụ du lịch…Điều đó có nhiều nguyên nhân mà lớn
nhất lợi thế so sánh của Việt Nam hiện tại là lao động đông, giá nhân công rẻ,
nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng lớn. Những ngành tận dụng được các lợi thế
này chủ yếu là những ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên nhưng công
nghệ chuyển giao thường không cao, vốn không nhiều.
8



Phần đầu tư và chu chuyển thương mại ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu
bởi các TNC Châu Á nhìn chung quy mô tài chính, công nghệ, tổ chức điều hành
còn thấp và đặc biệt do đặc điểm của các nền kinh tế Châu Á với sự phổ biến của
kết cấu kinh tế hai tầng, phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn.
Một phần còn là vì cơ sở hạ tầng lạc hậu của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu
sản xuất của các TNC lớn trên thế giới.
3.

Các TNCs đang có sự chuyển đổi rõ rệt về hình thức đầu tư.
Ở Việt Nam, giai đoại đầu hợp tác đầu tư với nước ngài có một thực tế là:

SỰ THIẾU HỤT THÔNG TIN VỀ THÔNG TIN. Số lượng doanh nghiệp trong
nền kinh tế còn rất ít, trong đó chủ yếu lại là doanh nghiệp nhà nước. Để hạn chế
rủi ro các công ty nước ngoài thường chọn đối tác Việt Nam là các doanh nghiệp
nhà nước hợp tác liên doanh. Vì vậy trong thời gian đầu, hình thức này đã trở thành
hình thức chủ yếu thu hút các TNCs. Trong 10 năm (1988-1998), hình thức liên
doanh này chiếm 60% số dự án và 70% tổng số vốn cam kết đầu tư. Trong các liên
doanh này, tỷ lệ vốn pháp định do phía Việt Nam đóng góp thường không quá
30%, chủ yếu là tiền sử dụng đất và nhà xưởng sẵn có. Phía nước ngoài đóng góp
bằng tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu. Do vậy, trong thời kì xây dựng cơ bản,
gần như liên doanh đã phụ thuộc toàn bộ vào tiến độ góp vốn của TNCs và cũng
tương tự như vậy, trên thực tế gần như công việc điều hành quá trình xây dựng
công trình cho dự án và thực hiện dự án sau này do nước ngoài quyết định.
Hiện tượng này, ngoài các lý do về vốn, công nghệ, thị trường đầu ra do phía
nước ngoài nắm, còn bị quyết định đáng kể bởi 3 lý do:
(1) Phía Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất, chỉ chiếm 10%
vốn đầu tư. Do đó, vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh đã
nhỏ, lại có xu hướng càng bị giảm thiểu hơn.
9



(2) Năng lực của đội ngũ cán bộ của Việt Nam tham gia vào quản lý, điều
hành kinh doanh còn quá yếu.
(3) Việc liên doanh giữa TNCs với đối tác Việt Nam lại chủ yếu là doanh
nghiệp Nhà nước thường xuyên có sự bất đồng về phương thức và mục tiêu kinh
doanh đã dẫn đến những xung đột thương xuyên trong tổ chức và điều hành giữa
chúng.
Hoạt động của một số công ty đa và xuyên quốc gia tại Việt Nam
Công ty Honda
IV.

1.

Honda nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam từ tháng 3/1996. Công ty Honda
Việt Nam là liên doanh của 3 đối tác: Honda Motor (Nhật Bản: 42%), Asian Honda
Motor (Thái Lan: 28%), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt
Nam (30% - Đây cũng là tổng công ty tham gia liên doanh thành lập Toyota Việt
Nam).
Đến tháng 12 năm 1997, Honda Việt Nam nhanh chóng xuất xưởng chiếc
Super Dream đầu tiên.
Đầu năm 1998, công ty này khánh thành nhà máy đầu tiên. Không chỉ đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, Honda Việt Nam bắt đầu xuất khẩu xe máy sang
Philippines từ năm 2002.
Năm 2008, Honda tiếp tục xây dựng nhà máy xe máy thứ 2 với vốn đầu tư 65
triệu USD.
Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam, nhắc đến xe máy là nhắc đến Honda. Năm
2012, Honda Việt Nam công bố doanh số 1,9 triệu xe. Nếu chỉ tính riêng các hãng
xe máy có vốn FDI, Honda chiếm khoảng 65% thị phần. Về độ phủ, Honda hiện có
tới hơn 640 đại lý ủy quyền (HEAD) trên toàn quốc.

10


Về hoạt động sản xuất ô tô, năm 2005, Honda Việt Nam khởi công xây dựng
nhà máy ô tô với vốn đầu tư 60 triệu USD.
Hiện Honda Việt Nam là hãng đứng thứ 4 thị phần các nhà sản xuất ô tô thuộc
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (Vama) với mức 4,9% năm 2014.
Theo công bố từ Vama, trong năm 2014, Honda bán ra thị trường 6.492 chiếc
ô tô, tăng 41% so với con số 4.593 chiếc năm 2014. Honda Việt Nam cũng là một
trong những hãng ô tô lớn có tốc độ tăng trưởng doanh số đáng nể sau Ford Việt
Nam (71%).
Honda Việt Nam cũng là doanh nghiệp FDI nộp thuế lớn nhất theo bảng xếp
hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do
Vietnam Report xếp hạng. Trong bảng xếp hạng này, Honda Việt Nam đứng thứ 5
sau những tên tuổi quen thuộc với người Việt như Viettel, Mobifone, Tổng công ty
khí Việt Nam, Vietinbank và đứng trên cả Vinamilk, Vietcombank, Unilever Việt
Nam hay Toyota Việt Nam. Đến tháng 7 năm 2015, cùng với 182 tỷ đồng truy thu
theo kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ liên quan đến thuế nhập khẩu và thuế giá
trị gia tăng, Honda Việt Nam đã nộp 297 tỷ đồng tiền thuế truy thu. Như vậy
Honda Việt Nam đã nộp thuế tới gần 500 tỷ đồng sau khi truy thu.
Trong năm tài chính 2015, sản lượng bán hàng xe máy toàn cầu của tập đoàn
Honda đạt 17,765 triệu xe, tăng 4,4% và sản lượng bán hàng ô tô đạt 4,364 triệu
xe, tăng 0,9%.
Đối với hoạt động xe máy, tổng dung lượng thị trường năm tài chính 2015 đạt
2,71 triệu xe, tương đương với kỳ trước. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của Honda
VN đạt 1,9 triệu xe, tăng khoảng 3% sau 2 năm giảm liên tiếp và thị phần chiếm
70%, tăng khoảng 2% so với năm trước. Trong năm tài chính 2016, Honda Việt

11



Nam đặt mục tiêu đạt sản lượng 2 triệu xe và sẽ giới thiệu khoảng 10 mẫu xe và
phiên bản mới ra thị trường nhằm thõa mãn hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng.
Sản lượng xuất khẩu xe nguyên chiếc (CBU) đạt 91.000 xe, tăng 179% so với
năm 2014 và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 245 triệu đô la Mỹ. Trong năm tài
chính 2016, Công ty sẽ đẩy mạnh giá trị xuất khẩu lên 345 triệu đô, tăng 41% so
với năm tài chính 2015.
Trong mảng ô tô, kỳ vừa qua đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành công
nghiệp ô tô với tổng dung lượng thị trường đạt hơn 172.317 xe, tăng 45% so với kỳ
trước. Riêng với HVN, đây là một năm thành công của khối kinh doanh ô tô, đánh
dấu sản lượng kỷ lục từ trước đến nay với doanh số bán ra 6.610 xe. City và CR-V
tiếp tục chiếm vị trí là một trong những mẫu xe bán chạy nhất trong phân khúc
sedan cỡ nhỏ và phân khúc SUV 5 chỗ tại thị trường Việt Nam.
Năm vừa qua, HVN cũng tích cực mở rộng mạng lưới Đại lý tại khu vực miền
Trung với việc khai trương 2 Đại lý mới: Honda Ô tô Thanh Hóa và Honda Ô tô
Nha Trang. Trong năm tài chính 2016, HVN dự kiến đạt sản lượng bán hàng là
khoảng 7.200 xe tăng thêm 10% cùng với các hoạt động đa dạng như giới thiệu
những phiên bản mới với tính năng nâng cấp và chất lượng hàng đầu, đẩy mạnh
hoạt động lái thử xe, các hoạt động thúc đẩy bán hàng và tăng cường chất lượng
dịch vụ.
Nỗ lực bảo vệ môi trường:
Cuộc thi “Lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu” được xem là một sân chơi đầy
sáng tạo và đam mê dành cho các bạn trẻ. Cuộc thi đã thu hút 147 đội tham gia
tranh tài với thành tích ấn tượng là 2.109,512 km/lít – những con số kỷ lục kể từ
khi cuộc thi chính thức được phát động.

12


Trong năm 2015, Honda Việt Nam tổ chức “Ngày hội trồng rừng – Cùng

Honda gìn giữ màu xanh Việt Nam”. Bước sang năm thứ 3, tới nay đã có hơn 425
ha rừng được trồng và chăm sóc trên tổng diện tích phủ xanh là gần 500 ha. Trong
năm tài chính 2016, HVN sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho người dân địa
phương trồng thêm 70 ha trong khuôn khổ dự án trồng rừng tại Bắc Kạn.
Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, Honda Việt Nam luôn nỗ lực cải tiến
nhằm giảm thiểu lượng khí thải CO2 bằng việc đưa ra hệ thống quản lý vòng đời
CO2 và chuyển đổi phương thức vận tải.
Hỗ trợ phát triển giáo dục:
Trải qua 7 mùa thi, Cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ” đang nhận được sự quan tâm
và đánh giá cao từ các em học sinh, thầy cô giáo và số lượng tranh gửi dự thi tăng
liên tục qua các năm. Trong năm 2014, đã có hơn 420.000 ý tưởng tham dự, trong
đó có 215.314 tranh hợp lệ được gửi về, nâng tổng số ý tưởng nhận được qua 7
năm tổ chức lên con số hơn 1,3 triệu ý tưởng. Bên cạnh ý nghĩa giáo dục của cuộc
thi, HVN còn thực hiện trích 10.000 đồng với mỗi bức tranh hợp lệ để dành cho
Quỹ từ thiện Honda.
Quỹ từ thiện Honda: Với tổng số tiền trích từ Quỹ ra là 2,15 tỷ trong năm
2014, HVN đã trao tặng 700 suất học bổng cho học sinh nghèo trên toàn quốc và
trao tặng 10 thư viện đạt chuẩn quốc gia cho 5 tỉnh còn khó khăn, nâng tổng số thư
viện đạt chuẩn quốc gia đã được trao tặng lên con số 26.
Giải thưởng dành cho Kỹ sư và nhà Khoa học trẻ Việt Nam (Honda Y-E-S):
qua 9 năm triển khai đã có 90 sinh viên nhận được học bổng Honda Y-E-S là 3.000
USD và 1 xe máy do HVN sản xuất, trong đó 11 sinh viên tiếp tục nhận được phần
thưởng Y-E-S Plus trị giá 10.000 USD để học thạc sỹ hoặc tiến sỹ tại Nhật Bản.

13


2.

Tập đoàn Coca – cola


Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm
1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton và theo cách hiểu
của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này,
khi mua lại Coca Cola, Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của
Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca
Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một
loại thức uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung
thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ
năm 1960.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn
Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Cocacola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế
giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác
của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở
rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau
đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới.
Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở
hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi
giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người
Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt
tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế
giới.

14


Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ
USD và tiền lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD. Sản xuất tiêu thụ hết 36
triệu lít nước, 6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng. Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối

sản phẩm của Coca-Cola, 2.4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế
và đầu tư cho cộng đồng 31.5 triệu USD.
Chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
Tháng 2/1994 – gần 100 năm sau khi thành lập, Coca Cola tiến vào Việt Nam
với vị thế của một thương hiệu quốc tế hàng đầu. Bước vào một thị trường mới và
gặp không nhiều đối thủ cạnh tranh, Coca Cola nhanh chong trở thành “ông chủ”
trong lĩnh vực nước giải khát.
Năm 1998, Chính phủ Việt Nam còn thực hiện một động thái được cho là ủng
hộ đối với Coca Cola khi cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100%
vốn nước ngoài.
Theo đó, Coca Cola nhanh chóng mua lại 3 công ty ở Việt Nam – đặt thế “kiềng
ba chân” vững chắc trong thị trường phát triển hàng đầu Đông Nam Á. Vốn đầu tư
của họ tăng lên thành 350 triệu USD và các nhà máy cũng có khả năng sản xuất
được 40 triệu lít/ tháng.
Doanh số bán hàng của Coca Cola tại đất nước hình chữ S tăng trưởng mạnh,
đặc biệt là khoảng thời gian sau năm 2000. Mức tăng trưởng bình quân đều đặn
mỗi năm của hãng nước giải khát này là 24% - con số đáng mơ ước với nhiều
doanh nghiệp, Tập đoàn khác.

15


Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, tập đoàn này cũng mang khá nhiều tiếng
xấu khi để xảy ra những vụ “phốt” liên tục tại Việt Nam :
Cuối năm 2011, Coca Cola báo lỗ tới gần 3.800 tỷ đồng – vượt cả số vốn đầu tư
ban đầu (2600 tỷ đồng) họ “ném vào” thị trường Việt Nam.
Và đây là lúc mà các nghi án trốn thuế bắt đầu được dư luận đặt ra khi báo lỗ
đồng nghĩa với việc Coca Cola không phải nộp 1 đồng thuế thu nhập doanh nghiệp
nào cho Chính Phủ Việt Nam mặc dù đã hoạt động trong suốt 20 năm qua.
Nghi án trốn thuế được đặt ra trước bản báo cáo năm 2011 của Coca Cola. Phó

Chủ tịch Coca-Cola Irial Finan từng lên tiếng chê bai năng suất lao động, hiệu quả
lao động ở Việt Nam không hề cao và khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc
tuyển dụng, quản lý và doanh thu vì vậy không cao, dẫn đến thua lỗ. kéo dài.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến cho Coca Cola chưa có lãi là số tiền
họ bỏ ra đầu tư cho các nhà máy sản xuất là tương đối lớn và còn một số dự án mở
rộng đang bỏ ngỏ nữa.
Kỳ lạ là Coca Cola vẫn đặt rất nhiều hy vọng vào một thị trường mà đã mang
tới cho họ khoản lỗ gần 4.000 tỷ đồng khi lên kế hoạch rót vào thị trường đó 300
triệu USD cùng tầm nhìn tới năm 2020 là tăng gâp đôi doanh thu.?
Chưa khép lại nghi án về tài chính, Coca Cola lại gặp nhiều “phốt” khác cũng
nặng nề không kém. Trước tiên là việc ăn gian trọng lượng. Nhiều người dùng
phản ảnh, Coca lon luôn nhẹ hơn và cảm giác vơi hơn rất nhiều so với thời gian
trước.
Trọng lượng chuẩn của một lon Coca Cola vào khoảng 350 gam trong khi đó
theo lời của nhiều nhân chứng, những sản phẩm đóng lon của hãng chỉ đạt khoảng
100 gam.
16


Bên cạnh đó, không ít khách hàng phàn nàn về chất lượng của quy trình đóng
lon Coca Cola khi đã có nhiều trường hợp gặp phải dị vật trong lúc thưởng thức đồ
uống số một thế giới.
Người Việt Nam đã từng quá tin tưởng vào bốn chữ “Thương hiệu quốc tế” mà
Coca Cola mang tới. Tuy nhiên, bốn chữ này chỉ đúng về nghĩa đen, thương hiệu
quốc tế không thể đảm bảo cho chất lượng sản phẩm và sự chuyên nghiệp trong
dịch vụ của doanh nghiệp.
3.

Tập đoàn Samsung.


Tập đoàn Samsung được thành lập năm 1938
Ngành kinh doanh:
- Công nghệ điện tử
- Công nghệ nặng và máy móc
- Công nghệ hóa chất
- Dịch vụ tài chính
Sản phẩm tiêu dùng:
-Máy thu hình
-Sản phẩm nghe nhìn: giải trí số, đầu DVD
-Máy ảnh: máy ảnh số
-Thiết bị gia dụng: Máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, lò vi sóng

17


-Điện thoại di động
-Màn hình vi tính và linh kiện
-Máy in Laser, máy in đa năng
Tại Việt Nam :
Năm 2009, Tập đoàn Samsung đã khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di
động Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh với vốn đầu tư 2,5 tỷ đôla.
Đầu năm 2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đã khởi công
xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên trị giá 2 tỷ đôla.
Đầu năm 2015, Samsung đã đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất tấm EL
hữu cơ tại Bắc Ninh. Kế hoạch đầu tư 1,9 tỷ USD kể trên sẽ giúp mở rộng nhà máy
sản xuất tấm EL hữu cơ.
Năm 2012, SEV đã xuất xưởng hơn 100 triệu sản phẩm/năm, 97% được xuất
khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường
quan trọng như Bắc Mỹ, khối EU, Trung Đông, Nga và các nước châu Á. Kim
ngạch xuất khẩu 12,6 tỉ USD, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Năm 2013, SEV tiếp tục là doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam với kim
ngạch đạt 23,9 tỉ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nhà máy thứ hai - SEVT - có tổng vốn đầu tư 2 tỉ USD, công suất thiết kế 100
triệu sản phẩm/năm chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3-2014. Dự kiến đến
cuối tháng 12-2014, nhà máy sẽ có 16.000 công nhân viên, đạt công suất 8 triệu
sản phẩm/tháng. Các dự án đầu tư của Samsung không chỉ góp phần vào nâng cao
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước mà
còn góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua các ngành
18


công nghiệp phụ trợ. Hiện nay, hoạt động của khu tổ hợp SEV đang tạo tiền đề cho
hơn 60 nhà thầu sản xuất, cung cấp linh kiện cho Samsung triển khai các hoạt động
đầu tư, sản xuất tại Bắc Ninh và những khu vực lân cận; tạo việc làm và thu nhập
ổn định cho khoảng 80.000 người lao động.
Không chỉ đầu tư hàng tỷ USD cho lĩnh vực điện tử, công nghệ cao, hiện nay
Tập đoàn Samsung đã và đang đầu tư nhiều dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực
như giao thông, điện lực, hạ tầng, bất động sản,... có thể kể các dự án như Nhiệt
điện Vũng áng 3, nhà máy đóng tàu ở Khánh Hoà, Sân bay Long Thành, Lọc dầu
Long Sơn. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014
Hàn Quốc đã đầu tư vào 54/63 tỉnh thành phố trên cả nước, trong đó Tập đoàn
Samsung chiếm một phần không hề nhỏ.
Với hàng loạt những dự án đầu tư hàng tỷ USD trong một thời gian tương đối
ngắn, Samsung đã đóng góp tới 30 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
(2014). Theo kế hoạch, đến năm 2017, tổng số vốn mà Samsung đầu tư vào Việt
Nam sẽ lên tới con số “khủng” 20 tỷ USD. Và trong tương lai, với doanh số xuất
khẩu lớn, các nhà máy của Samsung tại Việt Nam đã thành công khi “biến” Việt
Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất điện thoại với quy mô lớn nhất toàn cầu.
Qua khảo sát thực tế tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái
Nguyên, có thể thấy Samsung thực hiện rất tốt các chế độ và quyền lợi đối với

người lao động. Với thu nhập bình quân của người lao động là trên 6 triệu
đồng/tháng, người lao động còn được tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm
(BHXH, BHYT, BHTN) bắt buộc theo quy định và đảm bảo thực hiện đóng bảo
hiểm cho người lao động ngay từ tháng làm việc đầu tiên. Về chế độ nhà ở, Công
ty đã xây dựng các tòa nhà khang trang hiện đại cho công nhân ở, hỗ trợ tiền phụ
cấp thuê nhà (trường hợp công nhân phải đi thuê trọ), phụ cấp tiền xăng xe đi làm.
19


Về các chế độ phúc lợi khác, Công ty cũng thực hiện rất tốt như: Bữa ăn ca miễn
phí trong ngày làm việc, thưởng tết âm lịch bằng 100% lương; quà vào các dịp Lễ,
tết được phát 4 lần/năm; thưởng thâm niên, thưởng nhân viên có thành tích xuất
sắc trong quý, năm... Bên cạnh đó, nhân viên có thể tham gia miễn phí các câu lạc
bộ bóng đá, bóng bàn, patin, ghita, võ thuật, khiêu vũ, đọc sách, thể hình, học hát
karaoke,...; được đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính và kỹ năng quản lý,
lãnh đạo.
Nhiều năm qua Samsung đã rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì
cộng đồng, đóng góp nhiều công sức và vật chất cho các hoạt động xã hội từ thiện,
bảo vệ môi trường, ươm mầm tài năng...
Có thể nói, những nỗ lực của Samsung Việt Nam trong thời gian vừa qua đã
tác động và cải thiện rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam,
tạo nên một hình ảnh Việt Nam - Điểm đến đầy hấp dẫn và thân thiện đối với các
nhà đầu tư nước ngoài, qua đó thúc đẩy thu hút đầu tư mạnh mẽ các dự án vệ tinh
của Samsung nói riêng và các dự án đầu tư nước ngoài nói chung đến Việt Nam.
Tuy nhiên, Tập đoàn Samsung vẫn có những tác động gây ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống xã hội của những nơi đầu tư phát triển, mặc dù không công bố rộng
rãi nhưng đây là những thông tin mà dư luận của những nơi mà Samsung trực tiếp
phản ánh. Tại Thái Nguyên, ban đầu, rác thải được xử lý khá tốt, nhưng càng mở
rộng quy mô, số lượng rác thải càng lớn khiến cho việc xử lý gặp khó khăn nên họ
đã tìm cách mua những khu đất ở các xã lân cận khu công nghiệp và xả rác ra đó

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hay vừa qua, sự việc nổ khí metan đáng
tiếp đã xảy ra nhưng tập đoàn này không hề công bố chính thức thiệt hại về số
người thiệt mạng…

20


V.
1.

Tác động của các công ty đa và xuyên quốc gia tới Việt Nam.
Tích cực

- Góp phần tích cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển có cơ cấu kinh tế theo yêu
cầu CNH-HĐH đất nước.
- Tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền
kinh tế, mở rộng xuất khẩu tăng nguồn ngân sách.
- Góp phần tạo ra nhiều sản phẩm và chất lượng công nghệ cao, trong đó có nhiều
hàng thay thế nhập khẩu nên tiết kiệm nguồn ngoại tệ cho đất nước.
- Tiến hành giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực
cho đất nước.
- Là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở
cửa và hội nhập quốc tế của VN.
Các TNC ngày càng có tác động tích cực đối với sự nghiệp cải cách và đổi
mới nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa trong điều
kiện vốn tích lũy trong nước còn thấp, do đó phải tìm mọi biện pháp để khai thác
nguồn vốn nước ngoài như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay nợ,
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các khoản viện trợ… Sự hiện diện
của các TNCs đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự
nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. Hơn thế, sự đầu tư của các công ty nước

ngoài không chỉ giải quyết cho Việt Nam những vấn đề về vốn mà cả công nghệ,
trang thiết bị, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý…lâu nay còn yếu kém.
Yêu cầu của công nghiệp hóa là phát triển tỷ trọng sản xuất công nghiệp, đặc
biệt là ngành dịch vụ trong GDP, tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa để hội nhập. Các
TNC, nhất là các TNC lớn đã hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Các TNC đã
21


góp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vấn đề Việt Nam quan tâm hiện nay là tạo việc làm cho người lao động và
nâng cao chất lượng nguồn lao động. Trong những năm gần đây số lượng công
nhân làm việc trong các khu công nghiêp, khu chế xuất, các công ty liên doanh với
nước ngoài ngày càng tăng: Từ năm 1995 đến năm 2000, trung bình mỗi năm lao
động trong khu vực FDI tăng lên khoảng 47.8 nghìn người; Đến cuối năm 2005
khu vực FDI đã thu hút được hơn 800 nghìn lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao
động gián tiếp. TNCs không chỉ mang đến cơ hội việc làm cho người lao động mà
còn tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tiếp cận kỹ năng, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, giúp lao động trong nước có điều kiện được đào tạo nâng
cao tay nghề ngay tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
Như vậy có thể nói sự đầu tư của các TNC vào Việt Nam là nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa để hội nhập
quốc tế của Việt Nam.
2. Tiêu cực

- Mục tiêu của các công ty đa quốc gia là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế
cạnh tranh và phát triển ổn định mà mục tiêu và chiến lược chung về phát triển
kinh tế XH của VN là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững.
- Lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên
doanh. Gây sức ép với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Dễ mất cân đối giữa các ngành, các vùng kinh tế
- Tăng sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước
- Gây ô nhiễm môi trường
22


Các TNC đầu tư vào bất kỳ một nước nào đều với mục tiêu khai thác những
thế mạnh của nước đó để thu được lợi nhuận. Vì vậy sự có mặt của TNC tạo ra một
số bât cập như ô nhiễm môi trường sinh thái, nền kinh tế tăng trưởng không đều…
Ở Việt Nam cũng vậy, cái lợi trước mắt là kinh tế phát triển nhưng đằng sau nó còn
tồn tại một số vấn đề cần bàn. Các TNC chú trọng đầu tư vào những ngành có tỷ
suất lợi nhuận cao như điện tử, dầu khí, dệt may…làm cho các lĩnh vực khác yêu
cầu đầu tư dài hạn, chuyển vốn chậm, lãi xuất ít không thu hút được nhiều dự án sẽ
chậm đổi mới công nghệ, tạo khoảng cách khá xa so với các ngành khác. Một số
TNC dựa vào ưu thế về vốn lớn, kỹ thuật để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên
doanh thâm chí còn gây sức ép với các cơ quan Nhà nước. Các TNC thuê lao động,
mua nguyên liệu với giá rẻ, buộc Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận điều kiện có
lợi cho phía TNC. Cũng còn không ít tình trạng lao động Việt Nam làm việc trong
các công ty của nước ngoài phải chịu áp lực lớn, cường độ lao động cao, không
đảm bảo sức khỏe.
VI.

Khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TNCs

tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, việc thu hút vốn đầu tư của các TNC đã góp phần quan
trọng trong việc giúp chúng ta xây dựng những cơ sở vật chất – kỹ thuật ban đầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên quá trình này
cũng đang đặt Việt Nam trước những cơ hội và thách thức lớn. Cơ hội – đó là khả
năng có them nguồn vốn bổ sung quan trọng để giúp chúng ta có thể khai thác

được mọi nguồn lực sẵn có và những lợi thế tự nhiên của nước ta so với các nước
trong khu vực để phục vụ cho phát triển. Thách thức – đó là sự yếu kém về trình độ
của một nước nông nghiệp lạc hậu, mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị
trường, mở cửa và hội nhập quốc tế, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, trong
khi cạnh tranh thị trường và đặc biệt cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia trên
23


thế giới ngày càng quyết liệt vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu là thiếu vốn để tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái công nghiệp hóa. Việc định hướng cho
sự hình thành và phát triển của các TNC ở Việt Nam cần dựa trên cơ sở xác định rõ
con đường và có những bước đi phù hợp để tránh phải trả những giá khá đắt như
trong quá trình phát triển của các nước trong khu vực.

1.

Tạo lập đối tác đầu tư trong nước có năng lực và biết làm ăn với nước ngoài
là một nhân tố hấp dẫn đối với các TNC.
Vì khi đầu tư vào một nước, các TNC thường gặp một số khó khăn khách

quan như: phonh tục tập quán, luật pháp, các mối quan hệ với các chính quyền sở
tại, thị trường… Mặt khác, các TNC đều muốn hạn chế rủi ro kinh doanh trong
thời gian bỏ vốn. Cho nên, các TNC thường tìm kiếm đối tác là công dân nước chủ
nhà để giảm bớt khó khăn và chia sẻ rủi ro nếu có.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, trong các liên doanh nước ngoài, nếu đối
tác phía Việt Nam có năng lực, có vốn góp thì thường thu hút them được vốn mở
rộng dự án đầu tư, ngược lại thì bị thu hẹp quy mô, phải chuyển hình thức đầu tư,
hoặc bị rút giấy phép. Vì thế, chúng ta cần phải tiếp tục củng cố, phát triển và xây
dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển của các thành phần
kinh tế. Trong đó việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp mạnh vừa có ý

nghĩa trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư từ các TNC, vừa là cách tốt nhất để thực
hiện đầu tư ra nước ngoài.
2.

Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nâng cao năng lực quản
lý vĩ mô của Nhà Nước
Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc tạo lập môi trường thu hút

và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
24


Bởi mọi hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư đều có liên quan
trực tiếp tới cơ chế điều hành và quản lý của nước chủ nhà. Nếu cơ chế quản lý tốt
sẽ tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư của
nước ta. Ngược lại, nếu cơ chế quản lý chậm được hoàn thiện và không phát huy
được đầy đủ vai trò quản lý của nó sẽ là trở lực lớn đối với việc thu hút đầu tư
nước ngoài, nhất là các TNC tầm cỡ thế giới. Vì công ty xuyên quốc gia là sản
phẩm của nền kinh tế hiện đại, hoạt động thị trường theo những quy tắc, thong lệ
và thể chế quốc tế, nên khi đầu tư vào bất cứ nước nào, chúng rất cần một môi
trường đầu tư đồng dạng để hoạt động. Do vậy, muốn thu hút được vốn đầu tư từ
các TNC loại này thì cần phải chú trọng đến xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý
và điều hành của bộ máy quản lý Nhà Nước, để vừa tăng sức hấp dẫn đầu tư, vừa
thực hiện hiệu quả việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.
Trong nhiều năm qua, Nhà Nước ta đã có những tiến bộ trong công tác điều
hành quản lý đất nước nói chúng và trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài nói
riêng. Cơ chế quản lý ngày càng thông thoáng hơn. Tuy nhiên, sự cải tiên đổi mới
này chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong lĩnh
vực quản lý đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều ách tắc cản trở. Vì vậy, việc đổi mới
cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản lý của Nhà Nước là những vấn đề cấp thiết

hiện nay.
Đổi mới cơ chế quản lý là tạo ra sân chơi hấp dẫn các TNC. Nền kinh tế thị
trường nước ta vẫn hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước trong
những năm qua đã tạo động lực cho sự phát triển, khơi dậy được tính năng động
của nền kinh tế. Chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh tế sơ khai lên nền kinh tế
hiện đại và hội nhập quốc tế, điều cần thiết là phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà Nước. Đó là việc tạo điều kiện phát huy hiệu quả
điều tiết của cơ chế thị trường, phát triển thị trường đồng bộ, đảm bảo cho sự vận
25


×