Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.62 KB, 101 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh lịch sử đất nước hiện nay với yêu cầu cấp bách của vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) hiệu quả nhằm đưa đất nước ta tiến lên xây
dựng nền kinh tế vững mạnh, thoát khỏi sự lạc hậu so với các nền kinh tế trên thế
giới. Muốn làm được điều đó chúng ta phải tăng cường phát huy những lợi thế
nội lực và tranh thủ ngoại lực. Lợi thế về nội lực của chúng ta là những điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nền kinh tế đã và đang tạo dựng, xã hội
với nguồn lao động, thị trường, truyền thống văn hóa,… Tất cả những yếu tố nội
lực là sức mạnh quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng tổ quốc. Trong
các yếu tố nội lực đó thì điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một trong
những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Vấn đề sử dụng hợp lí các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên là vô
cùng quan trọng và cần thiết nó chính là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia bởi
vấn đề sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả không chỉ phát huy tối đa thế mạnh
để phát triển kinh tế mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cải tạo
và bảo vệ môi trường cho hôm nay và tương lai, hướng tới việc phát triển bền
vững (PTBV).
Trong nhiều văn kiện chỉ đạo của Đảng, kế hoạch, chiến lược của Nhà
nước, các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ đã đề cập và coi vấn đề sử dụng hợp
lí tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên và khai thác hiệu quả các nguồn lực tự
nhiên để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là chiến lược phát triển của quốc gia
đồng thời đưa vấn đề khai thác tự nhiên phát triển kinh tế phải gắn với việc cải
tạo bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững là vấn đề cần thiết và cấp
bách. Để giải quyết vấn đề này sẽ có rất nhiều cách thức, nhiều phương pháp với
nhiều nội dung khác nhau nhưng theo chúng tôi một phần nội dung không thể
thiếu đó là sự quan tâm, tham gia của các nhà địa lí nói chung và các nhà nghiên
cứu cảnh quan học nói riêng trong việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ,
toàn diện về tiềm năng, đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
mỗi vùng, miền, lãnh thổ và trên cả nước gắn liền với mục đích ứng dụng cụ thể


cho phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội phù hợp. Từ đó có phương hướng sử
dụng hợp lí, khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo cải tạo và
bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững.
Đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng miền, mỗi lãnh thổ dù nhỏ bé hay rộng
lớn đều được tạo thành bởi sự kết hợp của các thành phần tự nhiên cùng với mối
quan hệ vô cùng chặt chẽ, phức tạp theo không gian và thời gian giữa chúng, tạo
1


nên đặc trưng riêng về tự nhiên của từng vùng miền lãnh thổ. Vì thế để khai thác
và sử dụng hợp lí nguồn lực tự nhiên của mỗi lãnh thổ thì cần phải đánh giá các
đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một cách tổng thể trên
quan điểm cảnh quan học. Đó là việc nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của các thể
tổng hợp tự nhiên lãnh thổ, của cảnh quan (CQ) làm rõ các quy luật phân hóa
không gian, thời gian, đặc điểm phát sinh, phát triển, mối quan hệ tương hỗ giữa
các thành phần có hệ thống, có quy luật của chúng ở các vùng miền lãnh thổ.
Yên Thủy, là huyện miền núi phía nam của tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích
tự nhiên là 28.210,1 ha, địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi thấp, giao
thông đi lại khó khăn và xuống cấp nghiêm trọng gây cản trở cho hoạt động kinh
tế - xã hội. Huyện là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc trong đó dân tộc Mường
chiếm phần lớn với 67,57%, dân tộc kinh chiếm 32,22% các dân tộc khác chiếm
0,21%, ở những vùng đồi núi chủ yếu là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc
mường với trình độ văn hóa còn khá thấp tập quán canh tác còn lạc hậu. Mặt
khác trình độ quản lí của đội ngũ cán bộ và sự khó khăn về điều kiện kinh tế dẫn
đến việc khai thác và sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc khai
thác chưa hợp lí với quy luật địa sinh thái lãnh thổ dẫn đến hệ quả làm suy thoái
và cạn kiệt tài nguyên. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế xã hội của huyện và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hiện tại và tương lai của dân
cư. Do vậy, nghiên cứu đánh giá cảnh quan nhằm mục đích khai thác, sử dụng
hợp lí, bảo vệ môi trường sinh thái tối ưu trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là vấn
đề mang tính chiến lược, đặc biệt đối với một vùng lãnh thổ miền núi với sự phân

hóa của tự nhiên khá đa dạng và phức tạp.
Xuất phát từ thực tế hoat động sản xuất, phát triển kinh tế của huyện với tỉ
trọng ngành nông – lâm nghiệp chiếm tới 41,7% (năm 2009). Tuy nhiên do địa
hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất canh tác lại có nhiều núi sót phân cách làm
đồng ruộng, các đồi nương bị phân cắt mạnh mẽ nên việc hình thành không gian
canh tác với quy mô vừa và lớn gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay các nghiên
cứu chính thức về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông – lâm nghiệp nói riêng còn rất
hạn chế nếu có cũng chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá các hợp phần riêng biệt mà
chưa có đề tài nào tiến hành đánh giá tổng hợp các nhân tố theo hướng đánh giá
cảnh quan cho mục đích phát triển cụ thể.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn với
tên gọi “Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp
bền vững huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình”.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Đặt vấn đề đánh giá cảnh quan của một lãnh thổ nhằm mục đích phát triển
sản xuất kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương mà cụ thể trong đề
tài này đó là vấn đề đánh giá cảnh quan nhằm mục đích phục vụ phát triển nông –
lâm nghiệp bền vững của huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Muốn đánh giá đúng
và đạt được mục đích đề ra cho một vùng nông thôn miền núi thì cần phải dựa
vào việc đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội, dự báo được diễn
biến của các quá trình tự nhiên, môi trường đó chính là cơ sở khoa học và thực
tiễn quan trọng cho việc xây dựng chiến lược, hoạch định kế hoạch cụ thể cho sự
phát triển trong tương lai.
Vậy mục tiêu chính của luận văn là:
- Làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội

của địa bàn nghiên cứu (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình).
- Đánh giá cảnh quan theo hướng phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan
của địa bàn nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở khoa học cho mục đích phát triển nông
- lâm nghiệp bền vững của huyện.
2.2. Nhiệm vụcủa đề tài
Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết được năm nhiệm
vụ chính sau:
- Thu thập, phân tích và hệ thống hoá các tài liệu, tư liệu liên quan đến
vùng nghiên cứu.
- Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm
văn hóa, dân cư, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan cho lãnh thổ
nghiên cứu.
- Đánh giá cảnh quan theo hướng phân tích cấu trúc, chức năng huyện Yên
Thủy phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững.
- Đề xuất một số định hướng pháp phát triển KT-XH vùng nghiên cứu.
3. Giới hạn của đề tài
3.1. Giới hạn phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu:
3


Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ hành chính huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Vấn đề đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ
môi trường của một lãnh thổ, đặc biệt đối với lãnh thổ miền núi là một vấn đề
rộng lớn và tổng hợp. Tuy nhiên với mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, trong khuôn
khổ luận văn này chúng tôi chỉ tập trung vào đánh giá cảnh quan trên cơ sở phân
tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm
nghiệp bền vững cho lãnh thổ nghiên cứu.

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1. Lịch sử nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan trên thế giới
và ở Việt Nam
4.1.1. Trên thế giới:
Đối với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và phân tích, đánh giá cảnh quan để
phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì từ trước đến nay đã có rất
nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau. Trước hết
phải kể đến những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nước
thuộc Liên Xô trước đây. Học thuyết về cảnh quan được sáng lập ra bởi nhà bác
học Nga L.S. Berg với tiền đề là học thuyết của V.V. Dokutsaev về địa tổng thể
và các đới thiên nhiên. Năm 1913, L.S. Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vào
trong địa lí học và ông cho rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa
lí học. Đến năm 1931, L.S. Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lí
Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan.
Năm 1963, Annhenxkaia và nnk đã trình bày rõ cách phân chia các đơn vị cảnh
quan trong tuyển tập “Cảnh quan học”. Năm 1967, F.N. Milkov đề cập đến các
tổng thể thiên nhiên trên trái đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh” mà sau đó
D.L. Armand gọi là “địa hệ” trong công trình “Khoa học về cảnh quan” (1975).
“Khoa học về cảnh quan” là một loạt tiểu luận về các đề tài lí thuyết và phương
pháp được sắp xếp theo một trình tự lôgic rõ ràng.
Một nhà cảnh quan tiêu biểu khác của Nga là A.G. Ixatxenko với nhiều
công trình có giá trị. Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quan
Liên Xô, tỉ lệ 1 : 4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan”. Năm
1969, ông cho ra đời tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự
nhiên”, trong đó ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản
4


trong phân vùng địa lí tự nhiên, 5 năm sau (1974), ông cùng với A.A.
Shliapnikov công bố công trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa

lí”. Năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” - công
trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khi
đưa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học. Những năm sau, một loạt các công
trình về cảnh quan ứng dụng cũng được hoàn thành như: “Nghiên cứu đánh giá
cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M. Rakovskaia, I.R. Dorphman 1980); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối
ưu lãnh thổ” (M. Ruzichka, M. Miklas - 1980).
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan học với các ngành khoa học khác
cũng có nhiều đại diện xuất sắc. Trước hết phải kể đến B.B. Polưnov - người
sáng lập môn địa hóa học cảnh quan vào thập niên 40 của thế kỉ XX tại Liên Xô,
mà sau đó, công trình cùng tên “Địa hoá học cảnh quan” cũng được công bố bởi
A.I. Perelman. Trong cuốn sách này, A.I. Perelman đã thể hiện một phương pháp
nghiên cứu mới - nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm địa hóa. Sau đó, tiếp tục
có thêm một hướng nghiên cứu cảnh quan khác trên quan điểm địa vật lí được
biết đến qua công trình “Địa vật lí cảnh quan” do tập thể các nhà khoa học thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô công bố, do I.P. Geraximov làm chủ biên.
Tiếp sau các tác giả của Nga và Liên Xô là một số tác giả theo trường phái
cảnh quan của Anh, Mĩ, Pháp, Đức với một vài khác biệt trong hướng nghiên
cứu. Trong đó đáng chú ý có hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan. Đây là
sự kết hợp lí thuyết địa sinh thái với cảnh quan học mà vào năm 1973, Gunter
Haase và Raft Schmid - hai nhà cảnh quan học của Đức đã sử dụng để nghiên
cứu cảnh quan và thành lập bản đồ nông nghiệp ở Cộng hoà dân chủ Đức (cũ).
Tuy vậy, hướng nghiên cứu này xuất hiện trước tiên ở Pháp với đại diện tiêu biểu
là G. Bertran qua công trình “Phong cảnh địa lí tự nhiên toàn cầu” (1968). Theo
Bertran, địa lí học tiến triển theo hướng sinh quần học, còn phong cảnh là một bộ
phận sinh thái có thể nhận thấy được của cảnh quan. Chính vì thế mà ở Pháp,
thuật ngữ “phong cảnh” được sử dụng thay cho thuật ngữ “cảnh quan”.
4.1.2. Ở Việt Nam
Quá trình nghiên cứu cảnh quan của nước ta tuy mới chỉ diễn ra trong hơn
nửa thập kỉ gần đây nhưng cũng đã có các tác giả để lại nhiều công trình giá trị.
Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập. Năm

1963, các ông công bố tác phẩm “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ
về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ Việt
Nam. Cũng trong năm đó, đã có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề phân vùng
5


địa lí tự nhiên, ví dụ như: “Cơ sở lí luận của phân vùng địa lí tự nhiên” (Nguyễn
Đức Chính, V.G. Zavrie); “Về vấn đề xác định nội dung các danh từ dùng để chỉ
các đơn vị phân vị cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp tỉ lệ khác
nhau” (V.G. Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập); “Phương pháp luận và
phương pháp phân vùng địa lí tổng hợp tỉ lệ trung bình (V.G. Zavrie, Nguyễn
Đức Chính, Nguyễn Văn Nhưng). Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ của
E.M. Murzaev và V.G. Zavriev đã hoàn thành công trình “Cảnh quan địa lí miền
Bắc Việt Nam” - được xem là một công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị
học thuật lớn lao đối với khoa học địa lí Việt Nam hiện đại.
Ngoài ra, công tác phân vùng còn được tiến hành bởi Tổ phân vùng địa lí
tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước, với tác phẩm “Phân vùng
địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” (1970). Đến 1998, Nguyễn Văn Nhưng và
Nguyễn Văn Vinh công bố cuốn “Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, đảo - biển
Việt Nam và lân cận”. Mặc dù có khá nhiều quan điểm phân vùng khác nhau
nhưng các tài liệu này đã cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu
địa lí tự nhiên tổng hợp của các thế hệ sau được tiến hành thuận lợi hơn.
Đối với hướng nghiên cứu địa hóa và sinh thái cảnh quan thì ở Việt Nam,
tuy ra đời muộn hơn các nước phương Tây nhưng đã đạt được những thành tựu
đáng kể, tiêu biểu là Nguyễn Văn Vinh. Năm 1983, ông có bài “Những yếu tố
chính cấu thành cảnh quan địa hóa Việt Nam” - chứng tỏ sự có mặt của hướng
nghiên cứu địa hóa trong cảnh quan tại Việt Nam. Tiếp đó, tại Hội thảo về cảnh
quan sinh thái (Hà Nội - 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở
đầu hướng nghiên cứu sinh thái trong cảnh quan học Việt Nam với bài “Tiếp cận
sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan”. Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoàn

thành “Quan niệm về cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và
sinh thái học cảnh quan” - làm rõ hơn mối quan hệ giữa cảnh quan và sinh thái
học. Cũng năm này, ông và Nguyễn Văn Nhưng báo cáo về “Chu trình vật chất,
trao đổi năng lượng trong một số cảnh quan Việt Nam” - cho thấy quan điểm sinh
thái được vận dụng linh hoạt hơn trong nghiên cứu cảnh quan Việt Nam.
Ngoài các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất
nhanh các hướng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ
thông tin. Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu cảnh
quan Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987); Phạm Hoàng Hải và
nnk với công trình “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 :
200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh và
Nguyễn Cẩm Vân với “Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 :
250.000 bằng tư liệu viễn thám” (1992).
6


Một trong những hướng nghiên cứu được tiến hành rất mạnh thời gian gần
đây là hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền
vững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải. Năm 1988,
ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự
nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”. Kế đến vào
năm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nnk đã tiến
hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven
biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm”. Năm 1993, ông cùng Nguyễn
Thượng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác
hợp lí tài nguyên Tây Nguyên”. Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố
“Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc
Khánh - công trình được đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và
đặc trưng của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống

phân loại tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng cảnh
quan riêng biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc
những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dưới tác động của
con người, từ đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm
sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn này còn có rất
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cảnh quan
như Nguyễn Cao Huần, Phạm Quang Anh, Trương Quang Hải, Phạm Quang
Tuấn, Trần Anh Tuấn và những người khác.
Ngoài ra, còn có thể kể đến một số công trình khác được thực hiện ở các
vùng, miền của đất nước và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung
của cảnh quan học như: Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên
trong cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo
chúng, phục vụ phát triển nông nghiệp” (1991); Nguyễn Thế Thôn với “Tổng
luận phân tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát
triển kinh tế” (1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh thái
ứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường” (1995); Trần Văn Thành với
“Phân vùng địa sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười” (1993).
Đó là chưa nói đến một loạt các bản đồ cảnh quan và đánh giá cảnh quan
đã được các nhà cảnh quan học và các nhà địa lí tổng hợp xây dựng nên trong
hơn 30 năm qua, giúp cho lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan của nước ta ngày càng
có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc.
5. Quan điểm và hệ thống các phương pháp nghiên cứu
7


5.1. Quan điểm nghiên cứu
Vấn đề cốt lõi của đề tài là xây dựng các giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý
tài nguyên, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đề xuất các mô hình
phát triển phù hợp trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình với các nội dung
nghiên cứu có tính tổng hợp và hệ thống hoá rất cao. Đồng thời, với một lãnh thổ

miền núi có tính đa dạng về tự nhiên và nhân văn như huyện Yên Thủy, với sự
phân hóa các địa tổng thể khá phức tạp nên yêu cầu cách tiếp cận chủ yếu phải
theo hướng tiếp cận tổng hợp và hệ thống, kết hợp với việc sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp khảo sát điều tra tổng hợp, phương
pháp đánh giá tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh và các phương pháp
khác nhằm đạt được mục đích thiết lập cơ sở khoa học cho phát triển nông - lâm
nghiệp bền vững của huyện Yên Thủy.
5.1.1. Quan điểm tổng hợp:
Quan điểm tổng hợp coi môi trường tự nhiên không phải là một tập hợp
ngẫu nhiên của các vật thể và hiện tượng tự nhiên mà là một tổ hợp có tổ chức.
Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể
gây ra biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể, đồng thời do tổ chức mở của
hệ địa lý và tổ chức liên tục tự nhiên mà những tác động truyền theo những kênh
khác nhau. Quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các
hợp phần mà có thể lựa chọn một đại diện chủ đạo quy định đến tổng thể.
Theo quan điểm tổng hợp, khi tiến hành đánh giá trên cở sở phân tích cấu
trúc, chức năng cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp đòi
hỏi phải nghiên cứu tổng hợp các bộ phận cấu thành các dạng cảnh quan đó trong
mối quan hệ tương tác lẫn nhau, nghĩa là phải nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như quy luật phân hóa của
chúng. Từ đó, có những định hướng đúng đắn cho từng loại hình phát triển.
5.1.2. Quan điểm hệ thống:
Trong tự nhiên, mỗi thực thể luôn tồn tại như một hệ thống nhất gồm nhiều
bộ phận cấu thành khác nhau. Mặt khác, mỗi hệ thống không tồn tại độc lập mà
luôn là bộ phận của hệ thống lớn hơn. Quan điểm này cho phép nhìn nhận cảnh
quan huyện Yên Thủy như một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất bao gồm các
hợp phần cấu trúc: nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu và
nhân văn. Các bộ phận này luôn có sự tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình
tồn tại và phát triển của cảnh quan. Đồng thời, các cảnh quan luôn có sự biến đổi
do các động lực phát triển bên trong cũng như tác động của các nhân tố bên ngoài

8


thuộc các hệ thống lớn hơn mà cảnh quan đó tồn tại. Nghiên cứu cảnh quan theo
quan điểm hệ thống để có những định hướng sử dụng cảnh quan lãnh thổ nghiên
cứu cho mục đích phát triển mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các
hệ thống xung quanh.
Rõ ràng, khi phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan cần phải xem xét mối
liên hệ giữa các hợp phần trong cảnh quan và phải dựa trên cơ sở những kết quả
phân tích đồng bộ, toàn diện và tổng hợp. Đồng thời, cả hai quan điểm này phải
được sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau.
Vận dụng quan điểm này trong phạm vi nghiên cứu “Đánh giá cảnh quan
phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện Yên Thủy, tỉnh
Hòa Bình” chúng tôi coi tổng hợp phạm vi nghiên cứu của huyện Yên Thủy là
một hệ thống lãnh thổ tự nhiên. Trong hệ thống đó luôn có sự tương tác giữa các
hệ thống tự nhiên với nhau, đó là mối quan hệ tác động của lớp phủ thực vật đến
dòng chảy, đến lớp phủ thổ nhưỡng,…
Đề tài thực hiện dựa trên những nguyên lý cụ thể:
- Mỗi một thành phần địa lý tự nhiên phải được nghiên cứu tổng hợp trong
mối liên hệ biện chứng với các hiện tượng, thành phần khác về không gian lãnh
thổ, về thời gian và động lực phát sinh.
- Mỗi một thành phần hoặc đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên đều có quá trình
phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Quá trình hoạt động và diễn biến các thành phần đều tuân theo quy luật tự
nhiên, đồng thời chịu sự chi phối của đặc điểm kinh tế - xã hội.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ.
Quan điểm này quan trọng bậc nhất, nó quy định sự lựa chọn đơn vị lãnh
thổ nghiên cứu. Yên Thủy là huyện có ranh giới về mặt chính trị nhưng về mặt tự
nhiên không có ranh giới cụ thể vì thế giới hạn đề tài khi nghiên cứu ta lấy giới
hạn theo ranh giới hành chính huyện. Xét nhỏ lẻ một cánh rừng, một quả đồi là

một hệ thống tự nhiên ở đó diễn ra hàng loạt các quá trình mà mỗi sự phát triển,
biến đổi đều có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đặc biệt với đặc điểm Yên Thủy
là huyện miền núi với địa hình chủ yếu là núi thấp và đồng bằng cao bị chia cắt
khá mạnh thì vấn đề lớp phủ thực vật đặc biệt là lớp phủ rừng có ý nghĩa vô cùng
quan trọng nó liên hệ chặt chẽ với dòng chảy và thổ nhưỡng của huyện. Đây có
thể coi là nhân tố trội trong việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên chung của
huyện.
9


5.1.4. Quan điểm kinh tế sinh thái.
- Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu phải dựa trên cơ sở kinh tế và sinh
thái hướng tới bảo vệ môi trường, từ việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên sự
biến động, thay đổi các đối tượng mà đề xuất các phương pháp bảo vệ môi
trường. Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế sinh thái không chỉ dựa vào sự điều
chỉnh của tự nhiên mà còn phải dựa vào sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật,
sự tổ chức xã hội, pháp luật vào sự quản lý thông qua các quy hoạch và kế hoạch
trong phạm vi địa phương và quốc gia.
Sinh vật mà quan trọng hơn cả là lớp phủ thực vật là một thành phần của tự
nhiên và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên. Lớp phủ
thực vật bị phá hủy sẽ dẫn đến xói mòn đất, hạ thấp mức nước ngầm và biến đổi
khí hậu. Ngược lại, khi các thành phần tự nhiên khác bị suy thoái cũng dẫn đến
sự suy thoái tài nguyên sinh vật. Chính vì vậy, việc bảo đảm bảo cân bằng sinh
thái là rất cần thiết. Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn
và bất cứ một tác động nào của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương
làm rẫy,…cũng làm mất cân bằng sinh thái, để lại những hậu quả khôn lường.
- Mục tiêu của kinh tế sinh thái rừng là bảo vệ và phát triển vốn rừng, duy
trì tính đa dạng sinh học, tăng cường khả năng điều tiết dòng chảy, chống sói
mòn, rửa trôi, bảo vệ sự cân bằng của môi trường sinh thái…
5.1.5. Quan điểm phát sinh - lịch sử

Quan điểm lịch sử khẳng định mỗi một lãnh thổ đều gắn với một quá trình
lịch sử phát triển riêng và ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau sự phát triển của
lãnh thổ theo chiều hướng khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.
Xuất phát từ quan điểm này ta khẳng định quá trình phát triển của lãnh thổ tự
nhiên một khu vực có tầm quan trọng lớn trong việc hình thành nên các đặc điểm
tự nhiên khu vực và tất yếu sự phát triển của lãnh thổ nghiên cứu trong tương lai
cần định hướng phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
5.1.6. Quan điểm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi
trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại
nhưng không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai. Đây là
quan điểm thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các kế hoạch phát triển của quốc gia
hay của lãnh thổ.
10


Khi tiến hành nghiên cứu cảnh quan huyện Yên Thủy nhằm phục vụ mục
đích phát triển nông - lâm nghiệp thì các hướng đề xuất phải đảm bảo tối ưu về
ba phương diện: kinh tế - xã hội - môi trường. Đây là mục tiêu quan trọng hàng
đầu vì hiện tại công tác bảo vệ môi trường của huyện đang gặp nhiều trở ngại khi
nền kinh tế - xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh và chưa thật sự ổn định. Vì
thế, nếu các phương án đề xuất thích hợp không chỉ tạo nên động lực rất lớn cho
sự phát triển mà còn đảm bảo vấn đề môi trường, cân bằng hệ sinh thái của huyện
trong tương lai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu:
Quá trình thực hiện đề tài cần tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, số
liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đây là một bước không thể thiếu, giúp
cho đề tài có tính khoa học mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn. Những tài
liệu mang tính chính xác, đầy đủ, cập nhật, có đủ cả bản đồ, số liệu thống kê và

các văn bản. Trong quá trình tiến hành có thể so sánh từ nhiều nguồn tài liệu. Thu
thập xong thì cần tiến hành sắp xếp theo các loại tài liệu và sắp xếp theo thứ tự
thời gian.
Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành thu thập những tài liệu, số liệu, các
bài báo, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu. Đó là những tài liệu, số
liệu về điều kiện tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa chất,… và những số
liệu về kinh tế xã hội: tổng số dân, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất,…
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, phân tích chọn lọc, xử lý các số
liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung,
cập nhật, bảo đảm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung
nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng đối với
các ngành nghiên cứu tự nhiên. Phương pháp này cho ta các thông tin đầy đủ hơn
về đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, về sự phân hoá lãnh thổ nhằm bổ sung cho
các kết quả đã nghiên cứu sơ bộ trong phòng. Ngoài ra, với nội dung nghiên cứu
của đề tài về đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp
bền vững, công tác khảo sát thực địa sẽ giúp chúng có cái nhìn cụ thể hơn về thực
trạng phát triển của ngành nông - lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Trong quá
11


trình nghiên cứu đề tài cùng với việc thu thập tư liệu từ các nguồn văn bản, bảng
số liệu tác giả luôn thực hiện việc kết hợp đi thực tế nghiên cứu địa bàn nghiên
cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các tư liệu, các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm. Từ đó,
giúp chúng tôi đưa ra các định hướng phát triển tối ưu nhất.
5.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí
Theo N.N. Baranski thì “Bản đồ là alpha và omega của địa lí”. Nghiên cứu
bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình
nghiên cứu địa lí, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình.

Phương pháp bản đồ còn là phương pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bố
không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các
nhà quản lí đưa ra quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng
và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài.
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu. Bước đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm khái quát nhanh
chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng của khu
vực. Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo
đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ cảnh quan. Đề tài đã xây
dựng bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1: 100.000 cho khu vực nghiên cứu, dựa trên cơ sở
phân tích bản đồ thành phần như: bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ đất,
bản đồ thảm thực vật,… Những bản đồ thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồi
chồng xếp lên nhau, lấy đường khoanh trung bình làm ranh giới của các đơn vị
cảnh quan.
Phương pháp hệ thông tin địa lí được sử dụng nhằm thể hiện các đối tượng
trên các lớp thông tin phân tích, tách chiết và tổng hợp các thông tin về đối tượng
trên các lớp thông tin đó. Mục đích là để tìm kiếm ra những tính chất chung và
đưa vào các lớp thông tin mới, thuận lợi cho công tác đánh giá và thành lập bản
đồ.
5.2.4. Phương pháp phân tích, tiếp cận hệ thống
Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc cảnh quan, mối quan
hệ giữa các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn
cảnh quan trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng.

12


Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên
thì phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên là rất quan trọng.

Sử dụng phương pháp này giúp xác định mối quan hệ và tác động tương hỗ
của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng thể tự nhiên
với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức trong không gian và
thời gian. Mặt khác sử dụng phương pháp này sẽ giúp xác định rõ bản chất các
đơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên chung, từ đó đưa ra những kết luận
chính xác về việc bố trí sản xuất, kinh tế theo từng vùng.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Đánh giá cảnh quan là một môn khoa học liên ngành, đặc biệt đối với việc
đánh giá cảnh quan cho các mục đích phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp thì rất
cần thiết phải được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các chuyên gia. Sự giúp đỡ của các
chuyên gia sẽ giúp cho việc đánh giá cũng như đưa ra những giải pháp, định
hướng một cách khoa học tin cậy.
5.2.6. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp:
Đây là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý nói riêng cũng
như trong tất cả các ngành khoa học khác nói chung. Sau khi có đầy đủ các thông
tin về khu vực nghiên cứu cần tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đưa ra
những nhận xét và những hướng phát triển đúng đắn nhất phù hợp với tiềm năng
vốn có của khu vực nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
+ Hệ thống và vận dụng sở lý luận đánh giá cảnh quan và cơ sở lý luận
phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan cho việc nghiên cứu.
+ Xác định tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu.
+ Xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan và bản
đồ đánh giá cảnh quan cho hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, tỉ lệ 1: 100.000
cho khu vực nghiên cứu.
+ Đưa ra được định hướng sử dụng không gian lãnh thổ cho phát triển cho
mục đích phát triển nông - lâm nghiệp cho khu vực nghiên cứu.
13



7. Ý nghĩa đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ tổng hợp về tiềm năng tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự
phân hoá không gian lãnh thổ và các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên
của vùng nghiên cứu.
- Những vấn đề lý luận, thực tiễn trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ góp
phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh
quan nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng địa lý
tổng hợp và bảo vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở kết quả của việc đánh giá cảnh quan trên cơ sở phân tích cấu
trúc, chức năng cảnh quan đề tài sẽ đưa ra một số định hướng và giải pháp phát
triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường, góp phần xác lập định hướng chiến
lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, phân tích cấu
trúc, chức năng phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Chương 2: Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh
quan huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Chương 3: Đánh giá cảnh quan trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng
cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững huyện Yên
Thủy, tỉnh Hòa Bình.

14



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

1.1. Những vấn đề lý luận về cảnh quan, phân tích cấu trúc, chức năng và
động lực cảnh quan
1.1.1. Quan niệm về cảnh quan và phương pháp nghiên cứu cảnh quan
1.1.1.1. Quan niệm về cảnh quan
Thuật ngữ cảnh quan lần đầu tiên được sử dụng có nguồn gốc từ tiếng Đức
- landschaft, với nghĩa nguyên thủy là phong cảnh, quang cảnh. Theo thời gian
khoa học cảnh quan ngày càng được nhiều nhà khoa học tìm tòi và phát triển.
Ngày nay cảnh quan là một ngành khoa học được nhận diện và có đối tượng
nghiên cứu một cách hệ thống đã có nhiều công trình có giá trị to lớn gắn liền vời
tên tuổi nhiều nhà khoa học địa lí nổi tiếng như: L.S. Berg (1913, 1931), N.A.
Solntsev (1948, 1960), A.G. Isachenko (1965, 1991), D.L. Armand (1975),… Ở
Việt Nam những nhà địa lí nghiên cứu cảnh quan lớn phải kể đến đi tiên phong là
Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần…
Có nhiều quan điểm khác nhau về cảnh quan xong có 3 xu hướng quan
điểm chính hiện nay được công nhận là:
+ Quan niệm thứ nhất, coi cảnh quan là một khái niệm chung đồng nghĩa
với tổng thể địa lí tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau.
Những nhà nghiên cứu thống nhất quan điểm này là: F.N. Milkov,
D.L.Armand, V.I.Prokav,…
+ Quan niệm thứ hai coi cảnh quan là một khái niệm khái quát, có tính
chất kiểu hình của những tổng thể địa lí tự nhiên.
Điển hình cho quan điểm này là các nhà nghiên cứu B.B.Polunov,
I.K.Knasenkov, N.A.Gvodesky,…
+ Quan niệm thứ ba coi cảnh quan là các cá thể địa lí không lặp lại trong
không gian, là một trong những đơn vị thấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng

hợp.
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này là L.S.Berg, A.A.Grygoryev,
S.V.Kalesnik, N.A.Soltsev, A.G.Isachenko, Vũ Tự Lập,…
Như vậy, nhận thấy ở cả ba quan điểm trên dù theo quan niệm nào thì cảnh
quan vẫn được xem như một thể tổng hợp tự nhiên sự khác biệt chính là ở chỗ đặt
15


cảnh quan ở cấp phân vị nào và cảnh quan được xác định, thể hiện trên bản đồ
theo cách thức nào. Trong số ba quan niệm trên quan niệm phổ biến được nhiều
nhà nghiên cứu ủng hộ và đồng tình nhất là quan niệm kiểu loại. quan niệm này
chỉ rõ, cảnh quan là sự phối hợp biện chứng như một tổng hợp thể lãnh thổ tự
nhiên tương đối đồng nhất, không phụ thuộc vào phạm vi phân bố. Trong đánh
giá cảnh quan nhiều yếu tố không thể định lượng một cách chính xác trong một
tổng thể phức tạp, do vậy cần phải công nhận tính đồng nhất tương đối để có thể
ghép vào một nhóm, đưa ra phương án tính toán nhằm bố chí sản xuất hợp lí
nhất. Trong nghiên cứu phục vụ sản xuất, cảnh quan được xét ở ba khía cạnh:
đơn vị địa tổng thể (theo khái niệm chung); đơn vị phân kiểu (theo khái niệm loại
hình); đơn vị cá thể (theo khái niệm cá thể) (shishenko P.G, 1988). Trong luận
văn này chúng tôi theo quan niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại để
thành lập bản đồ cảnh quan huyện Yên Thủy.
1.1.1.2. Lí luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan
Nghiên cứu cảnh quan là nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa các
hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóa
của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên – các đơn vị
cảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong đánh giá lãnh thổ làm cơ sở đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để quy hoạch, sử dụng hợp
lí, phát triển và bảo vệ môi trường.
Để nghiên cứu cảnh quan khoa học và đạt kết quả thì việc nghiên cứu phải
gắn với quan điểm nghiên cứu đúng đắn trong đó quan điểm hệ thống là quan

điểm vô cùng quan trọng. Trên cơ sở quan điểm hệ thống sẽ giải quyết được vấn
đề nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần trong địa tổng
thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau. Ngoài ra nghiên cứu cảnh quan
đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định cụ thể cơ sở lí luận, phương pháp luận,
những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước
nghiên cứu cụ thể,… nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
- Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan: Là các đơn vị cảnh quan, bao gồm
các đơn vị phân loại với nhiều cấp từ trên xuống dưới. Cụ thể các cấp lớn nhất là
cấp hệ thống cảnh quan đến đới cảnh quan, kiểu, lớp, loại, đến dạng, diện cảnh
quan. Tuy nhiên cũng có thể là các cấp phân vùng cảnh quan như các địa ô, các
vùng, miền cảnh quan được phân chia trên lãnh thổ. Việc lựa chọn các cấp và các
loại cấp phụ thuộc nhiều vào mục đích nghiên cứu và bản đồ xây dựng của lãnh
thổ nghiên cứu.

16


- Những nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan: nghiên cứu cảnh quan là một
bộ phận của nghiên cứu tự nhiên học do đó việc nghiên cứu cảnh quan cũng bao
gồm những nguyên tắc nghiên cứu của tự nhiên học nói chung. Tuy nhiên với
những đặc thù riêng của lĩnh vực mà nghiên cứu cảnh quan còn đòi hỏi phải có
những nguyên tắc riêng đó là: nguyên tắc đồng nhất trong phát sinh, nguyên tắc
đồng nhất về lịch sử phát triển, đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của các
đơn vị cảnh quan được phân chia,… Đây là nhóm nguyên tắc quan trọng nhất nó
liên quan trực tiếp nhất đến các đặc điểm đặc trưng của chính cảnh quan lãnh thổ.
Trong nghiên cứu cảnh quan không thể thiếu việc xây dựng bản đồ cảnh quan,
bản đồ phân vùng và chính điều này đặt cho việc nghiên cứu cảnh quan phải tuân
thủ theo nguyên tắc phát sinh lịch sử nguyên tắc này nhấn mạnh đến tính thời
gian vì thể tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp quá trình nghiên cứu lãnh thổ hiểu
thấu đáo về lịch sử thành tạo lãnh thổ. Từ những kết quả đó sẽ góp phần quan

trọng để người nghiên cứu đề xuất những phương án sử dụng phục vụ mục đích
thực tiễn hiệu quả nhất.
1.1.2. Những vấn đề lý luận phân tích cấu trúc cảnh quan
“Cấu trúc” là một trong những khái niệm có vai trò đặc biệt quan trọng
trong khoa học cảnh quan. Trong sinh thái cảnh quan, cấu trúc cảnh quan được
xác định là đối tượng nghiên cứu chính (Isaak S. Zonneveld).
Kalexnik (1978) định nghĩa: ”Cấu trúc cảnh quan là tính tổ chức của các
bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng thái theo thời gian
(được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ)”.
Khái niệm cấu trúc cảnh quan hàm chứa ý nghĩa về cấu trúc không gian
(bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian.
1.1.2.1. Cấu trúc đứng của cảnh quan
Cấu trúc đứng được xác định bởi tính chất của các mối liên hệ tương hỗ
giữa các thành phần cấu tạo của mỗi cảnh quan, bởi sự kết hợp và quan hệ của
các thành phần cấu tạo, phụ thuộc vào hướng thay đổi của các thành phần cấu tạo
trong quá trình phát triển cũng như vào tuổi và lịch sử phát triển của cảnh quan.
Cấu trúc đứng bao gồm các hợp phần: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ
nhưỡng và sinh vật. Các hợp phần này luôn xâm nhập vào nhau và quan hệ với
nhau mặc dù các thành phần này không giống nhau về số lượng và chất lượng, về
thành phần vật chất và cường độ các thành phần cấu tạo [3], [12].
Cấu trúc đứng thường phức tạp và kém đồng nhất ở các đơn vị lớn và đồng
nhất hơn ở các đơn vị nhỏ. Đơn vị cảnh quan tồn tại càng lâu thì cấu trúc của các
17


thành phần cấu tạo sẽ càng đầy đủ và độ dày theo chiều thẳng đứng sẽ càng lớn.
Độ dày của cấu trúc đứng trong các cảnh quan có khác nhau do: hình thành trong
đới tích tụ hay rửa trôi, do sườn thoải hay dốc, do điều kiện khí hậu nóng và ẩm
hay khô và lạnh,… Ví dụ: các cảnh quan ở đồng bằng tích tụ với khí hậu ẩm và
nóng hay ôn hoà thì có độ dày lớn (độ dày lớp trầm tích vụn bở và thổ nhưỡng

được tăng lên, thực bì phát triển, tầng nước ngầm biểu hiện rõ). Cấu trúc đứng
của đồng bằng luôn dày hơn ở miền núi, do độ dốc của sườn và cường độ của các
quá trình bóc mòn, đặc biệt là quá trình trọng lực.
Cường độ và tốc độ hình thành cấu trúc đứng còn phụ thuộc vào các điều
kiện khí hậu, mức độ ẩm trên mặt và nước ngầm. Nơi có các quá trình tự nhiên
diễn ra mạnh (mang tính chất địa phương) thì cấu trúc đứng cũng phức tạp và dày
hơn. Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâu
dài do ảnh hưởng các quá trình tự nhiên, đặc biệt là quá trình hiện thời (cấu trúc
đứng thường bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi). Bên cạnh quá
trình tự nhiên thì hoạt động của con người cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực
bì, thổ nhưỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thế
bằng thực bì trống trên toàn bộ diện tích). Tại các khu vực cấu trúc đứng của
cảnh quan bị biến đổi cơ bản sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới.
a) Nền địa chất:
Cảnh quan nào cũng có một nền địa chất đồng nhất dựa vào tính chất và
tuổi thành hệ thạch học. Các loại nham khác nhau chịu tác động ngoại lực không
giống nhau và có một kiểu địa hình tương ứng. Đồng thời mỗi loại nham ảnh
hưởng đến thổ nhưỡng một cách riêng biệt thông qua thành phần địa hóa của nó.
Ở mức độ nhất định, đơn vị địa chất trùng với đơn vị địa mạo và thổ nhưỡng.
b) Địa hình:
Đây là hợp phần quan trọng trong cấu trúc đứng và các cấp cấu tạo nên cấu
trúc ngang của cảnh quan. Cùng với địa chất, địa hình đã hình thành nền tảng rắn
của cảnh quan - cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất các hợp phần còn
lại. Vì vậy, việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vai trò chủ chốt.
c) Khí hậu:
Theo Vũ Tự Lập: khí hậu của cảnh quan hệ mật thiết với mặt đệm hơn là
với hoàn lưu khí quyển. Đơn vị cảnh quan có một đơn vị khí hậu phù hợp, đó là
kiểu khí hậu của cảnh. Trong quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan, S.P. Kromov
xem khí hậu của cảnh được xác định dựa trên số liệu thu thập được của các trạm
18



quan trắc khí tượng đặt tại địa điểm đại diện cho cảnh. Theo Vũ Tự Lập, kiểu khí
hậu của cảnh phải bao gồm các chỉ tiêu nói lên: Cảnh đó thuộc vào đới ngang
hoặc đai cao nào? Cảnh đó có chế độ mùa ra sao và cường độ mùa như thế nào?
d) Thuỷ văn:
A.G. Ixatxenko cho rằng mỗi cảnh quan vốn có tổ hợp đặc trưng ít hay
nhiều phức tạp. Các thành phần của thuỷ quyển, tính chất và mức độ phổ biến của
các tích tụ nước, chế độ của chúng, cường độ tuần hoàn, mức độ khoáng hoá,
thành phần hoá học và các tính chất khác, tất cả đều phụ thuộc vào tương quan
giữa các điều kiện địa đới và vào thực tế bên trong của bản thân cảnh quan.
Vũ Tự Lập xem chế độ thuỷ văn phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu trên nền
tảng một cảnh quan nhất định. Để xác định kiểu thuỷ văn, tác giả sử dụng thông
số về môđun dòng chảy, chú ý đến nhịp điệu của lũ theo mùa, tháng cực đại và
cực tiểu, nêu lên mối quan hệ với nham thạch, thổ nhưỡng và thảm thực vật. Khu
vực bờ biển thì phải xét chế độ hải văn (thuỷ triều, nhiệt độ nước biển).
e) Sinh vật:
Theo A.G. Ixatxenko, cảnh quan được đặc trưng bởi một tổ hợp hoàn chỉnh
các quần thể thực vật hình thành một dãy liên hợp với nhau có quy luật về mặt
sinh thái. Trong các dãy như thế có thể có sự kết hợp của các quần xã rất khác
nhau, thay thế nhau trong không gian. Vũ Tự Lập xác định thực vật của cảnh phải
là một đại tổ hợp thực vật, từ nhóm quần hệ trở lên đến lớp giữa quần hệ hoặc
kiểu thảm thực vật trong hệ thống phân loại các quần thể thực vật.
f) Thổ nhưỡng:
Theo Ixatxenko, các loại đất trong cảnh thay thế nhau theo không gian phù
hợp với sự thay đổi của nhân tố địa hình, khí hậu, chế độ nước cũng như thực vật.
Như vậy, có nghĩa là cảnh quan phải tương ứng với vùng đất nhất định.
Vũ Tự Lập cho rằng thổ nhưỡng của cảnh quan phải là một đại tổ hợp thổ
nhưỡng. Bởi vì trong một cảnh địa lí rất hiếm khi chỉ có một kiểu thổ nhưỡng, nó
có quan hệ chặt chẽ với kiểu địa hình, nền địa chất, với kiểu khí hậu - thuỷ văn và

trên nó sẽ tương ứng với một đại tổ hợp thực vật.

19


A
B

F

Các thành phần cấu tạo
Hướng liên hệ giữa các
thành phần cấu tạo
E

C
D

Hình 1.1. Mô hình đơn hệ thống (V.X. Preobrajenxki)
V.X. Preobrazenski đã xây dựng mô hình đơn hệ thống, coi như hệ thống
được cấu tạo từ hàng loạt thành phần có tác động tương hỗ với nhau. Theo ông,
mô hình này phản ánh quan niệm về tính liên tục phát triển của các cảnh quan.
Nghiên cứu các mối liên hệ giữa các thành phần của các cảnh quan cho
phép làm sáng tỏ cụ thể hơn những thành phần cấu tạo trên lãnh thổ có ảnh
hưởng cơ bản tới sự hình thành và phân dị các cảnh quan, đồng thời cũng xác
định sự không đồng giá trị của các thành phần cấu tạo khác nhau và những ảnh
hưởng của chúng tới các cảnh quan. Căn cứ vào các mối liên hệ của các thành
phần cấu tạo, chúng ta có thể tập hợp các đơn vị cảnh quan ở các cấp thấp thành
các đơn vị phân vị lớn hơn theo mức độ đồng nhất. Căn cứ vào tính chất liên hệ
có thể biểu hiện mức độ đồng nhất và không đồng nhất của các đơn vị cảnh.

Nghiên cứu cấu trúc đứng của cảnh quan vai trò của các hợp phần trong
thành tạo cảnh quan là như nhau, hợp phần trội phải được xét cụ thể, trong điều
kiện thời gian và không gian xác định, tùy thuộc vào từng cấp phân vị và từng cá
thể trong mỗi cấp. Hợp phần trội có thể chỉ là một yếu tố của một hợp phần, có
khi là cả một hợp phần, mà cũng có khi là sự kết hợp hữu cơ giữa hai hợp phần.
Vì thế, vai trò của các hợp phần phải được phát hiện một cách khách quan trong
quá trình phân tích mối liên hệ giữa các hợp phần. Và khi phân tích thì phải biết
sắp xếp các hợp phần thành từng cặp quan hệ với hai yếu tố, một yếu tố được coi
như là nguyên nhân, còn yếu tố kia là kết quả. Sau khi phân tích, phải rút ra được
một cặp quan hệ là chủ yếu, có tác dụng quyết định, còn những cặp quan hệ khác
đều ở vị trí thứ yếu, phụ thuộc. Từ cặp quan hệ chủ yếu ấy sẽ rút ra được mâu
20


thuẫn chủ đạo, nắm được mâu thuẫn này nhằm đưa ra các hướng giải quyết cụ thể
và chính xác.
1.1.2.2. Cấu trúc ngang của cảnh quan
Cấu trúc ngang gồm các đơn vị cảnh quan cùng cấp hay khác cấp cấu tạo
nên cùng những mối quan hệ phức tạp giữa các đơn vị cảnh quan đó với nhau.
Bản thân mỗi một đơn vị cảnh là một hệ thống hoàn chỉnh riêng nên cấu trúc
ngang thường được mô hình hoá bởi một mô hình đa hệ thống. Cũng như cấu trúc
thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúc
ngang của mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị cũng có những nét riêng.
Theo Vũ Tự Lập, nghiên cứu cấu trúc ngang của một cảnh địa lí là tìm hiểu
số lượng các đơn vị cấu tạo, đánh giá vai trò của chúng trong việc hình thành nên
cảnh và xét các mối quan hệ không gian cũng như quan hệ phát sinh giữa chúng
với nhau. Từ cấp cảnh dạng, cảnh diện, sự phân hoá do các nhân tố địa phương
chi phối nên việc xác định số lượng các cấp phân vị dưới cấp cảnh rất khó khăn.
Tính phức tạp của cấu trúc ngang có thể được tính dựa vào công thức tính
hệ số phân cắt:


K=

M
.100%
P

Trong đó: M: là diện tích trung bình của khoanh vi được xét
P: là tổng diện tích của vùng.
Từ công thức trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, nếu K càng nhỏ thì tính
phức tạp của cấu trúc ngang càng lớn).
Hoặc hệ số không đồng nhất:

K=

∑m ∑m
i

C

j

2
n

(Ví dụ, mi là bãi bồi cao, mj là bãi bồi thấp)
Trong đó: m =

S .n
100%


S: là diện tích của nhóm cảnh quan phát sinh riêng biệt trong một vùng tính
2
theo %; n: là số lượng các nhóm cảnh quan phát sinh; Cn : là số lượng các tổ hợp
theo cặp.
21


Cấu trúc ngang bị thay đổi không chỉ do ảnh hưởng của các quá trình tự
nhiên mà còn do ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế của con người. Những hoạt
động kinh tế của con người hiện nay chỉ mới tác động tới một phần lãnh thổ của
cảnh quan và nhìn chung nó chưa phá huỷ toàn bộ cấu trúc ngang của một đơn vị
cảnh, đặc biệt là các đơn vị lớn.
Trong cấu trúc ngang, các đơn vị cảnh đồng cấp và các đơn vị khác cấp
cũng là những hệ thống độc lập, có mối quan hệ bên trong riêng, và cũng trao đổi
vật chất và năng lượng với nhau theo những mối quan hệ bên ngoài.

b5

a3

1

a4

A
B

A


a1

b1

a2

b2

b4

a1

a2

a3

b1

b2

b3

2

b3

3
4

B


5

1. Các đơn vị cảnh quan hàng n + 1
2. Các đơn vị cảnh quan hàng n + 2
3. Các liên hệ bên trong giữa các đơn vị cảnh hàng n + 1
4. Các liên hệ bên trong giữa các đơn vị cảnh hàng n + 2
5. Các liên hệ bên ngoài

Hình 1.2. Mô hình đa hệ thống (V.X. Preobrajenxki)
Preobrazenski đã đưa ra mô hình đa hệ thống thể hiện mối liên hệ ngang
của cảnh quan. Việc giải thích các mối liên hệ ngang của các đơn vị cảnh quan có
thể xác định tính chất và hướng liên hệ, sự ảnh hưởng qua lại, những quá trình
hình thành chủ yếu của các cảnh quan. Nhận thức được các mối liên hệ cho phép
thấy trước những biến đổi của cảnh quan nếu có một hay vài cảnh quan ở gần đó
bị phá hoại. Vì vậy, hiểu biết mối liên hệ giúp ta ước định những biện pháp cụ
thể, ngăn ngừa sự phá hoại của các cảnh quan này với cảnh quan khác.
22


Khi đánh giá vai trò của các đơn vị cảnh, Vũ Tự Lập cho rằng cần phải
phân biệt đơn vị chủ yếu và thứ yếu. Đơn vị chủ yếu là đơn vị chiếm diện tích lớn
nhất làm nền tảng cho cảnh, hoặc là đơn vị được gặp nhiều ngoài thực địa nhưng
tỉ lệ diện tích không lớn. Đơn vị thứ yếu là đơn vị ít gặp, chiếm tỉ lệ diện tích
nhỏ, giữ vai trò không đáng kể trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng.
Tuy nhiên, các đơn vị thứ yếu có thể nói lên tính chất đặc thù của cảnh, hoặc
chúng là những đơn vị tàn dư của cảnh quan cổ, hoặc những dấu hiệu của cảnh
quan tương lai. Vì vậy, muốn có kết luận về cấu trúc ngang của các cảnh quan
nhất thiết phải tìm hiểu các cá thể cảnh quan.
1.1.2.3. Cấu trúc thời gian của cảnh quan

Cấu trúc thời gian của cảnh quan được thể hiện thông qua tính nhịp điệu,
đây là đặc điểm cơ bản của tất cả các quá trình địa lý tự nhiên. Tính nhịp điệu là
một mặt không thể tách rời với sự phát triển đi lên của cảnh quan.
Các loại nhịp điệu của cảnh quan là: nhịp điệu ngày, nhịp điệu mùa và nhịp
điệu nhiều năm. Trong đó, nhịp điệu ngày và mùa được nghiên cứu nhiều hơn,
đặc biệt là nhịp điệu mùa. Đây là một trong các chỉ tiêu chủ yếu để phân loại
cảnh quan, vì mỗi đới cảnh quan đều đặc trưng một chế độ mùa riêng cho
mình.Ví dụ:
- Sự diễn biến đều đặn của mọi quá trình trong năm là đặc điểm của các
cảnh quan rừng xích đạo.
- Tính chất mùa thể hiện rất rõ ở cảnh quan vành đai ôn đới.
- Các cảnh quan gió mùa có sự tương phản rõ rệt trong động lực mùa: mùa
hè độ ẩm dư thừa, nhiệt độ cao tạo điều kiện cho thế giới hữu cơ phát triển mạnh
và đẩy nhanh cường độ của các quá trình địa hoá.
1.1.3. Những vấn đề lý luận về phân tích chức năng cảnh quan
Bất cứ một cảnh quan nào cũng được tổ chức theo không gian và thời gian,
trong mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận cấu thành. Cấu trúc chỉ là mặt quan
trọng trong tính tổ chức của cảnh quan, nhưng nó vẫn chưa lột tả được toàn bộ
bản chất của cảnh quan. Bản chất đó được thể hiện ở cách thức liên hợp của các
bộ phận cấu thành cảnh quan, hay có thể nói đó là sự hoạt động của cảnh quan
23


theo thời gian dựa trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và
năng lượng diễn ra trong cảnh quan.
Hoạt động của cảnh quan phụ thuộc vào các quy luật vật lí, hoá học và sinh
học, thể hiện ở các quá trình sơ đẳng cấu thành như chuyển động cơ học của vật
liệu vụn, nước, sự bốc hơi từ bề mặt đất, thẩm thấu của nước vào đất, sự di
chuyển của mỗi nguyên tố hoá học và tác động qua lại của nó với các nguyên tố
khác (phản ứng hoá học), sự quang hợp, khoáng hoá của các di tích hữu cơ,…

Mỗi quá trình luôn đi kèm với sự hấp thụ, biến đổi hay giải phóng năng lượng.
Nghiên cứu chức năng cảnh quan không chỉ dừng lại ở các quá trình sơ
đẳng mà nhiệm vụ chủ yếu và phức tạp nhất là chuyển từ các quá trình tự nhiên
sơ đẳng sang quá trình tự nhiên hoàn chỉnh. Theo A.G. Isachenko, có thể vạch ra
các kênh liên hệ chủ yếu sau đây giữa các thành phần trong cấu trúc cảnh quan:
- Sự chuyển dịch cơ học: do trọng lực của vật chất (thể rắn, thể lỏng, thể
khí), đi kèm với sự biến đổi thế năng thành động năng.
- Các quá trình hoá lí (phân tử): bảo đảm các khâu quan trọng của sự trao
đổi chủ yếu theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần của cảnh quan được thực
hiện nhờ năng lượng Mặt Trời và đi kèm với sự biến đổi của nó (có sự hoà tan,
kết tủa, các phản ứng hoá học).
- Sự chuyển hoá sinh học: quá trình cực kì quan trọng trong hệ thống các
mối liên hệ giữa các hợp phần của cảnh quan, nhờ đó vật chất của tất cả hợp phần
được lôi cuốn vào sự trao đổi. Sự chuyển hoá sinh học đóng vai trò điều hoà và
ổn định, nhờ đó vật chất được giữ lại, ngăn cản quá trình trọng lực mang chúng đi
khỏi cảnh quan.
Ngoài ra cần nghiên cứu các mối liên hệ đa dạng trong cảnh quan, phân
biệt các mối liên hệ thuận và liên hệ ngược (gồm mối liên hệ ngược dương và
ngược âm) trong cảnh quan. Mối liên hệ ngược dương làm tăng dần tác động từ
bên ngoài vào cảnh quan, còn mối liên hệ ngược âm sẽ làm giảm dần tác động từ
bên ngoài vào hệ thống. Như vậy, các mối liên hệ ngược chính là cơ chế tự điều
chỉnh của cảnh quan. Các hệ thống lãnh thổ tự nhiên càng đa dạng, càng bao gồm
nhiều bộ phận cấu thành thì khả năng tự điều chỉnh càng lớn và ngược lại.

24


1.1.4. Động lực của cảnh quan
Động lực cảnh quan là sự thay đổi trạng thái cảnh quan mà không trùng
với sự thay đổi cấu trúc cảnh quan. Các cảnh quan luôn chịu sự tác động trong

suốt quá trình hình thành, phát triển của mình. Động lực phát triển cảnh quan phụ
thuộc các yếu tố của tự nhiên (năng lượng bức xạ Mặt Trời, chế độ nhiệt, cơ chế
hoạt động của gió mùa,...) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Nhịp
điệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân phiên tác động của chế độ mùa
vào lãnh thổ. Tác động này làm biến đổi cảnh quan qua sự gia tăng các quá trình
tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng trong nó, cả những tác động kìm hãm hay
thúc đẩy các quá trình tự nhiên. Tuy nhiên, yếu tố động lực có tính chất quyết
định nhất đến biến đổi cảnh quan là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con
người. Tác động của con người nếu theo hướng tích cực (trồng và bảo vệ rừng,
xây hồ chứa,...) tạo ra cân bằng tự nhiên, tăng sinh khối cảnh quan, cải thiện tốt
môi trường khu vực. Nếu là những tác động tiêu cực (phá rừng, làm thoái hoá
đất, hoạt động kinh tế quá mức,...) làm biến đổi, suy thoái cảnh quan theo chiều
hướng xấu.
1.1.4.1. Nguyên lý độ bất ổn định của cảnh quan
Độ bất ổn định của cảnh quan được thể hiện bởi tương quan của tính biến
đổi và tính bền vững của cảnh quan.
a) Tính biến đổi của cảnh quan
Theo Becgơ có 2 kiểu biến đổi cảnh quan: thuận nghịch và không thuận
nghịch.
- Biến đổi thuận nghịch: là sự biến đổi với sự trở lại về trạng thái ban đầu
sau tác động, không có sự cải tạo cảnh quan về chất lượng, chỉ thực hiện chức
năng biến đổi trạng thái cảnh quan trong phạm vi nhất định. Biến đổi theo mùa
thuộc về biến đổi thuận nghịch, thực chất chúng không mang theo một cái gì mới
vào trong trật tự đã xác lập của sự vật. Tính nhịp điệu không phải là sự lặp lại
đơn giản cùng một hiện tượng. Mỗi chu kỳ hay mỗi nhịp điệu không phải là vòng
khép kín. Mỗi chu kỳ tiếp theo (ngày, mùa,...) đều bắt đầu trên cơ sở có một biến
đổi ít nhiều của chu kỳ trước. Sau mỗi một chu kỳ trong cảnh quan còn rớt lại

25



×