Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp hai huyện biên giới việt lào thuộc tỉnh kon tum tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHAN HOÀNG LINH

NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP
HAI HUYỆN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO THUỘC TỈNH KONTUM

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 9.44.02.17

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Hà Nội – 2019


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Cao Huần,
Trường đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Uông Đình Khanh,
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Phản biện 3: PGS.TS Đào Khang, Trường đại học Vinh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào lúc…giờ…phút, ngày…. tháng….
năm 2019.


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phan Hoàng Linh, Vũ Văn Duẩn (2014), Đánh giá cảnh quan sinh
thái phục vụ phát triển nông nghiệp bằng mô hình ALES - GIS huyện
Cam Lộ tỉnh Quảng Trị (tỉ lệ 1: 50.000), Kỷ yếu Hội nghị khoa học
Địa lí toàn quốc lần 8, NXB Đại học sư phạm TP HCM, ISBN: 978604-918-437-6.
2. Phan Hoàng Linh (2016), Xây dựng hệ thống phân loại trong việc
thành lập bản đồ cảnh quan hai huyện biên giới Việt - Lào tỉnh Kon
Tum (tỉ lệ: 1:50.000), Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần
9, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
3. Phan Hoàng Linh (2016), Đặc điểm cảnh quan hai huyện biên giới
Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn
quốc lần 9, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, ISBN:978-604913-513-2.
4. Phan Hoàng Linh, Lại Vĩnh Cẩm, Đỗ Văn Thanh, Nguyễn Quyết
Chiến (2017), Nghiên cứu đặc trưng phân hóa cảnh quan hai huyện
biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum, Kỷ yếu hội thảo khoa học
quốc tế "Ứng dụng GIS và Viễn thám trong nghiên cứu địa lý và quản
lý, giám sát tài nguyên môi trường", NXB Đại học sư phạm, ISBN:
978-604-54-4058-2.
5. Phan Hoàng Linh, Lại Vĩnh Cẩm, Đỗ Văn Thanh, Phạm Anh Tuân
(2018), Đánh giá cảnh quan phục vụ xác lập không gian phát triển
các vùng chuyên canh cây lâu năm tại hai huyện biên giới Việt – Lào
thuộc tỉnh Kon Tum, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số
3+4/2018, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ISSN: 1859-4581.
6. Phan Hoàng Linh, Lại Vĩnh Cẩm, Đỗ Văn Thanh (2018), Đặc điểm
các nhân tố thành tạo cảnh quan hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc

tỉnh Kon Tum, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, Số 01/2018,
ISSN: 2354-0648.


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Mỗi lãnh thổ chỉ thích hợp với mức độ khác nhau cho một số loại hình
sử dụng, và ngược lại mỗi dạng sử dụng có thể phù hợp ở một số địa bàn
nhất định. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn lãnh thổ thích hợp nhất
đối với các mục tiêu sử dụng khác nhau, nghiên cứu cảnh quan (CQ) là nội
dung phù hợp, làm tăng giá trị và hiệu quả của công tác điều tra cơ bản
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Nằm ở ngã ba Đông Dương, Đắk Glei và Ngọc Hồi là hai huyện miền
núi biên giới của tỉnh Kon Tum nằm về phía bắc và phía tây của tỉnh Kon
Tum, có diện tích tự nhiên 2.339,06 km2, có đường biên giới chung dài
130 km với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Khu vực nghiên cứu giữ
vai trò quan trọng trong an ninh quốc phòng của cả hai nước Việt – Lào và
trong phát triển KT – XH, nhất là kinh tế biên mậu giữa Hạ Lào và miền
Trung Việt Nam. Địa hình khu vực Đắk Glei và Ngọc Hồi đa dạng với sự
đan xen của núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng và thung lũng. Tiềm năng về
đất đai, khí hậu, sinh vật phong phú, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển
các ngành kinh tế, đặc biệt là phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc
quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực của địa phương phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay còn chưa tương xứng. Công tác
khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và
đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu những cơ sở khoa học. Cho đến nay khu
vực Đắk Glei và Ngọc Hồi vẫn còn là vùng đất nghèo, một phần do địa
hình đồi núi cao, chia cắt sâu, đường đi lại khó khăn là những trở ngại
chính đối với cư dân địa phương trong việc tiếp cận với các khu vực phát

triển ở ngoài vùng. Mặt khác, phần lớn dân cư sinh sống chủ yếu là dựa
trên khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất và
tài nguyên rừng, gây ra sức ép lớn đối với các hệ sinh thái, làm tăng tốc độ
biến đổi CQ khu vực nghiên cứu, nhiều CQ tự nhiên biến đổi thành những
CQ tái sinh, CQ nuôi trồng nhân tạo.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực lên tự nhiên, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần cho các cộng đồng dân tộc ít người, đảm bảo phát triển bền
vững vùng biên giới Việt – Lào, vấn đề cấp bách đặt ra đối với khu vực lãnh
thổ này là cần có một chiến lược phát triển tổng thể với những giải pháp
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm phát huy lợi
thế, tiềm năng của hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. Do đó, việc nghiên
cứu và đánh giá CQ phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp theo
hướng bền vững là rất cần thiết. Trên cơ sở đó chúng ta có được bức tranh
1


tổng thể và chi tiết về các mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng
đơn vị CQ cho mục đích phát triển từng ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp),
các loại cây trồng ưu thế ở địa phương. Đây sẽ là cơ sở khoa học giúp cho
địa phương lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển tổng thể kinh
tế - xã hội, sử dụng để rà soát và điều chỉnh các chính sách phát triển nông
lâm nghiệp trong những năm tiếp theo.
Với mong muốn được góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của hai huyện biên giới Việt - Lào của tỉnh Kon Tum trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập, đồng thời nhằm góp phần
bổ sung, nâng cao kiến thức để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên
cứu khoa học của bản thân, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp hai huyện
biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kontum”.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định được các quy luật phát sinh, đặc điểm phân hóa, cấu trúc,
chức năng của cảnh quan nhằm xác lập căn cứ khoa học cho định hướng
không gian phát triển nông lâm nghiệp, vùng chuyên canh đối với 3 loài
cây lâu năm điển hình, có ưu thế (cà phê chè, cao su, bời lời) tại hai huyện
Đắk Glei và Ngọc Hồi.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Các nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra: i) Xây dựng cơ sở lý luận và các
phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không
gian phát triển nông lâm nghiệp, các vùng chuyên canh cây lâu năm hai
huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi; ii) Nghiên cứu đặc trưng, vai trò các nhân tố
thành tạo CQ, xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh khu vực
nghiên cứu; iii) Phân tích đặc điểm đơn vị phân loại CQ hai huyện Đắk Glei
và Ngọc Hồi; iv) Đánh giá thích nghi sinh thái và xác lập không gian ưu tiên
phát triển nông lâm nghiệp hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi; v) Đánh giá
thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm và xác lập không gian ưu tiên phát
triển vùng chuyên canh hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu gồm hai huyện biên
giới tỉnh Kon Tum giáp với CHDCND Lào có tổng diện tích tự nhiên là
2.339,06 km2 và 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, trong đó huyện Đắk
Glei có diện tích 1.495,26 km2 với 11 xã và 1 thị trấn; huyện Ngọc Hồi có
diện tích 843,8 km2 với 7 xã và 1 thị trấn.
2


- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan hai huyện Đắk
Glei và Ngọc Hồi ở tỉ lệ 1:50.000. Đánh giá thích nghi sinh thái đối với
nông lâm nghiệp, với đơn vị cơ sở là loại CQ. Định hướng phát triển nông

lâm nghiệp theo loại CQ, theo đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Đánh giá thích nghi sinh thái cho 3 loại cây lâu năm, với đơn vị cơ sở
là dạng cảnh quan. Định hướng phát triển vùng chuyên canh theo dạng
cảnh quan, theo đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

Luận điểm 1: Nằm ở khu vực khởi đầu của dãy Trường Sơn nam, với
sự phân hóa phức tạp, đa dạng của các nhân tố thành tạo CQ, trong đó
nhân tố địa hình thông qua sự chi phối của quy luật đai cao đóng vai trò
chủ đạo, tại khu vực nghiên cứu đã hình thành 2 kiểu, 3 lớp, 7 phụ lớp, 14
hạng, 67 loại, 236 dạng cảnh quan.
Luận điểm 2: Các kết quả đánh giá tổng hợp cảnh quan là cơ sở khoa
học quan trọng để đề xuất định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát
triển nông lâm nghiệp nói chung và định hướng phát triển vùng chuyên
canh cho 3 loại cây điển hình, có hiệu quả kinh tế tại khu vực nghiên cứu.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

(i) Phát hiện và làm rõ tính quy luật hình thành, phân hóa cảnh quan
khu vực nghiên cứu: xây dựng được bản đồ CQ tỉ lệ 1:50.000 theo 8 cấp
phân vị, với đơn vị cơ sở là cấp dạng CQ, thể hiện khách quan sự phân hóa
và phân bố có quy luật của các đơn vị CQ khu vực nghiên cứu.
(ii) Xác định được các mức độ thích nghi và định hướng không gian
phát triển nông, lâm nghiệp (trong đó có cây công nghiệp dài ngày) trên cơ
sở phân tích, đánh giá CQ: xây dựng thành công các bản đồ tỷ lệ 1:50.000
định hướng không gian ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp theo kết quả
đánh giá các loại CQ và bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển
các vùng chuyên canh 3 cây trồng lâu năm chính theo kết quả đánh giá các
dạng CQ tại khu vực nghiên cứu.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận, nội dung nghiên cứu cảnh quan,
cảnh quan ứng dụng trong nông, lâm nghiệp và vùng chuyên canh cây trồng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lí ở huyện Đắk
Glei và Ngọc Hồi tham khảo để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển nông
lâm nghiệp và các vùng chuyên canh cây lâu năm. Luận án có thể làm tài
liệu tham khảo tin cậy trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập phần địa lí
địa phương ở huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi.
3


6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan
phục vụ định hướng phát triển nông lâm nghiệp
Chương 2. Đặc điểm cảnh quan hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc
tỉnh Kon Tum
Chương 3. Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển
nông lâm nghiệp hai huyện biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Kon Tum.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Từ khi ra đời cho đến nay, nghiên cứu cảnh quan để phục vụ cho mục
đích phát triển KT – XH phát triển mạnh mẽ, trước hết phải nói đến là

những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nước thuộc
Liên Xô trước đây như L.S. Berg, F.N.Minkov, D.L.Armand,
A.G.Ixatsenko, B.B.Polưnov... Sau đó là một số tác giả theo trường phái
cảnh quan của Mĩ, Pháp, Đức với một số khác biệt trong hướng nghiên
cứu. Còn ở trong nước, tuy quá trình nghiên cứu về CQ của nước ta diễn ra
chưa lâu nhưng cũng đã có nhiều tác giả để lại nhiều công trình giá trị (Vũ
Tự Lập, các nhà khoa học địa lí của Viện Địa lí, Trường Đại học Khoa học
tự nhiên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội...). Những công trình của các
tác giả ở Việt Nam có thể là các dự án - đề tài cấp Nhà nước, các công
trình đã được xuất bản thành sách, luận án tiến sĩ... Trên lãnh thổ nghiên
cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu từng hợp phần tự nhiên riêng biệt
cũng như nghiên cứu tổng hợp được thực hiện như “Tây Nguyên, các điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên” (1985) do Giáo sư Nguyễn Văn
Chiển chủ biên; "Các vùng tự nhiên Tây Nguyên" (1986) của Nguyễn Văn
Chiển, Phạm Quang Anh và cộng sự cho thấy Kon Tum nằm trong 5 vùng
tự nhiên trong tổng số 21 vùng của lãnh thổ Tây Nguyên; Trần Nghi
(2003), với công trình nghiên cứu “Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều
kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội nhằm định hướng phát triển bền
vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kon Tum”; Nguyễn
Đăng Hội (2004), với công trình "Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân
sinh lãnh thổ Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng";
Nguyễn Cao Huần (2009), với công trình nghiên cứu “Nghiên cứu phân
vùng cảnh quan lãnh thổ Việt - Lào với sự trợ giúp của công nghệ viễn
thám và hệ thông tin địa lý”; Phạm Hoàng Hải (2017), với công trình
nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, biến
4


động sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đề xuất và xây dựng một số mô hình
phát triển KT - XH bền vững theo các vùng địa lý trọng điểm lãnh thổ Tây

Nguyên đến năm 2020”; Đặng Xuân Phong (2015), với công trình nghiên
cứu “Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
vùng biên giới Việt - Lào (tỉnh Kontum và Attapeu) phục vụ quy hoạch các
khu dân cư và phát triển bền vững”... Những nghiên cứu có liên quan đến
đề tài và khu vực nghiên cứu có giá trị cao về lý luận và thực tiễn. Đây
chính là hệ thống tư liệu rất quan trọng để tác giả hình thành hướng tiếp
cận và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp cho đề tài.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP

1.2.1. Lí luận về nghiên cứu cảnh quan
1.2.1.1. Quan niệm về cảnh quan trong luận án
Trên cơ sở kế thừa các quan niệm về cảnh quan được đưa ra dưới
nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau bởi các nhà khoa học trong và
ngoài nước, khái niệm cảnh quan trong luận án được hiểu: “Cảnh quan là
một tổng thể tự nhiên, là sản phẩm hoạt động tổng hợp của các thành tạo
cảnh quan, có cấu trúc và chức năng đặc trưng".
Cảnh quan là một tổng thể tự nhiên được hiểu là một lãnh thổ xác định
được tạo thành bởi các hợp phần cấu tạo nên lãnh thổ cảnh quan đó. CQ là tổng
thể tự nhiên phức tạp, vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất.

1.2.1.2. Lý luận về nghiên cứu cảnh quan
Nghiên cứu cảnh quan là nghiên cứu các mối quan hệ tương hỗ giữa
các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy
luật phân hóa của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp
tự nhiên – các đơn vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm
cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT – XH để lập quy hoạch
sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, khi tiến
hành nghiên cứu CQ cần phải nghiên cứu cấu trúc CQ, bao gồm cấu trúc
không gian, cấu trúc động lực và chức năng của CQ: Cấu trúc không gian

của CQ là sự sắp xếp các thành phần CQ trong không gian theo chiều
thẳng đứng (cấu trúc đứng) hoặc theo chiều ngang (cấu trúc ngang). Cấu
trúc thẳng đứng bao gồm các hợp phần: Địa chất, địa hình - địa mạo, khí
hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật. Các hợp phần này luôn xâm nhập
vào nhau và quan hệ với nhau, mặc dù các thành phần này không giống
nhau về số lượng và chất lượng, về thành phần vật chất và cường độ các
thành phần cấu tạo. Cấu trúc ngang bao gồm các đơn vị CQ cùng cấp
hay khác cấp cấu tạo nên, cùng với những mối quan hệ phức tạp giữa
các đơn vị CQ đó với nhau. Vì bản thân mỗi một đơn vị cảnh là một hệ
thống hoàn chỉnh riêng nên cấu trúc ngang thường được mô hình hóa
bởi một mô hình đa hệ thống. Cũng như cấu trúc thẳng đứng, mỗi một
cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúc ngang của
5


mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị cũng có những nét riêng. Cấu
trúc chức năng - động lực cảnh quan là sự hoạt động của CQ theo thời
gian dựa trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và
năng lượng diễn ra trong CQ, bao gồm các hoạt động nhân sinh.
1.2.2. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho
mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch…). Đánh giá
cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đánh giá mức độ “thuận
lợi” hay “thích hợp” của ĐKTN, TNTN đối với các ngành sản xuất, là cơ
sở khoa học quan trọng nhất của bước đánh giá kinh tế - kỹ thuật và là tiền
đề cho quy hoạch từng lãnh thổ riêng biệt.
Hệ thống các phương pháp đánh giá: Bất kỳ nghiên cứu địa lý ứng
dụng nào đối với một lãnh thổ cụ thể cũng phải có 3 giai đoạn: Nghiên
cứu cơ bản, đánh giá và kiến nghị. Trong đó, đánh giá là khâu kết nối

giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Do những đặc thù của từng lãnh
thổ nên đã hình thành nhiều phương pháp đánh giá khác nhau: Đánh giá
thành phần, đánh giá tổng hợp, đánh giá định tính, đánh giá định lượng,
đánh giá bán định lượng… Qua xem xét các hình thức đánh giá, căn cứ
vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, tác giả lựa chọn phương pháp đánh giá
tổng hợp, thực chất là đánh giá cảnh quan (theo quan điểm của các tác
giả Viện địa lý và Đại học KHTN) để thực hiện nghiên cứu đề tài.
1.2.3. Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp trong
nghiên cứu cảnh quan
Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp trong nghiên
cứu cảnh quan là hướng tiếp cận tổng hợp, xem xét, nghiên cứu để bố trí
lại các ngành nông lâm nghiệp; xây dựng những định hướng phát triển
cho vùng nghiên cứu phù hợp với tiềm năng tự nhiên và KT - XH, đồng
thời đảm bảo sự hài hòa trong quá trình phát triển nông lâm nghiệp theo
từng khu vực riêng, cũng như trong phạm vi cả khu vực nghiên cứu.
Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp theo các đơn vị cảnh
quan trong luận án chính là việc bố trí không gian sản xuất nông lâm
nghiệp và các vùng chuyên canh cây lâu năm trên các đơn vị cảnh quan
một cách hợp lý nhất, để phát huy các thế mạnh về tài nguyên một cách
hiệu quả và bảo vệ tốt môi trường.
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan niệm
về sự thống nhất và hoàn chỉnh của các mối liên hệ bên trong và chi phối
mối liên hệ bên ngoài của hệ thống.
- Quan điểm tổng hợp: Vận dụng quan điểm tổng hợp là quá trình
nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về các điều kiện tự nhiên và TNTN trên cơ
6



sở quy luật phân bố, biến động của chúng, cũng như những mối quan hệ
tương tác lẫn nhau giữa các nhân tố của tổng hợp thể địa lí.
- Quan điểm lãnh thổ: Bất cứ đối tượng địa lí nào cũng gắn liền với
không gian cụ thể. Trong không gian đó, các đối tượng này phản ánh rõ các
đặc trưng của lãnh thổ nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác.
- Quan điểm phát triển bền vững: Nghiên cứu và đánh giá CQ trên
quan điểm phát triển bền vững được hiểu là đánh giá cho mỗi cấp phân vị
phải dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố thành tạo và cấu trúc,
chức năng của các đơn vị CQ, việc định hướng sử dụng đơn vị CQ sao cho
đảm bảo yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội khi ứng dụng trong thực tiễn.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp: phương pháp khảo sát thực địa,
phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp bản đồ và hệ
thông tin địa lí, nhóm phương pháp nghiên cứu và đánh giá cảnh quan...
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HAI HUYỆN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO
THUỘC TỈNH KON TUM
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN

2.1.1. Vị trí địa lý
Đắk Glei và Ngọc Hồi là hai huyện miền núi biên giới của tỉnh
Kon Tum ở phía bắc và phía tây của tỉnh Kon Tum. Với vị trí này, khu
vực hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi chịu ảnh hưởng của chế độ bức xạ
mặt trời vùng nhiệt đới, điều kiện hoàn lưu khí quyển nhiệt đới gió
mùa, địa hình núi và cao nguyên nên các điều kiện tự nhiên, các nhân
tố thành tạo cảnh quan đa dạng, phân hóa đai cao rõ rệt theo sự phân bố
của các dạng địa hình. Với vị trí nằm gần ngã ba của ba nước Đông
Dương và có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Đắk Glei và Ngọc
Hồi trở thành điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến thương mại

quốc tế, tạo động lực lớn trong phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy
nhanh quá trình biến đổi cảnh quan ở khu vực hai huyện.
2.1.2. Địa chất
Trong lãnh thổ nghiên cứu có mặt các loại đá magma, trầm tích,
biến chất có tuổi từ rất cổ cho đến các thành tạo trẻ Đệ tứ. Các đá
magma xâm nhập phân bố thành các khối núi có kích thước khác nhau,
với thành phần thạch học và tuổi của các thành hệ đa dạng. Quá trình
phong hóa trên các loại đá magma xâm nhập kể trên đã hình thành nên
các loại đất xám đỏ vàng điển hình. Ngoài ra, cũng hình thành nên các
loại đất xám có tầng sỏi sạn; đất đỏ vàng có nhiều sỏi sạn, mảnh vụn
phong hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Nhóm đá
magma phun trào có ở thành tạo phun trào bazan hệ tầng Đại Nga, diện
tích nhỏ, phân bố tập chung ở xã Đắk Choong. Hình thành trên đá
7


magma phun trào là loại đất phát sinh trên đá bazan - đất đỏ chua, tầng
mặt giàu mùn. Nhóm đá biến chất chiếm diện tích lớn nhất trên khu vực
nghiên cứu, các loại đất hình thành trên đá biến chất chủ yếu là đất xám
tầng mặt giàu mùn, có thành phần cơ giới nhẹ, chịu tác động mạnh của
quá trình rửa trôi.
2.1.3. Địa hình - địa mạo
Địa hình khu vực Đắk Glei và Ngọc Hồi là kết quả tác động của các
yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Các quá trình nội sinh chủ đạo là quá trình
nâng địa hình, căng giãn, kiến tạo phá hủy mạnh hình thành các đứt gãy, kết
hợp với các quá trình ngoại sinh chủ yếu là quá trình bóc mòn và xâm thực
đã tạo nên địa hình đa dạng, phức tạp về độ dốc và độ cao, bao gồm: gò,
đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Đây là cơ sở hình thành
nên các lớp và phụ lớp CQ tại khu vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu có
21 kiểu địa hình, là cơ sở hình thành nên 14 hạng CQ. Nhân tố địa hình

thông qua sự chi phối của quy luật đai cao đóng vai trò chủ đạo đối với sự
phân hóa phức tạp, đa dạng của CQ hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi.
2.1.4. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Khí hậu là nhân tố quyết định sự thành tạo CQ Đắk Glei và
Ngọc Hồi. Vai trò của khí hậu đối với sự thành tạo CQ thể hiện ở sự tác
động tổng hợp của tất cả các yếu tố theo không gian và thời gian. Khí hậu
chi phối sự phân hóa và hình thành nên các cấp CQ: Tính chất chung của
khí hậu và hoàn lưu khí quyển quyết định cấp phân vị cao nhất trong hệ
thống phân loại cảnh quan. Những đặc điểm khí hậu chung quyết định sự
thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát
sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng nhiệt - ẩm, là
cơ sở để phân chia các kiểu và phụ kiểu cảnh quan.
- Thủy văn: Sông suối trong khu vực chủ yếu thuộc hệ thống sông Sê
San, trừ một bộ phận nhỏ các suối nhỏ nằm ở phía đông bắc huyện Đắk
Glei thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và phía tây bắc huyện Ngọc
Hồi thuộc lưu vực sông Sê Kông. Mạng lưới sông suối trong khu vực khá
phát triển, sông suối ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh. Mật độ sông suối đạt
xấp xỉ 0,9km/km2. Yếu tố quan trọng nhất trong sự hình thành dòng chảy
đó là lượng mưa, độ ẩm và gió. Mưa là nguồn cung cấp nước chính cho
các sông suối trong khu vực nghiên cứu.
2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng
Sự tương tác giữa các hợp phần tự nhiên (đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh
vật và yếu tố thời gian) đã tạo nên lớp phủ thổ nhưỡng hai huyện Đắk Glei
và Ngọc Hồi khá đa dạng và phức tạp, với 8 loại đất điển hình. Các loại đất
xám có diện tích lớn nhất trên khu vực nghiên cứu, hầu hết đất xám đều bạc
màu; loại đất đỏ vàng cũng phát triển trên các đá mẹ khác nhau. Đất phân
bố trên nhiều dạng địa hình, từ những dạng địa hình bậc thềm khá bằng
phẳng, các dạng đồi thấp thoải đến địa hình núi cao dốc. Lớp phủ thổ
8



nhưỡng của khu vực nghiên cứu phản ánh tương tác của quy luật địa đới và
quy luật luật đai cao. Đất phản ảnh của khu vực nhiệt đới là quá trình
ferralit nên đất có màu đỏ là chủ đạo. Đất phản ánh của quy luật đai cao là
đất mùn núi cao (đất mùn alit núi cao). Tuy nhiên, lớp phủ thổ nhưỡng vẫn
mang màu sắc chủ đạo của vùng cao nguyên nhiệt đới. Sự đa dạng về loại
đất, phức tạp về độ dốc và tầng dày của thổ nhưỡng là yếu tố quan trọng tạo
nên tính đa dạng và sự phân hóa của CQ tại khu vực nghiên cứu.
2.1.6. Đặc điểm sinh vật
Sự tác động tổng hòa của các yếu tố vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thổ
nhưỡng và hoạt động nhân sinh đã tạo nên sự phong phú và đa dạng thảm
thực vật hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. Khu vực nghiên cứu nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng quanh năm cùng với sự đa dạng về mặt
địa hình đã tạo cho hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi có nhiều hệ sinh thái
đặc thù với sự đa dạng về giống loài thực vật và các kiểu thảm thực vật.
Thảm thực vật có lịch sử phát triển lâu đời, khá đa dạng về kiểu loại được
hình thành do sự tác động phối hợp của khí hậu, nền đất, địa hình đa dạng
và chịu tác động tương đối lâu đời của con người. Thảm thực vật gồm hai
nhóm lớn là thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật trồng. Thảm thực vật
tự nhiên: Rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh có cây gỗ rải rác, trảng
cây bụi thứ sinh không có cây gỗ rải rác, trảng cỏ thứ sinh. Thảm thực vật
trồng: Các quần xã cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm, cây trồng lâu
năm trong khu dân cư, rừng trồng… Sự phong phú và đa dạng thảm thực
vật ở hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân
hóa đa dạng CQ ở khu vực nghiên cứu.
2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THÀNH TẠO CẢNH QUAN

2.2.1. Dân cư và dân tộc
Năm 2015 tổng dân số khu vực nghiên cứu là 94.285 người (Đắk Glei:

43.643 người, mật độ dân số là 29 người/km2; Ngọc Hồi: 50.642 người,
mật độ dân số 60 người/km2). Nhìn chung các nhóm đồng bào vùng biên
giới như Giẻ - Triêng, Xơ Đăng phân bố ở các vùng núi cao, dốc, đường
giao thông không thuận tiện, đi lại rất khó khăn; các cộng đồng dân tộc Ba
Na và Gia rai thường sống xen kẽ nhau trong những vùng tương đối bằng
phẳng; các cộng đồng đồng bào Thái – Mường, Tày – Nùng sống trong các
thung lũng sông rộng, khá bằng phẳng, đất phù sa sông hay ngòi suối tươi
tốt; các cộng đồng đồng bào Kinh sống dọc theo các đường giao thông
chính, các điểm nút thị tứ, thị trấn, thị xã, sống bằng nghề nông nhưng thu
nhập chủ yếu lại bằng các hoạt động thương mại – dịch vụ.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
Từ một nền sản xuất manh mún, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên,
tự cung tự cấp, độc canh cây lúa. Đến nay, nền sản xuất của Ngọc Hồi
và Đắk Glei đã phát triển theo hướng đa dạng hóa, cơ giới hóa, hình
9


thành nên những vùng chuyên canh lớn trong đó ưu tiên các loại cây
trồng năng suất, có giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê... Với vị trí là
nơi hội tụ của nhiều tuyến đường, Ngọc Hồi có điều kiện thuận lợi để
phát triển thành trung tâm thương mại lớn không chỉ của tỉnh Kon Tum
mà còn của cả vùng Tây Nguyên. Đối với huyện Đắk Glei, là một trong
những huyện khó khăn nhất của tỉnh Kon Tum. Huyện Đắk Glei có
11/12 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
90 dân số. Tuy nhiên, kể từ khi cửa khẩu quốc tế Bờ Y được thành
lập và đường Hồ Chí Minh thông tuyến, kinh tế - xã hội của huyện Đắk
Glei có những thay đổi phát triển đáng kể.
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã góp phần làm thay đổi nhiều vùng đất
nghèo khu vực hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi; từng bước biến vùng
đất rừng thành những nông trường cao su xanh tốt bạt ngàn, góp phần

làm thay đổi tập quán sản xuất theo hướng tiên tiến, tạo việc làm và thu
nhập cho người dân bản địa. Mặt khác, sự hình thành và phát triển của
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã làm tăng tốc độ biến đổi CQ khu vực nghiên
cứu, nhiều CQ tự nhiên biến đổi thành những CQ tái sinh, CQ nuôi
trồng nhân tạo với cấu trúc thành phần loài thực vật và cấu trúc không
gian khác hẳn trạng thái ban đầu. Hoạt động nhân tác còn tạo ra những
CQ nhân tạo khá ổn định như rừng trồng, các quần xã cây trồng, vườn
cây ăn quả, lúa nước... Phương thức canh tác cũng là nguyên nhân hình
thành các CQ thứ sinh.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HAI HUYỆN ĐẮK GLEI VÀ NGỌC HỒI

2.3.1. Hệ thống phân loại cảnh quan
Trên cơ sở phân tích các hệ thống phân loại CQ của các tác giả trong
nước và ngoài nước, đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu và mục đích nghiên
cứu, hệ thống phân loại CQ hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi được xây
dựng gồm 8 cấp: Hệ thống CQ → Phụ hệ thống CQ → Kiểu CQ → Lớp
CQ → Phụ lớp CQ → Hạng CQ → Loại CQ → Dạng CQ.
Hệ thống phân loại cảnh quan hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
TT Cấp phân vị
1

2

Dấu hiệu đặc trưng
Quy định bởi nền bức xạ mặt trời vùng nội
Hệ thống
chí tuyến. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường
cảnh quan
độ của các chu trình vật chất và năng lượng.
Sự thay đổi của hướng gió theo mùa,

hướng tây - tây nam và hướng đông - đông
bắc quyết định sự phân bố nhiệt ẩm, gây ảnh
Phụ hệ thống
hưởng đến các chu trình vật chất cũng như
cảnh quan
sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực
vật liên quan đến nhịp điệu mùa của tự
nhiên.
10

Tên gọi cấp phân vị
Hệ thống cảnh quan nhiệt
đới gió mùa

Phụ hệ thống cảnh quan
nhiệt đới gió mùa có mùa
mưa và mùa khô rõ rệt


3

Kiểu
cảnh quan

4

Lớp cảnh
quan

5


Phụ lớp
cảnh quan

6

Hạng
cảnh quan

7

Loại
cảnh quan

8

Dạng
cảnh quan

Những đặc điểm kiểu khí hậu chung quyết
định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật,
tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh
quần thể thực vật theo biến động cân bằng
nhiệt ẩm.
Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa
hình của lãnh thổ như núi, cao nguyên và
đồng bằng, quyết định quá trình thành tạo và
thành phần vật chất mang tính chất phi địa
đới…
Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình

trong khuôn khổ lớp cảnh quan (kiểu địa
hình) thông qua quy luật đai cao. Thể hiện
cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc
lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí
hậu và đặc trưng của quần thể thực vật.
Đặc trưng bởi các dấu hiệu địa mạo, các
kiểu địa hình phát sinh, đặc điểm của nền
nham thạch và quá trình di chuyển vật chất
thông qua độ dốc địa hình.
Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa
các nhóm quần xã thực vật và các loại đất
trong chu trình sinh học…
Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa
nhóm quần xã thực vật hiện tại với đặc trưng
định lượng về độ dốc và tầng dày loại đất.

02 kiểu:
- Kiểu cảnh quan rừng kín
thường xanh mưa mùa
- Kiểu cảnh quan rừng
rụng lá nhiệt đới mưa mùa
03 lớp CQ: Núi; Cao
nguyên và đồi; Đồng bằng
và thung lũng
07 phụ lớp CQ: Núi cao,
Núi trung bình, Núi thấp,
Cao nguyên, Đồi, Đồng
bằng, Thung lũng

14 hạng CQ


67 loại CQ
236 dạng CQ

2.3.2. Phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan
Để thành lập bản đồ hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi, luận án đã sử
dụng kết hợp các phương pháp truyền thống và ứng dụng công nghệ GIS
trong việc chồng xếp, tích hợp các bản đồ thành phần; khảo sát thực địa
đối với các khu vực chưa có tài liệu hay các khu vực chưa có được sự
chính xác về ranh giới khi chồng ghép các bản đồ thành phần.
Quá trình thành lập bản đồ cảnh quan được tiến hành dựa trên hệ
thống phân loại và được mô phỏng theo sơ đồ phân cấp dạng nhánh cây.
Cấp dưới phụ thuộc cấp trên và được xác định từ mỗi đơn vị riêng biệt ở
cấp trên, sau đó tích hợp lại sẽ thu được kết quả.
2.3.3. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
2.3.3.1. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan
a. Hệ và phụ hệ thống cảnh quan
Với đặc trưng nền bức xạ mặt trời vùng nội chí tuyến á xích đạo có đặc
điểm cơ bản là hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh trong một năm, hàng năm
11


lượng bức xạ tổng cộng đạt 168,6 kcal/cm², tổng số giờ nắng năm khá cao, đạt
2.374 giờ/năm, nhiệt độ trung bình là khoảng 22,3 – 23,4C, đồng thời lãnh
thổ nghiên cứu nằm trong vùng lãnh thổ Tây nguyên chịu sự chi phối của á địa
ô gió mùa Trung Ấn thuộc địa ô Á – Âu mà đặc điểm cơ bản là sự thay đổi
theo mùa của các khối khí lục địa lạnh khô và các khối khí đại dương nóng
ẩm, do đó bao trùm lãnh thổ hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi là Hệ thống CQ
nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến á xích đạo Đông Nam Á và Phụ hệ thống CQ
nhiệt đới gió mùa có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

b. Kiểu cảnh quan
Sự kết hợp tác động của hoàn lưu gió mùa và địa hình miền núi chia cắt
phức tạp tạo nên sự phân bố nhiệt - ẩm theo mùa, thể hiện ở khu vực nghiên
cứu là một mùa khô kéo dài luân phiên một mùa mưa. Sinh trưởng và phát
triển trong điều kiện sinh thái đó, giới thực vật thích nghi và hình thành đặc
tính thường xanh ở các vùng ẩm cao và rụng lá ở các vùng có mùa khô kéo
dài tạo nên hai quần thể rừng thường xanh mưa mùa và rừng rụng lá. Từ các
đặc trưng phân hóa khí hậu ở hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi đã hình
thành nên 2 kiểu CQ: Kiểu CQ rừng kính thường xanh nhiệt đới mưa mùa
bao trùm phần lớn diện tích lãnh thổ và kiểu CQ rừng rụng lá nhiệt đới mưa
mùa.
c. Lớp cảnh quan và phụ lớp cảnh quan
Đặc trưng đại địa hình lãnh thổ hai huyện Ngọc Hồi và Đắk Glei có sự
phân hóa thành các nhóm địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng, thung lũng.
Mỗi nhóm địa hình này mang những đặc điểm hình thái kiến tạo rõ nét, thể
hiện tính đồng nhất của chu trình vật chất năng lượng trong tự nhiên là bóc
mòn, rửa trôi, tích tụ và bị chi phối bởi vị trí và độ cao địa hình. Đây là cơ
sở xác định các lớp CQ tại khu vực nghiên cứu. Trong hệ thống phân loại
bản đồ CQ hai huyện Ngọc Hồi và Đắk Glei tỉ lệ 1:50.000 có 03 lớp CQ:
lớp CQ núi, lớp CQ cao nguyên và đồi, lớp CQ đồng bằng và thung lũng.
Trong phạm vi mỗi nhóm địa hình ở hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
có những đặc trưng trắc lượng hình thái riêng, thể hiện ảnh hưởng của quy
luật đai cao, dẫn đến sự phân hóa theo độ cao của địa hình thành 7 đơn vị
phụ lớp CQ: núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, đồi, đồng bằng,
thung lũng.
d. Hạng cảnh quan
Hạng CQ của khu vực hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi được phân chia
dựa vào các chỉ tiêu: dấu hiệu địa mạo, các kiểu địa hình phát sinh, đặc
điểm của nền nham thạch. Các chỉ tiêu này quy định sự hình thành, phát
triển của các loại đất và hướng di chuyển vật chất. Kết quả nghiên cứu cho

thấy khu vực nghiên cứu có 14 hạng cảnh quan.
e. Loại cảnh quan
Loại CQ là cấp phân vị được phân hóa trong hạng CQ theo sự phân hóa
của nền nhiệt ẩm, thổ nhưỡng và quần thể thực vật trong mối tương tác của
12


vòng tuần hoàn sinh vật. Sự phân hóa của quần hệ thực vật, kể cả quần hệ
nhân tác đều ảnh hưởng đến chu trình trao đổi vật chất và năng lượng trong
CQ. Loại CQ được phân biệt bởi dấu hiệu liên kết của 8 loại đất chính với
12 kiểu thực bì hiện tại, kết quả là hình thành nên 67 loại CQ. Trên bản đồ
loại CQ hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi tỉ lệ 1:50.000 được ký hiệu và
đánh số thứ tự theo từng lớp CQ. Loại CQ là đơn vị cơ sở để nghiên cứu,
đánh giá thích nghi sinh thái và khuyến nghị không gian ưu tiên phát triển
nông lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
f. Dạng cảnh quan
Dạng CQ là cấp phân vị được phân hóa từ loại CQ, dựa trên sự đồng
nhất về độ dốc, độ dày mỏng của tầng đất và mức độ nhân tác của con
người. Sự kết hợp của 8 cấp độ dốc và 3 cấp độ dày tầng đất là cơ sở để
phân chia 67 loại CQ thành 236 dạng CQ ở hai huyện Đắk Glei và Ngọc
Hồi. Dạng CQ là đơn vị cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thích nghi sinh thái
cho cây lâu năm và khuyến nghị không gian ưu tiên phát triển các vùng
chuyên canh cây lâu năm tại khu vực nghiên cứu.
2.3.3.2. Đặc điểm chức năng cảnh quan
Kết quả phân tích đặc điểm các đơn vị CQ hai huyện Đắk Glei và Ngọc
Hồi cho thấy CQ ở khu vực nghiên cứu có chức năng đa dạng, mỗi CQ có
thể có nhiều chức năng và mỗi chức năng có ở nhiều loại CQ. Trong đó, có
các chức năng chính sau:
- Các loại CQ có chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường: gồm có nc1,
nc2, nc3, ntb4, ntb5, ntb6, ntb7, ntb8, ntb10, nt13, nt16, cn37. Các loại CQ

này phân bố tập trung chủ yếu ở hai khu vực có địa thế hiểm trở: vùng núi
cao Ngọc Linh và núi trung bình Đắk Nhoong - Đắk Plô.
- Các loại CQ có chức năng khai thác phát triển kinh tế (phát triển lâm
nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và sản
xuất nông nghiệp): gồm có ntb9, ntb11, nt12, nt14, nt15, nt17, nt18, nt19,
nt20, nt21, nt22, nt23, nt24, nt25, nt26, nt27, nt28, nt29, nt30, nt31, nt32,
nt33, nt34, nt35, nt36, cn38, cn39, cn40, cn41, cn42, cn43, cn44, cn45,
cn46, đ47, đ48, đ49, đ50, đ51, đ52, đ53, đ54, đ55, đ56, đ57, đ58, đb59,
đb60, đb61, đb62, đb63, đb64, tl65, tl66, tl67. Các loại CQ này phân bố tập
trung chủ yếu ở hai khu vực có điều kiện khá thuận lợi để khai thác phát
triển kinh tế: Vùng đồi, núi thấp Đắk Glei - Ngọc Hồi và vùng đồng bằng thung lũng Đắk Pô Kô.
Kết quả phân tích và xác định chức năng các đơn vị CQ là một trong
những căn cứ quan trọng để tiến hành đánh giá CQ cho các mục đích sử
dụng khác nhau. Trên cơ sở chức năng của từng CQ, luận án lựa chọn các
mục đích để đánh giá phù hợp với đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ.
2.3.3.3. Đặc điểm động lực của cảnh quan
Trong quá trình hình thành và phát triển, CQ hai huyện Đắk Glei và
Ngọc Hồi luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tác động động lực. Những
13


tác động động lực như nguồn năng lượng mặt trời, cơ chế hoạt động của gió
mùa, tính mùa của mạng lưới thủy văn và chế độ dòng chảy, sự phân hóa
địa hình, các hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ của con người đã tạo nên
nhịp thở của môi trường và từ đó cũng tạo nên nhịp điệu sống của khối vật
chất sống trong CQ. Hàng năm, hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi nhận
được một lượng bức xạ lớn, các thảm thực vật có điều kiện sinh trưởng và
phát triển mạnh mẽ, các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra
với tốc độ và cường độ cao vào những tháng mùa mưa. Cơ chế hoạt động
của gió mùa cũng là một động lực quan trọng trong quá trình hình thành,

phát triển và biến đổi CQ Ngọc Hồi và Đắk Glei.
Sự phân hóa địa hình mạnh mẽ của khu vực Đắk Glei và Ngọc Hồi,
phần lớn diện tích là đồi núi có độ dốc lớn đã đóng vai trò quan trọng trong
việc phân phối lại năng lượng và tác động đến quá trình chuyển hóa vật chất,
ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển và biến đổi CQ, tạo nên sự khác
biệt trong phân bố các loại đất và các loài sinh vật trong các thảm thực vật.
Ngoài ra, các hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ của con người là một
động lực lớn trong quá trình phát triển và làm biến đổi CQ hai huyện Đắk
Glei và Ngọc Hồi. Qua các hoạt động này, CQ bị biến đổi nhanh chóng và
trong tự nhiên sẽ rất khó hoặc phải mất một thời gian dài mới có thể phục
hồi... Ngoài ra, nhiều CQ bị các hoạt động của con người điều chỉnh phần
lớn như các CQ nông nghiệp, các CQ đô thị… Khu kinh tế cửa khẩu quốc
tế Pờ Y là một minh chứng tiêu biểu nhất về hoạt động khai thác lãnh thổ
của con người tạo nên động lực làm thay đổi mạnh mẽ CQ ở hai huyện Đắk
Glei và Ngọc Hồi.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
HAI HUYỆN BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO THUỘC TỈNH KON TUM
3.1. ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG
LÂM NGHIỆP HAI HUYỆN ĐẮK GLEI VÀ NGỌC HỒI

3.1.1. Cơ sở đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của huyện Đắk Glei
và Ngọc Hồi, gắn liền với việc sử dụng tài nguyên đất, nước, sinh vật... Vì
vậy, việc nghiên cứu đánh giá nhằm xác định không gian thích hợp để bố trí
sản xuất nông lâm nghiệp một cách khoa học không những thúc đẩy phát
triển kinh tế mà còn phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
tự nhiên lãnh thổ.
Các kết quả nghiên cứu ở Chương 2 cho thấy các đặc điểm tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên của Đắk Glei và Ngọc Hồi rất phong phú và đa dạng, có
đủ những điều kiện thuận lợi cho đời sống con người, phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp, cũng như các mức độ đa dạng trong khai thác và sử dụng
tài nguyên.
14


Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và định hướng
phát triển nông lâm nghiệp của huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi, luận án đã
chọn 2 loại hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp để đánh giá
thích nghi sinh thái. Đơn vị đánh giá được lựa chọn là loại cảnh quan. Đây
là đơn vị cơ sở, là đối tượng phù hợp đối với lãnh thổ nghiên cứu ở tỉ lệ bản
đồ 1:50.000.
Với lãnh thổ hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi, phương pháp đánh giá
thích nghi sinh thái CQ được lựa chọn là phương pháp trung bình cộng các
điểm thành phần. Đây là phương pháp đánh giá truyền thống trong nghiên
cứu địa lí ứng dụng, đã được thừa nhận và có ý nghĩa thực tiễn cao.
- Điểm đánh giá được xác định theo công thức:
1 n
M 0   ki di
n i 1
(3.1)
Trong đó: M0 là điểm đánh giá chung (tổng hợp); di: điểm đánh giá yếu
tố thứ i; n: số chỉ tiêu đánh giá; ki: hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i.
- Phân hạng mức độ thích nghi: khoảng cách giữa các mức độ thích
nghi sinh thái được tính theo công thức:
D  Dmin
D  max
M
(3.2)

Trong đó: Dmax là điểm đánh giá chung cao nhất; Dmin là điểm đánh giá
chung thấp nhất; M là số cấp đánh giá.
- Xác định trọng số đánh giá (ki) bằng phương pháp Ma trận tam giác:
được xác định bằng phương pháp so sánh các yếu tố theo tầm quan trọng
hay mức độ ảnh hưởng của chúng đối với yêu cầu của các dạng sử dụng.
Yếu tố nào quan trọng hơn thì ghi vào ô giao thoa của chúng, chẳng hạn: C1
quan trọng hơn C2 đối với loại hình nhất định thì ghi C1 vào cột giao thoa
của C1, C2. Trường hợp ngang nhau thì ghi cả C1, C2, cứ lần lượt từng cặp
ta có bảng kết quả. Số lần lặp lại của các yếu tố càng cao thì giá trị trọng số
càng lớn. Trọng số của mỗi yếu tố được tính bằng tỉ số giữa số lần lặp lại
của yếu tố đó trên tổng số các lần lặp lại của các yếu tố. Tổng số các giá trị
của trọng số các yếu tố luôn bằng 1.
3.1.2. Đánh giá riêng theo các chỉ tiêu đối với nông nghiệp
Đánh giá CQ thích nghi cho sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp
trung bình cộng (công thức 3.1) áp dụng đối với 32 loại CQ. Kết quả:
Dmax = 0,41, Dmin = 0,21; khoảng điểm chênh lệch (theo công thức 3.2) là
▲D = 0,07. Các mức độ thích nghi được chia làm 3 cấp:
+ Rất thích nghi (S1): 0,34 - 0,41
+ Thích nghi trung bình (S2): 0,27 - 0,34
+ Ít thích nghi (S3): 0,21 - 0,27
15


- Cấp rất thích nghi (S1): Có 22 loại CQ (nt24, nt26, nt33, nt35, nt36,
cn38, cn39, cn46, đ49, đ51, đ52, đ55, đ56, đ57, đb60, đb61, đb62, đb63,
đb64, tl65, tl66, tl67). Tổng diện tích là 40.501,70ha, chiếm 17,32 DTTN.
- Cấp thích nghi trung bình (S2): Có 6 loại CQ (nt22, nt25, nt30, nt32,
cn42, cn45). Tổng diện tích là 25.989,17ha, chiếm 11,11 DTTN.
- Cấp ít thích nghi (S3): Có 4 loại CQ (ntb9, ntb11, nt15, nt17). Tổng
diện tích là 5.489,87ha, chiếm 2,35 DTTN.

- Cấp không thích nghi (N): Có 35 loại CQ với tổng diện tích
161.925,67ha, chiếm 69,23 DTTN.
3.1.3. Đánh giá riêng theo các chỉ tiêu đối với rừng phòng hộ
Những loại CQ đã đánh giá là rất thích nghi cho phát triển nông
nghiệp sẽ được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, không đưa vào đánh giá
cho phát triển lâm nghiệp. Hoạt động phát triển lâm nghiệp không bị giới
hạn bởi độ dốc, nên những CQ trên các vùng đất dốc ở vùng đồi núi đều
được đưa vào đánh giá, nhằm xác định khả năng cải tạo chúng để đưa vào
khai thác. Vì vậy, số loại CQ đưa vào đánh giá cho sản xuất lâm nghiệp là
45 loại CQ.
Đánh giá CQ đối với yêu cầu rừng phòng hộ bằng phương pháp trung
bình cộng (công thức 3.1) áp dụng đối với 45 loại CQ. Kết quả:
Dmax = 0,68, Dmin = 0,28; khoảng điểm chênh lệch (theo công thức 3.2)
là ▲D = 0,13. Các mức độ thích nghi được chia làm 3 cấp độ về yêu cầu
phòng hộ như sau:
+ Rất ưu tiên: 0,55 - 0,68
+ Ưu tiên: 0,42 - 0,55
+ Ít ưu tiên: 0,28 - 0,42
- Cấp yêu cầu phòng hộ rất ưu tiên: Có 14 loại CQ (nc1, nc2, nc3, ntb4,
ntb5, ntb6, ntb7, ntb8, , ntb10, nt12, nt13, nt14, nt16, cn37). Tổng diện tích là
99.118,85ha, chiếm 42,38 DTTN.
- Cấp yêu cầu phòng hộ ưu tiên: Có 17 loại CQ (nt18, nt19, nt20, nt21,
nt22, nt23, nt27, nt28, nt29, nt30, nt31, nt32, nt34, cn40, cn42, cn44, cn45).
Tổng diện tích là 84.196,38ha, chiếm 36 DTTN.
- Cấp yêu cầu phòng hộ ít ưu tiên: Có 14 loại CQ (ntb9, ntb11, nt15,
nt17, nt25, cn41, cn43, đ47, đ48, đ50, đ53, đ54, đ58, đb59). Tổng diện tích là
10.089,47ha, chiếm 4,31 DTTN.
3.1.4. Đánh giá riêng theo các chỉ tiêu đối với rừng sản xuất
Đánh giá cảnh quan thích nghi cho rừng sản xuất bằng phương pháp
trung bình cộng (công thức 3.1) áp dụng đối với 45 loại CQ. Kết quả:

Dmax = 0,40, Dmin = 0,27; khoảng điểm chênh lệch (theo công thức 3.2) là
▲D = 0,04. Các mức độ thích nghi được chia làm 3 cấp như sau:
+ Rất ưu tiên (S1): 0,36 - 0,40
+ Ưu tiên (S2): 0,32 - 0.36
+ Ít ưu tiên (S3): 0,27 - 0,32
16


- Cấp rất ưu tiên (S1): Có 11 loại CQ (nt12, nt14, nt18, nt19, nt20,
nt21, nt23, đ48, đ50, đ54, đ58). Tổng diện tích là 58.199,81ha, chiếm
24,88% DTTN.
- Cấp ưu tiên (S2): Có 18 loại CQ (ntb4, ntb5, ntb6, ntb8, nt13, , nt16,
nt22, nt25, nt27, nt28, nt29, nt30, nt31, nt34, cn41, cn43, đ47, đ53). Tổng
diện tích là 118.047,68ha, chiếm 50,47 DTTN.
- Cấp ít ưu tiên (S3): Có 16 loại CQ (nc1, nc2, nc3, ntb7, ntb9, ntb10,
ntb11, nt15, nt17, nt32, cn37, cn40, cn42, cn44, cn45, đb59). Tổng diện
tích là 17.157,21ha, chiếm 7,34 DTTN.
3.1.5. Đánh giá tổng hợp và phân hạng ưu tiên phát triển nông
lâm nghiệp tại hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
Kết quả đánh giá và phân hạng đã xác định được mức độ thích nghi
sinh thái và mức độ ưu tiên của các loại CQ đối với từng loại hình sản xuất
(nông nghiệp và lâm nghiệp) ở hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. Các hạng
thích nghi sinh thái hoặc mức độ ưu tiên của loại CQ đối với nông nghiệp
và lâm nghiệp (rừng phòng hộ và rừng sản xuất) có thể giống hoặc khác
nhau. Vì vậy, cần xác định các tiêu chí ưu tiên trong đánh giá tổng hợp,
nhằm xác định mức độ ưu tiên của loại CQ đối với từng loại hình. Tiêu chí
lựa chọn loại hình sản xuất ưu thế cho mỗi loại CQ như sau:
(i) Khi kết quả đánh giá thích nghi sinh thái khác nhau ở 3 loại hình,
loại hình ưu thế được lựa chọn lần lượt là: 1 - S1, 2 - S2, 3- S3, 4 - N.
(ii) Khi kết quả đánh giá cùng mức thích nghi sinh thái, loại hình ưu

thế là loại hình có ở hiện trạng và trong quy hoạch hoặc ở 1 trong 2 dấu
hiệu trên.
Kết quả đánh giá tổng hợp và phân hạng ưu tiên phát triển đối với
nông nghiệp, lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng sản xuất) như sau:
- Ưu tiên nông nghiệp: Có 32 loại CQ (ntb9, ntb11, nt15, nt17, nt22,
nt24, nt25, nt26, nt30, nt32, nt33, nt35, nt36, cn38, cn39, cn42, cn45,
cn46, đ49, đ51, đ52, đ55, đ56, đ57, đb60, đb61, đb62, đb63, đb64, tl65,
tl66, tl67), với diện tích 71.950,00ha (30,76 DTTN).
- Ưu tiên rừng phòng hộ: Có 12 loại CQ (nc1, nc2, nc3, ntb4, ntb5,
ntb6, ntb7, ntb8, ntb10, nt13, nt16, cn37), với diện tích 73.350,01ha
(31,36% DTTN).
- Ưu tiên rừng sản xuất: Có 23 loại CQ (nt12, nt14, nt18, nt19, nt20,
nt21, nt23, nt27, nt28, nt29, nt31, nt34, cn40, cn41, cn43, cn44, đ47, đ48,
đ50, đ53, đ54, đ58, đb59), với diện tích 88.606,39ha (37,88 DTTN).

17


3.2. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG
CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM

3.2.1. Nhiệm vụ, đối tượng và đơn vị đánh giá
- Nhiệm vụ: (i) Lựa chọn không gian đánh giá là 55 loại CQ có chức
năng khai thác phát triển kinh tế; (ii) Xác định các đặc tính của 203 dạng CQ
thuộc 55 loại CQ có chức năng khai thác phát triển kinh tế; (iii) Xác định nhu
cầu sinh thái của 3 loài cây trồng lâu năm chủ lực của khu vực nghiên cứu;
(iv) Lựa chọn, phân cấp 3 tiêu chí và 12 chỉ tiêu đánh giá; (v) Đánh giá thích
nghi sinh thái đối với từng cây lâu năm; (vi) Đánh giá tổng hợp thích nghi
sinh thái của dạng CQ đối với cây lâu năm; (vii) Xác lập tiêu chí nhận diện
vùng chuyên canh cây lâu năm; (viii) Định hướng tổ chức không gian phát

triển các vùng chuyên canh cây lâu năm theo dạng CQ và đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã.
- Đối tượng đánh giá: Khách thể đánh giá là đặc điểm tự nhiên của 203
dạng CQ thuộc 55 loại CQ có chức năng khai thác phát triển kinh tế. Chủ thể
đánh giá là nhu cầu sinh thái của 3 cây trồng lâu năm chủ lực của hai huyện
Đắk Glei và Ngọc Hồi. Ba loài cây này đều có hiệu quả kinh tế cao, tác động
tốt đến môi trường và giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, bao gồm: cà phê
chè, cao su, bời lời.
- Đơn vị đánh giá: Với đặc thù phân hóa lãnh thổ nghiên cứu, để phục
vụ định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm, đơn
vị được lựa chọn để đánh giá là dạng cảnh quan. Các bản đồ phân hạng mức
độ thích nghi sinh thái và định hướng vùng chuyên canh cây lâu năm được
thể hiện ở tỉ lệ 1:50.000.
3.2.2. Quy trình và phương pháp đánh giá
Luận án sử dụng quy trình đánh giá thích nghi sinh thái theo đề xuất của
Nguyễn Cao Huần, 2005.
Cũng giống như đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp,
luận án sử dụng Phương pháp trung bình cộng các điểm thành phần có trọng
số theo công thức 3.1, phân hạng mức độ thích nghi theo công thức 3.2 và
xác định trọng số cũng bằng phương pháp Ma trận tam giác.
Kết quả đánh giá đã xác định được 33 dạng CQ thuộc 12 loại CQ có
chức năng ưu tiên phòng hộ, bảo tồn và phục hồi rừng. Các dạng CQ này
không đưa vào đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm. 203 dạng
CQ còn lại thuộc 55 loại CQ có chức năng khai thác phát triển kinh tế được
lựa chọn để đánh giá và phân hạng thích nghi sinh thái đối với 3 loài cây lâu
năm (cà phê chè, cao su, bời lời) ở hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi, dựa vào
điểm trung bình cộng của các chỉ tiêu sau khi đã nhân trọng số.
Bằng quy trình và các phương pháp trên, có thể đánh giá thích nghi sinh
thái cho 203 dạng CQ thuộc 55 loại CQ có chức năng khai thác phát triển
kinh tế đối với từng loại cây lâu năm đã lựa chọn. Kết quả được sử dụng để

phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của dạng CQ đối với cây lâu năm.
18


Trên lãnh thổ nghiên cứu các dạng CQ có nhân tố giới hạn thì chúng được
xếp vào hạng không thích nghi (N). Các dạng CQ có kết quả điểm khác 0, thì
tiến hành phân hạng theo các mức thích nghi cho từng cây trồng lâu năm.
Sau khi có kết quả đánh giá thích nghi sinh thái dạng CQ đối với từng
cây lâu năm, luận án tiếp tục đánh giá tổng hợp với 5 tiêu chí xác lập vùng
chuyên canh cây lâu năm để đề xuất định hướng không gian ưu tiên phát
triển các vùng chuyên canh cho từng loài cây trồng lâu năm tại hai huyện
Đắk Glei và Ngọc Hồi.
3.2.3. Kết quả đánh giá riêng và phân hạng thích nghi sinh thái đối
với cây lâu năm tại hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
Luận án lựa chọn 3 cây trồng lâu năm điển hình, có lịch sử phát triển lâu
dài, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.
Lựa chọn 3 tiêu chí, 12 chỉ tiêu của dạng CQ để đánh giá thích nghi sinh thái
đối với cây lâu năm. Mỗi chỉ tiêu phân thành 4 cấp dựa trên đặc điểm sinh
thái của mỗi loài cây, xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu bằng phương pháp
Ma trận tam giác và tham vấn chuyên gia để đánh giá riêng cho từng cây lâu
năm tại hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi.
Căn cứ vào nhu cầu sinh thái của cây cà phê chè, cao su và cây bời lời,
đặc điểm các dạng CQ, đặc trưng tự nhiên của hai huyện Đắk Glei và Ngọc
Hồi, luận án đã lựa chọn 03 nhóm tiêu chí (khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình)
với 12 chỉ tiêu để phân cấp, đánh giá riêng thích nghi sinh thái đối với cây cà
phê chè, cao su và cây bời lời gồm: Nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng
mưa trung bình năm, số tháng khô, số tháng lạnh, loại đất, tầng dày đất,
thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, chỉ số pH, kiểu địa hình, độ dốc, điều
kiện tưới hay khả khả năng thoát nước.
Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá được xác định căn cứ vào mức độ ảnh

hưởng của nó đối với nhu cầu sinh thái của cây trồng lâu năm (cà phê chè,
cao su, bời lời). Trong đó tầm quan trọng được xác định 4 cấp: i) Cấp 1 - Chỉ
tiêu về loại đất có tầm quan trọng nhất; ii) Cấp 2 - Chỉ tiêu độ dốc và kiểu địa
hình; iii) Cấp 3 - Chỉ tiêu về nhiệt - ẩm và tầng dày đất; Cấp 4 - Các chỉ tiêu
gồm: Thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, chỉ số pH, điều kiện tưới, số
tháng khô, số tháng lạnh.
3.2.3.1. Cây cà phê chè
Luận án không đưa vào đánh giá các dạng CQ chứa các yếu tố giới hạn
đối với cà phê chè gồm: Các dạng CQ có độ dốc > 250, các dạng CQ có hiện
trạng lớp phủ là rừng. Kết quả đã xác định được 89 dạng CQ có điểm đánh
giá bằng 0 được xếp vào mức không thích nghi (N).
Điểm đánh giá chung được xác định bằng phương pháp trung bình
cộng (công thức 3.1) áp dụng đối với 114 dạng CQ. Kết quả:
Dmax = 0,22, Dmin = 0,16; khoảng điểm chênh lệch (theo công thức
3.2) là ▲D = 0,020. Các mức độ thích nghi được chia làm 3 cấp:
+ Rất thích nghi (S1): 0,20 - 0,22
19


+ Thích nghi trung bình (S2): 0,18 - 0,20
+ Ít thích nghi (S3): 0,16 - 0,18
Kết quả đánh giá thích nghi CQ đối với cây cà phê chè cho thấy:
Có 34 dạng CQ với 13.698,10ha rất thích nghi, chiếm 8,31 diện tích
đánh giá, phân bố trên các dạng CQ núi thấp, đồi, cao nguyên và đồng bằng
cao thuộc vùng đồi và núi thấp Đắk Glei - Ngọc Hồi (6.398,76ha) và vùng
đồng bằng - thung lũng Đắk Pô Kô (7.299,34ha).
Có 48 dạng CQ xếp hạng thích nghi trung bình đối với cây cà phê chè
với diện tích 25.735,66ha, chiếm 15,62 diện tích.
Có 32 dạng CQ xếp hạng ít thích nghi đối với cây cà phê chè với diện
tích 28.697,74ha, chiếm 17,42 diện tích.

Có 89 dạng CQ xếp hạng không thích nghi đối với cây cà phê chè với
diện tích 96.644,72ha, chiếm 58,65 diện tích.
3.2.3.2. Cây cao su
Các dạng cảnh quan không đánh giá gồm: Các dạng CQ có độ dốc
> 25 0, các dạng CQ có hiện trạng lớp phủ là rừng. Kết quả đã xác định
được 89 dạng CQ có điểm đánh giá bằng 0 được xếp vào mức không
thích nghi (N). Thực hiện quy trình đánh giá tương tự đối với cây cà
phê chè, kết quả: Dmax = 0,22, Dmin = 0,15; khoảng điểm chênh lệch
▲D = 0,023. Các mức độ thích nghi được chia làm 3 cấp:
+ Rất thích nghi (S1): 0,20 - 0,22
+ Thích nghi trung bình (S2): 0,18 - 0,20
+ Ít thích nghi (S3): 0,15 - 0,18
Kết quả đánh giá thích nghi CQ đối với cây cao su cho thấy:
Có 37 dạng CQ xếp hạng rất thích nghi, với 16.481,35ha, chiếm
10 diện tích.
Có 59 dạng CQ xếp hạng thích nghi trung bình đối với cây cao su
với diện tích 30.296,41ha, chiếm 18,39 diện tích.
Có 18 dạng CQ xếp hạng ít thích nghi đối với cây cao su với diện
tích 21.353,74ha, chiếm 12,96 diện tích.
Có 89 dạng CQ xếp hạng không thích nghi đối với cây cao su với
diện tích 96.644,72ha, chiếm 58,65 diện tích.
3.2.3.3. Cây bời lời
Các dạng cảnh quan không đánh giá gồm: Các dạng cảnh quan có
độ dốc > 25 0, nhiệt độ trung bình năm < 18 0, các dạng cảnh quan có
hiện trạng lớp phủ là rừng. Kết quả đã xác định được 32 dạng cảnh
quan có điểm đánh giá bằng 0 được xếp vào mức không thích nghi (N).
Thực hiện quy trình đánh giá tương tự đối với cây cà phê chè và
cây cao su, kết quả: Dmax = 0,22, Dmin = 0,15; khoảng điểm chênh
lệch ▲D = 0,023. Các mức độ thích nghi được chia làm 3 cấp:
+ Rất thích nghi (S1): 0,20 - 0,22

+ Thích nghi trung bình (S2): 0,18 - 0,20
20


+ Ít thích nghi (S3): 0,15 - 0,18
Kết quả đánh giá thích nghi cảnh quan đối với cây bời lời cho thấy:
Có 71 dạng CQ xếp hạng rất thích nghi, với 23.400,16ha chiếm gần
14,20 diện tích.
Có 82 dạng CQ xếp hạng thích nghi trung bình đối với cây bời lời
với diện tích 49.100,86ha, chiếm 29,80 diện tích.
Có 18 dạng CQ xếp hạng ít thích nghi đối với cây bời lời với diện
tích 17.861,62ha, chiếm 10,84 diện tích.
Có 32 dạng CQ xếp hạng không thích nghi đối với cây bời lời với
diện tích 74.413,58ha, chiếm 45,16 diện tích.
3.2.4. Đánh giá tổng hợp, định hướng không gian phát triển các
vùng chuyên canh cây lâu năm hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi
Kết quả đánh giá và phân hạng đã xác định được mức độ thích nghi
sinh thái của các dạng CQ đối với từng loại cây trồng lâu năm (cà phê
chè, cao su, bời lời) ở hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi. Các hạng thích
nghi sinh thái của dạng CQ đối với cây cà phê chè, cây cao su và cây
bời lời có thể giống hoặc khác nhau. Vì vậy, cần xác định các tiêu chí
ưu tiên trong đánh giá tổng hợp, nhằm xác định mức độ thích nghi sinh
thái của dạng CQ đối với từng cây lâu năm. Đó là cơ sở quan trọng
trong định hướng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu
năm hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi.
Tiêu chí xác định vùng chuyên canh cây lâu năm gồm 5 tiêu chí
sau: (i) Cấp thích nghi: Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái của các
dạng CQ đối với cây lâu năm được chia làm 3 cấp: Rất thích nghi (S1);
Thích nghi (S2); Ít thích nghi (S3); (ii) Dạng CQ có hiện trạng hoặc
quy hoạch trồng cây lâu năm đến năm 2020 và định hướng đến năm

2030; (iii) Các khoanh vi thuộc dạng CQ liền vùng, liền thửa, diện tích
trên 300ha; (iv) Dạng CQ phân bố gần khu dân cư, giao thông thuận
tiện, gần nguồn nước tưới, thu hoạch và phân phối thuận tiện; (v) Dạng
CQ nằm trong xã, liên xã có hoặc có quy hoạch hợp tác xã/tổ hợp hợp
tác xã nông nghiệp, theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Trọng số: Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp được xác
định căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng vùng
chuyên canh cây lâu năm. Trong đó: chỉ tiêu về cấp thích nghi có tầm
quan trọng nhất; tiếp đến là chỉ tiêu dạng CQ có hiện trạng hoặc quy
hoạch trồng cây lâu năm và chỉ tiêu các khoanh vi thuộc dạng CQ liền
vùng, liền thửa, diện tích trên 300ha; Các chỉ tiêu còn lại có tầm quan
trọng ngang nhau. Kết quả xác định trọng số đánh giá bằng phương
pháp Ma trận tam giác.
Đánh giá tổng hợp, định hướng không gian phát triển các vùng
chuyên canh cây lâu năm hai huyện Đắk Glei và Ngọc Hồi được tiến
hành bằng phương pháp trung bình cộng (công thức 3.1) áp dụng đối
21


với 203 dạng CQ thuộc thuộc 55 loại CQ có chức năng khai thác phát
triển kinh tế. Kết quả:
- Đối với cây cà phê chè: Dmax = 0,87, Dmin = 0,42; khoảng điểm
chênh lệch (theo công thức 3.2) là ▲D = 0,15. Các mức độ thích hợp
được chia làm 3 cấp: Rất ưu tiên (S1): 0,72 - 0,87; Ưu tiên (S2): 0,57 0,72; Ít ưu tiên (S3): 0,42 - 0,57.
- Đối với cây cao su: Dmax = 0,87, Dmin = 0,29; khoảng điểm
chênh lệch (theo công thức 3.2) là ▲D = 0,19. Các mức độ thích hợp
được chia làm 3 cấp: Rất ưu tiên (S1): 0,68 - 0,87; Ưu tiên (S2): 0,48 0,68; Ít ưu tiên (S3): 0,29 - 0,48.
- Đối với cây bời lời: Dmax = 0,75, Dmin = 0,29; khoảng điểm
chênh lệch (theo công thức 3.2) là ▲D = 0,15. Các mức độ thích hợp
được chia làm 3 cấp: Rất ưu tiên (S1): 0,60 - 0,75; Ưu tiên (S2): 0,45 0,60; Ít ưu tiên (S3): 0,29 - 0,45.

Kết quả đánh giá cho thấy: có 69 dạng CQ không ưu tiên phát triển
các vùng chuyên canh cây lâu năm với diện tích 78.920,95ha, chiếm
47,90 diện tích đánh giá. Có 134 dạng CQ định hướng không gian
phát triển các vùng chuyên canh cho cây cà phê chè, cao su và bời lời,
với tổng diện tích 85.855,27ha, chiếm 52,10 diện tích đánh giá.
Vùng ưu tiên chuyên canh cây cà phê chè: Có 48 dạng CQ, với
33.348,69ha (chiếm 20,24 ), tập trung chủ yếu ở các vùng đồi và núi
thấp Đắk Glei - Ngọc Hồi. Phân bố ở nhiều xã của huyện Đắk Glei,
trong đó các xã có diện tích lớn như Đắk Long, Đắk Kroong, Đắk Môn,
Đắk Choong…; ở huyện Ngọc Hồi phân bố chủ yếu tại các xã Đắk Xú,
Bờ Y, Đắk Dục, Đắk Ang và Sa Loong.
Vùng ưu tiên chuyên canh cây cao su: Có 50 dạng CQ, với
21.382,64ha (chiếm 12,98 ), tập trung rộng khắp ở vùng đồng bằng thung lũng Đắk Pô Kô, phân bố hầu hết các xã của huyện Ngọc Hồi; Ở
khu vực huyện Đắk Glei thì có diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở xã Đắk
Môn, Đắk Loong và Đắk Kroong.
Vùng ưu tiên chuyên canh cây bời lời: Có 36 dạng CQ, với
31.123,94ha (chiếm 18,89 ), tập trung chủ yếu ở vùng đồi và núi thấp
Đắk Glei - Ngọc Hồi.
3.2.5. Định hướng tổ chức không gian phát triển vùng lõi các
vùng chuyên canh cây lâu
Trong 134 dạng cảnh quan đề xuất không gian ưu tiên phát triển
các vùng chuyên canh, có 51 dạng cảnh quan đề xuất không gian ưu
tiên phát triển vùng lõi chuyên canh cho 3 loài cây trồng lâu năm, các
dạng CQ này đáp ứng đồng thời 5 tiêu chí xác lập vùng chuyên canh
cây lâu năm, với tổng diện tích 24.539,45ha, chiếm 28,58 diện tích
vùng chuyên canh.
22



×