Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Khai thác và sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong dạy học lịch sử Việt Nam (19541975), lớp 12 THPT – chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 164 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở trường phổ thông, mỗi môn học đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu chung của nền giáo dục quốc dân. Môn lịch sử (LS)
có nhiệm vụ trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức cơ bản, có hệ thống về
LS phát triển hợp qui luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo
dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành bộ môn [39; 69].
Nhưng thực tiễn dạy – học LS những năm gần đây cho thấy, học sinh (HS)
ít hứng thú với bộ môn, chất lượng dạy - học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt
ra, chưa tương xứng với vị thế và chức năng của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn
tới thực trạng này, như: do quan niệm chưa đúng về bộ môn (coi LS là môn phụ),
những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, chương trình và sách giáo khoa
(SGK) còn nặng, nhiều kiến thức còn hàn lâm,… trong đó có nhuyên nhân chậm
đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của giáo viên (GV). Vì thế, đổi mới PPDH
là yêu cầu cấp thiết đối với GV dạy Sử, nhằm phát huy tính tích cực độc lập nhận
thức của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học (DH) bộ môn.
CNTT và truyền thông (ICT) là thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa
học – kỹ thuật hiện nay. ICT đang tạo ra những thay đổi lớn của cuộc cách mạng
giáo dục, đặc biệt là trong đổi mới PPDH. Ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng
đồ dùng trực quan và các phương tiện kĩ thuật hiện đại nói riêng trong dạy học
lịch sử (DHLS) đã được nhiều chuyên gia giáo dục khẳng định là góp phần dựng
lại bức tranh quá khứ chân thực, sinh động đúng như nó tồn tại, giúp HS khắc
phục tình trạng “hiện đại hóa” LS.
Thể loại phim tài liệu nói chung, các đoạn phim tài liệu khoa học nói
riêng là loại đồ dùng trực quan quan trọng, thu hút sự quan tâm của các nhà giáo
dục, giáo dục LS. Phim tài liệu khoa học được xây dựng dựa trên những hình
ảnh có thật hoặc những biến cố của sự kiện, nhân vật LS xảy ra tại thời điểm
nhất định trong quá khứ. Sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong DHLS
1



kích thích hứng thú học tập, thu hút được sự quan sát tập trung ở HS. Phim tài
liệu khoa học còn là phương tiện thuận lợi cung cấp tư liệu, sự kiện trực quan,
có hệ thống, lôgic chặt chẽ, có khả năng làm sống lại sự kiện, hiện tượng.
Nhưng sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong DHLS như thế nào cho
hiệu quả, qua đó góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng bộ môn vẫn là
vấn đề lớn đối với GV dạy Sử.
LS Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, lớp 12 THPT có vị trí quan trọng
trong tiến trình LS dân tộc, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về LS Việt
Nam – thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miển Nam, đấu tranh thống nhất đất nước. DHLS Việt Nam
giai đoạn này, GV có thể khai thác và sử dụng nhiều đoạn phim tài liệu khoa
học, góp phần bổ sung và cụ thể hóa kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo
đức, phát triển toàn diện HS, đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH
của GV.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Khai
thác và sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong dạy học lịch sử Việt
Nam (1954-1975), lớp 12 THPT – chương trình chuẩn” làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử, mã số
60.14.01.11.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử dụng phim tài liệu trong DH nói chung, DHLS nói riêng không phải là
một vấn đề mới, đã được một số tác giả đề cập, nghiên cứu qua các công trình,
bài báo và tài liệu chuyên khảo chúng tôi xin khái quát LS nghiên cứu vấn đề
liên quan tới đề tài gồm ba nhóm chính:
2.1. Những tài liệu viết về phương pháp dạy học nói chung, sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nói riêng.
• Tài liệu nước ngoài:
Từ xa xưa, đảm bảo tính hình ảnh, trực quan được coi là một trong những
nguyên tắc cơ bản của DHLS. J.A Cômenxki (1592 – 1670) - nhà giáo dục Tiệp

2


Khắc (nay là nước Cộng hòa Séc) là người đầu tiên đưa ra yêu cầu “đảm bảo
tính trực quan trong DH”. Ông khẳng định: “sẽ không có trong trí tuệ những
cái mà trước đó không cảm giác và để có tri thức vững chắc, nhất định phải
dùng PP trực quan” [31; 9] và ông yêu cầu: “Thầy giáo phải cho HS sử dụng tất
cả các giác quan vào việc tri giác tài liệu” [31; 9].
Sau J.A. Cômenxki, nhiều nhà giáo dục Liên Xô trước đây như
K.Đ.Usinki, A.A. Vaghin, M.N. Sacđacôp, N.G. Đairi, I.F. Kharlamop,… đã kế
thừa và phát triển nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong DH, góp phần bổ
sung và làm giàu lí luận DH.
Đ.N.Nikiphôrôp trong cuốn “Nguyên tắc trực quan trong DHLS”, Nxb
Giáo dục, Matxcova, 1964 (tài liệu dịch của Hoàng Trung, 1979, Đại học Sư
phạm Hà Nội) đã trình bày về ý nghĩa của đồ dùng trực quan – một trong những
phương tiện phát huy tính tích cực của HS. Ông khẳng định: Việc sử dụng đồ
dùng trực quan góp phần phát triển tư duy logic HS, như phân tích, tổng hợp,
các quá trình so sánh và khái quát. Công việc này dẫn tới việc hình thành cho
HS các biểu tượng và khái niệm sơ giản [56; 11].
Theo K. Đ Usinxki (1824 - 1870) thì “tính trực quan phải là cơ sở quan
trọng nhất của việc DH”, vì những hình ảnh đặc biệt được giữ lại trong óc HS
đều thu được thông qua trực quan [26; 7].
M.N.Sacđacôp trong cuốn “Tư duy của HS” (1970), Nxb Giáo dục, Hà
Nội, đánh giá cao vai trò của tri giác tài liệu, phương tiện trực quan đối với hoạt
động tư duy. Ông nhận định: “Tư duy diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với tri
giác… nhờ tri giác mà người ta đã thu thập được thuộc tính và nhìn thấy được
những sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan hay những mối liên hệ và
quan hệ giữa chúng với nhau. Nhận thức cảm tính là nội dung cụ thể của tư duy
[58; 10].
Với nhan đề “Những cơ sở lí luận của việc DH”, tập 1 (1971), Rutxo cho

rằng: “Người thầy nên sử dụng đồ dùng trực quan để HS tự giác lĩnh hội tri

3


thức, thông qua các hoạt động thực hành, thực nghiệm sẽ có tác dụng to lớn
trong việc giáo dục trí tuệ và nhân cách HS” [31; 4].
Trong “Những cơ sở của hệ thống PP giảng dạy các khoa học xã hội ở
trường đại học” (1971), do Lê Nguyên Long dịch đã trình bày những cơ sở
khoa học của PP giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội, bao gồm việc làm sáng
tỏ PP trình bày bài giảng, cách tiến hành các buổi thảo luận chuyên đề, cách
thức công tác độc lập của HS, cách sử dụng các đồ dùng trực quan và các
phương tiện kĩ thuật trong việc giảng dạy, cách thức tiến hành kiểm tra và thi,
cách tổ chức công tác tư tưởng và giáo dục ngoài lớp.
Cuốn “Phương pháp DHLS ở trường phổ thông” (1972) của A.Vaghin
nêu rõ: Có phương tiện trực quan, HS sẽ nắm vững khái niệm một cách chính
xác. HS bằng thị giác thông qua đồ dùng trực quan dễ nhận thức được kiến thức
sâu sắc hơn [58].
N.G.Đairi trong tài liệu “Chuẩn bị giờ học LS như thế nào?” (1973), Nxb
Giáo dục, Hà Nội, nhấn mạnh “tính cụ thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá
trị lớn lao, bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [10; 25].
I.F.Kharlamop trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế
nào?” (1979) rất coi trọng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS. Theo
ông: “Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH không những làm cho quá
trình học tập thêm sinh động, nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập
cho các em nhìn thấy bản chất của sự kiện, ẩn sau các hình thức và biểu hiện
bên ngoài, kích thích tính ham hiểu biết cho các em” [45; 105-106].
Bên cạnh đó, những công trình của các nhà giáo dục và giáo dục LS như:
“Những cơ sở của lí luận DH”, tập II của B.P Êxipốp (Nxb Giáo dục, HN,
1972); “Giáo dục học”, tập I của N.V Savin (1983); “Giáo dục học”, tập II của

T.A. Ilina (Nxb Giáo dục, HN, 1979), “PPDHLS ở trường phổ thông trung học”
của A.A Vagin (1968), “DH nêu vấn đề” của I. Ia. Lecne (1977),.... đều nhấn
mạnh vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, phương
tiện kĩ thuật nghe - nhìn nói riêng trong DH.
4


• Tài liệu trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về sử dụng đồ dùng trực quan trong DH,
bao gồm cả PP sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại cũng được quan tâm từ
những năm 70 thế kỉ XX:
Trong cuốn “Giáo dục học”, tập 1 (1987) của Nxb Giáo dục, nhóm tác giả
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt đã chỉ ra vai trò, ý nghĩa của các loại đồ dùng
trực quan trong DH, ưu – nhược điểm của mỗi loại và cách sử dụng một số
phương tiện trực quan. Cụ thể:
Giáo trình “Giáo dục học” (Trần Tuyết Oanh chủ biên) không chỉ khẳng
định trực quan là một nguyên tắc DH mà tác giả dành hẳn một chương trình bày
về PP và phương tiện DH (chương IX).
Đặng Thành Hưng trong cuốn “DH hiện đại – Lí luận, biện pháp, kĩ
thuật” (2002), Nxb Quốc gia Hà Nội giới thiệu kĩ thuật sử dụng và khai thác các
phương tiện DH trên lớp, trong đó có đồ dùng trực quan.
Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại” (1998), Thái
Duy Tuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của tài liệu trực quan trong DH và cho
rằng: “Tài liệu trực quan chẳng những cung cấp cho HS những kiến thức bền
vững, chính xác mà còn giúp HS kiểm tra lại chúng nếu phù hợp với thực tiễn”.
Trần Bá Hoành trong cuốn “Đổi mới PPDH, chương trình và SGK”
(2010), Nxb Đại học Sư phạm khẳng định vai trò của PP trực quan trong việc
tích cực hóa hoạt động người học. Theo tác giả, “phương tiện trực quan được sử
dụng như là “nguồn” chủ yếu dẫn đến kiến thức mới”.
Cùng với các nhà giáo dục học, từ những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà

giáo dục LS nước ta bước đầu nghiên cứu về lí luận và PPDH bộ môn, coi trọng
tính hình ảnh trực quan và việc sử dụng các loại thiết bị, phương tiện kĩ thuật
trong DH. Chúng ta có thể kể đến:
Giáo trình “Phương pháp DHLS” – bộ giáo trình được sử dụng trong các
trường đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay của nhóm tác giả là giảng viên tổ
PPDH khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Phan Ngọc Liên chủ
5


biên) nhấn mạnh: “…. đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng
kì học LS, gây hứng thú học tập cho HS. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ
với hiện tại” [39; 44].
Trong cuốn “Đồ dùng trực quan trong việc dạy, học LS ở trường phổ
thông cấp II” (1975) của Nxb Giáo dục, các tác giả chỉ ra ý nghĩa và PP sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy – học LS ở trường phổ thông cấp II.
Tài liệu “Đồ dùng trực quan trong việc DHLS ở trường phổ thông cấp IIIII” (1975), Nxb Giáo dục của Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá đã trình bày hệ
thống các loại đồ dùng trực quan có thể dùng trong DHLS. Trong chương I, các
tác giả phân tích vai trò, ý nghĩa, đặc trưng của đồ dùng trực quan trong DHLS,
đưa ra các nguyên tắc lựa chọn và sử dụng theo hướng tích cực hóa người học.
Cuốn “Phát huy tính tích cực của HS trong DHLS ở THCS” (1999) của
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nxb Giáo dục đã giới thiệu PP sử dụng hình
vẽ, tranh ảnh và bản đồ để phát triển tư duy cho HS.
Giáo trình “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn LS” của tập thể
giảng viên tổ PPDH, khoa LS, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do Nguyễn Thị
Côi chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009) đã dành một chương khá
chi tiết viết về rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng các loại đồ dùng trực quan,
trong đó có ứng dụng CNTT. Sách nêu rõ các bước tiến hành, kĩ năng khai thác từ
các kênh hình có trong sách giáo khoa và kênh hình bên ngoài SGK bằng CNTT
[8; 86-93].
Đặc biệt, bộ sách “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong DHLS lớp 10

(2012), lớp 11 (2011) và lớp 12 (2010) THPT” do tập thể giảng viên tổ PPDH
khoa LS, trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn đã cung cấp cho GV nội
dung và PP sử dụng từng kênh hình trong mỗi bài học của SGK. Khi đề xuất PP
sử dụng kênh hình, các tác giả đã kết hợp định hướng nêu câu hỏi gợi mở để
hướng dẫn HS tự tìm hiểu và rút ra kết luận, nhằm phát huy hoạt động tích cực,
gây hứng thú cho HS trong quá trình học tập.

6


Ngoài ra, còn phải kể đến sách bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì dành
cho GV giảng dạy môn LS ở bậc phổ thông cũng đề cập đến việc sử dụng đồ
dùng trực quan, tiêu biểu là cuốn “Sơ thảo PP giảng dạy LS ở trường phổ thông
cấp II, III” (1961) của Nxb Giáo dục. Sách đã đưa ra những nhiệm vụ giảng dạy
LS ở trường phổ thông, giáo dục tư tưởng chính trị trong giảng dạy LS cấp II,
cấp III và kèm theo PP giảng dạy từng bài LS. Đây là một tài liệu tham khảo
quan trọng cho GV ở bậc phổ thông.
Liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi còn có một số công trình
của các nhà giáo dục LS như: “Đổi mới việc DHLS lấy HS làm trung tâm”
(1996) của Hội Giáo dục LS; “Một số chuyên đề phương pháp DHLS” của Phan
Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (chủ biên, 2002); “Hệ thống các
phương pháp DHLS ở trường THCS” của Trịnh Đình Tùng (chủ biên, 2005);
“Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông” của
Nguyễn Thị Côi (2006); “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn LS” do Phan
Ngọc Liên chủ biên (dự án Việt – Bỉ);…
Ngoài ra, việc sử dụng phương tiện trực quan trong DHLS còn được đề
cập trong nhiều Luận án, Luận văn Thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp, Tạp chí
Nghiên cứu LS và Tạp chí Giáo dục. Tiêu biểu như:
- Nguyễn Thị Côi (2002): “Kênh hình – một nguồn cung cấp kiến thức
quan trọng trong việc DHLS”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2.

- Nguyễn Mạnh Cường (1999): “Xây dựng và sử dụng một số đồ dùng
trực quan trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 THPT”, Khóa
luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Bùi Đức Dũng (2007): “Sử dụng kênh hình trong SGK nhằm giúp HS
nắm vững kiến thức khi DHLS Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) lớp
10 THPT”, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đoàn Văn Hưng (1998): “Thử nghiệm một loại bản đồ giáo khoa LS
treo tường”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

7


- Nguyễn Thị Liên (2001): “Sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao
hiệu quả bài học LS: chương 4 “Ấn Độ và Đông Nam Á phong kiến” lớp 10
THPT”, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Mạnh Hưởng (2008): “ Để sử dụng tốt các thiết bị, phương tiện
kĩ thuật trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Dạy và Học ngày
nay, số 6, trang 18 – 20.
- Nguyễn Mạnh Hưởng (2011): “Hướng dẫn HS khai thác hiệu quả các đoạn
phim tài liệu trong DHLS ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 258, tr.38 – 40.
- Nguyễn Mạnh Hưởng (2011 - 2012): “Thiết kế và sử dụng hệ thống bản
đồ giáo khoa điện tử trong DHLS lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)”, Đề tài
cấp Trường, mã số SPHN – 11 – 42.
- Trịnh Đình Tùng, Kiều Thế Hưng (1994): “Xây dụng và sử dụng bản đồ
trong DHLS ở trường phổ thông”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 6.
- Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Mạnh Hưởng (2008): “Sử dụng hiệu quả
các thiết bị DH ở trường phổ thông”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 22….
Một cách khái quát, ngay từ sớm, các nhà giáo dục học, giáo dục LS trong
và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu và sớm khẳng định vai trò, ý nghĩa quan
trọng của đồ dùng trực quan trong dạy – học ở trường phổ thông, giúp HS hiểu

sâu và nhớ lâu kiến thức. Các tài liệu cũng giới thiệu một số hình thức và biện
pháp sử dụng đồ dùng trực quan hiệu quả, song mới chỉ dừng lại ở lí luận chung,
chưa vận dụng vào giai đoạn tác giả nghiên cứu.
2.2. Những tài liệu viết về ứng dụng CNTT trong DH nói chung và
DHLS nói riêng.
Từ những thập niên cuối của thế kỉ XX, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vai
trò, ý nghĩa cũng như đề xuất các biện pháp ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào
tạo đã được nhiều nước quan tâm như Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản,…
Trong nước, từ những năm 90 của thế kỉ XX, hướng nghiên cứu này cũng
được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Ví như: “Phát triển kĩ thuật nghe – nhìn,
một con đường hiện đại hóa phương tiện và PPDH” của Võ Thế Quân;
8


“Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng DH” của Nguyễn Cương; “Mấy quan điểm sử
dụng máy tính điện tử như là công cụ DH” của Nguyễn Bá Kim và Đỗ Thị
Hồng Ánh; “Đổi mới PP giảng dạy bằng CNTT – xu thế của thời đại”, “Đưa tin
học vào nhà trường phổ thông” của Quách Tuấn Ngọc;… [26; 11].
Cuốn “Ứng dụng CNTT trong DH” (2006), Nxb Giáo dục của Lê Công
Triêm và Nguyễn Đức Vũ đã đề cập tới vai trò quan trọng của máy tính đối với
quá trình DH, đặc biệt các tác giả đi sâu vào việc thiết kế bài giảng điện tử trên
Microsoft Power Ponit.
Những kết quả nghiên cứu đều khẳng định xu hướng chung của nền giáo
dục thế giới cần thiết phải tích hợp những thành tựu của CNTT để cải tiến
PPDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT như
thế nào, kết hợp với PP và đảm bảo nguyên tắc, điều kiện nào để đạt được mục
tiêu DH đặt ra vẫn chưa được các tác giả làm rõ. Hơn nữa, hướng nghiên cứu về
ứng dụng CNTT trong DH đã được chú trọng ở các môn khoa học tự nhiên,
nhưng khoa học xã hội mới thực sự được GV bộ môn quan tâm trong vài năm
gần đây.

Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, một số nhà giáo dục LS nước ngoài đã đề
cập đến việc sử dụng CNTT như một phương tiện trực quan trong DH, như cuốn
“Using ICT in History: A Teacher’s Resource Guide” của Davis Gardner;
“Vietnam: Anthology and Guide to A Televison History” của Steven Cohen;…
Trong tài liệu, Davis Gardner không những phân tích tầm quan trọng của việc sử
dụng CNTT trong DHLS, mà còn hướng dẫn các thao tác cơ bản khi khai thác
hình ảnh trên đĩa CD – Rom và một số trang Web; còn Steven Cohen thì nhấn
mạnh những tác động, ảnh hưởng to lớn của truyền hình đối với việc tìm hiểu về
LS dân tộc và LS thế giới qua các hình ảnh, thước phim tư liệu. Ông đã lấy ví dụ
những hình ảnh về “Chiến tranh Việt Nam” mà “chúng ta từng dứng líu” để
người dân Mĩ tự nhận xét và rút ra bài học về LS của đất nước họ [26; 14].
Trong nước, đã có một số nhà giáo dục LS các trường đại học, cao đẳng
và phổ thông bước đầu quan tâm, tìm hiểu về lí luận sử dụng CNTT như một
9


thiết bị, phương tiện trực quan DH hiện đại. Tiêu biểu là bộ giáo trình “ Phương
pháp DHLS” (2009) tập 1 và 2 của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình
Tùng, Nguyễn Thị Côi; “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn LS” cuả
Nguyễn Thị Côi (chủ biên, 2009) và các tác giả. Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng
nghiệp vụ sư phạm môn LS”, trên cơ sở trình bày những phương tiện kĩ thuật có
thể sử dụng trong DHLS, các tác giả đã dành riêng một phần giới thiệu những
tiện ích của phần mềm Microsoft Power Point, đưa ra yêu cầu, qui trình thiết kế
và tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử,… và minh họa bằng những giáo án điện
tử được thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT [26; 14].
Cuốn tài liệu “Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH và kiểm tra đánh
giá môn LS” (2009) do nhóm tác giả Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Xuân Trường và
Nguyễn Mạnh Hưởng biên soạn (dùng cho tập huấn, bồi dưỡng GV cả nước) tập
trung vào 3 nội dung lớn: Tổng quan về đổi mới phương pháp DHLS ở trường
THPT với sự hỗ trợ của CNTT; Hướng dẫn GV các thao tác sử dụng một số

công cụ, phần mềm trong DHLS; Ứng dụng CNTT vào DH, kiểm tra đánh giá
bộ môn.
Trên các tạp chí chuyên ngành và liên ngành như Tạp chí Giáo dục, Tạp
chí Thiết bị Giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu LS, một số hội thảo và đề tài nghiên
cứu khoa học các cấp cũng đăng tải, công bố nhiều bài viết liên quan tới vấn đề
này. Ví như đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B 2004 – 75 – 103:“Sử
dụng các hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phần mềm Microsoft Power
Point trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông” (2005) của Nguyễn Thị Côi
(chủ trì), Nguyễn Mạnh Hưởng và các tác giả; đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ
trọng điểm, mã số B.2007 – TN 04 – 18 TĐ: “Ứng dụng CNTT trong DHLS ở
các trường THPT khu vực trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam” của Đỗ Hồng
Thái (chủ trì) và các tác giả (2009);“Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho
GV cốt cán các trường THPT về đổi mới phương pháp DHLS” của Trịnh Đình
Tùng (chủ biên) và các tác giả; “Sử dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp
DHLS ở trường phổ thông” của Phan Ngọc Liên, Đoàn Văn Hưng; “Việc ứng
10


dụng CNTT trong DHLS ở trường THPT ở khu vực miền núi phía Bắc” của Đỗ
Hồng Thái;…
Đáng chú ý là những công trình và bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh
Hưởng (khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội):
- Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS ở trường phổ thông, Tạp chí
Giáo dục, Số 133, 2006.
- Thiết kế bài giảng Cách mạng tháng 8 -1945 với sự hỗ trợ của phần
mềm Power Point, Tạp chí Giáo dục, số 154, 2007.
- Khai thác và sử dụng phần mềm M.Power Point nhằm nâng cao chất
lượng DHLS ở trường phổ thông (2007 - 2008), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Trường, mã số SPHN – 07 – 117.
- CNTT và truyền thông với vấn đề đổi mới phương pháp DHLS ở

trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 185, 2008.
- Sử dụng CNTT để khai thác kênh hình trong SGK lịch sử 12, Tạp chí
Giáo dục, số 196, 2008.
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường THPT với sự hỗ
trợ của CNTT, Tạp chí Giáo dục, số 202, 2008.
- Nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường THPT với sự hỗ trợ của CTTT”,
Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng DHLS Việt Nam ở trường phổ thông hiện nay”, Hà Nội, tháng 4 - 2008.
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả DH phần LSVN (1945 – 1954), lớp
12 THPT (chương trình chuẩn) với sự hỗ trợ của CNTT (2009 - 2010), Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Trường, mã số SPHN - 09 – 419.
- Thiết kế và sử dụng hệ thống bản đồ giáo khoa điện tử trong DHLS lớp
10 THPT (chương trình chuẩn) (2012), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường,
mã số SPHN - 11 – 42,…
Ngoài ra, vấn đề này còn được trình bày trong các Luận án Tiến sĩ, Luận
văn Thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà
Nội. Ví như: Luận văn Thạc sĩ “Khai thác và sử dụng tài liệu trên mạng Internet
11


để DHLS ở trường THPT” (2003) của Đoàn Thị Kiều Oanh; Luận án Tiến sĩ
“Sử dụng phần mềm Microsoft Power Point trong DH bài nghiên cứu kiến thức
mới phần LS thế giới lớp 10 (chuẩn)” (2009) của Đoàn Văn Hưng (Đại học sư
phạm Hà Nội); Luận văn Thạc sĩ “Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả các
bài ôn tập, sơ kết, tổng kết môn LS lớp 12 THPT (chuẩn)” (2010) của Phùng
Đình Hải; Luận án Tiến sĩ “Nâng cao chất lượng môn LS ở trường THPT với sự
hỗ trợ của CNTT (Qua thực nghiệm sư phạm ở một số tỉnh/ thành phố đồng
bằng Bắc Bộ)” (2011) của Nguyễn Mạnh Hưởng; Khóa luận tốt nghiệp “Ứng
dụng CNTT nhằm phát huy tính tích cực của HS trong DH bài: Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939-1945) lớp 11 THPT” (2004) của Trương Thị Quyên,….

Các công trình nêu trên không chỉ tập trung khẳng định vai trò và vị trí, ý
nghĩa của việc sử dụng CNTT trong DH nói chung, DHLS nói riêng mà còn đưa
ra một số hình thức và biện pháp sử dụng trong giảng dạy LS theo hướng tích
cực hóa của HS.
2.3. Những tài liệu liên quan đến khai thác và sử dụng phim tài liệu
trong DH nói chung, DHLS nói riêng.
T.A. Ilina – nhà giáo dục Liên Xô trước đây trong cuốn “Giáo dục học”
(1973), tập 2 đã dành một phần của chương 11 “Các PPDH trong nhà trường
Xô Viết” giới thiệu về việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong DH, trong đó
có sử dụng phim làm phương tiện kỹ thuật DH. Ông khẳng định: “Điện ảnh mở
rộng ra rất nhiều những khả năng truyền đạt thông tin khoa học – kĩ thuật cho
HS, tăng cường hiệu lực cảm xúc của sự tri giác cái mới, góp phần gắn liền hơn
nữa việc DH với cuộc sống” [47; 95].
Trong các tài liệu giáo dục LS, nhiều tác giả quan niệm phương tiện kĩ
thuật được xem là một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng giúp
HS nhận thức quá khứ sinh động và cụ thể.
N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học LS như thế nào?” (1973), Nxb
Giáo dục, Hà Nôi (tài liệu dịch), khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu LS
thông qua các tác phẩm hội họa, điện ảnh “bởi vì nó nâng hứng thú đối với LS,
12


nó mở rộng kiến thức và điều chủ yếu là nó nâng sự hiểu biết quá khứ lên một
trình độ mới…mà không một bài giảng nào có thể cung cấp cho HS được” [10;
88 – 89].
Các giáo trình: “Đồ dùng trực quan trong DHLS ở trường phổ thông cấp
II-III” của Phan Ngọc Liên, Phạm Kì Tá (1975); “Phương pháp DHLS” của
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1998), (2002), (2009);“Hệ thống các phương pháp
DHLS ở trường THCS” của Trịnh Đình Tùng (2005), các tác giả đều nhấn
mạnh đến vấn đề sử dụng phương tiện kỹ thuật ở góc độ thực hiện chức năng

giáo dưỡng, giáo dục và phát triển HS khi học tập bộ môn. Khi đề cập tới việc
sử dụng các dạng phim trong DHLS, các tác giả đã nêu nêu đặc điểm, tác dụng
của phim đèn chiếu, phim video,... nhưng chưa đưa ra PP sử dụng cụ thể đối với
từng dạng bài học. Sách nhấn mạnh: “Phim video (băng ghi hình)… hình ảnh,
màu sắc, âm thanh tạo cho HS biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các
em có cảm giác như đang sống cùng sự kiện. Điều này góp phần khắc phục việc
“hiện đại hóa” LS” [35; 73].
Trong một số tài liệu chuyên khảo gần đây, các tác giả đã bước đấu
nghiên cứu về tác dụng, PP sử dụng phim tài liệu khoa học trong DHLS:
Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng,
“Hướng dẫn sử dụng các hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên CD và phần mềm
Microsoft Powerpoint trong DHLS”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học LS ở
trường phổ thông”, Nguyễn Thị Côi chỉ rõ một trong những biện pháp quan
trọng để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày gây xúc cảm LS cho HS, và
phương tiện để đạt được điều đó từ lời nói của GV, tranh ảnh, bản đồ, các đoạn
trích từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh,…
Giáo trình “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn LS” (2009) Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội (Nguyễn Thị Côi chủ biên) đã dành phần đầu tiên của
chương VI đề cập đến vai trò của phương tiện kĩ thuật trong DHLS ở trường phổ
thông. Ở chương VII, bên cạnh việc bồi dưỡng cho GV kĩ năng sử dụng phần
13


mềm Microsoft Power Point trong thiết kế và tiến hành bài giảng LS, các tác giả
còn hướng dẫn cụ thể việc: “Chèn các biểu tượng, đoạn phim tư liệu, tranh ảnh
LS, bản đồ,… đã scan vào các slide” [8; 164 – 166].
Ngoài ra, vấn đề sử dụng phim tài liệu khoa học trong DHLS còn được đề
cập đến trên các tạp chí nghiên cứu về giáo dục, như:
Nguyễn Hữu Chí (1996):“Sử dụng phim video trong DHLS ở trường

THPT”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 1 đề cập tới tác dụng, tình hình sử
dụng, đề xuất biện pháp sử dụng video trong DHLS ở trường phổ thông.
Nguyễn Mạnh Hưởng (2008): “Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học
LS ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT”, Tạp chí Giáo dục số 202 đã đề
xuất: “GV có thể ứng dụng CNTT để tổ chức cho các em khai thác kiến thức LS
qua các đoạn phim tư liệu” và nêu ra PP sử dụng khi cho HS xem phim.
Nguyễn Mạnh Hưởng (2011): “Hướng dẫn HS khai thác hiệu quả các
đoạn phim tài liệu trong DHLS ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục số 258.
Trong bài viết này, tác giả đưa ra quan niệm phim tài liệu, những mục đích sử
dụng phim tài liệu trong DHLS (kiểm tra bài cũ, minh họa kiến thức và tạo biểu
tượng sinh động, hỗ trợ cho bài miêu tả tưởng thuật, tìm ra kiến thức cơ bản của
bài). Trong mỗi mục đích sử dụng, tác giả đều có những ví dụ cụ thể về PP sử
dụng để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Tiến Trình (2007): “Sử dụng phim tư liệu
trong DHLS”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay số 5 đã nêu khái niệm, một số PP
chung và những chú ý khi sử dụng phim tư liệu.
Luận văn Thạc sĩ: “Sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trên phần
mềm Microsoft Power Point nhằm nâng cao hiệu quả bài học trong DHLS Việt
Nam từ 1945 đến 1954 ở lớp 12 THPT (chương trình chuẩn)” của Phạm Thị
Thủy đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng các đoạn phim tài
liệu khoa học trên phần mềm Microsoft Power Point trong DHLS ở trường phổ
thông. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số biện pháp sử dụng các đoạn phim tài
liệu khoa học trên phần mềm Microsoft Power Point nhằm nâng cao hiệu quả
14


bài học nghiên cứu kiến thức mới trong DHLS Việt Nam từ 1945 – 1954 ở lớp
12 THPT.
Điểm qua LS nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng
tôi thấy rằng việc sử dụng các loại phương tiện kĩ thuật trong DH nói chung, sử

dụng phim tài liệu khoa học trong DHLS nói riêng ở trường phổ thông nói riêng
đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, giáo dục LS và GV bộ môn quan tâm ở
những khía cạnh khác nhau. Điểm chung của các tác giả đều khẳng định vai trò,
ý nghĩa, sự cần thiết phải sử dụng phim tài liệu trong DHLS – một biện pháp
quan trọng để đổi mới PP và nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, các tài
liệu chưa cụ thể hóa hình thức, phương pháp sử dụng phim tài liệu khoa học
trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 THPT. Vì vậy, thực hiện
đề tài này, chúng tôi nhằm:
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phim tài liệu khoa
học trong DHLS ở trường phổ thông.
- Khai thác, chọn lọc các đoạn phim tài liệu khoa học từ nhiều nguồn khác
nhau, trên cơ sở ấy tìm hiểu và viết nội dung của chúng phục vụ việc dạy – học
LSVN giai đoạn 1954 – 1975 cho HS lớp 12 THPT.
- Đề xuất các hình thức, PP sử dụng hiệu quả các đoạn phim tài liệu khoa
học trong DHLS Việt Nam (1954 - 1975) và thực nghiệm sư phạm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình khai thác và sử dụng các
đoạn phim tài liệu khoa học trong DHLS Việt Nam (1954- 1975), lớp 12
THPT (Chương trình chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ,
chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu kĩ thuật về ứng dụng CNTT trong DH
nói chung, kĩ thuật xử lí phim tài liệu khoa học trong DHLS nói riêng. Trên
cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, chúng tôi sẽ khai thác,
chọn lọc các đoạn phim tài liệu khoa học và tập trung đề xuất các hình thức,
biện pháp sử dụng khi DHLS Việt Nam (1954 – 1975), lớp 12 THPT
15


(Chương trình chuẩn), trọng tâm là hình thức nội khóa, loại bài học nghiên
cứu kiến thức mới.

Tác giả chọn tiết 1 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu
tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) để
thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề
xuất trong Luận văn.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn DH nói chung, sử dụng các
đoạn phim tài liệu khoa học trong DHLS lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) nói
riêng, đề tài sẽ:
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng các
đoạn phim tư liệu khoa học trong DHLS.
- Khảo sát, điều tra thực trạng về việc sưu tầm và khai thác các đoạn phim
tài liệu khoa học trong DHLS.
- Đề xuất các hình thức, biện pháp sưu tầm, khai thác và sử dụng các đoạn
phim tài liệu khoa học trong DHLS nói chung, LS lớp 12 giai đoạn 1954 - 1975.
- Chỉ rõ những yêu cầu và PP luận khi sưu tầm, khai thác và sử dụng các đoạn
phim tài liệu khoa học trong DHLS nói chung, LS lớp 12 giai đoạn 1954 - 1975.
4.2. Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lí luận và thực tiễn liên quan đến sử dụng đồ dùng trực quan
trong DHLS nói chung, phim tài liệu khoa học trong DHLS nói riêng.
- Tìm hiểu nội dung chương trình LS Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975,
lớp 12 THPT chương trình chuẩn.
- Điều tra, khảo sát (phát vấn, bảng hỏi, dự giờ…) thực tiễn ứng dụng
CNTT trong DHLS nói chung, sử dụng phim tài liệu khoa học trong DHLS nói
riêng, làm cơ sở cho việc đề xuất các hình thức, PP sử dụng phim tài liệu.
- Sưu tầm, chọn lọc và khai thác nội dung các đoạn phim tài liệu khoa
học liên quan đến DHLS Việt Nam (1954-1975), lớp 12 THPT (Chương trình
chuẩn).
16



- Đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng hiệu quả các đoạn phim tài
liệu khoa học trong DHLS Việt Nam (1954 – 1975), lớp 12 THPT (Chương
trình chuẩn).
- Soạn giáo án và thực nghiệm sư phạm Tiết 1 bài 21: Xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở
miền Nam (1954-1965) nhằm kiểm nghiệm và khẳng định tính khả thi của đề tài.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở PP luận của đề tài dựa trên quan điểm, nhận thức của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về công
tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Đề tài cũng dựa vào lí luận DH của các bộ môn,
chuyên ngành Giáo dục học, Tâm lí học, Lý luận và PPDH môn LS,…
5.2. Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc trong nghiên cứu khoa học
nói chung, do nội dung và tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các PP
nghiên cứu khoa học giáo dục sau:
- Nghiên cứu các nguồn tài liệu về Giáo dục học, Tâm lí học,… đặc biệt là
lí luận DH bộ môn liên quan đến sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, ứng
dụng CNTT trong DHLS nói riêng, bao gồm cả phim tài liệu khoa học.
- Tìm hiểu thực tiễn việc khai thác và sử dụng phim tài liệu khoa học
trong DHLS nói chung, lớp 12 ở trường THPT nói riêng trên một số tỉnh, thành
của cả nước (trọng tâm là các trường THPT ở Hà Nội) thông qua phiếu điều tra,
dự giờ, phỏng vấn, mạng Internet, tập huấn chuyên môn...
- Soạn bài và thực nghiệm sư phạm những biện pháp đã đề xuất trong đề tài.
- Sử dụng PP toán học thống kê để tập hợp và xử lí số liệu đã thu được,
phân tích, nhận xét, rút ra kết luận và nêu kiến nghị.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận DH
bộ môn về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DH, đặc biệt là việc sử dụng
các đoạn phim tài liệu khoa học trong DHLS Việt Nam (1954 - 1975), giúp tác

17



giả nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH môn LS ở
trường phổ thông.
Hoàn thành đề tài này cũng giúp tác giả luận văn nâng cao trình độ về lí luận
DH, nhất là các hình thức, biện pháp sử dụng phim tài liệu khoa học trong DHLS.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được tác
giả ứng dụng rộng rãi vào quá trình DHLS ở trường THPT. Đề tài Luận văn bảo
vệ thành công cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên Cao học, GV phổ
thông, sinh viên chuyên ngành Lí luận và PPDH môn LS.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn có đóng góp về khoa học và thực tiễn ở các mặt sau:
- Bổ sung thêm lí luận về việc vận dụng PP DHLS, trực tiếp là sử dụng
các đoạn phim tài liệu khoa học góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường
phổ thông.
- Cung cấp thêm thực trạng khai thác và sử dụng phim tài liệu khoa học
trong DHLS nói chung, DHLS Việt Nam (1954 – 1975) nói riêng.
- Khai thác, chọn lọc được hệ thống các đoạn phim tài liệu khoa học liên
quan đến DHLS Việt Nam (1954 - 1975), phục vụ cho việc ứng dụng CNTT,
góp phần nâng cao hiệu quả DH bộ môn.
- Đề xuất được một số hình thức, biện pháp sử dụng hiệu quả phim tài liệu
khoa học trong DHLS Việt Nam (1954 – 1975), lớp 12 THPT (chương trình chuẩn).
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 2 chương nội dung:
Chương 1. Khai thác và sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong
DHLS ở trường phổ thông. Lí luận và thực tiễn.
Chương 2. Khai thác và sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong
DHLS Việt Nam (1954 – 1975).


18


Chương 1
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC ĐOẠN PHIM TÀI LIỆU KHOA HỌC
TRONG DHLS Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận.
1.1.1.Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài
● Phim, phim ảnh và phim truyện
Liên quan đến khái niệm “phim”, “phim ảnh” và “phim truyện”, chúng ta
gặp những quan niệm sau:
Phim là vật liệu dùng để chụp ảnh, làm bằng chất trong suốt được cán mỏng,
trên bề mặt có tráng lớp thuốc nhạy ánh sáng; là mảnh giấy nhựa đã thu được ảnh
thật sau khi chụp, có thể in rửa thành ảnh trên giấy; là tác phẩm điện ảnh ghi trên
những cuộn phim để chiếu lên màn ảnh ( />Phim là một tác phẩm (hay một vật phẩm) của nghệ thuật điện ảnh; hay là
từ ngữ chỉ điện ảnh - loại hình nghệ thuật thứ 7 - mang ý nghĩa cụ thể cũng tựa
như tên gọi của một vật thể bất kỳ nào đó (vanchuongviet.org).
Phim ảnh là những tác phẩm của điện ảnh được chiếu trên màn ảnh
( ảnh).
Phim truyện - theo như cách gọi trong điện ảnh hiện nay là khái niệm
được ghép bởi hai từ phim và truyện, trong đó: Phim chỉ điện ảnh - loại hình
nghệ thuật thứ 7-mang ý nghĩa cụ thể cũng tựa như tên gọi của một vật thể bất
kỳ nào đó; Truyện với ý nghĩa trừu tượng, khái quát vốn có nguồn gốc văn học,
dùng để nói về những sáng tác (viết hoặc truyền miệng) ít nhiều được hư cấu
thành một câu chuyện có đầu có cuối.
Như vậy ở nước ta hai chữ phim và truyện với ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau được ghép vào nhau nhằm nêu tên loại hình phim có hư cấu, có các diễn
viên diễn xuất nhằm phân biệt với loại hình phim tài liệu hoặc hoạt hình.

19



Trong điện ảnh Âu-Mỹ, phim truyện có ba cách gọi theo ngữ nghĩa tiếng
Anh:
- Feature Film: Chỉ loại phim dài giữ tiết mục chính yếu trong chương
trình chiếu phim.
- Fiction Film: Chỉ loại phim tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.
- Story Film: Phim truyện.
Như vậy thực chất khái niệm phim truyện là loại phim chứa đựng đặc trưng
kể chuyện (vốn có cả những chuyện có thật, không hư cấu) và đặc trưng gợi tả
bằng hư cấu tưởng tượng. Chẳng hạn, loại phim truyện giàu chất thơ – ít tính
truyện nhưng vẫn là phim truyện, hoặc loại phim triết lý hay luận đề... phim siêu
thực giàu sự gợi tả hơn là tính chất dựa vào việc kể lại tuần tự tình tiết truyện.
Nói khái quát: Phim truyện là loại hình sáng tác dùng hình thức kể
chuyện, gợi tả bằng hư cấu tưởng tượng qua phương tiện truyền tải là ngôn ngữ
điện ảnh tổng hợp1 .
Như vậy, phim truyện là phim nghệ thuật có bố cục, dựa trên một câu chuyện
hoặc trên cơ sở một tác phẩm văn học ( anh).
● Phim tư liệu và phim tài liệu khoa học
- Phim tư liệu
Tư liệu là những thứ vật chất được con người sử dụng trong một lĩnh vực
hoạt động nhất định nào đó, ví như tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất; là tài liệu
sử dụng cho việc nghiên cứu ( - Tư liệu).
Vì thế, phim tư liệu là phim phục vụ cho công tác nghiên cứu, phản ánh
những sự kiện, hiện tượng trong đời sống mà chưa được xử lí.
Khi nói đến phim tư liệu, phần lớn chúng ta thường hình dung đó là phim
cũ, phim lưu kho, mà đã là phim lưu kho thì rất nhiều người xem như vòng đời
của nó đã hết. Ít ai nhận ra tầm quan trọng của những thước phim ghi lại những
1


Đặng Minh Liên: Nhận diện khái niệm phim truyện -Tìm hiểu nghệ thuật

phim truyện. />
20


sự kiện, con người, bối cảnh xã hội qua thời gian, cực kỳ cần thiết không chỉ với
người làm phim mà còn với các nhà nghiên cứu2.
- Phim tài liệu khoa học
Cho tới nay, trên thế giới có rất nhiều quan niệm về phim tài liệu. Tuỳ
theo góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả sẽ có những quan niệm riêng
về thể loại này. Tuy còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau, nhưng phần lớn vẫn
tập trung vào hai khuynh hướng.
Khuynh hướng thứ nhất, đề cao tính chân thực của phim tài liệu truyền
hình, coi tính chân thực là đặc tính chi phối toàn bộ tác phẩm phim tài liệu
truyền hình. Báo chí phương Tây chủ yếu theo khuynh hướng này.
Khuynh hướng thứ hai, đề cao tính nghệ thuật của phim tài liệu truyền
hình lẫn tính báo chí của nó. Phim tài liệu là một thể loại của điện ảnh, không
những thế còn là thể loại đầu tiên xuất hiện khi điện ảnh ra đời. Nó mang trong
mình những đặc điểm nghệ thuật của điện ảnh. Khi được sử dụng trên truyền
hình, phim tài liệu làm nhiệm vụ của một thể loại báo chí được biến đổi để phù
hợp với đặc trưng của loại hình truyền thông đại chúng. Phim tài liệu truyền
hình chuyển tải những sự kiện, hiện tượng nóng hổi của cuộc sống thông qua
những thủ pháp nghệ thuật. Vì vậy, phim tài liệu truyền hình thể hiện rõ nét tính
chính luận và tính thời sự của báo chí.
Trong cuốn sách mang tên “Nghệ thuật điện ảnh: một giới thiệu đại
cương”, hai tác giả David Bordwell và Kristin Thompson, thuộc Trường đại học
Wisconsin, định nghĩa: Phim tài liệu là một tác phẩm chứa đựng trong nội dung
của nó những thông tin chân thực về thế giới bên ngoài.
Các tác giả đã chia thể loại phim tài liệu thành một số dạng như sau:

- Phim tài liệu dựng lại trên cơ sở những nguồn tư liệu lưu trữ
(compilation documentary). Đó là những phim gồm toàn hình ảnh tư liệu được
ghép nối lại với nhau nhằm chuyển tải ý đồ của tác giả. Phim dạng này thường
là những phim về đề tài LS .
2

/>
21


- Phim tài liệu phỏng vấn (interview documentary). Trong dạng phim này,
các nhà làm phim ghi nhận một cách trung thực về sự kiện, hiện tượng, về
những biến động xã hội chủ yếu qua lời kể của các nhân chứng.
- Phim tài liệu của sự thực (cinema- verite documentary) là dạng phim tài
liệu trong đó các nhà làm phim ghi lại sự kiện như nó diễn ra trên thực tế, không
mang dấu ấn chủ quan của tác giả. Dạng phim này bắt đầu xuất hiện từ khoảng
những năm 50,60 của thế kỷ 20 khi các loại camera gọn nhẹ ra đời, cho phép
người quay phim cơ động nhanh, theo kịp diễn biến của sự kiện.
Phim tài liệu là một thuật ngữ trong điện ảnh để chỉ thể loại phim khai
thác mọi khía cạnh trong đời sống ở góc độ chân thực và tự nhiên nhất
().
Theo cuốn “Từ điển Bách khoa Việt Nam” phim tài liệu là “phim chuyên
ghi lại những hình ảnh, sự kiện có thật nhằm phản ánh từng mặt hoạt động
trong cuộc sống” [54; 711]. Đây cũng là định nghĩa về phim tài liệu ghi trong
cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên [55; 780].
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu rằng: phim tài liệu khoa
học là loại phim được xây dựng trên hình ảnh hoặc những thước phim ghi lại
diễn biến sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS tại thời điểm mà nó diễn ra. Do đó,
nó đảm bảo được tính khoa học, tính chính xác và chân thực của quá khứ LS.
● Khai thác và sử dụng hiệu quả phim tài liệu khoa học

Khai thác là tiến hành hoạt động để thu lấy những nguồn lợi sẵn có trong
thiên nhiên, phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được
tận dụng, tra xét, dò hỏi để biết được những bí mật của đối phương3.
Khai thác phim tài liệu khoa học là hoạt động GV sử dụng những các
đoạn phim tài liệu khoa học trong quá trình DH nói chung, DHLS nói riêng
nhằm phát huy những ưu điểm vượt trội của các đoạn phim tài liệu khoa học,
đáp ứng mục tiêu môn học. Việc khai thác và sử dụng này đòi hỏi phải có sự

3

/>
22


chọn lọc về nội dung và nguồn khai thác đảm bảo độ tin cậy, khoa học, phù hợp
với nội dung kiến thức trong SGK và đối tượng HS.
Sử dụng là lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó.
Hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại; là “kết quả đích thực, tối
ưu” (sau một thời gian, chi phí, công sức bỏ ra,…) của một công việc gì đó,
nhưng phải so với mục tiêu đặt ra từ trước, được biểu hiện ở hai mặt: hiệu quả
trong và hiệu quả ngoài. Hiệu quả trong là kết quả thực của một quá trình (DH),
còn hiệu quả ngoài là sản phẩm (DH) đã hoàn thành, ra ngoài cuộc sống để phục
vụ cho xã hội [26; 28 – 29].
Như vậy, sử dụng hiệu quả là lấy làm phương tiện một tư liệu, tài liệu, vật
liệu nào đó để phục vụ cho mục đích đã được định sẵn nhằm đem lại kết quả
đích thực, tối ưu cần đạt đến.
Sử dụng hiệu quả các đoạn phim tài liệu khoa học trong quá trình DH nói
chung, DHLS nói riêng chính là nhằm thực hiện tốt mục tiêu môn học về mặt
kiến thức, kĩ năng và tư tưởng, thái độ.
- Về kiến thức: sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học phải giúp HS có

được những biểu tượng LS chân thực, chính xác trong bối cảnh thời gian, không
gian xác định ở những điều kiện LS cụ thể, qua đó giúp các em khôi phục được
bức tranh quá khứ đúng như nó đã từng tồn tại, khắc phục hiện tượng “hiện đại
hóa” LS. Trên cơ sở đó, HS hiểu sâu sắc bản chất sự kiện, hiện tượng LS và vận
dụng vào cuộc sống.
- Về giáo dục: Việc sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong DHLS
phải giúp HS có cảm giác đang sống cùng và tham gia vào các sự kiện, hiện
tượng LS đó. Qua đó, hình thành ở các em lòng yêu quê hương đất nước, niềm
tự hào dân tộc, sự biết ơn đối với những người có công với đất nước, lòng căm
thù sâu sắc đối với quân xâm lược,… Các em có những hiểu biết sâu sắc về bức
tranh LS dân tộc và LS thế giới trong tiến trình phát triển.

23


- Về kĩ năng: sử dụng các đoạn phim tài liệu khoa học trong DHLS bên
cạnh việc cung cấp kiến thức và giáo dục HS phải giúp HS phát triển óc quan
sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ và các kĩ năng thực hành bộ môn.
1.1.2.Đặc điểm của phim tài liệu khoa học trong
DHLS ở trường phổ thông.
Là một thể loại của điện ảnh, phim tài liệu khoa học mang những đặc
điểm sau:
- Tính chân thực:
Đây là đặc điểm quan trọng nhất của phim tài liệu khoa học. David
Bordwell và Kristin Thompson đã định nghĩa: “Phim tài liệu là một tác phẩm
chứa đựng trong nội dung của nó những thông tin chân thực về thế giới bên
ngoài”4. Đối tượng của phim tài liệu khoa học là con người, những mặt hoạt
động xã hội trong cuộc sống của con người cụ thể, có thực, đã xảy ra được
người quay phim ghi lại tại thời điểm hiện tại hoặc được xây dựng lại dựa trên
cơ sở người thật, việc thật. Nó là quá khứ, nhưng là quá khứ chân thực. Người

sáng tác phim tài liệu là người thu thập, nắm bắt hiện thực, ghi lại những sự
kiện, hiện tượng bằng hình ảnh, thậm chí họ là những người tham gia vào sự
kiện đó. Phim tài liệu chính là “nhân chứng LS” và người làm phim là những sử
gia không chuyên viết LS bằng những cuộn phim và ống kính. Bởi vì: “Một bộ
phim tài liệu có giá trị phải phản ánh được những góc cạnh khác nhau của sự
thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta nhìn thấy mà là một sự thực
được đặt trong bối cảnh LS, xã hội đã tạo ra chúng”5.
Tất cả những sự kiện, hiện tượng, quá trình con người trong hiện thực đều
là đối tượng phản ánh của phim tài liệu truyền hình. Nó dùng sự chân thực để
thuyết phục người xem thừa nhận sự tồn tại của những sự vật đó.
Theo tác giả Huỳnh Hùng “Phản ánh cuộc sống bằng người thực, việc
thực là đặc trưng cơ bản nhất của phim tài liệu. Sức hấp dẫn của phim tài liệu
trước hết là ở chỗ nó cho người ta nhìn thấy cuộc sống thực, cuộc sống không bị
4

/>
5

/>
24


sắp đặt, dàn dựng, tô vẽ…”. Bởi: “Phim tài liệu khởi thủy từ sự chân thực.
Người làm phim tài liệu cần phải trung thực và có sự phân tích nhạy bén, khả
năng khái quát cao trước một vấn đề quan thiết của đời sống”6.
Câu hỏi đặt ra là làm sao để phim tài liệu thực sự là một tác phẩm nghệ
thuật, phản ánh đời sống bằng chính những chất liệu sống động được trực tiếp
chắt lọc từ hiện thực nhưng phải đặc biệt cuốn hút người xem trong một chuyện
kể đầy hấp lực. Điện ảnh tài liệu của chúng ta đã có hàng trăm phim về chiến
tranh chống Pháp và Mỹ. Nhưng nếu có dịp xem một số phim tài liệu nước

ngoài làm về Việt Nam, hẳn khán giả Việt Nam cũng bị cuốn hút đặc biệt.
Chẳng hạn, với phim “Những hình ảnh chưa từng công bố về chiến tranh Việt
Nam”, đạo diễn Daniel Costelle đã sử dụng nhân vật dẫn chuyện là một người
lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam. Chuyện phim được dẫn dắt theo dòng ký
ức - nỗi ám ảnh kinh hoàng của người lính từ ngày đầu tiên đặt chân lên đất
Việt, tận mắt chứng kiến cảnh tàn sát, phá hủy ghê gớm của quân đội Mỹ. Theo
dòng hồi tưởng ấy, nhân vật đã kể, đưa ra nhiều tư liệu từ lâu bị chôn vùi trong
kho lưu trữ bí mật của quân đội Mỹ để minh chứng tính chân thực những điều
anh đang nói. Sự hấp dẫn ở đây bên cạnh tư liệu mà người xem chưa từng được
biết, còn là cách cấu trúc, sắp xếp tư liệu quanh đường dây (chính là người dẫn
chuyện và bằng cách kể độc đáo của chính nhân vật - người trong cuộc).
Phim tài liệu không có cốt truyện, nhưng phải có cấu tứ của câu chuyện, ý
tưởng của bộ phim được thể hiện qua lăng kính chủ quan của tác giả, phải đạt tới
tầm khái quát hóa, điển hình hóa cao bằng hàng loạt các thủ pháp sáng tạo và
phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Về điều này, có người cho rằng:“Phim tài
liệu không có cốt truyện nhưng lại phải có chuyện để nói, để bàn, để ngẫm nghĩ”
[46; 29]. John Grierson, nhà điện ảnh người Anh, khẳng định: “Những bộ phim
chỉ được làm đơn thuần để nói về cuộc sống hay con người thực mà không có
mục đích định hướng khán giả, không thể hiện được quan điểm của tác giả đối

6

Phim tài liệu – hấp lực từ đặc trưng ngôn ngữ hay tài năng nghệ sĩ.

25


×