Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 phần phi kim tiếp cận PISA theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 128 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới,
hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, hòa nhập với xu hướng của các quốc
gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” và đồng thời nhấn mạnh: “Đổi mới căn
bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”. Đặc biệt thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt
“chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2012” với mục tiêu tổng quát đến năm 2020
nền giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.[2]
Mặt khác để góp phần thực hiện mục tiêu “Hoạt động giáo dục phải thực
hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội” mà Luật giáo dục nước ta năm 2005) tại chương 1, điều 3, khoản 2
đã nêu, và để tạo dựng niềm đam mê học hóa, giúp hóa học gần hơn với thực tiễn
thì việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ở trường THPT có vai trị rất quan
trọng. [3]
Tuy nhiên, trong thực tế các bài tập hóa học đã và đang sử dụng hiện nay ở
trường THPT quá chú trọng đến lí thuyết, xem nhẹ thực hành, xem nhẹ các kiến
thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phần nào cịn mang tính hàn lâm,
nghèo nàn về nội dung hóa học. Trong kiểm tra đánh giá chúng ta cũng rất ít quan
tâm đến năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn mà chỉ chú trọng vào nội dung
mơn học.
Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầu
tiên nước ta có khoảng 5.100 học sinh ở độ tuổi 15 của 162 trường thuộc 59 tỉnh,
thành phố, cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát
chính thức của PISA 2012 - (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for

1




International Student Assessment”, được dịch là “Chương trình đánh giá học sinh
quốc tế” do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (“Organization for Economic
Cooperation and Development”, thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và
triển khai) từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 04 năm 2012. Cho tới nay, PISA là cuộc
khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì (3 năm 1 lần) để đánh giá
kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc
ở hầu hết các quốc gia. PISA nổi bật nhờ quy mơ tồn cầu và tính chu kỳ. [5]
Mục tiêu của chương trình PISA khơng phải là để kiểm tra khối lượng kiến
thức học sinh học được trong nhà trường mà nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi
kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng
các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Nội dung đánh giá của
PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc
sống tương lai, khơng dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia. Thay
vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả
năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ
bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét,
diễn giải và giải quyết các vấn đề. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA
được đánh giá là cuộc khảo sát tin cậy về kiến thức và kỹ năng của học sinh. [22]
Việc sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa
học ở trường THPT là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay, các bài tập hóa học ở trường THPT được xây dựng theo hướng này còn rất
thiếu. Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống
bài tập hóa học lớp 10 phần phi kim tiếp cận PISA theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh THPT”.

2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bài
viết… liên quan đến việc việc sử dụng bài tập trong dạy học nói chung và mơn hóa

học nói riêng và các tài liệu nghiên cứu liên quan đến PISA như:
- TS. Cao Cự Giác. Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học
hóa học. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.

2


- PGS.TS Nguyễn Xuân Trường. Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở
trường phổ thơng. Nxb ĐH Sư Phạm, 2006......
- Luận văn thạc sĩ: “Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn
đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối trịn xoay (hình
học khơng gian lớp 12 – Ban cơ bản” của Tăng Hồng Dương – lớp Cao học lý luận
và phương pháp dạy học mơn Tốn K5 – Trường đại học Giáo dục, đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ: “Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ
thơng với các bài tốn tiếp cận chương trình học sinh quốc tế (PISA)” của Nguyễn
Quốc Trịnh – lớp Cao học lý luận và phương pháp dạy học mơn Tốn K5 – Trường
đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận
của PISA trong dạy học hóa học vô cơ lớp 9” của Nguyễn Thị Nguyệt Minh - lớp
cao học lý luận và dạy học mơn Hóa – Trường đại học giáo dục, đại học Quốc gia
Hà Nội.
- “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện,
các kết quả chính” của Nguyễn Thị Phương Hoa trên Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội số 25/2000.
- “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)” của
Nguyễn Ngọc Sơn trên Tập san Giáo dục - Đào tạo số 3/2010
- “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA” của Đỗ Tiến Đạt trên Kỷ yếu Hội
thảo Quốc gia về giáo dục Tốn học phổ thơng năm 2011 …
- Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán học hóa (“Rèn

luyện HS trung học phổ thơng khả năng tốn học hóa theo tiêu chuẩn của PISA”
của Nguyễn Sơn Hà trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội số 4/2010…
Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng các
bài tập hóa học theo cách tiếp cận của PISA.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy
học hóa học lớp 10 nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống
hơn, học sinh có hứng thú, say mê học tập mơn Hóa học, từ đó nâng cao hiệu quả
dạy học Hóa học ở trường THPT. [35]

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học
Hóa học ở trường THPT.
- Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) về: mục đích,
nội dung, tác động của nó đến nền giáo dục của các nước tham gia …
- Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS về hệ
thống các bài tập hóa học đã và đang sử dụng ở trường THPT.
- Thiết kế hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa
học lớp 10.
- Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong
dạy học hóa học lớp 10.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để bước đầu kiểm nghiệm tính khoa học
của hệ thống bài tập và tính khả thi, hiệu quả của những cách sử dụng đề xuất trong
luận văn.
- Nghiên cứu và đánh giá việc sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận

của PISA trong dạy học hóa học lớp 10.
- Hoàn thiện hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa
học lớp 10 phần phi kim.
- Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất một số biện pháp trong việc sử dụng hệ
thống hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học lớp 10 nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, học sinh có
hứng thú, say mê học tập mơn hóa ... từ đó nâng cao hiệu quả dạy học mơn hóa học
ở trường THPT.

4


4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung:
Giải quyết các nhiệm vụ đề ra trong phần nhiệm vụ nghiên cứu.

4.2. Thời gian:
Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013.

5. Mẫu khảo sát
Một số trường THPT ở Hịa Bình và Hà Nội.

6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy học hóa học ở trường phổ thơng Việt Nam.

6.2. Đối tượng nghiên cứu
- Q trình sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học mơn hóa học lớp 10
phần phi kim đã và đang tiến hành ở trường THPT.
- Thiết kế đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA
trong dạy học hóa học lớp 10 phần phi kim


7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được và sử dụng một hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của
PISA trong dạy học hóa học lớp 10 phần phi kim thì sẽ làm cho việc dạy học hóa
học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, phát triển được năng lực cho học sinh THPT,
giúp học sinh có hứng thú, say mê học tập mơn hóa học, từ đó nâng cao hiệu quả
dạy học mơn hóa học ở trường THPT.

8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
8.1.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
8.1.2. Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc sử dụng bài
tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT
8.1.3. Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc thiết kế bài
tập mới trong dạy học Hóa học ở trường THPT
8.1.4. Nghiên cứu các tài liệu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA

5


8.1.5. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình hóa học lớp 10
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động dạy và học có sử
dụng bài bập hóa học tại trường THPT nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu

8.2.2. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với GV và HS để tìm hiểu ý kiến, quan
niệm, thái độ ... của họ về việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học ở trường
THPT, cũng như những thuận lợi và khó khăn mà GV và HS đã gặp phải.

8.2.3. Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập của GV

và HS trong quá trình dạy và học mơn Hố học lớp 10
8.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên
gia, các giảng viên và GV có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng bài tập trong giảng
dạy hóa học trước kia và hiện nay.

8.2.5. Phương pháp thực nghiệm: Dựa vào giả thuyết khoa học đã đặt ra, tiến
hành thực nghiệm ở một số trường THPT để xem xét hiệu quả và tính khả thi của hệ
thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học lớp 10 đã được
xây dựng.

8.3. Phương pháp xử lý thống kê tốn học
Phương pháp này được dùng để phân tích và xử lí các số liệu thu được qua
điều tra và thực nghiệm.

9. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
9.1. Luận văn đã đề xuất một cách thức đổi mới phương pháp dạy học hóa
học trong xu hướng đổi mới của thời đại và nỗ lực đổi mới.
9.2. Thiết kế hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học
hóa học lớp 10.
9.3. Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA
trong dạy học hóa học lớp 10 để làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực
tiễn cuộc sống hơn, học sinh có hứng thú, say mê học tập mơn hóa..., từ đó
nâng cao hiệu quả dạy học mơn hóa ở trường THPT, mang lại hiệu quả

6


trong việc phát triển một số yếu tố của năng lực hóa học cho học sinh
THPT phù hợp với điều kiện giáo dục nhà trường và định hướng đổi mới
phương pháp dạy học. Đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếp

cận năng lực cần thiết của người lao động trong thời đại mới.

7


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10
THEO TIẾP CẬN PISA VỚI QUAN ĐIỂM DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới
Vấn đề PPDH và đổi mới PPDH được các nhà giáo dục trên thế giới quan
tâm và đề cập rất nhiều trong các bài báo, hội thảo khoa học… Đáng chú ý nhất
khuyến nghị của UNESCO về phát triển giáo dục vào các năm 1971; 1980; 1990
đều nhất trí rằng phải thường xuyên “phát triển các phương pháp giáo dục mới,
thích hợp hơn có thể đánh giá đúng mức khả năng học tập tích cực của HS và cũng
để thay thế các hệ thống đánh giá cũ, đặt căn bản trên trí nhớ về các kiến thức, kỹ
năng… ”. Từ đó cho thấy, đổi mới PPDH là một nhu cầu cấp bách của thời đại ngày
nay. Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, nhân loại đang bước vào thế
kỉ của văn minh tri thức với những thành tựu rực rỡ của khoa học kĩ thuật trong đó
có khoa học Hóa học. Nền văn minh đó địi hỏi con người cần phải có tri thức, sự
nhạy bén và năng lực sáng tạo để nắm bắt và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh.
Trước yêu cầu của xã hội, giáo dục được xem là chiếc đòn bẩy, là “công cụ
chủ yếu tạo ra sự phát triển”, thúc đẩy khoa học kĩ thuật và sản xuất tiến lên, góp
phần cải thiện đời sống. Giáo dục chính là chiếc chìa khóa mở vào cánh cửa tương
lai”, một xã hội được xây dựng trên nền tảng tri thức, giáo dục được coi là quốc
sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Khẩu hiệu “hãy cứu lấy nền kinh tế
bằng giáo dục” đã được nhiều quốc gia nêu cao, bối cảnh đó địi hỏi ngành giáo dục
phải đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy.


8


Trên thế giới hiện nay, việc đổi mới PPDH đang được tiến hành theo một số
phương hướng như tích cực hố q trình dạy học; cá thể hố việc dạy học; dạy học lấy
HS làm trung tâm; dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học; …
Việc tích hợp kiến thức chuyên ngành vào phương pháp tư duy có thể được
thấy rõ trong năm mục tiêu học tập then chốt được nêu ra bởi UNESCO, giúp làm
rõ các mục tiêu dạy học của phát triển bền vững (ESD). Năm mục tiêu đó là: (1)
học để biết, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của những kiến thức hàm chứa nội
dung ý nghĩa và chính xác; (2) học để làm, tập trung vào tầm quan trọng của việc
ứng dụng, sự xác đáng, và những kỹ năng; (3) học để sống cùng nhau, trong đó
thừa nhận tầm quan trọng của động lực xã hội tích cực; (4) học cách tồn tại, tập
trung vào tầm quan trọng của trách nhiệm, phát triển cá nhân, siêu nhận thức; (5)
học cách thay đổi bản thân và xã hội, tập trung vào sự thay đổi nhận thức như là
phương tiện cam kết quan trọng. Học khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia
hay một trường học nào.

1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam
Hơn 20 năm qua, Đảng ta đã nêu ra một loạt quan điểm về GD, phù hợp với
yêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, Đại hội VII khẳng định
“GD-ĐT, cùng với khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu”. Sau đó đã xác
định sứ mạng của GD là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Về đầu tư, Đảng ta coi đầu tư cho GD là một trong những hướng chính của đầu tư
phát triển, tạo điều kiện để GD đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế, xã
hội. Nhưng nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó mới dừng ở nhận thức ban đầu,
chưa được cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ trong hành động. Vì vậy, Giáo dục chưa
thực sự chuyển biến. Tình trạng yếu kém, lạc hậu về Giáo dục đang là nỗi bức xúc
của cả xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển

kinh tế, xã hội nói chung.
Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được thể chế hóa trong Luật giáo
dục 2005, điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,

9


môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.”
Có thể nói, cốt lõi của đổi mới PPDH ở trường THPT là hướng tới giúp học
sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ
máy móc. [4]

1.2. Bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT
1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở
trường THPT
Việc sử dụng bài tập trong dạy học là một trong những biện pháp kiểm tra đánh giá quan trọng, thiết thực, rất có giá trị, đã và đang được sử dụng khơng chỉ
đối với mơn hóa học mà cịn đối với cả các mơn học khác ở trường phổ thơng.
Bài tập Hóa học có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo chung và mục tiêu riêng của mơn Hóa học. Bài tập Hóa học vừa là mục đích,
vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm.
Bài tập Hóa học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt.

1.2.1.1. Ý nghĩa trí dục
+ Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng
kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến
thức vào việc giải bài tập học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
+ Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng được các kiến thức đã học, biến

những kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính
mình. Khi vận dụng được kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ được nhớ lâu.
+ Ơn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất
+ Rèn luyện các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính
tốn theo CTHH và PTHH… nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kĩ năng thực
hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
+ Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động
sản xuất, bảo vệ môi trường.

10


+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngơn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.

1.2.1.2. Ý nghĩa phát triển:
Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc
lập, thông minh, sáng tạo, rèn trí thơng minh cho học sinh. Một bài tập có nhiều
cách giải có cách giải thơng thường theo các bước quen thuộc nhưng cũng có cách
giải độc đáo, thơng minh, ngắn gọn mà lại chính xác. Đưa ra một bài tập rồi yêu cầu
học sinh giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất hay nhất là một cách
rèn luyện trí thơng minh cho các em.

1.2.1.3. Ý nghĩa giáo dục:
Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lịng say mê khoa
học Hóa học.
Bài tập thực nghiệm cịn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động: Lao động
có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc.
Thông qua việc vận dụng bài tập Hóa học vào việc giải quyết một số vấn đề
của thực tế như: môi trường, nước sạch ... các em sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với
xã hội, cộng đồng.


1.2.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học mơn hóa học ở
trường THPT:
Bài tập hóa học có thể được phân chia thành nhiều loại phụ thuộc vào nội
dung, hình thức, kiến thức, mục đích, yêu cầu kiểm tra - đánh giá ...[7].
Bài tập hóa học dùng trong dạy học mơn hóa học ở trường THPT có thể
phân loại dưới dạng hình thức như sau:

1.2.2.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm)
TNKQ là phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống
câu hỏi TNKQ gọi là "khách quan" vì hệ thống cho điểm hồn tồn khách quan
khơng phụ thuộc vào người chấm. Khi làm bài học sinh chỉ lựa chọn đáp án đúng
trong số các phương án đã cho. Thời gian dành cho mỗi câu chỉ từ 1 - 2 phút.

1.2.2.2. Bài tập trắc nghiệm tự luận (câu hỏi tự luận)

11


Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử
dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, khi làm bài học sinh phải viết câu trả lời,
phải lý giải, lập luận chứng minh bằng ngơn ngữ của mình.
Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan,
điểm bởi những người chấm khác nhau có thể khơng thống nhất. Một bài tự luận
thường có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời.
Các dạng câu hỏi TNTL.
- Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: loại câu này có phạm vi tương đối
rộng và khái quát, học sinh được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trả
lời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận.
- Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn. Loại này thường có nhiều câu hỏi với

nội dung tương đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn
- Có 3 loại câu trả lời có giới hạn.
+ Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản. Đó là một nhận định viết dưới dạng
mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà học sinh phải trả lời bằng
một câu hay một từ (trong TNKQ được gọi là câu điền khuyết).
+ Loại câu trả lời đoạn ngắn trong đó học sinh có thể trả lời bằng hai hoặc 3
câu trong giới hạn của giáo viên.
+ Giải bài tốn có liên quan tới trị số, có tính tốn số học để ra một kết quả
cụ thể đúng theo yêu cầu của đề bài.

1.2.3. Bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học ở trường THPT
1.2.3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới
Trong quá trình dạy học, BTHH đã và đang phát huy những vai trị quan
trọng của mình. Tuy nhiên, các BTHH sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện
nay cịn nặng về kiến thức tốn học, nghèo nàn về kiến thức hóa học. Hầu hết các
BTHH hiện nay mới chỉ chủ yếu đánh giá HS về kiến thức lý thuyết hoá học, chưa
đánh giá nhiều về kĩ năng cơ bản mơn hố học như: kĩ năng học tập tích cực bộ mơn
Hóa học, kĩ năng thực hành Hóa học, kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực
tế ....., Đồng thời, BTHH hiện nay chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư

12


duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập Hoá học và thực tiễn đời
sống, chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy Hóa học, năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề của HS.
Chính vì vậy, việc xây dựng nên những BTHH mới phù hợp với định hướng
đổi mới của mơn Hóa học nói riêng và định hướng đổi mới giáo dục nói chung là
rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.


1.2.3.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới
- BTHH phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực trên cơ sở của
định hướng xây dựng chương trình Hóa học phổ thơng
- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, khơng q nặng về tính tốn mà
cần chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy Hóa
học và hành động cho học sinh.
- BTHH cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức Hóa học và các ứng dụng của
Hóa học trong thực tiễn. Thông qua các dạng bài tập này làm cho học sinh thấy
được việc học Hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức Hóa học rất gần gũi
thiết thực với cuộc sống. Đồng thời, các BTHH cần khai thác các nội dung về vai
trị của Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường và các hiện tượng tự
nhiên, kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập của học sinh đối với mơn Hóa
học.
- BTHH định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởi
các thuật tốn mà cần chú trọng đến nội dung Hóa học và các phép tính được sử
dụng nhiều trong tính tốn Hóa học
- Đa dạng hóa các hình thức câu hỏi, bài tập, như: Sử dụng bảng biểu, sơ đồ,
văn bản, hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi
mở .....
Như vậy, xu hướng phát triển của BTHH hiện nay hướng đến rèn luyện khả
năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các
mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Những bài tập có tính chất học thuộc trong
các bài tập lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các bài tập địi hỏi sự tư duy,
tìm tịi.

13


1.3. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA
1.3.1. Đặc điểm của PISA

Chương trình đánh giá quốc tế PISA có một số đặc điểm sau:
- Quy mơ của PISA là rất lớn và có tính tồn cầu. Ngồi các nước thuộc khối
OECD, cịn có nhiều quốc gia là đối tác của các nước thuộc khối OECD tham gia trong đó có Việt Nam, tham gia vào PISA năm 2012 (trong 3 ngày 12, 13 và 14
tháng 4 năm 2012, tại 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 học
sinh ở tuổi 15)[12]
- PISA được thực hiện đều đặn theo chu kỳ (ba năm một lần) tạo điều kiện
cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu
đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản. Cứ sau một năm kể từ ngày điều tra, vào lúc
10 giờ sáng - giờ Paris, ngày 04 tháng 12, kết quả điều tra sẽ được cơng bố trên
tồn thế giới.
- Cho đến nay, PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá về năng lực phổ
thông của HS độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
PISA là một trong những nỗ lực đầu tiên xây dựng một hệ thống đánh giá mang
theo triết lý giáo dục, đường hướng và phương pháp giảng dạy đáp ứng những nhu
cầu của thời đại.
- PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánh
được trên bình diện quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về năng lực
đọc hiểu, năng lực Toán học và khoa học của HS độ tuổi 15, từ đó giúp chính phủ
các nước tham gia PISA rút ra những bài học về chính sách đối với giáo dục phổ
thông.
- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
+ Chính sách cơng (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên
và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như: “Nhà trường của
chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của
cuộc sống trưởng thành chưa ?”, “Phải chăng một số loại hình học tập và giảng dạy
của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác ?” và “Nhà trường có thể góp phần

14



cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hồn cảnh khó khăn
khơng?”,…
+ Hiểu biết phổ thơng(literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các
chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng xem xét đánh giá khả năng của HS
ứng dụng các kiến thức và kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên môn và khả năng
phân tích, lý giải, truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải
quyết các vấn đề.
+ Học tập suốt đời(lifelong learning): HS không thể học tất cả mọi thứ cần
biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu
quả, HS khơng những phải có kiến thức và kỹ năng mà cịn có cả ý thức về động cơ
học tập và cách học. PISA không những khảo sát kỹ năng của HS về học hiểu, toán
và khoa học mà còn đòi hỏi HS cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như các
chiến lược học tập.
- Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các
tình huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thường ngày của
các em trong nhà trường, và nhiều tình huống được lựa chọn khơng phải chỉ để học
sinh thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để học sinh ý thức về các vấn đề xã
hội (như là sự nóng lên của trái đất, phân biệt giàu nghèo, v.v). Dạng thức của câu
hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu học
sinh tự xây dựng nên đáp án của mình. Chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu
hỏi này cũng đa dạng, ví dụ như: bài tập đọc hiểu của PISA có thể xây dựng trên
bảng biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo....

1.3.2. Mục tiêu đánh giá
PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực tốn học phổ
thơng (Mathematical literacy); Năng lực đọc hiểu phổ thông (Reading literacy);
Năng lực khoa học phổ thơng (Science literacy) - Đó là những kiến thức và kỹ năng
tối cần thiết cho một học sinh bước vào cuộc sống trưởng thành. Và đó cũng là
những kỹ năng và kiến thức nền tảng không thể thiếu cho quá trình học tập suốt đời
của mỗi người. [15]


15


1.3.2.1. Năng lực Tốn học phổ thơng:
Là năng lực nhận biết và hiểu về vai trị của Tốn học trong thế giới, biết
dựa vào Toán học để đưa ra những suy đốn có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng
được các nhu cầu của đời sống cá nhân, vừa như một cơng dân biết suy luận, có
mối quan tâm và có tính xây dựng. Đó chính là năng lực phân tích, lập luận và
truyền đạt ý tưởng (trao đổi thơng tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình
thành và giải quyết vấn đề tốn học trong các tình huống và hồn cảnh khác nhau.
* Các câu hỏi ở 3 nhóm (cấp độ):
+ Nhóm 1: Ghi nhớ, tái hiện
+ Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.
+ Nhóm 3: Tư duy Tốn học; khái qt hóa và nắm được những tri thức
Tốn học ẩn dấu bên trong các tình huống và các sự kiện.

1.3.2.2. Năng lực đọc hiểu phổ thông:
Là năng lực hiểu, sử dụng và phản ánh lại ý kiến của một cá nhân sau khi
đọc một văn bản. Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng
cách hiểu về việc biết đọc. Biết đọc khơng chỉ cịn là u cầu của suốt thời kì tuổi
thơ trong nhà trường phổ thơng, thay vào đó nó cịn trở thành một nhân tố quan
trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức cá nhân, kĩ năng và chiến lược
của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các tình huống khác nhau
cũng như trong mối quan hệ với người xung quanh.
* Các câu hỏi được đánh giá ở 3 nhóm/cấp độ:
+ Thu thập thơng tin.
+ Phân tích, lí giải văn bản.
+ Phản ánh và đánh giá.


1.3.2.3. Năng lực Khoa học phổ thông:
Là năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định
các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế
giới tự nhiên thông qua hoạt động của con người thực hiện việc thay đổi thế giới tự
nhiên. Cụ thể là:

16


- Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định các câu hỏi, chiếm
lĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở
chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học
- Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và
một hoạt động tìm tịi khám phá của con người
- Nhận thức được vai trị của khoa học và cơng nghệ đối với việc hình thành
mơi trường văn hóa, tinh thần, vật chất
- Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học
vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học.
* Các câu hỏi ở 3 cấp độ/nhóm sau:
+ Xác định các câu hỏi khoa học: HS nhận biết các vấn đề mà có thể được
khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên
cứu khoa học
+ Giải thích hiện tượng một cách khoa học: HS có thể áp dụng kiến thức về
khoa học vào tình huống đã cho, mơ tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và
dự đoán sự thay đổi
+ Sử dụng các căn cứ khoa học, lí giải các căn cứ để rút ra kết luận.
* Kỹ năng giải quyết vấn đề (Được đưa vào PISA từ năm 2003) được thiết
kế thành một đề riêng, các quốc gia có quyền lựa chọn đăng ký tham gia.
* Mỗi kỳ đánh giá sẽ có một lĩnh vực kiến thức được lựa chọn để đánh giá
sâu hơn. Năm 2015, trọng tâm đánh giá là năng lực Khoa học.


17


Bảng 1.1. Nội dung đánh giá của PISA qua các kì
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2000
Đọc hiểu

2003
Đọc hiểu

2006
Đọc hiểu

2009
Đọc

2012

Đọc hiểu

2015
Đọc hiểu

Tốn học

Tốn học

Tốn học

hiểu

Tốn học

Tốn học

Khoa học

Khoa học

Khoa

Toán

Khoa học

Khoa

Giải quyết học


học

Giải quyết vấn đề

học

vấn đề

Khoa

Bài thi trên máy tính

học

Bài thi đánh giá

năng lực tài chính
Ghi chú: Phần gạch chân, in đậm là nội dung trọng tâm của mỗi kì đánh giá.

1.3.3. Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến
thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, khơng dựa vào nội dung các
chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ
thơng” (về làm Tốn, về khoa học, về đọc hiểu) - những năng lực cần thiết chuẩn
bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại.
Ví dụ một số ngữ cảnh trong đánh giá Khoa học của PISA:
Con người
 Sức khỏe (duy trì sức khỏe, tai nạn, dinh dưỡng, v.v…).
 Tài nguyên (việc tiêu thụ năng lượng và các tài nguyên).

 Môi trường (thái độ thân thiện với môi trường, sử dụng và loại bỏ các loại
vật liệu, v.v…).
 Rủi ro (do thiên nhiên hay do con người, v.v…).
 Các lĩnh vực khác (hứng thú với các giải thích về hiện tượng tự nhiên trong
khoa học, các sở thích, hoạt động, thể thao, âm nhạc dựa trên khoa học…).
Xã hội
 Sức khỏe (kiểm soát bệnh tật, sức khỏe cộng đồng, chọn lọc thức ăn, vận
động xã hội v.v…).
 Tài nguyên (duy trì dân số, chất lượng cuộc sống, an toàn, sản xuất và phân

18


phối lương thực, cung cấp năng lượng v.v….)
 Môi trường (phân bố dân số, xử lí rác thải, tác động của môi trường, thời
tiết địa phương, v.v….).
 Rủi ro [những thay đổi bất thường (động đất, thời tiết khắc nghiệt), các thay
đổi chậm rãi và lâu dài (sự xói mịn khu vực bờ biển, trầm tích), đánh giá
rủi ro].
 Các lĩnh vực khác (các vật liệu mới, các thiết bị và quy trình, biến đổi gen,
cơng nghệ vũ khí, vận tải).
Toàn cầu
 Sức khỏe (bệnh dịch, sự lây lan của bệnh truyền nhiễm v.v….).
 Tài nguyên (tài nguyên phục hồi được và khơng có khả năng phục hồi, các
hệ sinh thái, tăng trưởng dân số, v.v….. ).
 Môi trường (đa dạng sinh học, khả năng duy trì của hệ sinh thái, kiểm sốt
ơ nhiễm, việc sinh ra và mất đi của đất, v.v…..).
 Rủi ro (thay đổi khí hậu, tác động của chiến tranh hiện đại, v.v….).
 Các lĩnh vực khác (sự tuyệt chủng của các lồi, thám hiểm khơng gian,
nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ).


1.3.4. Cách đánh giá
Đề thi bao gồm nhiều bài tập (Unit), mỗi bài tập gồm một hoặc 1 số câu hỏi
(items)[9]
- Bài thi bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng
chữ, bảng, biểu đồ, …) và theo sau đó là 1 số câu hỏi (item) được kết hợp với tài
liệu này
- Việc cho điểm của các câu trong một Unit là độc lập.
- HS phải dùng bút chì để làm trực tiếp vào “Đề thi PISA”

1.3.4.1. Các kiểu câu hỏi được sử dụng (trong các Unit)
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (short response question);
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho
điểm) (open- constructed response question).

19


- Câu hỏi đóng địi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (close constructed response question).
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice).
- Câu hỏi Có - Khơng, Đúng - Sai phức hợp (Yes - No, True - False).

1.3.4.2. Cách chấm điểm
- PISA sử dụng thuật ngữ coding (mã hóa), khơng sử dụng khái niệm chấm
bài vì mỗi mã của câu trả lời được quy ra điểm số tùy theo câu hỏi.
- Các nhãn thể hiện mức độ trả lời bao gồm: Mức đạt được tối đa cho mỗi
câu hỏi và được quy ước gọi là “Mức đầy đủ”, mức “Không đạt” mô tả các câu trả
lời không được chấp nhận và bỏ trống khơng trả lời. Một số câu hỏi có thêm “Mức
chưa đầy đủ” cho những câu trả lời thỏa mãn một phần nào đó.


1.3.5. Đối tượng đánh giá
Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng
đến 16 tuổi 2 tháng) đang theo học ở chương trình phổ thơng và giáo dục thường
xun.

1.3.6. Những quốc gia đã tham gia PISA và kết quả đạt được
Bảng 1.2, 1.3, 1.4 là kết quả của các nước đứng đầu về ba mơn: Khoa học,
Đọc hiểu, Tốn học qua các kì đánh giá của PISA từ 2000 - 2006.
Bảng 1.2. Các nước đứng đầu về Khoa học từ 2000 – 2006
Thứ tự
1
2
3
4
5

2000
Hàn Quốc 552
Nhật Bản 550
Phần Lan 538
Anh 532
Canađa 529

2003
Phần Lan, Nhật Bản 548
Hồng Kông* 539
Hàn Quốc 538
Úc, Liechtenstein, Ma Cao 525
Hà Lan 524


2006
Phần Lan 563
Hồng Kông 542
Canađa 534
Đài Loan * 532
Estonia*, Nhật 531

*Những quốc gia tham gia lần đầu
Bảng 1.3. Các nước đứng đầu về Đọc hiểu từ 2000 - 2006
Thứ tự
2000
1
Phần Lan 546

2003
Phần Lan 543

20

2006
Hàn Quốc 556


2
3
4
5

Canađa 534
New Zealand 529

Úc 528
Ai len 527

Hàn Quốc 534
Canađa 528
Úc, Liechtenstein 528
New Zealand 522

Phần Lan 547
Hồng Kông 536
Canađa 527
New Zealand 521

Bảng 1.4. Các nước đứng đầu về Toán từ 2000 - 2006
Thứ tự
2000
2003
1
Nhật 557
Hồng Kông* 550
2
Hàn Quốc 547
Phần Lan 544
3
NewZealand 537 Hàn Quốc 542
4
Phần Lan 536
Hà Lan 538
5
Úc, Canađa 533 Liechtenstein 536

*Những quốc gia tham gia lần đầu

2006
Đài Loan 549
Phần Lan 548
Hồng Kông, Hàn Quốc 547
Hà Lan 531
Thụy Sĩ 530

* Kết quả PISA năm 2009:
Chương trình PISA 2009, đã có 63 nước tham gia chủ yếu là các nước phát
triển.
Đây là kết quả của 1 số nước đứng đầu trong bảng xếp hạng:

Truy

Đọc hiểu
Tích
Phản

Văn

Văn

Tổng

cập

hợp


ánh

bản

bản

Tốn

Khoa

thể

và lấy và



liên

khơng

học

học

thơng

giải

đánh


tục

liên

tin

thích

giá

21

tục


Qua 4 kì khảo sát của PISA, Phần Lan là nước có kết quả cao nhất thế giới
(nếu tính tổng kết quả ở cả ba lĩnh vực khoa học, Toán học và đọc hiểu)
* Tác động của PISA đến giáo dục các nước
Đối với hầu hết các nước trên thế giới, kết quả điều tra PISA lần đầu tiên sau
khi được công bố là một sự “cảnh tỉnh thô bạo” về thực trạng nền giáo dục của các
nước OECD và các nước tham gia PISA. Trước PISA, chưa từng có cuộc điều tra
nào so sánh trình độ HS giữa các nước. Thực tế là các nước, đặc biệt là các cường
quốc lớn như Đức, Anh, Pháp, Mỹ đều “tự hào” và cho rằng nền giáo dục của mình
là ưu việt nhất, là cái nôi sản sinh ra những thiên tài, triết gia và các nhà bác học.
Đặc biệt, nền giáo dục Đức - từng được xem là niềm tự hào của châu Âu, nơi sản
sinh ra một số vĩ nhân của nhiều thời đại, nhưng kết quả yếu kém sau hai lần điều
tra (đứng dưới mức trung bình của OECD) đã khiến tồn xã hội đứng trước tình
trạng “tự vấn”. Tình hình này được gọi là “ cú sốc PISA”. Nhận thức được thực
trạng hệ thống giáo dục đã “lỗi thời”, nước Đức đã “mổ xẻ” những điểm yếu trong
hệ thống giáo dục của mình và đưa ra những sửa đổi căn bản hệ thống giáo dục

quốc gia của mình. Nước Đức là một trường hợp điển hình cho sự tác động tích cực
của chương trình PISA đối với sự cải tổ, nâng cao chất lượng giáo dục.

1.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học mơn hóa học 10 ở một
số trường THPT tại Hịa Bình và Hà Nội.
Để có cái nhìn khách quan về thực trạng sử dụng bài tập hóa học ở trường
THPT, chúng tơi đã tiến hành điều tra một số GV và HS ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Đông Hưng của tỉnh Thái Bình, huyện Lương Sơn của tỉnh Hịa Bình
và Quận Cầu Giấy Hà Nội

1.4.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học hiện nay
của một số trường THPT thuộc địa bàn và coi đó là căn cứ để xác định phương
hướng trong nhiệm vụ phát triển tiếp theo của đề tài.

22


Điều tra để có cơ sở phân tích hiệu quả của quá trình dạy và học của GV và
HS trường THPT, từ đó đưa ra giải pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học hóa học ở nhà trường.
Lấy được ý kiến quan niệm của GV và HS về việc sử dụng BTHH trong giảng
dạy và học tập ở trường THPT.

1.4.2. Nội dung điều tra
• Điều tra về tình hình sử dụng BTHH hiện nay ở trường THPT.
• Điều tra về các dạng BTHH hiện nay đang sử dụng trong dạy và học hóa
học ở trường THPT.
• Điều tra về việc xây dựng các BTHH mới trong dạy học hóa học hiện
nay ở trường THPT.

• Đánh giá của GV và cán bộ quản lí về năng lực nhận thức của các em
HS khi sử dụng BTHH hiện nay ở trường THPT.

1.4.3. Đối tượng điều tra
• Các GV trực tiếp giảng dạy bộ mơn Hóa học ở một số trường THPT
thuộc huyện Đông Hưng của tỉnh Thái Bình, huyện Lương Sơn của tỉnh Hịa Bình
và Quận Cầu Giấy.
• Các HS tham gia học các lớp thực nghiệm của đề tài.
• Một số cán bộ quản lí của các trường, Sở giáo dục - đào tạo và các ban
ngành có liên quan.

1.4.4. Phương pháp điều tra
• Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn các GV, các cán bộ
quản lí và HS tham gia thực nghiệm.
• Dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV.
• Gửi và thu phiếu điều tra cho GV và cán bộ quản lí.

1.4.5. Kết quả điều tra
Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2013, chúng tôi đã:

23


- Dự giờ 4 tiết của các GV hóa học ở trường THPT Đơng Quan - Đơng Hưng
- Thái Bình.
- Gửi phiếu điều tra đến 32 GV hóa học thuộc các trường THPT Mê Linh,
THPT Bắc Đông Quan, THPT Tiên Hưng - Đơng Hưng - Thái Bình, THPT Nguyễn
Trãi - Lương Sơn - Hịa Bình, THPT Cầu Giấy - Cầu Giấy - Hà Nội (xem phụ lục
1). Ngồi ra cịn gửi qua mail cho 1 số giáo viên ở các tỉnh khác như Nam Định,
Hải Dương …

- Trao đổi và xin ý kiến của một số cán bộ quản lí của các trường và phòng
Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả điều tra được tổng hợp bằng các bảng sau:
Bảng 1.5. Tình trạng GV sử dụng bài tập trong các giờ dạy học
Các giờ có sử dụng BTHH
Dạy lý thuyết
Ơn tập, luyện tập
Thực hành, thí nghiệm
Kiểm tra, đánh giá

Số GV sử dụng (%)
Thường
Thỉnh
Không sử
xuyên
40,63
100
12,5
100

thoảng
56.25
0
28,13
0

dụng
3,12
0
59,37

0

Bảng 1.6. Mức độ sử dụng các dạng bài tập hóa học sử dụng trong dạy học
Số GV sử dụng (%)
Thường
Thỉnh
Không
xuyên
thoảng
sử dụng

Các dạng bài tập
1. Mô tả, giải thích hiện tượng thực tế trong
đời sống bằng kiến thức hóa học
2. Trình bày ý kiến của cá nhân về vấn đề liên
quan đến kiến thức hóa học
3. Hoạt động nhóm báo cáo về 1 vấn đề liên
quan đến hóa học
4. Đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng
biểu... có liên quan đến kiến thức hóa học
5. Giải bài tập hóa học có liên quan đến vấn
đề thực tế

24

28,13

50

21,87


21,88

31,25

46,87

6,25

21,88

71,87

21,88

46,88

31,24

31,25

56,25

12,5


=> Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận:
- Hầu hết sự đánh giá của GV chỉ dựa vào điểm số của các bài kiểm tra. Nội
dung của các bài kiểm tra lại theo một khuôn mẫu chung chung, lặp lại như: Bài tập
viết phương trình, bài tập nhận biết chất, bài tập tính tốn. Nội dung các bài tập ít

sáng tạo, nên dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp so với
trình độ của các em, làm cho mơn Hóa học trở nên khó, ít hứng thú với HS.
- Đặc biệt, các bài tập mà hầu hết các GV hiện nay sử dụng mang tính hàn
lâm, chỉ chú trọng đến đánh giá kiến thức lý thuyết hóa học. Những dạng bài tập
liên quan đến những vấn đề thực tế của cá nhân và cộng đồng, những dạng bài tập
phát huy năng lực, tư duy khoa học của HS.... gần như chưa được GV sử dụng
trong kiểm tra - Đánh giá HS
- Chưa khai thác triệt để các ứng dụng của Hóa học trong thực tế và các vấn
đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức Hóa học vào nội dung bài tập nên tính thực
tiễn của mơn học chưa cao.
- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham
khảo mà chưa có phương pháp để thiết kế và xây dựng một cách đa dạng các loại
bài tập, nên nội dung bài tập còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa tạo hứng thú học tập
cho học sinh.

CHƯƠNG 2:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10
PHẦN PHI KIM TIẾP CẬN PISA THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
2.1. Phân tích chương trình hóa học 10 phần phi kim.
2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 10
Mơn hóa học ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu đào tạo của nhà trường THPT. Mơn Hóa học cung cấp cho học sinh một hệ
thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực về hóa học, hình thành ở các em
một số kĩ năng phổ thơng, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình
thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh

25



×