Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

skkn đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học viên cán bộ quản lý thông qua việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.48 KB, 17 trang )


1
ĐỔI MỚI CÁCH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN CÁN BỘ QUẢN LÝ
THÔNG QUA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN TRÊN PHẦN MỀM ADOBE CAPTIVATE 4
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng trình Bồi dƣỡng cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục do Bộ Giáo dục và
đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 382/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 01 năm
2012 (gọi là chƣơng trình 382) đƣợc ban hành thay thế cho chƣơng trình ban hành
kèm theo quyết định 3481(Ban hành năm 1997). Chƣơng trình 382 đƣợc xây dựng
với mục tiêu phát triển năng lực cho CBQL trƣờng phổ thông về lãnh đạo và quản lý
trƣờng học, chủ động trong đổi mới lãnh đạo, quản lý để phát triển nhà trƣờng trong
bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, biết gắn tầm nhìn với hành
động, phát huy những giá trị của nhà trƣờng và xã hội cho sự nghiệp phát triển
GD&ĐT với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lƣợng giáo dục phục vụ công cuộc
đổi mới phát triển đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Lý luận giáo dục chỉ rõ: đổi mới nội dung chƣơng trình tất yếu phải đổi mới
cách thức kiểm tra đánh giá. Với mục tiêu nâng cao năng lực hành động thực tiễn
cho học viên, những kiến thức quản lý có tính hàn lâm trong chƣơng trình 382 đƣợc
giảm nhẹ so với chƣơng trình cũ. Bởi thế, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải
chú trọng nhiều hơn vào những nội dung gắn với thực tiễn quản lý nhà trƣờng.
Những tác nghiệp trong việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng sẽ là những
nội dung học viên cần nắm vững trong quá trình bồi dƣỡng và trong tác nghiệp quản
lý để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý tại các cơ sở giáo dục. Theo đó,
những bài kiểm tra viết dƣới hình thức tự luận dùng để kiểm tra mức độ nhận thức
của ngƣời học về những nội dung có tình hàn lâm về quản lý cũng cần phải đƣợc
giảm nhẹ.
Mặt khác, riêng đối với Module 4 của chƣơng trình, với số tiết dành cho
Module này là 165/360 tiết, tập trung vào các kỹ năng và nghiệp vụ quản lý nhà
trƣờng. Nếu chỉ sử dụng cách thức kiểm tra tự luận, giáo viên chỉ có thể có đƣợc
thông tin ở phía học viên về một về một vài kỹ năng quản lý. Sẽ khó có đƣợc các


thông tin đầy đủ về việc nắm các kỹ năng và nghiệp vụ quản lý nếu chỉ sử dụng hình
thức kiểm tra tự luận.
Trong quá trình triển khai thựchiện chƣơng trình, nếu kết hợp sử dụng kiểm tra
trắc nghiệm khách quan ở một số Module (đặc biệt là Module về các kỹ năng và nghiệp
vụ quản lý nhà trƣờng ) với hình thức kiểm tra tự luận ở các Module khác sẽ phát huy

2
đƣợc ƣu điểm của 2 hình thức kiểm tra này khắc phục những hạn chế của các hình thức
kiểm tra đặc biệt là hình thức kiểm tra tự luận đã sử dụng từ trƣớc đến nay.
Vì vậy, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên
CBQL thông qua việc thiết kế và sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách
quan (chủ yếu đƣợc thực hiện khi kết thúc Module 4- Module Kỹ năng và nghiệp vụ
quản lý nhà trƣờng) là một cách thức ứng dụng công nghệ thông tin để đo lƣờng kết quả
học tập của học viên CBQL, xác định mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ mà ngƣời
học có đƣợc sau một quá trình học tập so với mục tiêu của chƣơng trình.
Với những lý do trên, trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã thiết kế hệ thống
các bài tập trắc nghiệm khách quan và sử dụng công cụ đo lường ấy trên phần mềm
Adobe-Captivate4 - một phần mềm chuyên dụng để thiết kế bài giảng có thể ứng
dụng trong kiểm tra đánh giá. Cách làm này một mặt giúp giáo viên có cơ sở để điều
chỉnh phƣơng pháp và lựa chọn các đơn vị kiến thức trọng tâm, và điều quan trọng hơn giúp
học viên điều chỉnh cách học, bổ sung những hiểu biết của mình trong cả lý luận và tác
nghiệp quản lý.
Chúng tôi đã triển khai có hiệu quả để kiểm tra kết quả học tập Module 4 - Module
Ký năng và nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng trong khóa bồi dƣỡng CBQL THCS K30, THCS
K31, Tiểu học K55 và Mầm non K49.


















3




2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
2.1.1. Đổi mới cách thức kiểm tra kết quả học tập của học viên.
Lý luận chỉ rõ rằng: đổi mới không có nghĩa là xoá bỏ hoàn toàn cái cũ. Đổi
mới có thể là chọn lọc, phát huy những ƣu điểm của cái cũ, bổ sung thêm những
điểm mới nhằm khắc phục những điểm hạn chế trong cách làm cũ. Thực tiễn dạy học
hiện nay cho thấy, sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học,
trong kiểm tra đánh giá không phải là cái mới. Kiểm tra và đo lƣờng dƣới hình thức
tự luận cũng có những ƣu điểm nhất định. Vậy trong quá trình chỉ đạo và thực hiện
chƣơng trình, đổi mới cách thức kiểm tra kết quả học tập thông qua việc sử dụng hệ
thống các bài tập trắc nghiệm khách quan trên trên phần mềm Adobe-Captivate4
không có nghĩa là xoá bỏ hẳn hình thức kiểm tra tự luận. Đây chỉ là sự kết hợp các
hình thức kiểm tra trong quá trình đào tạo, bồi dƣỡng để có những thông tin phản hồi

làm cơ sở đánh giá ngƣời học một cách chính xác hơn. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng
một trong 2 hình thức kiểm tra, giáo viên khó có thể đạt đƣợc mục tiêu của bài dạy,
của chƣơng trình.
2.1.2. Vai trò của công cụ đo lường bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm
khách quan trong kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra là một thành phần không thể tách rời của hoạt động dạy - học, là một
trong những khâu quan trọng để giúp giáo viên phán đoán về kết quả giảng dạy của
mình dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc từ các bài kiểm tra, đối chiếu
với mục tiêu của chƣơng trình đã ban hành nhằm lựa chọn những phƣơng pháp thích
hợp cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy.
Kiểm tra là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tìm hiểu và xác định mức độ kiến thức, kĩ
năng và thái độ mà ngƣời học có đƣợc sau một quá trình học tập; nói cách khác, nó
đo lƣờng về mặt số lƣợng và trình độ của chính cá nhân đó. Kiểm tra cung cấp
những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Kiểm tra có nhiều hình thức: bằng bài
trắc nghiệm khách quan hay các công cụ đánh giá khác.
Đánh giá là thuật ngữ có tính tổng quát hơn "đo lƣờng". Đánh giá kết quả học
tập là quá trình trình bày, thu thập, tích hợp và cung cấp thông tin một cách
có hệ thống giúp cho việc đƣa ra nhận định, phán xét hay gán giá trị theo một thang
đo nhất định cho một học sinh, một lớp học, một chƣơng trình đào tạo để từ đó

4
đƣa ra những quyết định có liên quan đến các đối tƣợng này. Nhƣ vậy, đánh giá liên
quan đến cả hai vấn đề: mô tả về mặt số lƣợng và mô tả về mặt chất lƣợng Việc áp
dụng đa dạng các phƣơng pháp kiểm tra cần thiết và các chƣơng trình đánh giá đúng
đắn sẽ bao gồm cả các kỹ thuật đo lƣờng và không đo lƣờng.
Trắc nghiệm: đó là công cụ hay phƣơng pháp có hệ thống dùng để đo lƣờng
một mẫu hành vi, một số năng lực trí tuệ của ngƣời học hoặc để kiểm tra đánh giá
kiến thức, kỹ năng kỹ xảo hoặc để kiểm tra thái độ của ngƣời học.
2.1.3. Tiện ích của việc sử dụng công cụ đo lường bằng hệ thống các bài tập trắc
nghiệm khách quan trên trên phần mềm Adobe-Captivate4 trong kiểm tra kết quả học tập.

Hiện nay có nhiều phần mềm chuyên dụng trong đó có phần mềm Adobe-
Captivate 4, một phần mềm có thể tạo ra những nội dung E-Learning - một chức
năng có thể giúp giáo viên thiết kế những bài giảng, sử dụng để kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của ngƣời học.
Đối với việc sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm
tra kết quả học tập, chức năng này có những tiện ích sau:
- Khi thực hiện kiểm tra kết quả học tập, bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan
đƣợc nhân thành nhiều đề thi khác nhau. Số đề thi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính
toán của giáo viên trên số lƣợng học viên dự thi.
- Đề thi có thể đƣợc bảo mật bởi vì hệ thống câu hỏi chỉ cần soạn và lƣu trong USB.
- Ngƣời kiểm duyệt và phụ trách chỉ cần chuyển hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
khách quan từ USB sang máy chủ. Máy chủ sẽ chuyển đề thi đến toàn bộ hệ thống máy
trong phòng máy theo ý định. Mỗi một thí sinh dự thi đƣợc kiểm tra/ 1 đề. (Ví dụ: 10 thí
sinh có thể đƣợc dự thi /10 đề khác nhau).
- Cài đặt và kiểm soát đƣợc thời gian dự thi. Cán bộ coi thi có thể điều khiển
đƣợc thời gian bắt đầu làm bài và thời gian kết thúc trên máy chủ. Nhƣ thế, cán bộ
coi thi sẽ khống chế đƣợc thời gian, kiểm soát đƣợc quá trình làm bài của thí sinh.
- Kết quả làm bài của ngƣời học sẽ đƣợc Captivate 4 tự động chấm điểm (tuỳ
thuộc vào thang điểm mà giáo viên quy định) và hiển thị ngay sau mỗi câu hỏi. Học
viên có thể biết đƣợc kết quả làm bài (tổng điểm) của mình khi làm xong hoặc hết
giờ làm bài.
Nhƣ vậy, với hình thức kiểm tra này, ngƣời học có thể tự đo lƣờng, tự kiểm tra
đƣợc kết quả học tập một cách chính xác. Giáo viên cũng có cơ sở chính xác và chắc
chắn để đánh giá kết quả của ngƣời học.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC
VIÊN CBQL TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH THANH HÓA

5
Thực tiễn sau gần 15 năm thực hiện chƣơng trình 3481 trên phạm vi toàn
quốc, Hội nghị tập huấn về triển khai chương trình Bồi dưỡng CBQL giáo dục ban

hành kèm theo quyết định Số 382 ngày20/01/2012 (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức tại Hà Nội tháng 5/2012) đã chỉ rõ một số nhƣợc điểm của chƣơng trình 3481
nhƣ sau:
- Nội dung chƣơng trình nặng về lý luận chính trị, Lý luận quản lý Nhà nƣớc,
có những nội dung trùng lắp với một số lớp Bồi dƣỡng của ngành giáo dục, của các
đợt học tập Nghị quyết và sinh hoạt chính trị ở địa phƣơng.
- Phần trang bị kiến thức nghiệp vụ quản lý, kỹ năng tác nghiệp, khả năng giải
quyết vấn đề của thực tiễn phát triển giáo dục đặt ra trong quá trình phát triển KT-
XH chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời học.
- Thiếu những nội dung nhằm tạo nên các kỹ năng bổ trợ khá quan trọng trong
bối cảnh phát triển KT thị trƣờng, xã hội thông tin và hội nhập quốc tế.
- Mặc dù các cơ sở bồi dƣỡng đã cố gắng cập nhật các quy định nhƣng do thực
tế thay đổi khá nhanh, thông tin nhiều và do sự bó buộc bởi khung chƣơng trình quy
định cho nên nội dung còn có những bất cập. Thời lƣợng bố trí các phần cũng chƣa
hợp lý theo thứ tự ƣu tiên dựa trên nhu cầu và mức độ quan trọng của yêu cầu thực
tiễn QLGD”
Bởi vậy, trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình, do đặc điểm của
chƣơng trình nhƣ trên nên việc kiểm tra kết quả học tập của học viên chủ yếu dƣới
hình thức tự luận và một học phần đƣợc tổ chức thi vấn đáp .
Các đề kiểm tra tập trung vào một vài nội dung chủ yếu của học phần. Sau mỗi
học phần, ngƣời học sẽ làm bài kiểm tra viết với 2 hoặc 3 câu hỏi tập trung vào 2
hoặc 3 nội dung trong học phần.
Các cách thức kiểm tra này giúp giáo viên và ngƣời quản lý:
- Đánh giá đƣợc mức độ nắm các kiến thức lý luận quản lý
- Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức quản lý vào thực tiễn quản lý
nhà trƣờng ở mức độ nhất định, một nội dung tác nghiệp, một kỹ năng cụ thể nào đó
Tuy nhiện, cách thức kiểm tra này không thể quét hết đƣợc các nội dung chủ
yếu của chƣơng trình. Có thể trong một học phần, học viên chỉ có thể ôn tập đƣợc
một số nội dung thông qua một số câu hỏi nhất định. Mỗi câu hỏi đƣợc phân công
cho một tổ hoặc một nhóm chuẩn bị.

Ngƣời dạy khó có thể nắm đƣợc những thông tin phản hồi đầy đủ từ phía học
viên. Thông tin phản hồi cho ngƣời học cũng không còn ý nghĩa vì ngƣời học cũng

6
khó có thể nhận biết một cách chính xác những điểm thiếu hụt của bản thân trong
nhận thức và trong hành động thực tiễn để từ đó có kế hoạch bổ sung và hoàn thiện.
Với hình thức kiểm tra tự luận, mặc dù đề ra là những câu hỏi mở, ngƣời học
đƣợc sử dụng tài liệu trong quá trình làm bài, nhƣng nó sẽ làm cho ngƣời học quá lệ
thuộc vào tài liệu, không chịu khó đọc, ôn tập, trao đổi thảo luận với bạn bè, đồng
nghiệp. Những nội dung kiến thức trong đề kiểm tra dần dần rơi vào quên lãng. Cũng
vì thế, giáo viên, ngƣời quản lý cũng khó có thể đo lƣờng một cách chính xác kết quả
học tập của học viên làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại sau khoá học.
Bởi thế, để có thể vừa kiểm tra những nội dung kiến thức quản lý có tính hàn
lâm, vừa kiểm tra đƣợc khả năng tác nghiệp của ngƣời cán bộ quản lý trong quản lý
nhà trƣờng, cần kết hợp cả hình thức kiểm tra tự luận và kiểm tra có sử dụng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Đó là một cách thức kiểm tra đánh giá cần
phải làm để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu của chƣơng trình 382: Tăng cƣờng năng
lực hành động thực tiễn cho ngƣời CBQL nhà trƣờng, CBQL giáo dục.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Làm cho giáo viên và học viên CBQL hiểu rõ yêu cầu của việc kiểm
tra kết quả của học tập thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan trên phần mềm Adobe-Captivate4.
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học, cần làm cho
giáo viên hiểu rõ: kiểm tra kết quả học tập của học viên thông qua việc sử dụng hệ
thống bài tập trắc nghiệm khách quan là một cách thức kiểm tra nhằm nắm bắt từ
phía ngƣời học những thông tin về kỹ năng và nghiệp vụ quản lý mà học viên có
đƣợc sau quá trình học tập để từ đó ngƣời dạy có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung
và phƣơng pháp giảng dạy của mình. Giáo viên, có thể từ đó để hƣớng cho ngƣời
học tới những mục tiêu học tập cao hơn so với mục tiêu truyền giảng kiến thức hàn
lâm hiện nay, hƣớng tới dạy cho ngƣời học hiểu, áp dụng những gì đã biết, đã có để

thực thi các nhiệm vụ quản lý tại các nhà trƣờng, chủ động, linh hoạt đáp ứng yêu
cầu của đổi mới công tác quản lý giáo dục hiện nay
Đối với học viên là CBQL, kết hợp với việc phổ biến quy chế và các quy định
đối với học viên ngay từ đầu khoá học, kết hợp với các bài giảng trên lớp, giáo viên
giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm phổ biến đến học viên các hình thức kiểm tra đánh
giá sẽ đƣợc thực hiện trong khoá học. Cần chỉ rõ các nội dung sau:
- Kiểm tra giúp ngƣời học xác định mức độ đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc về các
mục tiêu học tập của mình so với yêu cầu của chƣơng trình; phát hiện những vấn đề
cần bổ sung cho nhận thức và thực thi các nhiệm vụ quản lý tại các nhà trƣờng từ đó

7
ngƣời học sẽ tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình, tự bổ sung những những
kiến thức quản lý nhằm làm tốt hơn các nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng.
- Sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm đo lƣờng kết quả
học tập của học viên CBQL so với mục tiêu của chƣơng trình. Đó là:
+ Kiểm tra những kiến thức và sự hiểu biết về lý luận quản lý mà học viên có đƣợc;
+ Những kỹ năng,nghiệp vụ quản lý nào cần nắm chắc?
+ Thái độ và những mối quan tâm nào trong nghiệp vụ quản lý mà ngƣời học
cần phát triển?
+ Có những thay đổi gì trong suy nghĩ, cảm giác và hành động thực tiễn ?
Những thông tin trên rất có ích trong việc lên kế hoạch, kiểm tra lại các mục
tiêu dạy học và trong việc thay đổi kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của
ngƣời học.
Nhƣ vậy, việc kiểm tra bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan đơn
giản nó chỉ là việc sử dụng một công cụ đo lƣờng kết quả học tập của ngƣời học
nhằm giúp cả ngƣời học và giáo viên có đƣợc những thông tin phản hồi một cách
nhanh nhất, chính xác nhất nhằm điều chỉnh thái độ học tập (đối với ngƣời học) và
điều chỉnh mục tiêu, phƣơng pháp giảng dạy (đối với giáo viên).
Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan sẽ buộc ngƣời học phải ôn
tập toàn bộ nội dung chƣơng trình, tránh đƣợc học tủ, học lệch. Giáo viên sẽ kiểm tra

đƣợc kiến thức của học viên một cách có hệ thống, trên hầu hết các nội dung cơ bản
của chƣơng trình.
2.3.2. Tổ chức cho giáo viên soạn các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
theo 8 dạng của phần mềm Captivate 4.
Để thực hiện việc này, giáo viên cần phải đƣợc hƣớng dẫn cách soạn một đề
kiểm tra cho phù hợp với mục tiêu của chƣơng trình và mục tiêu của chuyên đề. Từ
trƣớc đến nay, chƣơng trình đào tạo giáo viên của các trƣờng sƣ phạm thiếu hẳn
mảng kiến thức này, vì vậy giáo viên hầu nhƣ không biết những nguyên tắc đơn giản
nhất của việc sọan một đề kiểm tra cho có tính khoa học phù hợp với những nguyên
tắc cơ bản của khoa học giáo dục.
Nhƣ vậy, để soạn đƣợc một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đúng yêu cầu,
đặc biệt là đề kiểm tra trắc nghiệm cho một môn học hết sức mới mẻ - kỹ năng và
nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng, giáo viên phải dựa vào những tài liệu của các nhà lý
luận và khoa học giáo dục về kiểm tra trắc nghiệm khách quan, dựa vào các dạng câu
hỏi của phần mềm Captivate 4 và đặc biệt phải nắm chắc mục tiêu của chƣơng trình,
của Module và của chuyên đề.

8
Để có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tổ chuyên môn thực hiện
theo các bƣớc sau:
1. Sinh hoạt chuyên môn thảo luận, xác định và thống nhất các mục tiêu, nội
dung trọng tâm từng chuyên đề. Các mục tiêu nội dung chuyên đề phải thống nhất
với mục tiêu của Module và của toàn bộ chƣơng trình.
2. Yêu cầu mỗi giáo viên tham gia giảng dạy các chuyên đề phải soạn đƣợc ít
nhất 3 câu hỏi/1 chuyên đề với 3 dạng khác nhau. Các dạng câu hỏi phải phù hợp với
định dạng của phần mềm Captivate 4.
Các dạng câu hỏi có thể là:
- Câu hỏi đa lựa chọn (có 2 dạng). Dạng câu hỏi này bắt buộc ngƣời học chọn
một hoặc nhiều phƣơng án mà giáo viên đƣa ra
- Câu hỏi sắp xếp(có 2 dạng). Dạng câu hỏi này ngƣời học phải sắp xếp các

câu trả lời theo phƣơng pháp định sẵn của giáo viên. Phƣơng án trả lời phải sắp xếp
theo một trật tự đúng do giáo viên đƣa ra
- Câu hỏi điền khuyết (có 2 dạng) Dạng câu hỏi này ngƣời học điền vào chỗ
trống bằng cách lập nội dung vào hoặc chọn từ danh sách.
- Câu hỏi đúng-sai- Dạng câu hỏi này ngƣời học đƣợc lựa chọn một trong 2
phƣơng án.
- Câu hỏi nối đôi (có 2 dạng) Dạng câu hỏi này ngƣời học phải ghép đôi các
mục trong 2 cột cho phù hợp theo phƣơng án đã định sẵn.
- Câu hỏi phân biệt. Dạng câu hỏi này ngƣời học phân biệt theo phƣơng pháp
định sẵn của giáo viên. Câu trả lời đƣợc coi là chính xác nếu tất cả các vùng đánh
dấu đúng đều đƣợc lựa chọn.
- Câu hỏi trả lời ngắn. Dạng câu hỏi này buộc ngƣời học điền vào có thể là
một từ, một cụm từ hoặc một câu.
3. Việc làm này phải đƣợc tiến hành trƣớc khi giáo viên và học viên thực hiện
bài dạy, bài học trên lớp. Bởi vì, cách thức kiểm tra này mục đích không chỉ để đo
lƣờng đƣợc kết quả học tập của học vỉên so với mục tiêu của chƣơng trình, của
chuyên đề mà quan trọng hơn là để giáo viên điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy (từ
khâu soạn bài, lựa chọn nội dung trọng tâm cho đến thiết kế các câu hỏi, bài tập thảo
luận trên lớp). Theo đó, ngƣời học cũng phải điều chỉnh cách học của mình, xác định
đầy đủ và đúng đắn mục tiêu học tập cho từng Module và cho từng chuyên đề. Mặt
khác, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ khắc phục những điểm hạn chế
của hình thức kiểm tra tự luận (trƣớc khi làm bài kiểm tra, học viên tổ chức làm đề
cƣơng theo nhóm; mỗi nhóm một câu hỏi, một nội dung sau đó tập hợp lại và phát
cho cả lớp).

9

2.3.3. Tiến hành tổ chức kiểm tra trắc nghiệm khách quan theo đúng quy trình.
* Kiểm tra và duyệt đề thi.
Đây là khâu hết sức quan trọng bởi:

- Nội dung đề thi có thể không trọng tâm, không bao quát đƣợc nội dung
chƣơng trình, không có những câu hỏi gây nhiễu hợp lý để kiểm tra độ chắc chắn của
ngƣời học.
- Các đáp án có thể thiếu chính xác bởi tính đa dạng của bộ môn thuộc khoa
học xã hội.
- Giáo viên khi ra đề thi không nắm chắc các dạng câu hỏi để có thể phù hợp
với phần mềm máy tính.
* Hướng dẫn cách thức thực hiện làm bài kiểm tra.
Do kỹ năng sử dụng máy tính của học viên CBQL giáo dục không đồng đều,
mặt khác việc tiếp xúc với một số chủng loại máy tính của học viên chƣa nhiều nên
khâu hƣớng dẫn cách thức thực hiện để làm một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan
trên phần mềm Captivate 4 là hêt sức cần thiết. Hiển nhiên, học viên chỉ đƣợc thực
hiện cách thức làm bài ở một số đề kiểm tra giả định. Vấn đề cơ bản là chỉ giúp học
viên biết thao tác trên máy tính để có thể đảm bảo thời gian làm bài theo quy định.
Thực hiện khâu này giáo viên giảng dạy chỉ cần nắm chắc các thao tác sử
dụng chức năng này của phần mềm là có thể hƣớng dẫn đƣợc.
* Chuyển chương trình kiểm tra trên máy chủ và trên hệ thống máy tính
Trƣớc giờ kiểm tra, ngƣời quản lý có thể chỉ cần mở chƣơng trình kiểm tra
trong USB trên máy chủ. Máy chủ sẽ chuyển các đề thi xuống hệ thống máy tính
theo chủ định của ngƣời quản lý sao cho các máy tính gần nhau không trùng đề thi.
Ngƣời học khó có thể trao đổi trong quá trình làm bài. Cán bộ coi thi cũng có thể
kiểm soát quá trình làm bài của học viên trên hệ thống máy chủ.
* Tiến hành kiểm tra
Mỗi đề kiểm tra học viên có thể làm trong 15 đến 20 phút tuỳ theo nội dung số
lƣợng câu hỏi và ý định của ngƣời quản lý,
Kết thúc quá trình làm bài, học viên có thể biết ngay kết quả kiểm tra của mình.
2.4. KẾT QUẢ:
1. Trong quá trình triển khai 2 khóa học, chúng tôi đã xây dựng được một
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi.


10
Từ 50 câu hỏi này, chúng tôi thiết kế thành nhiều đề khác nhau. Mỗi đề gồm
20 câu hỏi. Học viên đƣợc phép làm bài trong 20 phút. Các câu hỏi đƣợc thiết kế chủ
yếu dƣới các dạng sau:

* Câu hỏi lựa chọn 1 đáp án.
Ví dụ:
* Khi làm tờ trình xin chủ trương cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết
bị của nhà trường(MN, Tiểu học, THCS), đồng chí cần gửi cơ quan, tổ chức nào?

a) Sở Giáo dục và Đào tạo b) UBND huyện

c) Phòng GD&ĐT d) UBND xã

* Theo đồng chí tổ chức nào sau đây không phải là cơ quan quản lý Nhà nước
về giáo dục?

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo b) UBND huyện

c) UBND xã d) Các cơ sở giáo dục

* Theo đồng chí thì Đảng và Nhà nước chọn yếu tố nào sau đây là yếu tố
quyết định chất lượng giáo dục?

a) Mục tiêu b) Nội dung, chƣơng trình, SGK

c) Đội ngũ nhà giáo, CBQLGD d) Phƣơng pháp dạy học

e) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học


* Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động kiểm tra nội bộ trường học?

a) Hoạt động sƣ phạm của nhà giáo b) Hoạt động của Hội cha mẹ HS

c) Tài chính nhà trƣờng, CSVC và thiết bị d) Hoạt động của tập thể học sinh

* Đồng chí hãy chọn một trong các phương án sắp xếp sau để tiến hành xây
dựng một bản kế hoạch giáo dục phù hợp?

a) Chủ trƣơng, đƣờng lối, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch (dài hạn, trung hạn), kế
hoạch từng năm học.

b) Đƣờng lối, chủ trƣơng, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch (dài hạn, trung hạn), kế
hoạch từng năm học.

c) Chủ trƣơng, đƣờng lối, quy hoạch, chiến lƣợc, kế hoạch (dài hạn, trung hạn), kế
hoạch từng năm học.

11

* Câu hỏi nối đôi
Ví dụ:
* Đồng chí hãy nối cột A và cột B cho phù hợp
Cột A
Cột B
Thảo luận nhóm
Quan điểm dạy học
3 x 3x 3
Phương pháp dạy học
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Kỹ thuật dạy học

* Đồng chí hãy nối cột A và cột B cho phù hợp
Cột A
Cột B
Hoạch định sự thay đổi
Quản lý sự thay đổi
. Xây dựng kế hoạch thay đổi
Lãnh đạo sự thay đổi

* Câu hỏi điền khuyết
Ví dụ:
* Đồng chí hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ sau: “ Hiệu trưởng”;
“Trưởng phòng Giáo dục”; “Giám đốc Sở Giáo dục”; “Trưởng phòng Giáo dục,
Giám đốc Sở Giáo dục” cho phù hợp:

“ Thành lập Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục do ra
quyết định”

* Đồng chí hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ sau: “ Hiệu trưởng nhà
trường”; “Phó Hiệu trưởng”; “Trưởng phòng Giáo dục” cho phù hợp:
Hội đồng tự đánh giá do ra Quyết định
thành lập.

* Câu hỏi sắp xếp
* Sắp xếp theo thứ tự đúng của quy trình xây dựng kế hoạch năm học của tổ
chuyên môn:
1. Xây dựng dự thảo KH năm học
2. Điều chỉnh Kế hoạch
3. Đóng góp ý kiến

4. Tổ trƣởng CM triển khai và thực hiện kế hoạch năm học Tổ CM
5. Phê duyệt
* Câu hỏi đa lựa chọn
* Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) nhà trường có thể giữ vai trò gì trong đoàn
đánh giá ngoài? Đánh dấu vào ô trống thích hợp:
1. Thành viên 3. Trƣởng đoàn

12

2. Thƣ ký 4. Chỉ đạo, giám sát

2. Cách thức sử dụng sản phẩm
- Cài đặt phần mềm Adobe-Captivate 4 (phần này do cán bộ phụ trách kỹ thuật
máy tính đảm nhiệm)
- Phòng chuyên môn nhập hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trên các
dạng câu hỏi vào phần mềm đã cài đặt sẵn.
- Tạo các đề khác nhau trên các bộ đề gốc
- Khi tạo ra câu hỏi sẽ có một slide cuối cùng để tổng kết điểm của học viên.
Để thêm các mục trong slide thông báo kết quả này.
- Captivate 4 cho phép xuất chƣơng trình sau khi làm việc xong ra một bản
chƣơng trình chạy để học viên chỉ đƣợc phép mở ra thực hiện, không cho phép chỉnh
sửa. Chƣơng trình này cho phép thực hiện một cách độc lập trên các máy có cài hệ
điều hành Windows.
- Căn cứ vào số lƣợng máy tính có trong phòng máy, Phòng chuyên môn tiến
hành lập danh sách phòng thi và tổ chức kiểm tra theo quy định
3. KIỂM NGHIỆM
Sau khi tiến hành cách thức kiểm tra này ở các lớp THCS K30 và Tiểu học
K55 (Tháng 12 năm 2012) và lớp BDCBQL THCS K31, Mầm non K49 (ngày
20/5/1013), kiến thức kiểm tra thuộc nội dung kiến thức Module 4- Kỹ năng và
nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng, tôi lập bảng hỏi với một số nội dung.

Kết quả nhƣ sau:
TT
Nội dung
Kết quả (%)
THCSK30, Tiểu
học K55
THCS K31, MN
K49

Không

Không
1
Đồng chí có thích hình thức kiểm tra trắc
nghiệm này không?
100

100

2
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí nắm
chắc đƣợc kỹ năng và nghiệp vụ quản lý hơn
không?
100

100

3
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí biết
đƣợc những điểm thiếu hụt của bản thân ngay

sau khi kiểm tra không?
97

99




13
4
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí cần
phải có kế hoạch bổ sung ngay những phần
nội dung thiếu hụt không?
85

97

5
Đồng chí có bố trí thời gian ôn tập nhiều hơn
khi kiểm tra bằng hình thức tự luận hay
không?
70

65

6
Hình thức kiểm tra này có yêu cầu đồng chí
phải tăng cƣờng trao đổi thảo luận trong quá
trình học tập hay không?
79


85

7
Với hình thức kiểm tra này, đồng chí có cần
phải đổi mới phƣơng pháp học tập các kỹ
năng và nghiệp vụ quản lý hay không?
86

90

8
Hình thức kiểm tra này có thể đo lƣờng chính
xác kết quả học tập của đồng chí hơn so với
hình thức kiểm tra tự luận hay không?
92

95

9
Đề kiểm tra bằng hình thức này có giúp đồng
chí xác định đúng mục tiêu của chuyên đề,
mục tiêu của Module và mục tiêu của chƣơng
trình không?
97

98

10
Theo đồng chí, kiểm tra bằng hình thức này có

bắt buộc giáo viên khi lên lớp phải đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy hay không?
83

87

* 100% học viên thích hình thức kiểm tra này vì sự tiện ích của nó. Ngƣời học
có thể biết ngay và kiểm soát đƣợc kết quả làm bài của mình khi ký xác nhận vào
danh sách dự thi. Đặc biệt là giúp ngƣời học nắm chắc kỹ năng và nghiệp quản lý
hơn. Hầu hết học viên đều cho rằng, cách thức tổ chức kiểm tra là hoàn toàn khoa
học. Bộ câu hỏi (đề thi) vừa sức đối với học viên. Số lƣợng câu hỏi trong bộ đề thi
phù hợp với thời gian quy định. Đề thi phân loại đƣợc học viên.
* 100% giáo viên tham gia giảng dạy đều cho rằng hình thức kiểm tra này một mặt
giúp giáo viên đo lƣờng một cách chính xác, khoa học kết quả học tập của học viên. Mặt
khác đây là hình thức kiểm tra tiết kiệm đƣợc thời gian nhất. Ngay sau khi kiểm tra, giáo
viên chỉ cần vào điểm thi qua kết quả do máy tính chủ động chấm điểm.






14



4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
* Kết luận.
Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động
học và quản lý giáo dục.

Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá, sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm
khách quan trên phần mềm Captivate 4 (Module 4) với hình thức kiểm tra tự luận
(các Module 1,2,3,5) và là một trong những cách thức ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc triển khai việc thực hiện chƣơng trình 382 đảm bảo đúng mục tiêu của
chƣơng trình: nâng cao năng lực hành động thực tiễn cho ngƣời học.
Vấn đề quan trọng hơn cả là từ cách đổi mới kiểm tra đánh giá, giáo viên bắt
buộc phải đổi mới phƣơng pháp dạy học, ngƣời học phải đổi mới cách học. Không
có một hình thức kiểm tra nào là vạn năng. Kết hợp kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc
nghiệm khách quan là một cách làm nhằm đánh giá và phân loại học viên CBQL nhà
trƣờng sau khoá học một cách khoa học hơn.
* Đề xuất ( Đối với Trung tâm GDTX Tỉnh)
- Trong quá trình kiểm tra kết quả học tập của học viên CBQL, cần tăng cƣờng
hơn nữa việc kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan với hình thức kiểm tra tự luận và
các hình thức kiểm tra khác.
- Yêu cầu cao đối với giáo viên trong việc thiết kế các bài tập trắc nghiệm
khách quan chất lƣợng để có thể dùng nó để đo lƣờng đƣợc kết quả học tập của
ngƣời học một cách chính xác.
- Tăng cƣờng trang bị một số phần mềm tiện ích để có thể kiểm soát chặt chẽ
hơn nữa khâu tiến hành kiểm tra và thực hiện hình thức kiểm tra này một cách thuận
lợi hơn.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội đƣợc áp dụng những
phầm mềm tiện ích vào việc thiết kế bài dạy và kiểm tra đánh giá.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ





Thanh Hóa ngày 20 tháng 5 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
ngƣời khác
Người viết

15



Đặng Thị Ngần

MỤC LỤC

Mục
Nội dung
Trang
1
Đặt vấn đề
01
2
Nội dung sáng kiến
03
2.1
Cơ sở lý luận của vấn đề
03
2.2
Thực trạng kiểm tra đanh giá kết quả học tập của học viên
CBQL tại trung tâm GDTX Tỉnh Thanh Hóa
04
2.3

Các giải pháp và tổ chức thực hiện
06
2.4
Kết quả
09
3
Kiểm nghiệm
12
4
Kết luận và đề xuất
14


















16




PHỤ LỤC
Mẫu phiếu hỏi
3.1. Dùng cho lớp BDCBQL THCS K31 và Mầm non K49
1. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nôi dung sau. Đánh
dấu x vào ô trống theo ý kiến của đồng chí.
TT
Nội dung

Không
1
Đồng chí có thích hình thức kiểm tra trắc nghiệm này
không?


2
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí nắm chắc đƣợc kỹ
năng và nghiệp vụ quản lý hơn không?


3
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí biết đƣợc những
điểm thiếu hụt của bản thân ngay sau khi kiểm tra không?


4
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí cần phải có kế
hoạch bổ sung ngay những phần nội dung thiếu hụt không?



5
Đồng chí có bố trí thời gian ôn tập nhiều hơn khi kiểm tra
bằng hình thức tự luận hay không?


6
Hình thức kiểm tra này có yêu cầu đồng chí phải tăng cƣờng
trao đổi thảo luận trong quá trình học tập hay không?


7
Với hình thức kiểm tra này, đồng chí có cần phải đổi mới
phƣơng pháp học tập các kỹ năng và nghiệp vụ quản lý hay
không?


8
Hình thức kiểm tra này có thể đo lƣờng chính xác kết quả
học tập của đồng chí hơn so với hình thức kiểm tra tự luận
hay không?


9
Đề kiểm tra bằng hình thức này có giúp đồng chí xác định
đúng mục tiêu của chuyên đề, mục tiêu của Module và mục
tiêu của chƣơng trình không?



10
Theo đồng chí, kiểm tra bằng hình thức này có bắt buộc giáo
viên khi lên lớp phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy hay
không?



17
2. Đồng chí vui lòng góp ý cho đề kiểm tra đồng chí vừa thực hiện (cách thức
tổ chức thi, số lƣợng, thời gian, mức độ dễ, khó, vừa sức, phân loại đƣợc học
viên….)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3.2. Dùng cho lớp BDCBQL THCS K30 và Tiểu học 55
1. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nôi dung sau. Đánh
dấu x vào ô trống theo ý kiến của đồng chí.
TT
Nội dung

Không
1
Đồng chí có thích hình thức kiểm tra trắc nghiệm này
không?


2
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí nắm chắc đƣợc kỹ
năng và nghiệp vụ quản lý hơn không?



3
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí biết đƣợc những
điểm thiếu hụt của bản thân ngay sau khi kiểm tra không?


4
Hình thức kiểm tra này có giúp đồng chí cần phải có kế
hoạch bổ sung ngay những phần nội dung thiếu hụt không?


5
Đồng chí có bố trí thời gian ôn tập nhiều hơn khi kiểm tra
bằng hình thức tự luận hay không?


6
Hình thức kiểm tra này có yêu cầu đồng chí phải tăng cƣờng
trao đổi thảo luận trong quá trình học tập hay không?


7
Với hình thức kiểm tra này, đồng chí có cần phải đổi mới
phƣơng pháp học tập các kỹ năng và nghiệp vụ quản lý hay
không?


8
Hình thức kiểm tra này có thể đo lƣờng chính xác kết quả
học tập của đồng chí hơn so với hình thức kiểm tra tự luận
hay không?



9
Đề kiểm tra bằng hình thức này có giúp đồng chí xác định
đúng mục tiêu của chuyên đề, mục tiêu của Module và mục
tiêu của chƣơng trình không?


10
Theo đồng chí, kiểm tra bằng hình thức này có bắt buộc giáo
viên khi lên lớp phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy hay
không?



×