Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác Lênin trong dạy học môn Chính trị phần triết học tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung Ương II Thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.84 KB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi xin gửi tới PGS.TS. Nguyễn
Văn Cư là người thầy hướng dẫn trực tiếp của tôi. Trong thời gian làm luận
văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy. Tôi cũng học được ở thầy
tác phong làm việc nghiêm túc và khoa học, những điều này sẽ giúp ích cho
tôi rất nhiều trong công việc sau này. Tôi xin kính chúc thầy và gia đình luôn
mạnh khỏe và hạnh phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Chính trị và
cô giáo chủ nhiệm lớp cao học PGS.TS Đào Thị Ngọc Minh đã luôn giúp đỡ,
chỉ bảo, góp ý cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm đề tài. Tôi xin
chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe tới các thầy cô giáo tổ phương
pháp giảng dạy, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Trong thời gian học tập ở trường, chúng tôi trưởng thành nên rất nhiều trong
lĩnh vực chuyên môn cũng như tác phong làm việc và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn lãnh đạo và tập thể giáo viên trường Cao
đẳng nghề GTVT TW II, An Dương, Thành phố Hải Phòng và tập thể lớp
PPDH GDCT K20, bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình làm đề tài, mặc dù tác giả đã bỏ nhiều thời gian, công
sức và được sự hướng dẫn nhiệt, chi tiết của thầy hướng dẫn. Tuy nhiên, do
trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
mong muốn nhận được những góp ý xây dựng từ phía các thầy cô và mọi
người quan tâm đến đề tài này, đề tài này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2011
Tác giả
Phạm Thị Thanh Yến

1



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

GV

Giáo viên

GTVT TW II

Giao thông vận tải Trung ương II

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...1
2. Lịch sử nghiên cứu…………………………………………………………5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………………………………..7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………7
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài……………………..8
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..8
7. Kết cấu của đề tài………………………………………………………….8
NỘI DUNG…………………………………………………………………..9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN
LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG DẠY HỌC PHẦN TRIẾT HỌC CỦA

MÔN HỌC CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ…………....9
1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong dạy
học phần triết học của môn học Chính trị ở trường Cao đẳng nghề……9
1.1.1. Một số quan niệm về sự phát triển trong triết học trước Mác………9
1.1.2. Quan niệm về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin…………..26
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong
dạy học phần triết học của môn học Chính trị ở trường Cao đẳng nghề 32
1.2.1. Tình hình dạy học phần triết học môn Chính trị ở các trường Cao
đẳng nghề hiện nay………………………………………………………....32
1.2.2. Tình hình dạy học phần triết học môn Chính trị ở trường Cao đẳng
nghề Giao thông vận tải Trung ương II……………………………………
35
1.3. Vai trò của việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong dạy học môn
Chính trị ( phần triết học) ở trường Cao đẳng nghề………………………..40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………48
3


Chương 2: THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG DẠY HỌC MÔN
CHÍNH TRỊ PHẦN TRIẾT HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG II……………………..50
2.1. Kế hoạch thực nghiệm…………………………………………………50
2.1.1. Giả thuyết thực nghiệm………………………………………………50
2.1.2. Mục đích thực nghiệm……………………………………………….50

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của
phép biện chứng duy vật, là cơ sở quan trọng cho sự hình thành quan điểm
toàn diện.
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc
trưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan đều có sự vận động và phát triển, sự vận động và phát triển ấy là không
ngừng, có khi nhanh, có khi chậm, khi tuần tự, có khi nhảy vọt, có lúc có
những bước thụt lùi, nhưng nếu nhìn ở cả một chặng đường thì tất cả đều là
sự phát triển. Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, nhưng
vẫn trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển
những hạt nhân hợp lý ấy để nó trở thành điều kiện, tiền đề vững chắc cho
cái mới phát triển nhanh, mạnh, vững hơn. Phát triển là một đặc trưng phổ
biến, là một tất yếu khách quan.
Quán triệt nguyên tắc phát triển là nguyên tắc chung nhất chỉ đạo mọi
hành động suy nghĩ của con người. Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi khi
xem xét sự vận động, biến đổi và phát triển của nó phải tư duy, năng động,
linh hoạt, mềm dẻo, phải nhận thức cái mới và ủng hộ cái mới.
Hàng ngày, chúng ta luôn đứng trước những sự kiện, hiện tượng, những
vấn đề, những công việc mà cuộc sống đặt ra cần phải suy nghĩ, nhận biết và
tìm biện pháp giải quyết. Muốn giải quyết tốt, đòi hỏi chúng ta phải có cách
nhìn nhận sự việc đúng đắn, sâu sắc và tìm ra biện pháp phù hợp. Việc học
tập, nghiên cứu môn học Chính trị là để xây dựng thế giới quan, phương pháp
luận khoa học. Nói một cách nôm na, tức là học cách nhìn nhận sự việc, học
cách xử lý công việc của chủ nghĩa Mác để áp dụng vào giải quyết những
công việc thực tế hàng ngày của chúng ta một cách có hiệu quả. Việc nắm
vững những nội dung của môn học Chính trị chẳng những là điều kiện tiên
5



quyết để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là nền tảng cơ sở để học
tập, nghiên cứu các môn khoa học khác, vận dụng nó một cách sáng tạo trong
hoạt động thực tiễn của đời sống. Như vậy, rõ ràng việc học tập, nghiên cứu
môn học Chính trị là hết sức cần thiết đối với bản thân mỗi người.
Trong dạy học các bộ môn khoa học xã hội, đặc biệt là dạy học môn
học Chính trị, việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác Lênin có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức của người dạy đến
người học, làm cho người học lĩnh hội những kiến thức từ người dạy một
cách có tốt nhất. Trong phần triết học của môn học Chính trị là những kiến
thức triết học có đặc thù là mang tính trừu tượng, khái quát cao. Đặc điểm
trừu tượng và khái quát cao này không phải là sự trống rỗng, mang tính áp đặt
chủ quan mà nó được hình thành bằng cách tách bỏ, nâng cao từ trong những
khái niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật của các bộ môn khoa học cụ thể phản ánh các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ, quan hệ riêng biệt của các
sự vật, hiện tượng. Điều đó có nghĩa là, từ những dấu hiệu tồn tại trong các
khái niệm, phạm trù riêng biệt, tư duy thực hiện sự "lọc bỏ" cái riêng biệt, cái
cụ thể, chỉ giữ lại cái chung nhất - phản ánh cái bản chất, tất yếu tồn tại trong
mọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy, một số khái
niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật của phần triết học có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng là cơ sở để
hình thành chức năng thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho người
học.
Vì thế, để dạy tốt phần này buộc người dạy phải nắm vững nguyên lý
về sự phát triển, phải biết vận dụng quan điểm phát triển, áp dụng vào bài
giảng để không rơi vào tình trạng chỉ trình bày “lý luận suông” thiếu tính
thuyết phục, gây nhàm chán cho người học.
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển,
nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm
6



phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng
phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi,
chuyển hoá của chúng.
Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang
tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai
của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có
tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch
ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá
trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra
phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến
triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuỳ theo sự phát triển đó
có lợi hay có hại đối với đời sống của con người. Sinh viên là những người
đang trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và
trí tuệ nhân cách... cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện
bản thân, làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định
kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu
chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay
hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ
không thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta
cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá
quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu,
lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội .
Thực tế trong những năm qua, việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển
của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị
Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II còn hạn chế, lúng
túng. Trong quá trình dạy học, giảng viên chưa làm rõ đặc điểm về chức năng
phát triển của các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật bên cạnh các đặc
7



điểm về tính phổ biến, trừu tượng, khái quát, đặc thù và các chức năng thế giới
quan, phương pháp luận. Đặc điểm về chức năng phát triển của các khái niệm,
phạm trù, nguyên lý, quy luật của phần triết học được thể hiện ở chỗ, chúng là
những nội dung của sự phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh những mối
liên hệ phổ biến giữa người với người trong xã hội. Bản thân hiện thực khách
quan và những mối liên hệ ấy luôn luôn thay đổi, cho nên chúng cũng phải thay
đổi, phát triển cho phù hợp. Mặt khác, bản thân nhận thức của con người luôn
luôn là một quá trình tiếp cận dần dần đến chân lí, đến bản chất của sự vật. Do
đó, các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của môn triết học - với tính
cách là thành quả của quá trình nhận thức đó - cũng phải thường xuyên biến
đổi, thường xuyên được bổ sung để ngày càng hoàn thiện, nhằm đem lại cho
con người sự hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn,chính xác hơn và khoa học hơn.
Và chúng phục vụ cho mục tiêu hình thành con người mới; trang bị cho họ khả
năng tư duy biện chứng, trừu tượng, khái quát cao; hình thành thế giới quan
duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học; biết nhận thức và hành động,
ứng xử đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại; có khả năng
phê phán và dự đoán đúng đắn quá trình vận động,phát triển của sự vật, hiện
tượng. Thông qua đó mà xây dựng lối sống lành mạnh và lí tưởng cao đẹp, có
tính nhân đạo và nhân văn cao cả; trở thành người công dân chân chính đáp
ứng tốt cho việc xây dựng một xã hội mới hiện đại, dân chủ và văn minh.
Hiệu quả của việc thực hiện những mục tiêu cơ bản đó, có quan hệ trực
tiếp đến khả năng và trình độ giảng dạy các tri thức triết học của người giáo
viên cũng như việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác Lênin trong dạy học phần triết học. Nếu người giáo viên thực hiện không hiệu
quả sẽ dẫn tới tình trạng người học sẽ không hiểu được đầy đủ về bản chất,
cấu trúc, nội dung và những vấn đề có tính quy luật của đời sống xã hội, dẫn
đến hệ quả là người học không những không hiểu, mà còn không có đủ những
kiến thức cần thiết để tiếp thu những bài tiếp theo trong chương trình cũng


8


như không có cơ sở lý luận cơ bản, chung nhất để tiếp thu kiến thức của
những môn khoa học khác.
Việc giải quyết tốt vấn đề "Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong
dạy học, trước hết nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học môn
Chính trị” nói chung, phần triết học nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao
hiệu quả truyền đạt của giảng viên, khả năng tiếp thu bài học của sinh viên
trong tất cả các nội dung khác của chương trình, giúp sinh viên bước đầu có
cách tiếp cận vấn đề dựa theo nguyên tắc phát triển, đáp ứng yêu cầu của tình
hình mới đặt ra đối với hoạt động dạy học trong các trường cao đẳng và đại
học ở nước ta hiện nay. Đây đồng thời là một khía cạnh nghiên cứu góp phần
thực hiện quan điểm chỉ đạo mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, trong đó yêu cầu cụ thể về: “Đổi
mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo
của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến
thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [9;203].
Vì những lý do cấp thiết đó, tác giả luận văn đã lựa chọn vấn đề "Vận
dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học môn
Chính trị phần triết học tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải
Trung Ương II Thành phố Hải Phòng”…làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nguyên lý về sự phát triển không phải là một đề tài mới lạ, ngược lại
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà triết học, những học giả nổi
tiếng có tâm huyết với triết học. Có thể điểm qua một vài công trình nghiên
cứu như sau:
"Giáo trình triết học Mác - Lênin" Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;
"Lịch sử phép biện chứng" (6 tập) Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;
"Triết lý phát triển ở Việt Nam" Phạm Xuân Mai, Nxb, Khoa học xã

hội, Hà Nội 2005;

9


Vấn đề vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin
trong quá trình dạy học thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
bài viết của nhiều tác giả được công bố trên sách, báo và các tạp chí như: Tập
“Đề cương bài giảng triết học cho cao học và nghiên cứu sinh trường Đại học
sư phạm Hà Nội – bài lý luận hình thái kinh tế - xã hội” của Thầy giáo, Phó
Giáo sư, Tiễn sĩ Nguyễn Văn Cư, Chủ tịch hội đồng nghiên cứu khoa học, chủ
nhiệm khoa Giáo Dục chính trị, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2008. Cuốn
"Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ
thông", Nxb Đại học Đại học sư phạm, 2008 của tác giả - thầy giáo Đinh Văn
Đức - giảng viên khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học Mác – Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường Đại học”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2004 của tác giả Nguyễn Duy Bắc. Tác giả Trần Văn Phòng, “Đổi mới
phương pháp học tập lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Lịch sử Đảng, số 7, 2006. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, “Một số vấn đề về
triết học - con người - xã hội”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Thầy giáo
Phùng Văn Bộ (Chủ biên), “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và
nghiên cứu triết học”, Nxb Giáo dục.
Những công trình khoa học nêu trên là những nhận định rất sâu sắc của
tác giả khi bàn về nguyên lý về sự phát triển đồng thời đã đề cập, phân tích,
làm rõ về nguyên lý phát triển và những cách tiếp cận vận dụng chủ nghĩa duy
vật biện chứng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội con người
cũng như các bài viết về việc dạy học phần triết học của môn học Chính trị,
đó là nguồn tư liệu vô cùng quý báu cho luận văn.
Tuy nhiên nếu kể riêng việc vận dụng nguyên lý về sự phát trển của

triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trị cho đến
nay chưa có công trình nào, tác giả nào đề cập một cách trực tiếp. Đây cũng
chính là lý do tôi chọn đề tài này, bên cạnh những điều được đề cập tới thì
việc vận dụng nó vào một lĩnh vực cụ thể nào đó lại là một nội dung mới rất
10


hay. Qua đề tài này tôi muốn một phần nào đó làm rõ sự vận dụng nguyên lý
về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của
môn Chính trị tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận Tải Trung ương II
Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và quá trình vận dụng nguyên
lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học, việc vận dụng
nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học
của môn Chính trị tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung Ương
II .
- Nêu lên những thành công, hạn chế việc vận dụng nguyên lý về sự
phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn
Chính trị và đề xuất những phương hướng, giải pháp
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác - Lênin trong
dạy học phần triết học của môn Chính trị.
- Làm rõ nội dung vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học
Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trị.
- Nêu lên những thành công, hạn chế việc vận dụng nguyên lý về sự
phát triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học ; việc vận dụng nguyên lý
về sự phát triển trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị tại

Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II và đề xuất phương
hướng, giải pháp để vận dụng tốt nguyên lý này trong quá trình dạy học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguyên lý về sự phát triển của
triết học Mác - Lênin trong dạy học và việc vận dụng nguyên lý về sự phát

11


triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trị
tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II ở Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vận dụng nguyên lý về sự phát
triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính
trị, đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng nguyên lý về sự phát
triển của triết học Mác - Lênin trong dạy học phần triết học của môn Chính trị
tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung Ương II ở Hải Phòng.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài
Các đề tài luận văn thạc sỹ của khoa là từ trước tới nay chủ yếu là
nghiên cứu về phương pháp giảng dạy các chương hay các bài cụ thể của
môn Mác - Lênin, điểm mới của khoá luận này là nghiên cứu cả vấn đề lý
luận và phương pháp giảng dạy để dạy học một bài cụ thể trong chương trình
Triết học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được thực hiện trong luận văn là:
phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học, thống
kê, so sánh, khảo sát, thực nghiệm sư phạm, phỏng vấn và trao đổi kinh
nghiệm với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy học.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, đề tài gồm 3 chương 10 tiết.

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG DẠY HỌC PHẦN TRIẾT
HỌC CỦA MÔN HỌC CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên lý về sự phát
triển trong dạy học phần triết học của môn học Chính trị ở trường
Cao đẳng nghề
1.1.1. Một số quan niệm về sự phát triển trong triết học trước
Mác
Khái niệm “ phát triển” đã xuất hiện từ những ngày đầu của lịch sử
triết học, tồn tại và không ngừng hoàn thiện cùng với sự tồn tại và hoàn
thiện của triết học nhân loại. Tuy vậy, trước hết chúng ta cần có sự phân
biệt các khái niệm “phát triển”, “phát triển bền vững” và “vận động”.
“Phát triển” là biến đổi theo hướng hoàn thiện của sự vật. Phát triển
là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự
vật, là quá trình thống nhất phủ định các yếu tố tiêu cực và kế thừa, nâng
cao các yếu tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật. “Phát
triển bền vững”: Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” được công bố bởi
hiệp hội bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế IUCN. “Phát
triển bền vững” là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo tiếp tục phát triển trong tương
lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia
trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ dựa vào đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa
lý….. để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. “Vận

động” là mọi biến đổi chung, chưa nói đến khuynh hướng cụ thể đi lên
hay đi xuống, tiến bộ hay lạc hậu.
Ngay từ thời cổ đại triết học đã rất phát triển, cũng chính ngay lúc
này có thể nhận thấy triết học đã có sự phân chia thành hai trường phái đối
13


lập đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Thời gian không phải là
liều thuốc để xoa dịu hay rút ngắn khoảng cách, sự đối lập ấy mà ngược lại
cuộc chiến tư tưởng ấy lại càng trở lên sâu sắc, quyết liệt hơn. Trong rất
nhiều những đối lập, mâu thuẫn thì nguyên lý về sự phát triển là một điển
hình.
*Quan niệm về sự phát triển trong triết học phương Đông
Với tư cách là một khoa học lịch sử triết học thì lịch sử triết học
phương Đông có đầy đủ những đặc điểm, tính chất, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu của lịch sử triết học. Sự phát triển của triết học phương
Đông chính là sự giao thoa tư tưởng và văn hóa khu vực mang bản sắc riêng
vô cùng độc đáo so với triết học phương Tây.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai trung tâm văn minh, văn học lớn của nhân
loại. Đồng thời nơi đây cũng là hai nền triết học lớn của các dân tộc phương
Đông cổ đại nói chung và các dân tộc châu Á nói riêng. Tính đa dạng, phong
phú, sâu sắc của triết học phương Đông mà tiêu biểu là triết học Trung Quốc
và Ấn Độ nói lên rằng bất cứ sự coi thường nào về văn hóa và tư tưởng của
các dân tộc châu Á đều là chủ quan trong khoa học về lịch sử, cắt xén lịch sử,
do đó không nhận thấy được tính đa dạng trong sự thống nhất của lịch sử triết
học nhân loại.
Mác từng nói rằng lịch sử phương Đông là lịch sử tôn giáo, điều này
đặc biệt thích hợp với Ấn Độ. Ở Ấn Độ đã có nhiều hệ thống tôn giáo tồn tại
và các hệ thống triết học thường gắn liền với tôn giáo. Đã gắn với tôn giáo thì
khó tránh khỏi duy tâm hay hữu thần dầu có lúc nhà triết học đã cố tách khỏi

– hay quên mình là nhà tôn giáo.Với tất cả sự phong phú đa dạng như thế triết
học Ấn Độ đã hiện ra trước mắt ta như một tòa lâu đài đồ sộ, chứa đầy những
kho báu của tư duy nhân loại.
Trong triết học Ấn Độ có nhiều trường phái khác nhau, và mỗi phái lại
có cho riêng mình những tư tưởng, quan niệm, quan điểm khác nhau. Quan
niệm về sự phát triển cũng không nằm ngoài số đó.
14


Phái Sàmkhuya, một trong những trường phái triết học lớn của Ấn Độ
cổ đại: “ Theo trường phái này thì sự phát triển của thế giới đi từ biểu hiện
đến không biểu hiện”, họ cũng coi “ thế giới này là vật chất, nguyên nhân của
thế giới vì thế cũng là vật chất”. Thế giới vật chất là bao la, vô cùng, vô tận,
không ngừng biến đổi, vận động từ dạng này sang dạng khác, nó tồn tại vĩnh
hằng, không mất đi. Theo quan niệm của trường phái này thì thế giới được
cấu tạo bởi sự biến đổi của các yếu tố: Sattva ( là trí tuệ, trí năng với thuộc
tính nhẹ, sáng, tươi vui), Rajas (là năng lượng với những thuộc tính động,
kích thích), Tamas ( là khối lượng, quán tính với những thuộc tính nặng, khó
khăn). Chính sự tác động giữa các yếu tố nói trên đã phá vỡ sự cân bằng vốn
có của thế giới vật chất và tạo nên sự biến đổi, phát triển. Ở đây họ rơi vào
siêu hình khi quy sự sự vận động của vật chất về một số thuộc tính vận động
cụ thể. Nhưng điều đáng quý chính là cho chúng ta thấy từ rất sớm đã hình
thành tư tưởng nguyên nhân của thế giới là vật chất, thế giới không ngừng vận
động, phát triển. mặc dù cách lý giải còn giản đơn, mang tính siêu hình như
đã nói ở trên nhưng những tư tưởng của trường phái Sàmkhuya đã rất tiến bộ
khi chỉ ra thế giới các sự vật tồn tại và biến đổi trong không gian và thời gian.
Phái Jaina nội dung triết học nhìn một cách khái quát ban đầu họ duy
vật chất phác về sau họ là nhị nguyên mang màu sắc tôn giáo. Phái Jaina cũng
đã diến tả được sự biến đổi không ngừng của thế giới vật chất từ dạng này
sang dạng khác chứ không đứng yên. “ Vật chất, vật thể là những biểu hiện

của Ajiva, có đặc tính sờ mó được, có âm thanh, mùi, sắc và vị…”.
Như vậy có thể thấy rằng trong quan niệm của phái Jaina, đặc biệt là
trong quan niệm về thế giới vừa mang tính siêu hình vừa biện chứng, vừa lộ
diện khuynh hướng duy vật, nhưng đồng thời thể hiện tính chất duy tâm.
Phái Lokàyata “ Lokàyata là triết học duy vật triệt để nhất trong các
trường phái triết học Ấn Độ cổ”. Phái đã khẳng định thế giới sự vật hiện
tượng có nguồn gốc từ vật chất và luôn luôn vận động biến đổi. Thế giới này
có nguồn gốc từ bốn yếu tố vật chất là đất, nước, lửa, không khí. Mỗi yếu tố
15


đều tồn tại trong sự vận động và tác động lẫn nhau chính từ đó cấu thành nên
vạn vật, là cơ sở tạo nên sự biến đổi đa dạng phong phú của thế giới vật chất.
Cũng theo họ ý thức nảy sinh từ vật chất. Đây là một trong những tư tưởng có
khuynh hướng duy vật, tuy nhiên lại chưa có phương pháp luận đúng đắn,
khoa học nên không phát triển và dần bị mai một.
Triết học Phật giáo
Buddaha Trung Quốc dịch là Phật, có nghĩa là đấng giác ngộ, sáng suốt
và giác ngộ người khác. Ở Ấn Độ Phật giáo là một trong ba trường phái tà
đạo của toàn bộ chín hệ thống triết học Ấn Độ cổ. Phật giáo là trường phái
triết học cách mạng so với các trường phái triết học khác, và nó có ảnh hưởng
lớn trên phạm vi thế giới.
Nguyên lý “ nhân duyên khởi ” coi vạn vật trong vũ trụ đều có nguyên
nhân tự thân, không do một đấng thần linh nào tạo ra cả. Sự đa dạng của tồn
tại là do “ nhân duyên ” tạo ra. Nhân duyên hội thì sự vật tạo ra, nhân duyên
hết thì sự vật không còn. “ Nhân duyên” quan hệ với “Nhân quả”. Nhân là
nghiệp lực. Quả là nghiệp lực đã thành hiện thực nhờ hội đủ duyên. “Nhân
duyên khởi” và “ Nhân quả” là nguyên lý phổ biến tuyệt đối của mọi tồn tại.
“Duyên ở đây phải được hiểu vừa là nguyên nhân sinh ra cái mới, vừa là kết
quả của quá trình biến đổi cái cũ trước đó. Nhân nhờ duyên mà thành quả, quả

nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới nhờ duyên mà thành quả mới…. quá
trình cứ thế nối nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài sinh sinh
hóa hóa không ngừng”.
To lớn về mặt diện tích, đồ sộ về mặt văn hóa, khi nói về lịch sử triết
học nói chung, triết học châu Á nói riêng không thể không kể tới triết học
Trung Quốc. Cũng như triết học Ấn Độ cổ, triết học Trung Quốc cổ đại cũng
có những lý luận hết sức sâu sắc khi bàn về sự phát triển. Đầu tiên phải kể đến
thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành.

16


Thuyết Âm – Dương là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về
tự nhiên, và ở đó đã thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên, xã hội
và con người.
Âm – Dương là hai thế lực đối chọi nhau nhưng lại thống nhất với nhau
trong vạn vật, là khởi nguyên của mọi sinh thành biến hóa. Âm – Dương
không phải là hủy thể của nhau mà là điều kiện tồn tại của nhau, là động lực
của mọi vận động, phát triển.
Theo thuyết Âm – Dương sự vận động và biến đổi bắt nguồn từ hai thế
lực đối lập Âm và Dương. Chúng đối lập và thống nhất trong sự chuyển hóa
lẫn nhau, vừa khẳng định vừa phủ định nhau trong suốt quá trình tồn tại của
mình. Âm và Dương là sự kết hợp trên và dưới, yếu và mạnh, mềm và cứng,
cân bằng và biến đổi. Âm – Dương đối lập nhau nhưng không tách rời mà đan
xen nhau. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Âm tiến Dương
lùi….sự vận động là không ngừng, sự vật luôn luôn biến đổi. Quy trình đó là
tất yếu. Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm – Dương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng
( Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm), Tứ tượng sinh Bát quái
( Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài), Bát quái sinh ra vạn vật vô
cùng vô tận.

“ Họ cho rằng quá trình tương sinh (bồi đắp, nuôi dưỡng)
và tương khắc (ước chế) là quá trình sinh diệt, và thực chất của quá trình tồn
tại của vật chất là quá trình sinh – diệt không thôi đó”.
Như vậy thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành đã thừa nhận tính vật chất của
thế giới,giải thích quy luật phát triển khách quan của thế giới. Tuy còn chất
phác và máy móc nhưng thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành đã có tác dụng
chống lại chủ nghĩa duy tâm và mục đích luận trong quan niệm tự nhiên.
Trong triết học Lão Tử, những tư tưởng về sự phát triển được thể hiện
ở phép biện chứng chất phác. Theo Lão Tử, ông cho rằng mọi sự vật đều biến
hóa sinh thành từ “ Đạo” mà ra. Đạo của Lão Tử nhiều khi được dùng như
một thuật ngữ để chỉ trật tự của tự nhiên, về tính quy luật : “ người theo quy
17


luật của đất, đất theo quy luật của trời, trời theo quy luật của “ đạo”, “ đạo”
theo quy luật của tự nhiên”.
“ Đạo theo Lão Tử còn là quy luật chung của sự biến hóa của sự vật,
vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự vật. Quy luật biến hóa tự thân của sự
vật gọi là Đức ( Đức trong tư tưởng Đạo gia thuộc về phạm trù vũ trụ quan)” .
Lão Tử nói “ cái đạo có thể gọi ra được không phải đạo vĩnh cửu, cái
tên có thể nói lên được không phải là cái tên vĩnh cửu, không có tên đó là
nguồn gốc của trời đất, có tên là cái sinh ra muôn vật. Cho nên, thường thì
không để cho người ta thấy cái huyền diệu của nó. Hai cái đó cùng một nguồn
gốc mà hiện ra tên gọi khác nhau, cùng gọi là huyền diệu, cái đạo lớn đã lan
tràn như nước, có thể lan tràn khắp mọi bề, muôn vật dựa vào đó mà sinh….
đạo thường vô vi mà cũng bất vô vi” .
Quy luật phản phục tức là cái gì phát triển đến tột đỉnh tất sẽ trở thành
cái đối lập với chính nó, sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của
nó thì những tính chất ấy lại đi ngược lại và trở thành tương phản với chính
nó.

Tư tưởng biện chứng của Lão Tử tuy mang những yếu tố hợp lý nhưng
nhìn chung về cơ bản nó vẫn mang tính chất tự phát ngây thơ dựa trên những
kinh nghiệm có tính trực quan cảm tính, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả biến chuyển của sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong xã
hội. Nó chưa có cơ sở để vạch ra bản chất bên trong của sự biến đổi.
Triết học Trung Quốc cổ đại do đứng trên lập trường duy tâm để giải
thích các sự vật hiện tượng trên thế giới, bởi vậy tuy có quan điểm về sự vận
động, biến đổi không ngừng nhưng chỉ dừng lại ở một vòng tuần hoàn nhất
định nào đó. Xuất phát điểm của sự vận động, biến đổi đó nhiều khi được giải
thích hết sức huyền bí, vô cùng, vô tận, khó nắm bắt, khó nhìn nhận. Vì
những hạn chế như vậy các nhà tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại chưa
đưa ra được nguồn gốc, phương thức, khuynh hướng của sự phát triển, mà
mới chỉ chỉ ra sự vận động đơn thuần, chưa đầy đủ.
18


* Quan điểm về sự phát triển trong triết học Hi Lạp cổ đại
Trong triết học Hi Lạp cổ đại, một số nhà tư tưởng đã có khuynh hướng
duy vật, đã xem nguồn gốc thế giới thống nhất trong tính đa dạng của vạn vật.
Họ muốn phủ nhận quan niệm của thần học và tôn giáo bằng những lý giải vật
chất khi giải thích về sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. Những
lý giải về sự phát triển của các nhà triết học Hi Lạp cổ đại hết sức phong phú,
mặc dù có những hạn chế nhưng tính tích của những tư tưởng đó là điều
chúng ta không thể chối cãi.
Mở đầu là Talét, “người sáng lập ra trường phái triết học Milet và được
xem là một trong bảy nhà hiền triết tài danh nhất lúc bấy giờ. Đồng thời theo
đánh giá của Aristot thì Talét chính là người đã sang lập ra kiểu triết học duy
vật sơ khai” . Talét coi nước là khởi nguyên của vạn vật. Mọi vật đều sinh ra
từ nước rồi tan biến vào nước.
“ Mọi thứ đều sinh ra từ nước, thứ nhất bản nguyên của mọi động vật là

tinh dịch, mà tinh dịch thì ẩm ướt, thứ hai, mọi thực vật đều sống bằng nước
và đâm hoa kết trái bằng nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước, thứ ba, bản thân
ánh sang mặt trời và các thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân
vũ trụ” .
Như vậy trong quan niệm của Talét thì vạn vật được sinh sôi nảy nở từ
bản nguyên đầu tiên là nước, tồn tại và biến đổi với nước, khi mất đi hay tồn
tại cao hơn chúng lại trở về với nước. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống
nhất, tồn tại như một vòng tuần hoàn mà nước là nền tảng của vòng tuần hoàn
đó.
Khi nhận xét về triết học Talét nói chung, những quan niệm về sự tồn
tại và phát triển của thế giới sự vật hiện tượng nói riêng Ghéc – xe (1818 –
1870) viết: “ Vậy ở đâu trong tự nhiên, trong vòng chuyển biến không ngừng
đó, nơi mà chúng ta không thấy cùng một số đặc điểm ở hai lần, ở đâu trong
đó mà ta tìm được khởi nguyên chung, ít nhất là tìm ra được một phương diện
mà thể hiện chính xác nhất tư tưởng về sự thống nhất và đứng im trong sự đa
19


dạng luôn luôn biến đổi của thế giới vật lý? Không có gì có thể tự nhiên hơn
là việc coi nước là khởi nguyên của các tính chất đó. Nó không có một hình
thức xác định, đứng im, nó ở khắp nơi có sự sống, nó là vận động vĩnh hằng
và bình yên vĩnh hằng…..” .
So với Ta lét triết học của Anaximan đã có một sự phát triển đáng kể,
phức tạp hơn, sâu sắc hơn và biện chứng hơn.
Nếu như Talét đi tìm khởi nguyên từ một hành chất có thể cảm nhận
được bằng giác quan và liên quan chặt chẽ với đời sống của con người là
nước, thì bản nguyên Anaximan lại là một cái không xác định là Apeirôn .
Ông không nói rõ Apeirôn là cái gì cụ thể mà khẳng định đó là một cái vô
định hình, vô cùng tận, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt.
Khác với Talét ông cho rằng Apeirôn ngay từ đầu trong nó đã chứa

đựng những mặt đối lập, sau đó chúng được tách ra rồi lại quay về với nó.
Toàn bộ thế giới được tạo thành từ Apeirôn như một vòng tuần hoàn biến đổi
không ngừng.
Acnaxinen – học trò của Anaximan, ông khẳng định: “ không khí là
bản nguyên của mọi sự vật hiện tồn”. Giống như Talét, Acnaximen đã tìm
kiếm khởi đầu của vạn vật trong những yếu tố vật chất có liên quan mật thiết
đối với đời sống của con người, với ông khởi đầu đó chính là không khí. “
Thở và không khí bao trùm khắp vũ trụ, mọi thứ đều xuất hiện từ chúng và
quay về với chúng”. Không khí sinh ra vạn vật muôn loài bằng hai cách làm
đặc và loãng. Ông viết “ không khí sinh ra mọi vật, mọi sự tiếp nối của nó
bằng con đường cô đặc và làm loãng, nhưng bản thân không khí là thực thể
trong suốt, không nhìn thấy được”. Acnaximen quan niệm rằng ngay cả chính
linh hồn của con người cũng là không khí, các vị thần cũng sinh ra từ không
khí. Cách giải thích quá trình sinh ra của sự vật đã thể hiện tư tưởng biện
chứng tự phát của ông.

20


Hêraclit là người chiếm giữ vị trí trung tâm trong lịch sử phép biện
chứng của Hi Lạp cổ đại, Lênin nhận xét về Hêraclit “ một trong những người
sáng lập ra phép biện chứng”.
Với Hêraclit bản nguyên của thế giới, của vạn vật không phải là nước
như Talét, Aperiôn như Anaximan, không khí như Acnaximen, mà là ngọn
lửa đang bùng cháy trong từng nhà, là ánh sang chói chang của mặt trời cho
con người phân biệt được ngày và đêm, là ánh trăng huyền thoại mơ mộng, là
những tinh tú xa xôi đang ngày đêm không ngừng lấp lánh.
Nhưng theo Hêraclit thì chuẩn mực của mọi sự vật là logos, được hiểu
không chỉ là từ ngữ mà còn là quy luật khách quan của vũ trụ. Quy định trật
tự và chuẩn mực của mọi cái. Cái logos đó tồn tại vĩnh viễn, phổ biến và thực

chất đó là quy luật của tự nhiên. Theo ông mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới đều thay đổi, vận động và phát triển không ngừng.
Trước Hêraclit các nhà triết học tự nhiên như Talét, Acnaximen,
Acnaximan của trường phái Milet đã bằng cách này hay cách khác cũng đã
tiếp cận với quan niệm về vận động và biến đổi của thế giới. Song phải đến
Hêraclit thì mới tồn tại với tư cách một học thuyết về vận động. Một câu nói
nổi tiếng mà khi nhắc tới ông người ta sẽ liên tưởng ngay đó là : “ chúng ta
không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Theo Hêraclit thì vận động của sự vật gắn liền với thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Chính mâu thuẫn tồn tại một cách phổ biến trong
sự vật đã trở thành nguồn gốc phát triển của vạn vật. “ Vũ trụ là một thể thống
nhất, nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực
lượng đối lập nhau”, như vậy đấu tranh chính là quy luật phát triển của vũ trụ.
Lênin đã đánh giá cao vai trò những quan niệm của Hêraclit, cho rằng những
quan niệm đó đã thực hiện một trong những điểm cơ bản của phép biện
chứng, mọi cái chỉ xảy ra một lần, không lặp lại mặc dù giữa các sự vật có thể
có những kế thừa nhất định.

21


Đêmôcrit là một trong những nhà triết học duy vật tiêu biểu của triết
học Hi Lạp cổ đại.
Đêmôcrit cho rằng khởi nguyên của các thế giới là nguyên tử. Các
nguyên tử được ông cho là nhỏ nhất không phân chia được, chúng chỉ khác
nhau về trật tự, hình dạng, tư thế….Vận động được xem là bản chất của
nguyên tử, “ có vô số thế giới, chúng ta có đại lượng khác nhau, xuất hiện từ
những khoảng vô tận , sinh ra và tiêu vong…Một thế giới đang phát triển, số
khác đã đạt tới sự trưởng thành, số thứ ba đang suy thoái. Các thế giới đang ra
đời ở một nơi, nhưng lại đang biến mất ở nơi khác. Chúng bị hủy diệt, khi va

chạm vào nhau. Một số thế giới không có động vật và thực vật và hoàn toàn
không có nước”. Đêmôcrit tán đồng với quan điểm của Hêraclit khi cho rằng
từ sự vật bé nhất cho đến thế giới không có gì là trường tồn cả, tất cả đều là
một quá trình biến đổi không ngừng.
Như vậy dựa vào nguyên tử luận Đêmôcrit đã giải thích được sự vận
động và phát triển của muôn vật có nguồn gốc từ bên trong sự vật, sự vận
động, phát triển không phụ thuộc vào những thế lực thần bí bên ngoài, không
có gì sinh ra hay mất đi một cách ngẫu nhiên mà đều có nguyên nhân của nó.
Đêmôcrit đã tiến đến khẳng định tính quy luật trong sự phát triển của các sự
vật. Tuy nhiên ông vẫn không thoát khỏi các hạn chế khi đã lẫn lộn vật chất
với ý thức, coi ý thức và linh hồn không phải là hiện tượng tinh thần mà là
hiện tượng vật chất, đồng nhất linh hồn con người như là tổng thể của nguyên
tử. Ông cho rằng linh hồn chết cùng thể xác.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại ngoài những tư tưởng mang khuynh
hướng duy vật, thì bên cạnh đó những tư tưởng duy tâm về sự vận động và
phát triển cũng hết sức phong phú. Nổi bật phải kể đến quan niệm về thế giới
ý niệm của Platon và thuyết hình dạng của Aristot.
Ý niệm là gì? Trong triết học cổ đại Hi Lạp, Platon không phải là người
đầu tiên sử dụng thuật ngữ này. Theo tiếng Hi Lạp ý niệm chính là những
nghĩa rất rộng như loài, giống, hình thức….Học thuyết ý niệm là vấn đề trung
22


tâm của hệ thống triết học Platon vì vậy không chỉ là nền tảng của thế giới
quan mà còn là cở của nhận thức.
Theo Platon thì sự vật chỉ là hiện thân của ý niệm, thế giới ý niệm là
thế giới bản nguyên tồn tại độc lập với thế giới hiện thực và nó chi phối hiện
thực. Thế giới hiện thực chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm, cũng chính vì vậy
mà tự nhiên và con người phụ thuộc vào quyền lực thần bí. Thế giới ý niệm là
cái khởi đầu, cái có trước tất cả, sinh ra tất cả và chi phối tất cả. Mọi sự vật

hiện tượng trong thế giới mà chúng ta đang sống chẳng qua chỉ là sự mô
phỏng lại từ thế giới ý niệm, là bản sao của thế giới ý niệm. Quan niệm duy
tâm về thế giới đã chi phối quan niệm về xã hội và con người. Sự khác biệt
trong cấu trúc và linh hồn đã quy định sự khác nhau về đẳng cấp xã hội.
Tương ứng với ba phần linh hồn của con người ( lý tính, cảm xúc, tình cảm )
chia xã hội ra làm ba hạng người tùy theo bộ phận linh hồn nào đó đóng vai
trò chủ đạo, đó là những kẻ thống trị, tầng lớp võ sĩ, tầng lớp những người lao
động. Trong quan niệm về thế giới Platon đã theo lập trường duy tâm khách
quan, coi mọi sự vật chỉ là sự hiện thân hay là sự mô phỏng của ý niệm. Quan
niệm này của Platon đã phủ nhận sạch trơn sự vận động, phát triển của sự vật,
cho rằng bất cứ sự vật nào cũng chỉ là sự thể hiện đặc thù các ý niệm tương
ứng dưới dạng vật chất.
Aristot, người được Mác đánh giá là “ nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ
đại”, Ăngghen lại nói đó là “ khối óc toàn diện nhất” trong số triết gia cổ đại
Hi Lạp. Cũng giống như triết học Platon, Aristot cũng bàn tới ý niệm, nhưng
những quan niệm về thế giới ý niệm của Aristot đối lập hoàn toàn với những
gì mà Platon đã trình bày trong học thuyết của mình.
Theo Aristot khởi nguyên của vạn vật, của thế giới đã có vật chất, đó là
vật chất thuần túy chưa bị giới hạn trong bất kỳ một hình thức nào cả. Tồn tại
trong một trạng thái không tồn tại, nghĩa là nó chưa là một cái gì cả, nhưng lại
tồn tại với tư cách là khả năng trở thành nột cái gì đó.

23


Dạng vật chất này không do ai sinh ra, nó tồn tại mãi mãi, nhưng là tồn
tại thụ động. Chúng trơ ỳ và mãi mãi trơ ỳ nếu như không được kết hợp với
một hình thức để trở thành một sự vật cụ thể. Hêghen đã nhận xét: “ vật chất
chỉ là cái nền tảng khô cứng mà trên đó diễn ra các biến đổi, và trong những
biến đổi ấy vật chất chỉ là cái chịu đựng”.

Aristot quan niệm sự tồn tại xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản là
hình dạng, vật chất, vận động, mục đích. Sự vật nào có đầy đủ những nguyên
nhân trên mới tồn tại được. Đồng thời ông chia vận động ra thành bốn loại:
biến hóa về bản chất, biến hóa về số lượng, biến hóa về tính chất, biến hóa về
vị trí. Nhưng vận động cũng chỉ là một khía cạnh, nguyên nhân của hình
dạng. Ông đã đi tới quan niệm sai lầm khi cho rằng hình dạng là hiện thực,
vật chất là khả năng. Aristot đã không thừa nhận sự vận động tự thân của vật
chất mà mong muốn đi tìm nguyên nhân thực sự của vận động bên ngoài sự
vật. Đối với ông sự phát triển được hiểu như là sự chuyển dịch giản đơn trong
không gian, ông đã không trình bày được sự phức tạp, biến hóa của sự phát
triển. Đó chính là điểm hạn chế của ông, thể hiện sự dao động trong lập
trường duy vật và duy tâm của Aristot. Những đóng góp của Aristot đối với
sự phát triển của triết học nói riêng, của đời sống nhân loại nói chung là hết
sức lớn lao, mặc dù bên cạnh dó không ít những hạn chế. Hêghen nhận xét : “
bao chứa toàn bộ các quan niệm của con người, trí tuệ của Aristot đề cập tới
mọi mặt và mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực”.
*Quan niệm về sự phát triển trong triết học cổ điển Đức
Triết học cổ điển Đức là đỉnh cao của triết học phương Tây, có ảnh
hưởng sâu rộng và to lớn đến triết học hiện đại. Thời kỳ này triết học thế giới
ghi nhận những nhà tư tưởng có tầm vóc thời đại, tuy nhiên đáng kể nhất, lớn
nhất phải kể đến những nhà triết học cổ điển Đức như: Canto, Hêghen,
Phoiơbăc. Những tư tưởng triết học của các ông đã khắc phục những quan
niệm triết học trước đó bằng những quan niệm rõ ràng hơn về quá trình vận
động và phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên.
24


Canto một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng
phương Tây trước Mác. Theo như đánh giá của Hêghen thì Canto chính là
điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại.

Thời kỳ tiền phê phán Canto đã đưa những quan niệm hết sức tiến bộ
về nguyên lý phát triển. Ông tuyên bố: “ hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng
thế giới từ nó, nghĩa là hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ cho các anh thấy thế
giới đã ra đời từ vật chất như thế nào”.
Theo Canto thế giới này được cấu tạo từ vật chất và luôn luôn vận
động, biến đổi, tất cả các sự vật đều nằm trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau
thông qua lực hút và lực đẩy. Thế giới là kết quả của quá trình phát triển lâu
dài của tự nhiên theo hướng ngày càng hoàn thiện. Ông cho rằng không chỉ
mọi sự vật trong thế giới chúng ta mà cả toàn bộ vũ trụ nói chung đều nằm
trong quá trình phát sinh phát triển và diệt vong như một quy luật.
Học thuyết về nguồn gốc và hình thành vũ trụ của Canto đã đi vào lịch
sử với ý nghĩa cách mạng, vì nó tiến bộ hơn hẳn so với các giả thuyết trước
đay về vũ trụ, chứa đựng nhiều tư tưởng duy vật, đem lại quan niệm mới
trong việc xem xét sự phát triển của thế giới. Theo học thuyết này không chỉ
có trái đất mà cả vũ trụ là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của chính nó, đã bác
bỏ quan niệm siêu hình khi cho rằng một thế giới chúng ta đang tồn tại thì bao
giờ cũng như bây giờ “ mà trái đất và tất cả hệ thống mặt trời thể hiện ra như
là một cái gì đã hình thành trong thời gian”.
Ngoài giả thuyết về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ từ những đám
tinh vân, Canto còn có giả thuyết khoa học về sự lên xuống của thủy triều do
sức hút của mặt trăng và trái đất. Ông cho rằng mỗi thiên thể trong vũ trụ ra
đời hay kết thúc chỉ là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Trong tác phẩm “ Chống Đuyrrinh” Ăngghen đã đánh giá cao hai giả
thuyết khoa học này của Canto bởi hai giả thuyết khoa học này đã đem lại
một quan điểm biện chứng về sự phát triển, về mối liên hệ của các sự vật hiện

25



×