Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Bài tiểu luận Ứng dụng của miễn dịch trong trị liệu bệnh dịch hạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 40 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
 oOo 

Đề tài:

ỨNG DỤNG CỦA MIỄN DỊCH TRONG TRỊ
LIỆU BỆNH DỊCH HẠCH.
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
Môn: Miễn dịch học.
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lại Đình Biên.

TP.HCM, Tháng 2 năm 2016


BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
 oOo 

Đề tài:

ỨNG DỤNG CỦA MIỄN DỊCH TRONG TRỊ
LIỆU BỆNH DỊCH HẠCH.
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
Môn: Miễn dịch học.

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lại Đình Biên.


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Phước Thịnh
2. Phan Hoàng Phương Nga
3. Nguyễn Trần Anh Thư
4. Bùi Văn Sự
5. Huỳnh Ngọc Quang
6. Hồ Hữu Châu
7. Phạm Đỗ Thảo Vy

3008140175
3008140076
3008140260
3008140170
3008140018
3008140053
3008140202

TP.HCM, Tháng 2 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin trân thành cảm ơn Ths. Lại Đình Biên đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập. Một lần nữa nhóm chúng tôi xin
trân thành cảm ơn thầy.
Mặc dù bài tiểu luận đã hoàn thành nhưng khó tránh những sai sót.Mong rằng sẽ
nhận được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Từ
đó, chúng tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện những bài tiều luận tiếp theo
cũng như đồ án sau này và nghề nghiệp tương lai.
Sau cùng chúng tôi xin chúc Ths. Lại Đình Biên và toàn thể các thầy cô trong
Khoa thật dồi dào sức khỏe, niềm vui để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình

là truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ mai sau.
Trân trọng cảm ơn!
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

3


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi những người thực hiện bài tiểu luận này xin cam đoan:
Bài tiểu luận do các thành viên trong nhóm cùng chung tay làm việc, có sự phân
công rõ ràng và công bằng giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, không sao chép
bất cứ bài tiểu luận của bất kì ai. Các nội dung trong đây đã được tham khảo kỉ lưỡng
trước khi đưa vào bài tiều luận. Chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước thầy và
Khoa về những cam đoan này.

TP.HCM, ngày 29 tháng 2 năm 2016
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

4


KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Y

Yersinia

IL

Interleukin


IFN

Interferon

WHO

World Health Organization

5


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
STT
1

Tên sơ đồ, bảng
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ lây bệnh dịch hạch.

6

Trang
9


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Stt
Tên hình ảnh
Trang
1 Hình 1.1: Vật chủ và vật trung gian truyền bệnh dịch hạch
3

Hình 1.2: Hình Yersinia pestis bắt màu đậm 2 đầu khi nhuộm
2 Wayson (bên trái) , ảnh chụp khi Y. pestis nhuộm huỳnh
4
quang (bên phải)
Hình 1.3: Ảnh Alexandre Yersin( 1863- 1943)(hình bên trái)
3
5
và trực khuẩn Pasteurella pestis (hình bên phải)
Hình 1.4: Yersinia pestis trong môi trường phân lập (hình bên
4
5
trái), trong cơ thể bọ chét (bên phải)
Hình 1.5: Vị trí phân bố của các vùng bạch huyết trong cơ thể
5
7
người
Hình 1.6: Biểu hiện của các thể dịch hạch, từ trái qua phải:
6
8
Thể hạch, thể nhiễm trùng huyết, thể phổi
Hình 1.7 :Chuột khuy (Rattus rattus)(bên trái), Chuột lắt
7
8
(Rattus exulans)(bên phải)
8 Hình 2.1 :Hình ảnh bệnh nhân dịch hạch thể hạch
11
Hình 2.2: Hình ảnh X quang viêm phổi thùy dưới và giữa bên
9
11
trái của một bệnh nhân dịch hạch thể phổi nguyên phát.

10 Hình 2.3 : Cơ phát sinh bệnh dịch hạch
12
Hình 3.1: Cơ chế tần công của các kháng nguyên dịch hạch và
11
14
khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Hình 3.2 : Cơ chế đáp ứng miễn dịch khi cơ thể bị tấn công
12
15
bởi vi sinh vật.
13 Hỉnh 3.3 : Hình ảnh minh họa các loại vacxin
16
Hình 4.1: Hình ảnh minh họa thử nghiệm vacxin ADN trên
14
21
chuột.
Hình 4.2: Kết quả sau khi các mẫu chuột đã được tiêm vacxin
15
22
khi phơi nhiễm vi khuẩn dịch hạch
16 Hình 4.3: Lá cây Nicotiana benthamiana
23
Hình 4.4: Kết quả chạy diện di hổn hợp kháng nguyên thu tử
17
24
cây N. benthamiana
Hình 4.5: Kết quả tách vạch của các kháng nguyên F1, V thu
18 được từ vi khuẩn E. coli và từ cây N. benthamiana bằng kỉ
25
thuật điện di

Hình 4.6: Khả năng đáp ứng miễn dịch thông qua nồng độ
19 kháng thể sinh ra trong huyết thanh của chuột lang khi tiêm
26
kháng nguyên
20 Hình 4.7: Kết quả sau khi các mẫu chuột lang được tiêm
27
kháng nguyên tiếp xúc với vi khuẩn dịch hạch.
7


8


MỤC LỤC


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay, dịch hạch vẫn là bệnh dịch đặc biệt nguy hiểm, được xếp vào diện
phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Trong tình hình giao lưu phát triển mạnh, nguy cơ
dịch hạch bùng phát và lây lan từ địa phương này đến địa phương khác trong nước và
từ nước này sang nước khác là hiện thực cũng như nguy cơ sử dụng Yersinia pestis
làm tác nhân trong vũ khí sinh học dùng trong chiến tranh cũng như khủng bố, là một
trong những vấn đề thời sự cần quan tâm.
Theo thông báo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc và tử vong ở
các nước khai báo đang gia tăng, số vùng dịch hạch lưu hành mở rộng ở một số nước
và bệnh đã tái hiện ở một số quốc gia được xem là “im lặng” trong một thời gian dài
với quy mô dịch lớn như Ấn Độ, Malawi, Mozambic ... Gần đây xuất hiện chủng
Yersinia pestis ở Madagascar đa kháng với các kháng sinh thường khuyến cáo sử dụng

trong điều trị bệnh nhân dịch hạch và nguy cơ sử dụng Yersinia pestis làm tác nhân
trong vũ khí sinh học dùng trong chiến tranh cũng như khủng bố, là một trong những
vấn đề thời sự cần quan tâm trên phạm vi toàn cầu.
Ngày nay, tuy khoa học phát triển vượt bậc nhưng cũng không thể khống chế
hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này. Đã có những loài vacxin được tạo ra tuy nhiên
không có loại vacxin nào hiệu quả 100%, nên biết rằng ở các nước phương Tây hầu
như không có một loại vacxin dich hạch nào được công nhận, do một số hạn chế cũng
như tác dụng phụ của vacxin gây ra. Để hiểu rõ vấn đề này nhóm chúng tôi đã chọn đề
tài “ Ứng dụng của miễn dịch trong trị liệu bệnh dịch hạch”. Cụ thể đề tài nảy sẽ
nghiên cứu về cơ chế gây bệnh và trọng tâm sẽ đi vào tìm hiểu các loại vacxin đang,
đã và sắp được áp dụng trên con người hay được thử nghiên lâm sàn.
Bài báo cáo này gồm 5 phần và được trình bày cụ thể như sau:

 Phần I: Giới thiệu: Phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu sơ nét về bệnh dịch hạch






cũng như là nguồn gốc gây bệnh.
Phần II: Lâm sàn bệnh dịch hạch: Trong phần này nhóm sẽ tìm hiểu khái quát
những biểu hiện cũng như là những triệu chứng lâm sàn. Đồng thời hiểu thêm
cơ chế phát sinh bệnh để tìm các giải pháp điều trị trong đó có việc xử dụng
vacxin.
Phần III: Tổng quan về các loại vacxin có thể điều trị bệnh dịch hạch: Chúng
tôi sẽ tìm hiểu các loại vacxin đang được sử dụng trên thị trường và ứng dụng
của chúng trong bệnh dịch hạch.
Phần IV: Một số thành tựu trong việc nghiên cứu vacxin: Phần này sẽ nêu một
số loại vacxin đang được nghiên cứu và thử nghiệm có triển ong áp dung trên

người.
Phần V: Kết luận: Đánh giá lại toàn bộ những gì nhóm đã tìm hiểu chủ yếu là
vấn đề vacxin trong điều trị căn bênh nguy hiểm này.

10 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Biển học là vô bờ, do đó còn nhiều điều còn chưa đề cập đến hay còn sai sót
chắc chắn là không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp từ Ths. Lại Đình
Biên cũng như các thầy cô trong Khoa, để các bài báo cáo, luận sau này có thể hoàn
thiện hơn tránh những sai lầm không đáng có.
Cuối cùng, xin chúc Ths. Lại Đình Biên và quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe và
luôn thành công trong công việc.
Xin trân thành cảm ơn !
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

11 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

I. Giới thiệu.
1.1 Khái niệm.
1.1.1 Dịch hạch là gì ?
Dịch hạch (plague) là một bệnh truyền nhiễm tiến triển cấp tính, lây lan mạnh
với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Là một
căn bệnh truyền nhiễm của động vật trong đó có con người được gây ra bởi vi khuẩn
Yersinia pestis. Bệnh này cũng còn gọi là bệnh dịch hạch Bubonic hoặc cái chết đen

(Black Death).
Lịch sử loài người đã trải qua 3 vụ đại dịch vào thế kỷ VI, XIV, XIX với hàng
trăm triệu người chết. Mô tả lâm sàng về “Cái chết đen” ở Châu Âu (Thế kỉ XIV),
được Boccaccio ghi lại trong “The Decameron” vào năm 1350: “Biểu hiện của bệnh
không giống như ở phương Đông là nôn ra máu từ mũi, sau đó người bệnh tử vong. Ở
đây, bệnh mắc ở cả nam lẫn nữ, biểu hiện nổi một hoặc vài hạch ở bẹn hoặc nách.
Hạch to dần bằng quả táo nhỏ hoặc quả trứng, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn và
thường gọi là những khối u. Chỉ trong thời gian ngắn, các khối u này lan sang các
phần khác trên cơ thể và ngay sau đó, xuất hiện những đám xuất huyết lớn hoặc nhỏ
màu đen trên tay hoặc chân hoặc các phần khác trên cơ thể”.
Mặc dù bệnh này làm cho hàng triệu người chết nhưng ngày nay vẫn chưa có
vacxin đạt hiệu quả việc chữa trị thông thường là dùng thuốc trụ sinh (kháng sinh) để
điều. Tuy nhiên nếu người bị nhiễm bệnh không được điều trị nhanh chóng, thì rất có
thể bị tử vong. Tại Hoa Kỳ bệnh dịch hạch được tìm thấy nơi nhiều loài gậm nhấm
hoang tại miền Tây của xứ sở. Cho đến nay vẫn còn 1 số vụ dịch nhỏ ở nhiều nước,
đặc biệt là Châu Phi, Châu Á. Có khoảng từ 10-15 trường hợp bệnh dịch hạch được
báo cáo hàng năm (theo WHO).

12 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hình 1.1: Vật chủ và vật trung gian truyền bệnh dịch hạch.

1.1.2 Yersinia pestis ?
Yersinia pestis trước đây đước xếp vào họ Pasteurellaceae, nhưng dựa trên cơ sở
so sánh mã di truyền bằng lai tạo ADN-ADN và ARN ribosom 16S/5S thì tương tự
như Escherichia coli nên giống Yersinia được xếp lại vào họ Enterobacteriaceae.
Giống Yersinia có 11 loài nhưng chỉ có 3 loài được quan tâm vì có khả năng gây bệnh

cho người là Yersinia pestis, Yersinia pseudotuberculosis và Yersinia enterocolitica.
Yersinaia pestis có hình dạng cầu trực khuẩn (0,5 x 1- 2 µm), bắt màu Gram âm,
nhuộm Wayson có màu xanh tím bắt màu ở 2 đầu, ở giữa trống nên gọi là “bắt màu
lưỡng cực”. vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào và không sinh axít.
Yersinia pestis là vi khuẩn hiếu khí, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông
thường, mọc tốt nhất ở nhiệt độ 28-300C và độ pH từ 7,2 đến 7,6.

13 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hình 1.2: Hình Yersinia pestis bắt màu đậm 2 đầu khi nhuộm Wayson (bên trái) ,
ảnh chụp khi Y. pestis nhuộm huỳnh quang (bên phải).
Yersinia pestis lúc đầu được gọi là Pasteurella pestis, và sau đó được đặt lại tên
theo tên của Yersin (bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học và nhà thám hiểm người Pháp gốc
Thụy Sĩ- người học trò xuất sắc của Louis Pasteur – người có công tìm ra Pasteurella
pestis). Y. pestis được khám phá vào năm 1894 trong trận dịch của bệnh dịch hạch tại
Hồng Kông.
Như vậy vi khuẩn dịch hạch trải qua nhiều danh pháp khác nhau, đầu tiên khi
mới được phát hiện có tên là Bacterium pestis, đến năm 1900 gọi là Bacillus pestis,
sau năm 1923 đổi thành Pasteurella pestis và tại Hội nghị Sinh vật học Quốc tế lần thứ
10 vào năm 1970 mới có danh pháp như hiện nay là Yersinia pestis.

Hình 1.3: Ảnh Alexandre Yersin( 1863- 1943)(hình bên trái) và trực khuẩn
Pasteurella pestis (hình bên phải).
Cũng như các Enterobacteriaceae khác, nó có khả năng lên men đường. Yersinia
pestis có khả năng tiết ra chất nhờn chống lại quá trình thực bào. Vi khuẩn trở nên di
động trong môi trường phân lập, nhưng bất động khi ở trong vật chủ.


14 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hình 1.4: Yersinia pestis trong môi trường phân lập (hình bên trái), trong cơ thể
bọ chét (bên phải).
Yersinia pestis có cấu trúc kháng nguyên phức tạp và khả năng gây bệnh phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là kháng nguyên vỏ F 1 và kháng nguyên W, V những
chủng có độc lực cao có đến 16-18 kháng nguyên, quan trọng thường được chú ý là
F1, V, W, yếu tố P, yếu tố Pu.
Nên nhớ dịch hạch là bệnh truyền nhiễm, lây truyền trong quần thể gặm nhấm.
Bệnh duy trì trong các ổ dịch thiên nhiên của các loài gặm nhấm và lây truyền qua
trung gian bọ chét sống ngoại ký sinh trên chúng. Phần lớn các loài động vật hoang dại
đều bị nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis nhưng chúng có tính đề kháng tương đối với
bệnh nên không đóng vai trò quan trọng trong vật chủ bệnh dịch hạch.
Hiện nay có vacxin bất hoạt formalin cho người lớn ở mức nguy cơ cao, nhưng
nó không hiệu quả và có thể gây phản ứng viêm trầm trọng. Các thí nghiệm với kĩ
thuật di truyền sản xuất vacxin dựa trên các kháng nguyên F1 và V, W đang được tiến
hành và tỏ ra có nhiều triển vọng. (Phần này sẽ được đề cập cụ thể ở phần III và IV).

1.1.3 Hạch Limpho (hạch bạch huyết).
Hạch limpho (hạch bạch huyết) là cơ quan limpho ngoại vi nơi cư ngụ và tập
trung chủ yếu của Limpho bào, sau đó là đại thực bào. Kháng nguyên được tập trung ở
đây kích thích các tế bào phân chia, biệt hóa thành các tế bào hiệu lực để xử lí , loại trừ
kháng nguyên. Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số
vùng như cổ, nách, bẹn. Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động
của hệ miễn dịch. Chúng chứa các tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc hoặc
bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này. Chính
vì lẽ đó khi bị trực khuẩn Yersinia pestis tấn công ở một số vùng bạch huyết nhất định


15 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

sẽ bị sưng phù lên khi bị nhiễm khuẩn, bị kháng nguyên kích thích,…một trong những
triệu chứng cụ thể để chuẩn đoán bệnh dịch hạch.
Các hạch limpho nằm rãi rác trên đường đi của mạch bạch huyết có hình hạt đậu
hay hình tròn được bọc trong lớp vỏ liên kết, đường kính từ 1- 25 mm. Nó được coi
như là một màng lọc ngăn các phân tử lạ và các sai hỏng trong tổ chức của cơ thể,
đồng thời đóng vai trò là trung tâm của sự tuần hoàn của các limpho bào, noi mà tế
bào tiếp xúc với kháng nguyên.
Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập qua da, ở nơi bọ chét đốt và theo đường bạch huyết
đến hạch khu vực, sinh sản phát triển mạnh tại đó gây nên dịch hạch thể hạch. Chính
vỉ vậy mà tại nhưng nơi tâp trung nhiều các hạch bạch huyết như vùng cổ, vùng nách,
vùng bẹn,…sẽ sưng to lên. Nếu không được điều trị thích hợp nó sẽ chuyển sang các
dạng thể hạch còn nguy hiểm hơn. Do biểu hiện lâm sàn là sự sưng lên của các hạch
limpho cho nên có thể từ “bệnh dịch hạch” xuất phát từ đây.

Hình 1.5: Vị trí phân bố của các vùng bạch huyết trong cơ thể người.
Sau khi phát bệnh tại các vùng hạch bạch huyết các vi khuẩn Yersinia pestis sẽ di
chuyển khắp cơ thể gây ra các thể hạch khác nhau cụ thể như sau:
Cụ thể có những thể dịch hạch sau:

 Thể hạch ( phổ biến nhất chiếm gần 90%).
 Thể hạch tiên phát.
 Thể hạch thứ phát.
 Thể phổi. (vi khuẩn vào phổi gây viêm phổi năng,…)Thể bệnh đáng sợ nhất;
bệnh tiến triển nhanh, lây lan nhanh và tử vong cao.

 Thể phổi tiên phát.

16 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

 Thể phổi thứ phát.
 Thể nhiễm trùng huyết ( chiếm 1- 2%) ở thể tiên phát Y.pestis xâm nhập số







lượng lớn, không qua giai đoạn khu trú ở hạch, xét nghiệm máu có Y.pestis,
thăm khám không phát hiện được triệu chứng viêm hạch. (vi khuẩn vào máu tấn
công các tế bào máu).
 Thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát.
 Thể nhiễm khuẩn huyết thứ phát.
Thể màng não. (hiếm gặp) Ít gặp; luôn thứ phát sau thể hạch, nhiễm trùng
huyết. Y.pestis vượt qua hàng rào máu - dịch não tủy gây tổn thương não, màng
não. (vi khuẩn tấn công vào não bộ gây tôn thương não)
 Thể màng não tiên phát.
 Thể màng não thứ phát.
Thể tiêu hoá. (hiếm gặp)
 Thể tiêu hóa tiên phát.
 Thể tiêu hóa thứ phát.
Thể niêm mạc. (hiếm gặp).

 Thể niêm mạc tiên phát.
 Thể niêm mạc thứ phát.
Thể da. (hiếm gặp).
 Thể da tiên phát.
 Thể da thứ phát.

Hình 1.6: Biểu hiện của các thể dịch hạch, từ trái qua phải: Thể hạch, thể nhiễm
trùng huyết, thể phổi.

1.2 Nguồn lây bệnh.
1.2.1 Nguồn bệnh.
 Là bệnh từ động vật lây sang người, có ổ bệnh thiên nhiên.
 Nguồn bệnh là loài gậm nhấm hoang dã (khoảng 7200 loài). Chủ yếu là các loài
chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt v.v..).

17 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

 Người đang mắc dịch hạch hoặc vừa khỏi có thể là nguồn bệnh (đặc biệt dịch
hạch thể phổi).

Hình 1.7 :Chuột khuy (Rattus rattus)(bên trái), Chuột lắt (Rattus exulans)(bên
phải)

1.2.2 Đường lây
Có 4 đường lây – trong đó chủ yếu lây qua đường máu.
Các con đường chủ yếu như sau:


• Đường máu: Lây qua vết đốt của côn trùng. Chủ yếu là do bọ chét Xenopsylla
cheopis. Thứ yếu là: chấy, rận, rệp. Bọ chét hút máu làm lan truyền bệnh trong
các giống chuột và từ chuột sang người.
• Đường tiêu hoá: Thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp gieo rắc mầm
bệnh vào. Đường lây này trên thực tế ít nguy hiểm vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị
chết khi đun sôi, nấu chín.
• Đường hô hấp: Từ bệnh nhân dịch hạch thể phổi có thể lây trực tiếp cho người
xung quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói
chuyện.
• Đường da, niêm mạc: Qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương (hiếm
gặp).
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ lây bệnh dịch hạch.

18 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

II. Lâm sàn bệnh dịch hạch.
2.1 Biểu hiện, triệu chứng phát sinh bệnh.
2.1.1 Biểu hiện, triệu chứng tổng quát.
Thời gian ủ bệnh: Trung bình 2-5 ngày, ngắn nhất vài giờ, dài nhất 8-10 ngày. Không
có biểu hiện lâm sàng.

 Thời kỳ khởi phát (tiên phát).
Bệnh khởi phát đột ngột ở người đang khoẻ mạnh tự nhiên cảm thấy mệt mỏi,
khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, đau khắp người, buồn nôn, sốt cao, thường có gai rét,
hoặc rét run. Có bệnh nhân đau nhiều ở vùng sắp sưng hạch.
Sau vài giờ hoặc 1-2 ngày bệnh chuyển sang giai đoạn thứ phát.


 Thời kỳ toàn phát (thứ phát).
Viêm hạch: Viêm hạch khu vực liên quan đến nơi bọ chét đốt, hầu hết vết bọ
chét đốt đã lành, một số còn gặp nốt phòng nước mủ chứa đầy trực khuẩn dịch hạch.Vị
trí hạch viêm phổ biến nhất là vùng đùi bẹn, vùng tam giác Scarpa (60-80%) rồi đến
nách (14-20%), ở cổ, dưới hàm, dọc cơ ức đòn chũm (15-18%).
Đặc điểm: Hạch sung to, rất đau cả khi đi lại lẫn khi nằm nghỉ làm cho bệnh nhân
luôn ở tư thế chống đỡ lại (co chân, co tay, nghẹo cổ v.v..).

19 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hạch lúc đầu chắc, nóng, to nhanh. Có thể cả 1 cụm hạch sưng tạo nên một khối
lớn 5-8 cm. Da phủ trên hạch bị căng và xung huyết, tổ chức dưới da quanh hạch bị
viêm phù nề do đó không sờ rõ bờ hạch.

2.1.2 Biểu hiện, triệu chứng cụ thể.
Khối hạch sưng to trong 6-9 ngày và tiến triển chủ yếu theo 3 hướng:

• Hạch viêm sẽ hoá mủ, tự vỡ, chảy dịch mủ và máu, chất hoại tử. Lỗ dò lâu liền,
thành sẹo co rúm.
• Hạch trở thành xơ hoá thành 1 cục rắn chắc.
• Nếu được điều trị sớm, đúng phác đồ hạch sẽ thu nhỏ lại.
Người mắc có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử (các mô trong cơ
thể bị chết) và sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở nách và háng.
Các biểu hiện cụ thể ở từng thể bạch huyết thường gặp:

 Thể hạch: Các triệu chứng: Rét run, sốt cao trên 38 độ C, Nổi hạch ở bẹn,
nách, cổ. Nếu không được điều trị, dịch hạch thể hạch sẽ chuyển thành các thể

còn lại nặng hơn như thể nhiễm trùng huyết hay thể phổi.

Hình 2.1 :Hình ảnh bệnh nhân dịch hạch thể hạch
(A: viêm hạch cổ trái; B: viêm hạch bẹn phải)

 Thể phổi – thể đáng sợ nhất: Thể này tiến triển nhanh và nguy cơ lây lan cao.
Bệnh dịch hạch thể viêm màng não luôn luôn thứ phát sau thể hạch, nhiễm khuẩn
huyết. Bệnh nhân có các triệu chứng:
• Sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt.
• Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh
nông.
• Ho có đờm nhầy và loãng, sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt.

20 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hình 2.2: Hình ảnh X quang viêm phổi thùy dưới và giữa bên trái của một bệnh
nhân dịch hạch thể phổi nguyên phát.

 Thể nhiễm trùng huyết: Số bệnh nhân mắc thể bệnh này cao, chỉ đứng sau thể
hạch. Bệnh nhân có các triệu chứng: Sốt cao 40-41 độ C, rét run, đau đầu dữ
dội, tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần.Thể bệnh này không có triệu chứng viêm
hạch đặc hiệu nên rất dễ bị bỏ sót và tử vong cao.
 Thể màng não: Các trường hợp mắc thể này ít gặp, thường xuất hiện kèm sau
thể hạch, thể nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn dịch hạch vượt qua hàng rào máu dịch não tủy để gây tổn thương ở não, màng não. Viêm màng não xuất hiện
thường vào ngày thứ 10-15 của bệnh, sớm nhất ngày thứ 5, muộn nhất ngày thứ
35.Lâm sàng viêm màng não dịch hạch giống như các viêm màng não mủ do vi
khuẩn khác gây nên : dấu hiệu màng não rõ. Dịch não tủy đục, áp lực tăng, đạm

tăng, đường huyết giảm.

2.2 Cơ chế phát sinh bệnh và giải phẩu bệnh lý.
2.2.1 Cơ chế phát sinh bệnh.
Trực khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da (chủ yếu do vết đốt của bọ
chét) và niêm mạc (niêm mạc hầu họng, ống tiêu hoá, đường hô hấp). Theo đường
bạch huyết đến khu vực, sinh sản và phát triển mạnh. Vượt qua được hạch khu vực, vi
khuẩn lại theo đường bạch huyết đến các hạch toàn thân và vào máu, vi khuẩn chỉ tồn
tại ở máu 1 thời gian ngắn do tác dụng của đại thực bào của gan, lách và các tổ chức.
Quá trình bệnh lý dừng ở đây và gây ra dịch hạch thể hạch tiên phát. Ngược lại, nếu
đại thực bào gan, lách không ngăn cản được thì trực khuẩn dịch hạch sinh sản và phát
triển và gây thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát. Từ máu, vi khuẩn đi đến các cơ quan
như hạch, phổi, ruột, màng não v.v.. gây nên các thể hạch, thể phổi, thể tiêu hoá, thể
màng não thứ phát. Từ các ổ nhiễm trùng thứ phát này, vi khuẩn lại có thể xâm nhập
vào máu làm bệnh nặng thêm.

21 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hình 2.3 : Cơ phát sinh bệnh dịch hạch
Từ các thể tiên phát (thể da, thể hạch, thể phổi) vi khẩn phát triển, khi sức đề
kháng chống đỡ của cơ thể giảm vi khuẩn lan tràn vào máu và gây dịch hạch thể
nhiễm khuẩn huyết thứ phát.

2.2.2 Giải phẩu bệnh lý.
Hạch bạch huyết: Sưng to, viêm tấy, mưng mủ, hoại tử. Cấu trúc bị phá vỡ, xen
vào các nang lympho có những ổ xuất huyết, ổ hoại tử chứa nhiều vi khuẩn. Tổ chức
quanh hạch viêm, phù nề.

Phổi: Niêm mạc khí quản, phế quản xung huyết, chứa dịch mầu hồng. Phổi xung
huyết phù nề, viêm phổi đốm hoặc viêm phổi thuỳ.
Các cơ quan khác: Gan, lách, thận, tim v.v.. xuất huyết, hoại tử ổ nhỏ, tuỳ theo
mức độ tổn thương.

III. Tổng quan về vacxin trong điều trị bệnh dịch hạch.
3.1 Giới thiệu
3.1.1 Kháng nguyên.
Kháng nguyên của trực khuẩn dịch hạch rất phức tạp: có 16-28 kháng nguyên, đa
số chưa được nghiên cứu đầy đủ. Biết rõ nhất là 3 loại kháng nguyên:

22 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

 Kháng nguyên vỏ (F1) mang tính độc lực. Bảo vệ vi khuẩn sinh trưởng chống
lại thực bào.
 Kháng nguyên thân: Là một phần của nội độc tố.
 Kháng nguyên V và W: Là yếu tố độc lực liên quan đến khả năng chống lại hiện
tượng thực bào.
Yersinia pestis có cả 2 loại, nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố có tính chất ái
thần kinh, gây nên bệnh cảnh li bì, u ám, thâm nhiễm xuất huyết ở các nội mạc tĩnh
mạch và những tổn thương thoái hóa của phủ tạng.
Tính sinh bệnh là do hai kháng nguyên kháng thực bào F1 và V, W; cả hai đều
cần thiết cho độc tính của vi khuẩn. Chúng được vi khuẩn sản xuất ra ở 37 °C, điều
này giải thích tại sao một số côn trùng như bọ chét chỉ mang khuẩn không độc tính.
Hơn nữa, Y. pestis sống sót và sản xuất các kháng nguyên F1 và V, W bên trong các tế
bào máu như bạch cầu đơn nhân mà không trong bạch cầu đa nhân trung tính. Miễn
dịch tự nhiên hay cảm ứng có được là do cơ thể sản xuất kháng thể opsonin đặc hiệu

chống lại các kháng nguyên F1 và V, W. Chúng kích thích hiện tượng thực bào ở bạch
cầu trung tính.

23 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hình 3.1: Cơ chế tần công của các kháng nguyên dịch hạch và khả năng đáp ứng
miễn dịch của cơ thể.

3.1.2 Cơ chế đáp ứng miễn dịch.
Kháng nguyên của trực khuẩn dịch hạch sau khi được xử lí được đưa vào cơ thể
người (vacxin). Cơ thể người tiếp xúc một cách chủ động với kháng nguyên tạo ra hệ
miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch thu được và cơ chế miễn dịch này thực hiện theo hai
phương thức: đáp ứng dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (xem
thêm).

24 | P a g e


Khoa Công Nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường.

Hình 3.2 : Cơ chế đáp ứng miễn dịch khi cơ thể bị tấn công bởi vi sinh vật.
Sự tiếp xúc của hệ miễn dịch với kháng nguyên dịch hạch làm tăng cường đáp
ứng với kháng nguyên này khi nó xâm nhập cơ thể các lần sau. Đáp ứng các lần lặp lại
về sau đối với một kháng nguyên và thường nhanh hơn, mạnh hơn và khác về chất so
với đáp ứng sơ cấp khi cơ thể tiếp xúc kháng nguyên lần đầu tiên.

25 | P a g e



×