Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ TẠI TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 108 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Trung tâm học tập cộng đồng

TTHTCĐ

2. Giáo dục không chính quy

GDKCQ

3. Giáo dục thường xuyên

GDTX

4. Ủy ban nhân dân

UBND

5. Khoa học, công nghệ

KHCN

6. Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học

GDTXĐƯYCNH

7. Giáo dục người lớn

GDNL

8. Khoa học kỹ thuật


KHKT

9. Ban quản lý
10.Giáo viên, hướng dẫn viên, báo cáo viên

BQL
GV/HDV/BCV

11.Xóa mù chữ

XMC

12.Trung học cơ sở

THCS

13. Trung học phổ thông

THPT

14. Công nghệ thông tin

CNTT


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là CNTT, toàn cầu
hóa đã và đang làm thay đổi nhu cầu học tập ở mỗi người: học tập thường xuyên,
học tập suốt đời trở thành xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. GD giờ đây không

chỉ có GD nhà trường (Chính quy) mà giáo dục ngoài nhà trường (GD cộng đồng –
GD không chính quy (GDKCQ) đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong sự
nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Nền giáo dục Việt Nam hiện cũng không nằm
ngoài xu thế đó.
Đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, trong kế hoạch giáo dục cho mọi người từ 2003-2015 được thủ tướng
chính phủ phê duyệt tháng 7/2003 khẳng định: Bảo đảm rằng tất cả người lớn, đặc biệt
phụ nữ và các nhóm thiệt thòi được tiếp cận với các chương trình giáo dục có chất
lượng. Phát triển GDKCQ như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để
xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi
nơi có thể học tập suốt đời phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
Để có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước, người dân trong cộng
đồng cần học tập để có những kỹ năng đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội,
không chỉ học cách sản xuất, tăng thu nhập,… mà cần phải học cả cách sống, cách
ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, cần hình thành những kỹ năng sống cần
thiết. Họ cần học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tham gia vào các chương trình
học tập nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và của xã hội.
Trung tâm học tập cộng đồng là mô hình giáo dục đã và đang được phát
triển, duy trì và củng cố ở Việt Nam. TTHTCĐ là một mô hình phù hợp để triển
khai giáo dục vì sự phát triển bền vững, nơi tạo cơ hội cho mọi người tham gia học
tập suốt đời. Hiện nay mô hình này đang được nhân rộng trên quy mô cả nước. Tính
đến tháng 1/2011 cả nước đã có 10.428 TTHTCĐ/11.113 xã/phường/thị trấn cả
nước (Chiếm gần 93,87 số xã/phường/thị trấn trong cả nước). TTHTCĐ hiện nay
đã và đang cố gắng xây dựng những chương trình, nội dung, phương pháp, đảm bảo

2


các điều kiện phù hợp với người dân ở cộng đồng, đáp ứng nhu cầu “cần gì học
nấy”, học thường xuyên, học suốt đời. Tuy nhiên chất lượng cũng như hiệu quả hoạt

động của các TTHTCĐ nhìn chung còn nhiều hạn chế bất cập, chưa đáp ứng được
nhu cầu của người dân ở cộng đồng. Theo đánh giá sơ bộ chỉ có khoảng từ 20-30%
TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, một thực tế đang tồn tại là các
TTHTCĐ còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức học tập theo các
chuyên đề cho các nhóm đối tượng khác nhau tại cộng đồng.
TTHTCĐ là một trong nhưng cơ sở của giáo dục thường xuyên, thực hiện
nhiều chương trình khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân tại cộng
đồng. Tổ chức học tập và giảng dạy theo chuyên đề là một trong những nội dung
giáo dục được thực hiện theo chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu
người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao công nghệ (là một trong những
chương trình thực hiện tại TTHTCĐ)
Trong những năm qua, đã có không ít những đề tài, dự án, công trình nghiên
cứu về TTHTCĐ, các kết quả trên đã được các địa phương đón nhận và vận dụng,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ. Chúng ta có thể kể đến: đề tài
B2001-49-22, của Th.S Đào Duy Thụ về “Xác định nội dung và phương thức bồi
dưỡng cán bộ tham gia GDKCQ ở cộng đồng”. Đề tài B2005-80-28, của Th.S Bế
Hồng Hạnh về “ Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống ở TTHTCĐ”. Đề tài
V2008-14, của Th.S Nguyễn Hữu Tiến, về “Xác định tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục của các TTHTCĐ”….Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc xác
định quy trình tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề tại TTHTCĐ. Giáo dục
thường xuyên ở Bắc Giang tương đối phát triển, có nhiều TTHTCĐ được thành lập
đã và đang đi vào hoạt động. Tuy nhiên, các TTHTCĐ ở Bắc Giang vẫn còn gặp
nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động học tập nói chung và hoạt động học
tập theo chuyên đề cho các nhóm đối tượng khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu, xác
định các quy trình tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề tại TTHTCĐ là cần
thiết và quan trọng.

3



2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề tại TTHTCĐ
tỉnh Bắc Giang nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức hoạt động
học tập tại các TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình tổ chức hoạt động học tập theo chuyên để tại TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang.
3.2Khách thể nghiên cứu
Hoạt động học tập tại TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho người
dân tại cộng đồng là điều cần thiết trong đó có việc tham gia học tập tại TTHTCĐ.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề ở TTHTCĐ
tỉnh Bắc Giang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nếu khảo sát, đánh giá được thực
trạng tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề tại TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang trên cơ
sở đó đưa ra quy trình tổ chức hoạt động học tập một cách khoa học, phù hợp thì sẽ
tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ ở tỉnh Bắc giang, đáp ứng
được nhu cầu “cần gì học nấy” của người dân tại cộng đồng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1Hệ thống hóa cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề
ở TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang.
5.2Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề ở
TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang.
5.3 Xây dựng và thực nghiệm sư phạm quy trình tổ chức hoạt động học tập
theo chuyên đề ở TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
TTHTCĐ là mô hình được thành lập và quản lý ở cấp xã/phường, một mô
hình mang tính chất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập cũng đa dạng của người dân
cộng đồng. Đối tượng tham gia học tập tại TTHTCĐ rất đa dạng về độ tuổi, trình độ


4


văn hóa, vị thế xã hội,…Xuất phát từ đặc điểm nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu
một số vấn đề sau: Tập trung nghiên cứu, hồi cứu các tài liệu; khảo sát thực trạng tổ
chức hoạt động học tập theo chuyên đề ở TTHTCĐ tỉnh Bắc Giang từ đó xây dựng
quy trình tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề tại TTHTCĐ khoa học, phù hợp.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng thuật, hệ thống hóa các
nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến (sử dụng phiếu hỏi, phiếu
điều tra).
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tọa đàm với các đối tượng trong diện kháo sát, xây dựng case
study.
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê
toán học để xử lý và phân tích các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, 3 chương và kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục:

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ TẠI TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Trên thế giới
Học tập suốt đời là xu thế phát triển tất yếu.Kiến thức học được trong nhà
trường chính quy, đại học và sau đại học trở nên ít ỏi, không đủ để chúng ta vận
dụng trong suốt cuộc đời. Do đó, ngày càng nhiều người có nhu cầu học tập thường
xuyên, học tập suốt đời để có thể sống và tồn tại. Việc học ngày nay không chỉ dành
cho trẻ em mà còn dành cho người lớn. Trên thế giới, chuyên ngành giáo dục học
người lớn đã được quan tâm phát triển. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, từ
những năm 50 của thế kỷ XX các nhà tâm lý học, giáo dục học người lớn phương
tây như CyrillO, Houle, Allen Tough, Kidd đã nghiên cứu quá trình học tập của
người lớn, cách học,động cơ học tập của người lớn.
Năm 197, báo cáo nổi tiếng “Học để tồn tại” của Edgar Faure đã phân tích
khủng hoảng giáo dục thế giới trên phạm vi toàn cầu trước sự phát triển nhanh
chóng của khoa học kỹ thuật trong những năm 60 và đã khẳng định học thường
xuyên là cần thiết, học là để tồn tại.
Năm 1996,trong báo cáo “ Học tập –một kho báu tiềm ẩn”, Jacques Delors
đã dự báo giáo dục trong thế kỉ XXI và phân tích những thay đổi về động cơ học tập
trong thế kỷ XXI: Học không chỉ biết, mà học còn để làm việc, học để tồn tại và
học để cùng chung sống.
1.1.2 Ở Việt Nam
Trong thời gian qua tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
giáo dục người lớn,TTHTCĐ.
- Thái Xuân Đào: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ
“Xây dựng mô hình thí điểm TTHTCĐ cấp xã ở nông thôn”. Mã số B99-49-79
- Thái Xuân Đào“Chất lượng dạy học người lớn ở cộng đồng: Quan niệm và
tiêu chí đánh giá”. Bài trích, Hà Nội, 2007.

6


- Thái Xuân Đào“Học tập suốt đời và yêu cầu đặt ra đối với nghiên cứu khoa

học trong lĩnh vực giáo dục không chính quy”. TCKHGD số 7 tháng 4/2006.
- Tô Bá Trượng “TTHTCD trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông
nghiệp và nông thôn”. TCTTKHGD số 81/2000.
- Nguyễn Hữu Tiến “Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của
các TTHTCĐ”. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Viện, Mã số V2008-14
- TS Ngô Quang Sơn (2006) “Các giải pháp phát triển TTHTCĐ tại một số
tỉnh miền núi phía Bắc”. Đề tại nghiên cứu khoa học và khoa học cấp Bộ. Mã số
B2006-29-10
Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu
liên quan tới GDNL và TTHTCĐ. Tuy nhiên việc đi sâu nghiên cứu công tác tổ
chức hoạt động học tập theo chuyên đề thì chưa được thực hiện.
1.2. Khái niệm công cụ
1.2.1. Hoạt động dạy học
Xã hội không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển. Muốn vậy, con người phải
tiến hành các hoạt động chinh phục tự nhiên và chinh phục chính bản thân mình. Từ
đó xuất hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học mà sản phẩm chính là các tri thức
khoa học. Đây là những tri thức có bản chất khác với kinh nghiệm thu được qua trải
nghiệm cá nhân. Việc truyền thụ những tri thức này phải được thực hiện theo quy
trình có tổ chức khoa học, được tiến hành bởi một hoạt động chuyên biệt là hoạt
động dạy. Đó là hoạt động có nội dung, phương pháp và phương tiện xác định. Về
phía người học, cũng phải tiến hành hoạt động chuyên biệt đó là hoạt động học. Hai
hoạt động này đan xen gắn bó với nhau, tạo thành hoạt động dạy học. Việc truyền
thụ theo phương thức này được gọi là phương thức nhà trường. Hoạt động dạy diễn
ra để tổ chức và điều khiển hoạt động học, hoạt động học chỉ có đầy đủ ý nghĩa của
nó khi nó được diễn ra dưới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy.
• Hoạt động dạy
Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động
của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý,

7



hình thành nhân cách của chúng [10.tr100]. Mục đích của hoạt động dạy là giúp trẻ
lĩnh hội nền văn hóa xã hội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.
Như vậy, dạy là một hoạt động chuyên biệt (theo phương thức nhà trường) do
người lớn (người được đào tạo nghề dạy học) đảm nhiệm nhằm giúp trẻ lĩnh hội nền
văn hóa xã hội, phát triển tâm lý thông qua tái tạo nền văn hóa đó. Sự tái tạo nền văn
hóa phải được dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của trẻ (người học) [10. tr103].
• Hoạt động học
Trong tâm lý học, học là sự thay đổi bền vững trong hành vi hay kiến thức do
kinh nghiệm hay luyện tập tạo nên. Nó bao gồm cả sự học - tiếp thu kinh nghiệm
trong cuộc sống và hoạt động học - tiếp thu tri thức các môn học, hình thành các kỹ
năng, kỹ xảo trong nhà trường.
Theo lý thuyết hoạt động, học được điều khiển bởi mục đích tự giác của nhà
trường, trong đó diễn ra quá trình nhận thức nhất là tư duy mới được gọi là hoạt
động học tập. Hoạt động học là một trong những dạng hoạt động cơ bản, đặc trưng
của con người. Hoạt động học đươc tổ chức một cách tự giác mà bản chất là quá
trình từng người lĩnh hội những thành tựu văn hóa vật chất và tinh thần mà thế hệ
trước để lại trong thế giới đồ vật và tinh thần biến nó thành cái riêng của mình dưới
sự hướng dẫn, tổ chức của nhà sư phạm.
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục
đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành
vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị [10.tr106].
1.2.2. Hoạt động học tập theo chuyên đề
Chúng ta biết rằng, trong giáo dục chúng ta thường sử dụng thuật ngữ “chủ
đề” hay “môn học” gần đây chúng ta có đề cập đến thuật ngữ “Module”. Vậy
chúng ta hiểu việc tổ chức dạy học theo chuyên đề như thế nào? Dạy học theo
chuyên đề có đặc trưng gì?. Khi bàn về các thuật ngữ: “môn học”, “chủ đề”,
“chuyên đề ” có nhiều ý kiến khác nhau.
* Theo cuốn “Thuật ngữ giáo dục đại học và chuyên nghiệp” [14].


8


“Môn học - là một lĩnh vực kiến thức và lĩnh vực ứng dụng của nó, được hệ
thống hóa theo các mục đích của lý luận dạy học. Nội dung của môn học được xác
định bởi chương trình giảng dạy”
“Module - Một đơn vị học tập bao gồm các khía cạnh của các bộ môn khoa
học hàn lâm, các kỹ năng và các kiến thức có liên quan cần để tạo ra một năng lực
chuyên biệt”
Một chương trình đào tạo được soạn thảo theo Module là một chương trình
có định hướng thực hành bao gồm hàng loạt các Module hay đơn vị học tập tổng
hợp nhưng độc lập, là cái tối thiểu bắt buộc phải hoàn thành để đạt được một trình
độ phù hợp.
Bên cạnh hệ thống các môn học truyền thống do những ưu điểm riêng của hệ
thống Module như: tính linh hoạt, phù hợp với từng công việc, có đánh giá và liên
hệ ngược liên tục, tạo điều kiện cho dạy học cá nhân nghề nghiệp. Đặc biệt trong
đào tạo nghề nghiệp, hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp.
* Theo Đại từ điển tiếng việt, Nguyễn như Ý chủ biên, NXB văn hóa Hà Nội
1999. [13]
“Chủ đề”:- Vấn đề chính được đặt ra trong một tác phẩm nghệ thuật
- Đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu trong học tập, sáng tác
“Chuyên đề”: Đề tài, đề mục riêng (thảo luận chuyên đề, sinh viên năm cuối
học nhiều chuyên đề)
* Theo Từ điển Việt Anh:
-

Từ điển Việt –Anh của Lê Khả Kế và một nhóm giáo viên. NXB TP

HCM 1991 [9 ]: “Chuyên đề: special subject”.

-

Theo từ điển Việt –Anh của Bùi Phụng. NXB GD- Công ty phát hành

sách HN 1993 [1] “Chuyên đề - Semina
“Chủ đề: Topical subject, Topical theme, mian subject, mian topic
Ví dụ: chủ đề lòng yêu nước: theme of patriotism…
* Theo từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học – NXB Đà Nẵng 2000 [23 ]:
“Chuyên đề: Vấn đề chuyên môn có giới hạn, được nghiên cứu riêng”.

9


Như vậy, qua đây chúng ta thấy rằng có rất nhiều quan niệm khác nhau khi
nói về các thuật ngữ giáo dục nêu trên. Tuy nhiên, với vấn đề nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu trong luận văn của mình, chúng tôi cho rằng: “Chuyên đề ” là một vấn
đề nghiên cứu, trao đổi hoặc học tập có tính riêng biệt nhằm giải quyết một nội
dung chuyên sâu, hẹp. Trong xã hội, người ta sử dụng nhiều hình thức hội thảo
chuyên đề. Hình thức dạy học theo chuyên đề được sử dụng nhiều trong đào tạo,
đặc biệt là đào tạo cao học và nghiên cứu sinh như chúng ta vẫn đề cập đến các
“chuyên đề bắt buộc” và “chuyên đề tự chọn”
Trong dạy học nói chung và trong dạy học người lớn nói riêng, mỗi chuyên
đề phải có cấu trúc chặt chẽ theo logic nội dung và phải giải quyết vấn đề một cách
trọn vẹn. Mỗi chuyên đề phải xác định mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành để
đạt mục tiêu. Mục tiêu của chuyên đề không chỉ đưa ra các yêu cầu cần đạt về nhận
thức mà con cần phải cả tình cảm, thái độ và rèn luyện kỹ năng. Mỗi chuyên đề
được tiến hành trong một khoảng thời gian xác định. Có thể 2 - 3 tiết và cũng có thể
trong 1 ngày, 1 tuần nhưng được triển khai một cách liên tục. (Chủ đề có thể triển
khai không liên tục. Ví dụ: “ chủ đề xã hội”, “chủ đề tự nhiên” trong chương trình
môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2,3. Mỗi chủ đề được triển khai ở cả 3 lớp với mức độ

yêu cầu khác nhau)
Trong trường phổ thông chúng ta thường dạy học theo “các bài”. Mỗi một
nội dung khoa học có thể được dạy trong 1 bài hoặc trong 1 số bài nhưng giữa các
bài bao giờ cũng có mối quan hệ khăng khít với nhau đảm bảo trang bị cho học sinh
các kiến thức một cách hệ thống. Đối với chuyên đề, nó giải quyết vấn đề có tính
chất chuyên biệt. Vì vậy, giữa các chuyên đề có thể có mối quan hệ gần gũi nhưng
không nhất thiết phải đảm bảo tính hệ thống. Do đó có thể nói, chuyên đề gần giống
như bài học nhưng nó “thoáng hơn” đặc biệt là trong cách sử dụng.
Tóm lại, Đối với GDNL, với những đặc điểm riêng về nội dung, phương
pháp, đối tượng, thì việc dạy học được tổ chức theo dạy và học chuyên đề sẽ đem
lại hiệu quả cao. Theo đó, các chuyên đề được “gói gọn” trong khoảng 3 tiết. Mỗi
chuyên đề hoàn toàn độc lập, giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn. Trên cơ sở đó,

10


người dân tại cộng đồng có thể lựa chọn chuyên đề cần thiết, phù hợp với bản thân
về mặt thời gian…để có thể tích lũy kiến thức của một vấn đề một cách trọn vẹn.
Trên cơ sở đó, đề tài xin đưa ra một số đặc trưng của tổ chức dạy học theo
chuyên đề như sau:
- Có hệ thống mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, có thể quan
sát và đo lường được.
- Đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong cấu trúc nội dung, giúp thuận lợi
cho việc thay đổi, bổ sung nội dung phù hợp với đặc điểm đối tượng người học.
- Nội dung của các chuyên đề trong chương trình có tính độc lập tương đối,
học xong một chuyên đề người học có khả năng ứng dụng những điều đã học vào
môi trường hoạt động thực tiễn.
- Việc đánh giá kết quả học tập theo chuyên đề không chỉ nhằm mục đích
kiểm tra việc ghi nhờ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức
đã học vào trong cuộc sống, thay đổi thái độ hành vi của họ trong cuộc sống.

1.2.3 Quy trình tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề
1.2.3.1 Khái niệm Quy trình
Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, hoạt động muốn có hiệu quả cần phải
thực hiện theo một quy trình nhất định theo các bước, các công đoạn cụ thể. Các
bước hay công doạnđược quy định tùy theo đặc thù của từng hoạt động. tuy nhiên
về cơ bản đã là quy trình thì nó đều được coi như là một nguyên tắc cần phải tuân
theo,không được đốt cháy hay bỏ qua bất cứ một bước nào,công đoạn nào.
Theo từ điển TV của viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê làm chủ biên thì:
“quy trình là trình tự tuân theo để tiến hành một công việc nào đó ” [6]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu quy trình là các bước cần tuân theo để đạt mục
tiêu xác định. Hay nói cách khác, quy trình là một trình từ các thao tác, các bước,
các công đoạn…để thực hiện một hoạtđộng nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.
Nói đến quy trình là nói đến một giải pháp kỹ thuật hay công nghệ nào đó. Quy
trình chính là con đường chỉ dẫn cho việc thực hiện hoạt động, mà trong đó có
những nguyên tắc cần phải tuân theo.

11


1.2.3.2 Quy trỡnh t chc hot ng hc tp theo chuyờn
Quy trỡnh t chc hot ng hc tp theo chuyờn v thc cht l mt quy
trỡnh giỏo dc,nờn nú cng th hin bn cht ca quy trỡnh giỏo dc, bao gm nhiu
bc khỏc nhau. Cỏc bc tỏc ng v h tr qua li ln nhau. hot ng t
c kt qu mong mun cn phi thc hin cỏc bc,cỏc cụng on ú theo mt
quy trỡnh nht nh.Hot ng hc tp cng vy, quy trỡnh l bao gm cỏc bc
khỏc nhau, theo mt trỡnh t nht nh.
Qua ú chỳng ta cú th hiu: Quy trỡnh t chc hot ng hc tp theo chuyờn
l cỏc bc cn phi tuõn theo khi t chc hot ng nhm to iu kin cho Hv ti
TTHTC tham gia tớch cc vo quỏ trỡnh hc tp nhm nõng cao hiu qu hot ng
hc tp ti TTHTC, ỏp ng nhu cu ca ngi dõn ti a phng.

1.2.4. Trung tõm hc tp cng ng
1.2.4.1 S phỏt trin TTHTC mt s nc trong khu vc Chõu Thỏi
Bỡnh Dng
S hỡnh thnh, phỏt trin v t chc qun lý TTHTC Nht Bn
Nht Bn l mt nc cú truyn thng chm lo ti vic hc ca dõn chỳng.
T th k 17, Nht ó cú ti 15.000 TERAKOYA (TERA trong ting Nht cú
ngha l chựa. TERAKO l nhng hc sinh hc ti chựa. Cũn TERAKOYA cú ngha
l Nh dnh cho hc viờn, l Trung tõm hc tp). Cỏc Trung tõm hc tp ny ó
úng vai trũ to ln trc khi nc Nht cú h thng giỏo dc quc dõn dnh cho i
b phn dõn chỳng.
Sau chin tranh th gii th II, nhn thc c tm quan trng ca vic nõng
cao dõn trớ i vi vic xõy dng t nc v thc hin dõn ch, ngy 5/7/1946
Chớnh ph ó ra thụng bỏo khuyn khớch thnh lp cỏc Trung tõm hc tp c gi
l KO-MIN-KAN (Ting Nht cú ngha l Nh vn hoỏ ca nhõn dõn - Citizens
Public Hall). Bộ Luật Giáo dục xã hội 1949 của Nhật Bản cũng đã khẳng định KOMIN-KAN mang đến cho mọi ngời dân tại các thành phố, thị trấn, làng mạc hoặc
bất kì một khu vực nào khác những kiến thức đã đợc chỉnh sửa cho phù hợp với các
nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động trí tuệ, văn hoá khác để làm
giàu thêm nền văn hoá, cải thiện sức khoẻ và trau dồi nhận thức về đạo đức và thẩm

12


mỹ của họ. Bởi vậy, mục đích của KO-MIN-KAN là góp phần cải thiện đời sống
nhân dân và tăng cờng phúc lợi xã hội . Nh vy, mụ hỡnh KO-MIN-KAN ó c
th ch hoỏ trong B Lut l mt b phn ca h thng giỏo dc ngi ln. Cỏc
KO-MIN-KAN c thnh lp v hot ng ch yu t ngõn sỏch ca cỏc a
phng. Tuy nhiờn, khi mi thnh lp, Nh nc cú h tr kinh phớ, nhng khi ó
i vo hot ng thỡ Nh nc s ct khon h tr ny.
S lng KO-MIN-KAN phỏt trin nhanh chúng v rng khp nc Nht, t
3.534 TT (nm 1947), n 17.562 TT (nm 1993), 17.947 TT (nm 2002) v 18.000

TT (nm 2006) ph khp 90% tng s thnh ph, th trn, lng xó Nht Bn.
Ngoi 18.000 KO-MIN-KAN ca cỏc a phng, cũn cú 76.883 KO-MIN-KAN t
qun. Nhng KO-MIN-KAN ny do ngi dõn t thnh lp, t t chc qun lý hot
ng, thng vựng nụng thụn v thng cú qui mụ nh.
Cỏc nguyờn tc c bn ca KO-MIN-KAN
Nguyờn tc t do v bỡnh ng.
Nguyờn tc min phớ.
Vi t cỏch l mt c s giỏo dc, KO-MIN-KAN phi t chc ging day
hoc tp hun
KO-MIN-KAN phi cú i ng cỏn b, giỏo viờn.
KO-MIN-KAN cn phi t ni gn, thun tin i vi ngi dõn.
KO-MIN-KAN phi c cung cp y cỏc trang thit b phự hp.
S hỡnh thnh, phỏt trin v t chc qun lý TTHTC Thỏi Lan
Thỏi Lan l mt nc sm nhn thc c vai trũ ca GDKCQ, ca giỏo dc
ngoi nh trng v ó chỳ ý phỏt trin cỏc TTHTC (cỏch gi khỏc l Trung tõm
c sỏch lng xó).
Cỏc TTHTC Thỏi Lan thng do nhõn dõn t ng ra thnh lp, qun lớ,
t lo a im v kinh phớ xõy dng, cũn Chớnh ph h tr phng tin dy hc v
kinh phớ cho cỏc hot ng hc tp phự hp vi nhu cu ca cng ng v c cỏn
b Nh nc xung phi hp vi ngi ph trỏch TTHTC. Cỏc Trung Tõm ny
chu s qun lớ ca dõn lng v k hoch hot ng ca Trung tõm do Hi ng xó

13


lập ra. Tại những trung tâm này có thư viện, phòng đọc sách, phòng họp cộng đồng,
phòng xem tivi, nghe đài, một số phương tiện giáo dục cơ bản cần thiết và một số
phương tiện cho hoạt động xã hội như đài, loa phát thanh, nhạc cụ, dụng cụ thể dục,
thể thao v.v...
Các TTHTCĐ ở Thái Lan thường thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau:

• Giáo dục cơ sở: mở các lớp XMC, các lớp phổ cập giáo dục tiểu học, THCS
• Giáo dục nghề nghiệp và thông tin, tư vấn: Mở các lớp huấn luyện kĩ năng
ngắn ngày, giáo dục nghề cho THCS và THPT;
• Thông tin, tư vấn: thông qua tài liệu in ấn, không in ấn (đài, tivi...) và các
hoạt động khác
Nguyên tắc điều hành quản lý và hoạt động của TTHTCĐ ở Thái Lan:
- TTHTCĐ là của dân, do dân và vì dân. Người đứng đầu trung tâm phải có định
hướng cụ thể để phát triển trung tâm, đảm bảo để mọi người đều có cơ hội học tập.
- TTHTCĐ hoạt động theo cơ chế mở. Mọi người trong cộng đồng có thể
đến học bất cứ lúc nào.
- TTHTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi người, gắn được việc
học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
- TTHTCĐ phải có mạng lưới liên kết với các cơ sở giáo dục, với các tổ
chức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực.
Về chính sách quản lý TTHTCĐ:
- Sử dụng TTHTCĐ như một công cụ quan trọng để điều hành và tổ chức
hoạt động chung của cộng đồng.
- Sử dụng tối đa nguồn lực và kinh nghiệm quản lý của cộng đồng.
- Kết hợp chặt chẽ các chương trình giáo dục với truyền thống và nhu cầu
thực tế của cộng đồng.
- Cho phép mọi người trong cộng đồng sở hữu và đánh giá chất lượng, hiệu
quả hoạt động của trung tâm.
- Phân công ít nhất một giáo viên tham gia quản lý các chương trình giáo dục
của trung tâm.
1.2.4.2 Sự phát triển TTHTCĐ ở Việt Nam

14


UNESCO quan niệm rằng, Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục

không chính quy của xã, phường, do cộng đồng thành lập và quản lý nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ
hội học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng. Trung tâm học tập cộng đồng là
thiết chế giáo dục không chính quy của cộng đồng; do cộng đồng và vì cộng đồng.
Có thể nói rằng, ở Việt Nam TTHTCĐ không phải là mô hình hoàn toàn
mới. Trước đây, tại cộng đồng đã tồn tại các thiết chế văn hóa - giáo dục như “nhà
Rông”, “Đình làng”…Là nơi hội họp, nơi sinh hoạt chung của người dân ở cộng
đồng, là nơi chuyển giao tiếp nhận kinh nghiệm văn hóa, xã hội,…TTHTCĐ là sự
kế thừa, phát huy các yếu tố tích cực các thiết chế truyền thống. Tuy nhiên nó là
bước phát triển mới về chất, được thiết kế hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh hiện nay, với ý tưởng của thời đại, đáp ứng nhu cầu học thường xuyên,
học suốt đời của người dân.
Mô hình TTHTCĐ đã được Viện khoa học giáo dục Việt Nam thiết kế trên
cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng
thời là sự kế thừa các mô hình, các thiết chế văn hóa – giáo dục trong nước trước
đó. Trong giai đoạn từ 1997 – 2000 đã tiến hành thử nghiệm 10 TTHTCĐ tại một
số tỉnh đại diện cho vùng miền trong cả nước như Hà Nội, Hòa Bình, Lai Châu,
Tiền Giang, Thái Bình….Với giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của UNESSCO Bangkok và
Hiệp hội Quốc gia các tổ chức UNESSCO Nhật Bản (NFUAJ). Từ năm 2007 đến
nay, UNESSCO Hà Nội tiếp tục hỗ trợ duy trì, củng cố các TTHTCĐ trong cả nước
thông qua dự án “ Phát triển Chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng kiến nâng
cao năng lực xóa mù chữ tại Việt Nam” (dự án LIFERSS).
Ở Việt Nam, TTHTCĐ đã được chính thức hóa trong luật giáo dục năm 2005
với tư cách là cơ sở của GDTX. Theo Điều 46 (thuộc mục 5 - Giáo dục thường
xuyên) Luật giáo dục năm 2005, “Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục
thường xuyên, được tổ chức tại xã, phường, thị trấn”. [ 11 ]
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ được quy định rất rõ trong điều
2,3,4 thuộc “Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thị trấn“

15



(Ban hành kèm theo quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Vị trí của TTHTCĐ: Theo Điều 2, quy chế Tổ chức và hoạt động của
TTHTCĐ ( Ban hành theo quyết định số 09/2008/QĐ – BGDĐT ngày 24/3/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) về vị trí của TTHTCĐ: “TTHTCĐ là cơ sở
giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự
chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phải phát
huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây
dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm và
trung tâm học tập cộng đồng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng…”.[17.tr 2 ]
- Chức năng của TTHTCĐ: Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa
tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, được phổ biến kiến thức và sáng
kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xóa đói giả nghèo, tăng
năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng
người dân và cả cộng đồng; TTHTCĐ là nơi thực hiện việc phổ biến chủ chương
chính sách, pháp luật đến với mọi người dân. [ 17.tr 2]
- Nhiệm vụ của TTHTCĐ: Cũng theo quy chế Tổ chức và hoạt động của
TTHTCĐ ( Ban hành theo quyết định số 09/2008/QĐ – BGDĐT ngày 24/3/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhiệm vụ của TTHTCĐ bao gồm: Thứ
nhất, Tổ chức có hiệu quả công tác xóa mù chữa và giáo dục tiếp tục sau khi biết
chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng
cuộc sống của nhân dâ trong cộng đồng, phối hợp triển khai các chương trình
khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương;
Thứ hai, Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc
sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em địa phương, phòng chống tệ nạn
xã hội; Thứ ba, điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình

thức học tập phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng; Thứ tư, Quản lý tài chính,
cơ sở vật chất trang thiết bị của trung tâm theo quy định của pháp luật. [17.tr 2]

16


- Phân cấp quản lý: Quy định về phân cấp quản lý TTHTCĐ, TTHTCĐ do
ủy ban nhân dân xã quản lý trực tiếp và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ
của phòng Giáo dục – Đào tạo. [17 tr 3]
Tuy mới được hình thành và phát triển từ năm 2000 đến nay, nhưng
TTHTCĐ được đánh giá cao, được coi là mô hình giáo dục có hiệu quả trong việc
thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho mọi người” và xây dựng “ xã hội học tập” đặc
biệt là người nghèo, người dân tộc. Bên cạnh đó TTHTCĐ góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân ở cộng đồng. Thông qua tổ chức các lớp học xóa
mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, các lớp chuyên đề, các lớp tập huấn,
chuyển giao khoa học kỹ thuật - công nghệ…TTHTCĐ góp phần tích cực trong
việc nâng cao dân trí, cải thiện đời sống dân sinh, thực hiện dân quyền, ổn định và
nâng cao chất lượng dân số và cải thiện môi trường dân cư. TTHTCĐ đã tạo điều
kiện cho “dân được biết”, dân được thông tin – là điều kiện tiên quyết đầu tiên để
“Dân được bàn”, “Dân được làm”và “Dân được kiểm tra”.
Bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể và đa dạng của mình TTHTCĐ không
chỉ góp phần giúp các địa phương thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển
kinh tế, thực hiện các mục tiêu về văn hóa xã hội như xóa mù chữ, nâng cao dân trí,
giảm các tệ nạn xã hội… Đặc biệt, TTHTCĐ cò góp phần quan trọng trong việc nâng
cao hiểu biết, kỹ năng, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường - yếu tố
quan trọng đối với phát triển bền vững của mỗi cộng đồng. Vì vậy, có thể nói
TTHTCĐ góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các địa phương.

Biểu đồ 1: Sự phát triển của Trung tâm học tập cộng đồng từ 2001 đến 2010


17


Như vậy, TTHTCĐ là cơ sở giáo dục được thành lập tại xã, phường, thị trấn
hoạt động theo phương thức GDKCQ. TTHTCĐ được lập ra nhằm cung cấp cơ hội
học tập cho mọi người trong xã, phường, thị trấn nhằm: Phát triển nguồn nhân lực,
cải thiện đời sống và phát triển cộng đồng, xây dựng xã hội học tập và góp phần
thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. TTHTCĐ thật
sự là tổ chức giáo dục được đưa đến tận những người dân, đặc biệt là những lao
động không có điều kiện tới trường chính quy và những người nghèo, những người
trong các nhóm yếu thế rất ít có cơ hội học tập. Có thể khẳng định ngay từ đầu rằng,
không có các Trung tâm học tập cộng đồng, cắm sâu trên địa bàn xã, phường và thị
trấn, bắt rễ vào từng thôn, ấp, bản, làng,…. thì không thể nói đến việc thực hiện
khẩu hiệu “ai cũng học tập”, không thể xây dựng thành công xã hội học tập.
Tóm lại, theo tinh thần chỉ đạo của văn bản trên, TTHTCĐ có rất nhiều chức
năng, nhiệm vụ, trong đó TTHTCĐ trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập đa
dạng của người dân trong cộng đồng và xa hơn nữa là phục vụ mục tiêu phát triển
cộng đồng một cách bền vững.
Như vậy, về bản chất TTHTCĐ ở Việt Nam là tổ chức GDKCQ của cộng
đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng (dân lập) như quan niệm của UNESCO và các
nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam
nếu ngay từ đầu TTHTCĐ được coi là cơ sở GDKCQ dân lập thì TTHTCĐ không
có khả năng phát triển nhanh chóng và bền vững được. Để TTHTCĐ phát triển
đúng với bản chất: TTHTCĐ là của dân, do dân và vì dân thì TTHTCĐ phải từng
bước được hình thành và phát triển như sau :
Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, để có được cơ sở vật chất ban
đầu và kinh phí khởi động, tổ chức các hoạt động, người dân và cộng đồng không
thể tự đứng ra thành lập và chăm lo phát triển TTHTCĐ được mà cần phải có sự hỗ
trợ của Nhà nước và hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ bằng ngân sách Nhà
nước. Sau này, khi TTHTCĐ đã định hình ổn định, mói có thể huy động được sự

đóng góp của các tổ chức, các ban ngành, đoàn thể và của người dân. Lúc này,
TTHTCĐ sẽ chuyển dần sang cộng đồng tự quản, tự thu chi. Có thể hình dung các

18


giai đoạn phát triển của TTHTCĐ ở Việt Nam là: Giai đoạn đầu TTHTCĐ là của
Nhà nước và nhân dân, sau đó là của nhân dân với Nhà nước, cuối cùng mới hoàn
toàn là của dân.
TTHTCĐ là một mô hình giáo dục mới trong hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm đáp ứng nhu cầu HTTX, HTSĐ cho mọi người dân. TTHTCĐ góp phân nâng
cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương. TTHTCĐ có điểm
giống và chung với nhà trường chính quy là cùng có chức năng giáo dục nhưng
những điểm khác với nhà trường chính quy, như sau:
- Ban quản lí của TTHTCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, họ là lãnh đạo xã,
cán bộ quản lí của ngành giáo dục, hội Khuyến học hoặc các tổ chức đoàn thể khác.
- Đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ là những người tự
nguyện, không lương.
- Việc học tập ở TTHTCĐ không quy định chặt chẽ về mặt thời gian (người
học có thể tham gia học bất kì lúc nào, học thường xuyên, học suốt đời, không bị
giới hạn về độ tuổi).
- Đối tượng phục vụ của TTHTCĐ là cho mọi người, mọi độ tuổi, mọi giới
trong cộng đồng.
- Mục đích học tập ở TTHTCĐ là không định hướng bằng cấp (người học
không nhằm đạt được bằng cấp mà học để cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng
phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển cộng đồng).
- Chương trình và hoạt động linh hoạt đáp ứng kịp thời các nhu cầu của cộng
đồng (ngoài việc thực hiện một số chương trình của quốc gia, thì chủ yếu trung tâm
thực hiện chương trình đáp ứng yêu cầu của người học).
- Nội dung, hình thức học tập đa dạng, tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế- xã hội

của từng cộng đồng.
1.3. Đặc điểm hoạt động học tập ở TTHTCĐ
1.3.1. Mục tiêu của việc tổ chức hoạt động học tập
Cũng giống như các TTHTCĐ ở các nước, việc tổ chức các hoạt động nói
chung và hoạt động học tập nói riêng tại các TTHTCĐ ở nước ta nhằm mục tiêu sau:

19


- Tạo ra những cơ hội học tập cho mọi đối tượng trong cộng đồng, để nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng.
- Tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm “cần gì học
nấy”, giáo dục suốt đời cho mọi người.
- Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên ở cơ sở, nhằm ai cũng được học
hành, ai cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại cộng đồng.
1.3.2. Đối tượng tham gia học tập
Đối tượng tham gia học tập ở TTHTCĐ có đặc điểm khác biệt so với các
trường học chính quy. Đối tượng tham gia học tập tại TTHTCĐ gọi chung là học
viên, với sự đa dạng về độ tuổi, về nghề nghiệp, về vị thế xã hội, về trình độ văn
hóa, về kinh nghiệm sống và sản xuất…Họ có thể là người lớn mù chữ, có trình độ
văn hóa hạn chế, họ cũng có thể là những người có trình độ văn hóa cao, thậm chí
giáo sư, tiến sỹ. Họ có thể là thanh niên, phụ nữ, nông dân, người cao tuổi. Họ có
thể là cán bộ đương chức hoặc đã về hưu…
Nếu như người học của giáo dục chính quy là nhóm đối tượng đồng nhất về
độ tuổi, về trình độ, về vốn kinh nghiệm sống thì học viên tại TTHTCĐ có độ tuổi
rất khác nhau, từ 20 tuổi, 30 tuổi và ở những độ tuổi cao hơn nữa. Sự đa dạng phức
tạp và sự khác biệt cá nhân lớn đã tạo nên sự khác biệt trong việc tổ chức quá trình
giáo dục người lớn nói chung và quá trình tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề
tại TTHTCĐ nói riêng. Chính vì vậy, Hội nghị GDNL thế giới lần thứ 3 tại Tokyo,
Nhật bản (1972) đã kết luận: “Việc phối kết hợp với giáo dục chính qui, việc kế

thừa kết quả nghiên cứu về giáo dục trẻ em là cần thiết, nhưng không được làm mất
đi dặc thù riêng của GDNL. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDNL phải
xuất phát từ đặc điểm đối tượng người lớn. Không thể áp đặc cho những đối tượng
đặc biệt này những gì đã được dùng - dù có kết quả ở nhà trường chính qui..” [3]
Mục đích học rất đa dạng, ví dụ với đối tượng thanh thiếu niên chưa hoàn
thành phổ cập, không có điều kiện theo học ở trường lớp chính quy muốn tham gia
các lớp phổ cập. Hoặc phần đông những người dân ở cộng đồng đi học không phải
lấy bằng cấp mà họ mong muốn TTHTCĐ cung cấp cho họ những kiến thức, kỹ

20


năng để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Hay đơn giản họ tham gia học tại
TTHTCĐ vì họ thích được giao lưu, được có thêm bạn bè khi về hưu…
Nhìn chung, phần đông đối tượng tham gia học tập tại TTHTCĐ có một số
đặc điểm sau:
- Họ đều hoặc phần lớn là những người lớn tuổi, đã trưởng thành về thể chất
cũng như về tâm lý.
- Do lớn tuổi nên một số có tâm lý ngại học lý thuyết, ngại khó, một số lại có
những mặc cảm trong quá trình học tập, có thái độ tự ti. Họ dễ nảy sinh tư tưởng
bảo thủ, khó khăn khi chấp nhân những kiến thức mới.
- Hoạt động lao động là chính, tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản
xuất. Do đó, họ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và trong lao động sản xuất.
- Nhu cầu học tập đa dạng, nhu cầu học tập để nâng cao hiểu biết bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập…Họ
có mục đích, động cơ học tập rõ ràng.
- Phần lớn họ là những đối tượng chịu thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn trong
quá trình học tập như về địa lý, dân tộc, giới tính…Đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ,
bị hạn chế về kiến thức cơ bản, kiến thức không có hệ thống, bận lao động sản xuất,
ít thời gian dành cho việc học tập.

Bên cạnh đó, học viên tham gia học tập tại TTHTCĐ còn có một số đặc điểm
học tập như sau:
- Học viên cần biết tại sao họ phải học một vấn đề nào đó, việc học mang lại
lợi ích gì cho bản thân. Họ cần được biết cái họ học có tác dụng trực tiếp với họ như
thế nào.
- Là những đối tượng có kinh nghiệm phong phú, do đó họ cần học theo kinh
nghiệm, học thực sự là một quá trình trải nghiệm
- Họ học tốt nhất khi vấn đề học tập có khả năng vận dụng ngay được trong
cuộc sống.
Qua đây chúng ta thấy rằng, đối tượng tham gia học tập tại TTHTCĐ có vốn
kinh nghiệm sống và sản xuất và hiểu biết xã hội phong phú. Họ tham gia học tập

21


để phục vụ sản xuất, công tác và cuộc sống hiện tại. Họ học để làm tốt các vai trò xã
hội của mình: vai trò của người sản xuất, người vợ, người chồng, người công
dân….Họ không có thời gian để học những kiến thức lý thuyết, xa rời thực tế. Học
viên tại TTHTCĐ muốn học cái thiết thực, vận dụng ngay được. Họ muốn áp dụng
vào ngày mai cái họ học được ngày hôm nay, chứ không phải cho tương lai. Vì vậy,
việc học tập tại TTHTCĐ được thực hiện giảng dạy theo chuyên đề chứ không phải
theo môn học như giáo dục trẻ em.
1.3.3. Chủ thể tổ chức hoạt động học tập (Ban quản lý TTHTCĐ, đội ngũ
hướng dẫn viên)
Ngày 24 tháng 3 năm 2008, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ký quyết
định số 09/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn. Theo quy chế này thì chủ thể
tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động học tập bao gồm Ban quản lý TTHTCĐ
và đội ngũ hướng dẫn viên. Cụ thể quy định như sau:
Quy định về tổ chức biên chế của TTHTCĐ (Theo điều 11 - Quy chế tổ chức

và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn (Được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo) như sau:
- Không bố trí biên chế theo chế độ công chức, viên chức ở các TTHTCĐ.
- Cán bộ quản lý TTHTCĐ được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, bao gồm
một cán bộ quản lý cấp xã kiêm giám đốc trung tâm, một cán bộ của hội khuyến
học và một cán bộ lãnh đạo của trường tiểu học hoặc trung học cơ sở trên địa bàn
kiêm phó giám đốc. Các cán bộ này được hưởng phụ cấp từ kinh phí hỗ trợ của nhà
nước.
- Căn cứ nhu cầu thực tế và nguồn lực của giáo viên ở địa phương Phòng
Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định việc bố trí giáo viên trường tiểu học hoặc
trường trung học cơ sở làm việc tại Trung tâm học tập cộng đồng, sau khi đã có ý
kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện. [17.tr 5]

22


Quy định về Giám đốc TTHTCĐ Theo điều 12 - Quy chế tổ chức và hoạt
động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn (Được sửa đổi, bổ
sung bởi Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo) [17,tr 5]
- Giám đốc TTHTCĐ là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của trung
tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt
động của trung tâm. Giám đốc TTHTCĐ do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định
bổ nhiệm trên cơ sở đề nhị của UBND cấp xã.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc TTHTCĐ:
+ Lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của TTHTCĐ
+ Tuyên truyền vận động mọi thành viên của cộng đồng tham gia các hoạt
động của TTHTCĐ

+ Huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì, củng cố và
phát triển các hoạt động của TTHTCĐ.
+ Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, xây dựng nội quy hoạt động của
TTHTCĐ
+ Kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả hoạt động của TTHTCĐ với
Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan quản lý cấp trên.
+ Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng các chế độ
phụ cấp trách nhiệm và khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Quy định về phó giám đốc TTHTCĐ (Theo điều 11 - Quy chế tổ chức và hoạt
động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn (Được sửa đổi, bổ
sung bởi Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo)[17.tr 5]
- Phó giám đốc TTHTCĐ là người có phẩm chất chính trị, có năng lực quản
lý do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo đề nghị của giám đốc TTHTCĐ.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc TTHTCĐ:

23


+ Giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của
trung tâm. Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của giám
đốc và giải quyết công việc do giám đốc giao.
+ Khi giải quyết công việc do giám đốc giao, phó giám đốc thay mặt giám
đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả công việc được giao.
+ Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của TTHTCĐ khi được ủy quyền.
+ Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng các chế độ
phụ cấp trách nhiệm và khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Quy định về hướng dẫn viên tại TTHTCĐ (Theo điều 19 - Quy chế tổ chức
và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn (Được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo) [17. tr 7]
Đội ngũ hướng dẫn viên tham gia giảng dạy tại TTHTCĐ bao gồm:
+ Giáo viên được phòng GD-ĐT biệt phái để dạy chương trình xóa mù chữ
và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục.
+ Báo cáo viên dạy các chuyên đề, các cộng tác viên, hướng dẫn viên và
những người tình nguyện tham gia hướng dẫn học tập tại TTHTCĐ theo hợp đồng
thỏa thuận với giám đốc TTHTCĐ.
- Nhiệm vụ của hướng dẫn viên tại TTHTCĐ:
+ Giảng dạy theo nội dung, chương trình và viết tài liệu phục vụ giảng dạy
và học tập theo quy định.
+ Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung và phương
pháp dạy học.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ người học
+ Rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống.
Ngoài ra, đối với đội ngũ hướng dẫn viên giảng dạy các chuyên đề theo chương
trình GDTXĐƯYCNH thì đội ngũ HDV còn là những chuyên gia thuộc những chuyên
ngành hoặc những nội dung mà chuyên đề giáo dục đó đề cập tới. Như vậy, đội ngũ
GV/HDV/BCV giảng dạy chuyên đề tại TTHTCĐ rất đa dạng, từ các Ban, Ngành,
Đoàn thể và các tổ chức xã hội khác. Cụ thể, đội ngũ GV/HDV/BCV có thể là:

24


- Giáo viên tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, TTGDTX;
- Cán bộ, kỹ sư của các ban, ngành, chương trình, dự án…(Nông lâm nghiệp,
y tế, văn hoá, pháp luật…);
- Cán bộ Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội
cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,…;
- Cán bộ, giáo viên, bộ đội, kỹ sư đã nghỉ hưu;
- Những nghệ nhân, người có nhiều kinh nghiệm trong những lĩnh vực cụ thể

ở cộng đồng;...
1.4. Tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề ở TTHTCĐ
1.4.1. Chương trình giáo dục
Theo Điều 4, Mục 5- luật giáo dục 2005 quy định về yêu cầu về nội dung
chương trình và phương pháp giáo dục thường xuyên. Theo đó Khoản 1 Điều 45
nêu rõ: “ Nội dung của giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương
trình sau đây: [11]
- Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ
năng chuyển giao công nghệ.
- Chương trình đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân”. [1]
1.4.2 Cơ sở của việc tổ chức hoạt động học tập theo chuyên đề
Như đã nói, hoạt động tổ chức giáo dục theo chuyên đề được thực hiện theo
chương trình GDTXĐƯYCNH tại các TTHTCĐ. Thông qua viêc tìm hiểu chương
trình GDTXĐƯYCNH thì chúng ta có thể thấy rằng, việc tổ chức hoạt động học tập
theo chuyên đề tại TTHTCĐ dựa trên:
- Sự phù hợp với nội dung quy định trong chương trình
- Nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng.
- Phù hợp với điều kiện của từng TTHTCĐ và điều kiện của người dân trong
cộng đồng.
- Phù hợp với điều kiện về văn hóa – kinh tế - xã hội của địa phương.

25


×