Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Vai trò của đặng tiểu bình đối với công cuộc cải cách, mở cửa của trung quốc từ năm 1978 đến năm 1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.79 KB, 78 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua nhờ thực hiện đường lối cải cách mở cửa nhân
dân Trung Quốc đã giành được nhiều thành tựu to lớn làm biến đổi bộ mặt xã
hội, sản xuất tăng vọt với tốc độ cao, hiện đại hóa đạt được những tiến bộ
vượt bậc, quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng mở rộng, nhiều đặc khu
kinh tế phồn vinh ra đời đất nước ổn định, đời sống của nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Những thành tựu đáng khâm phục này đã góp phần nâng cao vị
thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Để đạt được những thành tựu to lớn
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là cả một quá trình phấn đấu lỗ
lực của toàn Đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo và chỉ
đạo theo đường lối cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình - một nhà cải cách
lớn, tổng thiết kế sư của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
Đặng Tiểu Bình là một nhân vật đã có hơn một nửa thế kỷ hoạt động
trên chính trường, sự nghiệp chính trị của ông gặp nhiều sóng gió, thác ghềnh
những ba lần đổ lại ba lần lên và lần nào ông cũng xuất sắc vượt qua. Năm
1977, Đặng Tiểu Bình được trở lại chính trường với việc được hồi phục chức
danh như: Phó thủ tướng kiêm chủ tịch quân ủy, Tổng tham mưu trưởng quân
đội. Sau khi quan sát tình hình nguy nan của đất nước, ông đã từng bước
khẳng định lại vị trí của mình và tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa đất
nước. Điều này được đánh dấu tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI với bài
phát biểu: “Giải phóng tư tưởng thực sự cầu thị, đoàng kết nhất trí hướng về
phía trước” [10; 494]. Đây là bản tuyên bố mở ra thời kỳ mới cho sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc.
Việc nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình đặc biệt là vai trò của ông trong
công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc hiện nay ngày càng có ý nghĩa quan


SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

2

trọng không chỉ cho ta hiểu một cách thấu đáo toàn diện về tiến trình cải cách
mở cửa ở Trung Quốc diễn ra với những lý luận của Đặng Tiểu Bình, người
đã cống hiến hết cuộc đời mình cho đất nước mà còn thấy được ảnh hưởng
của vĩ nhân, nhất là những người lãnh đạo đất nước đối với lịch sử là rất lớn,
có thể quyết định cả vận mệnh sinh tồn của cả quốc gia, dân tộc Trung Quốc
mà còn có cả ý nghĩa đối với đất nước ta đang sôi nổi tiến hành sự nghiệp xây
dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, theo đường lối mới đã khởi xướng từ Đại hội VI
(1986) và được khẳng định tại Đại hội VII (1991), VIII (1996) của Đảng ta.
Như vậy, để đánh giá và nhìn nhận đúng đắn khách quan về Đặng Tiểu
Bình cũng như công cuộc cải cách, mở cửa nói trên, người viết đã lựa chọn
vấn đề “Vai trò của Đặng Tiểu Bình đối với công cuộc cải cách, mở cửa
của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1997” làm đề tài khóa luận của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đặng Tiểu Bình là một vĩ nhân của Trung Quốc, là người đề xướng,
tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc, là người khai sinh ra
nước Trung Hoa hiện đại. Ngày nay Trung Quốc vẫn tiếp tục con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội dưới lý luận của ông. Thành công của công cuộc cải
cách, mở cửa đã thể hiện rõ sự đúng đắn của Đặng Tiểu Bình khi lựa chọn

tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Tháng 10 năm 1992, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIV
họp và quyết định đưa lý luận Đặng Tiểu Bình vào một trong ba ngọn cờ xây
dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc, trong thời đại ngày nay đó là chủ
nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình. Từ
đó việc nghiên cứu Đặng Tiểu Bình và lý luận của ông được đẩy mạnh ở
Trung Quốc. Hàng loạt các công trình nghiên cứu về lý luận Đặng Tiểu Bình
với các khía cạch khác nhau được thực hiện, Đặc biệt là việc nghiên cứu
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

3

Đặng Tiểu Bình và lý luận của ông đề ra trong công cuộc cải cách, mở cửa.
Từ những năm đầu thập kỉ 90 trở đi ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình và lý luận của ông dưới danh nghĩa quốc
gia hoặc cá nhân.
Năm 1996, cuốn “Mưu Lược Đặng Tiểu Bình” của tác giả Tiêu Thị
Mỹ, do nhà xuất bản Hồng Kỳ ấn hành. Cuốn sách này gồm có 7 chương, nói
về diễn biến tình hình chính trị ở Trung Quốc từ năm 1930 đến năm 1995 và
mưu lược của Đặng Tiểu Bình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
mang màu sắc Trung Quốc trên các lĩnh vực trị loạn, phát triển kinh tế, chính
trị, quân sự, mặt trận dân tộc thống nhất và mưu lược ngoại giao. Cùng với đó
tác giả cũng đề cập và nêu ra những kinh nghiệm phong phú về mọi mặt trong

công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc mà “Tổng thiết kế sư” [8; 358] là
Đặng Tiểu Bình. Những vẫn đề mà cuốn sách nêu ra không chỉ có giá trị làm
sáng tỏ hơn tài năng, trí tuệ của “tổng thiết kế sư” Đặng Tiểu Bình, mà còn là
tài liệu tham khảo cho nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước xã hội
chủ nghĩa đang trên con đường xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên
trên một số vấn đề về quan hệ đối ngoại, đặc biệt là vấn đề về quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc. Tác giả Tiêu Thị Mỹ đã có cái nhìn, quan điểm chưa thực
sự khách quan. Đây là điểm hạn chế của tác phẩm.
Viết về Đặng Tiểu Bình, một nhân vật đã có hơn nửa thế kỷ hoạt động
trên chính trường, xung quanh cuộc đời sự nghiệp của ông có rất nhiều huyền
thoại. Năm 2000, tác giả Phan Thế Hải với công trình: “Đặng Tiểu Bình nhà
cải cách hàng đầu thế kỷ XX”. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày một
cách ngắn ngọn, lôgic và đồng thời vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về những
vấn đề then chốt trong tư tưởng kinh tế của Đặng Tiểu Bình, những vấn đề
kinh tế Trung Quốc trước và sau Đặng Tiểu Bình. Ngoài ra, tác giả cũng ưu ái
dành riêng một chương viết về những bài học cần tham khảo trong hoạt động
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

4

thực tiễn ở Việt Nam. Vậy với cuốn sách đã cung cấp nguồn tài quý báu trong
việc cứu về Đặng Tiểu Bình, đặc là tư tưởng kinh tế của ông.
Công trình nghiên cứu “Đặng Tiểu Bình từ lý luận đến thực tiến” của

tác giả Trần Tiên Khuê. Trong cuốn sách này tác giả đã nghiên cứu: Lý luận
Đặng Tiểu Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, cương lĩnh hành
động trong điều kiện khác nhau và phương châm thi hành chính trị trong giai
đoạn đầu tiên của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Qua đó tác phẩm đã làm sáng tỏ hơn
những lý luận của Đặng Tiểu Bình, đặc là viêc áp dụng những lý luận đó vào
thực tiễn của Trung Quốc, nhất là trong công cuộc cải cách mở cửa bắt đầu từ
1978.
Năm 2000, công trình “Trung Quốc cải cách và mở cửa 1978 - 1998”
của Nguyễn Thế Tăng. Nội dung của cuốn sách này viết về công cuộc cải
cách, mở cửa ở Trung Quốc thời gian từ năm 1978 đến năm 1998 với những
cải cách thể chế kinh tế, chính trị ở Trung Quốc, mở cửa đối ngoại và xây
dựng văn tinh thần xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Tuy nhiên tác giả mới nêu
được những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách chứ chưa nêu ra được
những bài học, kinh nghiệm mà công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
(1978 - 1998) đã thực hiện.
Trên đây là những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về Đặng
tiểu bình và xung quanh vấn đề về công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc
với những lĩnh vực tìm hiểu khác nhau. Có thể nói đây là những tài liệu quan
trọng để tôi hoàn thành khóa luận của mình. Cùng với những tác phẩm kể trên
còn có những bài viết chuyên sâu của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước
nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình cũng như về Trung Quốc, góp phần làm phong
phú hơn kho tài liệu viết về Đặng Tiểu Bình.
Như vậy, mặc dù cho đến nay có một khối lượng đồ sộ nghiên cứu về
Đặng Tiểu Bình và công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với những nội
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S



Khãa luËn tèt nghiÖp

5

dung phong phú, đa dạng. Song việc nghiên cứu vai trò của Đặng Tiểu Bình
đối với công cuộc cải cách của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1997, thì
cho đến nay chưa có công trình nào cụ thể và toàn diện. Do vậy việc làm sáng
tỏ vai trò của Đặng Tiểu Bình đối với công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ
năm 1978 đến năm 1997, có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đem lại sự hiểu
biết hơn về vĩ nhân Đặng Tiểu Bình, mà nó còn có ý nghĩa lớn đối với đất
nước ta trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới đã được đề ra từ Đại hội
VI năm 1986.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình và vai trò của ông đối với công cuộc
cải cách, mở cửa ở Trung Quốc hiện nay trước hết, chúng ta được tìm hiểu
một nhân vật lãnh đạo xuất sắc của Đảng và nhân dân Trung Quốc, có ảnh
hưởng sâu sắc đến lịch sử Trung Quốc thời đại mới. Đồng thời nghiên cứu
vấn đề này với mục đích không chỉ tìm hiểu về công cuộc cải cách, mở cửa ở
Trung Quốc mà còn qua đó hiểu hơn về vai trò cũng như công lao của
người“Tổng thiết kế sư” [6; 356] Đặng Tiểu Bình. Từ đó có cái nhìn, đánh
giá khách quan hơn về nhân vật lịch sử này.
3.2. Nhiệm vụ
Khóa luận tìm hiểu một cách khách quan về “Vai trò của Đặng Tiểu
Bình đối với công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến
năm 1997” trong đó, nhấn mạnh:
Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình.
Khái quát quá về công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm
1978 đến năm 1997.

Tìm hiểu về tư tưởng, chủ trương đường lối của Đặng Tiểu Bình đối
với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1997.
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

6

Đánh giá vai trò của ông đối với công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung
Quốc.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu về Đặng Tiểu bình “Tổng thiết kế sư” của
công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, trong đó tập chung chủ yếu vào
vai trò của ông đối với công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu vai trò của Đặng Tiểu Bình đối với
công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1978
đến năm 1997.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.2. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết chủ yếu tiếp cận với nguồn
tài liệu đã được dịch ra tiếng Việt, bao gồm các tác phẩm tham khảo, sách
báo, bài phát biểu, văn kiện của Đảng và nhà nước Trung Quốc, các tác giả
của nhiều nước viết về Đặng Tiểu Bình và công cuộc cải cách mở cửa ở
Trung Quốc.
Bên cạnh đó là nguồn tư liệu của các tạp chí, các bài viết các đề tài

nghiên cứu, các sách tham khảo của những nhà nghiên cứu Việt Nam viết về
Trung Quốc, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của các nhà Trung Quốc
học thuộc trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Việt Nam.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, người viết đã dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm chỉ đạo của Đảng ta trong nghiên cứu sử học.
Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp lịch sử
kết hợp với phương pháp lôgic, kết hợp với các phương pháp đối chiếu, so
sánh, phân tích, đánh giá…để làm sáng tỏ nội dung của đề tài nghiên cứu.
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

7

Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài phải sưu tầm chọn lọc, sử dụng nhiều
loại tư liệu khác nhau và liên quan đến nhân vật lịch sử, đánh giá vai trò của
nhân vật đó trong lịch sử. Do đóm, đề tài còn sử dụng phương pháp luận dựa
trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đặc biệt là những quan điểm
đánh giá của cá nhân và quần chúng trong lịch sử, để đảm bảo tính khoa học
của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Về phương diện khoa học.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, người viết đã tập hợp và xử lý các

nguồn tư liệu ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu. Hy vọng đây sẽ là một
đóng góp nhỏ về mặt tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử Trung Quốc hiện đại,
công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và đặc biệt là vai trò của “tổng
thiết kế sư” Đặng Tiểu Bình cha đẻ của công cuộc cải cách, mở cửa giai đoạn
từ năm 1978 đến năm 1997.
5.2. Về phương diện thực tiễn.
Qua việc tìm hiểu công cuộc cải cách, mở cửa. Đặc biệt là những thành
tựu mà công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đạt được trong gần 20 năm
qua, người viết đã đưa ra một đánh giá khách quan về vai trò của Đặng Tiểu
Bình đối với công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc.
Trên cơ sở những chủ trương, đường lối mà Đặng Tiểu Bình đã chỉ
đạo, thực hiện thành công trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
Người viết mong muốn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam
trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận được kết cấu thành 2 chương.
Chương 1: Cuộc Đời và sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình.
Chương 2: Vai trò của Đặng Tiểu Bình đối với công cuộc cải cách
và mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1997.
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

8


NỘI DUNG
Chương 1
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH
1.1. CUỘC ĐỜI CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH
Đặng Tiểu Bình sinh ngày 22 tháng 8 năm 1904, trong một gia đình
nông dân bình dị mà người dân địa phương thường là “ngôi nhà họ Đặng”
[10; 5], ở thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên.
Tứ xuyên ở miền Tây Nam Trung Quốc, phía Bắc có cao nguyên Hoàng Thổ,
phía Tây có cao nguyên Thanh – Tạng, phía Đông có vùng núi non gò đống.
Giữa vùng núi non trùng điệp đó là một vùng bình nguyên mênh mông. Tứ
Xuyên vốn là một vùng trù phú, dân cư đông đúc, miền đất mà Khổng Minh
đã chọn cho Lưu Bị làm nơi gây dựng lại cơ nghiệp cho nhà Hán. Mặc dù
được thiên nhiên ưu đãi, có một tài nguyên đa dạng và phong phú “Lưu vực
Tứ Xuyên, mảnh vườn châu Á ấy do vị trí và hình thổ đã tập trung trong nó
một nguồn tài nguyên. Tất cả những gì mọc ở Trung Quốc đều mọc ở Tứ
Xuyên” [3; 65], có một nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ như vậy nhưng
vẫn nghèo đói, luôn luôn là một câu hỏi đặt ra cho bất cứ một người Trung
Quốc nào có lòng tự trọng. Điều này tác động lớn đến Đặng Tiểu Bình.
Lúc nhỏ, Đặng Tiểu Bình được cha đặt tên cho là Đặng Tiên Thánh.
Sau đó đi học được đổi tên là Đặng Hy Hiền. Thượng Tổ họ Đặng ngay từ
đầu thời nhà Minh đã dời đến Giang Tây, có thời gian tuy đã từng thi đậu tiến
sĩ, làm tới hàn lâm, nhưng sau đó gia đình lụi bại. Đến thời cha của ông là
Đặng Thiệu Xương thì gia cảnh đã trở nên khốn khó, ngoài một căn nhà để ở,
ruộng vườn không có mấy, mùa màng cũng không được là bao nhiêu, con cái
ít ỏi đã ba đời chỉ có con một. Đặng Thiệu Xương đã đặt mọi niềm tin yêu và
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S



Khãa luËn tèt nghiÖp

9

hy vọng lớn lao của cơ nghiệp nhà họ Đặng vào người con trai của mình, gặp
nhiều khó khăn có lúc phải bán vợi gia sản nhưng ông vẫn cố gắng để cho
Đặng Tiên Thánh được đi học.
Thân mẫu Đặng Tiểu Bình là bà họ Đạm người làng Vạn Khuê, huyện
Quảng An, Tỉnh Tứ Xuyên. Bà là người không biết chữ nhưng rất tháo vát, rất
giỏi đạo lý nên thường hay được hàng xóm mời đến phân giải những vụ xích
mích. Bà rất giỏi nuôi tơ tằm, mọi việc nuôi con cái đều do bà đảm nhiệm.
Những tính cách này của mẹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến Đặng Tiểu Bình.
Đặng Tiểu Bình lên 5 tuổi được cha cho đi học vỡ lòng ở trường tư
thục. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng ông có lòng tự trọng rất cao biết chăm chỉ
học hành. Lúc lên 6 tuổi Đặng Tiểu Bình vào học trường tiểu học Bắc Sơn
của làng Hiệp Hưng. Được tiếp thu nền giáo dục mới, cậu càng cố sức chăm
chỉ tự giác học tập. Bấy giờ con đường từ nhà đến trường tiểu học Bắc Sơn là
là con đường nhỏ ngập nghềnh, rất khó đi. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình không
hề sợ gian nan cho dù là xuân, hạ, thu, đông bốn mùa mưa nắng gian nan vẫn
không ngăn cản được ông đến trường. Với đức tính cần cù ấy, Đặng Tiểu
Bình luôn là một học sinh xuất sắc.
Năm 1915, Đặng Tiểu Bình 11 tuổi đã thi đỗ vào trường tiểu học phổ
thông cơ sở Quảng An. Lúc đó cả huyện Quảng An chỉ có duy nhất một
trường tiểu học phổ thông cơ sở, mỗi năm nhà trường tuyển hai lớp, mỗi lớp
chừng 20 học sinh. Chính vì vậy, nếu không có thành tích học tập xuất sắc thì
khó lòng mà thi đậu vào được. Thời bấy giờ, học sinh tiểu học tuổi từ 10 - 20
tuổi, không có nhà gần trường có thể ở nội trú. Đặng Tiểu Bình cũng ở trong
số đó. Những năm tháng đó đã rèn luyện cho ông trở thành người sớm có

cuộc sống tự lập, và sớm được rèn luyện những tư duy rất thực tế. Điều này
được thể hiện trong những tư tưởng cải cách của ông sau này.

SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

10

Năm 1918, Đặng Tiểu Bình tốt nghiệp trường tiểu học phổ thông cơ sở
ở Quảng An và thi đỗ vào trường trung học Quảng An. Với sự lớn lên về tri
thức và tuổi tác, tầm nhìn của Đặng Tiểu Bình cũng ngày một mở rộng hơn.
Đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nhất là sau
khi cách mạng tháng Mười thành công ở Nga và phong trào Ngũ tứ năm 1919
đã tác động mạnh mẽ đến thanh niên Trung Quốc. Việc truyền bá tư tưởng
mới và phong trào Ngũ tứ thúc đẩy phong sang Pháp cần công kiệm học. Từ
đó Đặng Tiểu Bình không còn thỏa mãn lối học hành với một loạt nội dung
“chi hồ giả dã” trong trường nữa. Ông khát vọng muốn học tập tri thức của
lĩnh vực khoa học tự nhiên, khát khao có thể nắm vững kỹ thuật ứng dụng làm
cho đất nước giàu mạnh. Cha ông là Đặng Thiệu Xương đã gợi ý cho Đặng
Tiểu Bình đến học tập ở trường vừa học vừa làm, đào tạo đi Pháp đặt tại
Trùng Khánh đúng với ý định của Đặng Tiểu Bình. Đặng đã nhanh chóng từ
biệt quê hương đến Trùng Khánh cách xa nhà 100 cây số để thực hiện ước mơ
của mình.
Trường vừa học vừa đào tạo đi Pháp, đây là trường học bậc cao nhất

nằm ở phía Tây Nam thành phố lúc bấy giờ. Cũng giống như lần thi lên cấp
học, lần này Đặng Tiểu Bình cũng đã thi đậu và trở thành 100 học sinh khóa
đầu tiên. Theo hồi ức của một bạn học sinh hồi đó của Đặng Tiểu Bình “Cậu
ta vào trường hơi muộn một chút. Cậu ta khi đó tỏ ra rất cứng rắn, tinh thần
và sức lực luôn luôn dồi dào, cậu ta ít nói, trong học tập vô cùng chịu khó
miệt mài”[ 10; 12].
Ngày 19 - 7 - 1920, sau một năm học tập, học sinh trường Cần Công
kiệm học tổ chức thi vấn đáp bằng tiếng Pháp và kiểm tra thực lực. kết quả
của đợt thi này chỉ lấy được 80 người đủ tiêu chuẩn. Đặng Tiểu Bình cũng có
tên trong danh sách 80 người đó, mà lại ít tuổi vừa tròn 16 tuổi. Cứ như vậy,
Trải qua mười năm vất vả miệt mài học tập, lên dần từng nấc thang một. Ngày
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

11

2 - 8 - 1920. Đặng Tiểu Bình và gần 80 người học sinh khác đến bến cảng
Trùng Khánh cùng đáp chuyến tàu “Cát khánh” theo đường thuỷ Nghi
Xương, Hán Khẩu, Cửu Giang bến tiếp là Thượng Hải để bắt đầu cuộc hành
trình lâu dài đưa Đặng Tiểu Bình tới du học tại Pháp.
Như vậy, có thể nói việc Đặng Tiểu Bình đi du học lúc này không phải
là chuyện du học hay du lịch như mọi thanh niên ngày nay, mà Đặng Tiểu
Bình phải mang một sứ mệnh, một trọng trách mà gia đình, dòng họ đã giao
cho. Học để lên người, mang lại vinh quang và sự phồn vinh cho gia đình và

dòng họ. Trọng trách này không nhẹ chút nào với một thiếu niên 16 tuổi như
Đặng Tiểu Bình. Đây là gánh nặng đầu tiên mà ông tập dượt để sau này ông
có thể chịu đựng được những gánh nặng, trọng trách lớn hơn nhiều lần mà
dân tộc, tổ quốc giao phó cho.
Sau 5 năm làm đủ mọi nghề từ tạp vụ, công nhân kéo sợi thép tấm,
công nhận nhà máy ôtô Renaul… Trên đất Pháp, mảnh đất được là trung tâm
của châu Âu thời bấy giờ cũng đã phần nào giúp cho Đặng hiểu thế nào là chủ
nghĩa tư bản, thế nào là kinh tế thị trường và thực trạng của kinh tế Trung
Quốc hiện tại là đang ở đâu. Những bước phát triển mạnh mẽ của nước Pháp
trong những năm đầu thế kỷ XX là một bằng chứng sinh động về sự phát triển
của một kiểu hình thái xã hội mới. Điều này đã giúp cho ông tránh được sự
ngộ nhận về tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội, một sự ngộ nhận hoang tưởng
mà không ít kẻ lý luận suông đã tuyên truyền dưới triều Mao. Đến ngày 7 - 1 1926, sau 5 năm 2 tháng 19 ngày học tập, làm thợ, tham gia tổ chức Đảng,
đoàn, tham gia đấu cách mạng. Ông đã dời đất Pháp sang Nga học tập theo sự
phân công của chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở châu Âu, ông đã trở
thành nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp từ đó. Khi đó Đặng Tiểu Bình
mới 22 tuổi.

SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

12

1.2. SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH

Đặng Tiểu Bình là “một ngôi sao đặc biệt sáng chói” [8; 12] và ông
gọi đó là “người lùn không thể bị đánh đổ” [8; 12]. Đúng như vậy, trong số
các lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc người thấp bé nhất và mấy lần bị
đánh mà không đổ thì chỉ có một người, đó là Đặng Tiểu Bình. Điều này được
minh chứng khá rõ trong sự nghiệp cách mạng của ông những ba lần bị ngã
lại ba lần vùng lên trên vũ đài chính trị.
Sau một thời gian ở Pháp làm đủ mọi nghề để kiểm sống, trước sự biến
động của tình hình thế giới và ở Trung Quốc: Cách mạng tháng Mười Nga
thành công đưa Chủ nghĩa Mác - Lênin tới Trung Quốc, Đảng Cộng sản
Trung Quốc thành lập 1 - 7 - 1921, đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc tại
châu Âu được thành lập… Đặc biệt ngày 8 - 8 - 1922, tổ chức thanh niên xuất
bản lý luận có tên “Thanh niên” đảm đương nhiệm vụ tuyên truyền lý luận
Chủ nghĩa Cộng sản, lấy tư tưởng, Chủ nghĩa Cộng Sản giáo dục đoàn kết
rộng rãi thanh niên Trung Quốc ở châu Âu. Sau khi xuất bản không lâu, Đặng
Tiểu bình đã tìm đến ban biên tập ở số nhà 17 phố Ca - te - lu - oa gần quảng
trường Xta - li và trở thành một thành viên trẻ tuổi nhất trong đó. Đây chính là
sự mở đầu việc Đặng Tiểu Bình trực tiếp tham gia công tác cách mạng và
cũng là mốc mở đầu cho sự nghiệp của ông.
Từ năm 1922 đến năm 1932, Đặng Tiểu Bình bắt đầu tham gia vào
Đảng Cộng sản thiếu niên Trung Quốc ở châu Âu (1922) và trở thành Đảng
viên chính thức của chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (1929), thì ông ngày
càng hoạt động cách mạng tích cực và được cấp trên tín nhiệm giao cho nhiều
nhiệm vụ quan trọng. Tháng 1 - 1926 ông sang Liên Xô vào học tại trường
Đại học Phương Đông, sau đó ít lâu ông chuyển sang trường Đại học Trung
Sơn. Năm 1927, ông rời Liên Xô về Trung Quốc và được Đảng Cộng sản
Trung Quốc cử tới làm việc tại trường quân sự Trung Sơn của Quốc Dân
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2


§¹i häc S


Khóa luận tốt nghiệp

13

ng Tõy An. ng Tiu Bỡnh c gi chc trng phũng chớnh tr ng
thi l bớ th ca t chc ng Cng sn Trung Quc ti trng ny, cng
trong nm ny ụng gi chc chỏnh vn phũng Trung ng ng Cng sn
Trung Quc ti Thng Hi. Thỏng 7 - 1929, ụng n Qung Tõy vi t cỏch
i din Trung ng ng Cng sn Trung Quc lónh o cụng tỏc ng,
chun b khi ngha v trang. Thỏng 10 - 1929, ụng gi chc bớ th mt trn
Qung Tõy ca ng Cng sn Trung Quc Trong thi gian ny mc dự
tui cũn tr nhng ng Tiu Bỡnh ó c giao nhng trng trỏch quan
trng, ụng khụng nhng hon thnh cụng vic mt cỏch tha ỏng m cũn
c Chu n Lai v cỏc ng chớ cú tui rt yờu quý, tin tng giao cho
nhiu trng trỏch quan trng. Tuy nhiờn nm 1933 con ng s nghip ca
ng Tiu Bỡnh b vựi dp theo ng li t khuynh, ụng b cỏch chc
trng ban tuyờn truyn tnh y v b a xung lm nhõn viờn tun tra ca
khu y Nam Thụn thuc huyn Lc An.
Thỏng 5 1933, ng Tiu Bỡnh b h b ln th nht nhng nh s
can thip mnh m ca Vng Gia Tng, lỳc ú l phú ch tch Quõn y
Trung ng kiờm ch nhim tng b chớnh tr, ng Tiu Bỡnh mi c t
ni rốn luyn lao ng tr v cụng tỏc tng b. Mói ti thỏng 1 - 1935
trc khi cú hi ngh Tuõn Ngha, ng Tiu Bỡnh mi c trng dng tr
li v mt ln na tr thnh chỏnh vn phũng Trung ng. Trong t liu lch
s ng khụng cú ghi chộp no v s sa sai ca ng, nhng ụng tham gia
hi ngh Tuõn Ngha vi t cỏch l chỏnh vn phũng Trung ng thỡ chic m
hu khuynh, chng ng rừ rng ó b th tiờu. Hon nn ln th nht t

lỳc bt u n lỳc kt thỳc mt ỳng ba nm, sau khi kt thỳc thỡ ng Tiu
Bỡnh tip tc c trng dng v tr thnh mt trong nhng v thng soỏi ba
i quõn ch lc ca Bỏt L quõn.

SV: Vũ Thị Hằng K34B CN Sử

phạm Hà Nội 2

Đại học S


Khãa luËn tèt nghiÖp

14

Từ năm 1935 đến năm 1978, trong thời gian hoạt động cách mạng này
sự nghiệp cách mạng của Đặng Tiểu Bình không ít thăng trầm có lúc ông giữ
rất nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1935, sau khi được trọng dụng trở lại, ông
lần lượt được các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ như Chu Ân Lai,
Mao Trạch Đông tin tưởng giao cho nhiều trọng trách quan trọng: Bí thư bộ
chỉ huy mặt trận (1949), ủy viên chính trị; ủy viên chính phủ Trung ương; phó
chủ tịch ủy ban quân chính Tây Nam… Đặc biệt là ngày 10 - 7 - 1952, Chu
Ân Lai - Thủ tướng Quốc Vụ đã gửi thư cho Mao Trạch Đông và Trung ương
“đề nghị Đặng Tiểu Bình đảm nhiệm chức phó thủ tướng và trong tháng 8 sẽ
trở về Bắc Kinh để chủ trì công tác của Quốc Vụ viện trong một thời gian”
[6; 570]. Ngày 7 - 8 - 1952, Đặng được bầu làm phó thủ tướng Quốc Vụ viện.
Chu Ân Lai đã tuyên bố trong hội nghị lần thứ 148 của Quốc Vụ viện họp
trong tháng 7 rằng: “Trong thời gian tội nhận lệnh của Mao Chủ tịch thăm
Liên Xô đồng chí Đặng Tiểu Bình thay tôi làm quyền thủ tướng” [6; 570]. Sau
đó ông lần lượt được phân nhiều công tác quan trọng như đường sắt, giao

thông bưu điện, tài chính, thuế vụ, tiền tệ, mậu dịch, quản lý công thương,
ngoại thương, thu mua lương thực, sau trở thành chánh văn phòng Trung
ương, ông được bộ chính trị giao cho phụ trách bốn phần việc là: Giao thông
công chính, tài chính mậu dịch, văn hóa giáo dục và pháp luật. Lúc trở thành
Tổng bí thư và thường vụ bộ chính trị, phạm vi công tác của ông được mở
rộng, lớn hơn. Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc không nghi ngờ gì
nữa, Đặng Tiểu Bình được đánh giá chỉ đứng thứ hai sau Chu Ân Lai về việc
đảm nhận lãnh đạo nhiều thành phần việc khác nhau. Trước “cách mạng văn
hóa” trừ ngoại giao ra còn hầu như các công việc quan trọng khác ông đều đã
làm qua. Đến khi phục hồi vào năm 1973, ông lại đảm nhận nốt cả công tác
ngoại giao. Mặc dù giữ ở chức vụ nào nhưng Đặng Tiểu Bình cũng hoàn
thành tốt, có nhiều đóng góp cho Trung Quốc không chỉ có sự nghiệp cách
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

15

mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa đến thắng lợi của cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời
ngày 1 - 10 - 1949 mà cả khi đi vào khôi phục và phát triển đất nước. Tài
năng của ông không chỉ được Chu Ân Lai coi trọng mà ngay Mao Chủ tịch
cũng coi trọng và đánh giá cao, ông nói: “Tôi thấy con người Đặng Tiểu Bình
rất trong sáng, đồng chí ấy như tôi, không phải là không có khuyết điểm
nhưng là trong sáng. Đồng chí ấy có tài năng làm được nhiều việc. Các đồng

chí thấy đấy chuyện gì làm được đều rất tốt… Đặng Tiểu Bình không có lỗi
với người khác ư, tôi không tin. Nhưng nói chung lại, con người này rất biết
lo cho toàn cục, rất nhân hậu giải quyết vấn đề rất công bằng. Đồng chí ấy
rất nghiêm khắc với sai lầm của mình. Đồng chí ấy có chút thật lòng lọ sợ.
Đồng chí ấy đã kinh qua đấu tranh trong Đảng” [10; 360].
Mặc dù được các nhân vật “khổng lồ” như: Mao Trạch Đông, Chu Ân
Lai đánh giá cao về tài năng cũng như đạo đức và được giao cho giữ nhiều
chức vụ quan trọng. Tuy nhiên vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX, trong cơn
giông bão “cách mạng văn hóa” chưa từng có trong lịch sử Trung quốc,
Đặng từ địa vị tổng bí thư bỗng bị chụp cho cái tội danh “tên đầu sỏ số hai đi
theo đường lối tư bản” [8; 31], bị Lâm Bưu đuổi xuông chuồng bò ở Giang
Tây suất trong hơn ba năm.
Có thể nói đến đây sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình đã bị chấm dứt, vì
hơn ba năm bốn tháng là một thời gian dài đối với một ông già đã 65 tuổi,
huống chi ông lại không biết chắc lúc nào mình được giải phóng. Tính từ khi
sang Pháp cầu học lúc mới 15 tuổi ông đã hoạt động trên vũ đài chính trị
Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Thế mà ngày nay cách xa trung tâm chính trị, bị
đày tới miền Giang Tây. Tuy nhiên, khi nhìn vào cuộc đời của Đặng Tiểu
Bình, ta thấy càng đặt trong hoàn cảnh khó khăn thì phẩm chất, trí tuệ của ông

SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

16


càng tỏa sáng, điều này nói lên vì sao sau mỗi lần bị “hạ bệ” ông lại được đưa
lên đỉnh cao hơn.
Theo lời con gái Đặng Tiểu Bình, Mao Mao viết: “trong thời gian ở
Giang Tây, cha tôi có một thói quen, mỗi buổi chiều trước lúc mặt trời lặn,
bao giờ cũng đi bộ vòng quanh mảnh sân nhỏ. Ông bước rất nhanh, trầm tư
không nói, cứ hết đi vòng này đến vòng khác… Tôi thường nhìn cha tôi nhìn
tinh thần ông rất chăm chú, trầm tĩnh, nhìn những bước đi nhanh nhẹn và
vững chắc của ông. Tôi nghĩ trong từng bước chân đó tư tưởng của ông, niềm
tin của ông, ý chí của ông càng rõ ràng thêm theo bước chân càng trở nên
kiên định hơn” [8; 32]. Đặng Tiểu Bình còn dùng lao động và đọc sách để
làm phong phú thêm cuộc sống, không bao giờ cảm thấy trống rỗng và do dự.
Có thể thấy rằng những phẩm chất đó đã giúp cho Đặng Tiểu Bình vượt qua
được những năm tháng của “cách mạng văn hóa”. Để từ đó có niềm tin, niềm
tin mà con gái ông Mao Mao gọi một nhân tố quan trọng, sau khi có niềm tin,
thì điều then chốt phải biết chờ đợi thời cơ thích hợp. Mà thời cơ thì nhất định
sẽ có, vì trên đời này không có bàn tiệc nào không có lúc tàn, quy luật biện
chứng này có tác dụng với bất kỳ ai và cuối cùng thời cơ đến với Đặng.
Ngày 13 - 9 - 1991, kẻ ngoi lên nhờ đánh đổ các nguyên lão của nước
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, trở thành người kế tục thân thiết của Mao
Trạch Đông đã vì âm mưu đoạt quyền mà bị đập tan. Ngày 6 - 11 - 1971,
Đặng Tiểu Bình và cán bộ, công nhân viên thuộc nhà máy sở tại đã được nghe
truyền đạt văn kiện Trung ương về việc này. Hai ngày sau ông viết thư gửi
cho Mao Trạch Đông, trình bày cách nhìn nhận của mình đối với việc đó và
yêu cầu được công tác trở lại và còn nói thêm về vấn đề của con cái mình.
Bức thư này được Mao Trạch Đông gửi cho các thành viên Bộ Chính trị.
Ngày 10 - 1 - 1972 Mao Trạch Đông tham dự lễ truy điệu Trần Nghị, khi an
ủi phu nhân Trần Nghi ông nói vấn đề Đặng Tiểu Bình là mâu thuẫn nội bộ.
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö


ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

17

Sau một thời gian Đặng nhận được thông chuẩn bị về Bắc Kinh. Ngày 22 - 2
ông trở về Bắc Kinh, đến ngày 10 - 3 - 1173 căn cứ vào lời Mao, Chu Ân Lai
đã chủ trì hội nghị Bộ Chính trị vấn đề đưa Đặng trở lại làm việc. Hội nghị
quyết định khôi phục sinh hoạt đảng và chức vụ phó thủ tướng cho Đặng.
Năm tháng sau Đặng được vào Trung ương. Như vậy lần này sau khi bị đánh
đổ với tài năng, ý trí… Đặng đã vực được dậy tuy rất gian nan nhưng không
phải là bước đi mang tính quyết định.
Sau khi Đặng Tiểu Bình đứng lên từ tro tàn của cách mạng văn hóa, thì
con đường sự nghiệp của ông tiến lên một bước mới, được đánh giá cao và
trọng dụng. Tháng 8 - 1973, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ
X, ông được bầu làm ủy viên Trung ương Đảng, sang tháng 1 - 1975 Đặng
Tiểu Bình được giữ chức Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, phó thủ
tướng, phó chủ tịch quân ủy Trung ương, tổng tham mưu trưởng quân giải
phóng nhân Trung Quốc, chủ trì các công tác hàng ngày của Đảng và nhà
nước.
Năm 1975, sau khi Đặng Tiểu Bình ở tuổi 71 những tưởng sau hai lần
bị hạ bệ rồi lại vươn lên được thì đến đây công danh sự nghiệp của ông không
còn bị trắc trở gì nữa. Vậy mà cuối năm 1975, trong phong trào “phê phán
Đặng Tiểu Bình, chống lại đợt xóa án hữu khuynh” một lần nữa Đặng lại bị
phê phán một cách sai lầm. Tháng 4 - 1976, sau sự kiện Thiên An Môn một
lần nữa Đặng bị cắt hết mọi chức vụ, trở thành “kẻ đi theo đường lối tư bản,

đến chết không chịu hối cải” [8; 67]. Sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình dường
như sẽ chấm dứt hoàn toàn. Nhưng sau khi đập tan “nhóm bốn tên”, Đặng
Tiểu Bình đã vận dụng mọi mưu kế, sách lược trong đời sống chính trị của
Trung Quốc đi đấu tranh, trao đổi, thuyết phục và tranh luận kịch liệt, để rồi
lại nắm được quyền.

SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

18

Tháng 7 - 1977, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định khôi phục các
chức vụ: Phó chủ tịch Đảng, phó thủ tướng, phó chủ tịch quân ủy Trung
ương, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc cho Đặng.
Tháng 3 - 1978, ông được bầu làm chủ tịch ủy ban toàn quốc, hội nghị
chính trị hiệp thương toàn khóa V của Trung Quốc. Từ đây đã tạo đà cho ông
thực hiện những sai lầm của cách mạng văn hóa, tiến hành đường lối đổi mới
cải cách.
Tháng 12 - 1978 Hội nghị toàn thể Trung ương 3 khóa XI của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc diễn ra, Đặng Tiểu Bình có vai trò quyết định trong
việc thực hiện có tính bước ngoặt trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Cũng bắt đầu từ đây trở đi Đặng Tiểu Bình giữ vị trí không thể thể
thiếu đối với sự phát triển của Trung Quốc. Mặc dù đã 75 tuổi nhưng ông
được phong danh hiệu “tổng thiết kế sư” [6; 358]. Ông đã lãnh đạo cuộc cách

mạng lần thứ hai ở Trung quốc, đưa Trung Quốc từ hỗn loạn đến đại trị, từ bờ
vực sụp đổ đến phồn vinh thịnh vượng. Trung Quốc dưới công cuộc cải cách
và mở cửa do “Tổng thiết kế sư” Đặng Tiểu Bình lãnh đạo đã thay đổi hẳn bộ
mặt. Điều này đã phần nào minh chứng được sự thần thông trong mưu lược và
trí tuệ của Đặng. Sau ba lần xuống, ba lần lên vẫn đưa ra được những “chiêu
thức” cải cách quyết định vận mệnh của Trung Quốc.
Ngày 19 - 2 - 1997, Đặng Tiểu Bình từ biệt thế giới, nhưng sự nghiệp
cũng như cống hiến to lớn của ông đến tận ngày nay vẫn được các nhà lãnh
đạo, nhân dân Trung Quốc ghi nhớ, học hỏi làm theo, đồng thời cũng để lại
nhiều bài học, kinh nghiệm cho các nước trên thế giới đặc biệt là các nước xã
hội chủ nghĩa.
Như vậy, con đường sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình bắt đầu từ rất sớm,
từ một cậu thiếu niên với tên gọi là Đặng Hy Hiền, đầy nhiệt huyết khao khát
cứu nước, dần đã trở thành một chiến sĩ cộng sản kiên cường, xóa bỏ bóc lột,
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

19

xóa bỏ đói nghèo cho nhân dân, là sự nghiệp mà ông phấn đấu trọn đời. Cuộc
đời của ông có sự từng trải như câu chuyện truyền kì, ông là một học trò lặn
lộn học tập trong và ngoài nước, ông là người gieo ngọn lửa Hồng Quân, ông
là bí thư Bộ Tổng chỉ huy mặt trận đại chiến Hoài Hải, ông là Tổng bí thư
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông là thiết kế sư cho công cuộc cải

cách mở cửa, xây dựng lên sự nghiệp hiện đại hóa của Trung Quốc… Cuộc
đời ông gắn kết chặt chẽ với sự nghiệp của Đảng của đất nước của dân tộc
Trung Hoa. Ông là lãnh tụ kiệt xuất mà nhân các nước và dân tộc Trung Quốc
công nhận, đáng được hưởng uy tín và danh vọng cao cả, là một vĩ nhân thời
đại vẽ lại bản đồ chính trị thế giới.
1.3. ĐẶNG TIỂU BÌNH CHÂN DUNG CỦA MỘT NHÀ CẢI CÁCH
“Chữ tài cùng với chữ tai một vần” [3; 203]. Tài năng và tai họa đó là
thường đi liền với nhau. Trong cái họa, theo người Trung Quốc “bảy phần
nhân họa, ba phần thiên tai” [3; 203]. Bảy phần tai họa là do con người gây
lên, ba phần là do trời đất, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là cái yếu tố khách
quan bất khả kháng. Suy ngẫm về cuộc đời của Đặng Tiểu Bình ta thấy rõ,
đồng thời cũng phần nào nói lên được nhân cách, trí tuệ tài năng của ông.
Điều này lí giải vì sao dù đã ngoài 70 tuổi mà Đặng Tiểu Bình vẫn còn rất
được trọng dụng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà nước Trung Hoa và
được nhân dân phong tặng danh hiệu “tổng thiết kế sư” [6; 358], của công
cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc vào năm 1978.
Từ những năm còn ở tuổi học trò, Đặng đã lỗ lực chăm chỉ học tập.
Những kiến thức từ nhà trường và từ môi trường thực tiễn sinh động ở châu
Âu, những năm lăn lộn kiếm sống trong các xí nghiệp, công xưởng ở nước
Pháp, đã tạo cho ông những trải nghiệm thực tiễn phong phú ngay từ khi còn
rất trẻ. Đầu năm 1927, ông đã về nước tham gia sôi nổi vào phong trào cộng
sản ở Trung Quốc. Bằng những vượt trội về học vấn và trí thông minh, ông đã
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp


20

nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong trung ương đảng. Năm 1929,
ở tuổi 25 với danh hiệu đại diện Trung ương Đảng, ông đã tham gia thành lập
Quân đoàn 7 Hồng quân công - nông Trung Quốc ở Quảng Tây do Dương
Văn Dật làm Quân Đoàn Trưởng, Đặng Tiểu Bình làm Bí thư ủy ban tiền
phương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm chính ủy quân đoàn. Những ý kiến
của ông luôn luôn được các đồng chí của mình đánh giá cao. Vì vậy, mà trong
thời gian này Đặng và Mao được đánh giá là một trong người trẻ tuổi có triển
vọng.
Được đánh giá cao về tài năng trí tuệ và giữ nhiều chức vụ quan trọng,
nhưng không phải cuộc đời của ông không gặp sóng gió. Tác giả Harison sở
trường viết về truyện kí và nhân vật đã hết sức cảm khái trước việc ba lần
ngã, ba lần vùng lên của Đặng, đã nói “việc trở lại cầm quyền, của Đặng Tiểu
Bình dù có lục hết sử sách xưa của Trung Quốc cũng không tìm thấy truyện
nào ly kỳ hơn”[8; 13], đồng thời Harison đã gọi Đặng là ngôi sao đặc biệt
sáng chói và “người lùn không thể đánh đổ được” [8; 12]. Quả thật, đúng vậy
trong cuộc đời của Đặng Tiểu Bình những năm ba lần bị đánh đổ, lần nào
cũng tưởng trong hoàn cảnh đó Đặng không thể nào vực được dậy nhưng
không, sau mỗi lần bị chìm sâu ông lại vươn lên vị trí cao hơn. Điều này đã
phần nào chứng tỏ tài năng, ý chí hơn người của ông. Dường như ở vào
những lúc khó khăn nhất của cuộc đời mình thì Đặng Tiểu Bình lại càng tỏa
sáng hơn.
Tính cách của Đặng Tiểu Bình được tôi luyện trong chiến tranh cũng
như cuộc đời sóng gió của mình, nói về tính cách của ông Mao Mao viết:
“cha tôi là người có tính cách hướng nội, trầm tính, ít nói cuộc đời cách
mạng 50 năm khiến ông đã luyện thành tác phong gặp nguy nan không sợ
hãi, trước biến cố không lung lay. Đặc biệt đối với vận mệnh của cá nhân, thì
rất lạc quan. Trong nghịch cảnh ông khéo vận dụng tinh thần lạc quan để đối

SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khóa luận tốt nghiệp

21

phú vi tt c v dựng mt s cụng vic thc tin iu tit cuc sng, cha
bao gi t ra trng rng ngp ngng [8; 14]. Ngoi ra ng khụng bao gi
nh ngi nc k lo tri sp vỡ nu cú tri sp cng chng sao, s cú
ngi chng, tụi l ngi ba ln xung, ba ln lờn, luụn luụn lac quan
trc mi vn , inh linh lũng tin ca mỡnh s thc hin c. Nu khụng
cú nim tin ú tụi ó chng sng ti ngy nay [6; 469]. õy l yu t u
tiờn giỳp ụng chin thng ỏch vn, thoỏt khi ch b tc vựng lờn v ta
sỏng hn. Nu khụng cú iu ny thỡ chng cn ai dm p, t mỡnh cng ó
tiờu tan ý chớ. ng núi l ba ln ngó, ba ln vựng lờn m mt ln ngó cng
khụng ngng dy c. Tuy nhiờn, s lc quan ng khụng cú ngha l
buụng xuụi s phn, m l kiờn nhn ch i c hi cú ngy c tr li nm
quyn, cựng vi s kiờn nhn lc quan ụng luụn gi cho mỡnh s nhy bộn
cỏch mng, nm c mi tin tc, kp thi nm bt thi c. Sau mi ln b
ỏnh i, ng Tiu Bỡnh thng rt quan tõm ti thi s chớnh tr, lu tõm
n bỏo chớ v i phỏt thanh, tỡm mi cỏch gi liờn h vi bờn ngoi. Khi
nghe tin Lõm Bu b ỏnh nhúm bn tờn b bt, ụng cho rng thi c ó
n v lp tc phn ng thớch hp, ch ng vit th cho Mao Trch ụng,
Hoa Quc Phong. Mt bc th cha c ụng li vit tip bc th th hai.
Nu khụng ch ng nh vy ụng cú th ó b mi ngi quờn lóng, ú l

iu cú th xy ra.
Ngoi ra, ng Tiu Bỡnh cũn ni ting l ngi cng rn, tớnh kiờn
nh v tớnh nguyờn tc ca ụng hũa quyn vi cỏi nhu lm mt. Trong ln
phc hi ln th hai ca mỡnh, ụng ó dựng Bn tay chnh n ton din
v phỏ tan bao tr lc to ln. Sau khi phc hi ln th ba, ụng cng kiờn trỡ
tớnh nguyờn tc hn, bin phỏp cng cng rn hn. ễng luụn phn i
mm, kiờn trỡ bin phỏp cng nhiu ln xng phi lm chc bng hai
tay, hai tay u phi cng ng Tiu Bỡnh ni ting l nghiờm khc, nhng
SV: Vũ Thị Hằng K34B CN Sử

phạm Hà Nội 2

Đại học S


Khóa luận tốt nghiệp

22

ụng khụng phi lỳc no cng l ngn giỏo sc ra e da ngi m
luụn gi kớn, cng trong nhu, cng nhu tng hp. ễng lónh o ng,
lónh o t nc khụng ch thun tỳy t nhng xung t tỡnh cm m bng
suy ngh rt thu ỏo, cn trng, quyt phi t mc ớch mi thụi.
Khi lm vic ụng rt nghiờm tỳc, thng thn khụng cn du gim quan
im ca mỡnh. Khi bn v tớnh cỏch ca ng Tiu Bỡnh, ngi ta cú n
tng sõu sc v sc t kim ch, tớnh nhn li s kiờn trỡ, khụng bc l s
bc tc ra ngoi. ú khụng phi l tớnh cỏch bm sinh ca ụng m tớnh cỏch
ny c nuụi dng trong cuc u tranh cỏch mng lõu di v t i sng
chớnh tr ca ụng m ra. Trong ú bao gm c nhõn t nh hng ca Lu Bỏ
Tha - Mt tri thc ln ca ng Cng Sn, mt nh quõn s ln mt ngi

bn thõn thit ca ng Tiu Bỡnh. Tụi nh cú mt cõu núi: tr thnh
ngi v i phi ng trờn vai nhng ngi khng l thỡ Lu Bỏ Tha
chớnh l ngi khng l ng Tiu Bỡnh tr thnh v i. Chu n Lai cú
mt ỏnh giỏ nhn xột v hai nh cỏch mng ny rng: Lu Bỏ Tha gi
thp ỏnh mnh, ng Tiu Bỡnh gi cao ỏnh kh, hai ngi ny hp li
tht tt [6; 582].
Ngy 4 - 5 - 1977 nguyờn soỏi Dip Kin Anh i th 80 tui, lỳc y
ng Tiu Bỡnh sp c tr li lm vic, ó cựng phu nhõn n chỳc th.
Trong s 10 i nguyờn soỏi lỳc ang cũn sng tr Lu Bỏ Tha do bnh
khụng n c, h u cú mt. Khi n ng Tiu Bỡnh vui núi: Ch! Cỏc v
lóo soỏi u õy!. Dip Kin Anh vi vó ra ún. Vui v núi: ng chớ ng
Tiu Bỡnh, ng chớ cng l lóo soỏi m, ng chớ l ngi ng u trong
lóo soỏi chỳng tụi [6; 199].
Nh th, chỳng ta cú th thy õu, khi no, trong hon cnh no ng
Tiu Bỡnh cng c mi tụn kớnh. V thc s ụng cng l ngi cú ti, cú

SV: Vũ Thị Hằng K34B CN Sử

phạm Hà Nội 2

Đại học S


Khãa luËn tèt nghiÖp

23

tâm lúc nào cũng lo cho dân, cho nước. Một vĩ nhân của Trung Quốc đồng
thời cũng là một vĩ nhân của nhân loại.
Con người của Đặng Tiểu Bình luôn kiên định và chính sự kiên định

này đã bị những người theo đường lối “tả khuynh” khép cho cái tội “kẻ đi
theo chủ nghĩa tư bản đến chết không chịu hối cải” [8; 67]. Tháng 2 - 1976,
Mao Trạch Đông nói: “con người đó không nắm đấu tranh giai cấp, xưa nay
không đề cập vấn đề chủ yếu đó, vẫn cứ mèo đên, mèo trắng, bất kể chủ
nghĩa đế quốc hay chủ nghĩa Mác - lênin” [8; 64]. Đây là những đánh giá khi
ông bị phê bình đấu tố trong thời kỳ Trung Quốc hỗn loạn bởi cuộc cách
mạng văn hóa do Mao Trạch đông phát đông.
Dù đánh giá như thế nào đi nữa cũng thừa nhận rằng Đặng là một
người tài giỏi, kiên định luôn giữ vững lập trường “Đặng Tiểu Bình từ người
lãnh đạo bình thường trở thành một người lãnh đạo chủ yếu của một phương
diện quân, từ một lãnh đạo cao cấp trở thành một lãnh tụ kiệt suất trở thành
con người vĩ đại, chính tầm mắt chiến lược, tư tưởng chiến lược tư duy chiến
lược cùng với năng lực thực hiện là mặt cơ bản của ông” [8; 247].
Như vậy,với những phẩm chất cá nhân, đạo đức, trí tuệ, mưu lược hơn
người, Đặng Tiểu Bình là sự kết tinh những phẩm chất cao quý nhất, có nhiều
đóng góp to lớn không chỉ của dân tộc Trung Hoa mà còn của nhân loại. Điều
này được minh chứng rõ nét trong cuộc đời, sự nghiệp của ông. Đặng Tiểu
Bình là một nhà chính trị biết nhìn xa trông rộng, ông là người khai sinh ra
nước Trung Hoa mới - một vị hào kiệt làm thay đổi lịch sử Trung Hoa. Với
công cuộc cải cách đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tiểu kết chương 1
Nhìn lại cuộc đời, sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình. Chúng có ta thấy
lòng yêu nước và nhiệt huyết cách mạng đã bộc lộ và có sức phát triển mạnh
mẽ trong tư tưởng của ông ngay khi mới 15 tuổi. Đặng Tiểu bình ngay từ nhỏ
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S



Khãa luËn tèt nghiÖp

24

đã bộc lộ tính kiên trì, thông minh và quyết đoán trong mọi công việc, ngay từ
đầu ông đã tin và đi theo cách mạng vô sản để hy vọng góp phần nhỏ vào quá
trình giải phóng đất nước, giải phóng con người của nhân dân Trung Hoa.
Đặng Tiểu Bình đã tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm, trong quãng đời
hoạt động của ông cũng rất đặc biệt, ít thấy trên chính trường Trung Quốc và
quốc tế có người nào như vậy. Trong đời ba lần xuống, ba lần lại lên vào ra
cơ quan lãnh đạo của một quốc gia, lần sau càng đến gần thành công hơn lần
trước. Đây không phải là thần thoại hư cấu mà là cuộc đời thật của Đặng. Với
tài năng, phẩm chất đạo đức cùng với sóng gió của cuộc đời đã tôi rèn: “Đặng
Tiểu Bình từ người lãnh đạo bình thường trở thành một người lãnh đạo chủ
yếu của một phương diện quân từ một lãnh đạo cao cấp trở thành một lãnh tụ
kiệt suất trở thành con người vĩ đại” [8; 247].

SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S


Khãa luËn tèt nghiÖp

25


Chương 2
VAI TRÒ CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH ĐỐI VỚI
CÔNG CUỘC CẢI CÁCH, MỞ CỦA CỦA TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1978 ĐẾN NĂM 1997
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH, MỞ CỬA Ở TRUNG
QUỐC TỪ NĂM 1978 ĐẾN NĂM 1997
2.1.1. Yêu cầu cải cách và mở cửa ở Trung Quốc
Cải cách là xu thế tất yếu trong sự phát triển của lịch sử. Cải cách mở
cửa ở Trung Quốc là sự tìm tòi gian khổ trên con đường xây dựng Chủ nghĩa
xã hội gần 20 năm qua và là kết quả tất yếu trong quá trình hoàn thiện chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. Mục đích của nó là nhằm thay đổi căn bản
thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, trói buộc sự phát triển của kinh
tế, xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, giải phóng và phát triển sức
sản xuất xã hội. Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc ra đời được
triển khai trong bối cảnh và điều kiện lịch sử đặc thù với những biểu hiện chủ
yếu sau.
Nền kinh tế Trung Quốc suốt 30 năm sau khi thành lập nước Cộng Hòa
Nhân dân Trung Hoa có những đặc trưng cơ bản là tập trung cao, hiệu quả
kém kinh tế lệch lạc. Nói cách khác kinh tế Trung Quốc trước khi cải cách,
mở cửa là tăng trưởng không đi đôi với phát triển. Trong những năm này kinh
tế Trung Quốc đã tăng trưởng với số lượng khá cao. Theo thống kê: “Mức
tăng tổng sản phẩm xã hội của Trung Quốc giai đoạn 1952 - 1978 là 7,9%,
của giá trị tổng sản phẩm công nông nghiệp là 8,2%, của thu nhập quốc dân
là 8%” [1; 16]. Đó là nhịp độ tăng trưởng cao hơn nhịp độ tăng trưởng bình
quân của thế giới. Sau 30 năm Trung Quốc đã thay đổi đáng kể về cơ cấu
SV: Vò ThÞ H»ng K34B CN Sö

ph¹m Hµ Néi 2

§¹i häc S



×