Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.41 KB, 108 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào những năm 30 của thế kỉ trước, cùng với những biến động lớn về kinh
tế, chính trị, xã hội…trên thi đàn văn học Việt Nam đã diễn ra một cuộc “cách
mạng” đánh dấu những bước cách tân vượt bậc của cả một nền thơ. Đó là cuộc
“cách mạng thi ca” của phong trào Thơ mới. Kể từ khi ra đời cho đến nay, trải qua
bao cuộc thăng trầm trong sự nhìn nhận, đánh giá, Thơ mới đã tự khẳng định vị thế
của mình trên tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Với sức hút kì diệu, Thơ mới đã và
đang trở thành mối quan tâm của nhiều thế hệ người đọc và thế hệ các nhà nghiên
cứu – phê bình.
Giữa bầu trời thi ca Việt Nam những năm 1932 - 1945, người ta không chỉ
thấy vằng vặc những ngôi sao sáng chói như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu,
Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…mà còn xuất hiện tên tuổi một thi nhân
mang hồn thơ của “hương đồng gió nội”, thi sỹ Nguyễn Bính – ngôi sao mang thứ
ánh sáng dịu dàng của một hồn thơ quê mùa, mộc mạc. Người ta cũng thấy một thứ
ánh sáng lạ lẫm, mờ ảo, lãng du từ những vần thơ của chàng trai mang dáng vẻ
“phong trần” nơi thành thị Vũ Hoàng Chương. Mỗi người một vẻ, độc đáo và khác
lạ, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương xứng đáng có một vị trí vinh dự trong tên tuổi
của những thi nhân xuất sắc nhất của nền thơ Việt Nam nói chung và phong trào
Thơ mới nói riêng.
Đọc thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, chúng ta dễ nhận thấy có một
điểm chung đối với hai “thi nhân” này là trong sự đa dạng về nội dung cảm xúc,
một nội dung thể hiện nổi bật, có tính chất bao trùm là “cảm thức về thân phận”
trong hồn thơ của họ. Ở nhiều thi phẩm, cảm thức ấy được bộc lộ phong phú với
những cung bậc khác nhau, có khi trực diện da diết, xót xa, có khi bàng bạc, xa xôi
mà không kém phần sâu sắc.
Cảm thức về thân phận không chỉ xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng
Chương, mà dường là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản
của phong trào Thơ mới những năm 1932 – 1945. Không chỉ trong thơ mà ở cả văn xuôi,
cảm thức ấy cũng được thể hiện hết sức sâu sắc. Đó là tiếng nói của những con người
luôn day dứt về thân phận, đau đớn về thời thế, về tài năng uổng phí, về công danh lỡ


dở. Họ tìm đến thi ca và mang vào đó tâm trạng buồn nản, chán chường, bế tắc. Cảm
thức về thân phận trong thời đại bấy giờ là một biểu hiện của ý thức cá nhân, ý thức khao

1


khát sống và cống hiến của cả một thế hệ. Cho nên, tìm hiểu về cảm thức thân phận là
thấy được một phần giá trị nhân đạo, nhân văn của phong trào Thơ mới.
Ở mỗi một tác giả, cảm thức về thân phận lại được thể hiện với đa dạng sắc
thái khác nhau. Ấy vậy mà trong sâu thẳm tâm hồn của hai thi sỹ Nguyễn Bính, Vũ
Hoàng Chương, người đọc lại nhận thấy những nét đồng điệu. Có lẽ sinh ra cùng
trang lứa trên quê hương Thành Nam, sống cùng một thời đại, lại là những thi nhân
tài năng nhưng cuộc đời phiêu bạt, gặp nhiều đau khổ…nên cả Nguyễn Bính và Vũ
Hoàng Chương đều mang những nét chung trong cảm thức về thân phận. Mặc dù
khác nhau khá xa về phong cách nghệ thuật, nhưng qua thi phẩm của họ, người đọc
đều có chung một cảm nhận về một “cái tôi” tha hương, lạc loài, giang hồ, cô đơn
và đau khổ… Chính điều đó là một trong những lý do thu hút người đọc muốn
khám phá, tìm hiểu về tâm trạng và hồn thơ của hai thi sỹ này.
Cũng giống như đường đời lắm nỗi chuân chuyên, số phận thơ của Nguyễn
Bính và Vũ Hoàng Chương cũng nhiều phen lên thác, xuống ghềnh. Ngày nay, khi
có điều kiện nhìn nhận một cách khách quan, công bằng hơn về mỗi một hiện tượng
văn học, thơ Vũ Hoàng Chương và nhất là thơ Nguyễn Bính, ngày càng khẳng định
được giá trị và vị trí đích thực của mình. Đến với đề tài “Cảm thức thân phận
trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương trước năm 1945”, người viết
mong muốn làm sáng tỏ giá trị nhân văn tỏa ra từ tâm hồn của hai thi sỹ. Từ đó,
luận văn muốn góp thêm tiếng nói khẳng định hồn thơ độc đáo của hai tài năng thi
ca trong phong trào Thơ mới 1932 -1945.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về thơ của Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương
2.1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính

Là một trong những nhà thơ xuất sắc với những bài thơ mang phong vị ca
dao cổ tích rất “có duyên” của phong trào Thơ mới, song sự xuất hiện của Nguyễn
Bính trên thi đàn không hề ồn ã như nhiều hiện tượng cùng thời. Tuy nhiên, thơ ông
vẫn chiếm được cảm tình của số đông độc giả cho đến tận hôm nay. Đó là bởi một
đất nước có đến tám chín mươi phần trăm dân số là nông dân ở nông thôn, nên
“nàng nhà quê của Nguyễn Bính” có một sức sống phi thường! Cùng với thời gian,
thơ Nguyễn Bính ngày càng “làm tổ” vững chắc trong tâm hồn “người nhà quê vẫn
còn ẩn náu trong lòng ta”.

2


Nhìn một cách khái quát, quá trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính có thể
chia làm ba giai đoạn: trước Cách mạng tháng 8/1945; sau Cách mạng tháng 8/1945
đến 1975; và từ sau 1975.
Trước Cách mạng 8/1945
Phần lớn những sáng tác THƠ có giá trị của Nguyễn Bính được ra đời trong giai
đoạn này, và đương thời ông đã nhận được sự mến mộ của đông đảo người đọc. Tuy
nhiên, sự quan tâm của giới nghiên cứu đến với thơ ông chưa nhiều. Điều này đã được
Hoài Thanh lý giải trong “Thi nhân Việt Nam” như sau: “…Cái đẹp kín đáo của những
vần thơ Nguyễn Bính, tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào
con mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ
như thế này thì có gì ?”. Họ có ngờ đâu họ đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể
hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần “hồn xưa của đất nước”. Và nhất là ở câu
nhận định này: “Cái đặc sắc của Nguyễn Bính, chỗ Nguyễn Bính hơn các nhà thơ khác,
ít được người ta nhìn thấy”.[56] Với “con mắt xanh” của một nhà nghiên cứu tài hoa,
Hoài Thanh đã phát hiện ra nét đẹp đậm đà, kín đáo, trong hồn thơ Nguyễn Bính. Hơn
thế, đó còn là vẻ đẹp rất riêng, không thể lẫn với những nhà thơ khác cũng viết về làng
quê như Bàng Bá Lân và Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ...
Cùng thời với Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan – tác giả của cuốn sách “Nhà văn

hiện đại” – một trong hai công trình phê bình văn học lớn nhất thời ấy, cũng phát
hiện ra “thứ tình quê phác thực” được toát lên từ những câu thơ mang dáng vẻ “thực
thà”, “hai lần hai là bốn” của Nguyễn Bính [tr701/44].
Giai đoạn này, việc nghiên cứu về tác giả Nguyễn Bính chỉ mới dừng lại ở
những nhận định mở đầu mang tính khái quát. Giữa thời đại Thơ mới đang trăm hoa
đua sắc, phải là những người có con mắt cảm thụ nghệ thuật tinh đời như các tác giả
“Thi nhân Việt Nam” mới có thể nhận diện được một hồn thơ độc đáo, đặc sắc như
hồn thơ Nguyễn Bính.
Sau Cách mạng 8/ 1945 đến 1975
Sau cách mạng tháng 8/1945, đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Do yêu cầu và hoàn cảnh của cuộc kháng chiến, của tình hình chính trị đất
nước mà suốt trong những năm từ 1945 – 1954, thơ Nguyễn Bính ít được quan tâm. Đó
cũng là tình trạng chung đối với các tác giả trong phong trào Thơ mới. Từ sau 1954,
thơ Nguyễn Bính có được nhắc tới nhưng không nhiều, tập trung chủ yếu vào mảng
thơ sáng tác thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau biến động của vụ báo Trăm
Hoa, Nguyễn Bính dường như càng im hơi bặt tiếng trên văn đàn.

3


Ở miền Bắc, trong một số công trình viết về Thơ mới vào những năm 60 của
thế kỷ trước, thơ Nguyễn Bính chỉ được điểm qua và sự khẳng định của người viết
còn hết sức dè dặt. Giới nghiên cứu tuy vẫn nhớ tới ông, nhưng vì nhiều lý do “nhạy
cảm” người ta đành bỏ quên ông trên trang viết.
Ở miền Nam, Nguyễn Bính được nhắc tới nhiều hơn trên các báo, tạp chí.
Trong tập san Văn, Sài Gòn số 60 – số đặc biệt kỷ niệm Nguyễn Bính đã đăng hàng
loạt bài viết về ông của các tác giả Vũ Bằng, Nguyễn Phan, Sơn Nam, Thái Bạch…
Nguyễn Bính còn xuất hiện trong một số cuốn sách như: “Việt Nam thi nhân tiền
chiến” của Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng (Quyển thượng, 1968); “Việt
Nam văn học sử giản ước tân biên” của Phạm Thế Ngũ (1965), “Lược sử văn nghệ

Việt Nam” của Thế Phong (1974). Tuy nhiên, để nói tới một công trình nghiên cứu
xứng tầm với Nguyễn Bính thì chưa có.
Viết về Nguyễn Bính, tác giả Nguyễn Tấn Long nhận xét: “Khác với Xuân
Diệu, Huy Cận hay Hồ Dzếnh bộc lộ tâm tình quá tự nhiên như người Tây Phương,
ca tụng, mời mọc yêu đương, cổ võ sự khao khát ái tình, đề cao yêu thương thèm
muốn, lãng mạn đến cao độ. Nguyễn Bính cũng không giống một Lưu Trọng Lư mơ
tình trong cõi mộng, huy hoàng, diễm ảo thì có, nhưng nó trống vắng, mông lung,
tình yêu chập chờn hư hư thực thực. Ngược lại, Nguyễn Bính đã dành hết tâm tình
mình cho những cõi lòng của những cô gái mộc mạc trong nếp sống cổ xưa, bối
rối, bâng khuâng trước tình yêu tha thiết mà không dám cưỡng mệnh mẹ cha, hoặc
phá vỡ nề nếp cũ, rẹt dè, e ngại trước bức tường đạo lý nghìn đời để rồi tình duyên
lỡ làng, chỉ còn biết khóc than, rên rỉ.” [tr279/16].
Từ 1975 đến nay
Kể từ khi Nguyễn Bính qua đời năm 1966 tại Thành Nam và trong vòng 20
năm sau đó, những sáng tác của ông dường như vẫn bị giới nghiên cứu, phê bình
văn học buông lơi. Cho đến tận sau đổi mới 1986, chính sách mở của văn nghệ đã
tạo điều kiện cho giới nghiên cứu được tung cây bút trong bầu khí quyển tự do thực
sự. Lúc này, người ta tìm đến Nguyễn Bính, háo hức như đi đào xới một kho tàng
chưa phát lộ. Thơ Nguyễn Bính được nghiên cứu rất rầm rộ và đạt được nhiều thành
tựu đáng kể. Những sáng tác thơ của ông dần được hồi sinh và chứng tỏ sức sống
mạnh mẽ của nó. Đã hơn 25 năm nữa trôi qua, kể từ sau đổi mới, người ta vẫn viết
về ông, nhắc đến ông như một tài năng thi ca đích thực.
Đầu tiên là sự xuất hiện liên tục của những sưu tập, tuyển tập thơ Nguyễn
Bính. Ngoài những công trình in chung thì hàng chục tập thơ riêng của ông được

4


lần lượt xuất bản, tái bản nhiều lần. Điều đó cho thấy cái nhìn của giới nghiên cứu
đối với Nguyễn Bính và thơ ông đã “thông thoáng” hơn! Tiếp đó, khi giới nghiên

cứu vào cuộc đông đảo, những cuốn sách viết về cuộc đời, con người và đặc sắc
sáng tạo của nhà thơ cũng tiếp tục ra đời. Khá nhiều đoạn đời Nguyễn Bính được
dựng lại, dù có khi chỉ thông qua những giai thoại. Ngoài một số công trình sưu
tầm, tuyển chọn những bài viết đặc sắc của nhiều tác giả như:
Nguyễn Bính - thi sĩ của thương yêu : Chuyên đề / Sưu tầm và biên soạn:
Hoài Việt. Nxb. Hội nhà văn, 1990.
Nguyễn Bính thơ và đời / Hoàng Xuân tuyển chọn. Nxb Văn học, 1998.
Nguyễn Bính – Nhà thơ chân quê/ Thảo Linh tuyển chọn và biên soạn Nxb
Văn hoá Thông tin, 2000.
Nguyễn Bính - về tác gia và tác phẩm/ Hà Minh Đức, Đoàn Đức Phương
tuyển chọn và giới thiệu. Nxb Giáo dục, 2001.
Nét độc đáo trong thơ Nguyễn Bính / Hoàng Xuân tuyển chọn. Nxb Văn hoá
Thông tin, 2008.
Còn có những công trình nghiên cứu rất công phu, khai thác được nhiều vấn
đề trong sáng tác của Nguyễn Bính. Có thể kể đến như:
Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê / Hà Minh Đức. Nxb Giáo dục, 1995.
Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử / Chu Văn
Sơn. Nxb Giáo dục, 2000.
Nguyễn Bính - hành trình sáng tạo thi ca / Đoàn Đức Phương. Nxb Giáo dục, 2005.
Theo thống kê số liệu tại thư viện Quốc gia Việt Nam, những công trình viết
riêng về Nguyễn Bính đến nay phải lên tới con số trên dưới 40 đầu sách. Đó là chưa
kể những cuốn được tái bản lại nhiều lần. Chứng tỏ rằng, không chỉ có giới nghiên
cứu quan tâm đến Nguyễn Bính mà lượng độc giả yêu mến thơ ông cũng là một con
số không nhỏ. Hiếm có nhà thơ nào lại dành được những tình cảm ưu ái lớn như vậy
từ người đọc trong suốt một thời gian dài như Nguyễn Bính. Trong các bài giới
thiệu, nghiên cứu, các chuyên luận về văn chương, đặc biệt là các công trình viết về
Thơ mới, sự góp mặt của Nguyễn Bính là không thể thiếu, giống như một thành
viên quan trọng và chủ yếu của giai đoạn thơ này. Rất nhiều nhà nghiên cứu phê
bình văn học như Tô Hoài, Hà Minh Đức, Chu Văn Sơn, Lại Nguyên Ân, Đỗ Lai
Thúy, Tôn Phương Lan, Nguyễn Đăng Điệp, Lê Quang Hưng…đã viết về Nguyễn

Bính với tình cảm yêu mến, trân trọng và cảm phục. Trên báo chí, các trang mạng
điện tử, những bài viết về Nguyễn Bính liên tục được đăng tải, không chỉ có độc giả

5


cả nước mà còn thu hút sự quan tâm của bạn đọc nước ngoài. Ông vinh dự giữ một
vị trí xứng đáng trong “Từ điển văn học”. Tác phẩm của Nguyễn Bính được đưa vào
giảng dạy ở chương trình phổ thông, Đại học, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều
sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.
Cho đến nay, không còn ai thấy băn khoăn về những điều chê khen đối với
thơ Nguyễn Bính. Vị trí của ông trên thi đàn đã được khẳng định vững chắc. Các
nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, giá trị của thơ Nguyễn Bính chính là ở
những câu thơ đậm chất “chân quê”, “hồn quê”, “tình quê”, đậm đã bản sắc dân tộc,
mà vẫn rất “Thơ mới”. Với bề dày lịch sử nghiên cứu như trên, thơ Nguyễn Bính đã
được khai thác khá sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về nội dung tư tưởng đến
phong cách nghệ thuật, nhưng không hẳn là không còn những khoảng trống.
2.2.2. Khái quát lịch sử nghiên cứu về thơ Vũ Hoàng Chương
Vũ Hoàng Chương được đánh giá là một hiện tượng thơ khá phức tạp, cả về lý
lịch, cuộc đời cũng như những sáng tác của ông. Mặc dù được sánh ngang với những
thi nhân nổi tiếng của phong trào thơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,
Hàn Mặc Tử… nhưng cho đến nay, số lượng những bài nghiên cứu về thơ Vũ Hoàng
Chương còn rất ít ỏi, rải rác, chưa mang tính chuyên sâu. Xuất hiện khi Thơ mới đã
bước sang buổi xế chiều, lại thêm những vấn đề chính trị mang tính thời cuộc đối với
văn học thời trước cách mạng, thơ Vũ Hoàng Chương bởi thế ít được chú ý, thậm chí
có giai đoạn bị lên án, tới mức thơ ông đã im tiếng trong một thời gian khá dài. Trong
giới hạn tư liệu hiện có, điểm lại những công trình lớn nhỏ có đề cập đến thơ Vũ
Hoàng Chương, có thể thấy rằng đến nay, tuy tình hình nghiên cứu đang có những khởi
sắc, hứa hẹn mới, nhưng chưa đạt đến độ toàn diện, sâu sắc cần thiết.
Trước Cách mạng 8/1945

Giai đoạn này những sáng tác của Vũ Hoàng Chương chưa được chú ý
nhiều. “Thi nhân Việt Nam” của tác giả Hoài Thanh và “Nhà văn hiện đại” của Vũ
Ngọc Phan là những cuốn sách đầu tiên có ý kiến đánh giá về thơ Vũ Hoàng
Chương. Trong những nhận định mang tính khái quát về Vũ Hoàng Chương, giữa
hai nhà nghiên cứu đã thể hiện những quan điểm đánh giá không đồng nhất.
Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh viết: “Ý giả Vũ Hoàng Chương
định nối cái nghiệp những thi hào xưa của Đông Á: cái nghiệp say. Người say đủ
thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn “hơn” cổ nhân
những thứ say mới nhập cảng: say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu say sưa
đều nuôi bằng một say sưa lớn hơn mọi say sưa khác: say thơ…kể, cái say sưa của

6


Vũ Hoàng Chương là một thức say sưa có chừng mực, say sưa mà không hẳn là trụy
lạc, mặc dầu từ say sưa đến trụy lạc đường chẳng dài chi.”[56]
Bài viết về Vũ Hoàng Chương trong “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan
có đoạn:
“… Vũ Hoàng Chương rất chú trọng đến sự gọt rũa lời thơ, nên thơ ông là
thơ của một thanh niên mà nhiều lúc giọng già cóc cách… Đọc thơ ông người ta
thấy ít cảm động… người ta có cái cảm tưởng đó chỉ là những lời nhớ hão, thương
hờ… Thơ của Vũ Hoàng Chương không có tư tưởng gì đặc biệt, chỉ nhờ vào âm
điệu và sự lựa chữ rất nhiều, một khi âm điệu kém và cẩu thả trong sự dùng chữ, bài
thơ của ông không còn chất say nữa và cũng không còn làm ai say được… Cùng với
Lưu Trọng Lư, ông thuộc vào những thi sĩ nửa cũ nửa mới và có thể tiêu biểu cho
hạng thanh niên có những tư tưởng lông bông, chán nản, tuy cuộc sống còn dài mà
đã thấy cuộc đời mình già cỗi và buồn tênh.[44]
Sau Cách mạng 8/1945 đến 1975
Thơ Vũ Hoàng Chương bắt đầu được chú ý, đồng thời xuất hiện nhiều hơn
những quan điểm nhìn nhận, đánh giá trái chiều.

Ngoài Bắc, tình hình nghiên cứu không sôi nổi bằng trong Nam, những bài
viết về Vũ Hoàng Chương còn hạn chế về số lượng, bị chi phối nhiều bởi quan điểm
chính trị. Về văn chương lãng mạn trước cách mạng, chỉ có cuốn “Văn học lãng
mạn Việt Nam” của Phan Cự Đệ, ra đời năm 1966. Đứng trên quan điểm phê bình
Macxit, vốn chưa dễ dàng dung nạp những tư tưởng, tình cảm của Thơ mới, thì
trong việc đánh giá thơ Vũ Hoàng Chương, Phan Cự Đệ cũng nhìn nhận theo hướng
tương đối tiêu cực. Và đây cũng là cái nhìn chung của nhiều nhà nghiên cứu thời
bấy giờ, kể cả những người đã từng có thời say mê Thơ mới:
“…Trong tập Thơ say, Mây của Vũ Hoàng Chương, ta đã thấy xuất hiện xu
hướng trau chuốt, đẽo gọt hình thức chủ nghĩa. Có lúc Vũ Hoàng Chương ru người
đọc bằng âm thanh nhịp điệu hơn là bằng những rung cảm chân thành (Say đi em)
….“Một số bài thơ của Vũ Hoàng Chương chính là loại thơ “trơ trẽn”, “lõa lồ” mà
Xuân Diệu và Huy Cận đã phê phán… Con đường trụy lạc, con đường tìm cảm giác
nồng cháy, mới lạ chính là con đường tự hủy hoại, chết chóc… Từ con đường ca
ngợi trụy lạc, ca ngợi xác thịt của Vũ Hoàng Chương đến con đường quay lưng lại
với cách mạng cũng không phải là xa lắm!” (tr93/8).
Ở miền Nam, tình hình nghiên cứu Vũ Hoàng Chương sôi nổi hơn. Tên tuổi
và các sáng tác của ông xuất hiện nhiều trên báo, tạp chí. Năm 1964, Báo Văn Hóa

7


Nguyệt san, Sài Gòn có đăng bài “Đọc lại thơ Vũ Hoàng Chương” của tác giả Đoàn
Thêm. Năm 1969, Tạp chí Văn Học, Sài Gòn, số 97, có bài của Vũ Bằng, Bàng Bá
Lân, Dương Thiệu Mục. Tạp chí Văn, Sài Gòn, số 150, tháng 3/1970 với bài viết
của tác giả Nguyễn Mạnh Côn đã cung cấp khá đầy đủ về tiểu sử Vũ Hoàng
Chương. Giai phẩm Văn, Sài Gòn, 20/8/1974, đăng bài “Vũ Hoàng Chương qua
Thơ Say” của Lê Lưu Oanh.
Ngoài ra, thơ Vũ Hoàng Chương còn được nhắc đến trong một số công trình
nghiên cứu của các tác giả như “Việt Nam thi nhân tiền chiến” của Nguyễn Tấn

Long, Nguyễn Hữu Trọng (Quyển thượng, 1968); Uyên Thao (Thơ Việt Nam Hiện
Đại (1900-1960), NXB Đại Nam, Sài Gòn 1969), Tạ Tỵ (Mười gương mặt văn
nghệ, NXB Kim Lai, 1970). Đây là những tác giả có sự đánh giá cao đối với các
sáng tác của họ Vũ. Trong “Mười Gương mặt văn nghệ”, Tạ Tỵ viết:
“Thơ Vũ là tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc. tiếng thở dài đó cất lên
giữa vòm trời rất đỗi buồn thương, ray rứt trong mỗi vần điệu. Sau những cố gắng đi
tìm cho chính mình luồng sinh khí mới, nếp suy cảm mới, rốt cuộc, tiếng nói của Vũ
vẫn nguyên vẹn là niềm u uất, mệt mỏi, chán chường! Vũ muốn dìm chết dĩ vãng trong
Trời – Quên – Lửa - Khói, nhưng sau mỗi cơn say tự dưới đáy vực, Vũ cảm thấy tâm
hồn mình càng lún sâu xuống Địa – Ngục – quá – Khứ. Nó quật ngã Vũ lúc nào nó
muốn. Nó là định mệnh. Nó bám riết lấy Vũ với dằn vặt trường miên, với hờn thương
vô độ. Nó nhập vào thơ Vũ. Nó chứng minh sự phai tàn của một thế hệ…”[67]
Từ 1975 đến nay
Sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới đến nay, khi cái nhìn đối với Thơ mới trở
nên cởi mở, khách quan, thì thơ Vũ Hoàng Chương cũng được nhắc đến nhiều hơn
trên văn đàn. Thi phẩm của ông nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Hàng loạt những cuốn sách viết về Thơ mới được xuất bản sau năm 1986, và đây
chính là giai đoạn người ta đánh giá về Thơ mới phong phú, thích đáng hơn cả. Vũ
Hoàng Chương cũng không nằm ngoại lệ, quan trọng hơn là việc đánh giá thơ ông
đã có nhiều chiều hướng tích cực.
Năm 1992, Đỗ Lai Thúy cho ra mắt độc giả cuốn “Con mắt thơ” (Phê bình
phong cách Thơ mới). Dù xung quanh sự ra đời của tập sách có nhiều dư luận, nhưng
có thể nói, đây là công trình đầu tiên có một bài viết công phu, tỉ mỉ về Vũ Hoàng
Chương và thơ ông. Qua hai tập thơ “Thơ say”, “Mây” tác giả đã khái quát cuộc hành
trình sáng tạo của thi sỹ đi từ Say đến Tỉnh (Mùa – yêu – cưới – lỡ làng) và Lại say
(Mây), từ đó lý giải thế giới tâm hồn phức tạp, đầy bí hiểm của Vũ Hoàng Chương.

8



Năm 1997, cuốn Một thời đại trong thi ca (về phong trào Thơ mới 1932
-1945) được xuất bản. Trong đó, tác giả của cuốn sách đã dành một phần dung
lượng để viết riêng về “Thơ tình Vũ Hoàng Chương”. Tuy số lượng trang không
nhiều, nhưng đây được coi là công trình đầu tiên đánh giá về thơ Vũ trên một khía
cạnh cụ thể. Về thơ tình Vũ Hoàng Chương, tác giả Hà Minh Đức đã nhận định:
“Có một Vũ Hoàng Chương trong thơ với mạch thơ tình cảm hiền hòa, lưu luyến
đến ngây thơ và cũng có một Vũ Hoàng Chương từng trải, đắm say trong tình cảm
lứa đôi để rồi chán chường, tuyệt vọng”… “Thơ tình Vũ Hoàng Chương cũng được
viết ra với ngòi bút tài hoa và điêu luyện. Vũ Hoàng Chương có một thi pháp sáng
tạo khá độc đáo… Điệu thơ trôi chảy, vần gieo nhẹ nhàng mà âm vang gợi cảm,
ngôn từ lả lướt trôi đi theo mạch thơ…”[15]
Năm 1998, trong cuốn “Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm”, tác giả
Lê Quang Hưng đã có một bài viết rất hay về “Say” – thi phẩm được đánh giá là
xuất sắc nhất trong sáng tác của thi sỹ họVũ. Trong bài viết, tác giả có nhận định:
“Vũ Hoàng Chương lại thường say vì sầu, vì ngao ngán, say đến điên rồ để “không
còn biết chi đời”… Ở chặng cuối con đường của cái Tôi cá nhân Thơ mới, Vũ
Hoàng Chương đã đào sâu vào tận cùng bản thể để thấm thía nỗi cô đơn, trống lạnh.
Khi ấy, cái Tôi cá nhân càng phải gấp gáp tìm các cách trốn mình, trốn đời. Và Vũ
Hoàng Chương đã chọn lối “đưa hồn say về tận cuối trời Quên” trên đôi cánh của
nàng Men, nàng tiên Nâu, bằng đê mê trong những khoái lạc của trần tục.” [18]
Trong những năm gần đây, trên các trang mạng văn học trong và ngoài nước,
hàng loạt các bài viết về Vũ Hoàng Chương được đăng tải. Số lượng tương đối
nhiều, song chưa đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về tác giả Vũ Hoàng Chương qua những chặng
đường, có thể thấy thơ ông ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nào viết về Vũ Hoàng Chương,
một cách công phu, đầy đủ, hệ thống, sâu sắc, và đó là một thiếu sót, một khoảng trống
lớn cho những người nghiên cứu văn học nói chung và yêu thơ Vũ nói riêng.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn
Bính, Vũ Hoàng Chương trước 1945”.

Vấn đề “cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương” đã
được đề cập xa gần trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
Trong giới hạn tài liệu hiện có và sự nắm bắt của bản thân, người viết xin dẫn ra
đây một số ý kiến tiêu biểu nhất.

9


2.2.1. Trong “Mười gương mặt văn nghệ”, tác giả Tạ Tỵ đã có những lời
đánh giá về cả Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương:
“Sinh ra trong một hoàn cảnh khốn khó không đủ phương tiện ăn học, lớn
lên Tình Yêu làm thui chột ước mơ, ở lãnh vực Thi Ca Bính cũng không làm sao
thoát ra khỏi khuôn thước tầm thường của nhân thế. Nhưng đó không phải là cái dở
mà chính là sự may mắn cuối cùng mà Thượng Đế dành cho Bính, tuy rằng sự may
mắn đó Bính phải trả bằng nước mắt với muôn vạn nhục nhằn. Sự lỡ dở do Tình
Yêu, do cuộc đời, do bạn hữu, do bản thân tạo nên, tất cả như tan vào nhau để làm
cho tiếng thơ buồn của Bính vút lên rồi toả ra những làn ánh sáng kỳ diệu giữa trời
thơ nước Việt hôm qua, hôm nay và mãi mãi.” [67]
“ Sự “đầu thai lầm thế kỷ” mà Vũ đã viết ra, hét to lên trong cơn mê loạn của
thể xác, trong nỗi vò xé của tâm linh trước cuộc sống nghẽn lối, trước cơn bi phẫn
của con chim bị trúng tên rã cánh, nhìn trời cao mà không vút lên được, nhìn trái
ngọt mà không vừa an hưởng, nhìn thân phận trôi đi, trôi đi như ảo ảnh để nuối tiếc
giấc mơ thành bướm thuở nào.”[67]
2.2.2. Nhà phê bình Thanh Việt trong bài viết “Tình yêu trong thơ Nguyễn
Bính” có đoạn ghi:
“Thơ Nguyễn Bính là tiếng lòng buồn bã, lỡ làng của trái tim đang thổn thức yêu
đương và đến với người đọc như một cô gái quê kín đáo, duyên dáng. Thơ tình Nguyễn
Bính được nhiều bạn đọc yêu mến ở cả nông thôn và thành thị, miền Bắc và miền Nam
cũng bởi tính chất mộc mạc, sâu sắc, tế nhị, hợp với phong cách Á Đông.”[tr162/31]
Cũng trong bài viết này, tác giả Thanh Việt đã có đoạn so sánh giữa thế giới

tình yêu trong thơ Nguyễn Bính với thế giới tình yêu trong thơ Vũ Hoàng Chương:
Thế giới quan chi phối sáng tác của nhà thơ. Vũ Hoàng Chương trốn vào tình
yêu nhưng tình yêu ấy xen nhiều nhục thể và không có chỗ bám víu nào vững chắc,
đi ra ngoài cuộc đời. Nguyễn Bính không ở trong tình cảnh thoát ly, nhà thơ vẫn
gắn bó với cuộc đời. Sự tưởng tượng trong thơ tạo nên một thế giới ảo gần gũi với
cuộc đời thật và có mối liên hệ với cuộc đời thực.[31]
2.2.3. Trong cuốn “Một thời đại trong thi ca” của tác giả Hà Minh Đức có
đoạn viết:
“Vũ Hoàng Chương không tìm được sự hòa hợp với cuộc đời chung cho dù
là một khoảnh khắc và một mảnh đất riêng tư nào. Chuyện thành bại trực tiếp là ở
tác giả song cũng có nguyên nhân sâu xa trong đời. Thời cuộc lúc này như vây hãm
mọi người trong vòng tù túng, tước bỏ những khả năng và uốc mơ sáng tạo. Chính

10


Xuân Diệu cũng phải thốt lên “Chúng ta nay trong cuộc thế ao tù” và Huy Cận cũng
cầu mong sự giải thoát ở Thượng đế. Tù hãm, bơ vơ, chốn trần thế này chẳng còn
hứa hẹn một điều gì. Vũ Hoàng Chương đã nói lên cảm giác lạc loài của một kẻ
không tìm thấy những mối liên hệ với cộng đồng và rơi vào tình trạng mất phương
hướng, buông xuôi như con thuyền mặc cho đời vỗ sóng.” [tr219/15]
2.2.4. “Ba đỉnh cao thơ mới” của nhà phê bình Chu Văn Sơn là một công
trình nghiên cứu khá đầy đủ về Nguyễn Bính, tác giả cuốn sách đã có những lời
đánh giá rất sâu sắc về thơ ông:
“Nguyễn Bính là tiếng lòng bất an của anh chàng tiểu nông, là tiếng lòng bất an
của thời đại. Đứt rễ khỏi đất cũ, chưa bén rễ vào đất mới, lòng thời héo hon, lá thời héo
úa. Nguyễn Bính là tiếng lòng héo hắt của cuộc biên thiên kia [tr131/69]…Cái tôi
Nguyễn Bính từ bỏ quê để luôn khắc khoải nhớ quê, tìm vào đô thị để chán chường đô
thị, tìm kiếm công danh chỉ gặp dở dang, theo đuổi tình duyên chỉ gặp lỡ làng; dứt bỏ
bồn phận để chạy theo khát vọng: bổn phận không tròn, khát vọng ta vỡ. Cái gì của ó

cũng lỡ dở. Cho nên Nguyễn Bính là cái tôi lỡ dở của thời đại ấy. Tôi cho rằng chính
Nguyễn Bính chứ không phải ai khác, mới là nhà thơ mang đầy đủ tấn bi kịch của thời
đại mình – một tâm trạng bất đắc trí mênh mông dằng dặc.”[tr144/69]
2.2.5. Tác giả Đoàn Đức Phương trong công trình “Nguyễn Bính hành trình
sáng tạo thi ca” có đoạn viết về Nguyễn Bính như sau:
“Thật đúng khi có ý kiến cho rằng Nguyễn Bính là người lái đò qua lại giữa
hai bờ nông thôn và thành thị trên khúc sông của buổi giao thời: “Bỏ lại vườn cam
bỏ mái gianh/ Tôi đi dan díu với kinh thành” (Hoa với rượu). Nguyễn Bính thường
coi hành động bỏ lại vườn cam để ra sống ở kinh thành của mình là chuyện lỡ bước
sang ngang và bản thân ông là chim kìa đàn. Với một thôn dân như ông, khuôn mặt
thành thị hiện ra thật xa lạ, nó mang nghĩa đối lập với nông thôn (phồn hoa đối
thanh đạm, xứ người đối quê mình), nó gắn liền với những gì dễ đổi thay, bất an,
tha hóa… Tất cả những điều đó tạo cho con người cảm giác lạc loài, bơ vơ và lo âu
mà Nguyễn Bính định danh đó là sầu đô thị.”[49]
Nhìn lại khái quát lịch sử nghiên cứu về hai tác giả Nguyễn Bính, Vũ Hoàng
Chương, có thể thấy: Riêng về Nguyễn Bính, tuy được giới nghiên cứu hết sức quan
tâm, nhưng vấn đề “cảm thức thân phận” hiện nay chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ. Đã có nhiều cuốn sách, bài báo, khóa luận xa gần nói đến vấn
đề này nhưng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó. Đối với Vũ Hoàng Chương,
như trên đã thấy, lịch sử nghiên cứu về thi nhân chưa nhiều, và chủ yếu mới tập

11


trung vào mảng đề tài “tình yêu”, “thú say”, hoặc thẩm bình một số bài thơ tiêu biểu
của tác giả. Tính đến thời điểm này, vấn đề “cảm thức thân phận” trong thơ trước
1945 của hai thi sỹ vẫn đang bỏ ngỏ và là đề tài đáng được quan tâm. Đặc biệt, việc
nghiên cứu một cách sóng đôi cảm thức thân phận của cả hai thi sỹ (vốn rất khác
nhau về phong cách) thực sự là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hướng tới đối tượng nghiên cứu là các tập thơ của hai tác giả Nguyễn
Bính và Vũ Hoàng Chương sáng tác trong thời kì Thơ mới. Đó là các tập thơ:
- Nguyễn Bính:
Lỡ bước sang ngang (1940)
Tâm hồn tôi (1940)
Hương cố nhân (1941)
Một nghìn cửa sổ (1941)
Người con gái ở lầu hoa (1942)
Mây tần (1942)
Mười hai bến nước (1942)
-Vũ Hoàng Chương:
Thơ say (1940)
Mây (1943)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là “Cảm thức thân
phận trong thơ” của hai thi sỹ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương trong những tập
thơ nêu trên.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Với đề tài “Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng
Chương trước Cách mạng tháng Tám”, chúng tôi xác định những nhiệm vụ chủ yếu
của luận văn như sau:
4.1. Xác định khái niệm cảm thức thân phận và phân tích cơ sở hình thành
nên cảm thức ấy trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương.
4.2. Phân tích những biểu hiện của cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn
Bính, Vũ Hoàng Chương.
4.3. Tìm hiểu phương thức thể hiện cảm thức thân phận của hai nhà thơ. So
sánh những nét độc đáo về phương thức thể hiện cảm thức thân phận giữa hai nhà
thơ và với các thi sỹ khác của phong trào thơ mới.


12


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc khảo sát, thống kê và phân
loại những tác phẩm có nội dung biểu hiện về cảm thức thân phận của hai nhà thơ.
5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong trường hợp so sánh những nét
tương đồng và khác biệt về cảm thức thân phận và phương thức thể hiện của hai thi
nhân, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này trong khi so sánh với các
thi nhân khác của phong trào Thơ mới.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Được sử dụng trong việc trình bày và phân tích các luận điểm, luận chứng cụ
thể, từ đó đưa ra những đánh giá có tính chất tổng hợp, khái quát chung cho từng
phần, từng chương và toàn bộ luận văn; giúp cho việc nghiên cứu đề tài có tính
thuyết phục cao.
5.4. Phương pháp lịch sử
Xem xét, phân tích cảm thức thân phận của hai thi sỹ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng
Chương trong bối cảnh xã hội, tình hình văn hóa, tư tưởng của thời đại những năm
trước cách mạng, đồng thời đặt nó trong bối cảnh chung của phong trào Thơ mới. Từ
đó, có được cái nhìn, cách lý giải, đánh giá vấn đề sâu sắc, thấu đáo hơn.
5.5. Phương pháp hệ thống
Vấn đề cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương được
nhìn nhận một cách có hệ thống với những nội dung biểu hiện phong phú, được đặt
trong nhiều cảm xúc khác của phong trào Thơ mới 1932- 1945.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, Phần nội dung của luận
văn bao gồm ba chương chính như sau:
Chương I: Khái niệm cảm thức thân phận. Những nhân tố tạo nên cảm thức

thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương
Chương II: Những biểu hiện của cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính,
Vũ Hoàng Chương
Chương III: Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng
Chương nhìn về mặt phương thức biểu hiện

13


CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM CẢM THỨC THÂN PHẬN
NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN CẢM THỨC THÂN PHẬN TRONG THƠ
NGUYỄN BÍNH, VŨ HOÀNG CHƯƠNG
1. Khái niệm “Cảm thức” và “Cảm thức thân phận”
1.1. Khái niệm cảm thức
Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Đà Nẵng năm 2006 do tác giả Hoàng
Phê chủ biên, khái niệm “cảm thức” được định nghĩa như sau:
“Cảm thức là điều nhận thức được bằng cảm quan; nhận thức cảm giác.”
Theo ý kiến của PGS. TS Lê Quang Hưng:
Cảm: là cảm xúc, cảm giác
Thức: là nhận thức
“Cảm thức là sự tổng hòa hữu cơ giữa nhận thức bằng lý trí tỉnh táo với cảm giác
tự nhiên, từ trong vô thức. Hay có thể nói theo cách khác, cảm tức là sự nhận thức của
con người một cách đầy đủ, bao gồm cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.”
1.2. Khái niệm “Cảm thức thân phận”
Để hiểu được khái niệm “Cảm thức thân phận”, trước hết chúng ta cần hiểu
khái niệm “thân phận” được định nghĩa như thế nào.
“Thân”: Là phần cá nhân, riêng tư của mỗi người.
“Phận”: Dùng để chỉ cương vị, địa vị của con người trong xã hội.
“Thân phận”: Vị trí, địa vị của cá nhân trong xã hội.

Từ đó, “Cảm thức thân phận” được hiểu là sự nhận thức và cảm xúc của cá
nhân về vị trí, giá trị bản thân mình trong đời sống. Cảm thức thân phận bởi thế là
một biểu hiện tiêu biểu của “cái tôi” cá nhân.
Cùng với sự hình thành của ý thức cá nhân, cảm thức thân phận thường xuất
hiện khi con người bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, bất lợi. Khi đó, họ nhìn nhận lại
chính bản thân mình, ngẫm nghĩ về cuộc đời, và thể hiện thái độ với nó. Ý thức cá
nhân càng phát triển thì cảm thức thân phận càng phong phú, sâu sắc, thậm chí
chạm tới cả phần vô thức trong con người. Ở những cá nhân có tài năng, có lý
tưởng, nhưng bị rơi vào hoàn cảnh bất lợi, thì cảm thức thân phận trở nên rõ ràng,
đa dạng và càng sâu sắc hơn rất nhiều.
Những người nghệ sỹ, nhất là những văn sỹ, thi sỹ thì có lẽ ý thức cá nhân
lại luôn thường trực trong tâm hồn của họ. Chính vì thế mà cảm thức thân phận

14


dường như cũng song hành với suy nghĩ và tình cảm của người nghệ sỹ. Cảm thức
thân phận là một thứ “ăng-ten” vô cùng nhạy cảm đối với các nhà văn, nhà thơ
trong xã hội xưa. Bởi vì, hỏi có thi sỹ, văn sỹ nào trong nào trong lịch sử văn học
của dân tộc trước đây mà không đói nghèo và đau đớn về tâm hồn, và có biết bao bi
kịch trong cuộc đời ? Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, đến Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát hay Tú Xương, Tản Đà, cùng các thi
nhân của “Phong trào thơ mới 1932-1945”... mỗi người đều đem theo những nỗi
niềm tâm sự riêng, mà có người còn nghĩ đến “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ
hà nhân...” có ai là người hiểu thấu cho tâm sự, nỗi buồn hay “thân phận” của mình
không?
2. Cơ sở hình thành cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ
Hoàng Chương
2.1. Cảm thức thân phận trong văn học Việt Nam trước thời kỳ Thơ mới
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, giai đoạn văn học, do sự chi phối của những yếu tố văn

hóa tư tưởng, trình độ tri thức, lý tưởng thẩm mỹ và nhu cầu sống của mỗi con người mà
cảm thức thân phận được bộc lộ với nhiều diện mạo và những cung bậc khác nhau.
2.1.1. Trong văn học, cảm thức thân phận đã xuất hiện khởi nguồn từ dòng
văn học dân gian. Tất nhiên, cảm thức thân phận thể hiện trong mọi thể tài của văn
học dân gian, nhưng biểu hiện tập trung hơn cả, ta thấy xuất hiện nhiều ở mảng ca
dao than thân, nhất là chủ đề tình duyên và hạnh phúc lứa đôi.
Ca dao là những sáng tác truyền miệng, thường được làm theo thể thơ lục
bát, là tiếng nói trữ tình đằm thắm của nhân dân lao động. Nội dung của của ca dao
rất phong phú và chân thực. Tuy nhiên, việc biểu hiện cảm thức thân phận trong ca
dao thường chủ yếu tập trung ở hai chủ đề là tình yêu, hôn nhân và cuộc sống lao
động sản xuất của người bình dân. Bởi đó là những vấn đề gắn bó trực tiếp và liên
quan đến tâm tư nguyện vọng của họ.
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia là những người vốn phải chịu
nhiều đau khổ, bất hạnh. Với quan niệm trọng nam kinh nữ của Nho giáo, người
phụ nữ không làm chủ được cuộc sống hôn nhân và tình duyên của mình, không
được thể hiện quyền sống, quyền làm người của cá nhân. Tiếng lòng xót xa, cay
đắng, nhiều khi uất nghẹn vì những chuyện tình duyên lỡ làng, vì thân phận làm lẽ,
làm dâu với bao nhiêu thiệt thòi, uất ức... cất lên trong những bài ca dao xưa kia
chính là một biểu hiện rõ nét nhất về cảm thức thân phận của họ.

15


Có biết bao “khúc đoạn trường” trong trái tim của các cô gái ngày xưa khi
bước chân vào ngưỡng cửa của tình duyên. Xinh đẹp, tài hoa mà đâu có được
hưởng hạnh phúc! Nhiều khi cay đắng, bất hạnh lại nảy sinh từ chính vẻ đẹp và sự
tài hoa ấy:
Thân em như ớt chính cây
Càng đỏ ngoài vỏ, càng cay trong lòng
hoặc có khi là những tình duyên ngang trái do muôn vàn sợi tơ của lễ giáo

phong kiến trói buộc mà tình duyên chân chính của họ nhiều khi phải chôn vùi
trong sâu thẳm trái tim:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay!
Những giá trị về nhân phẩm của họ nhiều khi cũng bị vùi lấp bởi thước đo là
đồng tiền, phân bạc hoặc ao cá, nhà
Em như cây quế trong rừng
Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay!
Cảm thức về thân phận của người phụ nữ xưa đôi khi bắt nguồn từ sự tự ti,
sự chịu đựng vốn là bản chất của người phụ nữ trong xã hội truyền thống:
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng!
Tủi hận và buồn tái tê cho những cuộc tình duyên ngang trái là cảm hứng
chủ đạo trong những bài ca dao bộc lộ cảm thức thân phận của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến xưa kia.
Nhưng không chỉ có thế! Người nông dân lao động xưa như con kiến, con cò
sống quẩn quanh trong lũy tre làng chịu biết bao nhiêu tai trời, ách đất và cả những
thống khổ do sự chà đạp của giai cấp thống trị, mà quay về hướng nào cũng bế tắc!
Họ ý thức được thân phận của mình:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc leo vào leo ra
Khổ thì khổ vậy, cực thì cực vậy, nhưng cảm thức về nhân sinh “chết trong
hơn sống đục” vẫn là nét đẹp trong ý thức về thân phận của người nông dân xưa.
Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” cho thấy lóe lên cái ý thức về nhân phẩm của họ,
dù có rơi vào cảnh ngộ nào thì họ cũng như giấy rách cố giữ lấy cái lề để cho thế hệ
sau bớt đi nỗi xót đau:

16



Có sáo thì sáo nước trong
Chớ sáo nước đục đau lòng cò con
Tựu trung lại, cảm thức thân phận thể hiện khá rõ nét và dường như xuyên
suốt trong nhiều bài ca dao mang chủ đề tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc cùng với
những bài ca dao về thân phận, cuộc đời của người dân lao động trong xã hội phong
kiến xưa kia. Đó phần nhiều là tiếng lòng đau khổ, là nỗi uất ức, nghẹn ngào của
những con người bất hạnh, sống khổ đau trong một xã hội thiếu tự do, công bằng và
dân chủ...
2.1.2. Văn học viết trung đại tiến trình khởi đầu từ thế kỷ thứ X với phương
tiện văn tự Hán, đến thế kỷ XIII trở đi thì có thêm văn tự Nôm.
.
Các tác gia văn học trung đại phần nhiều là những trí thức Hán học khoa bảng
tài hoa, có người xuất sỹ làm quan to, có người trở thành văn nhân, tài tử. Ấy vậy mà
phần nhiều họ lại đều có chung thân phận, cảnh ngộ bi kịch, trớ trêu, sóng to, gió cả
trong cuộc đời! Thông qua nhiều tác phẩm văn chương của các tác gia tiêu biểu, ta
cũng có thể thấy được cảm thức thân phận của tầng lớp trí thức phong kiến xưa.
Thấm nhuần đạo lý cửa Khổng sân Trình, những nhân, nghĩa, lễ trí, tín và
tam cương, trung, hiếu được xem là nền tảng tư tưởng và đạo đức của Nho sỹ. Mọi
ứng xử và mọi mối quan hệ trong xã hội phong kiến đều dựa trên nền tảng tư tưởng
cơ bản này. Cảm thức thân phận, bi kịch cá nhân đối với các tác gia trung đại
thường nằm trong sự mâu thuẫn của các mối quan hệ đó!
Nguyễn Trãi (1380-1442), con người đã từng viết nên “áng thiên cổ hùng văn”
(Vũ Khâm Lân) là Bình Ngô đại cáo mà trong “Quốc âm thi tập” lại chứa đựng cả một
nỗi niềm xót xa, một “tiếng thơ kêu xé lòng”... Cảm thức về thân phận của nhà thơ là
nỗi niềm khắc khoải, âu lo với những nợ “quân thần”, lòng “nhân nghĩa”, tình “thân
dân” và cả những tâm sự chua xót khi phải đối mặt với biết bao cay đắng, lọc lừa ở
chốn quan trường... Trong bài thơ Tự thuật (IX), Nguyễn Trãi viết:
Ở thế nhiều phen thấy khóc cười

Năm nay tuổi đã ngoại tư mươi
Lòng người một sự yêm chưng một
Đèn khách mười thu lạnh hết mười?
Phượng những tiếc cao, diều hãy lượn
Hoa thì hay héo cỏ thường tươi,
Ai ai đều có hai con mắt,
Xanh, bạc dầu chưng mất chúng người.

17


(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, VH, 1976, tr 320)
Xưa nay, những người tài hoa, trung thực thường vẫn phải đối mặt với biết
bao tai họa, còn kẻ bất tài, gian trá, xu nịnh lại dễ được hưởng vinh hoa, phú quý,
đúng như cảm thức về thân phận của nhà thơ: Hoa thì hay héo cỏ thường tươi... Bi
kịch của Nguyễn Trãi là bi kịch của xung đột giữa lý tưởng và hiện thực. Ông cảm
nhận một điều: Khi bão mới hay là cỏ cứng/ Thuở nghèo mới biết có tôi lành, và:
Non cao non thấp mây thuộc/ Cây cứng cây mềm gió hay? Ngoài chưng mọi chốn
đều thông hết/ Bui một lòng người cực hiểm thay! (Mạn thuật, số 4)... Chua xót biết
chừng nào!
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là người đỗ đại khoa, làm quan đã đến tột
đỉnh vinh hoa (Trạng nguyên, Trình quốc công), vậy mà lòng Cụ đâu có được thanh
thản, thảnh thơi! Sống vắt qua hai thế kỷ (XV-XVI), với 94 tuổi đời, nhưng chỉ có 8
năm làm quan, còn lại là hơn 40 năm ở ẩn tại quê nhà. Nhà thơ trải nghiệm cuộc đời
với biết bao sự ngang trái, phức tạp, trớ trêu mà thời đại bấy giờ đã diễn ra. Ở
Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thức thân phận gắn liền với triết lý nhân sinh. Những
dòng thơ của Cụ về thân phận, cuộc đời dường như được đúc ra từ những kinh
nghiệm sống thực tế và những tri thức mà thời đại đã truyền cho Cụ, đồng thời còn
là sự kết tinh của tài năng và cảnh ngộ cá nhân:
Áng công danh sá cắp tay

Nhiều phen đã khỏi tiếng tai bay.
Hoa mai bạc, vì trăng tỏ
Bóng trúc thưa, bởi gió lay.
Ưu ái chẳng quên niềm trước
Thị phi biếng nói sự nay.
Đã từng trải sơn hà hết
Đường thế nhiều nơi hiểm hóc thay!
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, VH, 1976, tr 639)
Đến giai đoạn giữa thế kỷ XVII-XIX, khi dòng văn học nhân đạo chủ nghĩa
ra đời với tên tuổi của những tác gia Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân
Hương và đặc biệt là Nguyễn Du... cảm thức thân phận của các tác gia dường như
được biểu hiện đồng nhất với nhân vật trữ tình, và lồng vào trong tình cảm của nhân
vật trữ tình. Một người chinh phụ đằng đẵng chờ chồng với nỗi sầu tê tái và niềm
khát khao hạnh phúc lứa đôi đâu chỉ là tình cảm riêng tư của nàng, mà đó còn là
khát vọng chung của biết bao “thân phận” những người phụ nữ khác có chồng đang

18


ở nơi chiến trận. Cảm thức về thân phận bất hạnh, thiệt thòi trong hạnh phúc lứa đôi
của mình, người chinh phụ không ngại ngần so sánh khát vọng của lòng mình với
sự ân ái lứa đôi của loài vật trong thế giới tự nhiên:
Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội,
Cũng dập dìu chẳng vội phân trương.
Chẳng xem chim én trên rường,
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.
Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay
Liễu sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền.

Ấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?
(Chinh phụ ngâm diễn ca, VH, 2007, tr 126)
Người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều còn cảm
nhận được cuộc sống khô héo, buồn tủi và bất hạnh nơi cung cấm của nàng chẳng
khác nào một nấm mồ trên dương thế:
Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!
hoặc:
Thảo nào khi mới chôn ra
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!
Nàng nhận thức được rằng, trong cuộc đời, người ta giết nhau đâu có cần đến
gươm dao, mà có khi chỉ là bằng sự thờ ơ, ghẻ lạnh phũ phàng:
Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?
(Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc, VH, 2007)
Đối với nữ sỹ Hồ Xuân Hương, cuộc đời chìm nổi, đắng cay đã “quệt vôi”
vào những dòng thơ đầy uất ức, nghẹn ngào của bà. Nếu quan niệm “Cảm thức là sự
cảm nhận, nhận thức về một vấn đề nào đó”, thì thơ Xuân Hương có thể xem là sự
“nhận thức” sắc sảo về cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến
phi nhân tính. Nho giáo là bức tường dày ngăn cách tình yêu tự do và hạnh phúc lứa
đôi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Một tình duyên chân chính của đôi lứa yêu

19


nhau chưa chắc đã được xã hội cho phép, lại bị cấm ngăn. Tình duyên chân thực và
nồng nàn mãi chỉ là khát khao của biết bao nhiêu người con gái xưa:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi!

(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, VH, 1978, tr 396)
Những thân phận phụ nữ “làm lẽ” để phục vụ cho một xã hội đa thê lại được
thừa nhận. Còn gì đắng cay và tủi hờn hơn hôn nhân, hạnh phúc trong cảnh “kẻ đắp
chăn bông, kẻ lạnh lùng”, “Năm thì mười họa hay chăng chớ/ Một tháng đôi lần có
cũng không”! Phải là người trải nghiệm, người trong cuộc cùng cảnh ngộ với những
người phụ nữ duyên hẩm hôi, Xuân Hương mới có “sự cảm nhận, nhận thức” một
cách rõ ràng và đau đớn đến như thế!
Khác với cuộc đời của Xuân Hương, Nguyễn Du xuất thân trong một gia
đình danh gia vọng tộc, phú quý vinh hoa. Nhưng rồi trong cơn “dâu bể” của thế kỷ
XIX, thế kỷ của nông dân khởi nghĩa, cái gia đình đại quý tộc ấy cũng bị nát tan.
Nhà thi sỹ tuyệt vời tài hoa ấy, đã cảm nhận sâu sắc về cuộc đời kinh qua sau mấy
năm “gió bụi” và cả những vinh hoa mà sau này trong thời kỳ làm quan to ông được
hưởng. Cuộc đời con người ta nhiều khi không phải chỉ một lần bi kịch, mà là một
chuỗi dài những bi kịch nối tiếp nhau!
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Bản thân cuộc đời nhà thơ là một cuộc trải nghiệm rõ ràng nhất về những
điều trông thấy này!
Xưa sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường!
Mặt sao dầy gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Cảm thức về thân phận “tài tử” gắn với nghiệp văn chương, gặp cảnh “giai
nhân” chứa đầy niềm xót xa bất hạnh, nhà thi sỹ của “nỗi đau nhân tình” đã day dứt
với những “nỗi hờn kim cổ” mà bật lên tiếng kêu than. Tài tử với giai nhân xưa nay
đều cùng chung mệnh bạc mà!
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

20


Người đời ai khóc Tố Như chăng?
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, VH, 1978, tr 445)
Ta còn có thể nghĩ đến cảm nhận của Nguyễn Công Trứ (1778-1858) về
cuộc đời. Vì để thỏa khát vọng của “chí nam nhi” mà sau bao năm lận đận trên con
đường khoa cử, mãi đến năm 41 tuổi mới đỗ giải nguyên, làm quan đến Thượng
tướng rồi, mà kết cục ông cũng tự ý thức về tình người, tình đời rằng:
Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi,
Nhạt như nước ốc bạc như vôi
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi.
(Nhân tình bạc bẽo, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, VH, 1978, tr 659)
Cái chí nam nhi thời tuổi trẻ ông đã từng ca vang về nó, thì sau này, với biết
bao gềnh thác của cuộc đời “lên voi, xuống chó”, ông đã cảm nhận ra rằng:
Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao!
Đám phồn hoa trót bước chân vào
Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết.
Mượn hình ảnh “cây thông” biểu tượng cho người quan tử trong xã hội
phong kiến xưa, Nguyễn Công Trứ ngậm ngùi, vì đời thật trớ trêu:
Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, VH, 1978, tr 660)

Không chỉ có Nguyễn Công Trứ, một nhà nho “ngông” nếm chịu nhiều cay
dắng thất bại, con người tài hoa như Cao Bá Quát với bao bi kịch đường đời, cũng
nhìn đời bằng đôi mắt bi hài:
Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
Cảnh phù du trong thấy cũng nực cười.
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, VH, 1978, tr 722)
Và sau cùng, Tú Xương - nhà thi sỹ của đất Thành Nam văn hiến, “xuất khẩu
thành chương”, đã từng “lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ”, thế mà bao
phen cũng đã ngậm đắng nuốt cay về đường công danh, lận đận “tám khoa không

21


khỏi phạm trường quy”. Cuộc sống “phong lưu” “nhờ lương vợ”, để rồi sau cùng
ông Tú cũng cảm nhận ra cái cảnh:
Van nợ lắm khi trào nước mắt,
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi!
(Tú Xương – Than nghèo, Hội văn học - Nghệ thuật HNN, 1986, tr176)
Sống trong lòng xã hội thực dân nửa phong kiến đã hình thành hồi đầu thế kỷ
XX, dấn thân vào con đường văn chương và dám lấy sự nghiệp sáng tác văn chương
làm kế sinh nhai, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu “là người của hai thế kỷ”, đã “dạo
những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa” (Hoài Thanh –
Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam), tiền thân của cuộc sinh thành phong trào Thơ mới,
lại là người rất nhiều phen lao đao vì chuyện áo cơm!
Mười mấy năm trời ngọn bút lông
Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng.
Bây giờ anh đổi lông ra sắt,
Cách kiếm ăn đời có nhọn không!
(Thơ Tản Đà, Nhuận bút, VH, 1982, tr 73)
Thi sỹ nhìn “sự đời” cũng bạc bẽo giống như các nhà thơ thở trước:

Thối om sọt phẩn, nhiều cô gánh
Tanh ngắt hơi đồng, lắm cậu yêu!
(Thơ Tản Đà, Sự đời, VH, 1982, tr 94)
Còn cái chuyện văn chương làm ra được đã khó, mà “bán” văn chương lên
tận trời cũng còn khó lắm thay!
Giấy người, mực người, thuê người in,
Mướn của hàng người bán đường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo,
Kiếm được đồng lãi thực rất khó!
(Thơ Tản Đà, Hầu trời, VH, 1982, tr 122)
Nhà thơ đã cảm nhận cái khó nhọc, vất vả trong chuyện sáng tạo văn chương
“bao nhiêu củi nước mới thành văn”, ấy vậy mà “được bán văn ra chết mấy lần”!
Thế rồi chuyện ái tình của nhà thơ trong cái xã hội bạc tiền ấy cũng chẳng thành,
chẳng đâu vào đâu cả. Thi trượt, duyên tình cũng mất theo! Những ngày giang hồ là
những ngày nhà thi sỹ muốn quên đi những buồn đau của “vết thương lòng”:

22


Vì ái cho tớ phải lênh đênh
Nặng lắm! ai ơi, một gánh tình!
(Thơ Tản Đà, Chơi Hòa Bình, VH, 1982, tr 97)
Thân phận, cuộc đời người thi sỹ trong xã hội thực dân nửa phong kiến qua
cảm thức Tản Đà mang tính điển hình cho những cảm thức thân phận của người trí
thức tiểu tư sản những năm đầu thế kỷ XX. Nhà thi sỹ tài hoa ấy đã trút hơi thở cuối
cùng trong căn gác thuê trọ ở số nhà 71, Ngã Tư Sở ngày 7 tháng 6 năm 1939.
Cảm thức thân phận xuyên suốt tiến trình mấy trăm năm của văn học viết
trước ngưỡng cửa của cuộc “cách mệnh thi ca” 1932 – 1945, là ý thức về một “cái
tôi” chứa đầy bi kịch của con người trước hoàn cảnh, là mâu thuẫn gay gắt giữa lý
tưởng với hiện thực. Từ Tản Đà đến các thi nhân của Phong trào Thơ mới, khoảng

cách chẳng còn mấy bao xa! Những bất lực, đau khổ, những thương mình thương
người, những thở than về thân phận đắng cay... luôn là cảm hứng xuyên suốt chiều
dài của tâm thức người cầm bút!
Rồi đây, tiếp nối dòng chảy cảm thức thân phận của văn chương nước nhà,
những thi sỹ của phong trào Thơ mới lãng mạn (1932 – 1945), sống trong hoàn
cảnh của một xã hội đầy bụi bặm gió sương, bao nhiêu tâm sự, cảm nhận và ý thức
của họ sẽ bộc lộ một cách rõ nét hơn, đớn đau hơn và cũng chua chát hơn so với
những nhà thơ thuở trước.
2.2. Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương trong cuộc đời chung của những
thi nhân Thơ mới
Đầu thế kỷ XX đến những năm ba mươi của thế kỷ này, sau cuộc chiến bằng
súng đạn để bình định nước ta, thực dân Pháp tiếp tục bảo hộ toàn diện Việt Nam
trên mọi mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa và văn học. Chúng lần lượt ra sắc lệnh
chấm dứt các kỳ thi Hán học trên khắp ba miền Bắc Trung Nam, để thay vào đó lối
giáo dục khoa cử của Pháp. Xã hội Việt Nam chuyển mình một cách đau đớn và
nhục nhã sang xã hội thực dân nửa phong kiến, chìm ngập trong bầu không khí
hoang mang, u uất sau cuộc chiến. Tình hình chính trị u ám đã gây ra không khí lo
sợ, bi quan, hoảng loạn trong toàn xã hội, đặc biệt đối với tầng lớp sỹ phu, nhà nho
và cả lớp trí thức tiểu tư sản đang trong tình trạng mất phương hướng, bế tắc.
Thôi Thánh hiền! Thôi Tiên Phật!
Thôi hào kiệt! Thôi anh hùng!
Ngàn năm sự nghiệp nước về Đông...
(Võ Liêm Sơn)

23


Nạn khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 từ Pháp tràn về Đông Dương
như một thiên tai khiến đời sống xã hội càng trở nên khó khăn.
Đối với tầng lớp trí thức, văn nghệ sỹ, đời sống vật chất ngày càng trở nên

bấp bênh, không ổn định. Ngân quỹ nhà nước bảo hộ thất thoát lớn không đủ khả
năng tuyển dụng công chức, thất nghiệp là mối lo âu chung của những thanh niên trí
thức Tây học. Bộ phận nhà văn, nhà thơ vốn mang tâm hồn nghệ sỹ, không thể
thích nghi với xã hội kim tiền ô trọc, sa vào cảnh túng quẫn. Họ sống hoàn toàn
bằng ngòi bút của mình và thường rơi vào tình cảnh nợ nần, thiếu thốn. Đời sống
vất và của giới trí thức đương thời được phản ánh rất chân thực trong các sáng tác
văn học. Cảm thức về thân phận, cuộc đời rõ nét nhất có lẽ vẫn ở nơi tâm hồn của
các thi nhân. Bởi thi nhân là những người vốn đa đoan, nhạy cảm, dễ buồn, dễ vui,
cũng rất dễ tổn thương tình cảm... Trong Thơ mới lãng mạn giai đoạn 1932-1945,
những thi sỹ của chúng ta cũng không thể chạy trốn khỏi hiện thực mà bỏ qua nỗi lo
cơm áo gạo tiền. Đối với nhiều thi nhân, cảnh đói đã kề cận bên ngưỡng cửa:
“Đã có lần khói bếp không lên,
Vợ ngược con xuôi túi hết tiền.
Chồng gục cả mình trên giấy mực,
Bên ngoài mặt đất tối như đêm.”
Đời sống kinh tế khó khăn, văn chương bởi thế trở thành món hàng ế ẩm.
Đời sống giới văn nghệ sỹ ngày càng chật vật, đặc biệt vào những năm 1940 trở đi.
Nhà thơ Nguyễn Vỹ chẳng cần đến sỹ diện để giấu giếm, che đậy cái thân phận của
văn sỹ nước Nam qua những dòng thơ nói thẳng, nói thật như thế này:
Bây giờ thời thế vẫn thấy khó,
Nhà văn An Nam khổ như chó!
Mỗi lần cầm bút viết văn chương
Nhìn đàn chó đói ngậm trơ xương
Rồi nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết!
Đến như Xuân Diệu, nhà thi sỹ của mùa xuân và tình yêu, tưởng tâm hồn chỉ
biết “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” mà có lúc cũng đã phải kêu lên:
Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ


24


Hay như Hàn Mặc Tử, trong những ngày đau ốm, tật bệnh, thiếu tiền chạy
chữa thuốc men đã phải cất lời than vãn:
Trời hỡi ! Làm sao cho khỏi đói?
Gió trăng có sẵn, làm sao ăn!
Cuộc sống khó khăn, mối quan hệ giữa người với người trong thời kinh tế suy
kiệt càng trở nên xấu đi, người ta bon chen, vật chất hóa tất cả. Những giá trị văn hóa
xưa cũ đã sụp đổ nhưng những giá trị văn hóa mới chưa kịp hình thành, tất yếu đẩy con
người vào tình trạng bơ vơ, mất phương hướng. Họ nhìn đâu xung quanh mình cũng chỉ
thấy một màu u ám, mịt mờ. Họ vấp phải bi kịch của những con người không tìm thấy lý
tưởng. Nhìn về quá khứ, bản hùng ca “oanh liệt” xưa đã lùi dần vào dĩ vãng, giờ đây cái
còn lại chỉ là nỗi uất hận, nghẹn ngào. Cảm thức thân phận của Thế Lữ cũng là cảm thức
thân phận chung của những người dân nô lệ, mất nước thấp thoáng sau cảnh ngộ, tâm
trạng của một con hổ nơi vườn bách thú “nhớ rừng”:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,
để nhớ về quá khứ huy hoàng mà “ôm niềm uất hận ngàn thâu”:
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Hình ảnh “con nai bị chiều đánh lưới/ Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”
trong thơ Xuân Diệu, cùng với hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng
khô” (Tiếng thu) trong thơ Lưu Trong Lư cũng là những hình ảnh tiêu biểu cho lớp
thanh niên trí thức tiểu tư sản mất phương hướng, không tìm được đường đi trong
xã hội thời ấy. Ta còn kinh ngạc nghe tiếng kêu trời của một “thi nhân” tuổi mười
sáu, đang còn là một học sinh trung học, mà đã cảm nhận xót xa như thế này đây:
Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của Trần Gian!
Trong ánh mắt thi nhân tất cả chỉ một màu úa tàn, ảm đạm, u ám và hủy diệt:
Với tôi, tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!. Cuộc sống thực

tại đối với Chế Lan Viên là “nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô”, nên anh ao ước,
anh nguyện cầu, anh phải tìm đến một “thiên đường” khác:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh,
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!

25


×