Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Thế giới biểu tượng trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.06 KB, 118 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong văn học nghệ thuật, “biểu tượng” được coi như một “mã nghệ
thuật” quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của tác giả về cuộc đời và thế giới.
Bởi vậy, để khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm và tìm hiểu phong cách
nghệ thuật của bất kì một nhà văn, nhà thơ nào không thể không khám phá và giải
mã các biểu tượng.
1.2. Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của dân tộc. Suốt cuộc đời, ông đã
không ngừng nỗ lực sáng tạo và cống hiến để lại cho đời một khối lượng tác phẩm
đồ sộ: 14 tập thơ, hàng chục tập bút kí, phê bình, tiểu luận... Kể từ khi xuất hiện trên
thi đàn với tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã tạo cho mình một dấu ấn riêng, độc đáo,
mới lạ. Và đến lúc chuẩn bị bước vào “xứ không màu”, thi nhân vẫn gửi lại cho đời
những vần thơ Di cảo như những dư vang khắc khoải của một hồn thơ không bình
yên. Nghệ sĩ ấy đã sống, cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho thơ và luôn đứng ở
những đỉnh cao sáng tạo. Người ta gọi ông là “nhà thơ của thế kỉ” (Nguyễn Văn
Hạnh), là nhà thơ của “ba niềm sửng sốt” (Trần Mạnh Hảo), là “nhà thơ không thể
lấy kích tấc thường mà đo được” (Hoài Thanh)... Sáng tác của Chế Lan Viên thu hút
rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Cho đến nay, chỉ tính riêng thơ
đã có khoảng hơn 200 công trình, bài viết. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề đã
được nêu ra và không phải mọi vấn đề nêu ra đã có cách giải quyết triệt để. Do vậy,
thơ Chế Lan Viên vẫn là miền đất nghệ thuật còn nhiều bí ẩn, đòi hỏi tiếp tục được
khám phá để những giá trị của nó sẽ tỏa sáng lung linh hơn.
Di cảo thơ của Chế Lan Viên do nhà văn Vũ Thị Thường, người bạn đời của
nhà thơ tuyển chọn và giới thiệu sau khi ông qua đời. Tác phẩm gồm ba tập I, II, III
lần lượt ra đời những năm 1992, 1993, 1996 do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành.
Di cảo thơ có tất cả 567 bài thơ, có những bài đã hoàn chỉnh nhưng chưa từng được
công bố và có cả những bài còn đang ở dạng phác thảo. Sự xuất hiện của ba tập Di
cảo là cả một niềm kinh ngạc với người đọc. Người đọc kinh ngạc về sức lao động
nghệ thuật của thi nhân, cho đến tận những năm tháng cuối đời, ông vẫn “sống hết
mình trên những trang thơ” (Vũ Tuấn Anh). Người đọc ngỡ ngàng trước bức chân


1


dung tinh thần của nhà thơ vừa quen vừa lạ. Có thể nói, đó là cuốn nhật kí tinh thần
của nhà thơ, nó đã hé lộ cho ta thấy một thế giới tâm hồn đầy phong phú, phức tạp
với nhiều uẩn khúc, trăn trở và suy tư. Khám phá những miền khuất lấp bí ẩn trong
thế giới tinh thần thi nhân trong những năm cuối đời đã và đang thu hút sự quan tâm
của nhiều độc giả.
“Một nghệ sĩ tài năng không thể thiếu phong cách, như mỗi ngôi sao lấp
lánh một thứ ánh sáng riêng”. Chế Lan Viên đã để lại dấu ấn của mình trong thơ
hiện đại, dấu ấn của một phong cách thơ độc đáo, giàu chất trí tuệ và triết lý.
Một trong những khía cạnh đặc sắc ấy phải kể đến hệ thống biểu tượng nghệ
thuật trong thơ ông. Chọn đề tài nghiên cứu: Thế giới biểu tượng trong Di cảo
thơ của Chế Lan Viên người viết muốn đề cập đến một hướng tiếp cận mới để
khám phá thêm ý nghĩa thẩm mĩ, sự sáng tạo của một cây bút giàu chất trí tuệ
đồng thời cũng để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân đối với một nhà thơ lớn,
một nhân cách lớn của dân tộc.
Thơ Chế Lan Viên hiện đang được đưa vào giảng dạy ở THCS , THPT. Vì
vậy nghiên cứu đề tài này cũng có tác dụng thiết thực cho quá trình giảng dạy của
chúng tôi.
Trên đây là những lí do để người viết chọn đề tài: “Thế giới biểu tượng
trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên”.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói ở trên, các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên cho đến
nay có khoảng 200 công trình và bài viết. Hầu hết các tác giả đều tập trung khai
thác, nghiên cứu trên những bình diện cơ bản sau: con đường thơ Chế Lan Viên,
phong cách nghệ thuật thơ, đi sâu tìm hiểu những giá trị đặc sắc trong thơ
ông....Trong đó, biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói
riêng cũng được các nhà nghiên cứu đề cập đến.
2.1. Các ý kiến đánh giá về biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét: “Thế giới hình ảnh thơ Chế Lan
Viên thật phong phú: có hình ảnh tả thực, có hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, có hình
ảnh thuộc cảm nhận mơ hồ của cõi tâm linh” [4, 239].

2


Đoàn Trọng Huy trong công trình “Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên” đã chia
hình ảnh đặc trưng cho thơ Chế Lan Viên gồm ba loại: Hình ảnh vừa thực vừa ảo,
hình ảnh biểu tượng- tượng trưng, hình ảnh liên kết hay hình ảnh chùm [21].
Huỳnh Văn Hoa cũng nhận thấy: “Trong thơ Chế Lan Viên có hai loại hình
ảnh: một loại hình ảnh có tính chất hiện thực và một loại hình ảnh có tính chất ẩn
dụ tượng trưng. Loại thứ hai này mới là những gì tiêu biểu cho thế giới nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên (…). Hầu hết hình ảnh trong thơ ông, kể cả trước và sau năm
1945, đều cơ bản tồn tại dưới dạng biểu tượng, tượng trưng, khái quát. Những
xương, sọ đầu lâu, thành quách tượng đài, tháp, tháng ngày biền biệt, mùa xuân,
mùa thu...và những hình ảnh về đất nước, con người, nhân dân (sau 1945)...đều
mang giá trị ẩn dụ. Nói thơ của Chế Lan Viên là thơ của hệ thống những biểu
tượng, ẩn dụ không có gì là quá đáng” [19].
Nguyễn Bá Thành cắt nghĩa phương thức tạo nên vẻ đẹp độc đáo của biểu
tượng trong thơ Chế Lan Viên: “Chế Lan Viên có một lối liên tưởng tạo những hình
ảnh, những biểu tượng tượng trưng vừa sinh động cụ thể, vừa trừu tượng, vô hình,
khó nắm bắt” [43, 184].
Tác giả Ngô Thị Kết chỉ ra sự vận động của biểu tượng thơ từ “Điêu tàn”
đến “Ánh sáng và phù sa” có mối quan hệ trực tiếp với cái tôi trữ tình: “Từ cái tôi
cô đơn buồn đau, bế tắc gắn với hình ảnh giàu sức biểu tượng trong “Điêu tàn”,
tới cái tôi hòa hợp riêng chung, trở về với nhân dân, đất nước gắn với hình ảnh
chân thực, mĩ lệ ở “Ánh sáng và phù sa” và cả hai tập “Điêu tàn” và “Ánh sáng và
phù sa” đều xuất hiện những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng” [22, 80].
Nguyễn Văn Đông trong luận văn của mình chỉ ra sự vận động của biểu

tượng qua “Điêu tàn” và “Ánh sáng và phù sa”: “Nếu “Điêu tàn” là thế giới của
hoang tàn, đổ nát, đau thương của đất nước Chiêm Thành được thể hiện qua những
biểu tượng như :“máu xương”, “hồn”, “bóng tối, “Chiêm nữ”, “tháp Chàm”,
“mộ”, “trăng sao”…thì “Ánh sáng và phù sa” là hiện thực sôi động, ấm nóng,
sinh sôi của cuộc sống nhân dân đất nước sau cách mạng tháng Tám với “đất”,
“hoa”, “bầu trời”, “màu hồng”, “ánh sáng”(…). Sự thay đổi trong tư tưởng, tình
cảm, quan điểm sáng tác của nhà thơ thời “Ánh sáng và phù sa” so với thời “Điêu

3


tàn” là những yếu tố quyết định làm nên sự khác biệt trong hệ biểu tượng của hai
tập thơ này” [10, 121].
2.2. Các ý kiến đề cập đến biểu tượng trong Di cảo thơ
Kể từ khi ra đời cho đến nay, có khoảng hơn chục bài viết trực tiếp về tác
phẩm này và nhiều bài viết gián tiếp nói đến khi bàn về con đường thơ Chế Lan
Viên. Điều đó cho thấy, việc tìm hiểu, khai thác về tác phẩm này vẫn là một miền
đất cần khám phá cho những người tâm huyết và yêu thơ Chế Lan Viên.
Các ý kiến đánh giá về Di cảo thơ nói chung đều thừa nhận năng lực sáng
tạo nghệ thuật phi thường của Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời và sự vận động
của hệ biểu tượng trong Di cảo thơ.
Tác giả Nguyễn Bá Thành trong “Đọc hai tập Di cảo thơ” nhận thấy sự “trở
về” của những biểu tượng một thời Điêu tàn trong Di cảo thơ: “Vốn biểu tượng về
bãi tha ma từ thời “Điêu tàn” được dùng lại khá nhiều: “đáy mồ”, “huyệt tối”,
“đầu lâu”, “hồn ma”, “bà Tiên”, “dĩ vãng”...Có những câu thơ mang đầy đủ dấu
vết của “Điêu tàn”[42] .
Trong công trình nghiên cứu khác của mình, Nguyễn Bá Thành chỉ rõ:
“...Có thể gọi đó là những biểu tượng ảo, là cái ảo trong thơ. Cái ảo ở trong thơ
Chế Lan Viên có từ thuở Điêu tàn nhưng đến giai đoạn Di cảo thì rất thịnh. Tư duy
thơ của ông giờ đây hướng nội hoàn toàn. (...) Có khi là một lối tư biện mông lung

vì bị chồng chất bởi sự trùng điệp của biểu tượng và ngôn từ” [43, 185] .
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Lâm Điền cũng đã đề cập Di cảo thơ ở phương
diện hình ảnh ảo: “Đặc biệt, các bài thơ Chế Lan Viên viết khi lâm trọng bệnh, hình
ảnh ảo xuất hiện khá nhiều. Hình ảnh của “xứ không màu”, “mé hư không”, “các trời
khác cũng đầy hoa”…ở trong thơ Chế Lan Viên không phải là sự ám ảnh của cái chết
mà chính là những biểu hiện sinh động, đúng đắn của ông về lẽ sống chết” [9, 83].
Như vậy, trong các ý kiến trên, các tác giả đều thừa nhận sự hiện hữu và giá
trị của biểu tượng trong Di cảo thơ. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình
nghiên cứu khoa học nào chuyên biệt về “Thế giới biểu tượng trong Di cảo thơ
của Chế Lan Viên”. Tuy nhiên, những ý kiến đó sẽ là một gợi ý quan trọng để
chúng tôi tìm hiểu đề tài này.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Biểu tượng là một trong những đặc điểm nổi bật, góp phần hình thành phong
cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Trong khuôn khổ của luận văn, người viết chủ
yếu tập trung vào hệ biểu tượng đa sắc, phong phú trong Di cảo thơ.
Di cảo thơ là tập hợp của những sáng tác kéo dài từ năm 1936 cho đến khi
nhà thơ giã biệt cuộc đời. Nhưng chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu những sáng
tác được Chế Lan Viên viết trong những năm cuối đời.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
4.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi khảo sát ba tập Di cảo thơ, thống kê các biểu tượng, thống kê tần
số xuất hiện của chúng …Việc làm này giúp chúng tôi có các số liệu cụ thể, từ đó
có cái nhìn chính xác về hệ biểu tượng. Phân loại các biểu tượng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân tích, giải mã các biểu tượng.
4.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Biểu tượng thơ không bao giờ tồn tại độc lập, riêng lẻ. Nó tồn tại trong một
hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, cần đặt các biểu tượng trong hệ thống các hình ảnh
trong bài thơ, trong tập thơ, trong toàn bộ sự nghiệp thơ Chế Lan Viên nói chung.
4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích mối quan hệ giữa bề mặt ngôn từ và ý nghĩa biểu trưng. Cần
phân tích các biểu tượng tiêu biểu để từ đó tổng hợp rút ra những kết luận
mang tính khái quát.
4.4 Phương pháp so sánh văn học
So sánh các biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên với biểu tượng thơ của các
tác giả khác để thấy được nét riêng trong sự sáng tạo của nhà thơ. Đối chiếu các
biểu tượng trong Di cảo với các biểu tượng trong Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa…
để thấy được sự vận động của hệ biểu tượng.
4.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý,
triết học, ngôn ngữ, văn hóa…để nghiên cứu vì biểu tượng cũng là đối tượng quan
tâm của những ngành này.

5


5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp một cái nhìn toàn diện, có hệ thống về thế giới biểu tượng
trong Di cảo thơ, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hệ biểu tượng này cũng như các
phương thức cơ bản xây dựng biểu tượng.
6. Cấu trúc của luận văn: gồm 3 chương
Chương 1: Biểu tượng, khái lược về biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên
Chương 2: Thế giới biểu tượng phong phú, đa sắc trong Di cảo thơ
Chương 3: Sức mạnh nghệ thuật và một số phương thức xây dựng biểu
tượng trong Di cảo thơ


6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG, KHÁI LƯỢC VỀ BIỂU TƯỢNG
TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
1. 1 Biểu tượng
Biểu tượng (tiếng Anh: symbol, tiếng Pháp: symbole) là một thuật ngữ khoa
học được sử dụng trong nhiều ngành khoa học với những nội hàm khác nhau. Khái
niệm này cũng được dùng rộng rãi cả trong đời sống. Tuy nhiên, trong đời sống nó
được sử dụng với nội hàm chưa thống nhất. Có khi biểu tượng được dùng với nghĩa
là một hình ảnh tượng trưng mang tính ổn định như: chim bồ câu là biểu tượng của
hòa bình, vòng nguyệt quế là biểu tượng của chiến thắng... Có khi biểu tượng lại
được xem như là một kí hiệu- một logo đã được thiết kế sẵn mang ý nghĩa cố định
như: lá cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho tổ quốc Việt Nam, hoa sen là biểu tượng cho
hãng hàng không Việt Nam Airline...Đôi khi biểu tượng còn được dùng như một
dấu hiệu đặc trưng vùng miền hay một quốc gia nào đó như tháp Ép-phen biểu
tượng cho nước Pháp, tháp Rùa và Hồ Gươm là biểu tượng của Hà Nội và Việt
Nam.... Như vậy, rõ ràng với những cách dùng khác nhau, biểu tượng lại mang
trong nó những ý nghĩa khác nhau. Nghiên cứu về biểu tượng, đến nay cũng tốn
không ít giấy mực nhưng để hiểu được một cách đầy đủ về biểu tượng không hề
đơn giản. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải tìm hiểu nội
hàm khái niệm này trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác nhau, từ những
góc nhìn khác nhau.
1.1.1 Biểu tượng từ những góc nhìn
- Xét theo tâm lý học, phân tâm học
Các nhà tâm lý học coi biểu tượng là một “hiện tượng tâm sinh lý do có một
sự việc của ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được sự vật
kích thích hoặc thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay kí ức” (Dẫn theo [3,
94]). Như vậy, biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, là hình

thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính do tư duy trực quan đem lại. Cấp độ
tiếp theo của biểu tượng là “biểu tượng của tưởng tượng”. “Biểu tượng của tưởng

7


tượng là hình ảnh mới, được xây dựng từ những biểu của trí nhớ, nó là biểu tượng
của tưởng tượng”. Biểu tượng phi trực quan là cơ sở cho biểu tượng nghệ thuật,
biểu tượng thơ ca.
S.Freud lại dùng thuật ngữ “biểu tượng” để chỉ các sản phẩm của vô thức cá
nhân gồm những hình ảnh, sự vật, hiện tượng có khả năng diễn đạt một cách “bóng
gió, gián tiếp và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng
là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời
nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” [5, XXIV]. Tuy nhiên, ông đã tập trung quá
nhiều vào lĩnh vực bản năng, vô thức mà lược bỏ đi sự soi sáng của ý thức sáng tạo.
Thuật ngữ “biểu tượng” của S.Freud bị lẫn với khái niệm “triệu chứng”. Jean
Chevalier cho rằng: “Theo khoa học phân tâm của Freud, các biểu tượng xoay vần
xung quanh nguyên lý khoái cảm, chúng lần lượt hội tụ ở các cấp độ miệng, hậu
môn và cơ quan sinh dục của cái trục đó, dưới tác động của ưu trội của một dục
năng bị kiểm duyệt và dồn nén” [5, XXXVI].
-Xét theo góc độ văn hóa:
Biểu tượng là một đối tượng nghiên cứu cơ bản của các nhà văn hóa. Bởi lẽ,
không thể xác định được đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan hệ của
các nền văn hóa khác nhau nếu không định tính được hệ biểu tượng hình thành trên
các nền văn hóa này. Biểu tượng là một thực thể vật chất hoặc tinh thần có khả năng
biểu hiện ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập
hợp, trong một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định như các nghi
lễ, các hành vi kiêng kị, thờ cúng... Một nền văn hóa vừa là những hệ biểu tượng
mang tính tương đối ổn định vừa là một quá trình biến đổi, phát triển của hệ thống
này. Các nhà nghiên cứu văn hóa đều khẳng định không thể xem xét biểu tượng như

là một yếu tố tĩnh mà phải xem xét trong quá trình vận động, trong việc sử dụng và
tái tạo biểu tượng của đời sống xã hội. Ý nghĩa của biểu tượng không phải là một
hằng số mà là một biến số. Nó không khép kín mà ngược lại còn có khả năng gợi ra
các chiều liên tưởng khác nhau trong thế giới tinh thần của con người.
Ví dụ: Từ “mẫu gốc” (còn được gọi là nguyên mẫu, nguyên sơ tượng) bầu
trời sản sinh ra hàng loạt các “biểu tượng gốc” như: mặt trời, mây, sao, gió, sấm, ...,

8


thiên đàng, thiên thần.... Từ hệ biểu tượng gốc này lại tiếp tục sản sinh các hệ biểu
tượng mới và các ý nghĩa mới.
Hay biểu tượng “áo” cũng vậy. Từ biểu tượng gốc này sản sinh hàng loạt các
biến thể như: vạt áo, thân áo, đường tà, áo nâu, áo xanh, áo tím... Ban đầu, “áo” chỉ
mang nghĩa là một giá trị vật chất, là vật che phủ thân thể con người trước biến đổi
của môi trường. Sau đó, nó liên tục được bồi đắp thêm các ý nghĩa khác như: biểu
trưng cho giới tính (áo tứ thân: nữ tính, áo the: nam tính), cho tầng lớp giai cấp
trong xã hội (VD: áo hoàng bào, áo triều bào biểu tượng cho vua chúa, áo nâu
sòng biểu tượng cho dân đen...), biểu trưng cho tình yêu, cho lời hẹn thề chung
thủy...
Biểu tượng văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với biểu tượng văn học, thậm chí
chúng có thể chuyển hóa ý nghĩa cho nhau. Ví dụ như biểu tượng “hoa hồng”. Trong
“Từ điển văn hóa thế giới”, các tác giả cho rằng hoa hồng “biểu thị một sự hoàn mĩ
trọn vẹn, một sự hoàn thành không thiếu xót (...). Nó còn tượng trưng cho phần thưởng
của cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu”, “biểu tượng của tình yêu và cao hơn thế,
của sự hiến dâng tình yêu, của tình yêu trong sáng...” [5, 429]. Với những ý nghĩa đó,
các thi nhân cũng dùng biểu tượng “hoa hồng” để bộc lộ tình yêu:
Cô kia cắt cỏ bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang
(Ca dao)

Mỗi dân tộc, mỗi thời đại lại có những hệ biểu tượng đặc trưng riêng, làm
nên bản sắc văn hóa không trộn lẫn.
- Xét theo góc độ ngôn ngữ:
Thuật ngữ symbol (tiếng Anh) hay symbole (tiếng Pháp) được dùng trong tín
hiệu học với những nội hàm rất khác nhau. F. Saussure khẳng định: “Biểu tượng
không hoàn toàn võ đoán, nó không phải là cái trống rỗng”. Còn E. Yanggo lại
khẳng định: “Biểu tượng là cái nhìn thấy được, mang một kí hiệu diễn tả cái
không nhìn thấy được”. Như vậy, theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ, biểu
tượng là một sự vật có hình ảnh mang thông điệp được dùng để gợi ra cái ở
bên ngoài theo một quan hệ ước lệ giữa các sự vật trong thông điệp và các sự

9


vật ở bên ngoài. Nếu coi cấu trúc ngôn từ của một tác phẩm là tổng thể các kí
hiệu thẩm mĩ thì trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ- biểu tượng với
tư cách là điểm nhấn trong tổng thể đó.
Tóm lại, biểu tượng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các
ngành khoa học khác nhau như tâm lý, văn hóa, ngôn ngữ... Những quan điểm,
những cách tiếp cận biểu tượng từ những bình diện khác nhau này là một trong
những cơ sở quan trọng để chúng tôi triển khai luận văn này.
1.1.2 Biểu tượng trong văn học
1.1.2.1 Khái niệm
Trong văn học, biểu tượng được xem như một phương thức tư duy nghệ
thuật của nhà thơ, nhà văn. Không có biểu tượng, không có văn học. Bởi vậy mà
biểu tượng cũng trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
PGS TS Nguyễn Thị Bích Hà trong chuyên đề “Nghiên cứu văn hóa dân gian
từ mã văn hóa” quan niệm: “Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác được cái bất
khả tri giác. Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng được cả
cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Nghĩa của biểu

tượng phong phú, nhiều tầng bậc ẩn kín bên trong, nhiều khi khó nắm bắt” [12].
Đặt trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, PGS.TS Nguyễn Bích Hà cho rằng
biểu tượng mang tính phổ biến và chứa đựng nội dung ý nghĩa phong phú, nhiều
tầng bậc. Tuy nhiên, đặt trong mối quan hệ với văn học, biểu tượng không phải bao
giờ cũng mang tính phổ biến, được sử dụng rộng rãi, đôi khi biểu tượng là dấu ấn
riêng của một cá nhân và chỉ tiếp nhận được ý nghĩa trong một văn cảnh nhất định.
Còn PGS.TS Lê Lưu Oanh lại khẳng định: “Biểu trưng được xem là những
hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của từng tác
giả, từng thời đại, từng dân tộc, thường được biểu hiện bằng các ẩn dụ, hoán dụ,
tượng trưng” [33, 176]. Ở đây, PGS.TS Lê Lưu Oanh nhấn mạnh đến khái niệm
biểu tượng ở phương diện cá nhân, thời đại, dân tộc cũng như các phương thức biểu
hiện của biểu tượng như các ẩn dụ, hoán dụ...
Cũng bàn về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Ngân Hoa quan niệm : “Theo
nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng dùng để chỉ một thực thể bao gồm hai mặt:

10


mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của
con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt
tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự
tồn tại này (cái được biểu trưng). Do đó, mối quan hệ giữa cái biểu trưng và cái
được biểu trưng mang tính đa trị” [18, 38]. Như vậy, ở đây nhà nghiên cứu
Nguyễn Thị Ngân Hoa cho rằng biểu tượng gồm hai mặt: cái biểu trưng và cái
được biểu trưng, hai mặt này vừa có mối quan hệ nội tại, tất yếu, cảm tính với
nhau vừa có tính đa trị. Nói như Todorov “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận ra
nhiều cái được biểu đạt ” [5, XXVII].
Như vậy, dù phát biểu bằng những hình thức khác nhau nhưng các nhà
nghiên cứu đều nhận thấy biểu tượng gồm những phương diện sau:
- Biểu tượng gồm hai mặt: cái biểu trưng và cái được biểu trưng. Nó có khả

năng chứa đựng tư tưởng, cảm xúc. Cái biểu trưng có thể xuất phát từ hiện thực
khách quan hoặc từ trí tưởng tượng phong phú của con người.
- Biểu tượng bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của cá nhân, dân tộc, thời đại.
- Ý nghĩa của biểu tượng không hề khép kín mà nó là một cấu trúc mở có
nhiều tầng bậc, có khả năng gợi liên tưởng lớn.
Những đặc trưng này chúng tôi sẽ làm rõ trong phần sau.
1.1.2.2 Đặc trưng của biểu tượng trong văn học
Biểu tượng trong văn học vừa mang những đặc trưng của biểu tượng nói
chung vừa mang những đặc điểm riêng, độc đáo, gắn với loại hình thể hiện.
a. Tính ổn định tương đối
Khởi nguyên của biểu tượng là một vật được cắt ra làm đôi và giao cho hai
bên, mỗi bên giữ một nửa, sau này hai bên giáp lại và đó là cơ sở để nhận ra nhau (Cha
mẹ nhận ra con cái, những người đính ước nhận ra nhau...). Vì vậy giữa hai mặt biểu
tượng: mặt biểu trưng và mặt được biểu trưng có quan hệ nội tại với nhau. Biểu tượng
dù có đa dạng, phong phú ý nghĩa đến đâu thì vẫn mang tính ổn định tương đối. Có
điều này là do các biểu tượng văn học đều được xây dựng từ các “mẫu gốc”.
“Mẫu gốc” (còn gọi là nguyên sơ tượng, nguyên tượng) là những biểu tượng
xuất hiện sớm nhất, để lại dấu ấn trong tín ngưỡng dân gian, văn hóa dân gian như

11


các lễ hội, thần thoại, truyền thuyết...Các mẫu gốc mang tính phổ quát, có khả năng
sản sinh ra các hệ biểu tượng, “mẫu gốc giống như những nguyên mẫu của các tập
hợp biểu tượng ăn sâu trong ý thức đến nỗi chúng trở thành một cấu trúc, như
những kí tích” [5, XXI]. Bởi vậy, dù ở Việt Nam, Ấn Độ hay Trung Quốc thì “hoa
sen” vẫn là biểu tượng cho sự thanh cao, thoát tục, “chim bồ câu” biểu tượng cho
hòa bình, màu đen là tượng trưng cho bóng tối, cái ác, sự tang tóc...
b. Khả năng sáng tạo dồi dào
Tuy nhiên, tính ổn định của biểu tượng chỉ mang tính tương đối. Các nhà

văn, nhà thơ lấy chất liệu từ kho tàng biểu tượng văn hóa của nhân loại rồi nhào nặn
lại tạo cho biểu tượng thêm những lớp nghĩa mới. Vì vậy mà ý nghĩa của biểu tượng
liên tục được bồi đắp, được làm đầy, làm mới. Đó chính là đặc trưng thứ 2 của biểu
tượng văn học.
Ý nghĩa của biểu tượng văn học không hề khép kín, đóng khung ở một
khuôn mẫu nhất định mà nó luôn được bồi đắp, được kiến tạo thêm những lớp nghĩa
mới. Hơn nữa, trong môi trường văn hóa, văn học của mỗi quốc gia, mỗi thời đại, ở
từng tác giả khác nhau biểu tượng lại mang trong mình những ý nghĩa đặc trưng.
VD: Biểu tượng “trăng”. Nếu như trong cao dao, trăng là biểu tượng cho tình
yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc sống của người dân lao động thì trong Truyện
Kiều trăng lại là biểu tượng cho tình yêu bị chia cắt, cho sự bơ vơ, cô quạnh:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
(Truyện Kiều)
Trong thơ của Hàn Mặc Tử, “trăng” là biểu tượng cho nỗi đau thương gặm
nhấm, giằng xé tâm can, biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt về tình yêu và cuộc sống:
“Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”

12


Hay trong Thơ Mới, “dòng sông” ( Quê hương) của Tế Hanh là biểu tượng
của tình yêu quê hương đất nước nhưng “dòng sông” (Tràng giang) của Huy Cận
lại là biểu tượng cho dòng đời rộng lớn với những kiếp người nhỏ bé, trôi dạt.
Thậm chí, do quá trình liên tục sáng tạo và mở rộng nội hàm, biểu tượng đôi
khi còn chứa đựng trong nó những ý nghĩa trái ngược nhau:
VD: Thuyền- bến trong ca dao là biểu tượng cho tình yêu chung thủy:

Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Có khi lại là biểu tượng cho những mặc cảm chia lìa, cho những mối tình lỡ
dở, lỡ nhịp:
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
(Ca dao)
Biểu tượng không chỉ có khả năng bồi đắp thêm những lớp nghĩa mới mà nó
còn có khả năng sản sinh ra những hệ biểu tượng mới vô cùng phong phú từ hệ biểu
tượng ban đầu.
VD: Từ mẫu gốc “nước” sản sinh ra các biểu tượng biến thể như:
+ Theo không gian của nước có: biển, sông, hồ...; trời...
+ Theo trạng thái sự vật của nước có: mây, mưa, sương, tuyết...
Có những biểu tượng hoàn toàn do tác giả tạo ra, không xuất phát từ mẫu
gốc. Chẳng hạn, biểu tượng “xe không kính” của Phạm Tiến Duật hoàn toàn không
sản sinh từ mẫu gốc nào.
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ mất rồi
(Phạm Tiến Duật)
Biểu tượng chuyển hóa thành hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật
như ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng...Với ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng có tính năng động
ngữ nghĩa; với tượng trưng, biểu tượng có được ổn định trong ngữ nghĩa. Tuy nhiên

13


cũng phải khẳng định thêm rằng không phải ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng...nào cũng
tạo ra biểu tượng.
Như vậy, có thể nói, với khả năng sản sinh ra những biến thể biểu tượng mới

cùng với quá trình bồi đắp, sáng tạo dồi dào về nghĩa làm cho biểu tượng văn học
ngày càng phong phú và có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của chính nó, tạo
nên sức sống lâu bền của tác phẩm.
c. Tính dân tộc và tính thời đại
Để thực hiện chức năng phản ánh đời sống của mình, văn học sáng tạo ra hệ
biểu tượng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia dân tộc, mỗi thời đại khác nhau hệ biểu
tượng ấy lại mang những đặc trưng riêng. Bởi vậy mà chúng mang tính dân tộc và
thời đại.
VD: Trong các thể loại trữ tình dân gian Nga, “cây táo trổ hoa” là biểu
tượng cho sắc đẹp tuổi thanh xuân còn “chim ưng” là biểu tượng cho lòng dũng
cảm, cho sức mạnh, “chim họa mi” là biểu tượng cho hạnh phúc, tình yêu, niềm
tin…[25, 50] Còn trong thơ cổ Trung Quốc, “mây trắng giữa bầu không” là biểu
tượng mang ý vị triết học cho một tâm hồn nhàn tản, phiêu du đi một mình bên trên
cuộc đời, sự tồn tại mơ hồ của con người trước hư không. “Nhành liễu” là tượng
trưng cho người con gái, cho sự chia ly:
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu
(Khuê oán-Vương Xương Linh)
Trong ca dao Việt Nam, biểu tượng cho tình yêu nam nữ thủy chung son sắc
là thuyền -bến, trầu- cau…, biểu tượng cho tình nghĩa mẹ cha là núi cao, biển cả,
nước trong nguồn... Đến Nguyễn Bính, biểu tượng con thuyền, dòng sông cũng đã
khác với ca dao rất nhiều. Cánh buồm xuất hiện trong thơ của thi sĩ chân quê hư hư
thực thực. Một cánh buồm mà mở cả thời gian, không gian chia ly, chất chứa rất
nhiều tâm trang, sự xót xa, tiếc nuối:

14



Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm
(Cánh buồm nâu- Nguyễn Bính)
d. Biểu tượng gắn với phong cách tác giả
Nhà thơ Lê Đạt cho rằng: “Mỗi công dân có một dạng vân tay. Mỗi nhà thơ
thứ thiệt có một dạng vân chữ. Không trộn lẫn” (Vân chữ). Trong suốt cuộc đời
cầm bút của mình, mỗi nhà thơ đều cố gắng xây dựng nên cho mình một thứ vân
chữ đặc trưng, không trộn lẫn với bất cứ ai, vân chữ đó chính là phong cách. Phong
cách được tạo ra từ nhiều bình diện khác nhau, trong đó có hệ biểu tượng. Biểu
tượng là sản phẩm mang dấu ấn riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ. Nhắc đến những
“tượng Chàm lở lói”, “ma hời”, “xương trắng”, “sọ dừa”...người ta nhớ đến một
Chế Lan Viên kì dị trước cách mạng. Còn đến với Xuân Diệu- chàng hoàng tử thi
ca, người ta bắt gặp ngay một hệ biểu tượng gắn với tình yêu và sự hưởng thụ như:
mắt- môi- trái tim- ngực... Hệ biểu tượng gắn liền với đời sống thôn quê như: cái
quần nái đen, dây lưng đũi, ao bèo, bờ giậu...làm nên hồn thơ Nguyễn Bính. Còn
đến với Hàn Mặc Tử, người đọc như lạc vào thế giới đau thương với hàng loạt các
biểu tượng được lặp đi lặp lại đầy ám ảnh như: trăng- hồn –máu...
Như vậy, để khám phá vẻ đẹp trong phong cách mỗi tác giả, chúng ta không
thể không giải mã các biểu tượng đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của họ.
Trên đây, chúng tôi trình bày những vấn đề cơ bản của biểu tượng nói chung,
biểu tượng văn học nói riêng. Đây sẽ là những tiền đề để chúng tôi khám phá, giải
mã hệ thống biểu tượng trong Di Cảo Thơ của Chế Lan Viên.
1.2 Cơ sở hình thành biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên
Thơ Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc từ những sáng tác đầu tay cho đến
những sáng tác khi ông sắp bước vào “xứ đầy hoa”. Trên chặng đường nào ông
cũng để lại những dấu ấn riêng, gieo “những mùa hoa” rực rỡ sắc màu. Tiếp cận,
giải mã các biểu tượng thơ giúp chúng ta đi sâu vào cảm nhận và thưởng thức vẻ
đẹp của “các mùa hoa” ấy.

15



Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành hệ thống biểu tượng
trong thơ Chế Lan Viên quả thật không dễ dàng. Số lượng tác phẩm của Chế Lan
Viên quá đồ sộ. Chỉ tính riêng thơ, ông đã để lại cho đời hơn 10 tập thơ: Điêu tàn
(1937), Gửi các anh (1955), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, chim
báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Hái theo
mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986) và ba tập Di cảo thơ xuất
bản sau khi ông mất. Thời gian sáng tác trải dài theo chiều vận động của lịch sử, ở
giai đoạn nào thì ông cũng để lại những dấu ấn của mình trong nền văn học nước
nhà. Tựu chung lại, chúng tôi nhận thấy, các yếu tố cơ bản sau ảnh hưởng trực tiếp
đến sự hình thành biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên:
1.2.1 Quê hương
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23-10-1920 trong một
gia đình viên chức nghèo ở Cam Lộ, Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình chuyển vào
An Nhơn, Bình Định. Đây trở thành quê hương thứ hai của ông. Bình Định là miền
đất giao thoa bởi các nền văn hóa khác nhau. Từ sau năm 1471 những lớp cư dân
Việt đầu tiên đã đến sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất Bình Định ngày nay, bắt đầu
một quá trình giao thoa và hỗn dung văn hóa. Người Việt mang tới mảnh đất này
những truyền thống được tích lũy hàng nghìn năm từ thủa Hùng Vương dựng nước.
Nơi đây đã hình thành một nền văn hóa giàu bản sắc. Một nếp nhà lá mái hay
hương vị mặn mòi của nước mắm Gò Bồi, một đêm diễn xướng hát Bội, những môn
phái quyền roi cùng truyền thống thượng võ đặc sắc .....đều để lại dấu ấn khó phai
mờ cho ai đó đã từng một lần đặt chân lên mảnh đất này. Đặc biệt, thành Bình Định
còn chính là Đồ Bàn, kinh đô của nước Chiêm Thành xưa, nơi có những Tháp
Chàm cổ kính, sừng sững trên các sườn đồi hoang vắng. Đây chính là những chứng
tích cho một nền văn minh đã sụp đổ. Và “Chế Lan Viên bị ảnh hưởng hoàn toàn
bởi những ngọn tháp Chàm nằm rải rác khắp Bình Định” [1, 527]. “Trên đường đi
về hằng ngày, từ thành Bình Định đến trường học ở Quy Nhơn, hai ngôi tháp ở
làng Hưng Thạnh nghiêng mình đứng sừng sững, cắm sâu vào mắt chàng như hai mũi

tên nhọn, làm cho tâm trí chàng luôn bị căng thẳng. Những đêm đông lạnh ở nội thành
Bình Định, trong một ngôi nhà lá nhỏ, chàng lắng nghe lá bàng rơi, trái mù u rụng, rồi

16


nằm dài trên chiếc võng gai, đối diện với ngọn đèn dầu, chàng mở cuộc thẩm vấn tên
lính Dĩ vãng của ngàn xưa [6]”. Sống trong một không gian địa lý, không gian văn hóa
như vậy, một chàng trai nhạy cảm, tinh tế, có tố chất văn chương như Chế Lan Viên
không thể không bị ảnh hưởng. Và người đọc bắt gặp không gian trầm mặc, u ẩn, đầy bí
mật ấy trong thế giới các biểu tượng của “Điêu tàn”.
1.2.2 Thời đại
Chế Lan Viên sinh ra và lớn lên trong những năm tháng đau thương của đất
nước, cuộc đời của ông trải dài theo các giai đoạn lịch sử của dân tộc thế kỉ XX.
Mỗi một giai đoạn lịch sử lại tạo ra những dư ba vang dội đến tâm hồn thi sĩ.
Trước cách mạng, sống trong lòng xã hội thực dân nửa phong kiến, Chế Lan
Viên không có cái may mắn như Tố Hữu sớm bắt gặp “mặt trời chân lý chói qua
tim” để tìm cho mình một “lẽ sống lớn, tình cảm lớn”. Ông cũng như nhiều thi sĩ
đương thời chịu sự tác động của những thay đổi lớn lao về kinh tế, xã hội, văn hóa,
tư tưởng…Ông sớm được tiếp xúc với văn hóa Pháp đặc biệt là văn học Pháp. Ông
lớn lên khi trào lưu văn học lãng mạn đặc biệt là phong trào thơ Mới đã và đang
giành được những thành công rực rỡ. Sự gặp gỡ về mặt tư tưởng của Chế Lan Viên
và các thi nhân lãng mạn đương thời ở: nỗi chán chường, bất mãn trước thực tại, sự
bơ vơ, lạc lõng trước thực tại đó. Bởi vậy, họ chọn cho mình một thế giới khác để
thoát ly. Kẻ chốn trong tình yêu, người mơ mộng đến cõi Thiên Thai, người tìm về
với nỗi sầu vạn cổ…và Chế Lan Viên lại tìm đến thế giới của những tháp Chàm “lẻ
loi và bí mật” đã từng ám ảnh tuổi thơ ông…Ông dùng những biểu tượng về non
nước Chiêm Thành xưa để kín đáo bày tỏ tình yêu đối với đất nước, một đất nước
đang trong vòng nô lệ, để thể hiện thái độ chán ghét, bất mãn với thực tại xã hội
đương thời.

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra trang sử mới cho đất nước. Cách
mạng cũng giải thoát các thi nhân ra khỏi tình trạng bế tắc trong tư tưởng, mở ra
nguồn cảm hứng mới cho tâm hồn nghệ sĩ. Từ bóng tối của chế độ cũ, nhà thơ bước
theo ánh sáng chói lọi của lý tưởng cách mạng, “đi từ thung lũng đau thương ra
cánh đồng vui” để cất tiếng ca ca ngợi cuộc sống mới. Hiện thực cuộc sống của đất
nước đã thổi đến trang thơ của Chế Lan Viên một luồng gió mới nên một “cuộc tái

17


sinh màu nhiệm”, khơi dậy niềm tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của nhà
thơ với Đảng, với nhân dân và đất nước. Tuy nhiên, ông tìm đến hiện thực bề bộn,
phong phú của cuộc sống không phải để miêu tả một cách giản đơn, phản ánh
nguyên dạng mà khái quát, nâng lên thành các biểu tượng giàu giá trị triết lý. Bởi
vậy, thơ Chế Lan Viên sử dụng các biểu tượng phong phú, đẹp đẽ để đủ sức để diễn
tả hiện thực cuộc sống sôi động, nhiều màu sắc.
Sau năm 1975, đất nước bước sang một trang sử mới. Chiến tranh đã đi qua,
sau niềm vui ngây ngất của chiến thắng, con người quay trở lại với cuộc sống đời
thường, phải đối diện với bao khó khăn, bộn bề của đời sống, với bao mối quan hệ
thế sự phức tạp... Cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểm khác biệt so với cuộc
sống thời chiến tranh. Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vị thế của mình sao cho
thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.
Thời kì này, đã có sự nhận thức lại về bản chất, chức năng của thơ. Thơ
không còn được xem là “ngôi đền thiêng bí ẩn” dành riêng cho những người có khả
năng và người ta cũng không khoác cho thơ sứ mệnh cải tạo xã hội nữa. Thơ được
nhìn nhận với đúng bản chất, khả năng và giới hạn của nó. Thơ được đặt giữa cuộc
đời, không cao hơn và cũng không thấp hơn. Từ chỗ là những ca sĩ ngợi ca đất nước
và nhân dân bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn, giờ đây các nhà thơ
“chuyển giọng” từ “giọng cao” sang “giọng trầm”:
Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm

Tiếng hát lẫn với im lìm của đất
Vườn lặng im mà thơm mùi mít mật
Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân
(Giọng trầm- Chế Lan Viên)
Cái nhìn sử thi đã dần phai nhạt và thay vào đó là cái nhìn thế sự. Đây là yếu
tố hết sức quan trọng khiến cho nghệ thuật giai đoạn này thể hiện tinh thần dân chủ
hóa sâu sắc. Cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã trở thành nền
tảng và cảm hứng chủ đạo của thơ ca sau 1975.
Vào giữa những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh
tế xã hội nặng nề. Hiện thực xã hội bộc lộ nhiều mặt trái. Thơ ca mất dần địa vị:

18


Giờ là thế giới của xe cúp, ti vi, phim màu ngũ sắc
Của quyền lực và tuổi tên đốp chát
Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng
(Thời thượng- Chế Lan Viên)
Trên thi đàn lúc này xuất hiện một dàn đồng ca nhiều thế hệ cùng bắt nhịp
vào một giai đoạn mới của thơ ca dân tộc. Dàn đồng ca ấy gồm thế hệ các nhà thơ
trưởng thành từ trước cách mạng, các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
chống Mĩ, sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ ...Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng,
trong số những nhà thơ lớp trước không phải ai cũng có đủ sức và lực để đi tiếp và
đi xa như Chế Lan Viên.
1.2.3 Con người
Nếu như quê hương và thời đại là những tiền đề quan trọng mang tính khách
quan thì yếu tố con người chính là tiền đề quyết định thuộc về bản thân nhà thơ, chi
phối đến sự hình thành biểu tượng. Dù cho mảnh đất quê hương giàu truyền thống
văn hóa, dù cho thời đại dội vang bởi các chuỗi sự kiện nhưng ảnh hưởng của chúng
ra sao, ở mức độ nào đều phụ thuộc vào bản thân con người nhà thơ.

Chế Lan Viên là một con người có năng khiếu thơ văn bẩm sinh, trí tuệ uyên
bác, thông hiểu văn hóa Đông Tây từ cổ chí kim đặc biệt đó là con người ham học
hỏi, say mê học hỏi. “Ông đọc nhiều và suy tư sâu sắc cả Đông Tây kim cổ, với văn
hóa dân tộc ông có sự say mê, có ý thức tìm hiểu, kế thừa đặc biệt nghiêm túc” [29].
Phan Thị Vàng Anh, con gái của nhà thơ có kể lại rằng: Cha tôi “học thơ từ cổ chí
kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn (…) Cho đến lúc gần
bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ
góc nào của khu vườn văn hóa [2]. Xuân Diệu gọi Chế Lan Viên là một nhà bách
khoa toàn thư. Có thể nói, bằng một tinh thần học hỏi nghiêm túc, một vốn năng
khiếu bẩm sinh, Chế Lan Viên sớm trở thành một nhà thơ uyên bác, trí tuệ
“Chế Lan Viên là một nhà thơ trước sau đều có ý thức về thơ, về bản chất
của thơ, vai trò của thơ” [39]. Ông chưa bao giờ bằng lòng với chính mình; chưa
bao giờ ngừng tìm tòi và thể nghiệm. Trước cách mạng, Chế Lan Viên quan niệm:
“Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó người mơ, người

19


say, người điên. Nó là tiên, là ma, là quỷ, là tinh, là yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xối
trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai” [49]. Quan niệm này xuất phát từ sự ảnh
hưởng của chủ nghĩa tượng trưng ở phương Tây, một trào lưu nghệ thuật xuất hiện
vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ta có thể nhận ra bóng dáng của Baudelaire và
Edgar Poe- những đại biểu của chủ nghĩa tượng trưng khi họ quan niệm: “Làm thơ
là làm những điều kì lạ, dị thường, vượt lên trên mọi giới hạn thông thường”. Trong
các công trình nghiên cứu về thơ Mới, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra đặc
điểm này. Phan Cự Đệ khẳng định trường thơ loạn (do Chế Lan Viên và Hàn Mặc
Tử sáng lập) “chịu ảnh hưởng trực tiếp những quan niệm thẩm mĩ của Edgar Poe”,
“càng về sau, họ không chỉ chịu ảnh hưởng của một mà rất nhiều thi sĩ Pháp, trong
đó Baudelaire là để lại chứng tích sâu đậm nhất” [8]. Cùng quan điểm này, Hoài
Thanh cũng thừa nhận sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng trong sáng tác của hai chủ

soái trường thơ loạn nhưng ông cũng chỉ ra sự khác biệt giữa họ: “Chế Lan Viên đã
đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ
Đường đến Baudelaire, Edgar Poe và đi thêm một đoạn nữa cho gặp thánh kinh
của đạo Thiên chúa” [41]. Điều này lý giải sự xuất hiện của các biểu tượng mang
màu sắc siêu thực trong các sáng tác của Chế Lan Viên.
Cũng do ảnh hưởng của thơ tượng trưng nên biểu tượng thơ của Chế Lan
Viên lấp lánh màu sắc trí tuệ. Chúng kích thích tư duy người đọc cần khám phá,
giãi mã các tầng nghĩa sâu kín, từ đó tạo nên các hiệu ứng cảm xúc cho người đọc.
Điều này khác với biệt với thơ “duy cảm” dễ đọc, dễ hiểu của Tố Hữu. Tố Hữu
thường diễn tả cảm xúc trực tiếp theo kiểu:
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế
(Tố Hữu)
Còn Chế Lan Viên lại quan niệm:
Một phút lao ảo ảo, hư hư mà phải lượn trăm vòng rất thực
Hay như là để lao vào bắt con cá thực
Có khi phải lượn trăm vòng rất đỗi ảo hư
(Ảo –thực)

20


Bởi vậy khi tiếp xúc với biểu tượng thơ Chế Lan Viên hầu hết mọi người đều
phải thừa nhận tính đa diện, đa sắc, không dễ dàng lí giải ngay được.
Chế Lan Viên rất coi trọng hình ảnh trong thơ. Ông quan niệm: “Thơ phải
có hình ảnh, có người đã nói: triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật,
thơ nghĩ bằng hình ảnh” [52,74]. Nhà thơ nghĩ bằng hình ảnh nên ý thơ phải được
biểu hiện bằng hình ảnh, sống trong hình ảnh. Nhưng đó không phải là kiểu “đổi ý
ra hình”, ông cho rằng kiểu “đổi ý ra hình” đó chẳng khác nào “đổi bạc giả này ra
bạc giả khác”. Chế Lan Viên quan niệm: “Phải viết được những hình ảnh có ý

tưởng, hay phải diễn tả những ý tưởng dính hình ảnh, bằng hình ảnh. Đó là hai mặt
của một việc là làm thơ, như bật một ngọn lửa lên vừa có một hình ảnh sáng, vừa
có một sức nóng, không thể bảo cái nào trước, cái nào sau được” [58,72]. Nói cách
khác là “ý tưởng chính là hình ảnh hay hình ảnh là hiện thân của ý tưởng cũng
vậy” [21,47]. Bởi vậy, có thể thấy thơ ông không phụ thuộc vào cái cụ thể của hiện
thực, thường ít chi tiết của hiện thực trong nguyên dạng sống động của nó mà
ngược lại, hình ảnh đó thường được khái quát, nâng lên một tầm nhận thức mới,
biểu thị những ý nghĩa vượt tràn ra khỏi vỏ ngôn ngữ vốn có của nó. Đó chính là
một trong những cơ sở để hình thành nên biểu tượng. Ngay cả khi đã sang tuổi xế
chiều, quan niệm đó vẫn còn nguyên giá trị: “Những chiếc lá thơm hái lúc về già/
Những chiếc lá có hương tư tưởng”.
Càng đến chặng cuối của cuộc đời thì Chế Lan Viên càng trăn trở nhiều hơn
về nghề nghiệp của mình. Ông quan niệm thơ của thời nào cũng phải biết tạo ra chất
lửa từ nỗi đau của chính mình và nhân thế (Giàn hỏa). Trước yêu cầu thời đại mới,
ông nhận thấy thơ cần “chuyển giọng”, cần thay đổi “đề tài” để “mỗi câu thơ hôm
nay phải tiến hơn hôm qua một ít”, cần “lộn trái” mọi vấn đề lên để không chỉ thấy
mặt này mà còn thấy được cả “bề thêu trái” của nó. Chế Lan Viên cũng nhận rằng
nhiệm vụ tất yếu của thơ phải thay đổi thi pháp, đó là tiền đề cho sự tồn tại của nó:
“Câu thơ phải luôn luôn bất ổn
Luôn xôn xao
Không thể nằm im mà ngủ được nào”

21


Khi Tuyển tập của mình ra đời, Chế Lan Viên tâm sự: “Ra xong cái tuyển,
tôi xem như đắp xong cái mộ rồi. Khá cũng đến thế mà kém cũng đành thế, biết sao,
cả đời mình gắng mãi chứ có chơi đâu” [36]. Một nhà thơ ở vào cái tuổi thất thập
cổ lai hy, dẫu tự coi đã “đắp xong mộ” cho mình ấy vẫn mà vẫn say sưa, cần mẫn
viết. Để rồi từ đó, Di cảo thơ ra đời.

Từ năm 1981 đến năm 1989, Chế Lan Viên về sống tại quận Tân Bình, thành
phố Hồ Chí Minh. Trong quãng thời gian 8 năm cuối cùng này, ông đã sáng tác
khối lượng tác phẩm bằng cả đời thơ sáng tác trước đây, gồm: Hoa trên đá (1984),
Ta gửi cho mình (1986) và 3 tập Di cảo thơ. Đặc biệt là Di cảo thơ. Trong khoảng
558 bài thơ thì có đến 309 bài được viết vào hai năm 1987-1988. Nỗi ám ảnh về
“thời gian nước xiết”, về “những chuyến xe không có khứ hồi”, về “giờ chót” đã
thôi thúc thi nhân viết với tất cả trái tim và trí tuệ của mình. Những suy tư về thời
gian, về thơ, về bao nỗi trái ngang trong cuộc đời được trải dài trên trang giấy như
môt cuộc chạy đua nước rút giữa nhà thơ và số phận của chính mình. Càng về cuối
đời, nỗi ám ảnh ấy càng trở nên khắc khoải, day dứt. Thời gian hiện lên với tốc độ
hủy diệt dữ dội:
Thời gian như thạch nhũ
Thời gian như nước lũ
Thời gian triệu năm cho Uranium, phóng xạ hóa ra chì…
Thời gian nước xiết
(Thời gian nước xiết)
Nó hiện nguyên hình là “tên phá hoại”, và dồn nhà thơ đến “chân tường”, nó
hiện diện mọi lúc mọi nơi trong tiếng chim gù cúc cu, trong tiếng mọt gặm nơi thớ
gỗ, trong một cánh hoa rơi…Nhà thơ vội vã, tất bật, cuống cuồng chạy đua với nó
bằng cách tự hối thúc mình, giục giã mình:
Viết đi! Viết đi! Viết! Viết
Thời gian nước xiết
Viết thêm! Viết nữa! Viết vào.
Bởi ám ảnh về quỹ thời gian ít ỏi của mình nên Di cảo có vô vàn những biểu
tượng về cái chết nhưng không vì vậy mà người đọc thấy một giọng thơ tiêu cực, bi

22


quan chán nản. “Chừng như mỗi lần cái chết tính gõ cửa hồn ông, ông lại có thơ

hay. Có thể nói, trong phản ứng hóa học của tư tưởng và cảm xúc để tạo ra một
chất thứ ba là thi ca, cái chết là một chất xúc tác kì diệu của Chế Lan Viên. Và
những cơn đau chính là nhiệt độ, là lửa để tạo ra phản ứng thi ca của ông” [16].
Người đọc vẫn bắt gặp trong Di cảo một Chế Lan Viên “vừa quen vừa lạ” và trên
hết là một nhà thơ lớn đến phút cuối đời “chuẩn bị đi” vẫn khát khao tận hiến cho
cuộc đời và thơ. “Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không
thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được” [41].
Có thể nói, ảnh hưởng của quê hương, thời đại, và những yếu tố thuộc về bản
thân con người nhà thơ đã tạo nên sự đa sắc, đa diện của hệ biểu tượng trong thơ
Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói riêng.
1.3 Sự vận động của biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên qua một số tập
thơ tiêu biểu
1.3.1 Biểu tượng trong Điêu tàn
Trong lời tựa tập Điêu tàn, Chế Lan Viên viết: “Tôi nằm ngủ ở trong sao,
nghe được, tung mây ngồi dậy, vồ lấy cái quà quý giá ấy rồi say sưa, rồi ngây ngất,
rồi điên cuồng vỗ lên đầu sao Khuê sao Đẩu, lên cả Nguyệt Cầu mà bảo chúng nó
rằng: - Ha , ha, bay ôi! Loài người thành thi sĩ như Ta cả rồi” [50]. Chế Lan Viên
với trường thơ Loạn đã “xác lập một thế giới mới trong thi ca khác với quan hệ của
đời thường” [11]. Đó là một thế giới dị thường. Trong thế giới ấy, mọi sự vật hiện
tượng được sinh ra lần đầu, được định danh bằng cách viết hoa để trở thành những
biểu tượng mang ý nghĩa mới như: Sông Linh, Cõi U Buồn, Cõi Tang, Cõi Hư Vô,
Suối Khổ…., cả những cảm xúc của con người cũng được viết hoa và cho nó những
ý nghĩa mới: Lầm Lạc, Chán Nản, U Buồn…
Bằng khả năng tưởng tượng, liên tưởng tuyệt vời, chàng thi sĩ tài hoa ấy còn
tạo nên ở Điêu tàn một thế giới thi ca với vô vàn các biểu tượng khác nhau như:
“bóng tối”, “mồ hoang”, “sọ người”, “ hồn ma”, “ huyệt”, “ xương”, “đầu lâu”,
...Với những biểu tượng này, thi sĩ dẫn ta về đến tận cùng của những đau thương,
oán hận nơi cõi chết, thế giới của các hồn ma dật dờ, quờ quạng trong bóng tối.
Cũng ở Điêu tàn người đọc còn bắt gặp một thế giới khác, thế giới của cái đẹp bị


23


hủy diệt, tiêu vong. Thế giới ấy được tạo nên bởi các biểu tượng “Chiêm nữ”,
“Tháp Chàm”... Một quá khứ huy hoàng lộng lẫy được tái thiết lại bên cạnh hiện tại
đổ nát, vỡ vụn càng tô đậm rõ hơn cái tôi bế tắc, hoang mang và cô đơn của thi sĩ. Ở
đó người đọc cũng gặp rất nhiều các biểu tượng thuộc về vũ trụ như: “Trăng”,
“sao”, “tinh cầu giá lạnh”,…Vũ trụ là nơi mà hồn thơ mơ đạt đến, mơ được “tắm
trăng”, “ngủ trong sao” để thoát khỏi những buồn đau. Cái thế giới trăng sao của
Chế Lan Viên có nhiều khác biệt với trăng sao của Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử tìm
đến với trăng sao là tìm đến với thế giới thượng tầng mông lung, bát ngát, hướng
đến một tương lai huy hoàng không có thực ở phía trước. Còn Chế Lan Viên, tìm về
với trăng sao, với vũ trụ là lùi về quá khứ xa xưa, với những người đã chết, với
những Chiêm nữ, Chiêm nương, thành quách chỉ còn trong huyền thoại. Dù khác
biệt về hướng đi, nhưng cả hai nhà thơ cùng gặp nhau ở một điểm đó là dẫu lùi về
dĩ vãng hay hướng đến tương lai thì họ đều là những tâm hồn bế tắc, cô đơn giữa
biển đời bao la rộng lớn.
1.3.2 Biểu tượng trong thơ kháng chiến
Cách mạng đến như một vầng ánh sáng chói lọi trước mắt nhà thơ và kéo thi
sĩ ra khỏi con đường bế tắc, hoang mang. Từ việc khóc thương cho một dân tộc
Chiêm Thành một đi không trở lại, nhà thơ hòa mình vào cuộc biến thiên vĩ đại của
đất nước, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình trong cuộc đời rộng lớn của nhân dân.
Một loạt các tác phẩm được ra đời trong thời kì này trong đó Ánh sáng và phù sa
được coi là một đỉnh cao mới được xác lập sau “Điêu tàn”. Các biểu tượng về một
thế giới đầy ma quái không còn nữa. Một loạt các biểu tượng được nhà thơ sử dụng
để nói lên sự hồi sinh của tâm hồn mình, của đất nước mình, của nhân dân mình
như: “đất”, “ánh sáng”, “phù sa”, “bầu trời”, “hoa”, “trăm núi ngàn sông”...
Người ta bắt gặp trong những biểu tượng ấy tiếng reo vang của một tâm hồn đã tìm
thấy lẽ sống cho mình, cho thơ. Với tập thơ này, Chế Lan Viên đã tự xác lập được
vị trí của mình, một nhà thơ, một chiến sĩ trong cuộc đấu tranh của nhân dân nên

mỗi lời thơ đều là vũ khí đánh giặc. Trong Ánh sáng và phù sa, ta cũng gặp rất
nhiều biểu tượng chỉ màu sắc và chủ yếu là những gam màu nóng như: “đỏ”, “xanh
biếc”, “vàng”, “vàng rực”, “hồng”…Đây là những biểu tượng biểu trưng cho sự

24


thay da đổi thịt của đất nước, sự hồi sinh của nhân dân cũng như của tâm hồn người
nghệ sĩ “khi đã có hướng rồi”.
Tập thơ “Hoa ngày thường, chim báo bão” là một bước phát triển mới trong
thơ Chế Lan Viên. Từ sắc thái trữ tình đậm nét trong “Ánh sáng và phù sa” chuyển
sang sắc thái thời sự, chính trị. Vì thế biểu tượng thơ trong “Hoa ngày thường, chim
báo bão” cũng được mở rộng thêm một bước nữa. Đó là những biểu tượng nói lên
vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam trong kháng chiến như “hoa”, “sao”,
“sao chiến thắng”, “mặt trời hồng”... Hay đó là những biểu tượng về tội ác của
giặc cũng như những đau thương mất mát mà đất nước ta phải hứng chịu trong suốt
những năm kháng chiến như “máu”, “máu xương”, “bão”, “bom”…Ở đây, tác giả
cũng sử dụng rất nhiều biểu tượng khi viết về Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu
của chúng ta, linh hồn của cuộc kháng chiến.
Có thể nói, hệ thống biểu tượng được mở rộng phong phú hơn, giàu màu sắc
hơn bởi cái tôi trữ tình của thi nhân đã có sự thay đổi lớn “đi từ thung lũng đau
thương đến cánh đồng vui”. Hệ thống biểu tượng ấy ngày càng bám sát hiện thực,
gắn với hiện thực, thoát hẳn khỏi sự u ám, cô đơn, bế tắc trong “Điêu tàn” mà
hướng đến những gì tươi vui, đầy hy vọng và tin tưởng.
1.3.3 Biểu tượng trong Di cảo thơ
Ba tập Di cảo thơ được xuất bản sau khi nhà thơ qua đời. “Di cảo là sự trút
sổ cuối cùng đầy đau đớn những tư tưởng nghệ thuật đã được Chế Lan Viên hoài
thai từ rất lâu” [27,6]. “Chế Lan Viên xứng đáng là cây đại thụ của thơ ca dân tộc.
Đến cuối đời ông còn đăng quang vòng nguyệt quế trong giải thưởng Hội nhà văn
1994; với tập Di cảo” [33, 81]. PSG. TS Nguyễn Phạm Hùng gọi những vần thơ Di

cảo viết trong những cao trào của đổi mới 1986-1988 ngay trước khi Chế Lan Viên
qua đời giống như: “Điểu chi tương tử, kì minh dã ai; nhân chi tương tử, kỳ minh
dã thiện” (Con chim sắp chết thì kêu thương, con người sắp chết thì tiếng nói thiện)
[27]. Tuy nhiên, ở trong tác phẩm đồ sộ này có không ít những bài là “những người
anh em sinh đôi” những bài thơ ở các tập thơ trước đó (tính từ Điêu tàn). Trong
khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu hệ biểu tượng trong những
sáng tác ở giai đoạn cuối đời của nhà thơ.

25


×