Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ĐIỆN SINH HỌC VÀ NHIỆT ĐỘ HUYỆT NGUYÊN KINH CAN, THẬN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TUÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 79 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Châm cứu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống Y học cổ truyền
(YHCT) của Việt Nam cũng như trên thế giới. Cùng với sự phát triển của
YHCT, châm cứu cũng không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi
trong việc phòng và chữa bệnh. Cơ sở chữa bệnh của châm cứu là các huyệt
và hệ thống kinh lạc. Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành
của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng lục phủ,
cân mạch, cơ nhục, xương khớp vv… kết thành một chính thể thống nhất.
Huyệt là nơi thần khí hoạt động, vào ra, được phân bố khắp phần ngoài
cơ thể, nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương [1].
Huyệt Nguyên là huyệt đại diện cho đường kinh, mỗi đường kinh đều có một
huyệt Nguyên, là nơi khí huyết tập trung nhiều nhất so với các huyệt khác [2].
Vị trí các huyệt Nguyên thường nằm ngay hoặc gần cổ tay, cổ chân. Huyệt
Nguyên có quan hệ mật thiết với khí của Tam tiêu, tác động vào đó có thể
thúc đẩy, điều hòa công năng của lục phủ, ngũ tạng, có tác dụng mạnh trong
phòng và điều trị bệnh.[3]
Nghiện ma túy là một vấn nạn của xã hội, đang lan tràn khắp nơi trên
thế giới và có chiều hướng ngày càng gia tăng, nó tàn phá thể xác và tinh thần
của hàng triệu con người, làm băng hoại đạo đức cả một thế hệ, làm tổn hại
nền kinh tế và hạnh phúc của nhiều gia đình. Ma túy còn là điều kiện tốt để
căn bệnh thế kỷ (HIV/AIDS) phát triển. Vì thế để cai nghiện ma túy người ta
đã tiến hành nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có kết quả
nhất định.
Ở Việt Nam “Hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng điện châm” được đánh giá
rất cao và rất có hiệu quả. Vì vậy châm cứu hỗ trợ cai nghiện được phổ biến
ứng dụng rộng rãi. Ở mỗi bệnh nhân nghiện ma túy, do thể trạng cơ thể khác


2



nhau, thời gian dùng ma túy không giống nhau, và dùng loại ma túy khác
nhau, hoặc cùng loại ma túy nhưng liều lượng khác nhau, mà sự rối loạn của
tạng phủ ở mỗi bệnh nhân đều không giống nhau, Qua thực tiễn lâm sàng điều
trị hỗ trợ cai nghiện ma túy chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân nghiện
ma túy thuộc thể can, thận (được GS Nguyễn Tài Thu phân loại theo YHCT)
[4] và có kết quả cai nghiện rất tốt sau liệu trình hỗ trợ điều trị bằng châm
cứu. [5]
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng châm cứu trong hỗ trợ
điều trị cai nghiện ma túy. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nhằm đánh giá
khách quan tác dụng của điện châm trong hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy thể
Can, Thận về sự thay đổi điện sinh học và nhiệt độ của các huyệt, đặc biệt là
các huyệt nguyên trước, sau điều trị và có đối chứng với người khỏe mạnh.
Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi điện sinh
học và nhiệt độ huyệt nguyên kinh can, thận dưới tác dụng của điện
châm hỗ trợ cai nghiện ma túy” nhằm hai mục tiêu:
- Khảo sát sự thay đổi điện sinh học và nhiệt độ huyệt nguyên kinh can, thận
trước châm và sau châm lần thứ nhất trên cơ thể bệnh nhân nghiện ma tuý
thể can thận.
- Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ, điện sinh học huyệt nguyên kinh can,
thận trước và sau đợt châm cứu hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng điện
châm có đối chứng với người khỏe mạnh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hệ kinh lạc và huyệt nguyên theo YHCT
1.1.1 Hệ kinh lạc

Kinh là những đường chạy thẳng từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên
trên. Lạc là những đường chạy chếch từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào
trong, nó nối các kinh với nhau tạo thành mạng lưới chỉnh thể thống nhất. [1],
[6], [20]
Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa
tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học
thuyết âm Dương, Tạng phủ, Ngũ hành, mối liên quan trong ngoài - trên
dưới... [6], [20]
Cơ thể con người được cấu tạo bởi: ngũ tạng, lục phủ, phủ kỳ hằng, ngũ
thể (da, lông, gân, cơ, móng), cách mạc (cách mô, màng phổi, màng tim,
màng bụng, mạc treo), ngũ quan, cửu khiếu, tinh, khí, thần và kinh lạc... Mỗi
thành phần cấu tạo đều đảm trách một chức năng sinh lý của cả cơ thể. Tất cả
những chức năng sinh lý này dù được chỉ huy bởi những thành phần khác
nhau, riêng biệt nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau và tạo nên tính thống
nhất của cơ thể. Tình trạng “Cơ thể thống nhất” này thực hiện được là nhờ
vào hệ kinh lạc. [2], [6], [20]
Thiên 33, sách Linh khu có đoạn: “Ôi! Thập nhị kinh mạch, bên trong
thuộc về tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết...”. Do đó, hệ kinh lạc
của YHCT là hệ thống liên lạc giữa các tạng phủ ở bên trong và các phần cơ
thể bên ngoài [7], [16]


4

Thiên 47, sách Linh khu nói về chức năng của hệ kinh lạc như sau: “...
Huyết, khí, tinh, thần của con người là nhằm phụng sự cho sự sống và chu
hành tròn vẹn cho tính và mệnh. Kinh mạch là nhằm vận hành cho huyết khí,
mở rộng cho âm dương, làm trơn nhuận cho cân cốt, làm thông lợi cho các
khớp xương” [7], [16]
Điều 33, sách Nạn kinh có ghi: “Như vậy, hệ kinh lạc giúp cho khí huyết,

những thành phần cơ bản trong việc nuôi dưỡng và duy trì đời sống, vận
hành không ngừng nghỉ đi khắp châu thân, đảm bảo vai trò tư dưỡng” [8]
Những đoạn kinh văn nêu trên đều nêu rõ ý: kinh lạc là nơi tuần hoàn
của khí huyết để nuôi dưỡng toàn thân, duy trì hoạt động sống bình thường
của cơ thể. Bên trong thì nuôi dưỡng tạng phủ, ngoài thì nuôi dưỡng chân tay
xương khớp, làm cơ thể thành một khối thống nhất.
Có thể xem hệ kinh lạc là đường xâm nhập của ngoại tà vào các tạng phủ.
Chương 56, sách Tố Vấn viết: “Nếu khí huyết của hệ kinh lạc bị rối loạn, vai trò
chống đỡ ngoại tà của cơ thể sẽ giảm sút và tác nhân gây bệnh sẽ theo hệ kinh
lạc mà xâm nhập vào sâu các tạng phủ” [9]. Ngược lại, bệnh ở tạng phủ có thể
mượn hệ kinh lạc để biểu hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp. Thiên 71, sách
Linh khu có ghi: “Khi tâm và phế có tà khí thì nó sẽ lưu lại nơi 2 cánh cửa; khi
can có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi 2 bên nách; khi Tỳ có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi 2
mấu chuyển lớn; khi Thận có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi 2 khoeo chân...”. [7]
Thông thường, biểu hiện của bệnh tật tùy thuộc vào thể chất của người
bệnh (chính khí) và độc lực của tác nhân gây bệnh (tà khí); nhưng bắt buộc
bệnh tật sẽ được biểu hiện bởi các triệu chứng đặc thù của kinh lạc mà nó
mượn đường.
Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của
bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể. Thiên 52, sách Linh


5

khu nêu rõ: “(Nếu ta biết) phân biệt 12 kinh của âm dương, ta sẽ biết được
(bệnh) sinh ra nơi đâu. (Nếu ta có thể) nắm được sự biểu hiện hư thực tại nơi
nào, ta sẽ biết được bệnh xảy ra ở trên cao hay dưới thấp...”.[7]
Do vậy, hệ kinh lạc giúp người thầy thuốc xác định được vị trí bệnh,
phân biệt được trạng thái hư thực của bệnh. Thực tế lâm sàng, nó còn có vai
trò dự đoán các biến chứng có thể xảy ra (Những biến chứng này có thể được

xác định trên một hay nhiều đường kinh).
Một vài bệnh tật có những triệu chứng cụ thể như bệnh lý của phế
thường xuất hiện đau ngực, bệnh lý của can thường đau hạ sườn. Nhưng cũng
có những trường hợp phức tạp hơn khi có 2 hoặc nhiều đường kinh chi phối
cùng một vùng và có thể làm xuất hiện các triệu chứng chung. Chẳng hạn như
có những trường hợp ho, khó thở gây nên do các rối loạn của thái âm Phế và
thiếu âm Thận. Do vậy việc xác định kinh lạc bị tổn thương được dựa trên các
dấu chứng đi kèm, dấu chứng xuất hiện trước và sau.[10]
1.1.2 Huyệt- Nguyên huyệt, và một số nghiên cứu
Theo sách Linh khu thiên Cửu châm thập nhị nguyên: “Huyệt là nơi thần
khí hoạt động vào - ra; nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể”. [7]
Có thể định nghĩa huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, của cân cơ
xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài (biểu) của cơ thể nhưng không phải là
hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương. Nói cách khác, huyệt là nơi tập trung
cơ năng hoạt động của mỗi một tạng phủ, kinh lạc…., nằm ở một vị trí cố
định nào đó trên cơ thể con người. Việc kích thích tại những huyệt vị này
(bằng châm hay cứu) có thể làm những vị trí khác hay bộ phận của một nội
tạng nào đó có sự phản ứng nhằm đạt được kết quả điều trị mong muốn.[6]


6

Huyệt không những có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và các
biểu hiện bệnh lý của cơ thể, mà còn giúp cho việc chẩn đoán và phòng chữa
bệnh một cách tích cực.
Theo các sách xưa, huyệt được gọi dưới nhiều tên khác nhau: du huyệt,
khổng huyệt, kinh huyệt, khí huyệt, cốt huyệt.... Ngày nay huyệt là danh từ
được sử dụng rộng rãi nhất. [2]
Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của huyệt vị châm
cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật .

Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc.
Ví dụ huyệt thái uyên thuộc kinh Phế có quan hệ mật thiết: [1]
- Với kinh Phế.
- Với các tổ chức có đường kinh Phế đi qua.
- Với các chức năng sinh lý của tạng Phế.
Theo YHCT, huyệt cũng là cửa ngõ xâm lấn của các nguyên nhân gây
bệnh từ bên ngoài. Khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì
các nguyên nhân bên ngoài (YHCT gọi là tà khí) dễ xâm lấn vào cơ thể qua
các cửa ngõ này để gây bệnh.[10]
Những biểu hiện bất thường ở huyệt thường chỉ có giá trị gợi ý cho chẩn
đoán. Để có được chẩn đoán xác định cần dựa vào toàn bộ phương pháp chẩn
đoán của YHCT.
Huyệt còn là nơi tiếp nhận các kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt
với một lượng kích thích thích hợp có thể làm điều hòa được những rối loạn
bệnh lý, tái lập lại hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
Tác dụng điều trị này của huyệt tùy thuộc vào mối liên hệ giữa huyệt và
kinh lạc tạng phủ, ví dụ: Phế du (huyệt bối du của kinh Phế) có tác dụng đối


7

với chứng khó thở, ho…; Túc tam lý (huyệt hợp của kinh Vị thuộc hành Thổ)
có tác dụng đối với chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa....
Mặt khác, bệnh của các tạng phủ kinh lạc cũng được phản ánh ra ở
huyệt: hoặc đau nhức tự nhiên, hoặc ấn vào đau, hoặc màu sắc ở huyệt thay
đổi (trắng nhợt, đỏ thẫm), hoặc hình thái thay đổi (bong biểu bì, mụn nhỏ
hoặc sờ cứng bên dưới huyệt).
Dựa vào những thay đổi ở huyệt đã nêu trên (đau nhức, đổi màu sắc, co
cứng...) ta có thêm tư liệu giúp chẩn đoán nhất là chẩn đoán vị trí bệnh (ví dụ
huyệt Tâm du đau hoặc ấn đau làm ta nghĩ đến bệnh ở Tâm).

Huyệt trên kinh có huyệt nguyên, huyệt lạc, huyệt ngũ du, huyệt mộ,
huyệt khích... mỗi nhóm huyệt có đặc điểm riêng và được vận dụng khác nhau
trong thực hành lâm sàng.
Huyệt nguyên thường được người thầy thuốc châm cứu xem là “huyệt
đại diện” của đường kinh. Mỗi kinh chính có 1 huyệt nguyên. Vị trí các huyệt
nguyên thường nằm ở cổ tay, cổ chân hoặc gần đó. Khí ở đó đầy đủ nhất của
đường kinh. Do tính đại diện của nguyên huyệt nên sự thay đổi công năng
tạng phủ sẽ được thể hiện sớm tại huyệt nguyên, chúng thường được dùng để
chẩn đoán và điều trị những bệnh hư, thực của tạng, phủ, kinh lạc tương ứng
trong YHCT. Trong lâm sàng huyệt nguyên thường được dùng để điều trị
bệnh tại kinh và tạng phủ đó.:
* Phối hợp huyệt Nguyên với huyệt Lạc.
VD: đau sưng họng khi châm cứu lấy huyệt Nguyên là huyệt Hợp Cốc,
kết hợp huyệt Lạc là huyệt Liệt Khuyết.
* Phối hợp huyệt Mộ với huyệt Bối du và huyệt Nguyên....


8

Vì vậy các công trình khảo sát đặc điểm huyệt nguyên dưới góc độ
YHHĐ để chẩn đoán công năng tạng phủ cũng đã được nhiều tác giả nghiên
cứu: “nghiên cứu một số chỉ số sinh học trên 12 cặp huyệt nguyên” của tác
giả Nguyễn Thị Vân Anh tác giả đã đề cập tới những đặc điểm chung, của
huyệt Nguyên và khảo sát đặc điểm điện sinh học của nhóm bệnh nhân viêm
loét dạ dày hành tá tràng[11]. Hay “nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của
huyệt nguyên ở trẻ bình thường và bệnh nhi viêm não nhật bản, đánh giá hiệu
quả phục hồi bằng điện châm” của tác giả Phạm Hữu Lợi…[12]
1.2 Điện sinh học- điện sinh học tại kinh lạc
1.2.1 Điện sinh học:
Ngay từ đầu thế kỷ 18 y học đã biết trên cơ thể sống có những dòng điện

sinh học và đã thảo luận rất nhiều về các mối liên hệ giữa điện sinh học với
các hoạt động sống. Nhưng phải đến năm 1791 Galvani mới phát hiện ra: mỗi
tế bào sống đều tồn tại giữa 2 mặt màng của nó một hiệu điện thế cực nhỏ. Để
có được phát minh này người ta đã phải chế tạo những vi điện cực đường kính
chỉ từ 0,1 – 0,5µm ( tức = 0,1 – 0,5‰ mm ) và sử dụng một điện kế cực nhạy
có điện trở trong rất cao để đo [13].
Căn nguyên của các dòng điện sinh học của mỗi tổ chức, cơ quan, hay
toàn cơ thể đều xuất phát từ các dòng điện sinh học của các tế bào cấu tạo nên
tổ chức, cơ quan đó, hay cấu tạo nên toàn cơ thể.
Dòng điện sinh học do hoạt động sống của các tế bào đã được khẳng
định từ những công trình nghiên cứu của Galvani năm 1791. Song bản chất
của dòng điện sinh học là gì? [14]
Sau Galvani, nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu để tìm hiểu về bản
chất dòng điện sinh học của các cơ thể sống. Đã có nhiều giả thuyết đưa ra.


9

Nhưng phải mãi gần 200 năm sau (cuối thế kỷ 20), khi nghiên cứu hóa tế bào
có nhiều thành công, chất đồng vị phóng xạ được áp dụng rộng rãi trong
nghiên cứu y học, nhất là sự phát minh ra kính hiển vi điện tử, khoa học hiện
đại mới xác nhận: Bản chất của tất cả các dòng điện sinh học đều là những
dòng điện hóa. Chúng được sinh ra nhờ cấu tạo vô cùng tinh tế của màng tế
bào; nó là một tổ chức màng bán thấm, nhưng lại là thấm có chọn lọc, theo
mỗi giai đoạn hoạt động hay nghỉ của tế bào [15]
Tùy theo những yêu cầu của sự sống, tùy theo nồng độ của các ions hiện
có ở nội bào và ngoại bào, tổ chức màng sẽ thay đổi tính thấm của nó, để hấp
thu ion này vào và đẩy ion khác ra ngoài màng, đồng thời ngăn không để
những ions đang cần thiết thoát ra ngoài, không cho những ions có hại hay
không cần thiết lọt vào trong. Khoa học hiện đại cũng đã xác nhận những ions

từ quan trọng nhiều đến ít quan trọng nhất trong việc sản sinh ra các dòng
điện sinh học gồm:
Na+, K+, H+ Cl- OH- Ca++ Mg++ NH4+
Và những phân tử hữu cơ cần thiết khi chúng phân ly, hay kết hợp với
các ions trên thành các ions hữu cơ dương hay âm.
Trong hoạt động sống, sự chuyển hóa, phân ly của các chất trên để tạo ra
dòng điện sinh học của tế bào vô cùng phức tạp và có qui luật riêng, nhưng ta
không bàn ở đây
Điện sinh học và hệ kinh lạc
Hệ kinh lạc không phải 1 hệ hiện hữu trong YHHĐ. Nhưng nó là 1 trong
những hệ cốt lõi của YHCT phương Đông. Nó được đúc kết và xây dựng trên
2 cơ sở căn bản: [1], [6]
- Cơ sở thứ nhất: Dựa trên sự tổng kết những quan sát qua nhiều thời đại,
về những biểu hiện sinh lý trên những vị trí khác nhau của người bình thường,


10

hay những biểu hiện bệnh lý của người ốm; kết hợp với sự phân tích những
thành công hay thất bại của việc điều trị, nhất là khi điều trị bằng các phương
pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác lể ….
- Cơ sở thứ hai: Dựa vào các học thuyết của nền triết học cổ truyền
phương Đông về Hà đồ, Lạc thư, Âm dương, Ngũ hành, Thiên can, Địa chi…
để phân tích, tổng kết những biểu hiện sinh bệnh lý, đối chiếu với kết quả
điều trị, của các phương pháp chữa bệnh khác nhau như dùng thuốc, hay
không dùng thuốc, rồi qui nạp lại mà xây dựng nên hệ kinh lạc.
Tầm quan trọng lớn nhất của học thuyết kinh lạc ở chỗ: Bằng cách vận
dụng những lý luận của YHCT để phân tích, chẩn đoán bệnh tật. Khi chẩn
đoán được bệnh, cũng bằng cách dựa vào lý luận của YHCT mà lựa chọn các
phương pháp điều trị. Nếu việc điều trị được chọn lại là các phương pháp

không dùng thuốc, thì ngày nay cả thế giới đều thấy: Rất nhiều bệnh chỉ cần
tác động lên các huyệt được lựa chọn theo học thuyết kinh lạc mà vẫn chữa
được bệnh, nhiều khi kết quả còn đạt được một cách nhanh chóng bất ngờ.
Kết quả nhanh như trên là do châm cứu tác dụng trực tiếp trên đường
kinh và bộ phận bị bệnh. Cũng với những chứng bệnh đó nếu chữa bằng thuốc
thì không thể có kết quả nhanh như vậy, bởi vì sau khi uống hay tiêm thuốc,
phải chờ 1-2 giờ thuốc mới được dẫn đến bộ phận bị bệnh với hàm lượng đủ
để có tác dụng.
Kết quả của sự vận dụng học thuyết kinh lạc để chữa bệnh bằng các
phương pháp châm cứu, day bấm huyệt, xoa bóp, giác lể, là bằng chứng hùng
hồn của sự hiện hữu hệ kinh lạc trong cơ thể con người. Nếu không có sự hiện
hữu của hệ kinh lạc, thì làm sao có thể chỉ bằng mũi kim kích thích vào những
điểm gọi là “huyệt” mà có thể chữa được bệnh, nhất là ở một số bệnh chứng
cấp tính, thời gian chữa bệnh còn nhanh hơn thuốc.


11

Khi hệ kinh lạc là một hiện hữu trong cơ thể với những chức năng riêng
của nó, tất nhiên cũng giống như mọi hệ thống cơ quan khác, nó cũng phải có
dòng điện sinh học riêng của nó.
Cơ thể là một vật dẫn điện. Bất kỳ dòng điện sinh học của tổ chức, cơ
quan nào đều tỏa ra được khắp cơ thể, đi tới toàn bộ bề mặt của da. Nếu ta đặt
2 điện cực lên bất cứ 2 vị trí nào của da và nối chúng với 1 điện kế nhạy, ta
đều có thể ghi ngay được 1 dòng điện sinh học.
Khi dòng điện sinh học đi vào điện kế không qua bộ cộng hưởng tần số, ta
ghi được dòng điện sinh học tổng hợp của tất cả các tế bào, tổ chức cấu tạo nên
cơ thể.
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi tổ chức, cơ quan và toàn cơ thể.
Đo dòng điện sinh học của bất cứ tổ chức, cơ quan nào thực chất là đo

dòng điện sinh học tổng hợp của tất cả các loại tế bào cấu tạo nên tổ chức, cơ
quan ấy. Đo dòng điện sinh học của toàn cơ thể thực chất là đo dòng điện sinh
học của tất cả các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.
YHHĐ cho biết: Đặc trưng cho sự sống của tế bào là 1 chuỗi liên tiếp
của 2 pha hoạt động (khử cực) và nghỉ ngơi (tái cực). Nếu chuỗi này dừng lại
là tế bào chết.
Vì tế bào liên tục khử cực và tái cực nên dòng điện sinh học của tế bào là
dòng điện 2 pha. Do đó, dòng điện sinh học đo được ở mỗi tổ chức hay toàn
cơ thể chủ yếu cũng là dòng tổng hợp 2 pha. Nhưng vì mỗi tổ chức hay toàn
cơ thể được cấu tạo từ rất nhiều loại tế bào, nếu có 2 hay nhiều loại tế bào có
tần số như nhau, cùng có pha tái cực mạnh hơn pha khử cực, nhưng lệch pha
nhau 180°; ta sẽ ghi thêm được dòng điện tổng hợp 1 chiều. [17]
Nếu khảo sát dòng điện sinh học 1 chiều của hệ kinh lạc, do đặc tính đối
xứng và đặc tính tương quan với toàn thân của nó, cũng giúp ta không phải


12

băn khoăn về dòng điện sinh học của 1 tổ chức không có quan hệ với hệ kinh
lạc lẫn vào hiệu điện thê ở cực đo, vì trong cơ thể không có tổ chức nào
không liên quan với nó [13], [17]
1.2.2. Điện trở da và cường độ dòng điện qua da tại vùng huyệt
Điện trở da và cường độ dòng điện qua da của huyệt là hai yếu tố đã
được sử dụng để phát hiện ra đặc tính điện học của huyệt sớm nhất. Người ta
nhận thấy điện trở và cường độ dòng điện qua da vùng huyệt so với vùng
quanh huyệt có sự khác biệt rõ rệt. Da vùng huyệt có điện trở thấp và cường
độ dòng điện cao hơn da vùng quanh huyệt. Nối các huyệt của cùng một
đường kinh lại với nhau ta có một đường dẫn điện tốt. Tuy nhiên đường dẫn
điện này chỉ có tác dụng trên cơ thể sống. Và nhiều tác giả cũng chứng minh
được chức năng của hệ thần kinh giao cảm bị giảm sút khi điện trở của huyệt

tăng lên và điện thế giảm xuống. [18], [19]
Niboyet theo dõi lượng thông điện qua da vùng huyệt nhận thấy khi điều
trị bằng châm cứu có thể làm cho lượng thông điện qua da vùng huyệt thay
đổi trở về bình thường. Khi châm đúng huyệt tác dụng điều chỉnh nhanh, khi
châm không đúng huyệt tác dụng điều trị chậm, châm xa huyệt không có tác
dụng điều chỉnh [20]
1.3 Phương pháp đo nhiệt độ huyệt nguyên trong chẩn đoán
Đo nhiệt độ huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước
phát triển của xúc chẩn.
Khoảng những năm 60, trong quyển 3, bộ sách Châm cứu học, có giới
thiệu phép “Tri nhiệt cảm độ”của Xích Vũ người Nhật Bản. Phép này dựa vào
sức chịu nóng của các tỉnh huyệt khác nhau để nhận định: Huyệt chịu nhiệt


13

thời gian ngắn trội là đường kinh đó đang có hàn, số lớn đường kinh có thời
gian chịu nhiệt tương đương nhau lấy làm trung bình [20]
Từ năm 1983, tại Học viện Quân y [21], đã nghiên cứu dùng nhiệt kế
điện tử của Liên Xô, loại máy TĐM-60 và TZM-1 –Made in USSR để đo
nhiệt độ tỉnh huyệt dùng vào chẩn đoán và theo dõi điều trị lâm sàng. Phương
pháp này được phát triển từ cách thức tiến hành và huyệt vị mà Xích Vũ đã
nêu trong phép “Trị nhiệt cảm độ”, nhưng có những ưu điểm hơn như sau:
· Máy có độ nhạy và chính xác (đo được chênh lệch 1/10 oC do đó nhiệt
độ các tỉnh huyệt lệch nhau 0,1oC là đã biết)
· Thời gian đo đủ 24 điểm khoảng 20 phút (hiện nay máy đo do ĐHSP 1
Việt Nam chế tạo, chỉ chừng 10 phút). Khoảng thời gian đo càng ngắn càng
có lợi cho việc đánh giá tương quan vì ít sự nhiễu công năng do ngoại cảnh
gây nên.
· Khi lập công thức tính toán, chia riêng chi trên và chi dưới bởi lý lẽ các

tỉnh huyệt ở chi trên và chi dưới có khoảng cách đến trung tâm nhiệt của cơ thể
khác nhau, do đó còn có tác dụng tìm ra sự phân ly sinh lý và bệnh lý khác nhau
giữa nhiệt độ của tỉnh huyệt ở chi trên và chi dưới theo nghĩa lý cổ điển: Thực
nhiệt, phải nhiệt tới lòng bàn chân; thực hàn, phải hàn tới lòng bàn tay.
· Kết thúc cuộc đo, do đầu đo đặt lên huyệt vị mức độ vừa phải, không
gây phản ứng kích thích ở huyệt vị như hơ điếu ngải gây nóng, nên không ảnh
hưởng tới tình trạng sẵn có ở người bệnh.
Bên cạnh đó, thay vì so sánh nhiệt độ với con số cố định như trước
đây, tác giả đánh giá nhiệt độ các huyệt cao hay thấp dựa trên mối tương
quan với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Điều này làm cho việc chẩn đoán
bệnh thêm chính xác vì nhiệt độ của các huyệt bị ảnh hưởng bởi thân


14

nhiệt của mỗi người. Thực tế cũng có nhiều công trình nghiên cứu ứng
dụng đo nhiệt độ kinh lạc trong chẩn đoán.
1.4. Nghiên cứu về nghiện ma túy
1.4.1 Định nghĩa
Chất ma túy là những chất tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp tác
động đặc hiệu vào hệ thần kinh trung ương gây sảng khoái, ảo giác và
nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ gây ra trạng thái phụ thuộc thuốc gọi là
nghiện ma túy [22]
1.4.2. Nghiện ma túy và hội chứng cai nghiện ma tuý theo YHHĐ
Các chất opiat (thuốc phiện, morphin, heroin) khi vào cơ thể đều chuyển
hóa thành morphin rồi vào máu. Sau 24 giờ, 90% bài tiết ra ngoài, chỉ một phần
nhỏ vào hệ thần kinh trung ương và tìm đến các thụ cảm thể (điểm tiếp nhận)
morphin. Có một số điểm tiếp nhận morphin, nhưng chủ yếu là điểm tiếp nhận
muy (µ) nằm rải rác ở não, tập trung nhiều nhất ở vùng dưới đồi, một ít ở hệ thần
kinh thực vật. Tại các điểm tiếp nhận muy có sẵn những peptid nội sinh

(endorphin, enkephalin) các peptid này có tác dụng qua lại với morphin và dẫn
morphin qua hệ thần kinh đến các vùng khác nhau của cơ thể gây ra những tác
dụng đặc hiệu. Morphin có nhiều tác dụng có lợi, nhất là tác dụng trong điều trị
bệnh, nhưng morphin cũng gây nhiều tác dụng có hại, trong đó tác hại nguy
hiểm nhất là gây nghiện [22], [23], [24]
Theo Nguyễn Việt [22], [23] nghiện ma túy là một trạng thái nhiễm
độc chất ma túy mạn tính hay chu kỳ với những đặc điểm cơ bản sau:
- Có nhu cầu không cưỡng lại được, phải dùng chất ma túy.
- Liều lượng chất ma túy có khuynh hướng tăng dần lên mới thỏa
mãn được nhu cầu về chất ma tuý của cơ thể (hiện tượng dung nạp).


15

- Người nghiện lệ thuộc đối với chất ma túy về mặt cơ thể học và tâm
thần học. Lệ thuộc tâm lý biểu hiện bằng thèm muốn mạnh mẽ dùng lại
chất ma túy để có một trạng thái tâm lý dễ chịu hay để làm mất đi cảm
giác khó chịu. Lệ thuộc về thể chất biểu hiện một trạng thái thích ứng của
cơ thể với chất ma túy, biểu hiện bằng phát triển khả năng dung nạp thuốc
và xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai khi ngừng sử dụng chất ma
tuý
- Người nghiện biết tác hại của chất ma túy đối với bản thân và xã hội,
nhưng vẫn tiếp tục dùng.
Như vậy, ba trạng thái cơ bản trong nghiện ma túy là trạng thái dung
nạp, trạng thái lệ thuộc về cơ thể và trạng thái lệ thuộc về tâm lý.
Khi có sự lệ thuộc thể chất vào chất ma tuý, nếu ngừng cung cấp chất
ma tuý đột ngột cơ thể người nghiện sẽ phản ứng lại bằng một hội chứng
thiếu thuốc (cơn đói ma tuý). Sau khi ngừng đưa ma tuý vào cơ thể khoảng 68 giờ sẽ xuất hiện hội chứng cai ngược lại với các triệu chứng khi được cung
cấp morphin đầy đủ, từ giảm đau chuyển sang đau đớn cơ bắp và nội tạng; từ
thản nhiên, bàng quan chuyển sang bồn chồn, bứt rứt; từ khoái cảm chuyển

sang buồn bực; từ hẹp đồng tử chuyển sang giãn đồng tử, từ khô da chuyển
sang vã mồ hôi và nhiều triệu chứng trái ngược khác (dị cảm, tiêu chảy, mạch
nhanh, mất ngủ...). Đối với người nghiện opiat, hội chứng cai thường gồm các
triệu chứng sau đây [22], [23], [24], [25]
Thèm chất ma tuý.
Buồn nôn hay nôn.
Ngáp.
Chảy nước mắt, nước mũi.
Toát mồ hôi, nổi da gà, rùng mình ớn lạnh.
Đau mỏi các cơ.


16

Người buồn bực khó chịu.
Dãn đồng tử.
Đau nhức cơ xương khớp.
Mạch nhanh....
Hội chứng cai làm cho người nghiện lệ thuộc vào chất ma tuý về mặt
cơ thể, không chịu đựng được các triệu chứng trên, phải tìm mọi cách để có
được chất ma tuý, kể cả hành vi phạm pháp. Hội chứng cai là tiêu chuẩn quan
trọng để chẩn đoán nghiện ma tuý. ở một người đang sử dụng chất ma tuý,
nếu đột ngột cắt chất ma tuý mà không thấy xuất hiện hội chứng cai thì có thể
xem như người đó chưa nghiện. Hội chứng cai cũng còn là một tiêu chuẩn để
đánh giá kết quả điều trị nghiện ma tuý. Đưa người nghiện gọi là đã chữa khỏi
vào một cơ sở riêng, có điều kiện theo dõi chặt chẽ, không lén lút dùng ma tuý,
nếu không xuất hiện hội chứng cai sau vài ngày theo dõi có thể xem như điều trị
có kết quả [22], [23]
1.4.3. Nghiện ma tuý và các hội chứng của cai nghiện ma tuý theo Y học cổ
truyền.

Theo GS. Nguyễn Tài Thu [4], [6], [26], [27] hơi thơm của á phiện, cảm
giác khoan khoái nhẹ nhõm khi dùng á phiện có liên quan mật thiết tới PhếĐại trường vì theo lý luận y học cổ truyền tạng Phế có chức năng chủ về hô
hấp, Phế khai khiếu ở mũi "Phế chủ khí, Phế triều bách mạch, Phế khai khiếu
tại tỵ".
Chức năng của tạng Can là tàng huyết. Can chủ mưu lự, Đởm chủ quyết
đoán. Can, Đởm không chỉ có ý nghĩa hẹp về chức năng sinh lý, giải phẫu của
gan, của túi mật mà còn có chức năng điều khiển trực tiếp về lý trí, ý thức của
con người. Đối với người nghiện ma tuý, tư tưởng muốn dùng ma tuý liên
quan đến các tạng phủ Can, Đởm , Tâm và Tâm bào.[3], [10]


17

Tỳ- Vị chủ về vận hoá thuỷ cốc, Vị khai khiếu ỏ miệng, bởi vậy cảm
khoái và sự thèm muốn dùng ma tuý do chức năng của Can, Tâm quyết định
nhưng có liên quan mật thiết với chức năng của Tỳ- Vị. Tâm không chỉ có
chức năng tàng huyết "Tâm chủ huyết mạch" mà còn quản lý sự hoạt động về
tâm thần, tình cảm, tư duy của con người "Tâm tàng thần, Tâm chủ thần
minh".
Khi opiat được đưa vào cơ thể chúng sẽ gây rối loạn và làm mất thăng
bằng chức năng của các tạng phủ. Tuỳ thuộc vào trạng thái hàn- nhiệt, hư thực của bệnh nhân, có thể chia ra làm hai hội chứng lớn là hội chứng thịnh
và hội chứng suy [27]
Hội chứng thịnh: Thường bao gồm các nhóm chứng trạng Tâm nhiệt, Tâm
bào nhiệt, Can hoả vượng, Can Đởm hoả vượng, Vị trường nhiệt...
Biểu hiện của hội chứng thịnh là thần kinh hưng phấn, nằm ngồi không
yên, cười nói lung tung, mất ngủ, vật vã, đập phá, nhức đầu, co giật chân tay,
đau bụng, nhức trong tuỷ xương, nam giới thì di mộng tinh, nữ giới thì ra khí
hư, kinh nguyệt không đều. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Mạch thuộc
dương mạch (phù, huyền, sác).
Hội chứng suy: Thường bao gồm các nhóm chứng trạng Can âm hư, Phế âm

hư, Thận âm hư, Tỳ hư...
Biểu hiện của hội chứng suy là người gầy yếu, mệt mỏi, đi lại yếu, sắc
mặt sạm, sợ nước, sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, đại tiện phân lỏng, nhức trong tuỷ
xương, hồi hộp, đánh trống ngực, nam giới thì di mộng tinh, nữ giới thì ra khí
hư, kinh nguyệt không đều. Chất lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch
thuộc âm mạch (trầm, vi, nhược...)
Y học cổ truyền cho rằng cơ thể con người là một chỉnh thể thống nhất và
đạt tới sự cân bằng của âm dương, khí huyết, tạng phủ. Phép điều trị của hai hội
chứng trên là tả dương, bổ âm lập lại thăng bằng âm-dương trong cơ thể.


18

Ma tuý ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tạng phủ, nhưng nó không chỉ ảnh
hưởng đến đơn độc một tạng hay một phủ mà có thể ảnh hưởng đến mười hai
tạng phủ, kinh mạch Tâm- Tiểu trường, Can- Đởm, Tỳ- Vị, Phế- Đại trường,
Thận- Bàng quang. Sự xuất hiện của các triệu chứng khi cai nghiện sẽ quy nạp
bệnh nhân bị bệnh thuộc một trong năm thể bệnh như sau:
1.4.4. Điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý bằng phương pháp điện châm.
Điện châm tức là dùng máy tạo xung điện kích thích vào huyệt với mục
đích là “điều khí” nhằm đưa cơ thể trở về trạng thái thăng bằng âm- dương.
Qua thực tế nghiên cứu phương pháp điện châm trong suốt 40 năm cống hiến
tài năng cho y học, GS. Nguyễn Tài Thu nhận thấy rằng nếu vê kim bằng tay
thì sự điều khí không mạnh, không nhanh và thường làm cho bệnh nhân đau
đớn. Ngược lại, các xung kích thích của máy điện châm ổn định, đều đặn và
nhịp nhàng, có tác dụng điều khí nhanh mà không gây đau cho bệnh nhân [4]
Ở Việt Nam, GS. Nguyễn Tài Thu là người đầu tiên dùng điện châm
kết hợp với thủy châm để điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý. Từ năm 1968 đến
năm 1973, GS. Nguyễn Tài Thu đã sử dụng điện châm kết hợp với thuỷ châm
các vitamin nhóm B và vitamin C để điều trị cho thương binh mắc nghiện do

lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần như morphin, dolargan, seduxen... Sau 4-7
ngày điều trị, các thương binh bớt đau, ngủ được, không còn phụ thuộc vào
thuốc gây nghiện nữa. [26], [27]
Theo GS. Nguyễn Tài Thu, nguyên lý của cai nghiện ma tuý bằng châm
cứu là dùng châm cứu để động viên nội lực của cơ thể, đưa cơ thể trở về trạng
thái thăng bằng của công năng các tạng phủ khi cơ thể thiếu chất morphin từ
bên ngoài đưa vào trong khi cai nghiện. Bình thường não tự sản sinh ra
morphin nội sinh để điều tiết cân bằng chức năng các tạng phủ. Nghiện ma
tuý tức là đã đưa morphin từ ngoài vào trong cơ thể, lượng morphin này đã ức
chế chức năng tự sản xuất morphin của cơ thể. Khi cai nghiện ma tuý tức là


19

ngăn không cho morphin từ bên ngoài đưa vào cơ thể, do chức năng tự sản
xuất morphin bị tê liệt, ngay lúc đó cơ thể không thể tự sản xuất đủ lượng
morphin để bù vào lượng thiếu hụt nên cơ thể không điều hoà được hoạt động
bình thường của các tạng phủ, gây nên các phản ứng bệnh lý mà ta gọi là cơn
đói ma tuý. Trong 4 năm gần đây, bằng phương pháp điện châm GS. Nguyễn
Tài Thu và cộng sự đã điều trị cho 2200 người nghiện ma tuý có kết quả khỏi
là 96%, với bằng chứng khoa học là sau mỗi lần điện châm, hàm lượng βendorphin- một morphin nội sinh tăng lên so với trước điện châm. Sau 7 ngày
điều trị, hàm lượng β- endorphin trở về gần với mức của người bình thường.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, GS. Nguyễn Tài Thu đã quy nạp các triệu
chứng xuất hiện khi cai nghiện thành năm thể bệnh thuộc năm hội chứng tạng
phủ và phương pháp điều trị của từng thể bệnh, trong đó thể bệnh Phế- Đại
trường xuất hiện khi ma tuý làm rối loạn công năng hoạt động của cặp tạng
phủ biểu lý Phế- Đại trường với phép điều trị là thanh nhiệt, tuyên Phế. Phác
đồ huyệt sử dụng gồm:
+ Châm tả các huyệt: Thiên đột, Phù đột, Trung phủ, Khúc trì, Quyền
liêu xuyên Nghinh hương, Hợp cốc.

+ Châm bổ các huyệt: Phế du, Liệt khuyết, Tam âm giao, Túc tam lý
Liệu trình điều trị: 7 ngày. Ba ngày đầu, bệnh nhân được điều trị điện
châm đón cơn tức là châm khi bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu của cơn đói ma
tuý biểu hiện bằng các dấu hiệu báo trước như: ngáp, chảy nước mắt....Từ
ngày thứ tư trở đi tiến hành điện châm 3 lần trong ngày để giải quyết các triệu
chứng còn tồn tại sau cơn. Phương pháp điện châm đón cơn được thực hiện
trước khi cơn xuất hiện từ 10 đến 15 phút. [27]
GS. Hoàng Bảo Châu [28] đánh giá châm cứu có tác dụng cắt cơn
nghiện ma tuý tốt, các triệu chứng cai cấp của hội chứng cai giảm nhanh sau


20

điện châm 10- 15 phút. Tác giả đã đưa ra một số phác đồ các huyệt điều trị
theo triệu chứng khi bệnh nhân lên cơn nghiện.
Nguyễn Diên Hồng [28], [29], [30] nghiên cứu cắt cơn đói ma tuý bằng
phương pháp điện châm đã đưa ra kết luận rằng điện châm có tác dụng tốt
trong điều trị cai nghiện ma tuý, sau điện châm bệnh nhân dễ chịu không còn
cảm giác thèm ma tuý, sau điều trị bệnh nhân tăng cân. Châm cứu điều trị cai
nghiện là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và không có phản ứng phụ.
BS. Trương Thìn [31] cho biết ở Trung tâm cai nghiện Bình Triệu có 2.500
bệnh nhân nghiện hút trước giải phóng, trong đó có 236 bệnh nhân được nghiên
cứu điều trị bằng châm cứu. Tác giả nhận xét rằng, châm cứu có thể cắt cơn nghiện
sau 5-7 phút và sau 4-6 ngày cơn đói ma tuý giảm dần.
BS. Trương Thìn, Võ Tấn Hưng [31] qua nghiên cứu điều trị cai nghiện đã
đưa ra nhận xét rằng phương pháp châm cứu cắt cơn đói ma tuý giúp bệnh nhân
không bị lên cơn vật vã nặng, không có tai biến, phục hồi sức khoẻ người bệnh
nhanh chóng.
Phương pháp cai nghiện ma tuý bằng châm cứu cũng đã được nhiều tác
giả trên thế giới nghiên cứu và thừa nhận, nhưng nghiên cứu về cơ chế tác

dụng của điện châm trong điều trị cai nghiện ma tuý chưa nhiều.
Weddington W.W. [32] cho biết trong các phương pháp phục hồi sức
khoẻ cho người nghiện ma túy sau khi cai nghiện thì phương pháp y học
truyền thống như châm cứu là đáng tin cậy.
Brewington V., Smith M. [33] qua điều trị, theo dõi đã khẳng định rằng
châm cứu điều trị cắt cơn nghiện ma tuý có tác dụng làm giảm các triệu chứng
cai.
Cui M. [34] đã nêu lên những tiến bộ của châm cứu trong cai nghiện,
đồng thời cho biết châm cứu điều trị cai nghiện có giá trị cao, hạn chế các hội


21

chứng cai, thực hiện đơn giản, dễ dàng, ít tác dụng phụ, bệnh nhân dễ chấp
nhận.
Washburn A.M. và cộng sự [35] qua nghiên cứu giải độc heroin bằng
châm cứu trên lâm sàng đã đưa ra kết luận rằng giải độc heroin bằng châm
cứu vừa an toàn, hiệu quả và là phương pháp cai nghiện được bệnh nhân chấp
nhận khi lựa chọn phương pháp điều trị để từ bỏ ma tuý.
1.5. Điện châm
1.5.1. Định nghĩa:
Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên
các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên
huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt [36],
[37]. Hiện nay chúng ta thường dùng máy điên châm nối dòng điện cường độ
kich thích từ 5 – 100 micro ampe, tần số ở khích thích từ 2 đến 60Hz. Đây là
phương pháp kết hợp giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của
YHCT) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của YHHĐ)[37], [38]
1.5.2. Tác dụng của điện châm
1.5.2.3 Tác dụng của điện châm theo YHHĐ

Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý có thể xuất hiện ngay tức thì sau khi
châm kim và tác động vào huyệt, nhưng cũng nhiều khi phải lưu kim lâu và
điều trị nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhiều liệu trình mới thu được kết quả.
Ngoài vai trò của thần kinh ra còn có vai trò của nội tiết, thể dịch tham gia
trong việc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Vogralic, Kassin (Liên Xô), Chu
Liễn (và nhiều tác giả Trung Quốc), Vũ Xuân Lãng, Lê Khánh Đồng (Việt
Nam), Mai Văn Nghệm, Jean-Bossy (Pháp), vv… Căn cứ vào vị trí tác dụng
của nơi châm cứu đề ra 3 loại phản ứng cơ thể: [39]


22

- Phản ứng tại chỗ:
Châm hay cứu vào huyệt là một kích thích gây một cung phản xạ mới có
tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý: như làm giảm cơn đau, giải
phóng sự co cơ, vv…
Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự
vận mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu, vv… làm thay đổi tính chất của tổn
thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau.
Phản ứng tại chỗ có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng khá lớn là cơ sở của
phương pháp điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi có thương tổn mà châm cứu
dùng các huyệt gọi là A thị huyệt (thống điểm, thiên ứng huyệt).
- Phản ứng tiết đoạn
Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng
da ở cùng một tiết đoạn với nó, ngược lại những kích thích từ vùng da của
một tiết đoạn nào đó sẽ có ảnh hưởng đến nội tạng cùng trên tiết đoạn đó [14],
[15]. Việc sử dụng các huyệt ở một vùng da để chữa bệnh của các nội tạng
cùng tiết đoạn với vùng này sẽ gây ra một phản ứng tiết đoạn, gây ra các
luồng xung động thần kinh hướng tâm. Những luồng này sẽ truyền nhịp vào

sừng sau tủy sống rổi chuyển qua sừng trước từ đó bắt đầu cung phản xạ ly
tâm, một là theo các sợi vận động trở về bộ phận cơ của tiết đoạn được châm,
hai là theo các sợi thực vật đến mạch máu và đến các cơ quan, nội tạng tương
ứng, làm điều hoà mọi cơ năng sinh lý như phân tiết dinh dưỡng…
Việc sử dụng phản ứng tiết đoạn có nhiều ý nghĩa thực tiễn lớn vì nó có
thể giúp cho người thầy thuốc châm cứu chọn những vùng và huyệt ở một tiết
đoạn thần kinh tương ứng với một cơ quan, nội tạng bị bệnh. Việc thành lập
công thức châm cứu điều trị một số bệnh thuộc từng vùng được tiện lợi và dễ
ứng dụng hơn. Mặt khác theo quan niệm của phản ứng tiết đoạn giúp người


23

học và ứng dụng châm cứu hiểu và giải thích được phương pháp dùng các du
huyệt (ở lưng), mô huyệt (ở ngực, bụng) và các huyệt ở xa (tay, chân) để
châm cứu làm giảm đau một số bệnh thuộc nội tạng có cùng tiết đoạn thần
kinh chi phối, đặc biệt là dùng các huyệt sát cột sống (Hoa Đà giáp tích) và
các bối du huyệt trong châm gây tê để phẫu thuật.
- Phản ứng toàn thân
Qua thực tế lâm sàng chữa bệnh bằng châm cứu người xưa đã đúc kết ra
được rất nhiều cách dùng huyệt. Một huyệt có thể dùng để chữa nhiều bệnh,
một bệnh cũng có thể dùng nhiều công thức huyệt khác nhau và cũng là một
loại bệnh trên cùng một bệnh nhân,nhưng tùy theo thời gian bị bệnh (mùa
xuân, hạm thu và đông) và thời gian đến điều trị (sáng, trưa, chiều, tối) mà
thầy thuốc châm cứu dùng các huyệt khác nhau (xem thêm tỳ ngọ lưu chú thời châm cứu học) [2].
Việc sử dụng các huyệt theo các cách dùng huyệt kể trên nhiều khi
không nằm tại chỗ cơ quan bị bệnh và cũng có khi không nằm trên các tiết
đoạn có liên quan với nơi bị bệnh. Các nhà nghiên cứu châm cứu hiện đại cho
rằng tác dụng điều trị của châm cứu trong các trường hợp kể trên là thông qua
tác dụng gây ra phản ứng toàn thân.

Thực chất, bất kỳ một kích thích nào đối với cơ thể cũng đều có liên
quan tới hoạt động của vỏ não, nghĩa là có tính chất toàn thân. Như vậy, sự
phân chia ra phản ứng cục bộ tại chỗ, phản ứng tiết đoạn chỉ có giá trị về sự
liên quan cục bộ từng phần cơ thể thông qua hoạt động của tủy.
Khi nói tới phản ứng toàn thân, chúng ta cần nhắc lại nguyên lý về hiện
tượng chiếm ưu thế vỏ não của Utomski, về cơ năng linh hoạt của hệ thần
kinh của Wedensky, về các kích tố (hormon), và các chất trung gian hoá học
thần kinh (hisamin, axetylcholin, mocphin-like…) [15], [33].


24

Điểm quan trọng của phản ứng toàn thân là tác dụng đối với hệ thần kinh
trung ương và thông qua hệ này và hệ thần kinh thực vật mà ảnh hưởng đến
các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể.
Sau khi châm, từng luồng xung động thần kinh không ngừng được diễn
truyền vào tủy sống (Dẫn truyền xung động thần kinh là do các chất axetylcho
line…) từ đó dẫn truyền qua bó tủy lên hành não và lên não.
Vogralic, Kassin (và nhiều tác giả) nghiên cứu điện não đồ trong khi
châm cứu thì thấy điện thế có những biến đổi lan toả, toàn diện và đối xứng
toàn thân thường thấy làn sóng delta và têla chậm hơn, có nhiều ca làn sóng
không đều nhịp… [39]
Tình trạng tinh thần luôn luôn căng thẳng gây ra các rối loạn tinh thần
làm cho quá trình hưng phấn và ức chế của hoạt động thần kinh cao cấp bị rối
loạn [40]. Châm cứu có tác dụng điều chỉnh các trạng thái rối loạn đó vì sau
một đợt điều trị triệu chứng lâm sàng tốt hơn và điện não đồ biến đổi [41],
[42], [43].
Một điểm quan trọng nữa của phản ứng toàn thân là các biến đổi về thể
dịch và nội tiết. Thường thường trong khi châm và sau một đợt điều trị bằng
châm cứu, các thể dịch như sympatine, adrenaline, histamine, axetycholin,

mocphine-like (đặc biệt là bEndorphine) cũng có những biến đổi, ảnh hưởng
đến các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, và sự chuyển hoá các chất [6].
Nhiều tác giả nghiên cứu hoạt động của tuyến yên và thượng thận sau
châm thấy rõ tuyến yên tạo ra một kích tố (hormonotrope) làm tăng hoạt động
của một số tuyến nội tiết như: tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến sinh
dục…[4], [5]. Người ta đã chứng minh được rằng: châm làm cho bạch cầu ái
toan giảm. 70-80% các trường hợp, châm làm lớp vỏ thượng thận bài tiết ra
kích tố corlicosteroid cũng tương tự như tiêm vào cơ thể 20 đơn vị ACTH để


25

kích thích tuyến thượng thận bài tiết chất này. Châm các huyệt Đại chuỳ (XIII
14) và Thủy đột (V10) và cứu giữa các đốt sống lưng có thể làm cho tuyến
giáp trạng tạm thời ngừng hút iốt…[6].
Tác dụng của điện châm theo YHCT
- Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ
chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.
Theo y học cổ truyền, âm dương là thuộc tính của mỗi vật trong vũ trụ.
Hai mặt âm dương luôn có quan hệ đối lập (mâu thuẫn) nhưng luôn thống
nhất với nhau. Âm dương trong cơ thể bao giờ cũng thăng bằng (bình hành)
nương tựa vào nhau (hỗ can) để hoạt động giúp cho cơ thể luôn luôn thích
ứng với hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên [44].
Bệnh tật phát sinh ra là do sự mất cân bằng của âm dương [3]. Sự mất
cân bằng đó gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (Tà khí của lục
dâm) hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng kém (chính khí hư) hoặc do sự
biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi
do những nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn
uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ… [10].
Trên lâm sàng, bệnh lý biểu hiện hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc hư hoặc

thực (hư hàn thuộc về âm, thực nhiệt thuộc về dương), nhiều khi bệnh tật rất
phức tạp, các dấu hiệu thuộc về hàn nhiệt rất khó phân biệt (kiêm chứng)…
[10].
Nguyên tắc điều trị chung là điều hoà (lập lại) mối cân bằng của âm
dương. Cụ thể trong điều trị bằng châm cứu, muốn đánh đuổi tà khí, nâng cao
chính khí (sức đề kháng của cơ thể) phải tùy thuộc vào vị trí nông sâu của
bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng thích đáng
dùng châm hay cứu, dùng thủ thuật hay bổ như nhiệt thì châm, hàn thì cứu, hư
thì bổ, thực thì tả vv…


×