Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề cương sinh thái học và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.45 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
1) Một số quy luật về tác động của các nhân tố sinh
thái lên đời sống sinh vật:
1.1 Giới hạn sinh thái:
Sự tồn tại cảu các sinh vật phụ thuộc nhiều vào
cường độ tác động của các nhân tố sinh thái. Cường độ tác
động tăng hay giảm, vượt ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ
thể sẽ làm giảm khã năng soonga của sinh vật. khi cường độ
đó tác động tăng lên ngưỡng cao nhất hoặc thấp hơn ngưỡng
thấp nhất so với khã năng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì
sinh vật không tồn tại
- Giới hạn sinh thái: là khoảng chịu đựng của sinh vật
đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. nằm ngoài
giới hạn sinh thái sinh vật không tồn tại được
- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh
thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các
chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng ức chế sinh lí: là khoảng các nhân tố sinh
thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật
* Quy luật giới hạn sinh thái:
- Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đối
với nhân tố sinh thái này, nhưng lại có giới hạn sinh thái hẹp
đối với các nhân tố khác.
- Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng với nhiều
nhân tố, thường có phạm vi phân bố rộng
- Khi nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho cá
thể sinh vật, thì giới hạn sinh thái của những nhân tố sinh
thái khác có thể bị thu hẹp
- Giới hạn sinh thái của các cá thể đang ở giai đoạn
sinh sản thường hẹp hơn ở giai đoạn trưởng thành không
sinh sản


1.2.Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn tác
động qua lại, sự biến đổi của một nhân tố này dẫn đến sự
thay đổi về lượng có khi về chất của các nhân tố sinh thái
khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố đó. Tất cả
các nhân tố sinh thái môi trường đều gắn bó chặt chẻ với
nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên đời sống sinh vật.
1.3. Tác động không đồng đều của các nhân tố
sinh thái lên chức phận của cơ thể sống:
Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên
chức phận của cơ thể sống. có nhân tố cực thuận với quá
trình này nhưng lại có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình
khác.
2.Khái niệm quần thể:
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng
loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định
(sinh cảnh), ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong
một quần thể có khả năng sinh giao phối với nhau tạo thành
những thế hệ mới( trừ những loài sinh sản vô tính hoặc trinh
sinh).
3.Khái niệm quần xã:


Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật
thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng
không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần
xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất
và vì vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Quần xã không phải là tập hợp máy móc giữ các
loài sinh vật cùng sống trong một sinh cảnh nhất định một

cách ngẫu nhiên.
- Quần xã được hình thành trên cơ sở một quá trình
trao đổi chất và năng lượng giữa những thành phần trong
nội bộ, quần xã và giữa quần xã với ngoại cảnh của nó.
- Mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh của
nó là mối quan hệ tương tác.
4.Mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong một
quần thể
4.1. Quan hệ hổ trợ những cá thể trong một quần
thể
Quan hệ hộ trợ qua hiệu quả nhóm. Hiệu quả nhóm là
hiện tượng nảy sinh khi các cá thể trong quần thể cùng
chung sống với nhau trong một sinh cảnh có số cá thể hợp lí
và có nguồn sống đầy đủ.
Hiệu quả nhóm thể hiện rõ những quần thể động vật
và thực vật
- Ví dụ hiệu quả nhóm ở thực vật: trường hợp cây
mọc theo nhóm có tác dụng chống lại tác động của gió, hạn
chế mất hơi nước, so với từng cây riêng biệt. quan hệ hộ trở
trực tiếp của các cây trồng chụm còn thể hiện qua hiện
tượng liền rễ.
- Những ví dụ về hiệu quả nhóm ở động vật:
+Hiệu quả nhóm thể hiện khi quần thể có số lượng cá
thể hợp lí, phù hợp với nguồn sống.
+Hiệu quả nhóm thể hiện ở lối sống bầy đàn: trong
lối sống bầy đàn, hiệu quả nhóm tạo điều kiện cho mỗi cá
thể trong quần thể có những lợi ích nhất định như: tạo điều
kiện cho việc kiếm mồi và chống lại kẻ thù có hiệu quả, tác
động về mặt tâm lí; thể hiện trong sự phân hóa đẳng cấp làm
tăng tính tổ chức trong quần thể.

+Ý nghĩa sinh học của việc phân hóa đẳng cấp trong
bầy đàn:Duy trì trật tự trong bầy đàn, không gây tử vong,
hạn chế tối đa việc mất sức trong các lần xô xát khi tranh ăn,
tranh con cái, tranh chổ ở tốt. duy trì nòi giống tốt trong
bầy, đàn.
+ Hiệu quả nhóm ảnh hưởng tốt về mặt sinh lí đối với
những cá thể trong đàn
4.2.Quan hệ cạnh tranh giữa những cá thể trong
quần thể:
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
xảy ra khi số lượng các thể của một quần thể lớn quá cao,
không phù hợp với nguồn sống, dẫn đến trạng thái thừa dần
dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giành nguồn sống giữa các cá
thể động vật. mật độ cá thể của quần thể tăng cao sẽ dẫn
đến hiện tượng ô nhiễm môi trường hoặc gây ra hiện tượng
căng thẳng thần kinh do tiếp xúc giữa những cá thể và ảnh
hưởng xấu đến chúng, gây ra hiện tượng ăn lẫn nhau, canh
tranh giành giật thức ăn hay nơi ở, gây tử vong.


a. Quan hệ cạnh tranh ở thực vật:
Ở thực vật quan hệ canh tranh giữa những cá thể
trong một quần thể gây ra do mật độ cá thể tăng cao. Sự
cạnh tranh chủ yếu là sự cạnh tranh giành nước và ánh sáng.
b. quan hệ cạnh tranh ở động vật
- Cạnh tranh ở động vật khi môi trường bị ô nhiễm do
mật độ cá thể tăng quá cao
-ảnh hưởng cạnh tranh do gia tăng số lượng cá thể
vượt quá giới hạn kích thước nơi ở
- Ảnh hưởng của sự cạnh tranh do mật độ cá thể quá

cao dẫn đến hiện tượng ăn thịt lẫn nhau
- Hiện tượng cạnh tranh giành khu vực cư trú do mật
độ cao
4.3.Sự liên hệ giao tiếp giữa những cá thể trong
quần thể
Sự liên hệ giao tiếp giữa những cá thể trong quần thể
được thực hiện bằng ngôn ngữ. ở đay ngôn ngữ được thực
hiện bằng tiếng kêu, dáng điệu, cử chỉ hoặc bằng các mùi
đặc sắc.
a.Liên hệ bằng tác nhân hóa học
Trong hoạt động sống, động vật sản sinh ra những
chất tiết, giữa vai trò như tín hiệu thông tin gọi là
pheromon . pheromon có nhiều tác dụng:
- Pherromon có tác dụng như chất dẫn dụ
sinh học
- Có tác dụng như chất đánh dấu
- Có tác dụng như chất báo động
b.Liên hệ bằng thị giác
- Tín hiệu thị giác có vai trò quan trọng, nhờ những
điệu bộ và những tư thế vận động đặc trưng trong giao hoan
sinh dục mà cá thể đực và cá thể cái nhận ra nhau đến giao
phối.
c. Liên hệ bằng thính giác:
Tín hiệu âm thanh được cụ thể hóa bằng tiếng hót,
tiếng kêu…
d. Liên hệ bằng xúc giác
Cụ thể qua các động tác kích thích( liếm) của thú mẹ
lên thú con hoặc thú đực lên thú cái trong mùa sinh sản thể
hiện tình cảm thân thích gắn bó. Đối với thú con có tác
dụng như một sự xoa bóp.

5. Những đặc trưng cơ bản của quần thể
- Cấu trúc thành phần giới tính ( hay tỉ lệ đực/ cái)
- Cấu trúc thành phần nhóm (lứa )tuổi
- Sự phân bố các cá thể trong quần thể
- Mật độ quần thể
- Sức sinh sản cảu quần thể
- Sức tử vong của quần thể
- Sự sinh trưởng của quần thể
- Sự phát tán của các cá thể trong quần thể
6. Những tính chất về sự phận bố cá thể và sự biến
động của chúng theo chu kì:
6.1 Những tính chất về sự phân bố cá thể trong quần



Sự phân bố cá thể trong quần xã được thể hiện ở sự
phân bố theo đường thẳng đứng và theo chiều ngang
a.Sự phân bố cá thể trong quần xã theo đường thẳng
đứng:
-Rừng nhiệt đới:
+Tầng vượt tán
+Tầng ưu thế sinh thái
+Tầng dưới tán
+Tầng cây bụi thấp
+Tầng cỏ quyết
-Ở thủy vực:
+Tầng tạo sinh
+Tầng phân hủy
b.Sự phân bố cá thể trong quần thể theo chiều ngang
- Hải dương được phân thành 2 vùng lớn: vùng ven

bờ và vùng khơi
7. Cấu trúc của quần xã sinh vật
Cấu trúc của quần xã được thể hiện trong các thành
phần sau: thành phần loài và số lượng cá thể của từng loài
với tính đa dạng sinh học của nó, cấu trúc về không gian,
cấu trúc về các mối quan hệ giữa các loài tồn tại trong quần
xã ...
7.1. Đa dạng về loài, về cấu trúc và về gen
Đa dạng sinh học là một khái niệm chỉ tất cả những
loài động, thực vật, vi sinh vật, những đơn vị phân loại dưới
chúng và các hệ sinh thái mà sinh vật là một đơn vị cấu
thành.
Đa dạng sinh học được thể hiện dưới mọi dạng thông
tin tồn tại trong quần xã mà mọi sinh vật có thể cảm nhận và
truyền đạt được cho nhau qua các kênh liên lạc, ta cũng có
thể nhận biết và lượng hóa được các thông tin trong quần
xã.
Trong quần xã sinh vật, mức đa dạng càng cao khi diện
tích phân bố của quần xã càng lớn và mức đa dạng tăng lên
khi di chuyển từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, ngoài ra tính đa
dạng có thể giảm đi do sự cạnh tranh ở những quần xã già
trong môi trường ổn định.
Trong các quần xã đang phát triển hoặc những quần
xã phân bố từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp hay từ khơi vào bờ
thì số lượng loài tăng lên, số lượng cá thể của mỗi loài giảm,
mối quan hệ giữa chúng căng thẳng hơn. Ở những quần xã
đang suy thoái hay phân bố theo chiều hướng ngược với
cách phân bố trên thì số lượng loài giảm, số lượng cá thể
của các loài tăng, tính ưu thế cao dần, còn mức bình quân
giảm, quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng.

Sự đa dạng có quan hệ trực tiếp với tính ổn định
hay sự cân bằng động của hệ sinh thái. Sự đa dạng của quần
xã có thể do các yếu tố sau.
- Yếu tố lịch sử.
- Yếu tố khí hậu.
- Sự không đồng nhất không gian. Môi trường càng phức
tạp thì các quần xã càng đa dạng, trong đó yếu tố địa hình
đóng vai trò quan trọng trong sự đa dạng của môi trường và
sự hình thành các loài


- Ảnh hưởng của sinh sản. Sinh vật sinh sản cao thì sự đa
dạng lớn
- Ảnh hưởng của cạnh tranh và phá hoại
7.2. Cấu trúc về không gian của quần xã
7.2.1. Cấu trúc theo mặt phẳng
Sự phân bố của động thực vật theo mặt
phẳng được xem như một dạng về cấu trúc của
quần xã. Cũng như quần thể, quần xã phân bố theo
3 kiểu: đều, ngẫu nhiên và thành các nhóm, tùy
thuộc vào sự phân bố các điều kiện sống của môi
trường và bản chất sinh học của loài
7.2.2. Cấu trúc theo chiều thẳng đứng.
Theo chiều thẳng đứng của không gian,
sinh vật thường phân bố theo tầng hay lớp, liên
quan với sự biến đổi của hàng loạt các yếu tố của
môi trường. Đối với thảm thực vật, nhất là rừng,
người ta thường thấy sự phân tầng của các loài cây
phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, độ ẩm của
không khí... với các tầng ưa sáng, ưa bóng và chịu

bóng. Trong nước cũng có các hiện tượng tương tự
đối với các loài động vật và thực vật ở cạn.
*Đặc trưng về cấu trúc phân tầng
Bất cứ quần xã nào cũng có một cấu trúc đặc trưng ứng
với sự phân bố cá thể các loài khác nhau theo chiều ngang
và theo chiều thẳng đứng.
- Phân tầng theo chiều thẳng đứng:sự phân tầng theo
chiều thẳng đứng thể hiện rõ nhất ở các quần xã ở rừng, ở
vườn, ở trong nước.
Ví dụ:
+ Rừng nhiệt đới thường có năm tầng, trong đó có 2 - 3 tầng
cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ
+ Vườn cây thường có 4 tầng:
Tầng vượt tán( tầng cao nhất): 40-50m
Tầng ưu thế sinh thái: 30m
Tầng dưới tán: 8 - 15m
Tầng có cây bụi thấp: lùn, mọc tương đối thưa cao từ 2-4m
Tầng cỏ quyết (tầng sát mặt đất): 0 - 2m
7.2.3.Sự phân tầng theo chiều ngang:sự phân tầng theo
chiều ngang có thể gặp trong các quần xã ở biển, sông, hồ,
vườn nhà..
Ví dụ:
+ Ở biển: sinh vật nổi vùng khơi có những đặc trưng về
thành phần loài và số lượng cá thể các loài nghèo hơn so với
vùng ven bờ.
7.2.4. Cấu trúc về dinh dưỡng
Các loài không thể tồn tại một cách biệt lập mà chúng
phải sống dựa vào nhau trong nhiều mối quan hệ, trước hết



là mối quan hệ dinh dưỡng. Cách sắp xếp của các nhóm sinh
vật trong quần xã theo chức năng dinh dưỡng tạo nên cấu
trúc dinh dưỡng của quần xã. Cấu trúc này phản ánh hoạt
động chức năng của quần xã, nhờ nó mà vật chất được chu
chuyển và năng lượng được biến đổi. Các chức năng trên
của quần xã thể hiện trong xích thức ăn, lưới thức ăn và tháp
sinh thái.
7.3.1. Xích thức ăn
Xích thức ăn được tạo nên bởi mối quan hệ dinh
dưỡng của các loài tồn tại trong quần xã, trong đó loài này
bắt một loài khác làm mồi, còn về phía mình lại trở thành
thức ăn cho một số loài khác tiếp theo.
ở xích thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến
bậc cao, càng lên bậc cao năng lượng được tích tụ trong mỗi
bậc càng giảm, song chất lượng sản phẩm hay sự giàu năng
lượng tính trên đơn vị sản phẩm càng lớn.
Mỗi một nhóm sinh vật trong xích thức ăn có thể
khác nhau về bậc phân loại nhưng cùng sử dụng một dạng
thức ăn được gọi là bậc dinh dưỡng (tức là mắt xích của
xích thức ăn).
Trong các quần xã hay hệ sinh thái tự nhiên có thể gặp 3
loại xích thức ăn khác nhau:xích thức ăn chăn nuôi, xích
thức ăn phế liệu và xích thức ăn thẩm thấu.
- Xích thức ăn chăn nuôi :Xích thức ăn này được khởi đầu
bằng thực vật, tiếp đến là những loài "ăn cỏ" rồi đến vật ăn
thịt các cấp (1,2,3...)
- Xích thức ăn phế liệu (Detritus)
Khác với xích thức ăn chăn nuôi, xích này được khởi
đầu bằng phế liệu hay mùn bã, cặn vẩn, sau đó là bậc dinh
dưỡng của nhũng loài ăn cặn vẩn, rồi đến các vật ăn thịt

khác:
Động vật ® Động vật ® Động vật ®...ăn phế liệu ăn thịt cấp
1 ăn thịt cấp 2
Detrit được nhiều nhóm sinh vật sử dụng như giun trong
đất, còn trong vực nước là các loài thân mềm, giáp xác,
giun, một số loài cá.
- Xích thức ăn thẩm thấu.
Xích thức ăn thẩm thấu có lẽ là xích thức ăn rất đặc
trưng cho các hệ sinh thái ở nước với 2 tính chất: thứ nhất,
nước là dung môi có thể hòa tan tất cả các muối vô cơ và
những chất hữu cơ phân cực có khối lượng phân tử thấp.
Thứ 2, các sinh vật sống trong nước tức là sống trong một
dung dịch các chất. Đại bộ phận các loài sinh vật nhỏ bé
(tảo, động vật nguyên sinh, vi khuẩn...) có khả năng dinh
dưỡng các chất hữu cơ hoà tan bằng con đường thẩm thấu
qua bề mặt cơ thể.
2.3.2. Lưới thức ăn
Tổ hợp các xích thức ăn sẽ hình thành nên lưới thức
ăn, trong đó các loài tham gia vào các bậc dinh dưỡng của
một số xích thức ăn, chúng tạo nên mối quan hệ dinh dưỡng
rất phức tạp trong các quần xã hay trong các hệ sinh thái.
Tính chất phức tạp của lưới thức ăn được tạo ra do sự
tham gia của nhiều loài sinh vật, nhất là những loài có phổ
thức ăn rộng, tức là có khả năng tham gia vào nhiều bậc


dinh dưỡng. Con người có thể xem là sinh vật tiêu thụ cuối
cùng của xích thức ăn. Tuy vậy, con người có thể sử dụng
nhiều loại thức ăn, bắt đầu từ thực vật đến các nhóm sinh
vật tiêu thụ khác nhau.

2.3.3. Tháp sinh thái .
Tháp sinh thái là tên gọi chung của 3 loại tháp với cách sử
dụng các đơn vị đo lường khác nhau: tháp số lượng (tính
theo số lượng cá thể), tháp sinh vật lượng (tính theo đơn vị
khối lượng) và tháp năng lượng ( tính theo đơn vị năng
lượng).
Tháp sinh thái được cấu tạo bằng cách xếp chồng liên
tiếp các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao. Do tổng năng lượng
(hoặc số lượng hay khối lượng) liên tiếp giảm giữa các bậc
dinh dưỡng nên tháp có đáy to ở dưới, càng lên trên càng
nhỏ dần. Tháp năng lượng luôn luôn có dạng tháp điển hình,
nghĩa là tổng nguồn năng lượng của con mồi bất kỳ lúc nào
cũng lớn hơn tổng nguồn năng lượng của những kẻ sử dụng
chúng. Đối với hai tháp còn lại (số lượng và sinh vật lượng)
nói chung cũng có dạng điển hình như thế, song trong một
số trường hợp, đáy (khởi đầu cho xích thức ăn) lại nhỏ hơn
bậc dinh dưỡng phía trên kề liền, sau mới có thể phát triển
bình thường, tháp trở nên mất cân đối.
Sự mất cân đối của tháp số lượng thường gặp trong
quan hệ vật chủ ký sinh, trong đó vật chủ có kích thước lớn,
còn vật ký sinh có kích thước nhỏ nhưng số lượng đông.
Đối với tháp sinh vật lượng, sự sai lệch đó gây ra do bậc cơ
sở gồm những cơ thể có kích thước nhỏ hơn bậc trên, hơn
nữa, bậc này vừa mới sản sinh ra thì phần lớn đã bị sinh vật
bậc trên nó sử dụng ngay lập tức. Về mặt năng lượng thì ở
cả hai mối quan hệ trên, tháp vẫn giữ dạng điển hình.
Như vậy, xích thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái thể
hiện mối quan hệ dinh dưỡng rất phức tạp giữa các loài,
thậm chí giữa các cá thể trong quần xã, tạo nên cấu trúc
chức năng của hệ thống cũng rất phức tạp không kém, đảm

bảo tính ổn định của quần xã trong việc sử dụng nguồn sống
một cách có hiệu quả và thích ứng được với điều kiện môi
trường thường xuyên biến động.
7.3. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã rất đa dạng.
Một trong những mối quan hệ đó đã được đề cập đến một
cách chi tiết là cấu trúc dinh dưỡng trong các xích thức ăn.
Ngoài ra, còn hàng loạt các mối quan hệ khác rất tinh tế và
cũng phức tạp. Khi các quần thể tác động lên nhau, dù bất
kể trường hợp nào, có lợi hoặc bất lợi, đều gây ảnh hưởng
đến sự phát triển số lượng của chúng.
8) Khái niệm về hệ sinh thái:
Quần xã bao gồm nhiều loài sinh vật cùng sống trong
một sinh cảnh, ở đó nguồn sống đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của quần xã. Quần xã cùng với hệ sinh thái của nó
tạo thành một hệ sinh thái. Trong hệ sinh thái, vòng tuần
hoàn vật chất và năng lượng được thực hiện. vì thế, quần xã
và sinh cảnh của nó là hai thành phần của một khối thống


nhất không tách rời, tạo thành một khối tương đối ổn định,
bền vững.
HST= Quần xã + Sinh cảnh
9)Sự chuyển hoá vật chất:
9.1Chuỗi thức ăn: Là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật,
mỗi loài là một mắt xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu
thụ mắt xích trước nó và lại bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Mỗi mắc xích thức ăn trong chuổi thức ăn đảm nhiệm
những chức năng như: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
từng cấp, sinh vật phân giải tạo thành các bậc dinh dưỡng.

9.2.Có thể phân chuổi thức ăn thành hai loại: Chuổi thức
ăn có sinh vật sản xuất( Có sinh vật kí sinh và không có sinh
vật kí sinh), Chuổi thức ăn có sinh vật phân giải hữu cơ là
sinh vật tiêu thụ bậc 1
- Chuổi thức ăn không có sinh vật kí sinh: sinh vật
sản xuất->sinh vật tiêu thụ cấp 1-> sinh vật tiêu thụ cấp 2.
Vd: Cỏ->thỏ->cáo
- Chuổi thức ăn có sinh vật kí sinh : thực vật-> đv ăn
thịt-> đv kí sinh bậc 1-> đv kí sinh bậc 2. Vd: cây thông>sâu ăn lá->ong kén->cánh màng.
- Chuổi thức ăn có sinh vật phân giải hữu cơ là sinh
vật tiêu thụ bậc 1:sinh vật phân giải ở đây là động vật không
xương sống, vi khuẩn và nấm. Trong nhiều trường hợp các
nhóm cùng phối hợp đồng thời.
Những ví dụ:
+Chuỗi thức ăn trên môi trường cạn: chất bã-> mối
-> nhện
+Chuỗi thức ăn trong môi trường nước: chất mùn bã> động vật đáy->cá chép.
*Lưới thức ăn: Mỗi loài trong quần xã không phải
chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn, mà còn có thể liên hệ với
nhiều chuỗi thức ăn.tất cả chuỗi thức ăn trong quần xã hợp
thành lưới thức ăn
9.3 Bậc dinh dưỡng
Trong lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức
dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
Các loại bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (SVSX) gồm các sinh vật
có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi
trường.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (SVTT bậc 1): ĐV ăn
SVSX.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 (SVTT bậc 2) gồm các ĐV
ăn SVTT bậc 1 (loài ăn thịt).
+ Bậc dinh dưỡng cấp 4, 5...
+ Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao
nhất.
9.4.Tháp sinh thái
Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp
chồng lên nhau, mỗi hình có chiều cao bằng nhau, chiều
dài khác nhau biểu thị cho độ lớn của mỗi bậc sinh dưỡng.


- Các loại tháp sinh thái (3 loại)
+ Tháp số lượng: xây dựng dựa trên số lượng cá thể
ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp sinh khối: xây dựng dựa trên khối lượng
tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị thể tích hay
diện tích.
+ Tháp năng lượng: xây dựng trên số năng lượng
được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
9.5Chu trình sinh dịa hóa hay vòng tuần hoàn vật
chất:
Chu trình sinh địa hóa học Là một chu trình vận
động các chất vô cơ trong hệ sinh thái theo đường từ ngoại
cảnh chuyển vào trong cơ thể sinh vật, rồi được chuyển lại
vào môi trường.
Chu trình vận động các chất vô cơ ở đây khác với sự
chuyển hóa năng lượng đi qua các bậc dinh dưỡng ở chỗ nó
được bảo toàn chứ không bị mất đi một phần nào dưới dạng
năng lượng và không sử dụng lại.
Cơ thể sống↔ Môi trường ↔Nguồn vật chất

Trong số hơn 90 nguyên tố được biết trong thiên
nhiên có khoảng 30-40 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống.
Một số nguyên tố như cacbon (C), nitơ (N2), oxy (O2),
hydro (H2), phospho (P) … mà cơ thể đòi hỏi với một số
lượng lớn, còn có một số nguyên tố khác cơ thể chỉ đòi hỏi
một lượng nhỏ, có khi cực nhỏ (vi lượng), nhưng hết sức
cần thiết như đồng (Cu), mangan (Mn) cần cho phản ứng
oxy hóa khử.
Chu trình sinh địa hóa học là một trong những cơ
chế cơ bản để sự duy trì cân bằng trong sinh quyển và đảm
bảo sự cân bằng này được thường xuyên. Người ta phân
biệt 2 loại chu trình sinh địa hóa học:
- Chu trình hoàn hảo: chu trình của những nguyên tố
như C, N mà giai đoạn ở dạng khí, chúng chiếm ưu thế
trong chu trình và khí quyển là nơi dự trữ chính của những
nguyên tố đó, mặt khác từ cơ thể sinh vật chúng trở lại
ngoại cảnh tương đối nhanh.
- Chu trình không hoàn hảo: chu trình của những
nguyên tố như P, lưu huỳnh (S). Những chất này trong quá
trình vận chuyển một phần bị đọng lại thể hiện qua chu kỳ
lắng đọng trong hệ sinh thái khác nhau của sinh quyển.
Chúng chỉ có thể vận chuyển được dưới tác động của
những hiện tượng xãy ra trong thiên nhiên (sự xói mòn),
hoặc dưới tác động của con người.
Chu trình sinh-địa-hoá: Trong hệ sinh thái vật chất
luôn vận chuyển, biến đổi trong các chu trình từ cơ thể
sống vào trong môi trường và ngược lại. Chu trình này gọi
là chu trình sinh-địa-hoá.
Chu trình H2O: Nước tồn tại ở 3 dạng rắn-lỏng-hơi
tuỳ vào nhiệt độ của môi trường. Nó chủ yếu ở biển và đại

dương (chiếm 97,6%) và tồn tại ở thể rắn khoảng 2,7%.
Nước hoà tan các chất, vận chuyển các chất, mang theo
nhiều chất dinh dưỡng cho đời sống động thực vật. Nước từ
bề mặt các ao, hồ, biển nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời
bốc hơi vào khí quyển, lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ
lại rồi rơi xuống đất.thấm vào đất , một phần được sinh vật
hấp thụ, hô hấp và thoát nước, phần lớn chảy trên mặt đất


thành dòng chảy, cuối cùng trở về biển hoàn thành một chu
trình nước.
Chu trình C: Là thành phần cơ bản của protein,
CxHx và nhiều phân tử cần thiết khác cho sự sống. Cacbon
tồn tại trong tự nhiên dưới dạng CO2, CaCO3,... Thực vật
hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp chuyển thành chất
hữu cơ trong sinh vật sản xuất, một phần hữu cơ đó được
sinh vật sử dụng. sinh vật trong quá trình hô hấp thải vào
khí quyển khí các bô níc. Xác chết của sinh vật được sinh
vật phân giải thành chất vô cơ và một lần nữa đi vào chu
trình cacbon.
Chu trình N: Nitơ là một nguyên tố quan trọng trong
qua trình trao đổi chất của Hệ sinh thái, là thành phần cấu
trúc không thể thiếu được của axit amin, enzim, hooc môn,
axit nucleic, lưu giữ trạng thái di truyền cho cơ thể. Nitơ
tồn tại trong không khí chiếm khoảng 79% dưới dạng N2.
Phân tử này bền vững, thực vật không hấp thụ được song
chỉ có một số vi khuẩn và các cây trong họ đậu( chứa vi
khuẩn cộng sinh trong nốt sần) sử dụng. Để phá vỡ N2 và
kết hợp với nguyên tố khác như O, H cần nhiệt độ và áp
suất lớn. Nhờ một số hiện tượng tự nhiên như sấm chớp,

các oxit nitơ được tạo thành từ N2 và O2 cùng với nước mưa
rơi xuống làm giàu N cho Hệ sinh thái.
Chu trình P: P là một trong những chất quan trọng
bậc nhất trong hệ thống sinh học. Tỷ lệ phôt pho so với các
chất khác trong cơ thể thường lớn hơn tỷ lệ như thế bên
ngoài mà cơ thể có thể kiếm được và nguồn của chúng. Do
vậy phôt pho trở thành yếu tố sinh thái vừa mang tính giới
hạn, vừa mang tính điều chỉnh.Thực vật đòi hỏi phôt pho vô
cơ cho dinh dương. Đó là orthophophat. Trong chy trình
khoáng điển hình, phophat sẽ được chuyển cho sinh vật sử
dụng và sau đó lại được giải phóng do quá trình phân hủy.
Các con đường chính hoàn trả lại vật chất vào chu
trình:
+ sự bài tiết của động vật
+sự phân giải các chất hữu cơ nhờ sinh vật phân giải
+Sự vận chuyển trực tiếp từ thực vật sang động vật
nhờ các vi khuẩn cộng sinh
10) Sự ô nhiễm môi trường nước:
a.Khái niệm:Sự ô nhiễm môi trường nước là sự có
mặt của nhiều chất lạ trong môi trường nước làm biến đổi
chất lượng nước, gây tác hại đối với sức khỏe con người khi
sử dụng nước trong sinh hoạt, ở các ngành công nghiệp,
nông nghiệp,chăn nuôi,….
b.Nguồn gốc của sự ô nhiễm nước lục địa và
những nguyên nhân:
b.1 Sự ô nhiễm các nguồn nước lục địa có thể do
các nguyên nhân sau đây:
- Nước thải sinh hoạt
- Nước thải công nghiệp
- Nước tràn trên mặt đất ngoài khu đô thị

- Sự ô nhiễm do công nghiệp hạt nhân
- Sự ô nhiễm các dòng sông
- Sự ô nhiễm do nhiệt
*.Nước thải sinh hoạt:


- Bao gồm nước thải từ các khu dân cư, nước thải
xuất phát từ sinh hoạt của con người
- Tùy theo khu dân cư ( đồng bằng, nông thôn, miền
núi) mà nước có tính chất khác nhau.
- Nước thải sinh hoạt bao gồm các chất protein, các
chất béo, các chất tẩy rửa, các chất hữu cơ khác ( phân,
nước tiểu, thức ăn thừa), vi sinh vật, một lượng nhỏ các chất
vô cơ hòa tan hay chất rắn( xác ô tô hỏng, đồ bỏ đi)
- Nước thải sinh hoạt có các chất gây ô nhiễm môi
trường dễ bị phân hủy bởi các sinh vật khác.
*.Nước thải công nghiệp(Nước thải sản xuất):
- Đây là nước thải từ các cơ sở công nghiệp hay tiểu
thủ công nghiệp. Ở Hà Nội trong một ngày thải ra 300- 400
m3 trong đó nước thải do sản xuất công nghiệp chiếm 85 –
90 nghìn m3 .
- Đặc tính của nước thải phụ thuộc vào từng ngành
sản xuất và quy trình sản xuất.Nước thải công nghiệp bao
gồm: phân, nước tiểu, các chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ
sâu và phân bón.
- Nước thải công nghiệp chứa những chất khó bị phân
hủy bởi sinh vật, mặt khác chứa nhiều chất độc hại cho vi
sinh vật có vai trò quan trọng trong việc phân hủy sinh học
trong nguồn nước trong tự nhiên.
*Nước thải đô thị:Là hỗn hợp các nước thải có trong

đô thị, gặp trong các hệ thống cống rãnh trong thành phố.
*Nước tràn trên mặt đất ngoài khu vực đô thị:
Nước tràn trên mặt đất ngoài khu vực đô thị tạo thành dòng
chảy hòa tan hoặc cuốn trôi các chất gây ô nhiễm( chất rắn,
rác rưởi, dầu mỏ, chất hữu cơ…) các đường giao thông, các
xa lộ…
*.Sự ô nhiễm do công nghiệp hạt nhân
Nước thải công nghiệp hạt nhân do các nhà máy điện
nguyên tử và các trung tâm nghiên cứu hạt nhân
*Sự ô nhiễm các dòng sông:
Phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy, có liên quan đến
mật độ dân số sống trong lưu vực sông cũng như phụ thuộc
vào các hoạt động công và nông nghiệp.
*Sự ô nhiễm do nhiệt
Ô nhiễm nước do nhiệt của các nhà máy điện ( nhiệt
điện, thủy điện, điện nguyên tử) làm nhiệt độ nước sông
tăng lên đáng kể, gây ra hiện tượng ô nhiễm nhiệt.
b.2Tác hại chung của hiện tượng ô nhiễm môi trường
nước
- Sự ô nhiễm môi trường nước còn gây ra hiện tượng
phì hóa và hiện tượng loạn dinh dưỡng.
- Sự ô nhiễm môi trường nước còn gây ra sự biến đổi
sâu sắc đối với sự phân bố của các loài động vật và
thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người chủ
yếu do các tác nhân gây bệnh ( như: thương hàn,
dịch tả,lị…)và tác nhân hóa học. Cuối cùng là sự
tốn kém về mặt kinh tế do phải xử lí hoặc lọc nước
nhằm đảm bảo chất lượng nước sử dụng.
Sự ô nhiễm nước ngầm do nằm ở gần hoặc trong khu
công nghiệp.Ô nhiễm vùng ven do khai thác nước ngầm quá

mức hoặc thiếu kĩ thuật đã làm nước mặn tràn vào lỗ khoan
làm tăng nồng độ khoáng chất đến mức không dùng được


nước, hoặc ở vùng đồng chua do khai thác nước ngầm
không đúng cách để nước chua xâm nhập vào tầng nước
ngọt
3.Những hợp chất chính gây ô nhiễm nước:
3.1.Các hợp chất có chứa nitơ:
 Nguyên nhân:
- Do trong sản xuất nông nghiệp, người ta thường
sử dụng phân đạm bón cho cây trồng dưới dạng nitrat và
amôn.Tuy nhiên, cây trồng thường không sử dụng hết phân
đạm để tạo thành sản phẩm, lượng dư thừa bị rữa trôi theo
nước mưa và ngấm vào trong đất, thấm xuống các mạch
nước ngầm.
- Phân chuồng bảo quản không tốt, hố phân bị rò,
phân sẽ ngấm xuống đất và hợp chất nitơ sẽ làm ô nhiễm
chủ yếu nước mặt và nước ngầm.
- Sự ô nhiễm nước bởi các hợp chất có chứa nitơ
còn do nước thải công nghiệp và gia đình.
 Nguyên nhân:
- Nitơ trong nước cống đổ vào môi trường tự nhiên bị
oxi hóa thành nitrat làm ô nhiễm các mạng lưới sông ngòi.
 Hậu quả:
- Sự thừa nồng độ nitrat gây hại cho người và thực
vật, động vật.
- Các hợp chất nitơ có thể gây bệnh
methomologbin huyết hoặc ung thư
3.2.Các hợp chất có chứa phôtpho

- Sự ô nhiễm môi trường do photphat bắt nguồn từ
các hoạt động trong nông nghiệp chủ yếu do quá
trình rửa trôi phân bón photphat, nước thải gia đình
và nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải
công nghiệp làm đồ hộp với các chất tẩy rửa tổng
hợp.
3.3 Hiđrocacbua:
Sự ô nhiễm môi trường nước bởi Hidrocacbua chủ
yếu là do sự khai thác, vận chuyển dầu lửa, sự cọ rửa hầm
tàu, sự tu sửa tàu ở ngoài khơi một cách bất hợp pháp.
Trong đó những vụ đắm tàu chở dầu và những tai nạn trong
việc thăm dò, khai thác dầu lửa ở biển gây ô nhiễm nhiều
hơn cả.
3.4. Những dạng thuốc trừ sâu, diệt cỏ :
 Các thuốc trừ sâu diệt cỏ như: DDT, TDE, PCB
gây ngộ độc sinh quái thai, ung thư…Lạm dụng,
hay sử dụng hoá chất BVTV tuỳ tiện dẫn tới ô
nhiễm các nguồn nước...
3.5 Các kim loại gây độc
 Các kim loại độc gây rối loạn thần kinh( bệnh
nhiễm độc chì hoặc thủy ngân(bệnh kibyo))
- Các kim loại gây độc
Pb, Hg, Cr, Zn, Mn, As….thường có trong nước
thải công nghiệp.Các ngành công nhiệp có sử dụng thủy
ngân hàng năm đổ xuống đại dương khoảng hơn 10.000 tấn


thủy ngân dưới dạng kim loại hoặc ion. Hầu hết các kim loại
nặng đều có độc cao với con người và động vật khác.
4. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi

trường nước:
4.1. Bảo vệ tài nguyên nước tránh bị cạn kiệt:
 Bảo vệ và đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che
phủ rừng và sử dụng hợp lí tài nguyên đất nhằm
điều hòa nguồn nước, giảm lủ, tăng lưu lượng mùa
kiệt.
 Sử dụng tiết kiệm nguồn nước để duy trì quá trình
sinh thái bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho
dòng tuần hoàn lớn trên trái đất
 Chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước.
4.2 Bảo vệ tài nguyên nước chống ô nhiễm:
 Thiết lập các thiết bị xử lí nước thải tiến tiến. Phát
triển hệ thống thu gom, xử lí các loại chất thải.
 Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các khu
đô thị, khu công nghiệp
 Cần xử lí nước thải công nghiệp, từ các làng nghề,
nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.





Cải tiến công nghệ để hạn chế đến mức thấp nhất ô
nhiễm nguồn nước do hóa chất thải ra quá trình sản
xuất công nghiệp. Thay thế công nghệ sản xuất cổ
truyền bằng các công nghệ sạch không có chất thải
độc hại.
Thiết kế hệ thống cấp nước, kênh tiêu phải tách rời
khỏi kênh lấy nước
Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ

thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng
hệ thống nước cấp sinh hoạt. Cần phải cảnh giác
khi sử dụng nước sinh hoạt.

4.3. Các biện pháp xử lí nước thải:
Sử dụng kết hợp các phương pháp cơ học, hóa
học, hóa lí và sinh học để sử lí nước thải.
4.4 Bảo vệ và phát triển tài nguyên nước ở Việt
Nam
Những vấn đề cần giải quyết là:
- Phòng chống lũ lụt nội dung hàng đầu để tránh rủi
ro, thiên tai.
- Khai thác một cách vừa phải, có kế hoạch các
nguồn nước để tránh bị thiếu.
- Bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn nước ngầm.
- Hình thành hệ thống giám sát theo dõi chất lượng
nước
- Biện pháp có tính chiến lược là bảo vệ tài nguyên
rừng và trồng rừng để điều tiết nguồn nước, phòng
tránh và giảm nhẹ thiên tai…
-

4.5. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động:
Ở các trường học cần lồng ghép vào các môn học
giáo dục cho các em học sinh có ý thức bảo vệ và
giữ gìn môi trường nói chung cũng môi trường


nước nói riêng ngay từ các bậc mầm non, tiểu học,
THCS..

- Các tổ chức đoàn, đội cần thường xuyên tổ chức
các hoạt động, chiến dịch bảo vệ và chống ô nhiễm
môi trường nước như: thu gác trên bãi biển, trên
các dòng sông…cho tất cả các học sinh, sinh viên
tham gia.
- Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các
chương trình chống ô nhiễm môi trường nước; không thải
các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn
xuống các kênh rạch.
4.6 Các biện pháp khác:
Tăng cường sự quản lý của các cơ quản chính
quyền
 Đầu tư kinh phí cho việc sử lý nước thải
 Khuyến khích các công trình nghiên cứu về việc
làm sạch môi trường nước…..
 Giám sát việc thực thi các hạng mục công trình
theo nội dung thiết kế, khi có các vấn đề ô nhiễm
môi trường nước xảy ra cần đề xuất ngay các giải
pháp cụ thể mang tính khả thi để khắc phục mà
không phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm
mức độ nghiêm trọng
 Di dời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để
tránh hiện tượng xả thải xuống lòng kênh và tai nạn
giao thông đường thủy
 Tăng cường thanh tra, kiểm tra các lưu vực sông,
nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lí thật nghiêm theo
quy định của phát luật.


11. Sự ô nhiễm môi trường không khí

- Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một
chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
- Bản chất và nguồn gốc những chất gây ô nhiễm
khí quyển:
+ Khí: carbon oxit, oxit lưu huỳnh, nitơ oxit,
Cacbonic, các hợp chất hữu cơ.
Nguồn gốc phát sinh: Cháy rừng , sự hô hấp của sinh
vật, núi lửa, sự đốt rác thải,…
+ Bụi: chất phóng xạ, kim loại nặng, các hợp chất vô
cơ, các hợp chất hữu cơ.
Nguồn gốc phát sinh: núi lửa, nhà máy điện, lò sưởi,
và đốt các nhiên liệu hóa thạch,…
* Tác động có hại của những chất gây ô nhiễm:
- Anđêhyt nhiên liệu được động cơ sử dụng công
nghiệp quá nặng, quá trình phân li dầu mở glixerin bằng
phương pháp nhiệt ;mùi khó chịu ảnh hưởng đến bộ máy hô
hấp, khó chịu đối với mắt, da ảnh hưởng đến thần kinh.
- Anhiđrit sản sinh ra khí đốt nhiên liệu hóa thạch có
chứa sunphua; con ngườ bị ho gây khó chịu đến hệ hô hấp,
gây ra mưa axit ,hủy hoại nhà cửa, mất chất dịp lục ảnh
hưởng tới sinh trưởng, phát triển và năng suất


-

Amôniac:phát ra trong quá trình hóa học của sản
xuất phân đạm,sơn hay thuốc nổ, hóa chất công
nghiệp ,lò than ;gây hại tới màng nhày, gây viêm

tấy đường hô hấp, gây hại cho mắt.
- Beri: đèn nhiệt xí nghiệp sản xuất đèn điện hoặc
các quá trình sản xuất liên quan tới việc sử dụng năng lượng
nguyên tử: gây hạy cho phổi và da
- Cađimi luyện kim ,mạ điện ,hànđiện; gây nhiểm độc
mảng tính ảnh hưởng tới thân thể, viêm cuống phổi gây ung
thư.
- Cacbon ống xã khí ô tô, xe máy ,ống khối đốt than;
giảm khả năng vận chuyển ô xi của máu.
- Clo: dệt, nhuộm chất thải của nhà máy xí nghiệp:
đau mắt, xoang mũi, phù thủng
- Chì: ống xả ô tô, lò luyện chì; gây ra do chì được
tích lũy trong ống tiêu hóa và bộ máy hô hấp, chất độc có
thể thấm và tích lũy trong xương.
- Hydroxianit: khói phun ra, các lò chế biến hóa chất,
mạ kim loại; gây tác hại đối với TB thần kinh.
- Hydrosunfit: công nghiệp hóa chất và tinh luyện
nhiên liệu có nhựa đường gây mùi trứng thối, gây buồn nôn,
gây kích thích mắt và họng.
- Tro, muội khói: từ lò đốt nhiên liệu ở các ngành
công nghiệp, cháy rừng; gây ra các bệnh hô hấp, ảnh hưởng
đến thị giác, có thể gây ung thư.
Những hậu quả của sự ô nhiễm không khí
a.hiệu ứng nhà kính:
Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu
khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức
xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong
đó trước hết là điôxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ
những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong
bầu khí quyển. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng

được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC.
- Các nguồn phát sinh khí nhà kính:
Tự nhiên: hơi nước, N2O, CO2, CH4, O3.
Nhân tạo: trong khoảng 50 năm trở lại đây, hàm lượng
CO2, oxid nitơ, CH4 đã gia tăng nhanh chóng, và hợp chất
mới xuất hiện CFC’s-chất làm lạnh, dung môi, thuốc xịt…
Một phân tử CFC có thể hấp thu các tia hồng ngoại gấp
12000-16000 lần so với CO2.
- Một số nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính
như:
Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
Phá rừng làm giảm nguồn hấp thu CO2.
Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nylon (N2O).
- Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 (50%), CH4
(13%), N2O (5%), hơi nước (3%). Ngoài ra còn có CFC’s
(24%), CO, NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Suy thoái
lớp ozone do nhiều chất khí CFC’s, Clo … làm số lượng tia
cực tím UV chiếu thẳng vào khí quyển nhiều hơn, là nguyên
nhân gián tiếp thúc đẩy hiệu ứng nhà kính.
b. mưa axit và sương mù axit
- Một số hậu quả của mưa acid
Làm pH nước sông, hồ có tính acid, làm cá chết (cá ở 140


hồ ở Minnesota bị chết, cá hồi ở Norway bị giảm sản
lượng). Nguy hiểm hơn là có thể tác động trong thời gian
dài vì làm ngưng sự sinh sản của cá. Độ acid cao làm giải
phóng kim loại độc có trong đá, đặc biệt là nhôm, ngăn cản
sự hô hấp của cá.
Trên mặt đất, acid làm nước nhiễm độc và làm hư hỏng

tầng đất màu nhạy cảm, giết chết cây cối và các loài thủy
sinh vật. Do mưa acid mà hàng năm các khu rừng ở Châu
Âu thiệt hại khoảng 30 tỉ đôla. Ở vùng Đông Bắc nước Mỹ,
hơn 50% trong số 219 ao hồ được khảo sát đã bị acid phá
hoại.
Châu Âu và Bắc Mỹ là những nơi chịu trách nhiệm về 80%
khí ô nhiễm đã gây ra mưa và sương mù acid (SOx, NOx)
trong nhiều thập niên qua.
c. Tầng ozon bị đe dọa
- Cấu trúc và lỗ hỏng tầng ozon.
Ozon là chất khí được hình thành trong quá trình
quang hóa trong khí quyển. ozon tập trung trong khí quyển
ở độ cao từ 15- 40 km.
Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất
phát khi các khí CFC và các khí nito oxit và metan do loài
người sản xuất ra bị phân hủy, chính là nguyên nhân gây ra
sự suy giảm tầng ozon.
- Tác hại về sự giảm sút tầng ozon:
Gây ra nhiều hậu quả trong sinh học, thí dụ như
gia tăng các khối u ác tính, tiêu hủy các sinh vật phù du
trong tầng có ánh sáng của biển
4. ô nhiễm phóng xạ.
- các bức xạ do các chất phóng xạ phát ra có thể xâm
nhập vào cơ thể sống ở những độ sâu khác nhau.
- các nguyên tố phóng xạ được đặc trưng bởi cường
độ năng lượng và dạng các bức xạ phát ra. Hậu quả về mặt
sinh học gây ra do nhiễm xạ nặng hoặc nhẹ tùy theo tình
trạng cơ thể bị nhiễm xạ lâu hoặc nhanh. Nếu liều lượng cao
có thể dẫn đến tử vong. Nhiễm xạ có thể gây ra những đột
biến.

5. các biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí
a. đảm bảo độ trong sạch của không khí
- cần thay thế những máy cũ bằng máy mới, thay đổi
qui trình công nghệ với
các kỹ thuật hiện đại , nhờ đó giảm chu vi vùng bảo bệ vệ
sinh.
- Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô,
cần phải thực hiên các vấn đề về an toàn giao thông(trong
thành phố phải có những bãi đỗ xe công cộng, xây dựng các
cầu vượt, tạo ra nhiều đường một chiều, phải xây dựng cầu
vượt hoặc đường ngầm cho khách bộ hành qua lại ở các ngã
tư....
- Tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố
(gồm cả diện tích cây xanh và diện diện tích mặt nước), lục
hóa các vùng bảo vệ, các quảng trường; thiết lập các dải cây
xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố với các
rừng, công viên, tăng diện tích cây xanh.


b. thay thế những phương pháp kỹ thuật cũ bằng
phương pháp kỹ thuật mới ít gây ô nhiễm.
- Các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc
hậu, gây nhiều ô nhiễm, cần được thay
thế bằng các dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, ít
gây ô nhiễm hơn.
- Các loại máy móc chạy bằng than đá, dầu mazut phải được
thay thế bằng chạy điện để
ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng (muội than) và
SO
c. thay thế dần bằng các nguồn năng lượng sạch.

13.Chu trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh
thái:
Năng lượng mặt trời một phần tích tụ ở thực vật cung
cấp được động vật ăn thực vật sử dụng, một phần năng
lượng của động vật ăn thực vật lại được động vật ăn thịt sử
dụng với sự mất đi qua hô hấp và bài tiết ở từng bậc dinh
dưỡng, rồi cứ theo trình tự đó đến các bậc dinh dưỡng tiếp
theo, cuối cùng đến sinh vật phân giải. như vậy có sự
chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. sự vận chuyển
năng lượng này mạnh hay yếu là phụ thuộc vào sự đồng hóa
năng lượng mặt trời của từng hệ sinh thái. Trong quá trình
vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng đều có sự giảm dần số
năng lượng. năng lượng được vận chuyển qua các bậc dinh
dưỡng như vậy gọi là dòng năng lượng.



×