Tải bản đầy đủ (.doc) (195 trang)

“Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục từ cách tiếp cận của Phân tích diễn ngôn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.18 KB, 195 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDA

: Phân tích diễn ngôn phê phán

ĐTĐ

: Đại tiền đề

KL

: Kết luận

LC

: Luận cứ

PTDN

: Phân tích diễn ngôn

TTĐ

: Tiểu tiền đề


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu quan hệ trong phép nối


trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"..............................................38
Bảng 2.2: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức liên kết
quy chiếu trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục".............................46
Bảng 2.3: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức tỉnh
lược trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"......................................57
Bảng 2.4: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu phép thế trong tuyển tập
"Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"..........................................................................61
Bảng 2.5: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức liên kết
lặp từ ngữ trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"............................67
Bảng 2.6: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu loại phương thức liên kết
dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa trong tuyển tập.......................................74
"Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"..........................................................................74
Bảng 2.7: Bảng thống kê số trường hợp sử dụng các kiểu quan hệ trong phép phối
hợp từ ngữ trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"..........................89
Bảng 3.1. Bảng số liệu khảo sát lập luận trong thể loại thư từ trong tuyển tập "Hồ
Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"..................................................................................97
Bảng 3.2. Bảng số liệu khảo sát lập luận trong các bài nói chuyện trong tuyển tập
"Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"........................................................................127
Hình 3.1. Sơ đồ lập luận về cảm tưởng của Bác khi đọc thư của các cháu nhi đồng
.......................................................................................................................................100
Hình 3.2. Sơ đồ lập luận về lời khuyên của Bác đối với các cháu nhi đồng...........104
Hình 3.3. Sơ đồ lập luận trong diễn ngôn "Thư gửi cho học sinh"........................118
Hình 3.5. Sơ đồ lập luận về sự tiến bộ của các em nhi đồng từ trung thu trước đến
trung thu này................................................................................................................131
Hình 3.6. Sơ đồ lập luận về những điều các bạn sinh viên nên làm........................141
Hình 3.7. Sơ đồ lập luận về mối quan hệ mật thiết giữa giáo dục với kinh tế.......148

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài



1.1. Phân tích diễn ngôn (sẽ viết tắt là PTDN) là một bộ phận trong ngôn
ngữ học ứng dụng và nghiên cứu ngôn ngữ đang được truyền bá ngày càng rộng
rãi trong công việc dạy học tiếng trên thế giới. Thực tế phát triển của nó cho thấy
sự kế thừa có phê phán và sáng tạo giai đoạn "ngôn ngữ học văn bản" thứ nhất và
mở ra giai đoạn phát triển thứ hai – giai đoạn mà De Beaugrande (1990) mệnh
danh là giai đoạn "Các ngữ pháp văn bản" [132]. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu
về PTDN bắt đầu từ bản dịch "Dẫn nhập phân tích diễn ngôn", năm 1997 của Hồ
Mĩ Huyền và Trúc Thanh, do Diệp Quang Ban hiệu đính [102]. Cũng từ đó
PTDN ngôn thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn PTDN còn là một mảnh đất chưa trở thành quen
thuộc ở Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn chọn cách làm việc của PTDN vào việc
nghiên cứu các diễn ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về vấn đề giáo dục,
dưới tên đề tài: “Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" từ cách tiếp cận của Phân tích
diễn ngôn".
1.2. Một lí do khác thúc đẩy việc chọn đề tài này là các nội dung trong
tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" liên quan đến thực tiễn giáo dục
của Việt Nam.
1.3. Mặt khác, nhiều diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề
giáo dục" đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa của một số cấp học như:
bài thơ: "Tặng cháu (Nông Thị Trưng)", Tiếng Việt lớp 1, tập 2; "Thư Trung
Thu", Tiếng Việt lớp 2, tập 2; "Thư gửi các học sinh", Tiếng Việt lớp 5, tập 1…
Các lí do thứ hai và thứ ba cho thấy việc tìm hiểu đề tài này sẽ có tính ứng
dụng thực tiễn khá cao.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Việc ứng dụng PTDN vào các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh –
Về vấn đề giáo dục" sẽ được thực hiện theo các hướng sau đây trong quá trình
tìm hiểu tính mạch lạc trong các diễn ngôn được chọn:
– Phân tích các phương thức liên kết được sử dụng.

– Phân tích các lập luận được sử dụng.


Các đối tượng nghiên cứu này giúp làm bộc lộ các đặc điểm trong sáng,
giản dị và tính thuyết phục trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận
án này là:
– Xác định nội dung lí thuyết của các thuật ngữ cơ sở được sử dụng trong
luận án.
– Phân tích tính mạch lạc thông qua hiện tượng liên kết.
– Phân tích tính mạch lạc thông qua các lập luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm 148 diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ
Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" được Nxb Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1990.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" được
nghiên cứu theo các mặt sau đây của PTDN:
– Các hiện tượng thuộc liên kết văn bản.
– Các hiện tượng thuộc về lập luận trong các diễn ngôn được nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp PTDN
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp PTDN theo ba chiều đo
của N. Fairclough: miêu tả (phân tích văn bản), tìm hiểu (thực hiện quá trình
phân tích), giải thích (phân tích mặt xã hội).
Phương pháp ba chiều đo này được dùng xuyên suốt các diễn ngôn trong
tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục":
– Phương pháp mô tả dùng trong việc phát hiện những từ ngữ có tác dụng
liên kết và các cấu trúc của những lập luận hiện diện trong ngữ liệu.

– Phương pháp tìm hiểu được dùng trong quá trình phân tích các quan hệ
liên kết và trong các quan hệ lôgic giữa các mệnh đề trong lập luận.


– Phương pháp giải thích dùng trong việc xử lí các mối quan hệ giữa các
hiện tượng thuộc liên kết và thuộc các lập luận cụ thể.
4.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê có tác dụng cung cấp những dữ liệu với số liệu xác
định, tạo cơ sở thực tiễn đáng tin cậy cho việc phân tích. Để có cơ sở làm việc, công
tác thống kê tần số sử dụng các phương thức liên kết và các kiểu lập luận trong các
diễn ngôn ở tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" cũng là cần thiết.
Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi cũng vận dụng các thủ pháp
phân loại và hệ thống hóa, thủ pháp so sánh, đối chiếu.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lí luận
Các kết quả nghiên cứu của luận án này xác nhận tính hữu ích và tầm
quan trọng của các luận điểm về liên kết và mạch lạc trong PTDN và tác dụng
của chúng đối với việc phân tích các diễn ngôn cụ thể.
5.2. Về mặt thực tiễn
Việc ứng dụng các vấn đề lí thuyết của PTDN vào việc phân tích ngôn
ngữ trong tác phẩm của Hồ Chí Minh giúp làm bộc lộ các nội dung trong những
diễn ngôn được phân tích theo phong cách ngôn ngữ giản dị, trong sáng, dễ hiểu,
dễ dùng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận
án gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cở sở lí luận.
Chương 2. Mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ liên kết trong các diễn
ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục".
Chương 3. Mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ lập luận trong các diễn

ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục".
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Về Phân tích diễn ngôn và Phân tích diễn ngôn phê phán
Diễn ngôn đã được đề cập dưới một hình thức khác từ xa xưa, về sau
thông qua cầu nối “ngôn ngữ học đích thực” (hiểu theo kiểu của Saussure và của
miêu tả luận) và cuối cùng, bằng các truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ, hiệp lực
với các ngành Khoa học Xã hội khác trong giai đoạn phát triển hiện đại để hình
thành một phân môn mới – Phân tích diễn ngôn.
PTDN là một chuyên ngành khoa học khá mới mẻ, mặc dù tên gọi “diễn
ngôn” thì vốn có từ xa xưa và không phải là chưa ai để ý khai thác nó. Người đầu
tiên đề cập đến và đưa ra cái tên “Phân tích diễn ngôn” là Z. Harris (1952) – nhà
nghiên cứu trong giai đoạn cuối cùng của ngôn ngữ học miêu tả luận (Mĩ) [143],
người thứ hai được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực này là T. F. Mitchell (1957)
[144]; còn công truyền bá PTDN cùng với tên gọi của nó trên bình diện thế giới
lại thuộc về T. A. Van Dijk (1972) [136].
Về sau, tên gọi “Phân tích diễn ngôn” được nhiều người dùng làm đầu đề
cho các công trình nghiên cứu của họ. Trong số đó, có thể kể đến công trình
nghiên cứu năm 1983 của G. Brown và G. Yule [134]. Trong cuốn sách này, hai
nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số nội dung như: vai trò của ngữ cảnh trong
giải thuyết diễn ngôn, chủ đề và biểu hiện của nội dung diễn ngôn, "phân đoạn"
và biểu hiện của cấu trúc diễn ngôn, cấu trúc thông tin, bản chất quy chiếu trong
diễn ngôn, tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn ngôn. Với phạm vi bao quát,
các đề tài cụ thể được chọn làm đối tượng nghiên cứu, từ công trình nghiên cứu
này, “Phân tích diễn ngôn” đã thực sự được thừa nhận rộng rãi như tên gọi chính
thức tiếp theo sau giai đoạn “các ngữ pháp văn bản”. Công trình của hai nhà
nghiên cứu này cũng được nhiều người dẫn như là những cơ sở lí thuyết khi bàn

đến PTDN. Nội dung công trình nghiên cứu này cũng là cơ sở lí thuyết giúp
chúng tôi thực hiện đề tài này.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về PTDN bắt đầu từ bản dịch "Dẫn nhập phân
tích diễn ngôn", năm 1997 do Hồ Mĩ Huyền và Trúc Thanh dịch, Diệp Quang Ban
hiệu đính [102]. Cũng từ đó PTDN thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên


cứu. Tài liệu vừa nêu dưới hình thức dung dị, đề cập đến một số nội dung như sau:
định nghĩa về PTDN, các yếu tố ngôn ngữ hiện diện trong diễn ngôn (liên kết, cấu
trúc tin, cấu trúc đề-thuyết, thể loại); tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa (mạch lạc
diễn ngôn, hành động ngôn ngữ, hiểu biết cơ sở, phân tích hội thoại, thương lượng
nghĩa, giao tiếp liên văn hóa); phát triển năng lực diễn ngôn.
Trong số các công trình nghiên cứu về PTDN ở Việt Nam, phải kể đến một
số công trình nghiên cứu của Nguyễn Hòa. Công trình nghiên cứu đầu tiên của tác
giả là "Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị-xã hội (trên tư liệu báo chí tiếng Anh và
tiếng Việt hiện đại", luận án Tiến sĩ [66], tiếp theo là cuốn "Phân tích diễn ngôn:
Một số vấn đề về lí luận và phương pháp" [67], đây là công trình chuyên sâu
mang tính hệ thống, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp đã nhận xét
"Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề này. Tác giả đã cung cấp một
khối lượng tri thức khá lớn về lí luận và thực tiễn" [67, 8].
"Trong dòng chảy của PTDN và muộn hơn một chút, xuất hiện phân tích
diễn ngôn phê bình (Critical Discourse Analysis – CDA). Từ khi xuất hiện, phân
môn này đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản với
những tên tuổi khả kính" (Dẫn theo Diệp Quang Ban, [68, 8]), trong số đó phải
kể đến công trình "Phân tích diễn ngôn phê phán: Lí luận và phương pháp" của
Nguyễn Hòa [68]. CDA được Nguyễn Hòa dịch là "Phân tích diễn ngôn phê
phán", là "một lĩnh vực liên ngành, sử dụng những thành tựu và lí luận của khoa
học xã hội phê phán, triết học, ngôn ngữ học. Được hình thành vào những năm
1970 trên nền tảng ngữ pháp chức năng của Halliday, CDA đã nhanh chóng phát
triển và hình thành nên một số đường hướng nhất định" [68, 14]. Trong công

trình nghiên cứu này, Nguyễn Hòa đã giới thiệu khá hoàn chỉnh đường hướng và
phương pháp phân tích CDA cùng với những mẫu thực thi CDA cụ thể. Tác giả
cho rằng CDA đặt mối quan tâm chủ yếu đến quan hệ quyền lực, quan hệ xã hội
và sự tác động của thực tại xã hội đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã được sử dụng như
một phương tiện tư tưởng, điều khiển và làm thay đổi xã hội... Tác giả cũng chỉ
ra rằng CDA mà công trình đề cập đến khác với lí thuyết phê phán ở chỗ nó được
đặt trên căn cứ của ngôn ngữ học [68, 14-16]. Những đường hướng và phương


pháp phân tích CDA Nguyễn Hòa giới thiệu là cơ sở để chúng tôi lựa chọn hướng
ứng dụng PTDN vào phân tích tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục".
Trong cuốn: "Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản" (2009), nhà nghiên
cứu Diệp Quang Ban cũng dành trọn một chương để bàn về PTDN. Đặc biệt, tác
giả đã đưa ra một hướng ứng dụng PTDN vào việc phân tích ngôn ngữ nghệ
thuật. "Phân tích diễn ngôn không phải là phân tích bất kì diễn ngôn nào, người
ta chỉ phân tích những diễn ngôn có những hiện tượng cần xem xét, với những
mục đích nhất định. Để phân tích một văn bản (viết) thông thường người ta đọc
toàn văn bản để nắm ý tổng thể của nó. Tiếp theo là công đoạn đọc từ câu này
đến câu khác, rồi đọc từ từ này đến từ khác. Chính công đoạn này giúp nhận ra
những điều cần quan tâm. Việc đọc từ câu này đến câu khác giúp nhận biết
những khối ý lớn nhỏ và cách sắp xếp chúng trong văn bản. Việc đọc từ từ này
đến từ khác giúp nhận ra kiểu nghĩa được dùng của chúng và vị trí của chúng
trong từng ngữ cảnh cụ thể (trong quan hệ với các từ khác trong văn bản). Cần
chú ý rằng việc người tạo văn bản chọn từ này, tổ hợp từ này, tổ hợp câu này
v.v… mà không chọn cái khác tương ứng với chúng, cũng như dùng cách sắp
xếp này mà không dùng cách khác tương ứng, đối với phân tích diễn ngôn là điều
có ý nghĩa (không phải tuỳ tiện)" [16, 173]. Người viết còn đưa ra một số ví dụ
gợi ý về cách vận dụng PTDN để tìm hiểu cái hay, cái tài của người sử dụng
ngôn ngữ trong một số hiện tượng ngôn ngữ cụ thể. Chính những gợi ý này giúp
chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu cho đề tài của mình là PTDN.

Trong lí thuyết chung của PTDN chúng tôi sử dụng một số nội dung lí
thuyết thích hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài, các nội dung có tác dụng
trực tiếp đối với việc dạy và học về sử dụng ngôn ngữ Việt Nam trong nhà
trường. Đó là những vấn đề liên quan đến việc hiểu và giải thích các diễn ngôn
và cách tạo lập diễn ngôn theo yêu cầu chung. Trên cơ sở đó, tiêu điểm nghiên
cứu của luận án là mạch lạc thể hiện qua quan hệ liên kết và quan hệ lập luận
trong các diễn ngôn được chọn.
1.1.2. Về mạch lạc


Mạch lạc là một vấn đề khá phức tạp. Vấn đề này đã được ngôn ngữ học
trên thế giới chính thức đề cập từ những năm 60 của thế kỉ XX với những công
trình nghiên cứu của các tác giả như: A. J. Greimas (1966), M. A. K. Halliday và
R. Hasan (1976), H. G. Widdowson (1978), G. M. Green (1989), D. Nunan
(1993), D. Togeby (1994), K. Wales (1994), G. Brown và G. Yule (2002),…
Trong các công trình nghiên cứu này, vấn đề mạch lạc đã được hiểu theo nhiều
cách khác nhau từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, như tâm lí học, văn học,
PTDN.
Trong các nghiên cứu về ngôn ngữ học của các nhà Việt ngữ học, người
đầu tiên quan tâm đến quan hệ nối kết giữa các bộ phận trong văn bản là nhà
nghiên cứu Trần Ngọc Thêm với công trình nghiên cứu "Hệ thống liên kết văn
bản tiếng Việt" (1985). Trong sách này, tuy mạch lạc chưa được nêu ra như một
đối tượng nghiên cứu trực tiếp nhưng nhiều hiện tượng thuộc về mạch lạc văn
bản đã được xem xét trong phần liên kết nội dung.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã nhận định một cách xác đáng rằng
liên kết nội dung là một khái niệm không những trừu tượng mà còn rất phức tạp:
"Tất cả các câu trong đó đều phối hợp với nhau một cách hài hòa, bổ sung cho
nhau để cùng thể hiện một nội dung" [118, 24] và "Khái niệm liên kết nội dung
rộng hơn khái niệm liên kết ngữ nghĩa… nó nhấn mạnh nhiều hơn đến những
nhân tố ngoài ngôn ngữ" [118, 24]. Liên kết nội dung chỉ được nhận ra trong mối

quan hệ với liên kết hình thức: "Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ
thống các phương thức liên kết hình thức và liên kết hình thức chủ yếu dùng để
diễn đạt sự liên kết nội dung" [118, 24]. Với "liên kết nội dung", các hiện tượng
thuộc về tổ chức nghĩa của văn bản bao gồm "liên kết chủ đề" và "liên kết lôgíc"
cũng đã được đề cập. Chính phần "liên kết lôgíc" trong công trình nghiên cứu
này là một phần quan trọng của mạch lạc theo cách hiểu của việc phân tích theo
lôgíc học và phần nào thuộc tâm lí học. Cũng cần ghi nhận rằng cuốn sách này ra
đời vào thời điểm (1985) khi mà người viết chưa có điều kiện tiếp xúc với cách
nhìn mạch lạc theo quan điểm của PTDN (thời đó quan điểm này vẫn đang trên
con đường hình thành).


Đến năm 1998, vấn đề mạch lạc được nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban
trình bày một cách khá đầy đủ và tương đối chi tiết trong công trình nghiên cứu
"Văn bản và liên kết trong tiếng Việt" [7], căn cứ vào các kết quả nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu nước ngoài mà ông tiếp nhận được. Trong [7] và các cuốn
tiếp theo [11], [12], [16], Diệp Quang Ban ghi nhận: "Mạch lạc là một khái niệm
có ngoại diên bao quát rất rộng, nó bao gồm tất cả các kiểu cấu trúc có bản chất
khác nhau, liên quan đến mặt nghĩa và mặt sử dụng văn bản" [16, 293]. Đặc biệt
trong đó còn có sự phân biệt "mạch lạc" và "liên kết" như là hai phương diện
khác nhau. Mạch lạc là 'sợi dây nối' nối các yếu tố mang nghĩa trong văn bản, kể
cả bên trong một câu, nối từ ngữ trong văn bản với tình huống hữu quan, và gắn
văn bản với cách dùng văn bản. Liên kết là một bộ phận trong hệ thống các
phương tiện của một ngôn ngữ với chức năng nối nghĩa của câu với câu trong
văn bản, theo những cấu hình nghĩa xác định. […] Liên kết chỉ góp phần tạo ra
mạch lạc trong một văn bản vốn chứa mạch lạc" [16, 294]. Ngoài ra trong sách
cũng nêu ra tám kiểu biểu hiện của mạch lạc, trong số đó kiểu mạch lạc biểu hiện
trong quan hệ lập luận được chúng tôi khai thác để ứng dụng vào luận án này.
Mạch lạc trong diễn ngôn còn được đề cập với tư cách vấn đề hữu quan
trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Đinh Văn Đức,

Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thị Việt Thanh. Đây cũng là những kiến thức lí
thuyết hữu ích đối với việc phân tích tính mạch lạc trong các diễn ngôn trong
tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục".
Vấn đề mạch lạc còn được trình bày trong một số bài báo của Diệp Quang
Ban [10], [15], Nguyễn Thị Thìn [119], Thanh Thảo-Nguyễn Mậu Tú [113], Bùi
Thị Lân [86], Phạm Thị Ninh [101]... in trong tạp chí "Ngôn ngữ". Các bài viết
này chủ yếu nêu việc ứng dụng mạch lạc trong phân tích một số tác phẩm cụ thể
hay ứng dụng vào việc dạy ngôn ngữ trong nhà trường.
Trong nhiều khóa luận, luận văn thạc sĩ, vấn đề mạch lạc cũng được các
tác giả Đặng Thị Thu Hà [52], Vũ Thị Hà [55], Nguyễn Mậu Tú [126], Lê Thị
Kim Dung [43], Hà Văn Hậu [58], Bùi Hải Bình [18], Lê Thị Xuân Hường [77],


Đặng Thị Thu Hiền [59]... đề cập, xem xét, phân tích trong một hoặc một vài tác
phẩm cụ thể.
Luận án tiến sĩ của Trần Thị Vân Anh [1] và Nguyễn Thị Hường [78]
cũng đã nghiên cứu về mạch lạc trong Truyện Kiều và mạch lạc trong thể loại
báo cáo và tờ trình.
Song về mạch lạc trong các diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về
vấn đề giáo dục" thì cho đến nay chưa ai đề cập. Chính vì vậy chúng tôi mạnh
dạn chọn đối tượng nghiên cứu là mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ liên kết
và thông qua quan hệ lập luận trong các diễn ngôn này.
1.1.3. Về liên kết
Hiện nay, trong giới ngôn ngữ học ở Việt Nam tồn tại hai quan niệm khác
nhau về liên kết trong văn bản.
Quan niệm thứ nhất, theo cách hiểu của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm
[118], xem xét liên kết văn bản không phân biệt mặt cấu trúc với mặt hệ thống.
Liên kết ở đây được khai thác ở các phương diện hình thức và ý nghĩa. Do có
tính đến mặt ý nghĩa nên liên kết được coi như là yếu tố quyết định làm cho một
sản phẩm ngôn ngữ có được cái phẩm chất "là một văn bản". Đây là một công

trình nghiên cứu công phu có tính khoa học cao. Nhà nghiên cứu Diệp Quang
Ban đánh giá: "Đóng góp chủ yếu của công trình này là ở cách phân loại khá hợp
lí và cách miêu tả khá đầy đủ các phương thức liên kết.[…] Tác giả không chỉ
cung cấp những kiến thức chung bổ ích mà còn nêu lên được thực trạng của ngôn
ngữ, cho thấy phần nào cách tổ chức khá phức tạp, đồng thời khá quy củ của hệ
thống ngôn ngữ nhất là ở những chỗ mà ngữ pháp về câu không cho phép đề cập
hoặc chưa nói tới" [2, 57].
Kết quả nghiên cứu trên đã được áp dụng khá phổ biến trong việc nghiên
cứu ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ học văn bản nói riêng. Cũng cần nói thêm
rằng "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" của Trần Ngọc Thêm nghiên cứu văn
bản từ quan điểm liên kết thuộc hệ thống-cấu trúc của ngôn ngữ. Vì vậy, đối với
đề tài của chúng tôi, công trình nghiên cứu nói trên cũng có tác dụng chỉ dẫn rất


nhiều về các phương tiện liên kết cụ thể của tiếng Việt và việc lí giải các quan hệ
ý nghĩa giữa các bộ phận liên kết với nhau trong diễn ngôn.
Quan niệm thứ hai xuất hiện từ giữa những năm 70 và ngày càng phổ biến
rộng khắp. Những người chủ trương quan điểm liên kết phi cấu trúc tính là hai
nhà ngôn ngữ học M. A. K. Halliday và R. Hasan [148]. Theo quan niệm này,
liên kết cũng lấy nghĩa làm cơ sở, nhưng xếp vào mặt cấu trúc của ngôn ngữ và
chỉ xem xét các phương tiện hình thức của ngôn ngữ trong các hệ thống con với
nhiệm vụ liên kết câu với câu. Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò là
yếu tố quyết định "tư cách" của văn bản, mà nó góp phần làm hiểu rõ tính mạch
lạc khi cần thiết.
Ở Việt Nam, người có công đầu tiên du nhập hướng liên kết phi cấu trúc
tính là nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban. Trong các công trình nghiên cứu: [7],
[11], [12], [16], nhà nghiên cứu đã giới thiệu các vấn đề của liên kết theo quan
điểm của M. A. K. Halliday và R. Hasan trên cứ liệu tiếng Việt như các phép liên
kết: phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lược và phép thế, phép liên kết từ vựng.
Đây là những cơ sở lí luận quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài.

Nghiên cứu về liên kết phi cấu trúc tính còn được một số tác giả luận án,
luận văn như Hoàng Kim Ngọc [96] , Bùi Thị Lí [87], Phạm Thu Trang [128],
Phan Thị Thu Hà [54], Hoàng Thị Hiền [61], Phạm Thị Thuỳ Linh [88], Lê Thị
Như Hoa [64], Bùi Thị Ánh Hồng [69], Phạm Thị Hương [76]... lựa chọn vận
dụng vào các ngữ liệu cụ thể là các văn bản đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn
lớp 6, 7, 8, 9 hay các truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tuân...
Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên về các
phương tiện liên kết trong các tác phẩm của Hồ Chủ tịch. Trên cơ sở đó, chúng
tôi chọn mạch lạc thể hiện thông qua quan hệ liên kết trong các diễn ngôn có mặt
trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục" làm đối tượng nghiên cứu
để khai thác.
1.1.4. Về lập luận
Cho đến nay, quá trình nghiên cứu lập luận chủ yếu trải qua hai giai đoạn.
Ban đầu, lập luận được nghiên cứu trong lôgíc học và tu từ học. Khi đó, lập luận


chỉ được xem là có tác dụng làm tăng thêm giá trị của thông tin miêu tả cho lời
nói. Nhưng đến khi hai nhà ngôn ngữ học người Pháp O. Ducrot và J.
Anscombre coi lập luận là yếu tố thứ nhất trong sự nói năng thì nó trở thành một
vấn đề nghiên cứu của ngữ dụng học.
Tiếp thu những thành quả của ngôn ngữ học thế giới, lí thuyết lập luận
cũng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam quan tâm. Năm 1993, lần
đầu tiên lí thuyết lập luận được giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết trong công trình
nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Châu [31]. Tiếp đó là công trình của tác giả
Nguyễn Đức Dân [41]. Và tác giả Diệp Quang Ban [12] cũng đề cập tới lí thuyết
lập luận trong khi nghiên cứu về biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ lập luận.
Sự gặp nhau trong quan điểm của các nhà nghiên cứu là: trong một lập
luận có ba bộ phận: luận cứ, kết luận (hay luận đề) và quan hệ lập luận; luận cứ
và kết luận có thể tường minh, có thể hàm ẩn; có những lập luận giản đơn nhưng
cũng có những lập luận phức tạp; các luận cứ trong lập luận đơn có thể có quan

hệ với nhau theo hai cách là đồng hướng và nghịch hướng. Những điều này đã
trở thành cơ sở lí thuyết cho rất nhiều công trình nghiên cứu về lập luận sau này.
Càng ngày lí thuyết lập luận càng được nghiên cứu sâu hơn với nhiều khía cạnh
cụ thể hơn. Đến nay đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu liên quan đến vấn
đề này, và chủ yếu tập trung ở hai mảng: chỉ dẫn lập luận và lập luận trong các
kiểu văn bản.
Nghiên cứu về chỉ dẫn lập luận có các đề tài của Trần Thị Lan [84], Kiều
Tập [109], Kiều Tuấn [127], Phan Thanh Hải [57]. Bên cạnh đó một số luận văn
hướng vào việc tìm hiểu lập luận trong một kiểu văn bản cụ thể như: Vũ Thị
Nhin [100], Quách Phan Phương Nhân [99], Vũ Thị Hà [56], Lưu Thị Thanh Mai
[92], Trương Công Nghị [98], Trần Thị Tuyết Lan [85], Nguyễn Mai Lan [83],
Dương Thị Thanh Thuỷ [120], Phạm Thị Huệ [70], Vũ Như Nguyệt [97], …
Trong các luận văn này, lập luận được tìm hiểu ở các văn bản tự sự, tục ngữ, ca
dao, cả ở văn bản chính luận, và có cả văn bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chủ
tịch. Song cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về lập luận trong các
diễn ngôn trong tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục". Chính vì vậy,


chúng tôi chọn nội dung mạch lạc, trong đó có mạch lạc thể hiện thông qua quan
hệ lập luận, trong các diễn ngôn bàn về vấn đề giáo dục của Hồ Chí Minh làm
đối tượng nghiên cứu.
1.1.5. Về tuyển tập "Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục"
Nghiên cứu, phân tích về các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc
làm đã diễn ra từ khá lâu, có cả một viện chuyên nghiên cứu về con người và
sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mọi lĩnh vực: Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh. Song, việc tìm hiểu về ngôn ngữ trong các bài nói và viết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục là một đề tài cho đến nay chưa được
khai thác. Vì lẽ đó, đề tài nghiên cứu của chúng tôi hi vọng có thể góp thêm một
hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong các tác phẩm của Người.
Ngoài ra, những lời khuyên thiết thực của Hồ Chủ tịch về cách sử dụng

ngôn ngữ trong giao tiếp sao cho hiệu quả có quan hệ mật thiết với chuyên ngành
PTDN. Điều này đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp ghi nhận: "Đọc lại
những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn trong
giao tiếp, cần phải nói, phải viết như thế nào cho có hiệu quả. Đồng thời những
lời dạy của Người cũng rất thiết thực và bổ ích đối với việc phân tích diễn ngôn –
một xu hướng nghiên cứu hiện nay đang được nhiều người theo đuổi" [50, 192].
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Văn bản và diễn ngôn
Trong ngôn ngữ học đang tồn tại hai thuật ngữ "văn bản" và "diễn ngôn".
Tuỳ theo từng giai đoạn nghiên cứu mà hai thuật ngữ này được sử dụng khác nhau.
– Quan niệm không có sự phân biệt "văn bản" và "diễn ngôn"
Đây là giai đoạn đầu của việc nghiên cứu văn bản. Giai đoạn này, cả "văn
bản" và "diễn ngôn" đều được dùng để chỉ những bài trình bày bằng chữ viết và
những bài nói miệng có mạch lạc và liên kết. Tuy nhiên các cuộc nghiên cứu thường
lấy bài viết làm đối tượng. Cho nên thời kì đó chủ yếu sử dụng thuật ngữ "văn bản".
– Quan niệm phân biệt "văn bản" và "diễn ngôn"
Thời kì thứ hai có sự phân biệt "văn bản" và "diễn ngôn". "Văn bản" là bài
trình bày bằng chữ viết. Còn "diễn ngôn" là bài nói miệng. Theo đó, hai thuật
ngữ này cùng được song song sử dụng.


– Quan niệm "diễn ngôn" bao gồm "văn bản"
Sự phân biệt ngôn ngữ viết – ngôn ngữ nói có những chỗ không thể rành
mạch được. Vì thế "diễn ngôn" được dùng để chỉ chung cho cả bài nói miệng lẫn
bài trình bày bằng chữ viết. Cách hiểu này cho thấy "diễn ngôn" bao gồm "văn
bản". Tuy vậy khi cần thì những bài nào được ghi bằng chữ viết hoặc bằng các
phương tiện kĩ thuật như ghi âm thì gọi là "văn bản", bài nào được trình bày
miệng thì gọi là "diễn ngôn".
Trên thực tế, hiện nay các nhà PTDN dùng thuật ngữ "diễn ngôn", chỉ
dùng thuật ngữ "văn bản" khi thật sự cần thiết phải phân biệt. Vì vậy, trong luận

án này, chúng tôi theo cách dùng không phân biệt "văn bản" với "diễn ngôn".
1.2.2. Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn" và "Phân tích diễn ngôn phê phán"
1.2.2.1. Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn"
Hiểu một cách ngắn gọn, PTDN là "một cách tiếp cận phương pháp luận
đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính
kết nối, hiện tượng hồi chiếu, v.v…" (Dẫn theo [16, 158]).
Định nghĩa trên được hiểu một cách cụ thể hơn như sau: PTDN là đường
hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ
tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống,
với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức
phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức
năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hoá, dân tộc).
Trong cách diễn giải này có nhắc đến ba yếu tố quan trọng:
(a) Đối tượng khảo sát: tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn
ngôn hay văn bản).
(b) Đối tượng nghiên cứu: tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ đó.
(c) Phương pháp tiếp cận là phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử dụng).
Yếu tố thứ nhất liên quan đến các dạng tồn tại của ngôn ngữ (với cách
hiểu văn bản và diễn ngôn) được dùng làm đối tượng nghiên cứu.
Yếu tố thứ hai có nội dung phong phú, gồm những yếu tố nhỏ hơn:
(i) Mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống được hiểu qua hai khía cạnh:


– Ý nghĩa của các từ ngữ trong văn bản/ diễn ngôn xét trong quan hệ giữa
chúng với nhau (ngữ cảnh trong văn bản) và trong quan hệ với ngữ cảnh bên ngoài.
– Các hiện tượng thuộc liên kết (giữa các từ ngữ trong văn bản) và mạch
lạc (giữa các từ ngữ trong văn bản và quan hệ với những cái hữu quan bên ngoài
văn bản).
(ii) Những cái hữu quan bên ngoài văn bản được gọi chung bằng khái
niệm "ngôn vực". "Ngôn vực" được hiểu rộng hơn phong cách học, nó bao gồm

các thể loại trong văn học, các phong cách chức năng; nó thể hiện trong tất cả các
"dấu vết" của âm thanh, từ ngữ, chữ viết, những dấu vết có khả năng mang nghĩa
hoặc mang một giá trị nào đó có thể nhận biết được (suy diễn được), mặc dù có
thể không được hiển ngôn nêu lên, cho nên chúng được gọi chung là các "dấu
nghĩa tiềm ẩn". Các dấu nghĩa này thuộc về ba mặt với cách hiểu vắn tắt như sau:
Trường: là sự kiện tổng quát trong diễn ngôn / văn bản hành chức, cùng
với tính chủ động có mục đích của người nói / người viết, gồm cả để tài-chủ đề,
nói vắn tắt, trường là tính chủ động xã hội được thực hiện;
Thức: là chức năng của văn bản trong sự kiện hữu quan, gồm nói và viết,
ứng khẩu và có chuẩn bị, các thể loại của diễn ngôn / văn bản, các phép tu từ
v.v…, nói vắn tắt, thức là vai trò của ngôn ngữ trong tình huống;
Không khí chung: phản ánh các kiểu trao đổi theo vai, gồm các quan hệ xã
hội thích ứng với các vai, quan hệ lâu dài hay nhất thời, giữa những người tham
dự cuộc tương tác, nói vắn tắt, không khí chung là các vai xã hội được trình diễn.
Yếu tố thứ ba nói về cách xem xét, đó là "đường hướng tiếp cận" cho thấy
là theo cách "phân tích" và chủ yếu là để hiểu (lí giải) cách sử dụng ngôn ngữ
trong thực tế [16, 158 - 159].
1.2.2.2. Sơ lược về "Phân tích diễn ngôn phê phán"
Theo Nguyễn Hòa, Phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) là một đường
hướng phân tích diễn ngôn được hình thành như một chuyên ngành từ những
năm 70 của thế kỉ XX. Các nhà ngôn ngữ có đóng góp quan trọng đối với CDA
là Kress & Hodge (1979), Fowler và các cộng sự (1979), Van Dijk (1985),
Fairclough (1989) và Wodak (1989). CDA là một lĩnh vực liên ngành, dựa trên


các nghiên cứu trong dụng học, nhân chủng học, lịch sử, ngữ văn, ngôn ngữ học,
tâm lí học. Có hai tên gọi là ngôn ngữ học phê phán và phân tích diễn ngôn phê
phán, song hiện nay, thuật ngữ phân tích diễn ngôn phê phán được nhiều người
sử dụng hơn và đã trở thành tên cho đường hướng phân tích này. CDA nhìn nhận
ngôn ngữ như một tập quán và thực tiễn xã hội, và hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ

có một vai trò cốt yếu. Với tinh thần như vậy, CDA đặc biệt quan tâm đến mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và quyền lực, các vấn đề xã hội, và là một đường hướng
coi diễn ngôn không chỉ là một quá trình tương tác mà thực chất là tập quán, thực
tiễn xã hội và sự phản ánh tập quán này [68, 19-24].
"Vấn đề đặt ra là CDA là gì? và CDA khác với các đường hướng phân tích
diễn ngôn khác ở điểm nào?, và khái niệm "phê phán" cần được hiểu như thế nào?
Nói chung, để trả lời các câu hỏi trên, cần phải đặt chúng trên cơ sở nghiên cứu
mối quan hệ giữa diễn ngôn, quyền lực, và sự bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cũng
nên nhớ rằng chính quyền lực đã tạo ra không khí bất bình đẳng về văn hóa, giới
tính, chủng tộc, sắc tộc, giai cấp, chính trị mà còn cả sự thống trị của một cá nhân
hay nhóm người hay giai cấp này đối với các cá nhân, nhóm người hay giai cấp
khác. Sự khác biệt cơ bản là mục tiêu chính của các phân tích diễn ngôn là miêu tả
sự hoạt động của ngôn ngữ trong các hoàn cảnh xã hội, song vẫn chưa quan tâm
giải thích được sự tác động của các định tố văn hóa với diễn ngôn" [68, 37].
Với quan niệm coi diễn ngôn như một quá trình mà còn là sự thể hiện của
tương tác xã hội và là một tập quán xã hội, và xuất phát từ góc độ ngôn ngữ học,
Nguyễn Hòa cho rằng đối tượng chính của CDA phải là diễn ngôn, chứ không phải là
quan hệ xã hội. Như vậy, việc phân tích hình thức của ngôn ngữ được sử dụng trong
quá trình này sẽ là tiêu điểm của CDA. Nói một cách cụ thể hơn, tác giả quan niệm
rằng nhà phân tích CDA phải quan tâm đến việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ, cấu
trúc và sự tổ chức ở mọi cấp độ như ngữ âm & âm vị học, từ vựng-ngữ nghĩa, cú
pháp, và các dạng tổ chức ở cấp độ cao như cấu trúc diễn ngôn với mục đích lột tả
xem chúng đã được sử dụng như thế nào trong các tập quán tạo và hiểu diễn ngôn, và
tập quán văn hóa – xã hội để xác lập, duy trì, hay bảo vệ quyền lực và quan hệ xã hội,
để ảnh hưởng và dẫn đến thay đổi thực tại xã hội [68, 40-41].


Theo Nguyễn Hòa, có các đường hướng và phương pháp Phân tích diễn ngôn
phê phán chính sau đây:
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán Duisburg.

– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán nhận thức-xã hội.
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán theo quan điểm lịch sử.
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán xã hội học vi mô.
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống.
– Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán tích hợp.
Dựa trên sự tích hợp các tư tưởng về phân tích diễn ngôn phê phán của các tác
giả đi trước, Nguyễn Hòa đã đề xuất một mô hình phân tích diễn ngôn tích hợp, gồm
các yếu tố chính như sau:
(a) Căn cứ tiếp cận. Đường hướng này chủ trương dựa trên hai nguyên lí quan
trọng của chủ nghĩa Mác, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử. CDA phải xem xét diễn ngôn như là giao điểm của nhiều lực các tác động qua
lại với nhau và trong những hoàn cảnh xã hội, trật tự xã hội, thiết chế xã hội cụ thể
trên hai phương diện đồng đại và lịch đại.
(b) Hoàn cảnh văn hóa – xã hội. Đây là một phạm trù rộng lớn bao trùm lên
toàn bộ xã hội. Gắn với nó là các quan hệ xã hội, quan hệ quyền lực trong mối
quan hệ tương tác biện chứng. Các quan hệ xã hội vừa tác động và chịu sự tác
động của ngữ cảnh tình huống và phương tiện ngôn ngữ sử dụng.
(c) Ngữ cảnh tình huống. Mỗi văn bản là một sự cụ thể hóa của thể loại và
ngữ cảnh tình huống. Do đó, mỗi khi diễn ngôn được kiến tạo thì nó nằm trong
một mối quan hệ không gian – thời gian rất cụ thể, với sự tương tác của tất cả các
biến của hoàn cảnh văn hóa – xã hội. Có thể xem xét ngữ cảnh tình huống qua
các phạm trù như thời gian, không gian của sự kiện diễn ngôn, qua trường diễn
ngôn, cách thức diễn ngôn và bầu không khí của diễn ngôn. Ứng mỗi kiểu tình
huống điển hình ta có một thể loại điển hình.
(d) Phương tiện ngôn ngữ sử dụng. Theo mô hình ngữ pháp chức năng hệ
thống của Halliday, có thể miêu tả theo sự tương ứng giữa nội dung của diễn
ngôn với chức năng ý niệm (ideation) qua chuyển tác; tương ứng giữa mối quan


hệ xã hội giữa người tham gia diễn ngôn với chức năng liên nhân qua phạm trù

thức và tình thái; và tương ứng cách thức tạo diễn ngôn, tạo văn bản với cấu trúc
đề/thuyết và liên kết hình thức.
(e) Giao diện. Có hai bậc giao diện là nhận thức và hành động giữa quan
hệ xã hội và thực tại diễn ngôn.
(f) Miêu tả, giải thích và tường giải. Đây là ba thao tác đã được Fairclough
trình bày rõ trong "Language and Power". Đây thực chất là các bước tiến hành
phân tích CDA. Quá trình phân tích CDA cần phải hướng đến cả khía cạnh cấu
trúc (tức nguồn lực ngôn ngữ) và chức năng (tức tương tác). Từ góc độ cấu trúc,
cần phải quan tâm đến không chỉ các hệ thống ngôn ngữ như từ vựng, ngữ phápngữ nghĩa, mà còn cả các thể loại diễn ngôn ứng với một loạt hành động xã hội
nhất định (cấu trúc xã hội). Trên phương diện chức năng, mối quan tâm là cách
thức diễn ngôn đã sử dụng các nguồn lực ngôn ngữ, thể loại như thế nào trong
việc thể hiện và thực thi quan hệ xã hội [68, 170-173].
1.2.3. Mạch lạc trong văn bản
1.2.3.1. Khái niệm mạch lạc
Từ khi ra đời, thuật ngữ mạch lạc đã có nhiều định nghĩa không hoàn toàn
trùng khớp nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi trường học, có thể định nghĩa như
sau: "Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và về mặt chức
năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể,
một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết
với nhau hơn là sự liên kết câu với câu" [16, 297].
Định nghĩa này có phần nêu được đặc trưng vốn có của mạch lạc, đó là
mặt nghĩa, mặt chức năng đối với việc hình thành văn bản và sử dụng văn bản,
đồng thời cũng có sự phân biệt mạch lạc với liên kết.
Mạch lạc cần được phân biệt với liên kết: "một chuỗi câu có liên kết vẫn
có thể không mạch lạc và không làm thành một văn bản; trái lại, một chuỗi câu
không có liên kết vẫn có thể mạch lạc, và vẫn đủ tư cách "là một văn bản". Điều
quan trọng hơn là mạch lạc thuộc về mặt cấu trúc (nối kết tuyến tính), liên kết là
một bộ phận trong hệ thống của một ngôn ngữ, trong hợp phần từ vựng và từ
vựng-ngữ pháp của hệ thống ngôn ngữ đó" [16, 341].



1.2.3.2. Biểu hiện của mạch lạc
Mạch lạc trong văn bản là một hiện tượng có thực nhưng rất mơ hồ và có
mức độ. (tức là có thể nhiều hay ít, chứ không phải chỉ có hai cực có mạch lạc và
không mạch lạc). Biểu hiện của mạch lạc rất đa dạng. Các biểu hiện thực tế dễ
nhận biết của mạch lạc gồm có:
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu (thuộc
mạng mạch).
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài-chủ đề của các câu
(thuộc hệ thống đề trong mạng mạch).
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những
câu có quan hệ nghĩa với nhau (thuộc hệ thống tin trong mạng mạch).
– Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lí giữa các câu hay các mệnh đề
(thuộc mạng mạch).
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với tình huống
bên ngoài văn bản, hay là mạch lạc theo quan hệ ngoại chiếu (thuộc mạng mạch).
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói
(không thuộc mạng mạch).
– Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ lập luận (không thuộc mạng mạch) [16, 298 - 299].
1.2.3.3. Vai trò của mạch lạc trong việc tạo lập văn bản
Mạch lạc được xem là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản. Đây là yếu
tố làm cho chuỗi câu-phát ngôn trở thành một văn bản. Mạch lạc giúp tạo nên
mạng các mối quan hệ nghĩa, quan hệ lôgic, quan hệ chức năng trong văn bản, trên
cơ sở đó tạo nên một đề tài (chủ đề) thống nhất cho văn bản. Một chuỗi câu chỉ có
thể trở thành một văn bản khi chuỗi câu đó có một đề tài hay chủ đề xác định. Như
thế mạch lạc là yếu tố quyết định đối với việc hình thành một văn bản.
1.2.4. Liên kết trong văn bản
1.2.4.1. Khái niệm liên kết
"Liên kết, xét tổng thể, là một bộ (tập hợp) các hệ thống ngữ pháp-từ vựng
phát triển một cách chuyên biệt thành một nguồn lực có thể vượt qua các biên

giới của câu, giúp cho các câu trở thành một chỉnh thể" [16, 347].


"Liên kết, xét cụ thể, là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm
trong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho nhau. Nói rõ hơn, liên
kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn
hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên
cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được với nhau" [16, 347].
Liên kết đặt trên cơ sở nghĩa, do quan hệ ý nghĩa và quan hệ đó phải được
diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ. Ví dụ về liên kết:
[1]: Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh
hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết
chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống
quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. [148, 37]
Trong ví dụ này từ chúng (ở câu thứ hai và thứ ba) là từ chỉ ngôi thứ ba,
số nhiều có nghĩa chưa cụ thể, tổ hợp từ quân giặc cướp nước ở câu thứ tư cũng
có phạm vi biểu vật rất rộng, muốn biết chúng và quân giặc cướp nước là ai cần
tìm cơ sở nghĩa ở câu thứ nhất. Từ giặc Pháp ở câu thứ nhất có tác dụng cụ thể
hoá nghĩa cho từ chúng ở câu thứ hai và câu thứ ba và tổ hợp quân giặc cướp
nước ở câu thứ tư. Mối quan hệ giải thích nghĩa này giúp cho câu thứ hai, thứ ba,
thứ tư liên kết với câu thứ nhất.
1.2.4.2. Các phép liên kết
"Phép liên kết (phương thức liên kết) là cách sử dụng các phương tiện liên
kết có đặc tính chung vào việc liên kết câu với câu. Các phương tiện dùng trong
một phép liên kết đều có một đặc tính chung giúp chúng tập hợp lại với nhau
trong một hệ thống con, nhưng giữa chúng có thể có những nét riêng phân biệt
được với nhau để sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể khác nhau" [16, 351].
Các phép liên kết ở đây trình bày theo hệ thống liên kết của M. A. K.
Halliday và R. Hasan 1976 [141] với sự điều chỉnh theo Halliday và Matthiessen
2004 [142] và ứng dụng vào các phương tiện ngôn ngữ cụ thể của tiếng Việt.

Việc liên kết câu với câu có thể thực hiện bằng các phương thức liên kết
sau đây: phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lược và phép thế, phép liên kết từ vựng.


Trong các phép liên kết trên, phương thức đầu thuộc thuộc về cấp độ ngữ
pháp-từ vựng, phương thức thứ hai thuộc cấp độ nghĩa (hoặc nghĩa-ngữ pháp),
phương thức thứ ba thuộc về cấp độ ngữ pháp, phương thức thứ tư thuộc về cấp
độ từ vựng. Có thể thấy ba phương thức đầu đều có quan hệ với ngữ pháp,
trường hợp cuối cùng xa ngữ pháp hơn cả. Mỗi phương thức lại căn cứ vào các
phương tiện cụ thể, các quan hệ cụ thể để chia thành những phương thức nhỏ
hơn. Sự phân chia các cấp độ cùng với sự phân biệt các phương tiện và các quan
hệ khác nhau bên trong mỗi cấp độ cho thấy sự phân loại các phương thức này
cùng một lúc chú ý đến những mặt khác nhau có liên quan đến liên kết trong văn
bản của ngôn ngữ.
Bốn phép liên kết (phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lược và phép thế, phép
liên kết từ vựng) sẽ được sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
a. Phép nối
Phép nối là "việc tạo các kiểu quan hệ nghĩa-lôgic giữa các câu có quan hệ
nghĩa với nhau bằng các phương tiện từ ngữ có tác dụng nối" (Dẫn theo [16, 352]).
"Từ ngữ thuộc phương tiện nối không làm thành một bộ phận trong mệnh
đề cùng có mặt trong câu chứa nó, tức là nó không phải là thành phần cú pháp
trong mệnh đề đó. Điều kiện này giúp phân biệt phương tiện thuộc phép nối với
phương tiện thuộc phép thế. Do vậy, phương tiện nối thường đứng đầu câu, bên
ngoài mệnh đề trong câu đó, đôi khi nó cũng được đặt chen giữa chủ ngữ và vị
ngữ của mệnh đề, trong trường hợp này trên chữ viết thường có dấu phẩy ở hai
bên nó" [16, 353]. Như ví dụ sau:
[2]: Ở nước Việt Nam ta, thì vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó
đốt nhà, giết người cướp của. Vì vậy người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng
phải kháng chiến. [148, 100]
Từ vì vậy ở đây không nằm trong mệnh đề người lớn… cũng phải kháng

chiến và nó chỉ là liên tố nối câu chứa nó với câu trước. Phân biệt với phép thế
cũng chứa từ vậy, như ví dụ sau:
[3]: Đi đường xa phải chuẩn bị chu đáo. Ai cũng vậy cả. (Dẫn theo Diệp
Quang Ban [16, 353])


Từ vậy ở đây thế cho phải chuẩn bị chu đáo và cùng với cũng giữ chức
năng cú pháp vị ngữ của câu thứ hai.
b. Phép quy chiếu
Phép quy chiếu trong việc liên kết câu với câu là "những nguồn lực tạo
nên hiện trạng của văn bản, những hiện trạng này là những giá trị được ấn định
cho các yếu tố của diễn ngôn chỉ dẫn cho người nói và người nghe trong quá
trình hoạt động của các yếu tố đó. Hiện trạng của văn bản trong hệ thống quy
chiếu là khả năng đồng nhất. Đó là hiện tượng người nghe có thể đồng nhất cái
đang được nhắc đến ở câu này với cái đang được nói đến ở một câu nào đó. Do
đó phép quy chiếu xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ có nghĩa chưa cụ thể ở một câu
nào đó và quy chiếu nó đến yếu tố ngôn ngữ có thể đồng nhất được với nó, hay
giải thích được nó, trong một câu khác; trên cơ sở đó hai câu liên kết với nhau"
(Dẫn theo Diệp Quang Ban [16, 365]).
Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ dùng ở vị trí yếu tố có nghĩa chưa
cụ thể, người ta chia phép quy chiếu thành ba trường hợp: quy chiếu chỉ ngôi,
quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh.
– Quy chiếu chỉ ngôi là "trường hợp sử dụng các yếu tố chỉ ngôi (ngôi thứ
nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba) với tư cách là những yếu tố có nghĩa chưa cụ thể
ở câu này xét trong mối quan hệ với yếu tố có nghĩa cụ thể tương ứng ở câu khác,
trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết với nhau" [16, 366]. Ví dụ như sau:
[4]: Đặc biệt, sinh viên đã tỏ ra rất tích cực. Khi toàn quyền Varen (đảng
viên Đảng xã hội Pháp) đến, họ tổ chức các cuộc biểu tình mang khẩu hiệu "Nhà
xã hội Va -ren muôn năm!"; "Thả Phan Bội Châu!"; "Đả đảo chủ nghĩa thực
dân tàn ác!". [148, 28-29]

Trong ví dụ trên, từ họ là từ chỉ ngôi thứ ba số nhiều và có ý nghĩa chưa
cụ thể, phải tham khảo hai câu trước để biết họ là những sinh viên. Nhờ vậy mà
hai câu liên kết với nhau.
"Các từ chỉ ngôi được phân biệt thành hai lớp nhỏ: lớp thứ nhất gồm từ
chỉ ngôi là người nói / người viết, tức là ngôi thứ nhất, và người nghe / người
đọc, tức là ngôi thứ hai; lớp thứ hai là những từ chỉ ngôi khác, tức là thuộc ngôi


thứ ba. Các từ chỉ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai bao giờ cũng chỉ người (hay
giống như người), còn ngôi thứ ba thì có khi chỉ người, con vật, có khi chỉ đồ vật.
Để tiện cho sự xếp loại, các từ chỉ ngôi có tác dụng liên kết sẽ xếp vào
phép liên kết chỉ ngôi. (Các đại từ thay thế đó, đấy,… dùng tương đương ngôi thứ
ba sẽ xếp vào phép thế)" [16, 369-370].
– Quy chiếu chỉ định là "trường hợp sử dụng các tổ hợp gồm danh từ có
nghĩa cụ thể cũng như danh từ chỉ loại cùng với các chỉ định từ này, kia, nọ, ấy,
… để tạo ra những tổ hợp có tính chất xác định (hiểu trong thế đối lập với phạm
trù phiếm định của danh từ), nhưng nghĩa chưa cụ thể như bà ấy, anh kia, cái
bàn ấy, em học sinh này…, cái đó, con ấy, việc này…, và đặt chúng trong mối
quan hệ nghĩa với những yếu tố có nghĩa cụ thể trong câu khác; trên cơ sở đó tạo
được tính liên kết giữa hai câu chứa chúng" [16, 371]. Như ví dụ sau:
[5]: Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một
người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. [148, 47]
Trong ví dụ này, tổ hợp có chứa chỉ định từ việc đó có nghĩa chưa cụ thể
(chưa biết được là việc gì), phải tìm biết nghĩa của nó bằng cách chiếu về các tổ hợp
luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe trong câu trước. Vì thế hai câu liên kết với nhau.
– Quy chiếu so sánh là "trường hợp sử dụng trong câu những tổ hợp có
nghĩa không cụ thể và có chứa các từ ngữ mang nghĩa so sánh, như cái tương tự,
cái bàn lớn hơn, cái đồng hồ khác, (làm) cách khác, tốt hơn, đẹp bằng…, và đặt
chúng trong mối quan hệ nghĩa với những yếu tố có nghĩa cụ thể trong câu khác.
Những yếu tố ngôn ngữ nằm trong câu khác và có nghĩa cụ thể liên quan đến

những yếu tố kể trên, có tác dụng giải thích cho những yếu tố kể trên. Trên cơ sở
đó hai loại yếu tố ngôn ngữ đang bàn tạo liên kết cho những câu chứa chúng theo
cách: những tổ hợp yếu tố có nghĩa chưa cụ thể phải được quy chiếu đến các yếu
tố có nghĩa cụ thể mới có thể biết được nghĩa thực có của chúng. Các yếu tố có
nghĩa cụ thể và các yếu tố mang nghĩa so sánh có thể có quan hệ đồng nhất, hoặc
tương tự, đối với nhau" [16, 373]. Ví dụ như sau:


×