Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỊCH SỬ THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.27 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Võ Nhật Bình

Năm sinh: 1985

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Lịch sử
- Nhiệm vụ được phân công: Tổ trưởng, dạy lớp.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Theo quan niệm giáo dục trước đây cho rằng dụng cụ trực quan là phương
tiện cần thiết để giáo viên truyền thụ kiến thức mới, dụng cụ minh hoạ cho các
kiến thức đã truyền đạt, còn đối với học sinh chỉ có tác dụng chấp nhận và ghi
nhớ.
Theo phương pháp sử dụng này thì dụng cụ trực quan chưa phát huy hết
vai trò của mình, đôi khi chưa thể hiện được tính trực quan và tính khoa học của
nó, giờ dạy Lịch sử sẽ rơi vào những hạn chế sau:
Giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong
việc lĩnh hội kiến thức.
Các kiến thức Lịch sử do giáo viên cung cấp học sinh sẽ không hiểu sâu,
nhớ kỹ bằng chính các em tự nhận thức.
Các nguồn trí thức từ dụng cụ trực quan chưa thực sự hấp dẫn đối với các
em. Do đó không gây hứng thú học tập, không có khả năng phát triển tư duy.
Chưa tạo cho học sinh các kỹ năng học lịch sử quan trọng như: Đọc, chỉ,
bản đồ, phân tích các sự kiện ...


Trong vài năm gần đây, bộ môn Lịch sử trong trường trung học cơ sở đã
được chú trọng hơn trước. Điều đó được thể hiện ở chỗ môn Lịch sử được xếp
ngang hàng với các môn khác như Toán, Lí, Hoá… được tổ chức thi học kì cũng
được thi tập trung theo lịch và đề của phòng giáo dục, việc ra đề cũng được chú
trọng hơn, việc thi tuyển học sinh giỏi các cấp được tổ chức thường xuyên với
quy mô và chất lượng, sát với thực tế.
Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy
học môn Lịch sử hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trở ngại nhất
là việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc quan sát, sử dụng đồ dùng


trực quan, tuy đã được phổ biến, học tập bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
nhưng kết quả đạt được không đáng là bao. Điều đó đã dẫn đến chất lượng bộ
môn là không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và mục tiêu đào tạo đặt
ra của môn học cũng như so với các môn học khác. Cụ thể môn Lịch sử năm học
trước như sau:
* Chất lượng bộ môn ở học kì I năm học 2014 – 2015:

* Nguyên nhân:
Từ thực trạng của vấn đề này có thể giải thích ở những nguyên nhân cơ
bản sau đây:
Thứ nhất là vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng môn Lịch sử cũng
như Địa lí, Sinh học, Công nghệ, GDCD … đều là những môn phụ. Theo tìm
hiểu của cá nhân tôi nhiều trường giáo viên dạy Văn, Địa lí, GDCD …có thể
dạy Lịch sử. Do đó không đáp ứng yêu cầu của bộ môn đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ hai là về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu
tư nhưng vẫn còn thiếu. Tình trạng “dạy chay” vẫn còn khá phổ biến. Trong suốt
quá trình học tập bộ môn từ lớp 6 đến lớp 9 cả thầy và trò chưa bao giờ có điều
kiện tham quan một di tích lịch sử vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn

kiến thức kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng của thầy
cô .
Thứ ba là việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong học tập
bộ môn Lịch sử còn nhiều hạn chế. Trong những năm trở lại đây môn Lịch sử
được quan tâm nhiều hơn, đồ dùng, tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ hơn
nhưng do nhu cầu tác động của xã hội nên học sinh ít thích học môn Lịch sử.
Ngoài ra, cách tổ chức một số cuộc thi cũng còn nhiều hạn chế, đó là chỉ
chú trọng về mặt kiểm tra lí thuyết mà coi nhẹ bài tập thực hành, ít chú ý đến
việc phát triển năng lực sáng tạo.
Cuối cùng điều quan trọng là mỗi một giáo viên - học sinh phải hiểu rõ
sự nguy hại của việc thi gì học nấy sẽ làm cho học vấn của học sinh bị què quặt,
thiếu toàn diện... Tình trạng “ mù ” Lịch sử hiện nay ở không ít học sinh là hậu
quả tất yếu của việc học lệch, không toàn diện.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:

2


2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC
ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 9 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THẠNH LỢI, HUYỆN THÁP MƯỜI”.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Lịch sử lớp 9 ở trường trung học cơ sở
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
3.1. Đối với chân dung, bút tích:
Ngoài hình ảnh có trong sách giáo khoa giáo viên phải tìm và làm nổi bật
chân dung, bút tích tính cách nhân vật để gây hứng thú cho học sinh, kích thích
óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức. Từ đó làm cho các em khâm phục, học
tập được đạo đức, tài năng của nhân vật lịch sử.
Đối với Tiết 33- Bài 25- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). Phần I-Mục 1: Kháng chiến toàn

quốc chống Pháp xâm lược bùng nổ.
Khi dạy tới nội dung của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, giáo viên
cho học sinh xem bút tích của chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh phát đi lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến, kết hợp cả hình ảnh cùng với âm thanh.
(Bút
tích
lưu
tại
Bảo
tàng

Cách mạng Việt Nam)
Nếu giáo viên kết hợp cả hình ảnh lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
bằng chính nét chữ và lời đọc qua âm thanh của của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thì học sinh được mắt thấy tai nghe, các em sẽ hứng thú nhiều khi học tập và
cô đọng lại kiến thức của bài giảng trong học sinh.
3.2. Tranh ảnh Lịch sử:
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phần đồ dùng trực quan trong quá
trình dạy học. Ngoài tranh ảnh sách giáo khoa giáo viên có thể sưu tầm thêm các
tranh ảnh khác làm cho tiết dạy thêm sinh động. Từ việc quan sát thường xuyên
các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng
quan sát vật thể một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến
những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử .
Khi dạy Tiết 31-Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính
quyền dân chủ nhân dân .Phần I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng
Tám.
3


Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao nói, nước VNDCCH ngay sau khi thành

lập đã ở vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”?
Khi nói đến nạn đói, giáo viên cho học sinh quan sát những bức ảnh
sau:

Những hình ảnh trên sẽ giúp học sinh hình dung một cách chân thực, rõ
nét về nạn đói của nước ta trong năm 1945, đồng thời cũng thấy được sự độc ác
của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, dưới sự thống trị tàn bạo của chúng đã
làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta bị chết đói.
3.3. Mô hình:
Dùng những vật liệu đơn giản để tạo ra những hiện vật, những sự kiện lịch
sử đơn giản để minh hoạ cho tiết dạy sinh động hơn.
Giáo viên giới thiệu mô hình đang sử dụng, mô hình là vật tượng trưng cho
sự kiện lịch sử. Dùng câu hỏi hướng dẫn các em trả lời tìm ra các sự kiện lịch
sử.
3.4. Bản đồ, lược đồ:
Dạy học Lịch sử nhất thiết phải có bản đồ. Bản đồ vừa là phương tiện giúp
các em khai thác kiến thức và là nguồn tri thức phong phú. Thông qua quan sát
bản đồ, đọc kí hiệu, liên hệ với kiến thức lịch sử đã học, nội dung lịch sử được
biểu diễn trên bản đồ sẽ được học sinh nhanh chóng nắm bắt, việc sử dụng bản
đồ lịch sử còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và
ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức về lịch sử.
Trong giảng dạy Lịch sử giáo viên có thể sử dụng lược đồ. Giáo viên sử
dụng lược đồ để trình bày diễn biến, sự kiện như sử dụng bản đồ. Thông qua
lược đồ giúp học sinh hiểu và nhớ lâu hơn các sự kiện. Bước đầu tập cho học
sinh thể hiện các sự kiện đơn giản sau đó thực hành với các chiến dịch, các trận
đánh có quy mô lớn hơn. Nhất thiết phải cho học sinh sử dụng bản đồ, lược đồ
để trình bày nội dung bài học.
3.5. Đĩa video:
Là loại phương tiện và thiết bị kỹ thuật hiện đại, tạo cho học sinh có những
phương pháp học tập mới, biết quan sát, nghe, nhìn; có khả năng lĩnh hội kiến

thức với chất lượng cao, tốc độ nhanh.

4


3.6. Sử dụng bài giảng điện tử:
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại nhất hiện nay, nó có thể giúp học
sinh quan sát tất cả các đồ dùng như bản đồ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh, mô hình
và cả video clip một cách sinh động. Tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với tiết
học, học sinh thì đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, hiệu quả thu được
rất cao, học sinh có thể quan sát các hình ảnh, thành tựu, các trận đánh, chiến
dịch một cách rõ nét, sinh động và chân thực.
Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường
trung học cơ sở là một việc làm rất quan trọng, rất phong phú và có ý nghĩa lớn
cần được mỗi thầy giáo, cô giáo quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng sáng
tạo trong công tác giảng dạy của mình, trong hoạt động nội khoá cũng như hoạt
động ngoại khoá.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng:
Với Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp khai thác đồ dùng
trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Thạnh Lợi, huyện
Tháp Mười” tôi thấy có thể áp dụng rộng rãi và có thể nhân rộng.
4.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Áp dụng ở môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Thạnh Lợi
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
5.1. Lợi ích:
* Đối với học sinh:
Tạo ra tính trực quan, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức,
hiểu sâu kiến thức có thể áp dụng rộng rãi từ khi học sinh mới bước vào học
môn Lịch sử ở cấp trung học cơ sở.

Xoá bỏ cảm giác khô khan giáo điều trong các giờ học Lịch sử để môn
học này trở nên gần gũi với các em hơn. Từ đó giúp cho học sinh yêu thích học
môn lịch sử nhiều hơn. Nhất là tránh được không thích học môn Lịch sử của một
số học sinh.
Kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với
phương pháp này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, giúp các em khắc sâu biểu
tượng về sự kiện, hiện tượng lịch sử, giúp cho các em có thể thuộc bài ngay tại
lớp. Cho nên phương pháp này mang lại sự hứng thú cho học sinh. Có thể áp
dụng rộng rãi cho các đối tượng học sinh cấp trung học cơ sở.
* Đối với giáo viên:
Việc “ khai thác đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử” được vận dụng
trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao nhất của học sinh về tất cả các
mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và
trò nhằm giúp cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận
5


dụng một cách sáng tạo vào thực tế (học tập và cuộc sống). Điều này quan trọng
và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao
của mỗi người giáo viên.
5. 2. Hiệu quả:
Qua việc áp dụng Một số biện pháp khai thác đồ dùng trực quan trong
dạy học Lịch sử lớp 9 ở Trường THCS Thạnh Lợi tôi nhận thấy kết quả khả
quan như sau:
Phần lớn các em đã có ý thức học tập bộ môn và có phương pháp học tập
tích cực.
Các em đã hiểu rõ và nắm chắc các khái niệm, diễn biến của các sự kiện
trên lược đồ.
Các em đã hình thành được một số kỹ năng lịch sử đơn giản, hiểu, đọc và
trình bày diễn biến trên lược đồ, bản đồ.

Các em biết quan sát tranh ảnh, hình vẽ để rút ra kiến thức cần nắm, biết
phân tích bản đồ, sự kiện.
Các em tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức lịch sử, giải
thích, phân tích được các sự kiện lịch sử, biết liên hệ thực tế.
* Kết quả cụ thể:
Trong nhiều năm qua tôi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
gắn liền với phương tiện và sử dụng nhiều đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ
môn, qua mỗi năm học thì chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến bộ kết
quả cụ thể như sau:
* Chất lượng bộ môn ở học kì II năm học 2014 – 2015:

Như vậy so với phương pháp truyền thống thì hiệu quả của phương pháp
sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp trong các tiết dạy mang lại hiệu quả cao.
Khi chưa áp dụng sáng kiến thì tỉ lệ học sinh giỏi chỉ đạt 9.09%, tỉ lệ học sinh
yếu là 23.6%, sau khi áp dụng sáng kiến thì tỉ lệ học sinh giỏi đạt 23.64%, số
lượng học sinh yếu, kém không còn (0%).
Điều cuối cùng là muốn thực hiện có hiệu quả đồ dùng trực quan trong
giảng dạy Lịch sử, đòi hỏi người giáo viên ngoài năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm thì phải có ý thức trách nhiệm cao, phải có cái tâm mang đặc thù của
nghề dạy học bởi vì phương pháp dù hay đến mấy nhưng người thầy không có
6


trách nhiệm cao, không yêu nghề và thương yêu học sinh hết mực thì cũng
không đem lại kết quả như mong muốn.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản
thân tôi trong năm 2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài
sáng kiến cấp huyện./.


Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 7 tháng 3 năm 2016
Người báo cáo

Võ Nhật Bình

7



×