Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Trồng Thử Nghiệm Nấm Vua (Pleurotus Eryngii) Trên Một Số Lọai Nguyên Liệu Phổ Biến Ở Nước Ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 71 trang )

MỤC LỤC
Danh mục các bảng ..................................................................................................iii
Danh mục biểu đồ .................................................................................................... iv
Danh mục các hình ................................................................................................... v
Lời mở đầu ............................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẤM TRỒNG ...................................................... 3
1.1.1 Lịch sự phát triển của nấm ăn và tiềm năng [10]....................................... 3
1.1.2 Nấm trồng trong thế giới nấm [6,10] ........................................................ 3
1.1.3 Khái quát về nấm trồng ............................................................................ 5
1.1.4 Đặc điểm biến dưỡng và sinh lí của nấm [6, 8, 10] ................................... 7
1.1.5 Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nguyên liệu [2,4] .................. 10
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẤM VUA (Pleurotus eryngii)[10, 20] .............. 12
1.2.1 Vị trí phân lọai ....................................................................................... 12
1.2.2 Đặc điểm chung của nấm vua ( Pleurotus eryngii).................................. 12
1.2.3 Gía trị dinh dưỡng [5, 8, 10] ................................................................... 13
1.2.4 Giá trị dược tính [1, 14] .......................................................................... 14
1.2.5 Giá trị về kinh tế- xã hội [8, 9, 10] .......................................................... 15
1.2.6 Nguyên liệu trồng nấm [5, 10, 16, 17] .................................................... 16
1.2.7Qui trình trồng nấm ................................................................................. 18
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23
2.2 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM............................................................................. 23
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 23
2.2.2 Thiết bị - hóa chất................................................................................... 23
2.2.3 Điều kiện nuôi trồng ............................................................................... 24
2.2.4 Thời gian, địa điểm................................................................................. 24
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 24
2.3.1 Phương pháp xác định tỉ lệ C/N của các nguyên liệu [7, 12, 13] ............. 24
2.3.2 Phương pháp xác định tốc độ lan tơ ........................................................ 26


i


2.3.3 Khảo sát sự tạp nhiễm của bịch phôi....................................................... 27
2.3.4 Nuôi trồng thử nghiệm nấm vua (Pleurotus eryngii) ............................... 27
2.3.5 So sánh đành giá quả thể nấm trồng trên các cơ chất khác nhau .............. 31
2.3.6 Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô [7] ...................................... 31
2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 32
Chương 3: Kết quả và biện luận
3.1 XỬ LÝ CƠ CHẤT TRỒNG NẤM ............................................................... 34
3.1.1 Xác định tỉ lệ C/N của nguyên liệu ban đầu ............................................ 34
3.1.2 Bổ sung dinh dưỡng ............................................................................... 35
3.2 KHẢO SÁT TỐC ĐỘ LAN TƠ .................................................................... 36
3.2.1 So sánh tốc độ lan tơ ở nguyên liệu phối trộn so với đối chứng .............. 36
3.2.2 Xác định công thức có tốc độ lan tơ nhanh nhất...................................... 42
3.3 KẾT QUẢ NUÔI TRỒNG ............................................................................ 44
3.3.1 Năng suất của các công thức trồng.......................................................... 44
3.3.2 Tỉ lệ tạp nhiễm ...................................................................................... 46
3.3.3 So sánh nấm thu được ở các thí nghiệm .................................................. 49
Chương 4: Kết luận và đề nghị
4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 58
4.2 ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 59
PHỤ LỤC................................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 65

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : So sánh chất lượng dinh dưỡng của nấm với các lọai thực phẩm khác

(theo Rao và Placchi). .............................................................................................. 14
Bảng 1.2 Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài lòai nấm bào ngư. ......... 21
Bảng 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của nấm bào ngư vua. ................... 21
Bảng 2.1: Các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu. ............................................................... 28
Bảng 3.1: Kết quả xác định tỉ lệ C/N của 4 loại nguyên liệu. ................................... 34
Bảng 3.2: Lượng urê bổ sung. .................................................................................. 35
Bảng 3.3 So sánh số ngày tơ lan đầy bịch, tốc độ ăn lan trung bình giữa đối chứng và
bã mía – mạt cưa...................................................................................................... 36
Bảng 3.4: So sánh số ngày tơ lan đầy bịch, tốc độ ăn lan trung bình giữa đối chứng và
cùi bắp – mạt cưa..................................................................................................... 38
Bảng 3.5 So sánh số ngày tơ lan đầy bịch, tốc độ ăn lan trung bình giữ đối chứng và
rơm – mạt cưa.......................................................................................................... 40
Bảng 3.6 Khảo sát số ngày tơ lan đầy bịch giữa đối chứng với các công thức phối
trộn ở cùng một tỷ lệ. ............................................................................................... 42
Bảng 3.7: Năng suất từng tỉ lệ phối trộn bã mía – mạt cưa so đối chứng. ................. 44
Bảng 3.8: Năng suất từng tỉ lệ phối trộn của cùi bắp – mạt cưa so đối chứng. .......... 45
Bảng 3.9: Năng suất từng tỉ lệ phối trộn rơm – mạt cưa so đối chứng . .................... 45
Bảng 3.10 Khảo sát tỉ lệ nhiễm trên các lọai nguyên liệu nuôi trồng nấm bào ngư vua
(Pleurotus eryngii)................................................................................................... 46
Bản g 3.11: Khảo sát hình dạng - màu sắc quả thể thu được trên các lọai nguyên nuôi
trồng. ....................................................................................................................... 49
Bảng 3.12: Khảo sát kích thước cuống nấm thu hái được trên các lọai nguyên liệu
nuôi trồng. ............................................................................................................... 50
Bảng 3.13: Trọng lượng trung bình của tai nấm ở mỗi lọai cơ chất. ......................... 51

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Chiều sâu lan tơ trung bình nguyên liệu bã mía – mạt cưa so với đối

chứng....................................................................................................................... 37
Biểu đồ 3.2: Chiều sâu lan tơ trung bình nguyên liệu cùi bắp – mạt cưa so với đối
chứng....................................................................................................................... 39
Biểu đồ 3.3: Chiều sâu lan tơ trung bình nguyên liệu rơm – mạt cưa so với đối
chứng....................................................................................................................... 41
Biểu đồ 3.4: So sánh tốc độ lan tơ ở cùng tỉ lệ phối trộn 75% so với đối chứng. ...... 42
Biểu đồ 3.5: So sánh tốc độ lan tơ ở cùng tỉ lệ phối trộn 50% so với đối chứng ....... 43
Biểu đồ 3.6: So sánh tốc độ lan tơ ở cùng tỉ lệ phối trộn 25% so với đối chứng. ...... 43
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ nhiễm trung bình từng loại cơ chất so với đối chứng ................... 47
Biểu đồ 3.8: Trọng lượng tươi trung bình của tai nấm ở mỗi lọai cơ chất. ................ 52
Biểu đồ 3.9: Trọng lượng nấm khô trung bình của tai nấm sau thu hái. .................... 52

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Chu trình phát triển của nấm lớn. ............................................................... 7
Hình 1.2 Hình ảnh so sánh sự khác nhau giữa bào ngư trắng (Pleurotus florida) và
bào ngư vua (Pleurotus eryngii)............................................................................... 12
Hình 1.3: Quy trình trồng nấm. ................................................................................ 20
Hình 2.1: Qui trình trồng nấm vua ........................................................................... 30
Hình 3.1: Tốc độ lan tơ trên bã mía – mạt cưa so với đối chứng. ............................. 37
Hình 3.2: Tốc độ lan tơ trên cùi bắp – mạt cưa so với đối chứng.............................. 39
Hình 3.3: Tốc độ lan tơ của rơm – mạt cưa so vớ đối chứng. .................................. 41
Hình 3.4: Các lọai nhiễm thường gặp khi trồng thực nghiệm nấm ăn ....................... 48
Hình 3.5: Kích thước của quả thể nấm bào ngư vua (Pleurotus eryngii). ................ 51
Hình3.6: Giai đọan bắt đầu ủ tơ. ............................................................................. 54
Hình 3.7: Sau ba tuần ủ tơ ....................................................................................... 54
Hình 3.8: Sau năm tuần ủ tơ


.................................................... 54

Hình 3.9: Bắt đầu giai đọan tưới đón nấm. ............................................................... 55
Hình 3.10: Qủa thể nấm bào ngư vua (Pleurotus eryngii) ........................................ 55
Hình 3.11: Hạch nấm sau khi gở nút bông 2 ngày .................................................... 56
Hình 3.12: Hạch nấm 3 ngày tiếp theo ..................................................................... 56
Hình 3.13: Qủa thể nấm sau 5 ngày ......................................................................... 56
Hình 3.14: Qủa thể nấm khi thu hái ......................................................................... 56

v


Lời mở đầu
Hàng năm, sau mỗi vụ mùa bắp, cafê, lúa, khoai mì, mía…bên cạnh các nông
sản chính như: gạo, cafê, đường mía…đem đến lợi nhuận cao cho người nông dân.
Thì các phụ phế phẩm như: vỏ hạt cafê, bã mía, rơm rạ, thân khoai mì, cám bắp, cùi
bắp…cũng góp phần không nhỏ cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập người nông
dân qua việc trồng nấm.
Trong nấm ăn có chứa hàm lượng không nhỏ dược tính tốt cho con người như
nấm bào ngư chứa pleurotin có tác dụng kháng sinh; retin kháng ung thư; nấm rơm
có volvatoxin A1&A2 có tác dụng trợ
tim, ức chế tế bào ung thư…
Nấm vua (Pleurotus eryngii) cũng
thuộc cùng lòai với các nấm bào ngư mà
ta thường thấy như nấm bào ngư xám
Pleurotus sajor-caju, nấm bào ngư tím
Pleurotus ostreatus, nấm bào ngư trắng
Pleurotus florida…
Nấm vua hay nấm bào ngư nói
chung là lọai khá dễ trồng. Vì đặc điểm

độ ẩm 80% đến 90%; nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển dao động trong khỏang
25 0C đến 30 0C tùy từng lòai. Nguyên liệu dùng trồng nấm là những lọai khá dễ tìm,
độ hoai mục không cao như: nấm rơm; nấm mỡ... Nấm vua hay nấm bào ngư có hệ
enzyme thủy giải mạnh các nguyên liệu chưa hòan tòan mùn hóa. Hệ enzyme bao
gồm: cellulase thủy giải cellulose, hemicellulase thủy giải hemicellulose, laccase
thủy giải lignin.
Để tận dụng nguồn phế liệu sẵn có trong nước, và góp phần cải thiện đời sống
người nông dân, cũng như làm phong phú thêm chủng lọai nấm ăn cung cấp cho thị
trường. Đề tài đặt ra là “ trồng thử nghiệm nấm vua (Pleurotus eryngii) trên một số
lọai nguyên liệu phổ biến ở nước ta”.

Page 1


Chương 1:

Page 2


1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẤM TRỒNG
1.1.1

Lịch sự phát triển của nấm ăn và tiềm năng [10]
Vào thời kì đồ đá (5000 – 4000 năm trước Công Nguyên), những cư dân

nguyên thủy ở Trung Quốc đã biết sử dụng nhiều lòai nấm ăn trong tự nhiên. Năm
400 trước Công Nguyên, ở nước này đã có những mô tả khoa học sinh lý, sinh thái
của không ít lòai nấm ăn. Năm 300 trước Công Nguyên, nấm được xem là mỹ thực
cung đình Trung Hoa. Trong nền văn minh Hy Lạp, người Hy Lạp đã sử dụng nấm từ
1500 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên nấm chỉ bắt đầu được trồng vào thế kỉ 17

và ngày nay hơn 15 triệu tấn nấm được sản xuất mỗi năm trên thế giới.
Ở nước ta, khó xác định được nghề trồng nấm đã có từ khi nào. Tuy nhiên,
nấm trồng thật sự phát triển mạnh ở miền Nam vào khỏang cuối những năm 60. Sau
đó, là thời kì du nhập nuôi trồng và thuần các giống nấm ôn đới. Từ đó đến nay,
nhiều làng nấm, trại nấm với quy mô lớn bắt đầu mọc ra rãi rác ở Đồng Nai, Hóc
Môn, Củ Chi… nhưng chủ yếu là nuôi trồng nấm mèo, nấm đông cô, nấm rơm.
Cho đến nay, với sự phát triển vượt bậc về kỹ thuật nhân giống, thuần giống,
nước ta đã có thể đưa vào trồng thử nghiệm một số lòai nấm quí, có giá trị dinh
dưỡng cao, trong đó có nấm bào ngư vua (Pleurotus eryngii). Và bước đầu đã có một
vài thành công nhất định, nhìn chung nghề trồng nấm đang mở ra cho người dân ở
nông thôn một hướng làm kinh tế mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận tốt hơn so với
nghề trồng lúa hiện nay.
1.1.2 Nấm trồng trong thế giới nấm [6,10]
Hiện nay, số lòai nấm nuôi trồng được chỉ chiếm một phần trong số nấm ăn có
trong thiên nhiên. Ngòai đặc điểm chung là có quả thể hoặc tai nấm lớn (đa số có
dạng tán dù), chúng còn ăn ngon và ít bị ràng buộc bởi môi trường xung quanh trong
việc tạo quả thể.
Thật ra, nấm rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả những lòai ăn được và ăn
không được, những lòai cho quả thể lớn và những lòai phải sử dụng kính hiển vi mới
quan sát được. Do đó, quan điểm ban đầu cho rằng nấm là thực vật đã không còn
thuyết phục nữa và nhiều nhà phân lọai đề nghị xếp vào giới riêng, gọi là giới nấm
theo hệ thống phân lọai 5 giới của R.H.Whittaker (1920 – 1981).

Page 3


Dựa theo tỷ lệ giữa số lòai nấm với số lòai thực vật trong cùng một môi
trường, các nhà khoa học đã ước tính giới nấm có khỏang 1,5 triệu lòai. Trong đó có
gần 83.000 lòai được phát hiện và định danh, tuy nhiên kích cỡ thật sự của tính đa
dạng của giới nấm vẫn còn là bí ẩn.

Nấm phân bố trên tòan thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường khác
nhau, kể cả sa mạc. Trong giới nấm, có những lòai chỉ là những tế bào chứa một nhân
(đơn bào), nhưng cũng có những tế bào chứa nhiều nhân (cộng bào). Một đặc điểm
phổ biến ở giới nấm là cấu trúc dạng sợi hay còn gọi là sợi nấm (khuẩn ty). Ở các
lòai tiến bộ hơn thì trong mỗi sợi nấm có nhiều vách ngăn, tạo thành chuỗi tế bào nối
liền nhau (đa bào). Vách ngăn giữa các tế bào này chỉ mang tính tương đối, vì thường
giữa các tế bào có lỗ thông nhau. Nhờ các lổ này mà các chất bên trong các tế bào có
thể di chuyển từ nơi này qua nơi khác của sợi nấm.
Người ta còn phân biệt nấm nhầy ( niêm khuẩn) với nấm thật (chân khuẩn)
(Alexopolous -1962):


Nấm nhầy (Exomycota): là một dạng đặc biệt có cả hai tính chất, vửa
động vật vừa thực vật. Chúng có kiểu sinh sản bằng bào tử như thực
vật, nhưng tế bào lại là khối sinh chất không có vách bao bọc, di
chuyển và nuốt thức ăn như động vật (amid)



Nấm thật (Eumycota): chiếm số lượng khá đông đảo, bao gồm các tế
bào với nhân khá hòan chỉnh. Tế bào nấm có vách ngăn bao bọc
như tế bào thực vật, nhưng đa số cấu tạo bởi chitin, tương tự chất
cấu tạo nên lớp võ cứng ở côn trùng. Ngòai ra ở một số tế bào nấm
còn tích trữ Glycogen, tương tự động vật. Ở một số lòai, còn sinh
sản theo lối tạo giao tử có roi nhằm dễ dàng di chuyển, nhưng hợp
tử lại phát triển theo kiểu chung của nấm.

Ngòai ra còn phân biệt nấm bậc cao (nấm thượng đẳng), nấm bậc thấp (nấm
hạ đẳng). Nấm bậc cao bao gồm nang khuẩn, đảm khuẩn, nấm bất tòan. Ở các lớp
này hệ sợi nấm tương đối phát triển với các vách ngăn chia thành các tế bào đều

nhau. Nấm ăn thuộc nấm bậc cao và chủ yếu là nấm đảm. Ngòai ra do kích thước và
sự tạo thành quả thể lớn nên còn gọi là nấm lớn.

Page 4


1.1.3

Khái quát về nấm trồng

1.1.3.1 Hình thái học [6]
Nấm trồng phần lớn cho tai nấm với kích thước lớn. Tai nấm có dạng dù với
những cuống nấm đưa mũ lên cao như ở nấm rơm, nấm mối,… Hay có dạng phiến
không cuống như nấm mèo, chúng có thể có bao gốc hoặc không có. Cơ quan dinh
dưỡng là tản, tản này phát triển cho quả thể (cơ quan sinh sản) sinh ra các đảm bào
tử.
 Tản:
Tản hợp bởi các khuẩn ty phát triển, có cấu tạo tế bào. Ở vài lòai các khuẩn ty
này hợp với nhau thành bó như rễ cây, có hai lọai khuẩn ty là khuẩn ty sơ cấp, và
khuẩn ty thứ cấp.
Khuẩn ty sơ cấp được hình thành từ bào tử nảy mầm. Trong mỗi tế bào khuẩn
ty có một nhân. Tuy nhiên lúc khởi đầu, khuẩn ty phát triển từ đảm bào tử có thể có
nhiều nhân. Nhưng sau đó vách ngăn hình thành chia khuẩn ty thành từng tế bào đơn
hạch.
Khuẩn ty thứ cấp được hình thành từ các khuẩn ty sơ cấp. Trong mỗi tế bào
của khuẩn ty có hai nhân, khuẩn ty thứ cấp được hình thành khi hai tế bào đơn hạch
của hai khuẩn ty sơ cấp phối hợp với nhau.
Tế bào lưỡng hạch sẻ phân chia thàn nhiều tế bào lưỡng hạch. Nhưng sự phân
chia này chỉ xảy ra ở tế bào ngọn của khuẩn ty.
 Tai nấm:

Tai nấm được hình thành từ tập hợp các khuẩn ty thứ cấp. Tai nấm là thể sinh
bào tử, và có hình dạng kích thước rất biến thiên. Ở nấm trồng hình dạng thường gặp
là dạng tán dù, gồm mũ nấm và cuống nấm, cuống nấm có rất nhiều hình dạng khác
nhau. Có lọai có cuống dài, có lọai thì phần cuống nấm gần như không thấy, phần
cuống nấm có thể đính ở giữa mũ nấm, hay đính lệch qua bên trái hoặc phải.Mũ nấm
cũng có khá nhiều dạng dẹp, phẳng, dạng phễu, dạng tròn,…
Phần tai nấm này có thể mở ra khi mới hình thành để lộ các đảm bào tử hoặc
sau khi trưởng thành mới nở ra. Ở các lòai tai nấm luôn đóng kín, phần đảm chỉ được
phóng thích ra bên ngòai khi nấm tan rã.

Page 5


 Đảm:
Đảm là cơ quan là cơ quan mang bào tử. Lọai đảm có dạng hình chùy của các
đảm khuẩn thượng đẳng được coi là đảm tiêu biểu. Đảm này phát triển từ tế bào
lưỡng hạch ở ngọn khuẩn ty thứ cấp. Tế bào này là một tiền đảm, khi thành lập tiền
đảm tăng trưởng kích thước, đồng thời hai nhân trong đảm phối hợp lại thành nhân
hợp tử giảm phân cho ra 4 nhân con. Nhân này chui vào ngọn bào tử tạo đảm bào tử,
thường mỗi đảm mang 4 đảm bào tử, nhưng cũng có khi chỉ mang một hoặc nhiều
hơn số đảm bào tử này tùy từng lòai.
 Đảm bào tử:
Đảm bào tử là cơ quan tiêu biểu cho cơ cấu đơn bào, đơn hạch. Hình dạng
chúng biến thiên từ hình tròn đến hình bầu dục, dài,... màu sắc cũng biến thiên từ
không màu đến màu sắc rực rỡ hay màu nâu đen.
Khi gặp điều kiện thuận lợi đảm bào tử này nảy mầm cho ra các ống mầm
phát triển thành khuẩn ty sơ cấp. Ở một vài đảm khuẩn, đảm bào tử khi trưởng thành
phân chia thành hai nhân. Trong trường hợp này bào tử ở dạng lưỡng hạch như vẫn
cho ra khuẩn ty sơ cấp. Riêng đảm bào tử có hai nhân, do hai nhân trong đảm chui
vào cùng một bào tử, thì chúng thường nảy mầm cho khuẩn ty thứ cấp.

1.1.3.2 Chu trình sống của nấm [3,8,10]
Chu trình sống của nấm cũng như các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ đảm bào
tử hữu tính, nẩy mầm cho hệ sợi dinh dưỡng sơ cấp (haploid), hai sợi sơ cấp phối hợp
cho sợi thứ cấp(diploid). Các sợi thứ cấp hợp lại thành hệ sợi nấm còn gọi là khuẩn ty
thể (mycelium). Hệ sợi phát triển thành mạng sợi nấm (anastomose)
Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, mạng sợi liên kết tạo hạch nấm
(primordia), sau đó hạch nấm lớn dần trải qua nhiều dạng thù hình khác nhau như ở
nấm bào ngư thì: san hô, dùi trống, dạng phễu, bán cầu lệch, lá lục bình. Ở nấm rơm
thì đinh ghim, dạng nút, dạng trứng, dạng kéo dài.

Page 6


Hình 1.1: Chu trình phát triển của nấm lớn.
1.1.4 Đặc điểm biến dưỡng và sinh lí của nấm [6, 8, 10]
1.1.4.1 Đặc điểm biến dưỡng của nấm
Nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ. Ngọai trừ niêm
khuẩn thay đổi hình dạng tế bào để nuốt thức ăn tương tự động vật, còn lại hầu hết
các lọai nấm đều lấy thức ăn qua màng tế bào giống như thực vật. Một số lòai nấm có
hệ Enzyme phân giải tương đối mạnh giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn
phức tạp, bao gồm các đại phân tử chất xơ như cellulose, hemicellulose, chất đạm
như protein, chất bột như polysaccharide, chất mộc như lignin… Với cấu trúc dạng
sợi, tơ nấm len lỏi vào sâu bên trong cơ chất (rơm rạ, mạt cưa, cùi bắp, bã mía, lục
bình khô…) để rút lấy thức ăn đem nuôi tòan cơ thể nấm.
Dựa vào đặc tính dinh dưỡng của nấm, có thể chia thành ba nhóm:


Hoại sinh: đặc tính chung của hầu hết các lòai nấm, trong đó có nấm
trồng. Thức ăn của chúng là xác bã thực vật, động vật. Ở nhóm này
chúng có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh, phân giải được hầu hết

các lọai cơ chất phức tạp thành những chất đơn giản dễ hấp thụ. Tuy
Page 7


nhiên cũng có trường hợp nấm không thể phân giải được nhiều cơ
chất, mà nhờ vào các sinh vật khác ( vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn)
tiến hành trước một bước.


Ký sinh: chủ yếu là các lòai gây bệnh, chúng sống bám vào cơ thể
các sinh vật khác (động vật, thực vật, và các loài nấm khác). Thức
ăn của chúng chính là các chất lấy ra từ ký chủ, làm ký chủ bị tổn
thương và suy yếu. Một số nấm ăn có thể sống trên cây tươi, nhưng
đời sống thật sự vẫn là họai sinh, nên được xếp vào nhóm trung
gian, gọi là bán ký sinh như nấm mèo



Cộng sinh: là nhóm nấm đặc biệt, lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ
nhưng không làm chết hoặc gâu tổn thương vật chủ, mà còn giúp
phát triển tốt. Vì vậy các lòai này có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Việc nuôi trồng trong điều kiện nhân tạo trở nên phức tạp như
đông trùng hạ thảo.

1.1.4.2

Sự phát triển của sợi nấm [1, 2, 5, 10]

 Nhu cầu dinh dưỡng của sự phát triển sợi nấm
- Nguồn carbon: trong thiên nhiên, carbon được cung cấp chủ yếu từ các

nguồn như tinh bột, cellulose, lignin, hemicellulose,…. Các đại phân tử này sau khi
phân giải nhờ các enzyme do nấm tiết ra sẻ trở thành các phân tử nhỏ hơn, và sản
phẩm cuối là D-glucose. Đây là dạng đường đơn mà hầu hết các lọai nấm đều cần
đến, là nguồn carbon chính tổng hợp các chất trong cơ thể nấm bao gồm thành phần
cấu tạo nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến họat động sống.
- Nguồn nitơ (đạm): là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong sự phát triển
của nấm. Tơ nấm sử dụng nguồn nitơ để tổng hợp nên các enzyme cần thiết trong
phản ứng biến dưỡng của tế bào, các bazơ pirimidin, purin cấu tạo nên acid nucleic,
đồng thời tham gia tổng hợp chitin cho vách tế bào. Nguồn đạm được cung cấp ở hai
dạng :
 Nitơ vô cơ: được nấm hấp thụ tốt nhất ở dạng muối nitrat (NO3-),
muối amon (NH4+)…
 Nitơ hữu cơ: cám bắp, cám gạo, bột đậu nành, pepton…
Tỷ lệ C/N là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định năng suất nấm trồng
Page 8


- Nguồn khóang: có rất nhiều loại khóang như:
 Phosphate: tham gia vào thành phần cấu tạo acid nhân, phospholipid
màng và các chất tạo năng lượng, nếu thiếu phosphate sẻ gây sự
kiềm hảm hấp thụ glucose, cũng như quá trình hô hấp của nấm.
Nguồn này thường được cung cấp dưới dang muối.
 Kali: kali cần thiết cho sự họat động của các enzyme,vai trò của kali
trong enzyme đóng vai trò là cofactor. Kali còn tham gia vào
khuynh độ điện hóa và sự thẩm thấu nước vào tế bào.
 Sulfur: tham gia vào tổng hợp acidamine. Nguồn này thường được
cung cấp dưới dạng muối sunfate
 Magie (Mg): một số enzyme họat động cần Magie làm cofactor.
Nguồn Magie thường được cung cấp dưới dạng muối Magie sunfate
 Các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), kẽm (Zn), bor (Bo), molybden

(Mo), đồng (Cu),… chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại rất cần
thiết trong hoạt hóa enzyme, tổng hợp vitamin, hấp thu, trao đổi
chất, kể cả việc ra quả thể bình thường.
- Vitamin: là những phân tử hữu cơ được dùng với lượng rất nhỏ, chúng
không là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào, và giữ chức năng đặc biệt trong hoạt
động của enzyme. Hai vitamin tối thiểu cần thiết cho nấm là: biotin (vitamin H),
thiamine (vitamin B1).
 Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sự phát triển của sợi nấm
- Nhiệt độ: có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của nấm. Nhiệt độ tác
động đến sự họat động của hệ enzyme, nhiệt độ giảm 10 0C sự họat động của enzyme
giảm đi một nữa, nếu tăng nhiệt độ lên 100C sự họat động của enzyme tăng gấp đôi.
Tuy thế nhưng nếu tăng nhiệt độ lên quá ngưỡng họat động của enzyme thì làm ức
chế họat động của enzyme. Có những lòai tăng trưởng ở nhiệt độ cao 300C – 35 0C,
nhưng lại có những lòai có nhiệt độ tăng trưởng thấp hơn từ 15 0C – 20 0C. Ngòai ra,
nhiệt độ ra quả thể có thể thấp hơn nhiệt độ tăng trưởng vài độ.
- pH: pH môi trường chi phối nhiều đến sự tăng trưởng của nấm, đặc biệt là
trong quá trình hình thành quả thể. pH chua hoặc phèn sẻ làm cho tơ nấm mọc chậm,

Page 9


thưa, quả thể bị biến dạng. pH kiềm tơ mọc chậm hoặc ngừng tăng trưởng, quả thể
bị chai và không phát triển tiếp.
- Độ ẩm: độ ẩm giúp hòa tan chất dinh dưỡng và vẫn chuyển chúng qua màng
tế bào. Nếu môi trường không có nước hay độ ẩm thì sợi tơ nấm sẻ bị khô và chết.
Do đó, để môi trường không thiếu ẩm cần thêm nước vào môi nguyên liệu nuôi
trồng. Trong quá trình phát triển cùa nấm cũng cần chú ý đến độ ẩm không khí. Độ
ẩm này thường rất cao, nhờ thế quả thể khọng bị mất nước và phát triển bình thường.
- Ánh sáng: có giá trị trong giai đọan ra quả thể, ở một số lòai nấm ánh sáng
có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự hình thành nụ nấm, và giúp tai nấm

phát triển bình thường.
- Chế độ thông khí: O2 cần cho quá trình hô hấp của tế bào nấm. CO2 ức chế
sự quá trình phát triển bình thường của quả thể, với lương CO2 cao có thể làm quả thể
bị biến dạng hoặc không kích thích hình thành nụ nấm như mong muốn.
1.1.5

Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nguyên liệu [2,4]
Hầu hết trong các nguyên liệu dùng trồng nấm đều có chứa lượng lớn các chất

xơ khó phân hủy như: cellulose, hemicellulose, lignin.
Cellulose: là thành phần quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong thành tế bào cũng
như trong cơ thể thực vật.
Cellulose được cấu tạo từ nhiều gốc glucose nối với nhau bằng liên kết β- glucosid. Mức độ polymer hóa của phân tử cellulose thay đổi nhiều từ vài trăm đến gần
15000 dalton
Cellulose không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ thường hoặc ở 40 0

50 C nhờ vào hệ enzyme cellulase. Celluloe bị phân hủy bởi acid hoặc kiềm mạnh
khi đun nóng. Trong tế bào thực vật cellulose liên kết chặt chẽ với hemicellulose,
pectin, lignin, điều này ảnh hưởng đến sự phân giải cellulose của các ezyme
Hemicellulose: là polysaccharide tan trong kiềm gắn với cellulose trong thành
tế bào thực vật. Hemicellulose không có cấu tạo mạch thẳng như cellulose, chúng có
các mạch bên nối vào mạch chính.
Khi thủy phân hemicellulose tạo ra hai lọai sản phẩm là: pentose (cấu tạo gồm
xylose và arabinose), hexose (cấu tạo gồm có glucose, mannose, glactose). Hệ en-

Page 10


zyme dùng thủy phân hemicellulose gồm có endo và exoglucanase, trong đó endoglucanase phổ biến hơn.
Lignin: là một hợp chất đa phân tử phức tạp, cấu tạo gồm 69%C, 7%H,

24%O. Đơn vị cấu tạo nên lignin là các dẫn xuất của phenyl propan. Trong vách tế
bào thực vật cellulose gắng chặt với lignin- chất vô định hình và hemiceluulose. Ba
loại polymer này kết hợp chặt chẻ với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị tạo thành
một phức hợp được biết đến như một lignocellulose chiếm 90% trọng lượng khô của
tế bào thực vật. Gỗ mềm chứa nhiều lignin hơn gỗ cứng, trung bình thì lignocellulose
bao gồm 45% cellulose, 30% hemicellulose và 25% lignin.
Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
Xạ khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, là nhóm vi sinh vật có khả năng
phân hủy các hợp chất hữu cơ cao phân tử như cellulose, hemicellulose, lignin thành
hợp chất trung gian tổng hợp thành các chất mùn.
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ, có thành tế bào cấu
tạo từ cellulose và chitin không có nhân thật. Chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên
thậm chí trên những lọai cơ chất mà nấm mốc và các vi khuẩn khác không thể phát
triển được
Xạ khuẩn tham gia vào chu trình tuần hòan vật chất trong tự nhiên. Chúng sử
dụng các hợp chất hữu cơ khó phân giải trong đất. Mặc dù thuộc nhóm sinh vật nhân
sơ nhưng xạ khuẩn thường sinh trưởng dưới dạng sợi và thường tạo nhiều bào tử.
Chúng sản sinh ra chất kháng sinh từ acid amine tạo thành trong quá trình trao đổi
chất của vi khuẩn quang hợp và các chất hữu cơ. Chất kháng sinh này có tác dụng
tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây hại. Ngòai ra nó còn có khả năng sản sinh các hợp chất
hữu cơ có giá trị như vitamine B1, enzyme cellulase...

Page 11


1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẤM VUA (Pleurotus eryngii)[10, 20]
1.2.1 Vị trí phân lọai: Nấm bào ngư vua còn gọi là nấm đùi gà thuộc:
 Giới: Mycota (Nấm)
 Ngành: Basidiomycota (Đảm khuẩn)
 Lớp: Agaricomycetes

 Bộ: Agaricales
 Họ : Pleurotaceae
 Chi: Pleurotus
 Lòai : Pleurotus eryngii
1.2.2

Đặc điểm chung của nấm vua ( Pleurotus eryngii)

1.2.2.1 Hình dạng
Nấm vua giống các lọai nấm bào ngư khác ở chỗ tai nấm có các kéo dài
xuống chân, cuống nấm gần gốc có các lông tơ nhỏ mịn. Tai nấm khi còn non có
màu nhạt nhưng khi trưởng thành có màu đậm hơn.
Nấm vua khác các lòai nấm bào ngư thường thấy là phần mũ nấm ít phát
triển. Đường kính mũ nấm và cuống nấm gần như bằng nhau, riêng phần chân của
cuống nấm nở rộng giống đùi gà nên còn gọi là nấm đùi gà.

Hình 1.2 Hình ảnh so sánh sự khác nhau giữa bào ngư trắng (Pleurotus florida) và
bào ngư vua (Pleurotus eryngii)

Page 12


1.2.2.2 Phân bố [10]
Nấm vua (Pleurotus eryngii) thuộc nhóm “ưa nhiệt”, lòai nấm này phát
triển tốt ở nhiệt độ 250C ± 50C, thường trồng nhiều ở các nước Châu Á như: Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…Trong đó Nhật Bản là nước có sự đầu tư cao về kỹ
thuật, và cơ sở hạ tầng tốt nhất cho việc trồng nấm sạch.
 Đặc điểm bào tử: bào tử có màu trắng, hình trứng, kích thước nhỏ.
 Đặc điểm tơ nấm: tơ có dạng sợi mảnh mịn. Trên giá thể nuôi trồng tơ nấm
dày lên bao quanh các nguyên liệu, và có màu trắng đục ở phần kết nụ

nấm.
 Vòng đời của nấm vua: giống như chu trình sống của các lọai nấm lớn khác (
hình 1.1)
1.2.3

Gía trị dinh dưỡng [5, 8, 10]
Nấm vua là một trong các lọai nấm không những ăn ngon mà còn có nhiều

tính chất tốt cho cơ thể. Trong nấm vua hay nấm nói chung có vị “Umami”, đây là
vị đặc biệt không giống một lọai thực phẩm nào khác. Hương vị “Umami” còn
được biết đến và sử dụng phổ biến hiện nay là bột ngọt sodium glutamat.
Nấm vua là lọai thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nó giàu chất xơ và protein
chứa 8 lọai acid amine không thay thế ở người. Ngòai ra đây là lọai thực phẩm chứa
ít chất béo, ít calo, không có cholesterol thích hợp cho người ăn kiêng. Nó còn chứa
nhiều lọai vitamin như riboflavin (B2), thiamine (B1),…. Nấm còn chứa nhiều lọai
khóang như Magie ( Mg), kẽm (Zn), sắt( Fe),…
Nếu tính về thành phần dinh dưỡng thì nấm vua có nhiều chất đường thậm
chí còn cao hơn nấm rơm, nấm mỡ, nấm đông cô, hàm lượng đạm và khóang thì
không thua các lọai nấm kể trên.

Page 13


Bảng 1.1 : So sánh chất lượng dinh dưỡng của nấm với các lọai thực phẩm khác
(theo Rao và Placchi).

Chỉ số acid amin cần thiết

Tỉ lệ acid amin


Chỉ số dinh dưỡng

(EAI)*

(AAS)*

(NI)*

100 Heo, gà, bò

100 Heo

59 Gà

99 Sữa

98 Gà, bò

43 Bò

98 Nấm

91 Sữa

35 Heo

91 Khoai tây, đậu

89 Nấm


31 Đậu nành

88 Bắp

63 Cải bắp

28 Nấm

86 Dưa leo

59 Khoai tây

25 Sữa

79 Đậu phộng

53 Đậu phộng

21 đậu

76 Đậu nành

50 Bắp

20 Đậu phộng

72 Cải bắp

46 Đậu


17 Cải bắp

69 Củ cải

42 Dưa leo

14 Dưa leo

53 Càrốt

33 Củ cải

11 Bắp

44 Cà chua

31 Càrốt

10 Củ cải

23 Đậu nành

9 Khoai tây

18 Cà chua

8 Cà chua
6 Càrốt

1.2.4


Giá trị dược tính [1, 14]
Nấm bào ngư vua không chỉ ăn ngon mà còn có một số giá trị dược tính quí

giống như các lọai nấm khác, như giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn
quá trình lão hóa, giúp cơ thể chống lại các lọai vi sinh vật gây bệnh… đặc biệt là
khả năng chống các khối u.
 Kháng ung thư :
o Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế
sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều loại nấm ăn trong đó có bào
ngư có chứa hai loại polysaccharide có họat tính kháng ung bướu

Page 14


chất được biết đến nhiều nhất gồm có 69% β 1-3 glucan, 13% galactose, 6% mannose, 13% uronic acid.
o Trong thử nghiệm về ung thư trên chuột bạch cho thấy, khi dùng
nước chiết xuất từ nấm bào ngư có thể làm ức chế sự phát triển của
khối u với tỉ lệ là 50% lượng chuột thí nghiệm.
 Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch : trong nấm có chứa lovastatin( 3hydroxy-3- methylglutaryl-coenzyme A reducate) được cơ quan Thực
phẩm Hoa Kỳ (FDA) đồng ý cho điều trị dư cholesterol trong máu.
 Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa : gốc tự do là các sản phẩm có hại
của quá trình chuyển hóa tế bào. Nhiều loại nấm ăn như nấm bào ngư,
nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ... có tác dụng thanh trừ các sản phẩm
này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình
lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
 Giúp cơ thể chống lại một số lòai vi sinh vật gây bệnh:
o Trong nấm bào ngư có chứa chất diệt khuẩn tên là Paolin I và Paolin
II. Cả hai chất này đều có khả năng chịu nhiệt cao trong một thời
gian dài 950C trong vòng 45 phút. Trong đó Paolin I là protein có

phân tử lượng khá lớn từ 5.000 đến 10.000 dalton.
o Theo thí nghiệm cho thấy khi Paolin I kết hợp với “phần C” ( là hợp
chất kháng khuẩn được tìm thấy ở nấm bào ngư Vua) có thể làm
giảm tử vong ở chuột thí nghiệm bị nhiễm khuẩn Streptococus pyogenes. Còn khi kết hợp Paolin II với “phần C’ có thể ngăn 99% số
virus Polio và Influenza A ở các thử nghiệm trên tế bào thận khỉ.
1.2.5

Giá trị về kinh tế- xã hội [8, 9, 10]
 Về kinh tế

Nấm bào ngư vua có vòng đời ngắn và vòng quay sản xuất nhanh.
Sử dụng nguyên liệu là các phế liệu trong nông – lâm nghiệp
Có thể nuôi trồng công nghiệp hoặc kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ
Có giá trị thương mại cao.

Page 15


 Về xã hội
Tạo việc làm cho người dân ở nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ nghèo.
Tạo nguồn thực phẩm có lợi cho con người
Giải quyết vấn đề môi trường trong sản xuất nông – lâm nghiệp.
1.2.6

Nguyên liệu trồng nấm [5, 10, 16, 17]

1.2.6.1 Bã mía
Hiện nay ngành công nghiệp mía đường ở nước ta đang phát triển khá mạnh,
ước tính mỗi năm đạt 1 triệu tấn đường tương đương đó là 2,5 triệu tấn bã mía( lượng
bã mía thường chiếm 25% - 26% trọng lượng mía tươi). Trong đó, 60% lượng bã mía

được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành giấy, sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất
vải thô, … còn lại hơn 40% thì thải ra môi trường, điều này gây ô nhiễm khá nặng
cho khu vực dân cư xung quanh. Nếu có xử lý thì chỉ là đem đi chôn lấp như thế vẫn
gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, hoặc đem đốt thì ảnh hưởng tới không khí
xung quanh khu vực dân cư gần đó.
Vì khi đốt bã mía sẽ sản sinh các lọai khí như SO2, NOx , CO,… các khí này sẻ
gây ra các bệnh về hô hấp như khó thở, tức ngực, nếu chịu lâu ngày sẻ có tình trạng
ho ra máu. Trước vấn đề này, thì giải pháp sử dụng bã mía để làm nguyên liệu trồng
nấm đã được ứng dụng.
Bã mía rất giàu cellulose, hemicellulose, lignin, và một lượng đường còn sót,
đây là nguyên liệu cung cấp đầy đủ lượng carbon, nitơ cho nấm phát triển.
Sau thời gian trồng nấm nguồn cơ chất này còn có thể tái sử dụng làm phân vi
sinh, nuôi trùng quế trong nông nghiệp. Do bã mía là nguyên liệu giữ nước tốt, độ
xốp thấp, hàm lượng dinh dưỡng cao. Nên khi trồng nấm bào ngư vua ta cần thực
hiện phối trộn giữa mạt cưa và bã mía ở tỉ lệ thích hợp nhằm tận dụng được các yếu
tố có lợi ở hai lọai nguyên liệu này.
1.2.6.2 Mạt cưa cao su
Mạt cưa là nguồn phế phẩm trong các nhà máy gỗ. Mạt cưa không đồng nhất
về kích thước có hạt lớn, hạt nhỏ. Nhưng điều này lại thích hợp cho sự phát triển của
nấm. Vì với các hạt nhỏ sẻ giúp tơ nấm ăn lan nhanh, các hạt lớn lại kích thích sự dày
lên của tơ nấm giúp hình thành hạch nấm. Thành phần trong mạt cưa gồm có cellulose, hemicellulose và một vài lọai khóang.
Page 16


Trên thế giới nguồn nguyên liệu trồng nấm phổ biến là mạt cưa. Và lọai mạt
cưa dùng để trồng nấm bào ngư vua là mạt cưa gỗ mềm, không chứa chất dầu, chất
thơm.
Ở nước ta mạt cưa thường dùng trồng nấm là mạt cưa cao su (Hevea brasiliensis). Năm 2005, nước ta có diện tích trồng cao su lớn thứ 5 thế giới, sản lượng xuất
khẩu đứng thứ 4 thế giới, diện tích trồng cao su tăng từ 76600 hecta năm 1976 lên
480000 hecta năm 2005. Song song với sự phát triển ấy, là việc thanh lý những diện

tích cao su đã già cỗi để trồng mới. Phần lớn các cây cao su này được mang về chế
biến ở các nhà máy gỗ. Từ đây một lượng không nhỏ mạt cưa được thải ra hàng
ngày. Chính vì thế mà ở nước ta hiện nay, việc sử dụng mạt cưa cao su để nuôi trồng
các lọai nấm ăn đang là một lựa chọn đúng đắn để giải quyết đồng thời hai mục tiêu
kinh tế và môi trường.
1.2.6.3 Cùi bắp
Bắp sau khi tróc hết hạt sẽ còn lại phần phế phẩm là cùi bắp. Một phần phế
phẩm này thường được dùng làm thức ăn độn cho gia súc lớn như bò, trâu. Còn phần
lớn lại được thải ra môi trường xung quanh, như thế gây hại cho môi trường sống của
người dân quanh vùng. Nên việc tận dụng cùi bắp sau khi đã phơi khô, đập nhỏ làm
nguyên liệu trồng nấm cũng đang là biện pháp tốt để sử lý ô nhiễm, và tạo nguồn thu
nhập tương đối cho người dân ở các khu vực Tây Nguyên.
Trong cùi bắp có chứa cellulose, lignin, protein và acid amine ( lysin, prolin,
arginin,…). Và các đường như galatose, arabinose,… Do có chứa một lượng lớn
dinh dưỡng nên việc xử lý kỹ nguyên liệu này trước khi nuôi trồng nấm là việc cần
thiết.
Cùi bắp là cơ chất nhẹ, độ xốp cao, trong trồng nấm bào ngư vua, ta cần phối
trộn cùi bắp với mạt cưa để tạo được lọai nguyên liệu có độ xốp, có hàm lượng dinh
dưỡng cao, và giữ ẩm tốt.
1.2.6.4 Rơm rạ
Mỗi năm ở nước ta sản xuất hàng chục triệu tấn gạo, từ đó cho ra một lương
rơm, rạ khổng lồ. Phần lớn lượng rơm rạ hiện nay dùng để làm chất đốt, còn lại một
lượng không nhỏ thì dùng làmthức ăn cho các đại gia súc, thậm chí ở một số nơi còn

Page 17


mang bỏ ra các con kênh, các mương nước gần nhà dẫn đến gây ô nhiễm, và tạo điều
kiện cho muỗi và các vi sinh vật phát triển.
Trong rơm rạ có chứa các thành phần như cellulose, protein, nghèo khóang và

vitamin. Vì thế mà trước đây rơm đã được dùng để trồng các loại nấm như: nấm rơm,
nấm mỡ… Năng suất trồng không cao, thời gian ủ hoai mục rơm để trồng các lọai
nấm trên rất lâu. Nên việc dùng rơm để trồng nấm bào ngư đang là lựa chọn thích
hợp nhất. Vì nấm bào ngư là lọai nấm khi trồng không đòi hỏi cao về độ hoai mục
của nguyên liệu.
Rơm là lọai nguyên liệu nhẹ, độ xốp cao, tích nước tương đối tốt. Vì vậy ta
cần phối hợp giữa rơm và mạt cưa để tạo ra lọai nguyên liệu tốt hơn cho trồng nấm
bào ngư nói riêng, và các lọai nấm ăn khác nói chung.
1.2.7

Qui trình trồng nấm
Qui trình trồng nấm bào ngư vua cũng giống vài lòai nấm khác gồm có các

bước cơ bản sau [5, 8, 9, 10, 11]
1.2.7.1 Xử lý nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi mua về được xử lý sơ bộ gồm sàn bỏ các miếng gỗ quá to
đối với mạt cưa, cắt khúc đối với bã mía và rơm, đập nát đối với cùi bắp. Sau đó, làm
ẩm với nước vôi có nồng độ 1% - 2% và tùy từng lọai nguyên liệu mà ủ đống trong
thời gian từ 3 ngày- 2 tuần.
1.2.7.2 Vô bao
Nguyên liệu sau khi ủ đống, phối trộn ở các tỷ lệ khác nhau, bổ sung thêm
chất dinh dưỡng như NPK, urê, cám bắp, DAP… nhằm đưa C/N của nguyên liệu về
30, cũng như cung cấp thêm dinh dưỡng cho nấm phát triển, rồi đóng vào các túi polymer hoặc đóng khối, đem hấp khử trùng.
1.2.7.3 Hấp khử trùng
Trong trồng nấm, việc hấp khử trùng nguyên liệu trước khi cấy meo có ý
nghĩa rất quan trọng. Nếu thời gian hấp khử trùng không đủ, hoặc nguyên liệu không
được hấp khử trùng. Thì sau khi cấy meo giống tơ nấm không thể phát triển, hoặc có
thì cũng rất ít. Điều này, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nấm. Ta cần thực hiện
hấp khử trùng bằng thiết bị hấp khử trùng cách thủy hay autoclave ở 1210C, trong
thời gian 1 giờ, áp suất phải đạt từ 1-1,5 at.

Page 18


1.2.7.4 Cấy meo giống
Trước khi cấy meo giống, nguyên liệu đã hấp khử trùng phải được để nguội
qua một đêm, nhằm làm cho nhiệt độ bên trong bịch phôi giảm xuống. Khi cấy meo
giống phải đảm bảo điều kiện vô trùng để tránh bị nhiễm bào tử nấm dại, nấm mốc…
phát triển làm ảnh hưởng đến năng suất nấm trồng. Trong thực tế ở các trại nấm,
người ta thường xông formol để sát trùng nhà cấy.
1.2.7.5 Ủ tơ
Thời gian ủ tơ được tính từ khi cấy meo giống đến khi tơ nấm lan hết bịch
phôi, thời gian ủ dài hay ngắn tùy từng lòai nấm bào ngư, độ ẩm, nhiệt độ mà có thể
kéo dài từ 4 tuần- 6 tuần.
1.2.7.6 Tưới đón nấm và thu hái
Sau khi tơ lan đầy bịch, ta tiến hành gỡ nút bông bịch phôi và tưới đón nấm. Ở
giai đọan tưới đón nấm này nhiệt độ, độ ẩm không khí trong nhà trồng cần giữ ổn
định. Nếu nhà trồng quá nóng cần phun nước dưới dạng sương để duy trì độ ẩm nhà
trồng. Còn độ ẩm quá cao, thì nên gỡ bớt lớp nilon che nhà trồng, tạo độ thóang khí
nhưng tuyệt đối không cho ánh nắng chiếu trực tiếp với cường độ cao vào nhà trồng.
Đối với nấm bào ngư vua để cho năng suất nấm cao ta cần sốc nhiệt cho nấm khi
ra quả thể. Cụ thể là ở giai đọan ủ tơ nhiệt độ ủ là 300C ± 20C, giai đọan tưới đón
nấm thì nhiệt độ là 250C ± 20C.
1.2.7.7 Qui trình chung của trồng nấm

Page 19


Nguyên liệu
làm ẩm với nước vôi, ủ
đốngnguyên liệu

Nguyên liệu đã xử lý, phối trộn
Bổsung dinh
dưỡng
Vô bao

Cấymeo giống

ủ tơ

Nhiệt độ: 250C
Độ ẩm khôngkhí: 80%
Cường độánhsáng 400-500 lux

Nhiệt độ: 300C
Độẩm khôngkhí: 80%
Cườngđộánhsángyếu

Tưới đón nấm

Thu hái
Hình 1.3: Quy trình trồng nấm.

Page 20


×