Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ XUÂN DIỆU GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 1945 (Qua 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.06 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ XUÂN DIỆU
GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 - 1945
(Qua 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió)

Chuyên ngành: Văn học

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Lê Quang Hưng

Sinh viên thực hiện

: Phan Thị Tuyết

Lớp

: K60B – Việt Nam học

Hà Nội, 05/2014


2

LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
thầy giáo, PGS. TS Lê Quang Hưng, người đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo khoa Việt
Nam học, Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy em
trong bốn năm qua, những kiến thức mà em thu nhận được trên giảng
đường Đại học sẽ là hành trang quý báu, hữu ích cho em trên những chặng
đường phía trước.
Lời cảm ơn trân trọng, em xin gửi tới gia đình và bè bạn, những
người thân luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn
trong cuộc sống.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Phan Thị Tuyết

MỤC LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đều biết, nhà thơ phải có cá tính, có sự độc đáo. Những phẩm
chất đó sẽ khắc chạm từng câu chữ thơ vào tâm trí người nghe, khẳng định sự
tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tuyên bố: ''Thi
sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là
Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng.
Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô
nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý''. Xuân Diệu, cây đại thụ của thơ
Mới trước Cách mạng là một nhà thơ điển hình cho cá tính thơ độc đáo ấy.

Thơ Xuân Diệu đắm say, rạo rực một tình yêu mãnh liệt, yêu con người, yêu
cuộc đời, yêu trần thế da diết đến cuồng nhiệt… Thơ ông là cả một thế giới
nghệ thuật rộn ràng thanh sắc, say đắm tình đời. Không những thế, xuất hiện
với một thần thái mới, cá tính và mạnh mẽ, Xuân Diệu đã đem đến góp vào
cho thơ Mới một phong cách nghệ thuật đặc trưng, tiêu biểu, thật riêng tư và
khác biệt vô cùng. Đọc thơ Xuân Diệu, dễ ám ảnh những câu thơ mạnh bạo,
gấp gáp, giục giã như một dòng suối ào ạt tuôn chảy, tưởng chừng ngôn từ xô
đẩy vào nhau, chen lấn nhau để cho kịp mạch cảm xúc đang bừng lên sôi
sục…Đó là nhờ vào hệ thống ngôn từ nghệ thuật trong thơ.
Thơ Mới 1932 - 1945, nếu như thơ Huy Cận gắn với nỗi sầu thiên cổ,
thơ Nguyễn Bính nhẹ nhàng, tha thiết, êm ái du dương thì Xuân Diệu – nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, lại dâng cho người đọc những lời thơ sôi
nổi, gửi gắm một thứ tình yêu nguyên sơ như thuở hồng hoang. Thơ Xuân
Diệu tài tình ở phong cách nghệ thuật, đó là cảm hứng, là thi tứ, là bút pháp.
Ông sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ, với giọng điệu giàu chất nhạc, nhịp
thơ đa dạng linh hoạt, tất cả được đan quện vào nhau tạo nên một hồn thơ với
những giai điệu trầm bổng, lúc da diết, nồng nàn, khi mãnh liệt, trào bung. Ở
đây, tôi muốn nhắc đến sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống ngôn ngữ giàu giá trị
biểu cảm đã diễn tả được cái thần thái, phá cách trong hồn thơ Xuân Diệu.


2
Việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu là một cơ sở quan
trọng và cần thiết để tiến tới cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn, đầy đủ
nhất. Lý giải mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và tác phẩm, có thể thấy,
khi nghiên cứu bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng không thể thoát ly
khỏi chất liệu mà nó sử dụng để tổ chức tác phẩm. Nếu như nghiên cứu nghệ
thuật điêu khắc phải dựa trên đường nét, hình khối; hội họa phải dựa trên màu
sắc… thì nghiên cứu tác phẩm văn học không thể không bắt đầu từ ngôn ngữ.
Theo lý thuyết kí hiệu học, giữa hai mặt của ngôn ngữ có tính võ đoán, điều

này thể hiện rõ nhất ở trong thơ. Ngôn ngữ thơ được nhà thơ sáng tạo theo ý
đồ cảm xúc đầy tính chủ quan. Nó không còn là thứ ngôn ngữ yên tĩnh mà là
ngôn ngữ nghệ thuật. Để phân tích được một tác phẩm văn học nói chung,
một tác phẩm thơ nói riêng, không thể không suy ngẫm ngôn ngữ của bản
thân tác phẩm ấy. Trở lại với những sáng tác thơ của Xuân Diệu giai đoạn
trước Cách mạng, ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ – yếu tố đóng vai trò như
chất liệu cấu thành nên các tác phẩm thơ Xuân Diệu, có thể ví như ổ khóa bên
ngoài cánh cửa, nếu không mở được nó, người nghiên cứu không thể bước
vào lâu đài thế giới nghệ thuật mà Xuân Diệu đã tạo ra, sao có thể tường được
cái hay, cái đẹp của bản thân tác phẩm?!
Từ say mê hồn thơ Xuân Diệu, muốn hiểu sâu hơn về các tác phẩm,
hiểu rõ hơn về tài năng cũng như phong cách nghệ thuật thơ ông, tôi mạnh
dạn chọn đề tài khóa luận: “Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu giai đoạn
trước Cách mạng tháng 8 – 1945 (Qua 2 tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió)”
làm đề tài cho bài viết của mình. Một đề tài xoay quanh đối tượng không quá
mới, một mảnh đất không còn quá nhiều chỗ trống, nhưng sức hút của nó thì
chưa lúc nào dừng lại!
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xuân Diệu là một trong những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo của thi ca
Việt Nam. Thơ ông đã thu hút được sự chú ý của cả giới sáng tác lẫn giới phê
bình, nghiên cứu văn học ngay từ khi mới xuất hiện. Song, trước nay, khi


3
nghiên cứu Xuân Diệu, người ta hay đi tìm cái “mới nhất trong các nhà thơ
Mới” nơi ông ở phương diện nội dung, phân tích chung chung, trong khi đó
những tìm tòi về hình thức thơ, ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu chưa
được chú ý một cách thích đáng.
Năm 1938, Thế Lữ viết lời tựa cho tập Thơ Thơ , xuất bản lần thứ nhất:
“Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu”. Thơ của ông, Thế Lữ nói – “không phải

là “văn chương” nữa, đó là lời nói, là tiếng reo vui hay tiếng năn nỉ, là sự chân
thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẩn trong những âm thanh”.
Song, thơ Xuân Diệu cũng bị dư luận khen chê không tiếc lời. Thái Phỉ trong
một bài đăng trên báo Tin Văn số 4 năm 1936 xuất bản ở Hà Nội đã mạt sát
Xuân Diệu không tiếc lời: “... thơ của ông ta được kể là khá nhất đám nhưng
chẳng ra gì...Thơ thì chẳng ra thơ, Tây cũng chẳng phải Tây, mà Tàu lại cũng
chẳng phải là Tàu”. Đó là những nhận xét ban đầu, rất chung chung, mang
tính chất chủ quan của người bình luận.
Năm 1941, Thi nhân Việt Nam ra đời, Xuân Diệu đã dành được một
chỗ ngồi trang trọng trong làng thơ Mới. Khi viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh
và Hoài Chân nhận xét: “Ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi, Xuân
Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng
Nam. Câu văn tuồng như bỡ ngỡ. Nhưng cái bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân
Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường
có sẵn. Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay”. Có thể nói đó là
những dòng đầu tiên nhận trong dư luận phê bình đánh giá tuy rất chung,
nhưng khá tinh về nội dung và phong cách thơ Xuân Diệu, một hồn thơ “thiết
tha, rạo rực, băn khoăn”. Song riêng về hình thức, các ông chỉ tập trung giới
thiệu về các thể thơ đã định thể và hẹn “một dịp buồn rầu hơn chúng ta sẽ
thảo luận kỹ về luật Thơ Mới, về những vần gián cách, vần ôm nhau, vần hỗn
tạp, về cú pháp và nhiều rắc rối khác nữa”?!
Sau, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Nxb Tân
Dân 1942, cũng đã có những nhận xét xác đáng về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là


4
người đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”. “Xuân Diệu mới
nhất, đằm thắm và nồng nàn nhất trong tất cả Thơ Mới”. Một trong những cái
mới của thơ Xuân Diệu là cái vẻ “ngô nghê”, và “tây” mà sau này nhiều
người tán đồng. Dùng chữ, dùng lời một lối “cách mệnh, mới đầu người đọc

còn cảm thấy khó hiểu, nhưng quen dần, người ta sẽ thích. “Bây giờ người ta
thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các Thơ Mới. Cả ý
lẫn lời đều thiết tha, làm cho nhiều người thanh niên ngây ngắt”. Những đánh
giá như thế về ngôn ngữ thơ Xuân Diệu là khá thỏa đáng.
Ra đời cùng thời với Nhà văn Việt Nam là cuốn Việt Nam văn học sử
yếu của Dương Quảng Hàm. Ở công trình này, Dương Quảng Hàm cho rằng:
“Thơ thơ là một tập chứa chan tình cảm lãng mạn, trong đó có nhiều từ mới
lạ tỏ ra tác giả thật có tâm hồn thi sĩ, nhưng cũng có nhiều câu vụng về non
nớt chứng tỏ tác giả chưa lão luyện về kĩ thuật của nghề thơ”.
Thanh Lãng trình bày “Bản đồ văn học Việt Nam” và xác định: “
Cũng như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử sau này, Xuân Diệu là nơi tụ họp của ba dòng
ảnh hưởng: Lãng mạn, Thi sơn, Tượng trưng”.
Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, trong Việt Nam thi nhân tiền
chiến, năm 1968, đã khẳng định, Xuân Diệu là một thi sĩ hoàn toàn mới cả
“hình thức lẫn tư tưởng”.
Bên cạnh đó còn xuất hiện các bài viết của Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn
Hoành Khung, Nguyễn Quốc Túy, Đoàn Thị Đặng Hương… cũng không đi ra
ngoài những khái quát trên bình diện nội dung thơ Xuân Diệu.
Tiếp theo đó, ở cuốn Thơ Mới, những bước thăng trầm, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh 1993, Lê Đình Kỵ đã chỉ ra những nét chung nhất đặc sắc
về nghệ thuật thơ của thi sĩ này trong các chặng đường Thơ Mới.
Cũng liên quan đến Thơ ca lãng mạn 1932-1945 nói chung, Xuân Diệu
nói riêng, là sự ra đời của cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca,
1993 xuất bản nhân dịp 60 năm phong trào Thơ Mới (Huy Cận, Hà Minh
Đức) chủ biên.


5
Luận án PTS Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945
( qua hai tập Thơ Thơ và Gửi hương cho gió) của Lý Hoài Thu, Đại học

Tổng hợp Hà Nội, 1995 có bàn tới vấn đề ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu
trước 1945.
Luận án PTS Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945 , của Lê Quang Hưng, Đại học Sư phạm HN,
1996, đã phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
trong sáng tạo thơ ca của Xuân Diệu. Công trình đã đem lại cho ta một cái
nhìn chi tiết hơn, hệ thống hơn về thơ Xuân Diệu.
Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 19321945 của Lê Tiến Dũng , Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2004, đã phân
tích, làm rõ được những cách tân nghệ thuật đặc sắc trong thơ Xuân Diệu giai
đoạn 1932- 1945
Luận văn Th.S Phong trào Thơ Mới từ Thế Lữ đến Xuân Diệu, của
Triệu Thị Thu, Đại học Sư phạm HN, 2005, đã làm rõ những cái mới trong
thơ Xuân Diệu so với những nhà Thơ Mới cùng thời.
Có thể thấy, Xuân Diệu là một mảnh đất hấp dẫn cho nhiều nhà nghiên
cứu và sẽ còn nhiều vấn đề được khai thác và tìm hiểu ở tác giả này qua
những tác phẩm của ông. Có điều, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình
nào trình bày được một cách trọn vẹn ngôn ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu
giai đoạn trước Cách mạng tháng 8/1945, thường mới chỉ dừng lại ở những
lời nhận định, thẩm bình mà chưa đi sâu phân tích nội dung một cách hệ
thống. Trong các bài viết về ngôn ngữ thơ, các nhà nghiên cứu có nhắc đến
việc tổ chức từ ngữ trong thơ, đặc sắc nghệ thuật...song còn nhiều tản mạn,
chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật như một đối
tượng độc lập, hoàn chỉnh. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu
về thơ Xuân Diệu, thêm nữa là những ý kiến nhận định về những đặc sắc
trong ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, chúng tôi đã triển khai tìm hiểu hệ thống


6
ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ thi sĩ một cách lôgic, khoa học, trên tinh thần
thái độ làm việc nghiêm túc.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn trước Cách
mạng tháng 8 – 1945” là một đề tài khá thú vị và có giá trị. Khóa luận hoàn
thiện, sẽ cung cấp được nguồn kiến thức tham khảo thiết thực, góp phần làm
phong phú thêm kho tư liệu nghiên cứu về thơ Xuân Diệu.
Thơ thơ và Gửi hương cho gió là hai tập thơ đặc sắc nhất của Xuân
Diệu, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật rất riêng của nhà thơ trong phong
trào Thơ Mới. Nghiên cứu hai tập thơ từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, chúng
ta sẽ hiểu được cách dùng từ, đặt câu cũng như nghệ thuật đặc sắc trong thơ
trên cơ sở phân tích đặc điểm từ loại, phương thức tu từ, tổ chức câu thơ và
giọng điệu. Ngôn ngữ trong thơ Xuân Diệu được sử dụng đa dạng, độc đáo và
sáng tạo. Nhà thơ dùng linh hoạt vốn từ vựng, có nhiều cách kết hợp từ và tạo
nghĩa mới, thể hiện nghệ thuật hòa âm cực kỳ điêu luyện. Những điều đó góp
phần thể hiện thành công “cái tôi” đầy bản sắc; khát vọng sống nồng nàn, tha
thiết; nỗi buồn, cô đơn, băn khoăn về cuộc đời. Tất cả cho thấy một giọng thơ
lạ với những cách tân nghệ thuật độc đáo về từ loại, rộng hơn là ngôn ngữ,
nhạc điệu… một phong cách thơ vừa truyền thống vừa hiện đại, tiêu biểu cho
phong trào Thơ Mới và quá trình hiện đại hoá thơ ca hiện đại Việt Nam.
Trong bài khóa luận, chúng tôi sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở hình thành ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, tức lý giải cơ sở
cho việc xuất hiện các từ loại đặc sắc trong thơ ông. Nhận xét về tư duy ngôn
ngữ cũng như tư duy thơ của tác giả, nhằm làm sáng rõ thêm một phong cách
cá nhân độc đáo, một bước tiến mới của tư duy thơ trong sáng tạo thơ ca của
Xuân Diệu.
- Phân tích đặc điểm từ loại và phương thức tu từ trong thơ Xuân Diệu
thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Xuân Diệu đã sử dụng kết hợp đan xen


7
nhuần nhuyễn giữa từ loại đặc sắc với các biện pháp tu từ độc đáo, giàu sức

gợi hình gợi cảm để tạo nên một phong cách đặc trưng riêng biệt.
- Khảo sát cách tổ chức câu thơ và giọng điệu trong thơ Xuân Diệu.
Khóa luận chỉ rõ những dạng thức câu thơ tiêu biểu, đưa những nhận định về
các vấn đề thanh điệu, vần điệu, nhạc điệu, nhịp điệu trong 97 bài qua hai tập
thơ của Xuân Diệu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Về đối tượng, khóa luận nghiên cứu những tác phẩm thơ Xuân Diệu
sáng tác thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Người viết dựa vào hai
tập thơ: tập Thơ Thơ, ( Nxb Đời nay năm 1938), khảo sát 46 bài trên tổng số
46 bài thơ; tập Gửi hương cho gió (Nxb Thời Đại 1945), khảo sát 51/51 bài
thơ. Tổng cộng 97 bài thơ.
Những sáng tác thuộc các thể loại khác như văn xuôi, ký, các bài báo,
các tác phẩm thơ... xuất bản sau năm 1945 của Xuân Diệu không thuộc phạm
vi nghiên cứu của khóa luận. Khóa luận cũng không coi việc minh định những
vấn đề còn tồn nghi về mặt thuật ngữ là đối tượng cần phải đi sâu phân tích.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình làm bài khóa luận, để làm rõ vấn đề, thực hiện các
nhiệm vụ đã trình bày, người viết đã sử dụng linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu:
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trong
thơ Xuân Diệu là một chỉnh thể, được cấu thành từ nhiều chất liệu khác nhau.
Bài nghiên cứu luôn bám sâu vào những thành tố tạo nên chỉnh thể và cấu
trúc nên nó. Mọi đối tượng, vấn đề khảo sát được người viết đặt trong tương
quan hệ thống, trong quy luật cấu trúc này.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thao tác cơ bản, thực hiện xuyên
suốt trong quá trình làm khóa luận. Phương pháp phân tích tác phẩm là
phương pháp cơ bản nhất, làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá, bất kì lĩnh
vực nào của văn học trong khi nghiên cứu. Do mục đích của đề tài nên mức



8
độ phân tích toàn diện, sâu cạn của tác phẩm khác nhau. Tuy vậy, người viết
luôn cố gắng trung thành với nguyên tắc: Tác phẩm là một chỉnh thể thống
nhất, ngôn từ tổ chức biểu hiện mọi phương diện của tác phẩm.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên những bài nghiên cứu, phê
bình của các thế hệ đi trước đề cập đến vấn đề mà người viết quan tâm.
Phương pháp thống kê: Thực hiện phân loại, thống kê qua các con số
cụ thể. Phương pháp thống kê dựa trên những khảo sát cụ thể giúp cho người
nghiên cứu tổng hợp lại những số liệu minh chứng cho các nhận định, đánh
giá, với số lượng gần 100 bài thơ (97 bài), phương pháp thống kê giúp người
nghiên cứu thu thập tài liệu có hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: Để có thể đánh giá khẳng định vấn đề, người
viết đã cố gắng đặt nó trong mối quan hệ với những vấn đề khác, và chỉ trong
quan hệ so sánh, đối chiếu, vị trí, giá trị của vấn đề mới được khẳng định.
Phương pháp so sánh giúp làm rõ được phong cách ngôn ngữ độc đáo, đặc
trưng của Xuân Diệu
6. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm ba phần lớn:
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
Chương 1: Cơ sở hình thành ngôn ngữ thơ Xuân Diệu
Chương 2: Đặc điểm từ loại và phương thức tu từ trong thơ Xuân Diệu thời
kì trước Cách mạng tháng Tám.
Chương 3: Tổ chức câu thơ và giọng điệu
C. Phần kết luận.
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo


9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGÔN NGỮ THƠ XUÂN DIỆU
1.1. Cơ sở khách quan
1.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Thơ Mới
1.1.1.1. Ngôn ngữ Thơ Mới mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình
Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường
nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn
ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương. Và ngôn ngữ thơ là hóa công của
người nghệ sĩ. Mỗi chữ trong thơ đều phải là sự vang vọng từ tâm hồn thi
nhân. Xét về bản chất, thơ trữ tình là phương thức biểu hiện trực tiếp các
trạng thái cảm xúc và suy tư của nhà thơ trước các hiện tượng đời sống. Nó đã
được khẳng định là “vương quốc chủ quan” (Biêlinxki), là “sự biểu hiện và
cảm thụ của chủ thể” (Hêghen). Tuy nhiên không phải lúc nào đặc trưng này
của thơ cũng được bộc lộ rõ.
Trong tiến trình văn học dân tộc, thơ trữ tình đã có bề dày lịch sử gắn
với dòng chảy bốn ngàn năm của thơ trữ tình dân gian và hàng ngàn năm của
thơ trữ tình trung đại. Song thơ trữ tình dân gian là sản phẩm của tập thể, hiển
nhiên yếu tố chủ quan bị triệt tiêu. Chủ thể trữ tình thường xuất hiện qua cách
xưng hô phiếm chỉ như: anh – em, thiếp – chàng, mình – ta... Ở thơ trung đại,
chủ thể trữ tình ít khi xuất hiện trực diện mà thường ở trạng thái vô nhân xưng
dẫu tâm trạng được nói đến là của một cá nhân. Lời thơ như là “không của ai
cả” (Trần Đình Sử). Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ siêu cá thể theo qui luật đối,
niêm, vận… Bút pháp thơ trung đại mang tính chất gián tiếp đầy ngụ ý, kí thác.
Chỉ đến Thơ Mới, dòng ý thức chủ quan của chủ thể được bộc lộ một
cách trực tiếp. Trước hết nó thể hiện ở sự tự khẳng định của ý thức cá nhân.
Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử văn học, ý thức cá nhân được bộ một
cách đầy đủ. Trong rất nhiều biểu hiện của ý thức cá nhân, cái tôi chủ thể Thơ
Mới khát khao bộc lộ “thành thực” cảm xúc, được nói lên “sự thật” của tâm
hồn bằng tiếng nói riêng của mình. Các nhà Thơ Mới đã lấy cái tôi – một cái



10
tôi đầy cảm xúc làm điểm tựa để nhìn ngắm thế giới. Các nhà thơ mới tuyên
xưng một cách dõng dạc đầy khẳng định: “Tôi là con chim đến từ núi lạ; Tôi
chỉ là một khách tình si; Tôi chỉ là người mơ ước thôi; Ta là một, là riêng, là
thứ nhất”… Cấu trúc ngôn ngữ thơ là một yếu tố thể hiện tính chủ thể hóa cao
độ của Thơ Mới.
Trong khi các nhà thơ trung đại cố gắng giấu “cái tôi” cá nhân bằng
cách tỉnh lược đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất thì các nhà thơ mới lại muốn
nói thật to, trình ra “cái tôi” của mình. Với ý thức bộc lộ “cái tôi” cá nhân một
cách trực tiếp, Thơ Mới giải phóng triệt để cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ,
cho phép sự nảy nở tự do của các phong cách nghệ thuật. Sự giải phóng cá
tính đưa đến sự giải phóng cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt bằng những
hình tượng mới, ngôn ngữ mới để trình bày thế giới tâm hồn phức tạp, đầy bí
ẩn. Ngôn từ Thơ Mới cũng hình thành một hệ thống với những đặc thù riêng
mang đậm tính chủ quan.
Sự khẳng định của ý thức cá nhân đã xác lập nội hàm mới của hình
tượng chủ thể trữ tình trong Thơ Mới. Thế Lữ ví mình như “khách tình si”,
ham mê, đắm đuối trong “vẻ đẹp muôn hình, muôn thể”. Người nghệ sĩ mượn
cây bút “nàng Ly Tao”, mượn “cây đàn ngàn phím” để rung lên nốt nhạc
lòng. Từ những cảm xúc lãng mạn riêng tư, những nhu cầu, những đòi hỏi,
trong khát khao được thành thực là sự bộc bạch niềm yêu đến mê say cái đẹp.
Người nghệ sĩ là người có nhiệm vụ tôn thờ cái đẹp:
Tôi là một kẻ mơ màng
Yêu sống trong đời giản dị,bình thường,
Cùng với Nàng Thơ tháng năm ca hát,
Chúng tôi quen cảnh mịt mùng bát ngát
Của non cao, rừng cả; cảnh đìu hiu
Chốn đồng xa sương trắng chập chờn gieo

(Trả lời – Thế Lữ)


11
Từ sự mở đường của Thế Lữ, các nhà thơ mới sau này tiếp tục trải lòng
mình. Xuân Diệu cũng say sưa khẳng định:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây
Hay chia sẻ bởi tình yêu mến
(Cảm xúc)
Ở đây hình thành mối quan hệ giữa nhà thơ và cái đẹp. Nhà thơ là
người sở hữu cái đẹp:
Nhà thi sĩ nâng niu bầu cảm xúc
Của trời mây đúc lại mấy lời hoa
(Trả lời – Thế Lữ)
Hồn trăng gió hãy nghe chàng kể lể
Hồn của người là hồn của người thơ
(Mai sau – Huy Cận)
Ý niệm sở hữu qua cách biểu hiện trên khoác lên mọi sự vật hiện tượng
màu sắc chủ quan của chủ thể trữ tình. Ở Xuân Diệu, cái tôi Thơ mới không
dè dặt, bóng gió như trước nữa. Ta bắt gặp một cái tôi lồ lộ với nỗi đam mê
mãnh liệt, một tấm lòng “ân ái đa tình”.
1.1.1.2. Ngôn ngữ Thơ Mới tràn đầy cảm xúc, coi trọng nhạc tính
Bản chất của thơ trữ tình cho phép chủ thể bộc lộ một cách trực tiếp cảm
xúc, tâm trạng. Tuy nhiên dưới thời trung đại nét bản chất này của thơ trữ tình
chưa có điều kiện để bộc lộ. Với quan niệm “nói chí”, “tỏ lòng”, thơ trữ tình
trung đại hướng người đọc vào một miền lý tưởng, hoài bão, điều họ muốn bộc
lộ là cảnh ngộ, là vị thế của mình, qua đó tâm trạng được kí thác. Trần Đình Sử
cho rằng bài Đêm thu của Nguyễn Du “nổi bật kiểu trữ tình này”:

Già về tóc bạc thương cho gã,
Nán mãi non xanh chửa chán người
Khổ nhất bên trời thân khách mỏi
Suốt năm nằm bệnh quế giang hoài


12
Sự phát triển của Thơ Mới chính là bước cải tạo hết sức quan trọng của
thơ trữ tình Việt Nam. Tiếp xúc với luồng sinh khí mới từ phương Tây, tư
duy, cảm xúc của các nhà thơ mới có những thay đổi. “Tư duy thơ hướng vào
phía trong để phân tích cảm giác, trình bày các trạng thái tình cảm”. Chủ
trương đào sâu nội cảm, các nhà thơ mới đã hữu hình hóa những vi diệu của
đời sống tâm hồn. Thơ mới bộc lộ một cách trực tiếp tất cả mọi cung bậc và
sắc thái của tình cảm: vui, buồn, hờn, giận, thiết tha, say đắm, mộng mơ, cay
đắng, xót xa.... Đây cũng là xu hướng chính của Thơ mới ở giai đoạn đầu phát
triển. Ngôn ngữ Thơ mới mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn.
Thơ mới bộc lộ một cách trực tiếp tất cả mọi cung bậc và sắc thái tình
cảm: vui, buồn, hờn, giận, thiết tha, say đắm, mộng mơ, cay đắng, xót xa...
Đây cũng là xu hướng chính của Thơ mới ở giai đoạn đầu phát triển. Ngôn
ngữ Thơ mới mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Cái tôi trữ tình Thơ
mới trở về đúng nghĩa của nó – một cái tôi cảm xúc. Có thể xem Cây đàn
muôn điệu của Thế Lữ, Cảm xúc của Xuân Diệu... như tuyên ngôn của các
nhà thơ thơ mới. “Muôn điệu” chính là sự đa dạng trong trạng thái cảm xúc
của các nhà thơ Thơ Mới.
Sự đa dạng của cảm xúc hiện ra trong từng “mao mạch” của thế giới
ngôn từ. Trong chặng mở đầu, ngôn ngữ Thơ mới thường mang theo cái rạo
rực, mê say tạo nên những khúc ca vui, niềm hy vọng với chất lãng mạn say
người... Càng về sau, cảm xúc của các nhà thơ Thơ Mới thăng hoa theo nhiều
ngả khác nhau, nó tựa như những con sóng tràn bờ và vỗ miên man một giai
điệu buồn với những màu sắc khác nhau để trở thành một tổng phổ nhiều

cung bậc.
Có khi là những từ ngữ diễn tả nỗi buồn nhẹ mà man mác bâng khuâng:
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng – Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn (Thế Lữ);
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều – Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn (Xuân
Diệu); Gió theo lối gió mây đường mây – Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Hàn Mặc Tử)... Có khi là những từ ngữ thể hiện nỗi buồn đến độ nhức nhối,


13
đau đớn: Tiếng gà gáy buồn như máu ứa – Chết không gian khô héo cả hồn
cao (Xuân Diệu); Trời ơi chán nản đương vây phủ - Ý tưởng hồn tôi giữa cõi
tang (Chế Lan Viên).
Năng lượng cảm xúc trong ngôn ngữ dồi dào khiến các nhà thơ mới
phá tung những khuôn hình chật hẹp và gò bó của câu thơ, nhịp thơ trung đại.
Kiểu câu thơ “ý tại ngôn ngoại” không còn phù hợp cho “cảm xúc tràn bờ”
của các nhà thơ mới. Câu thơ không còn gò theo khuôn hình cố định mà trở
thành dòng tâm trạng, nó tuôn chảy theo cảm xúc; nhịp thơ chảy tràn qua các
dòng thơ:
Tôi muốn sống cuộc đời thi sĩ, để
Dốc chén mơ màng nhưng chỉ thấy chua cay
(Lựa tiếng đàn – Thế Lữ)
Ngôn ngữ thơ trung đại đạt đến độ tinh tế, vi diệu trong cảm nhận thị
giác và thính giác của chủ thể trữ tình. Trong khi ngôn ngữ Thơ mới đã làm
giàu có hơn nguồn cảm xúc đó. Các nhà Thơ mới đã “Sống toàn tâm và thức
nhọn các giác quan” để cảm nhận cuộc sống và những rung động của tâm
hồn. Đặc biệt, các nhà Thơ mới rất coi trọng nhạc tính của ngôn ngữ thơ;
dùng nhạc thơ để biểu hiện tiếng “nhạc lòng”.
Xuân Diệu đã lấy câu thơ nổi tiếng của Baudelaire: “Les parfums, les
couleurs et les respondent” (Những mùi hương, những màu sắc,và những âm
thanh đáp ứng với nhau) làm đề từ cho bài thơ Huyền diệu. Sự bùng nổ cảm

giác của Xuân Diệu qua bài thơ đã bộc lộ được trạng thái náo nức đến đắm
say của một tâm hồn nồng nhiệt, thiết tha giao cảm với đời. Năng lượng cảm
xúc được dồn nén đến mức tối đa nhà thơ cảm nhận “khúc nhạc” bằng cả
thính giác, thị giác, khứu giác. Sự “tương ứng cảm giác” đưa chủ thể trữ tình
vào “thế giới của Du Dương” để “ Âm điệu thần tiên thấm tận hồn”. Sau tất
cả sự ngân rung của khúc nhạc huyền diệu là sự huyền diệu của trái tim, tiếng
nhạc đã ngừng im mà tiếng lòng vẫn vang ngân:


14
Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm
Huyền diệu rất tiêu biểu cho tiêu chuẩn mà thi phái tượng trưng đòi
hỏi: “âm nhạc trước hết mọi thứ” (Veclen), mỗi từ, mỗi chữ phải là một nốt
nhạc làm nên bản giao hưởng của tâm hồn.
Biểu hiện tính nhạc trong ngôn ngữ thơ của các nhà Thơ mới rất phong
phú, đa dạng. Nhạc thơ Bích Khê thường du dương, trầm buồn với cách tạo
âm và ngôn từ khá đặc biệt:
Lá vàng rơi
(Tôi khóc, anh ơi!)
Đàn rung tiếng
Người yêu đương ngồi…
Trăng vàng rơi,
(Tôi khóc, anh ơi!)
Đàn nghẹn tiếng
Người yêu dậy rồi…
Nếu Thi vị tạo nhạc bằng điệp khúc, điệp từ thì Tỳ bà, Mộng cầm ca,
Nghê thường, Tiếng đàn mưa tạo nhạc bằng sự hòa phối của thanh điệu (sử

dụng chủ yếu thanh bằng).
Trong Đàn ngọc, Hàn Mặc Tử lại tạo nhạc thơ bằng cách kết hợp các
từ láy có cung bậc thanh điệu khác nhau để diễn tả những thái cực của “khúc
nhạc lòng” dâng cao hoặc trầm lắng:
Nàng! Lạy Nàng! Hãy nghe tôi cầu khẩn:
Hãy khoan tay cầm lại trí tương tư
Đang chờn vờn trong nguồn sáng ngất ngư
Đang lướt mướt ở trong màu hoa lệ


15
Tiếp thu phương Tây, các nhà Thơ mới chủ trương một quan điểm mở
giới hạn “vô biên và tuyệt đích” cho thơ và giải phóng mọi giác quan để cảm
nhận thế giới. Ngôn ngữ Thơ mới cũng phá tung ước lệ cổ điển để biểu lộ
những cung bậc tận cùng của cảm xúc.
Phong trào Thơ mới đã làm một cuộc cách mạng trong thi pháp và tư
duy thơ, đã đưa ra một cái nhìn cá thể hóa về thiên nhiên, tạo vật thông qua
cái tôi chủ thể trữ tình” (Phan Cự Đệ). Thơ mới đã mở ra “một thời đại trong
thi ca” (Hoài Thanh), mở đầu cho sự phát triển thi ca Việt Nam hiện đại. Sự
cách tân ngôn ngữ Thơ mới đã góp phần làm nên một cuộc cách mạng thơ ca
(1932 -1945). Chính đặc điểm ngôn ngữ của Thơ Mới thời kì này chính là cơ
sở khách quan quan trọng làm nền tảng cho việc hình thành ngôn ngữ thơ
Xuân Diệu. Lịch sử phát triển của Thơ mới chính là quá trình phát triển của
cái tôi tiểu tư sản trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Xuân Diệu trở thành
đỉnh cao của phong trào Thơ mới ở độ tròn đầy, sung mãn nhất bởi đây là
người có ý thức cao về cá nhân, dám sống thành thực với cái tôi cá nhân và
nhiệt tình phơi trải tấm lòng khát khao hưởng thụ trần tục với người đời –
“nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới”.
1.1.2. Ảnh hưởng từ nền văn học phương Tây
Trong vòng gần mười năm đầu thế kỷ XX (1932- 1945) các nhà thơ

của phong trào Thơ Mới đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãng
mạn Pháp như Chateaubriand, Lamartine, Musset, Hugo, Baudelaire... Có thể
nói rằng, thơ ca phương Tây, đặc biệt thơ ca Pháp hiện đại là nguồn mạch
quan trọng làm đổi mới thơ ca Việt Nam hiện đại trong những thập niên đầu
thế kỷ XX.
“Ảnh hưởng của thơ Pháp, thơ Đường không làm mất đi bản sắc dân
tộc của thơ Việt mà trái lại nó còn làm cho thơ Việt, tiếng Việt ngày càng
giàu có hơn, tinh tế hơn. Thơ mới có nhiều khả năng diễn đạt hơn thơ cũ nhờ
ở thể cách linh hoạt, cách hiệp vần phong phú, nhạc điệu dồi dào, lối ngắt
nhịp sinh động, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình tượng.


16
Năm 1941, khi viết Một thời đại trong thi ca, tổng kết phong trào thơ
Thơ Mới, Hoài Thanh nhận xét: “Sự gặp gỡ với phương Tây là cuộc biến
thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”. Ông tự thú:
“Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong tâm hồn ta” và khẳng định
“cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã
đem theo cùng với hàng hóa phương Tây cái mầm sau này sẽ nảy nở thành
thơ mới”. Đã thành một định đề, chúng ta thừa nhận vai trò của văn hóa
phương Tây (đặc biệt là văn học Pháp) đối với sự hình thành văn học hiện đại
Việt Nam thông qua con đường tác động của cái ngoại lai lên cái bản địa.
Xuất hiện những kết luận kiểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử chịu
ảnh hưởng của Baudelaire, Nguyễn Nhược Pháp có cái duyên của A. de
Muset, Xuân Sanh muốn học tập Mallarmé, Valéry hay Nhất Linh, Khái
Hưng, Nguyễn Tuân là môn đệ của A. Gide…, theo mô thức “thầy Pháp - trò
Việt”. Trong bước đi ban đầu, nhiều nhà Thơ mới được tiếp xúc với văn hóa
Pháp và phương Tây đã đủ khả năng viết nên một lối thơ mới mẻ bằng tiếng
Việt và cả bằng tiếng Pháp.
Và Xuân Diệu trước hết đại biểu cho những con người tiếp xúc với văn

hóa phương Tây ngay từ nhà trường, làm nên một thứ nhân tố mới hình thành
trong xã hội. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến con người của ham muốn say
đắm muốn sống hết mình. Chỉ cần đọc một câu thơ: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ
hình. Anh nhớ ảnh - Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!”, đã cảm được cái sự
nồng nàn của nó…Người ta đã biết ngay nó không thể có ở nhà thơ cổ điển,
nó phải thuộc về một nhà thơ hiện đại. Ảnh hưởng từ trường phái thơ tượng
trưng, hết sức đề cao quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính tạo
nhạc của thơ và mài sắc các giác quan để cảm nhận và diễn tả được những
biến thái tinh vui nhất của tạo vật và lòng người, thi sĩ cảm thụ thế giới bằng
tất cả mọi giác quan và phát huy mối tương giao giữa các giác quan khi cảm
thụ thế giới. Những quan niệm của phái tượng trưng về cảm giác cái tôi cá
nhân đã in đậm nét trong các bài thơ Huyền diệu, Nguyệt cầm của Xuân


17
Diệu. Nhà thơ còn tiếp thu tính nhạc điệu, cái tiên nghiệm, tinh thần âm nhạc
của thơ tượng trưng.
Sớm thấm nhuần nền văn hoá phương Tây, Xuân Diệu nhìn đời như
một cái gì trôi chảy mà mình không thâu tóm, thì nó sẽ bay biến. Từng biểu
hiện nhỏ của cuộc sống được ông chắt chiu góp nhặt. Thấy cái gì mới cũng
hồi hộp, nhận được cái gì cũng biết ơn, và làm được cái gì thêm cho đời, ông
cũng sẵn sàng. Tuy sống cách xa nhau một thế kỉ và thuộc hai dân tộc khác
nhau nhưng trên bối cảnh xã hội có phần tương đồng nên họ mang tâm trạng
giống nhau. Đó là tâm trạng của những người trí thức tiểu tư sản trước những
biến đổi lớn lao của xã hội.
Đơn cử một ví dụ cụ thể, trong Sự uyên bác với việc làm thơ, Xuân
Diệu viết: Bài thơ Yêu của ông vay mượn của ba thi sĩ Pháp. Nhà thơ Pháp
Edmont Haroucourt có bài thơ ngắn rất nổi tiếng Partir, C’est mourir unpeu =
đi là chết ở trong lòng một ít; đúng quá, những đôi lứa muôn đời đứt gan, đứt
ruột phải biệt xa nhau. Khoảng 1934 – 1935, tôi đang yêu bèn vận vào mình

và chuyển sang:
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Câu thơ thứ ba, tôi lấy dáng dấp một câu thơ trong bài thơ tình duy nhất
không tiền khoáng hậu của Fêlix Arơve (Fe’lix Arvers, 1806- 1850) khi tất cả
sự nghiệp của ông đã vào trong lãng quên, duy có bài thơ thất tình, thơ tuyệt
vọng của ông: Mon âme a son secret – “Lòng ta chôn một mối tình” là còn
sống mãi hơn 150 năm nay, đến nỗi vị La rút sờ (Larousse) cũng phải nhắc
đến. Trong đó, có câu: Dù anh có đi trọn con đường trần thế của mình( N’osant rien deman de’). – Chẳng dám xin và chưa hề nhận được gì (Et
n’ayant rien recu), tôi chuyển câu này thành: “Cho rất nhiều song nhận chẳng
bao nhiêu”. Và bao trùm là tôi đã làm theo điệu thơ rông – đô (Rondeau) của


18
nhà thơ Saclơ Đóclêăng (Charles d’ Orléans), thế kỉ XV, vịnh mùa xuân, lấy
câu thứ nhất, thứ hai làm câu thứ ba, thứ tư: (dịch)
Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài
Bằng gió, bằng mưa, bằng gió rét
Và khoác mặc lên mình gấm vóc
Khoác áo mặt trời, xanh, sáng, tươi.
Không một loài vật hay loài chim
Mà chẳng khề khà kêu hoặc hát
Thời tiết đã bỏ chiếc áo ngoài
Bằng gió, bằng mưa, bằng giá rét.
Tôi cũng láy theo điệu rông-dô như Charles d'Orléans:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiên
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Và ở đoạn cuối thứ ba, câu thứ mười ba là câu cuối cùng, láy lại câu
thứ nhất. Và có thể nói một cách chân thật: Charles d'Orléans khi láy lại, đã
tạo ra một nhạc điệu rất hay; tuy nhiên không đắc thế bằng tôi khi láy lại các
câu, vì mùa xuân đang luẩn quẩn, còn tình yêu khi không được chia sẻ, thì
người đang yêu như con tằm rút ruột tự giam thân vướng vít ở trong cái kén
đau khổ bịt bùng" (Sự uyên bác với việc làm thơ, Xuân Diệu)
Có thể thấy, Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, tự
đổi mới cách tân từ suy nghĩ một cách có ý thức. Ồng có riêng một bài viết
mang tên Tính cách An Nam trong văn chương (báo Ngày nay 28-1-1939 ),


19
ở đó ông nói rằng “Trong lòng An Nam của chúng ta vẫn có những phần,
những ý, những cảm giác mà người Tây có. Xưa kia ta không nói là vì ta
không ngờ; bây giờ cái não khoa học của Âu Tây đã cho biết rằng ta có, vẫn
có đã lâu những của cải chôn giấu trong lòng thì sao ta không nói”. Nhớ lại
khi Xuân Diệu mới xuất hiện, Hoài Thanh thú nhận: “Bây giờ khó mà nói
được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới
giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm
thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần vì
ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng” .
Và ở Xuân Diệu không chỉ có Rimbaud với Verlaine…
Trong cả Thơ thơ lẫn Gửi hương cho gió, còn xuất hiện cái chất
Trung Hoa ở nhiều dạng. Trong vốn từ ngữ, trong cái nhịp thơ tứ tuyệt, và
trong thi liệu :

Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi
Tôi yêu Ly Cơ hình mơ màng
Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng
Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi.
(Nhị hồ)
Có cả một bài mang tên Mơ xưa, nhắc lại những “Gió liễu chiều còn
nhớ kẻ dương quan”. Yếu tố Trung Hoa cố điển ở đây là một bộ phận của yếu
tố Việt Nam. Nước Việt trong thời gian, nước Việt với chiều dài lịch sử, với
cái vẻ quý tộc tinh thần... Tất cả lại hiện diện. Như vậy, hòa cùng dòng chảy
“hội nhập” thời kì này, thơ Xuân Diệu chịu nhiều ảnh hưởng, cảm được nhiều
điều mới mẻ. Nhà thơ Hoàng Hưng trong Thơ mới và thơ hôm nay phát hiện:
“Thơ Pháp thế kỷ XIX đã thúc đẩy Xuân Diệu tìm ra những ý vị lãng mạn của
thơ Đường mà suốt một thế kỷ trước đó, các vị túc nho đã không cảm nhận
nổi mà chỉ nhai cái bã niêm luật”.
Như vậy, về mặt ảnh hưởng, tư duy, nghệ thuật thơ Xuân Diệu có sự
tác động của nhà thơ cổ điển, thơ Pháp, thơ Đường… Tuy ảnh hưởng nhiều


20
mặt, nhiều nguồn như vậy, nhưng về hình thức, Xuân Diệu vừa có yếu tố của
lãng mạn, có yếu tố của tượng trưng, ấn tượng và sau tượng trưng. Nói như
Hoài Thanh, trong thơ Xuân Diệu diễn lại “cái lịch sử 100 năm của thơ Pháp
từ lãng mạn đến thi sơn và những nhà sau tượng trưng.”
Bên cạnh đó, Xuân Diệu tiếp nhận văn hóa phương Tây rồi quay trở về
phát hiện lại bản thân và nhận diện lại những yếu tố nội sinh, phát hiện hình
hài, cốt cách của dân tộc, nâng nó lên một tầng cao mới. Mặc dù còn một số
hạn chế trong tư tưởng khi tiếp thu nội dung và hình thức thơ phương Tây,
nhưng rõ ràng nhờ quá trình tiếp xúc này, Xuân Diệu đã đại diện cho các nhà
Thơ Mới mang vào thơ một luồng gió mới, tạo ra sự biến đổi nhiều mặt trong
thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và trong những sáng tác của mình nói

riêng. Những ảnh hưởng đó thể hiện trong thơ Xuân Diệu như là những thành
tố hợp thành tư duy thơ ông.
1.2. Cơ sở chủ quan
1.2.1. Đặc điểm tình cảm, tâm hồn thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916 tại quê
ngoại vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Quê nội ông ở
làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc tỉnh, Hà Tĩnh. Cha là Ngô
Xuân Thọ, quê ở Hà Tĩnh vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị
Hiệp. Xuân Diệu học Tiểu học ở quê, sau đó ra Hà Nội học, ông tốt nghiệp kỹ
sư canh nông năm 1943. Xuân Diệu học được ở cha tính cần cù, siêng năng,
kiên trì, lao động nghệ thuật. sống nhiều ở quê mẹ làm phong phú tâm hồn
ông bởi cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp.
Trong con người ông có sự chung đúc hai truyền thống quý báu của hai
miền đất nước. Xuân Diệu được kế thừa đức tính cần cù, tinh thần vượt khó,
đáng khâm phục của con người xứ Nghệ, đồng thời được hấp thụ cái nồng
nàn, dạt dào của con người vùng biển đầy nắng gió Bình Định, Quy Nhơn.
Chính thi sĩ đã rất tự hào khi viết bài Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong vào
giữa năm 1960:


21
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong
Hai phí Đèo Ngang: Một mối tơ hồng.
Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang
Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát,
Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát
Bình Định xanh ôm bóng tháp Chàm…
Đội ơn thầy, đội ơn má sinh con
Cảm ơn Thầy, vượt Đèo Ngang bất kể
Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ

Nên máu con chung hòa cả hai miền.
Xuân Diệu có một tâm hồn phong phú, chứa đựng nhiều cung bậc cảm
xúc, phong cách thơ độc đáo, liên quan đến hoàn cảnh gia đình và môi trường
tự nhiên, xã hội nơi ông sinh ra và lớn lên. Thi sĩ từng sống, từng ở qua nhiều
miền đất nước với đặc điểm thiên nhiên, truyền thống văn hóa đa dạng. Sinh
ra, lớn lên trên quê ngoại miền biển, tuổi thiếu niên xuống học ở Quy Nhơn
có trời trong, biển biếc, nơi có "gió nồm thổi lên tươi mát", điều ấy đã dội vào
Xuân Diệu cảm xúc lãng mạn dạt dào, tạo nên cái nồng nàn, mê đắm hiếm
thấy của một hồn thơ sau này. Tuổi thanh niên ra Hà Nội học tú tài phần thứ
nhất, được sống giữa thiên nhiên xứ Bắc với bốn mùa giao chuyển rõ rệt, điều
ấy lại giúp Xuân Diệu có thêm sự nhạy cảm, tinh tế. Vào Huế học tú tài phần
thứ hai Xuân Diệu lại được tiếp xúc với núi sông thơ mộng, buồn lặng lặng,
với những điệu Nam ai, Nam bằng. Thiên nhiên ấy đã tạo nên ở Xuân diệu cái
mê li, lả lướt đắm đuối, khơi dậy ở tâm hồn Xuân Diệu một tình yêu đời say
đắm.… Đâu phải ngẫu nhiên mà ở Thi nhân Việt Nam, khi khái quát về tâm
hồn thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh phải dùng đến ba chữ: thiết tha, rạo rực, băn
khoăn. Tâm hồn thi sĩ này quả là một “cây đàn muôn điệu”, lúc trầm lúc
bổng, khi dập dồn cuồng nhiệt, khi réo rắt, du dương.


22
Mặt khác, là nhà thơ trữ tình, một trong những nhà thơ tiêu biểu của
phong trào Thơ mới, ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khát
khao yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi
tình yêu bằng muôn sắc điệu , âm thanh, và hương vị trong Thơ thơ , pha lẫn
chút vị đắng cay trong Gửi hương cho gió. Hai tập thơ được giới văn học
xem như là hai kiệt tác của ông, ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình
yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống . Xuân Diệu ca ngợi tình
yêu, ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm, là cái nôi của
tình yêu. Thi sĩ cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự

mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cữu, tất cả được diễn
tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lí nhân sinh.
Có thể nói Xuân Diệu là một trái tim lớn, một nguồn tình cảm yêu
đời, yêu cuộc sống trần thế một cách mãnh liệt đến say mê cuồng nhiệt.
Ngay cả khi sắp phải giã từ cuộc đời, thi sĩ vẫn không quên để lại những
vần thơ cảm động:
''Hãy để cho tôi được giã từ
Vẫy chào cõi thực để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư"
(Không đề)
1.2.2. Quan niệm thẩm mỹ độc đáo của Xuân Diệu
Thế Lữ viết trong Lời tựa cho tập Thơ thơ đầu tay của Xuân Diệu:
“Xuân Diệu là một người của một đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ
của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian; ông đã không trốn
tránh mà còn quyến luyến cõi đời…” Có thể nói, Xuân Diệu là nhà thơ của
trần gian và hiện tại. Trong lúc các thi sĩ Thơ mới, mỗi người tìm một ngả
đường trốn chạy khác nhau khỏi chờ đời, kịch đời thì Xuân Diệu lại chủ
trương chẳng thoát ly đi đâu cả, mà đứng vững trên cõi trần này, bám chặt lấy


23
mỗi phút giây hiện tại mình đang được sống, để tận hưởng. “Xuân Diệu đã
đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới” (Hoài Thanh).
Khi đứng vững trên mảnh đất trần gian, bám chặt vào hiện tại, Xuân
Diệu nhận ra rằng, hạnh phúc trong cuộc đời được kết đọng đầy đủ nhất nơi
tuổi trẻ và tình yêu. Nếu như Chế Lan Viên ghét mùa xuân mà khắc khoải tìm
về “thu trước xa lăm lắm” thì Xuân Diệu lại yêu say đắm mùa xuân bấy
nhiêu: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Quan niệm xuân - tuổi trẻ chỉ
có ý nghĩa lúc gắn với tình yêu; tình yêu chỉ thực sự được hạnh phúc đủ đầy

lúc còn tuổi trẻ, lẽ tự nhiên mùa xuân trong cảm nhận của Xuân Diệu cũng là
mùa tình, vườn xuân trong thơ Xuân Diệu cũng là vườn tình. Nhìn đời qua
lăng kính tình ái, thi sĩ truyền cả vào đất trời nỗi rạo rực yêu đương của mình.
Xuân Diệu xa lạ với kiểu tình yêu hiền lành “Yêu hết một mùa đông/ Không
một lần dám nói” của Lưu Trọng Lư, hay ngượng ngùng bóng gió “Thương
nhau qua cửa tò vò nhìn nhau” của Nguyễn Bính. Tự xưng mình là “kẻ uống
tình yêu dập cả môi” mà vẫn “không nguôi nỗi khát thèm”, ông say sưa, nhiệt
thành cổ vũ cho triết lý hưởng thụ trong tình yêu, không ngần ngại bày tỏ khát
vọng vô biên của một kẻ đa tình “Đã yêu từ khi chưa có tuổi” và “khi chết rồi
thì tôi sẽ yêu ma” (Đa tình).
Tha thiết với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, Xuân Diệu đã đi đến một
cách tân đáng kể về thi pháp. Nếu thơ văn xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực
của cái đẹp, thì giờ đây Xuân Diệu đảo ngược lại: Đối với ông, không có gì
hoàn mĩ bằng con người, nhất là phụ nữ, ở giữa tuổi xuân xanh. Một quan
điểm thẩm mĩ như vậy đã tạo nên trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu
những hình tượng giàu sức sống và đầy xuân tình, xuân sắc. Hoài Thanh viết:
"Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng có ở chốn nước non
lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng,
sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng
như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết".


×