Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 108 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ to lớn và tận tình từ các thầy giáo, cô giáo
khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới TS. Hoàng Phong Hà, người đã quan tâm tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để em
hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa Lịch sử, đặc biệt
là các thầy cô trong tổ Lịch sử thế giới, các thầy cô trong Phòng tư liệu
khoa Lịch sử, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện
trường Đại học Vinh, thư viện Quốc gia, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Thông
tấn xã Việt Nam... đã tạo mọi điều kiện trong quá trình em tìm kiếm tài liệu
nghiên cứu.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ và
nhiệt tình giúp đỡ, động viên, chia sẻ cùng em trong những tháng ngày học
tập, nghiên cứu vất vả nhất để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Khánh


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 74 năm tồn tại, năm 1991 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và


Đông Âu sụp đổ. Sự kiện này là một tổn thất nặng nề đối với hệ thống Xã hội
chủ nghĩa và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Cùng với sự
sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, trật tự thế giới hai cực cũng biến mất. Trong
suốt thời kì Chiến tranh lạnh, thế giới luôn bị cuốn hút vào vòng xoáy, xoay
quanh mối quan hệ giữa Xô – Mĩ cũng như mối quan hệ giữa Liên Xô với các
nước trên thế giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, cục diện thế giới có những biến chuyển và
thay đổi nhanh chóng. Liên Xô – đất nước chiếm 1/6 quả địa cầu và 1/6 dân
số thế giới đã không còn nữa. Là một trong những thành viên của Liên Xô
trước đây, Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế với tư cách là một thực
thể kinh tế, chính trị độc lập. Trước những chuyển biến của tình hình thế
giới, Liên bang Nga nhanh chóng chuyển đổi thể chế chính trị của mình.
Sự thay đổi thể chế chính trị, cơ cấu bộ máy Nhà nước dẫn đến sự biến
đổi sâu sắc trong mọi mặt đời sống nước Nga, ảnh hưởng rất lớn đến
chính sách đối ngoại của Nga cũng như việc thiết lập mối quan hệ giữa
Nga với các nước trên thế giới.
Còn Ukraina là nước cộng hòa đông dân và quan trọng thứ hai trong
Liên bang Xô Viết sau Liên bang Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, xu hướng ly
tâm đẩy các quốc gia từng nằm trong Liên bang Xô Viết rời xa Nga, Ukraina
không phải là ngoại lệ. Xu thế bài Nga, xích lại gần phương Tây trở nên thịnh
hành, chủ nghĩa dân tộc tiến thêm một bước mới. Với lịch sử phức tạp như
vậy, nền chính trị Ukraina luôn bị xáo trộn bởi sự khác biệt giữa hai nền văn
hóa Đông và Tây. Đó chính là những vật cản lớn trên con đường phát triển xã

1


hội của Ukraina cũng như việc thiết lập quan hệ với các nước thuộc Liên bang
Xô Viết trước đây.
Là hai nước lớn thuộc Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga, Ukraina

cùng các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) có chung không
gian văn hóa và ngôn ngữ, đã từng sống chết có nhau nên dù sau khi tuyên bố
độc lập, nhưng mối quan hệ kinh tế - chính trị và các mặt giữa hai nước nhìn
chung vẫn rất thân mật. Mặc dù đâu đó còn có những lúc không suôn sẻ, còn
tồn tại những bất đồng như về vấn đề biên giới, lãnh thổ; về vấn đề dân tộc,
sắc tộc; vấn đề li khai...
Quan hệ Nga – Ukraina là một yếu tố toàn cầu trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay, nếu nó xấu đi sẽ tạo nên một mối đe dọa đến an ninh của toàn
khu vực và thế giới. Ngược lại, nếu quan hệ Nga – Ukraina tốt đẹp thì sẽ thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế - chính trị thế giới. Từ đó tạo ra môi trường
thuận lợi góp phần vào việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Do đó có thể
nói, châu Âu nói riêng và nhân dân thế giới nói chung đều quan tâm, theo dõi
những diễn biến trong quan hệ Nga – Ukraina.
Nổi bật nhất trong quan hệ Nga – Ukraina sau Chiến tranh lạnh đến nay
là vấn đề Crưm. Vấn đề Crưm không đơn thuần chỉ là cuộc xung đột, đấu
tranh đòi độc lập, đòi sáp nhập vào Liên bang Nga của nhân dân Crưm trước
chính quyền Ukraina. Mà thực chất của vấn đề Crưm là nằm ở vấn đề li khai.
Đầu tiên Crưm tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Liên bang Nga tạo ra
sự hợp lí và vì thế Liên bang Nga mở rộng vòng tay tiếp nhận.
Đằng sau việc Nga sáp nhập Crưm là các âm mưu, tác động của các thế
lực Nga, Mĩ và các nước phương Tây nhằm phục vụ lợi ích riêng của mình.
Trong đó Mỹ và các nước phương Tây cho rằng Ukraina là bàn đạp để mở
rộng ảnh hưởng qua Trung Á – một hành lang lý tưởng để kiểm soát các nước
như Iran, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và tiếp cận trực diện với
2


Nga. Từ đó loại bỏ dần ảnh hưởng của Nga ở Ukraina và đẩy Nga ra khỏi
Crưm – nơi có căn cứ quân sự của Nga ở Biển Đen. Còn đối với Nga, bán đảo
Crưm là một vùng đất có ý nghĩa sống còn với an ninh và lợi ích chiến lược

của Nga và dường như không khó để người ta nghĩ đến kịch bản tương lai đối
với những vùng đất tiếp theo ở miền Đông Ukraina. Do vị trí địa – chiến lược
quan trọng như vậy nên vấn đề Crưm đang ngày càng diễn biến phức tạp, trở
thành “điểm nóng địa – chính trị” giữa lòng châu Âu trong những năm vừa
qua. Crưm như là một tiền đồn để Ukraina và phương Tây chống lại sự phục
hồi của Nga như một vị thế cường quốc.
Do đó, vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina sẽ là một “điểm nóng”
địa – chính trị giữa lòng châu Âu trong những năm vừa qua và cả những năm tới,
đồng thời có thể là “điểm nóng” đáng lo ngại nhất trên thế giới. Bởi tình hình căng
thẳng tại Crưm là mối đe dọa đến an ninh của toàn khu vực. Sự tiến triển của tình
hình sẽ tạo thành những vấn đề và nguy cơ mới, cả trực tiếp lẫn gián tiếp đối với
khu vực cũng như thế giới..
Thực chất của vấn đề Crưm là như vậy và vấn đề đó xuất phát từ âm
mưu của các nước đế quốc gây ra, không chỉ là vấn đề li khai chống lại nhân
dân Crưm, biến Crưm thành con bài chính trị mà còn gây nên sự bất ổn trong
khu vực cũng như đe dọa đến sự hòa bình và an ninh thế giới. Vì vậy, việc
giải quyết vấn đề Crưm là một bộ phận trong quan hệ quốc tế hiện đại cũng
như quyết định của chính dân tộc và nhân dân Crưm. Bởi lẽ đó, nhân dân thế
giới phải ủng hộ quyền tự quyết của nhân dân Crưm.
Cộng hòa tự trị Crưm nằm trên bán đảo Crưm với diện tích trên
26.000km2. Thiên nhiên ưu ái đã ban cho Crưm nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đặc biệt là Crưm có phong cảnh đẹp như tranh với nhiều khu nghỉ
dưỡng nổi tiếng, là một vùng đất nhô ra từ phía Nam phần lục địa của Ukraina.
Đồng thời ở Crưm cũng là nơi có sự hòa quyện của các nền văn hóa và những
3


truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, Crưm lại nắm giữ một
vị trí địa – chiến lược quan trọng đối với cả Nga và phương Tây cho nên mâu
thuẫn về dân tộc, về lãnh thổ luôn diễn ra. Đến nay thì vấn đề này vẫn còn nhiều

diễn biến phức tạp vì Ukraina khao khát muốn Crưm là một phần lãnh thổ của
mình, còn Nga cũng tìm mọi cách để Crưm sáp nhập vào Nga. Như vậy, cả Nga
và Ukraina đều muốn Crưm nằm trong quyền sở hữu của mình. Những hành
động đó đã khiến cho mối quan hệ giữa Nga và Ukraina ngày càng căng thẳng
và có chiều hướng xấu đi.
Sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, Crưm là sân khấu cạnh tranh về vai trò
cũng như tầm ảnh hưởng của phương Tây (đại diện là Ukraina) và Nga. Do
đó cả hai quốc gia này đều đưa ra cũng như tiến hành nhiều biện pháp, nhiều
hành động để tác động đến chính quyền Crưm, gây nên những bất đồng trong
mối quan hệ giữa hai nước Nga – Ukraina trong thời gian qua. Tìm hiểu về
vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina là một vấn đề khoa học cần quan
tâm và tiến hành đi sâu nghiên cứu, bởi nó sẽ làm rõ hơn nguồn gốc, thực
trạng cũng như những giải pháp cho vấn đề Crưm nói riêng và cải tạo mối
quan hệ Nga – Ukraina theo chiều hướng tốt đẹp lên; góp phần vào việc giữ
vững nền hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới, tạo điều
kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội ở bán đảo Crưm.
Mặt khác, vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina sau Chiến tranh
lạnh, đặc biệt là giai đoạn 1991 đến nay diễn biến hết sức phức tạp, được các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Vậy con đường đấu tranh đòi sáp nhập vào nước Nga của nhân dân
Crưm trong suốt thời gian qua diễn ra như thế nào? Những tác động của việc
Crưm sáp nhập vào Nga đối với quan hệ quốc tế hiện đại, đặc biệt là quan hệ
với các nước láng giềng Nga – Ukraina sẽ ra sao? Thái độ của Nga, Mĩ và các
nước phương Tây trước việc Nga sáp nhập vào Crưm? Cũng như kịch bản
4


nào sẽ đến với Crưm trong tương lai?… Đây là những vấn đề đang lôi cuốn
rất nhiều người quan tâm.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên cũng như nguyện vọng

đi sâu tìm hiểu một vấn đề tương đối vướng mắc trong quan hệ quốc tế hiện đại,
giải đáp những nghi vấn cá nhân trong suốt quá trình học và giúp phần nào lý giải
rõ hơn những vấn đề đang diễn ra ở Ukraina trong thời gian hiện nay, tác giả chọn
đề tài “Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay” làm đề
tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Nga – Ukraina có vai trò quan trọng không chỉ trong khu vực
mà còn tác động đến toàn thế giới. Crưm là nơi có vị trí chiến lược quan trọng
đối với cả Nga và phương Tây. Điều đó đã biến nơi đây thành “điểm nóng”
của thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến nay và trở thành đề tài nghiên cứu
của nhiều học giả trong và ngoài nước. Do vấn đề còn khá mới và diễn ra
trong thời gian gần đây nên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
chuyên sâu, mà chỉ tập trung ở báo, đài, internet và các mạng xã hội do các
chuyên gia nước ngoài cũng như trong nước phân tích rồi rút ra những nội
dung cần thiết đối với đề tài này. Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên tác giả
chỉ tiếp cận được với một số tài liệu chính sau:
Trước hết có thể kể đến tác phẩm: “Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Những vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật” do tác giả Đặng Minh Đức chủ biên,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011. Trong tác phẩm này, tác giả đề
cập những vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Cộng đồng các quốc gia độc
lập (SNG) giai đoạn 2001 – 2010 và đánh giá tổng quan những vấn đề nổi bật
của khu vực SNG về an ninh, chính trị, kinh tế thương mại, năng lượng, xung
đột, li khai ... giai đoạn 2001 – 2010. Đồng thời tác phẩm cũng đề cập các
nhân tố và dự báo xu hướng phát triển của Cộng đồng các quốc gia độc lập
5


(SNG) giai đoạn 2001 – 2010. Không dừng lại ở đó, tác giả cũng phân tích
bối cảnh quốc tế, khu vực và những nhân tố tác động đến liên kết khu vực
SNG. Vai trò, lợi ích của của các nước lớn đối với khu vực SNG, đặc biệt là

vai trò của Nga, Mĩ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và các nước SNG hợp
tác trong cộng đồng. Bên cạnh đó tác phẩm cũng đề cập những kịch bản dự
báo đối với sự phát triển của SNG cũng như những xu thế vận động, dự báo
triển vọng phát triển về kinh tế, chính trị của khu vực SNG và đưa ra một số
tác động phát triển khu vực SNG tới thế giới và Việt Nam.
“Cộng đồng các quốc gia độc lập. Quá trình hình thành và phát triển”
do tác giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2007. Trong tác phẩm này, tác giả giới thiệu tổng quan chung về sự ra
đời, phát triển của cộng đồng các quốc gia độc lập. Đồng thời tác giả tập
trung làm rõ bối cảnh quốc tế và khu vực mới, đặc biệt từ sau sự kiện 11 / 9 /
2001 tác động đến quan hệ giữa các nước thành viên và những nội dung hợp
tác chủ yếu về an ninh chính trị và kinh tế thương mại, cũng như quan hệ
song phương của Nga với các nước thành viên SNG khác. Bên cạnh đó tác
giả cũng đánh giá triển vọng phát triển cao của SNG trong giai đoạn 2006 –
2010 và những tác động đến khu vực và thế giới.
Tiếp đến là tác phẩm: “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21” do
tác giả Nguyễn An Hà chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011
đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật của Liên
bang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ 21; qua đó dự báo xu thế vận động
cũng như giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế chủ yếu của Liên bang
Nga tới năm 2020, đánh giá những tác động của Liên bang Nga tới thế giới,
khu vực và Việt Nam.
Kế đến là tác phẩm: “Cộng đồng các quốc gia độc lập. Quá trình hình
thành và phát triển” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (Chủ biên), Nhà xuất
6


bản Khoa học xã hội, 2007. Tác phẩm đã phân tích rõ bối cảnh quốc tế và khu
vực tác động tới sự phát triển của SNG nói chung và quan hệ Nga – Ukraina
nói riêng; quá trình NATO mở rộng cũng như ảnh hưởng của Liên minh châu

Âu mở rộng cùng tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
Tiếp đến có thể kể đến đề tài “Quan hệ Việt Nam - Ukraina trong bối
cảnh quốc tế mới”của Viện nghiên cứu Châu Âu do GS.TS Nguyễn Quang
Thuấn chủ nhiệm, năm 2011. Trong chương 3, phần “Chiến lược và chính
sách đối ngoại giai đoạn 2011-2020” đã phân tích kĩ về chiến lược cũng như
chính sách ngoại giao của Ukraina trong giai đoạn 2011- 2020 có đề cập mối
quan hệ Nga - Ukraina.
Về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina có một số công trình
nghiên cứu, bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Thông tấn xã
Việt Nam như: Bài viết “Vấn đề Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga và
những hệ lụy” của Viện nghiên cứu Châu Âu, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, số 8, ngày 26/8/2014. Bài viết đề cập đến những cơ sở để Crưm sáp
nhập vào Liên bang Nga, cũng như đưa ra những liên hệ thực tế trước việc
Crưm sáp nhập vào Nga tại Việt Nam. Bài viết này như một gợi ý cho tác giả
nhận thức về tầm quan trọng của Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina cần
được tiếp tục đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống hơn.
Xung quanh vấn đề Crưm cũng phải kể đến bài viết “Nga cần Crum độc
lập hơn là thôn tính vùng đất này”, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã
Việt Nam, ngày 19/3/2014 đã phân tích vị thế địa chính trị của Crưm đối với Nga.
Đồng thời đưa ra những lí do để giải thích cách ứng xử của Nga hiện nay trong
vấn đề Crưm đối với những chiến lược mà Nga đưa ra.
Hay “Sứ mệnh ngoại giao Nga hậu Crưm” của Thông tấn xã Việt
Nam, ngày 13/4/2014. Bài viết nói về sứ mệnh ngoại giao Nga hậu Crưm khi
khủng hoảng vẫn chưa kết thúc, chưa có sự thống nhất nhưng các bên đều
7


đồng ý rằng cần phải tìm ra giải pháp ngoại giao vì lợi ích của người dân
Ukraina. Nga đưa tới tiến trình ngoại giao gồm các bước: Giảm căng thẳng
leo thang và đảm bảo an toàn cho tất cả người dân và khách du lịch tại

Ukraina; giải quyết khủng hoảng theo đề nghị của Nga; tạo ra cơ chế để xem
xét tất cả lợi ích của tất cả các vùng ở Ukraina; không cho phép phổ biến vũ
khí hạt nhân.
Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina còn được đề cập trong một
số bài viết của Viện nghiên cứu Châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam như “Vấn
đề Crưm và biện pháp ngoại giao ở biển Đông”, Thông tấn xã Việt Nam,
ngày 14/4/2014; “Ukraina đối mặt hậu trái đắng” của tác giả Huyền Linh,
Báo Tin tức số ra ngày 25/3/2014... là những nguồn tư liệu rất cần thiết giúp
tác giả có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn đối với vấn đề mà đề tài đặt ra.
Ngoài ra, rải rác còn có một số bài viết liên quan đến đề tài có được
nhắc đến trong một vài tư liệu tham khảo, bản tin hàng ngày... nhưng chưa
được đánh giá, tổng kết.
Như vậy, vấn đề Crưm trong quan hệ Nga –Ukraina giai đoạn gần đây đã
thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có tên tuổi.
Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ tập trung viết về sự ra đời và phát triển của
các quốc gia độc lập SNG, cũng như tác động của các quốc gia đó. Mặc dù cũng
có tác phẩm viết về quan hệ Nga – Ukraina nhưng chưa có tác phẩm nào viết
chuyên sâu về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay.
Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina
từ năm 1991 đến nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu làm rõ vấn đề Crưm trong quan hệ Nga
– Ukraina từ năm 1991 nay, chỉ ra thực chất của vấn đề Crưm; tầm quan trọng
8


của Crưm đối với Nga và Ukraina; đồng thời đưa ra những nhận xét về vấn đề
Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ tầm quan trọng của Crưm và khái quát hóa quan hệ Nga
– Ukraina từ 1991 đến nay.
- Khái quát quá trình Crưm sáp nhập vào Nga.
- Tác động của việc Crưm sáp nhập vào Nga, cũng như thái độ của Mĩ
và các nước phương Tây trước sự kiện này.
Trên cơ sở đó đưa ra những triển vọng, dự báo xu hướng phát triển của
Crưm trong thời gian tới.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là từ năm
1991 đến năm 2014.
- Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề Crưm
trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến năm 2014. Tuy nhiên để làm
rõ vấn đề Crưm trong mối quan hệ giữa hai nước, luận văn đã đề cập một số
vấn đề về quan hệ giữa hai nước trước năm 1991, đặc biệt là ở giai đoạn từ
1917 đến năm 1991.
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn phân tích vấn đề Crưm trong mối
quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay với các nội dung: Khái quát về
mối quan hệ Nga – Ukraina, khái quát quá trình Crưm sáp nhập vào Liên
bang Nga và một số nhận xét về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ
năm 1991 đến nay.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, luận văn dựa vào những nguồn tài liệu chủ
yếu sau:
9


- Chủ yếu là nguồn tài liệu Tiếng Việt gồm:
+ Sách chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước, tài liệu, giáo
trình lịch sử Quan hệ quốc tế dùng cho các trường đại học.

+ Các bài báo đăng trên các tạp chí như: Báo Tin tức, Báo Nhân dân;
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế; Tin tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam...
- Một số tài liệu, chuyên khảo và một số trang Web có chọn lọc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic được tác giả luận
văn sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để có thể tìm hiểu các sự
kiện, sự việc một cách chi tiết, cụ thể trong sự ra đời, phát triển và kết thúc,
trong hoàn cảnh không gian, thời gian xác định, làm cơ sở cho việc lựa chọn,
xử lý, sắp xếp tư liệu theo tiến trình thời gian, không gian một cách khoa học
để nhận định và khái quát quá trình lịch sử vấn đề, làm sáng tỏ vị trí, vai trò
chiến lược quan trọng của Crưm đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
chiến lược củng cố quốc phòng - an ninh, đối ngoại của Nga và Ukraina.
- Phương pháp liên ngành được thực hiện trong quá trình khai thác
nguồn tư liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác
nhau như quân sự, địa lí học và địa lí lịch sử, khu vực học trong quan hệ quốc
tế và quan hệ đối ngoại…
Các phương pháp được tác giả cố gắng vận dụng hợp lý trong luận văn để
đảm bảo được tính khoa học và góc độ nghiên cứu sử học của vấn đề.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp mới sau:
1. Qua việc phân tích, đánh giá, tổng hợp các nguồn sử liệu, luận văn
góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ vị trí, vai trò chiến lược và tầm quan
10


trọng của Crưm đối với Nga và Ukraina trong chiến lược phát triển kinh tế,
củng cố quốc phòng an ninh, đối ngoại.
2. Luận văn góp phần bổ sung tư liệu, nhận định và kiến giải khoa học

cho việc dự báo tương lai của Crưm trong mối quan hệ giữa Nga và Ukraina
cũng như trong Quan hệ quốc tế thời hiện đại.
3. Luận văn là một tài liệu có ích phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và
nghiên cứu chuyên đề Lịch sử thế giới hiện đại và Quan hệ quốc tế hiện đại.
6. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Crưm và quan hệ Nga – Ukraina
Chương 2: Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm
1991 đến nay
Chương 3: Một số nhận xét về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga –
Ukraina từ năm 1991 đến nay

11


CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ CRƯM VÀ QUAN HỆ NGA - UKRAINA
1.1 Khái quát về Crưm
Crưm là một nước cộng hòa tự trị thuộc miền Nam Ukraina nằm trên
bán đảo Crưm ở phía Bắc biển Đen, với diện tích gần 30.000 km 2 và số dân
gần 2 triệu người (chưa kể Thành phố Sevastopol nằm trên bán đảo Crưm
song tách biệt về mặt hành chính với Cộng hòa Crưm). Hầu hết trong số họ
nhận mình là dân tộc Nga và nói tiếng Nga. Lãnh thổ Crưm bao trùm hầu hết
diện tích bán đảo, phần còn lại là thành phố Sevastopol vốn dĩ được quản lí
riêng. Trong lịch sử thăng trầm của mình, Crưm là một thực thể chính trị
thường bị chi phối, chiếm đóng của các nước đế quốc như Đế quốc đông La
Mã của người Hi Lạp, Kim trướng Hãn quốc của người Tatar, người Mông
Cổ hay các sắc dân như Kimmeri, Hi Lạp, Goth, Hung, Bulgar, Khazar.
Về mặt lịch sử - địa lí, Crưm là một khu vực có đầy biến động và trải

qua một lịch sử tranh chấp lâu dài bởi các cường quốc khu vực. Crưm từng có
hàng thế kỉ sống dưới chế độ thuộc địa và bị các đế chế cũng như các bộ tộc
du mục xâm chiếm. Thời cổ đại, Crưm có tên là Tauris (hay Taurida trong
tiếng Nga). Vào thời kì trước Công Nguyên, vùng đông Crưm là trung tâm
của vương quốc Bospor Hi Lạp, với thủ đô là Panticapaeum (nay là thị trấn
Kerch) và một hải cảng lớn Theodosia (nay là Feodosia). Ở phía Tây là các
thành bang Khersoness (ngoại ô Sevastopol ngày nay) và Kerkinitida (nay là
Yevpatoria).
Thế kỉ I, người La Mã đến Crưm và thiết lập nền cai trị ở đây cùng các
căn cứ hải quân ở Khersoness và phía Đông bán đảo Crưm. Khersoness sau
này trở thành một phần của đế chế Byzantine và nằm dưới sự kiểm soát của
Constantinople. Đến thế kỉ XIII, Crưm chịu sự kiểm soát và chiếm đóng của
12


Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova. Đến thế kỉ XV, đế chế Ottoman sáp
nhập Crưm, bắt sống viên khả hãn Mengli Girei, nhưng rồi thả ông ra để thay
mặt đế chế cai trị Crưm. Từ đó trở đi, Constantinople bổ nhiệm các khả viên
hãn của Crưm, dù bán đảo phần nào vẫn là vùng tự trị. Trong khoảng 300
năm sau đó, những người Tatar (tổ tiên của người Tatar Crưm) là lực lượng
thống trị ở đây.
Đến thế kỉ XVIII, sau cuộc chiến tranh Nga – Ottoman (1768 - 1774)
và hòa ước Kuchuk Kainarji (1774), Nga ngày càng tăng cường ảnh hưởng
với Crưm và đến năm 1783, chính thức sáp nhập vùng đất này vào Nga.
Thế kỉ XIX, phong trào Crưm bùng nổ và kéo dài 3 năm. Nga thua trận
trước liên quân đế chế Ottoman – Pháp – Anh – Sardinia nhưng Crưm vẫn là
lãnh thổ của Nga. Do lịch sử đầy biến động như vậy nên Crưm luôn là một
điểm giao thoa văn hóa trong đó bản sắc văn hóa Nga vẫn là nổi trội hơn cả.
Nhưng đây cũng là nơi chất chứa nhiều mâu thuẫn: “Trong bối cảnh khủng
hoảng Ukraina, mỗi nhóm sắc tộc ở Crưm đều có lập trường riêng về tương

lai mảnh đất mà họ sinh sống” [25; tr.7]. Sang thế kỉ XX, năm 1917, Crưm có
một thời gian ngắn là một quốc gia độc lập trước khi trở thành căn cứ cho
quân Bạch vệ chống lại quân đội Bolshevik trong cuộc nội chiến Nga. Năm
1921, bán đảo Crưm được đặt tên lại là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa tự trị
Crưm, trở thành một phần của Liên bang Xô Viết. Năm 1942, phát xít Đức
chiếm đóng Crưm. Thời thuộc Liên Xô (1944), Joseph Stalin trục xuất tất cả
những người Tatar theo Đạo Hồi đã sống trên bán đảo nhiều thế kỉ qua với
cáo buộc họ hợp tác với phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Rất
nhiều người đã trở lại Crưm trong những năm 1980 và 1990.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Crưm mất quy chế tự trị và trở thành
một tỉnh của Liên Xô với tên gọi Crưm Oblast. Nga có lợi ích ở Crưm hàng
trăm năm qua nhờ những vùng đất nông nghiệp màu mỡ và vị trí địa – chiến
13


lược – nằm án ngữ không gian biển Đen của vùng Đông Nam Âu các tàu
chiến của Nga đậu tại đây có thể khống chế phía bắc Thổ Nhĩ Kì và có thể
tiếp cận Địa Trung Hải để Nga gây ảnh hưởng đến bán đảo Trung Đông và
bán đảo Balkan. Năm 1954, Crưm được đơn phương trao lại cho nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Ukraina dưới thời Nikita Khurucher, một người gốc
Ukraina đã lên làm lãnh đạo tối cao của Liên Xô, khi ấy cả Nga và Ukraina
đều thuộc Liên Xô. Khi đó, việc chuyển Crưm từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô Viết Liên bang Nga cho Ukraina chỉ là một quyết định hành chính đơn
giản, do cả hai thực thể này đều thuộc Liên bang Xô viết. Trong bối cảnh đó,
người Nga bản địa ở Crưm không hề cảm thấy họ bị tách rời khỏi quê hương.
Năm 1991, Liên bang Xô Viết tan rã, một số người dân địa phương có
nguyện vọng tách Crưm khỏi Ukraina và sau một cuộc trưng cầu dân ý, Crưm
đã tự nâng cấp mình từ một tỉnh của Ukraina lên thành một nước Cộng hòa tự
trị. Đa số người Nga ở Crưm bỗng nhiên trở thành “người nước ngoài”, đó là
điều mà không ai ngờ được và Ukraina tuyên bố độc lập. Mặc dù vậy, vùng

lãnh thổ Crưm này không đòi độc lập hay gia nhập Liên bang Nga. Mãi cho
tới cuộc đảo chính ở Kiev và những quyết định mang tính phân biệt đối xử
với người Nga sau đó, vấn đề Crưm sáp nhập với Nga hay tách ra khỏi
Ukraina mới được đặt ra. Việc làm đó đã làm hài lòng những người Nga
chiếm đa số tại Crưm nhưng ngược lại khiến cho giới chính trị Ukraina
đau đầu. Bởi họ muốn xây dựng một nhà nước Ukraina độc lập, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải là một nhà nước Liên bang. Nếu
tồn tại nhà nước Liên bang sẽ ẩn chứa nguy cơ xung đột sắc tộc rất lớn.
Chính vì vậy Kiep muốn hạn chế đến mức tối thiểu chế độ tự trị của Crưm
nhưng ngược lại Ximphêrôpôn tìm mọi biện pháp để càng độc lập với
Kiep càng tốt. Điều đó được thể hiện bằng việc giữa Ukraina và Crưm
liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh.
14


Tháng 5/1992, Quốc hội Crưm thông qua văn bản pháp luật quy định
“chế độ tự quản nhà nước” của Crưm và luật về trưng cầu dân ý của Crưm.
Ngay sau đó, Quốc hội Ukraina quyết định sửa đổi một cách cơ bản Hiến
pháp của Crưm nhằm hạn chế tối đa chế độ tự quản của Crưm. Việc làm đó
đã gây ra hàng loạt các phản ứng phẫn nộ trong dân chúng Crưm – nơi mà
người Nga chiếm đa số (80%).
Ngày 11 và 12/9/1994, cuộc đối đầu giữa Quốc hội và Tổng thống
Crưm đã lên tới đỉnh cao khi tổng thống Mescốp ra sắc lệnh đình chỉ hoạt
động của Quốc hội và ra lệnh cho cảnh sát phong tỏa trụ sở Quốc hội. Đây
được đánh giá là một sai lầm nghiêm trọng, Quốc hội Crưm đã lợi dụng điều
này để ngay lập tức tước bỏ hầu hết quyền lực của Tổng thống mà chỉ để lại
cho ông những nghi lễ của một vị quốc trưởng bù nhìn.
Không dừng lại ở đó, Quốc hội Crưm đã thành lập một nội các mới bao
gồm những thủ lĩnh chính trị có máu mặt thay cho “Nội các thân Matxcơva”.
Tình hình căng thẳng cộng với những cuộc đấu trang liên tiếp xảy ra trong

Chính phủ Crưm đã gây nên một cuộc khủng hoảng mới trong Chính quyền
Crưm. Đó là sự phân liệt của chính Quốc hội.
Cuộc đấu tranh chính trị trong nội bộ chính quyền Crưm là cái cớ để
chính quyền Ukraina đòi phải đưa bản Hiến pháp Crưm trở về vị trí phù hợp
với Hiến pháp Ukraina. Kết quả là chính quyền Crưm không làm điều này bởi
nó trái với ý nguyện của dân chúng Crưm được thể hiện qua cuộc trưng cầu
dân ý ngày 27/3/1994 đòi khôi phục bản Hiến pháp Crưm độc lập.
Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga, Thủ tướng Crưm và Thị trưởng
Sevastopol cùng nhau kí thỏa thuận sáp nhập Crưm và thành phố Sevastopol
vào Liên bang Nga. Phía Ukraina vẫn xem Crưm là nước Cộng hòa tự trị của
mình còn phía Nga thì xem Crưm là một chủ thể Liên bang thuộc Liên bang
Nga. Nga đã thiết lập vùng Liên bang Crưm gồm Cộng hòa Crưm và thành
15


phố Liên bang Sevastopol. Ukraina, được chi phối bởi Hiến pháp Crưm và
phù hợp với điều luật của Ukraina. Ximphêrôpôn là thủ đô và là nơi đặt trụ sở
của chính phủ nước Cộng hòa Crưm, nằm ở trung tâm của bán đảo. Crưm có
diện tích gần 27.000km2 và dân số gần 2 triệu người (tính đến năm 2007). Các
số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũng
nằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính. Do tiếng Ukraina là ngôn ngữ
quốc gia duy nhất tại Ukraina, nên các thứ tiếng khác không là chính thức.
Tuy nhiên, các công việc chính ở Crưm chỉ được thực hiện bằng tiếng Nga
nên tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức trên thực tế. Tiếng Crưm Tatar cũng
được sử dụng.
Về thành phần dân cư: Bán đảo Crưm bao gồm ba nhóm sắc tộc
chính là người gốc Nga (58,1%), người Ukraina (24,3%) và người Tatar
(12,1%). Tại thành phố Ximphêrôpôn, khoảng 70% dân số là người Nga. Do
đó hầu hết cư dân trên bán đảo đều sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính
của họ. Ngoài ra, Crưm còn có khoảng 24% người Ukraina và 12,1% thuộc

nhóm Hồi giáo Tatar [25; tr.8]. Người Tatar Crưm là một dân tộc thiểu số tại
Crưm, họ chiếm 12,1 % dân số của nước cộng hòa Crưm (2001). Dân tộc này
được khởi thủy tại Crưm vào cuối thời kì Trung Cổ sau khi Hãn quốc Crưm
thành lập. Thời Liên Xô, người Tatar Crưm đã bị lãnh đạo Liên Xô (Stalin)
trục xuất hàng loạt đến Trung Á vào năm 1944 vì họ được coi là đã hợp tác
với Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trên 180 ngàn người bị
chở bằng xe lửa đến Trung Á. Kết quả là có khoảng 22 đến 46% số người này
đã bị chết trên xe lửa vì đói khát và bệnh tật. Đến năm 1991, khi Liên Xô tan
rã họ quay trở lại Crưm khiến cho nhiều căng thẳng với người Nga về quyền
đất đai cũng như vấn đề dân tộc. Theo điều tra dân số năm 2001, có tới 58,5%
dân số tại Crưm thuộc dân tộc Nga và 24,4% thuộc dân tộc Ukraina [25; tr8].

16


Xét về phương diện địa lí – hành chính: Bán đảo Crưm nói chung và
Cộng hòa tự trị Crưm nói riêng được chia làm 3 đới: Thảo nguyên, núi non và
bờ biển phía Nam. Bờ biển phía Nam của Crưm được bao bọc bởi dãy núi
Crưm, song song với nó ở phía trong cũng có một dãy núi nữa. Diện tích còn
lại của Crưm là các cao nguyên nửa khô hạn, có địa hình dốc, thoải từ chân
dãy núi xuống theo hướng Tây Bắc. Sườn Nam của dãy núi Crưm có thác
nước U chan-su là thác nước cao nhất.
Dải bờ biển hẹp phía Nam, bên ngoài dãy núi Crưm có phong cảnh
thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, thiên nhiên xanh tươi, với nhiều làng mạc của
người Tatar Crưm, có các thánh đường Hồi Giáo, cung điện hoàng gia và quý
tộc Nga, có các lâu đài trung cổ và Hi Lạp cổ, có các vườn nho và các vườn
cây ăn quả.
Cộng hòa tự trị Crưm nằm trên bán đảo Crưm, có phong cảnh đẹp với
nhiều khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, là một vùng đất nhô ra từ phía Nam phần lục
địa Ukraina. Bán đảo Crưm nằm giữa biển Đen và biển Azop, phía Bắc giáp

tỉnh Kherson của Ukraina. Cộng hòa tự trị Crưm chỉ chiếm phần lớn bán đảo
chứ không phải là toàn bộ bán đảo Crưm. Có hai cộng đồng nông thôn thuộc
huyện Henichesk, tỉnh Kherson, Ukraina cũng nằm trên bán đảo Crưm, cụ thể
là trên mũi đất Arabat, Shchaslyvtseve và Strilkove.
Bán đảo Crưm nối liền với đất liền bởi eo đất Perekop rộng từ 5 đến
7km. Mũi đông là bán đảo Kerch nằm đối diện với bán đảo Taman của
Nga. Eo biển Kerch rộng từ 3 đến 5m là cầu nối giữa hai bán đảo Kerch
và Taman. Đồng thời cũng là nơi nối thông giữa biển Đen với biển Azov.
Bán đảo Crưm có nhiều bán đảo nhỏ như bán đảo Heracles, bán đảo
Tarhan Qut, mũi đất Arabat...
Xét về phương diện phân chia hành chính: Crưm được chia làm 25
vùng bao gồm 14 huyện (raion) và 11 “lãnh thổ do hội đồng thành phố quản
17


hạt”. Sevastopol là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở phía Đông –
Nam của bán đảo Crưm. Ngày 18/3/2014, Thủ tướng Cộng hòa Crưm Sergei
Aksyonov đã kí với Tổng thống Nga V.Putin, hiệp định sáp nhập Crưm vào
Liên bang Nga. Trong giai đoạn tiếp theo, Nga và Crưm sẽ giải quyết các vấn
đề hội nhập trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, tín dụng và hệ thống luật
pháp của Liên bang Nga để phù hợp với quy chế mới.
Về chính quyền : Trước cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/3/2014, Crưm
được điều hành bằng Hiến pháp Crưm và Luật pháp của Ukraina. Bộ máy
chính quyền của Crưm theo cơ chế Tam quyền phân lập. Đứng đầu và nắm
quyền lực cao nhất là Tổng thống. Trong đó cơ quan lập pháp gọi là Hội đồng
tối cao Crưm, gồm 100 ghế. Cơ quan hành pháp Crưm gọi là Hội đồng Bộ
trưởng, đứng đầu là Thủ tướng. Cơ quan lập pháp và hành pháp đều hoạt
động tuân theo luật pháp và hiến pháp Ukraina, cũng như tuân theo các quy
định do Hội đồng tối cao Crưm ban hành. Cơ quan tư pháp Crưm là tòa án,
thuộc hệ thống tư pháp Ukraina nói chung.

Ngày 16/3/2014, khoảng 1,5 triệu cử tri Crưm và 300.000 người dân
khu vực Sevastopol – nơi đặt căn cứ chính của hạm đội biển Đen của Nga đã
đi bỏ phiếu quyết định tương lai của bán đảo Crưm. Cuộc trưng cầu dân ý về
quy chế nước Cộng hòa tự trị Crưm đã đẩy sớm lên hai tuần so với dự định
trước đó, xuất phát từ những diễn biến phức tạp tại Ukraina. Thông qua cuộc
trưng cầu dân ý đã cho thấy nguyện vọng sáp nhập bán đảo này vào Nga.
Theo thông tin từ Thông tấn xã Nga RIA Novosti thì có tới 96,77% trong số
khoảng 1,233 triệu cử tri đi bầu cử đã chọn sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên
người Tatar ở Crưm thì tẩy chay cuộc bầu cử này. 13/tổng số 15 thành viên
của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc coi cuộc bỏ phiếu này là bất hợp pháp.
Trung Quốc bỏ phiếu trắng, chỉ có Nga là nước duy nhất trên thế giới công
nhận nước Cộng hòa tự trị Crưm [25; tr.12]
18


Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga V.Putin và Thủ tướng Crưm
Akasjonow kí quyết định xác nhận việc sáp nhập bán đảo Crưm vào nước
Nga. Từ đó Crưm trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Người dân Crưm đã
phải cam chịu những sai lầm về pháp lí với việc ban tặng bán đảo này như
một món quà. Tuy nhiên, hành động của Nga bị Mĩ và Liên minh châu Âu
cho là trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc và vi phạm luật pháp quốc tế.
Đồng thời Mĩ và phương Tây đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga
như cấm đi lại, đóng băng tài sản đối với một số quan chức Nga. Đồng thời,
Mĩ và phương Tây còn đưa ra các biện pháp trừng phạt về kinh tế nữa.
Ngày 27/3/2014, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua
Nghị quyết 262 với nội dung : “khẳng định toàn vẹn lãnh thổ, độc lập của
Ukraina và không thừa nhận cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của khu vực
Crưm”. Nghĩa là việc sáp nhập bán đảo Crưm vào Liên bang Nga là bất hợp
pháp và vi phạm luật pháp quốc tế; Đồng thời tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh
thổ của Ukraina. Nghị quyết 262 đã được 100 nước bỏ phiếu ủng hộ Nghị

quyết tức là khẳng định việc Nga sáp nhập Crưm là bất hợp pháp, trong khi có
58 nước bỏ phiếu trắng và 11 nước bỏ phiếu ủng hộ. Do Nga là nước có
quyền phủ quyết và đã bỏ phiếu chống, dự thảo Nghị quyết đã không được
thông qua. Sau đó Crưm đã chính thức sáp nhập vào Nga.
Về tài nguyên: Tài nguyên của Crưm vẫn là du lịch vì đó là một trong
những điểm đến nghỉ dưỡng được ưa thích nhất của người dân thuộc Liên
bang Xô Viết. Ngành du lịch của Crưm bắt đầu phát triển từ nửa sau thế kỉ
XIX. Đến đầu thế kỉ XX, nhiều cung điện, villa được xây dựng mà đến nay
vẫn còn. Hệ thống giao thông ngày càng phát triển đã giúp đưa khách du lịch
từ miền Trung của nước Nga đến đây.
Giai đoạn phát triển mới bắt đầu từ khi chính quyền Xô Viết nhận thấy
tiềm năng du lịch chữa bệnh tại đây. Với những suối nước nóng, Crưm trở
19


thành điểm đến “vì sức khỏe” của đông đảo mọi người. Ngày nay, Crưm là
điểm đến để du khách lánh xa cuộc sống thường nhật, để hưởng cảm giác an
bình và dễ chịu, hơn là điểm du lịch chữa bệnh. Trước sự lớn mạnh và phát
triển của nước Nga sẽ hỗ trợ đáng kể cho sự phát triển của Crưm, địa danh du
lịch nổi tiếng thu hút gần 6 triệu lượt du khách đến thăm quan. Bộ Tài
chính Nga dự kiến chi 5 tỷ USD phát triển cơ sở hạ tầng bán đảo để
Crưm có thể thu hút khách du lịch, xứng tầm với một vùng đất xinh đẹp
có tiềm năng du lịch lớn. Những địa điểm thu hút khách của Crưm đó là
dải bờ biển phía Nam với các thành phố Yalta và Alushta, dải bờ biển
phía Tây với các thành phố Eupatoria và Saki, và dải biển phía Đông Nam
với các thành phố Feodosia và Sudak.
Crưm rất giàu tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đa dạng với nhiều dãy
núi, cao nguyên đến đồng cỏ, hang động. Ở Eupatoria có những bãi biển cát
thạch anh rộng rãi. Ở Saki có nguồn bùn dùng để tắm chữa bệnh rất tốt cho
sức khỏe. Đó là những điều kiện rất thuận lợi để Crưm phát triển tiềm năng

du lịch của mình.
Ngoài ra, Crưm còn có hạ tầng công nghiệp, cụ thể là về xây dựng và
sửa chữa tàu biển. Các xưởng Sevastopol hay Feodossia hiện đang gặp khó
khăn vì thiếu khách hàng, đặc biệt là từ phía Nga. Nhưng trong khuôn khổ
độc lập, các xưởng này có thể nhận được số vốn đầu tư của Nga với những dự
án lâu dài. Điều đó đã thúc đẩy các ngành công nghiệp của Crưm có những
bước phát triển mới và cho thấy Crưm đóng vai trò rất quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế cũng như chính trị của Nga, Ukraina nói riêng và mối
quan hệ Nga – Ukraina nói chung.
Như vậy, Crưm đóng vai trò là một vị thế địa chính trị quan trọng
không chỉ đối với Nga mà cả với Ukraina nữa. Lợi ích của Nga đối với bán
đảo này chủ yếu liên quan đến yếu tố lịch sử và quan trọng hơn là số lượng
20


người nói tiếng Nga – điều mà V.Putin rất cần, được coi là động lực, là lực
lượng hậu thuẫn cho mình.
Bán đảo hiện nay nằm dưới sự kiểm soát của Nga, là cửa ngõ để Nga
vào Ukraina. Đây là một cửa ngõ lịch sử. Năm 1783, Crưm bị đế chế Nga đô
hộ và thôn tính. Từ đó trở đi, Nga cho xây dựng các thành phố ở đây như
Sevastopol hay Ximphêrôpôn. Ngoài ra, Crưm còn là cửa ngõ để vào Ukraina
khi thành phố Sevastopol là thành phố của cộng đồng nói tiếng Nga. Tuy
nhiên sau khi Liên Xô tan rã thì biểu tượng cho một cuộc sống chung nhất đã
không còn nữa. Nền tảng của cuộc sống chung đó là lịch sử chung đối với tất
cả các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết trước đây. Sevastopol là biểu tượng
thực sự của Chủ nghĩa anh hùng Nga trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Với
những trận đánh ác liệt, sự hi sinh đã trở thành điểm tựa cho bản sắc dân tộc
của Nga, Ukraina cũng như Liên bang Xô viết.
Chính vì vậy, Crưm đóng vai trò quan trọng, là tính cốt yếu đối với
Nga kể cả khi bán đảo này nằm ở Ukraina. Cho đến ngày hôm nay bán đảo

Crưm vẫn còn là điểm nóng, tập trung sự chú ý không chỉ của Ukraina – Nga,
Ukraina – Crưm mà còn cả ngay giữa bản thân chính quyền Crưm với nhau.
1.2. Khái quát về quan hệ Nga – Ukraina
Nước Cộng hòa Ukraina đã có lịch sử từ thế kỉ IX sau Công nguyên,
từng là một quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất Châu Âu thời đó. Từ sau
thế kỉ thứ XII, sau cuộc chinh phạt ở phía Bắc, Ukraina không còn là một
quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu nữa mà bị chia cắt, Ukraina bị sáp nhập vào
đế chế Nga, vào đế quốc Áo – Hung. Ukraina được thiên nhiên ưu đãi với đất
đai màu mỡ đặc biệt là đất đen. Diện tích đất đen của Ukraina chiếm đến 1/3
diện tích đất đen trên thế giới. Đây là điều kiện rất tốt để phát triển nền kinh
tế nông nghiệp với những nông phẩm như lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hạt
hướng dương, đặc biệt là phát triển ngành chăn nuôi để lấy thịt và lấy sữa. Ẩn
21


sâu trong lòng đất Ukraina là những mỏ than, quặng, dầu mỏ và khí đốt. Đây
là một trong những nhân tố cần thiết cho sự phát triển của nền công nghiệp
quốc gia. Ukraina được biết đến với ngành công nghiệp khai thác than khá
phát triển, có thể sản xuất được than cốc cần cho luyện thép, ngành kim loại
có sắt và ngành kim loại không có sắt. Ukraina đứng thứ tám trên thế giới về
các nhà máy sản xuất thép lớn. Ngành công nghiệp của Ukraina đã sản xuất ra
nhiều sản phẩm công nghiệp như đầu máy Diezen, ô tô, máy kéo, phân bón
và trong lịch sử Ukraina đã từng đứng đầu Châu Âu về sản xuất công nghiệp
và là một trong những trung tâm quan trọng sản xuất công nghiệp quân sự và
nghiên cứu công nghệ cao với các sản phẩm như máy tính... Chiếc máy tính
Xô Viết đầu tiên được chế tạo và lắp đặt ở Học viện Công nghệ Điện tử ở
Kiev và được vận hành từ năm 1950. Ngoài ra Ukraina còn có thế mạnh bởi
các cảng biển lớn, nước sâu...là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế
nuôi trồng thủy hải sản. Chính vì vậy, Ukraina luôn là mục tiêu để các thế lực
đế quốc ở bên ngoài nhòm ngó, thôn tính, kiểm soát và thiết lập nền thống trị.

Thế kỉ XII, Ukraina đặt nền móng cho tính đồng nhất quốc gia của người
Ukraina và người Nga. Sang thế kỉ XIII, khu vực này bị quân Mông Cổ thiết
lập nền cai trị và tàn phá. Sau đó, quốc gia này luôn luôn ở trong tình trạng
chia cắt bởi các đế quốc láng giềng như sự thống trị của đại Đức Lithuani và
của đế chế Nga; cuộc chiến tranh 30 năm giữa Nga – Ba Lan Cossack để nắm
quyền thống trị Ukraina biến đất nước này thành mảnh đất hoang tàn.
Sự phát triển của đất nước Ukraina chuyển sang một giai đoạn mới khi
cuộc Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi (năm 1917).
Hàng thế kỉ Nga và Ukraina đã sống trong một quốc gia, gần gũi với nhau về
văn hóa và ngôn ngữ. Nhưng vai trò của Ukraina và Nga cả trong thành phần
Đế chế Sa hoàng cũng như Đế chế Liên Xô là khác nhau. Trong hàng thế kỉ,
Ukraina đã là một tỉnh bị lệ thuộc và bị điều hành từ trung ương, còn Nga là
22


mẫu quốc. Hàng triệu người Ukraina đã từng mơ ước thấy đất nước mình
được độc lập.Với lòng yêu nước nồng nàn, sự khao khát độc lập, tự do nhân
dân Ukraina đã kiên cường đứng lên chiến đấu, giải phóng dân tộc, giành lại
độc lập, thoát khỏi sự thống trị và kiểm soát của nước Nga Sa hoàng kéo dài
suốt 200 năm. Hội đồng Trung ương Ukraina đã họp tại Kiev và tuyên bố
Ukraina là một nước Cộng hòa độc lập (1918). Nhưng thể chế chính trị đó
không tồn tại được bao lâu. Bởi lãnh thổ Ukraina là nơi diễn ra trận chiến
quyết liệt giữa các lực lượng: Lực lượng theo khuynh hướng dân tộc chủ
nghĩa, Hồng quân, các đội Bạch vệ chống Bônsêvich và đội quân nước ngoài.
Thời kì độc lập đầu tiên của Ukraina lại tận mắt chứng kiến cảnh giết người
hàng loạt. Trên thực tế cảnh giết người này bắt đầu từ năm 1881 tại các thành
phố của Ukraina thuộc Đế chế Nga, nhưng dữ dội nhất là thời kì tồn tại ngắn
ngủi của nước Cộng hòa nhân dân Ukraina (1918 -1921). Đây là thời kì của
các vụ ám sát hàng loạt người Do Thái – là những người đầu tiên của phong
trào dân tộc chủ nghĩa Ukraina. Đến năm 1920, Ukraina lại bị chia cắt làm

bốn. Phái Bônsêvich đã đánh bại các bên tham chiến khác và phần Ukraina
trước đây thuộc Nga, với thủ đô Kiev, được sáp nhập vào Liên Xô. Nhưng
trong lịch sử, đất nước Ukraina vốn bị chia rẽ sâu sắc và luôn luôn bị kẻ thù
nhòm ngó với những cuộc nội chiến liên miên và bi xâu xé bởi các thế lực
ngoại xâm bên ngoài như người Ba Lan, người Séc, người Rumani. Trước
tình hình đó, Chính phủ Cộng sản do Hồng quân hỗ trợ được lập ra ở Kiev.
Tháng 3/1921, các tỉnh phía Tây của Ukraina cũng lần lượt chịu sự kiểm soát
của chính quyền Xô Viết. Năm 1924, Ukraina gia nhập Liên bang Xô Viết.
Trong thời kì đầu của nhà nước Xô Viết, với Chính sách kinh tế mới (NEP)
của Lênin, Ukraina được phát triển kinh tế tư nhân và tiếng Ukraina được sử
dụng rộng rãi trong trường học. Tuy nhiên chính sách này sử dụng không
được bao lâu, khi Stalin lên nắm quyền lãnh đạo đất nước (năm 1924) thì ông
23


×