PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
1.1. Việt Nam ta là một đất nước đa dạng về văn hóa và phong phú về di tích
lịch sử. Đó là bằng chứng về những hoạt động sáng tạo của con người trong
lịch sử từ xưa đến ngày nay. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu
về cội nguồn, về các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước và nhân loại
lại càng trở thành nhu cầu cấp thiết. Di tích lịch sử văn hóa hàm chứa trong
đó những giá trị văn hóa phi vật thể. Chúng được sáng tạo ra trong lịch sử và
cũng sẽ tồn tại lâu dài theo thời gian và trong không gian.
1.2. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng lâu đời, phổ biến
và cũng rất đặc trưng trong đời sống xã hội của cư dân người Việt. Từ lâu, lễ
hội đã trở thành một phần hồn của dân tộc, nó còn là mạch ngầm nuôi dưỡng
đời sống tinh thần của người dân Việt. Lễ hội bao gồm nhiều mặt của đời
sống xã hội nhuwtoon giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, sự tích về các
danh nhân văn hóa, các vị anh hùng có công với dân với nước, các nghi lễ,
các trò chơi dân gian và là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa sản vật.
Lễ hội gắn với bước đi của lịch sử dân tộc, lịch sử một vùng đất,
thông qua lễ hội chúng ta có thể tìm hiểu con người của vùng đất, những giá
trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, tinh thần đoàn kết, tính khoan dung gắn bó
với dân tộc, đề cao truyền thống gia đình, dòng họ và những người có công
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ở nước ta lễ hội truyền thống nói chung đang ngày càng được quan
tâm phục hồi và có sức sống mạnh mẽ. Đông Anh – Hà Nội nằm ở trung tâm
của Đồng Bằng Bắc Bộ là mảnh đất lịch sử gắn với công cuộc dựng nước
thuở ban đầu của cha ông ta tiêu biểu là lịch sử thành Cổ Loa. Trong quần
thể di tích liên quan đến Cổ Loa, người dân Đồng bắc Bắc Bộ phần nhiều
1
biết tới di tích và lễ hội Đền Sái thôn Thụy Lôi – Thụy Lâm – Đông Anh –
Hà Nội.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn, xây dựng và phát huy nền văn
hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều
vấn đề nghiên cứu và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của quê
hương, đất nước. Như vậy việc tìm hiểu nghiên cứu di tích lễ hội Đền Sái sẽ
góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, đồng thời đáp ứng nhu cầu
đời sống tinh thần, tâm linh của người dân trong vùng.
2. Tình hình nghiên cứu
Di tích lịch sử Đền Sái đã tồn tại và phát triển cùng lịc sử vùng đất.
Từ trước cho đến nay di tích và lễ hội nói chung đã được nghiên cứu dưới
nhiều quan điểm. Nghiên cứu về Di tích và lễ hội đền Sái có thể kể tới một
số nguồn tư liệu liên quan:
Di tích lịch sử Đền Sái và lễ hội rước vua giả làng Thụy Lôi [6] do
Ban Quản lý Di tích xã Thụy Lâm huyện Đông Anh chỉ đạo nội dung. Cuốn
sách này giới thiệu cụm di tích lịch sử đền Sái từ đền Thượng, đền Sái, đình
Thụy Lôi và đền thờ Lê Tuấn Mậu
Địa chí Cổ Loa [31], Nxb Hà Nội do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và
PGS.TS Vũ Văn Quân đồng chủ biên có đề cập tới Lễ hội rước vua sống của
đền Sái
Lễ hội Việt Nam [52], Nxb Văn hóa Thông tin do PGS Lê Trung Vũ,
PGS.TS Lê Hồng Lý đồng chủ biên cũng có đề cập khái quát về lễ hội rước
vua của làng Thụy Lôi.
Địa chí tôn giáo, lễ hội Việt Nam [13] Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội
của Mai Thanh Hải cũng đề cập về lễ rước vua sống ở đền Sái.
Cuốn Hội làng Hà Nội [50] do Lê Trung Vũ chủ biên (2006) giới
thiệu một số hội làng tiêu biểu của Hà Nội. Trong đó có bài viết của tác giả
2
Nguyễn Thị Hồng Hạnh với nhan đề: “Hội đền Sái”. Đây cũng là bài viết
trong cuốn Thụy Lâm truyền thống văn hóa và cách mạng [10] do Ủy ban
nhân dân xã Thụy Lâm biên sọan.
Một số công trình đã công bố trên các sách, tạp chí như Trên mảnh đất
Cổ Loa lịch sử [53] của Trần Quốc Vượng, 36 lễ hội Thăng Long [46] do
Quốc văn sưu tầm cũng chỉ giới thiệu sơ lược về lễ hội rước vua xưa.
Từ những nghiên cứu sơ bộ các kết quả của các tác giả đi trước, cho
đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc
về di tích lễ hội đền Sái. Những tư liệu trên sẽ là những tư liệu bước đầu
giúp cho tác giả tham khảo, kế thừa, tiếp thu để triển khai đề tài của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích và lễ hội đền Sái trong đó bao
gồm: Phần di tích tập trung nghiên cứu: lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển
của di tích. Phần lễ hội tác giả tập trung nghiên cứu: nhân vật được tưởng
niệm trong lễ hội, các nghi lễ, trò diễn dân gian hiện đại trong lễ hội…Luận
văn tiếp cận và nghiên cứu di tích đền Sái vì đây là địa điểm diễn ra lễ hội và
vị thần được thờ ở đây cũng chính là vị thần được tưởng niệm trong lễ hội.
3.2. Về không gian tập trung chủ yếu nghiên cứu thôn Thụy Lôi, xã Thụy
Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3.3. Về thời gian, đối với di tích luận văn xác định nghiên cứu lịch sử hình
thành, tồn tại cho đến nay. Đối với lễ hội: luận văn tập trung nghiên cứu sâu
hơn về lễ hội đền Sái xưa, đồng thời nghiên cứu lễ hội đền Sái hiện nay để
nêu bật được những giá trị của lễ hội đền Sái và những vấn đề đặt ra trong
đời sống xã hội.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tư liệu của các tác giả đi trước và giá trị hiện
có của di tích lễ hội đền Sái, luận văn tập chung nghiên cứu:
3
-Nghiên cứu những nét tổng quan về thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm,
huyện Đông Anh thành phố Hà Nội trên các mặt: vị trí địa lý, đặc điểm dân
cư, đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội.
-Nghiên cứu di tích đền Sái – nơi diễn ra lễ hội và các di tích tiêu biểu
khác trong thôn Thụy Lôi
-nghiên cứu lịch sử của đền Sái – vị thần được thờ trong đền Sái
-nghiên cứu nội dung và diễn trình lễ hội đền Sái xưa và nay trên một
số nét cơ bản như: thời điểm diễn ra lễ hội chính, các nghi lễ cơ bản, các trò
diễn tiêu biểu…
Nghiên cứu đánh giá giá trị của di tích – lễ hội và thực trạng, đề xuất
một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích – lễ hội trong
đời sống cộng đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Từ việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, luận
văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: Lịch
sử, mỹ thuật học , dân tộc học, văn học dân gian…
-Sử dụng phương pháp khảo sát, điền dã, quan sát, tham dự, miêu tả,
ghi âm, chụp ảnh quay phim, phỏng vấn nhân dân địa phương để thu thập
thông tin.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu tổng thể về
di tích lễ hội đèn Sái.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về di
tích - lễ hội đền Sái.
-Nghiên cứu về di tích để khẳng dịnh giá trị to lớn về lịch sử và văn
hóa của di tích đền Sái với nhân dân địa phương.
4
-Nghiên cứu lễ hội của đền Sái nhằm phản ánh sắc thái văn hóa riêng
về đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần người dân nơi đây, trên cơ sở đó đề
xuất một số phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích – lễ hội
trong đời sống hiện nay, góp phần làm phong phú thêm sinh hoạt văn hóa
tinh thần của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
-Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu khoa học, góp phần
khẳng định, giới thiệu tuyên truyền cho người dân địa phương hiểu rõ hơn
về giá trị lịch sử văn hóa của đền Sái. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm
bảo vệ giữ gìn di tích – lễ hội cho chính người dân địa phương.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về lịch sử văn hóa làng Thụy Lôi và di tích đền Sái
Chương 2: Lễ hội đền Sái
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của di
tích lễ hội đền Sái.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÀNG THỤY LÔI VÀ DI TÍCH ĐỀN SÁI
1.1.Tổng quan về làng Thụy Lôi
1.1.1.Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Đông Anh là một huyện ngoại thành của Hà Nội. Nằm ở vị trí cửa ngõ
phía Bắc của thủ đô Hà Nội diện tích tự nhiên 18.230 ha. Xưa kia là đất
Phong Khê sau đổi thành đất Tây Vu, Bình Đạo. Thế kỷ thứ IX thuộc châu
Cổ Lâm. Thời tiền Lê thuộc châu Cổ Pháp. Thời Lý thuộc phủ Thiên Đức.
Đến thế kỷ XV còn được gọi là huyện Đông Ngàn và huyện Kim Anh thành
huyện mới Đông Anh, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày 10 tháng 4 năm 1903
Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên có 8 tổng, 54 xã. Năm 1961 huyện Đông
Anh mới được thành lập dựa trên cơ sở của huyện Đông Anh cũ và mở rộng
thêm một xã Yên Lãng gồm 3 xóm Phù Lỗ, Kim Anh và xã Tầm Xá thuộc
quận V của Hà Nội. Hiện nay huyện Đông Anh có 23 xã, 1 thị trấn với 99
thôn. Huyện lỵ của Đông Anh đặt tại thị trấn Đông Anh cách Hà Nội 23 km
theo quốc lộ 3.
Thụy Lâm là một xã lớn ở Đông Bắc huyện Đông Anh. Xã Thụy Lâm
có vị trí địa lý giáp với:
phía Bắc giáp xã Xuân Thu (huyện Sóc Sơn),
phía Nam giáp xã Vân Hà và xã Liên Hà (huyện Đông Anh),
phía Đông giáp xã Yên Phụ và xã Văn Môn ( huyện Yên Phong – tỉnh
Bắc Ninh),
phía Tây giáp xã Xuân Nộn (huyện Đông Anh)
Xã Thụy Lâm nằm dọc theo con sông Cà Lồ quanh năm nước chảy,
phù sa bồi đắp thường xuyên, làm cho đất đai nơi đây luôn màu mỡ, cây cối
tốt tươi. Thụy Lâm có vị trí ngay cạnh sông đất trũng thấp chịu nhiều thiên
tai lụt lội nên người dân nơi đây cũng lo việc đắp đê, làm thủy lợi và tưới
6
tiêu. Từ xưa, nhân dân chủ yếu làm ruộng… Về thủ công nghiệp có các nghề
như thợ mộc, thợ nề, nghề dệt đặc biệt làng còn được biết đến với rất nhiều
người buôn bán giỏi.
Về địa hình, nhìn chung xã Thụy Lâm tương đối bằng phẳng. xã được
hình thành trên vùng đất cổ xứ kinh Bắc rất lâu đời. Phía Đông Bắc là kinh
đô Cổ loa – của Thục Phán An Dương Vương. Với vị thế có rừng rậm hiểm
trở, nằm trên trục đường như Nguyệt – Thăng Long nên mảnh đất này từng
có nhiều huyền thoại và các sự kiện lịch sử về dựng nước và giữ nước từ
buổi bình minh của dân tộc. Thụy Lâm có ngọn núi Sái, đây là ngọn núi cao
nhất của Thất Diệu Sơn. Tọa trên núi là Cung Kim Khuyết tức đền Sái thờ
Đức Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thánh tối thiêng của đạo Lão và một
trong bốn vị trấn giữ đất Thăng Long.
Theo sách Thụy Lâm truyền thống văn hóa và cách mạng [10], thời cổ
sơ, Thụy Lâm là rừng rậm đầm lầy. Chứng tích về rừng rậm còn ghi trong
tên làng “ Bằng Lâm” tức “rừng đồng bằng”. Những chứng tích về đầm lầy
là những dãy ao mà đê và bờ vùng đã tách khỏi dòng sông mẹ. Khí hậu nơi
đây mang tính chất khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng năm đến tháng
10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt mưa nhiều. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
là mùa đông, thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn ẩm ướt.
Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp nên tạo cho Thụy Lâm có bốn mùa
phong phú: xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ trung bình hằng năm là 25 – 27 độ
với lượng mưa 1600 – 1800 mm trong năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng như cây lúa,
cây rau màu, cây ăn quả…
Thụy Lâm là nơi tiếp giáp giữa ba huyện: Yên Phong – Đông Ngàn và
Kim Anh ( nay là huyện Sóc Sơn). Sông Cà Lồ chảy qua xã Thụy Lâm là
7
ranh giới tự nhiên giữa xã Thụy Lâm với xã Xuân Thu, đây cũng là ranh giới
giữa huyện Đông Anh Với huyện Sóc Sơn. Sông bắt nguồn từ dãy Thằn Lằn
Xưa kia, sông là tuyến đường thủy quan trọng để ngược lên vùng núi
Vĩnh Yên, Tuyên Quang; xuôi về phía Nam xuống Lục Đầu giang ra
biển.Tuyến đường đê chạy theo sông cũng sớm được hình thành. Các thôn
xóm nằm ở bờ nam sông Cà Lồ tạo nên phong cảnh hữ tình.
Như vậy với vị thế “ nhất cận thị nhị cận giang” do thiên nhiên ban
tặng, môi trường sinh thái đặc thù ấy đã có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa
– xã hội của làng Thụy Lôi ảnh hưởng cả sự lựa chọn thần linh và đời sống
tín ngưỡng. Đó còn là cả sự phát đạt về học hành, sự phong phú về đời sống
tinh thần của cư dân nơi đây, …cũng có nhiều phần bắt nguồn từ vị thế địa
lý và điều kiện tự nhiên nơi ấy.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Các nguồn tư liệu đã khẳng định, các làng thuộc xã Thụy Lâm ngày
nay gắn liền với lịch sử dựng nước Văn Lang của cha ông ta từ thời các vua
Hùng, được tiếp nối vào thời nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương
Vương. Điều này được thể hiện trước hết ở việc các làng đều có tên nôm.
“Làng Thụy Lôi có tên Nôm là làng Nhội – một loài cây mộc, hoa đỏ thắm.
Có lẽ xa xưa, trong khu vực của làng có nhiều cây này nên làng có tên như
vậy. Sau khi người Hán vào nước ta mới phiên âm “Nhội” thành “Lôi”. Tên
làng gọi theo âm Hán Việt là “Ma Lôi”. Theo các cụ trong làng, chữ “Ma”
có hai nghĩa: một nghĩa là cây ma – một loại cây gai, vỏ có thể làm sợi để
dệt vải (Phải chăng cái tên đã liên quan đến nghề dệt vải khổ hẹp của làng
xưa kia) một nghĩa nữa là ma quỷ. Có lẽ khi người Hán vào đã nghe được
chuyện về An Dương Vương xây thành Cổ Loa bị ma quỷ quấy nhiễu (tức
Bạch kê tinh) mà gọi như vậy. Về sau, làng được đổi tên thành Xuân Lôi
8
( sấm ra vào mùa xuân), với ý nghĩa cầu nước, cầu mưa thuận gió hòa của cư
dân nông nghiệp lúa nước.
Năm 1876, nhà Nguyễn cho lập huyện Đông Anh, tên Xuân Lôi được
đổi tên thành Thụy Lôi với nghĩa tiếng sấm tốt lành. Đất Xuân Lôi từ xưa đã
được biết tới trong giai thoại với câu đố:
“Lác đác mưa sa làng Hạ Vũ
Ầm ì sấm dậy đất Xuân Lôi”
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, cuối thế kỷ XI,
làng Thụy Lôi cũng có một vị trí khá quan trọng trong chiến tuyến sông Cầu.
Các làng khác thuộc xã Thụy Lâm đến nay còn lưu truyền câu ca dao phản
ánh về việc này:
“ Đánh giặc thì đấnh qua sông
Đừng đánh qua đồng nát lúa người ta
Đánh giặc thì đánh qua Xà
Đừng đánh qua Nhội nát nhà Kẻ Đâm”
Câu ca dao trên đã nêu tên các địa danh đó là Xà (làng Phương La),
Nhội – tên nôm của làng Thụy Lôi và Kẻ Đâm là làng Thư Lâm ngày nay
Như vậy có thể nói núi Thất Diệu, đền Sái đã góp phần viết lên bản
anh hùng ca dựng nước ở thế kỷ III TCN và bản anh hùng ca dựng nước ở
thế kỷ XI.
Xưa kia, làng sầm uất với nghề dệt vải khổ hẹp cổ truyền, trong làng
luôn lách cách tiếng thoi dệt vải vọng từ nhà này sang nhà khác. Ngoài đồng
khi thì lúa chiêm làm mùa, khi thì trồng bông trồng mầu. Rồi những ngày
làng vào hội tưng bừng, với những tiếng trống chèo, đám võ vật, hội rước
Vua sống (Vua giả) rực rỡ tán vàng, lọng xanh trống chiêng đậy đất, cờ xí
rợp trời làm sống lại khí thế hào hùng thời Thục Vương dựng nước.
9
Ngày nay, về với đất Thụy Lâm ta như thấy được sự chuyển mình
mạnh mẽ của xóm làng nơi đây. Đường làng ngõ xóm, đời sống kinh tế xã
hội từng bước được cải thiện và nâng cao.
1.2. Đời sống kinh tế và văn hóa xã hội
1.2.1 Đời sống kinh tế
Thụy Lâm là một xã có nền nông nghiệp nhỏ với 1637 ha đất tự
nhiên. Đất canh tác màu mỡ gồm ruộng đường (đồng cao), ruộng trũng
(đồng sâu) và đa số dân cư nơi đây sống nhờ vào nghề nông. Với một nền
nông nghiệp nhỏ, phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên hơn chín mươi phần
trăm trông chờ vào nước trời. Người dân nơi đây xa xưa làm ruộng mà thấp
thỏm bao nhiêu thứ trông: trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông
gió.... Hạn hán kéo dài thì làm lễ cầu mưa, sâu keo phá lúa thì làm lễ tiễn
trùng, nước sông lên to thì làm lễ tế thủy thần. Số diện tích chỉ cấy một vụ
lớn: ruộng cao thì một vụ mùa; ruộng thấp thì làm một vụ chiêm; dưới bãi
trồng ngô, lạc, khoai lang, mỗi năm một vụ.
Tuy nhiên do bản chất cần cù, chăm chỉ có kỹ thuật canh tác tốt cộng
với đất đai màu mỡ phì nhiêu nên xã Thụy Lâm nói chung và làng Thụy Lôi
nói riêng đạt năng xuất lúa hoa màu khá cao. "Những năm phong đăng hòa
cốc, năng xuất lúa lên tới 2,7 tấn/ha một vụ; năng xuất hoa màu khá cao:
khoai lang1,5 tạ/ha, ngô đạt 1,2 tạ/sào.
Ngoài nông nghiệp, cư dân các làng còn phát triển một số nghề thủ
công. Trước đây, làng Thụy Lôi có nghề dệt, sản phẩm là vải khổ hẹp (mỗi
khổ rộng 2 tấc - tức 40cm, dài 2m). Để dệt được một khổ vải, phải qua nhiều
công đoạn: ngâm sợi, đạp sợi, phơi khô, đánh ống, mắc, cuốn cửi đơm
khuôn, mó go, song khuôn, lên khuôn, đánh suốt và dệt. Nghề dệt huy động
sức lao động của cả gia đình, mỗi người một công đoạn, trong đó nữ giới
đảm nhiệm các việc liên quan đến làm sợi và dệt. Bình quân mỗi ngày mỗi
10
gia đình dệt được một khổ vải; số tiền lãi đủ để chi phí cho các việc chi tiêu
trong gia đình, phụ trợ cho nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp. Vào những
năm 40 của thế kỷ XX cả làng có tới 500 hộ làm nghề với 750 khung dệt.
Nhà ít nhất cũng có một khung cửi, nhiều nhà có đến hai, ba. Với những gia
đình không có ruộng hoặc không đủ ruộng cày cấy nghề dệt là một cứu cánh
cho đời sống của họ. Làng trên xóm dưới ngày ngày rộn tiếng thoi đưa; bờ
ao ngoài bãi trắng một màu của sợi của vải. Nghề dệt cũng tạo ra một số nét
riêng trong phong tục và nếp sống của làng: nam giới đảm nhiệm hầu hết các
công việc đồng áng để phụ nữ chuyên tâm vào dệt, con gái từ 7 đến 8 tuổi đã
giúp bố mẹ quay xe, lọc sợi, 13 tuổi được mẹ dạy dệt để 16, 17 tuổi dệt
thành thạo; khi về nhà chồng được bố mẹ cho một khung cửi, một súc sợi
làm vốn; với những vợ chồng nghèo được cha chú, cô bác cấp vốn cho làm
ăn những ngày đầu tạo lập cuộc sống gia đình.
Ngoài dệt dân làng Thụy Lôi xưa còn phát đạt với nghề mộc. Tại đây
có nhiều cửa hàng bán gỗ, xuất hiện nghề cưa xẻ, đóng sũ (áo quan). Trên
bến sông thường xuyên có hàng chục cặp thợ xẻ. Đến nay, nghề buôn gỗ
không còn duy trì nhưng nghề cưa xẻ vẫn còn tồn tại. Thợ xẻ Thụy Lôi có
mặt ở khắp các làng quê trong huyện Đông Anh và một số huyện xung
quanh lên cả tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Yên Bái. Ngoài ra Thụy lôi còn có nghề
nề, đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong thôn.
Về thương nghiệp, cách đây chừng 250 năm, các làng trong xã có
kinh tế ổn định nên 3 làng có chợ đó là Thụy Lôi, Đào Thục và Cổ Miếu.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh nhất là sự tàn phá của giặc Cờ
Vàng, Cờ Đen từ những năm 60 của thế kỷ XIX trở đi, chợ của hai làng Đào
Thục và Cổ Miếu không được duy trì chỉ còn chợ của làng Thụy Lôi. "Trước
đây chợ họp ở trên đê, kéo dài một đoạn đường đầu làng. Dưới chợ là bến
sông. Chợ có ba quán ngói dành chop các hàng thịt và hàng xén; các mặt
11
hàng khác được bày bán trong các lán gianh hoặc ngoài trời. Chợ họp một
tháng 12 phiên vào các ngày 2, 5, 8, 10. Sản phẩm được bán ở chợ ngoài
nông sản, thực phẩm còn có vải Nhội" [10,tr.35]
Ngoài việc trao đổi hàng hóa ở chợ, một số người dân làng Thụy Lôi
còn tận dụng bến sông Cà Lồ (xóm Bến) và sông đi buôn đường dài. Họ
buôn một số mặt hàng như vôi từ Đáp Cầu về, buôn than từ Uông Bí lên;
buôn gỗ tre từ Bắc Cạn, Thái Nguyên theo dòng sông Công xuôi về. Vôi và
than thường chuyên chở bằng thuyền, mỗi thuyền một mũi, một lái và 3 - 4
chân sào. Tre gỗ đóng bè, bình thường mỗi bè có hai người kéo (một khoát
đầu một khoát đuôi) và tùy theo bè lớn hay nhỏ mà có nhiều hay ít chân sào.
"Trước Cách mạng Tháng Tám 1945 một số người buôn có tiếng trong làng
như Trần Đức Hảo, Ngô Đắc Chính, Ngô Đắc Các buôn gỗ, Trần canh buôn
vôi, Lê Quang Duyệt buôn than, lê Vỹ Xuân buôn nứa gỗ. những người này
đều giàu có, nhiều ruộng, mua được chức danh, ngôi thứ trong làng" [10,
tr.36]
Bến Nhội, một thời gian dài "trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập,
đủ các lâm thổ sản từ rừng về, thủy hải sản từ biển lên, các sản phẩm thủ
công từ đủ các vùng quê về tụ hội. Các cửa hàng bán than, bán vôi, muối
nước mắm, ...đến tận gốc đa Hàng Bát và bài tự ở phía Đông, đến trạm bơm
ngày nay ở phía Tây. Hàng chục hộ nông dân nghèo gồng thuê, gánh mướn
làm kế sinh nhai. họ chuyển gỗ nứa, than, nước mắm... từ sông lên bến và từ
đó đi các nơi theo yêu cầu của khách hàng.
Từ khi hòa bình lập lại ở miền Bắc cho tới nay, được sự quan tâm của
huyện Đông Anh, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã Thụy Lâm đã
phát triển xây dựng một hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu mới phục
vụ cho nông nghiệp. Theo báo cáo kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm
2011 của UBND xã Thụy Lâm, sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất
12
gieo trồng đạt 1218 ha năng xuất lúa ước tính đạt 39.4 tạ/ha, cơ cấu cây
trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng diện tích lúa nếp và vụ mùa.
Theo báo cáo dân số Thụy Lôi (năm 2010) có 8500 nhân khẩu chiếm
50% dân số toàn xã. Đó cũng là nguồn nội lực kinh tế cho xã. Ngoài nông
nghiệp, hiện nay các họ dân cũng phát triển mạnh các nghề thủ công nghiệp;
một số nghề như nghề mộc, chế tác đồ gỗ mỹ nghệ, cưa xể gỗ... đều phát
triển. Hiện có khoảng trên 30% hộ dân mở xưởng sản xuất gia công đồ gỗ
như bàn, ghế, sập thờ, tủ trà, hoành phi câu đối... phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Toàn dân ước tính 70 - 75% hộ dân làm nghề đục, chạm,
chế tác đồ gỗ mỹ nghệ, cưa, xẻ... Đây là một trong những ngành nghề phụ
đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. Mức lương lao động từ nghề
phụ trong thôn bình quân trên 1500 000đ/tháng. Thụy Lôi đã biết khai thác
thế mạnh của địa phương, phát triển tiểu thủ công nghiệp làm mũi nhọn để
phát triển kinh tế; phát triển nông nghiệp làm nền để ổn định đời sống từ đó
tập trung phát triển các ngành nghề khác. Vì thế số hộ giàu, khá trong thôn
ngày càng nhiều bộ mặt của thôn ngày một đổi mới. các di tích lịch sử văn
hóa được tu bổ, công trình phúc lợi được mở mang, hoạt động văn hóa tinh
thần càng phong phú. Nhân dân cũng phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng và chính phủ.
Xưa kia, dân làng Thụy Lôi chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp nên hai
yếu tố đất, nước là cần thiết và đòi hỏi phải có mưa thuận gió hòa. Điều ấy
đã tạo ra tâm lý ứng xử có văn hóa với môi trường, trong sinh hoạt cộng
đồng thể hiện ở đặc trưng của một nền văn minh nông nghiệp. Thụy Lôi lại
có vị thế "nhất cận thị, nhị cận giang" nhờ có con sông Cà Lồ lại thêm chợ
Nhội giúp việc trao đổi hàng hóa được thuận lợi. Đó cũng là những thế
mạnh để khai thác toàn diện về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và
13
thương nghiệp. Bởi thế đời sống vật chất ấy cũng góp phần quan trọng chi
phối đời sống tinh thần của cư dân nơi đây.
1.2.2. Thành phần dân cư
Do tính chất của cư dân nông nghiệp cần phải có sự gắn bó đoàn kết
cộng đồng khắc phục thiên nhiên nên người dân nơi đây rất gắn bó với nhau.
Các làng xã Thụy Lâm trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, các
làng xã sớm định hình với cơ cấu tự quản chặt chẽ, gồm nhiều thiết chế tổ
chức khác nhau: gia đình, dòng họ, xóm ngõ, bộ máy quản lý cùng các
phường hội.
Sự tồn tại và phát triển của dòng họ là một trong những yếu tố quan
trọng trong kết cấu của làng Việt qua các thế hệ, các thời kỳ đã tạo nên sự
hình thành và phát triển của làng xã.
Làng Thụy Lôi là nơi cư tụ của 57 dòng họ khác nhau, gồm 15 họ
Nguyễn, trong đó Nguyễn Hữu là đông đinh nhất; 13 họ Ngô (họ Ngô Đắc
đông nhất); 11 họ Lê (Lê Tuấn đông nhất); 3 họ màu (họ Màu Minh đông
nhất) và các họ Tô, Chu, Vũ, Trương, Ngọ, Lại. Các họ Nguyễn Thạch, Lê
Tuấn nay đổi thành Đỗ Đình được coi là những dòng họ lâu đời nhất làng.
Theo các bậc cao niên trong làng Thụy Lôi, xa xưa quanh làng này
còn có hai cụm dân cư khác nhau là làng Vai Sái và làng Điếm Đông
- Làng Vai Sái ở phía sau núi Sái (từ khu vực nghĩa trang Thụy Lôi về
Cầu Trà). Vết tích của khu cư trú còn lại là những lớp dày các mảnh chum
vại cốc chén bát địa ở dưới lòng đất. cách đây khoảng trên dưới 300 năm,
phần lớn dân làng chuyển về Xà (huyện Yên Phong), một phần chuyển về
khu Đình Cầu, sau chuyển về khu Tây làng Thụy Lôi.
- Làng Điếm Đông ở gần đền Cò Đẻ (đền Trung. Về sau phần lớn dân
làng chuyển về khu Đông (khu 5) làng Thụy Lôi. Dấu tích của khu cư trú
này là các địa danh như Giếng Vuông, Cầu Đá (nhà cầu nghỉ mát bằng đá)
14
Khu cư trú của làng Thụy Lôi chạy dài hàng cây số và vuông góc với
đường đê sông Cà Lồ. Trước cách mạng tháng Tám 1945 làng Thụy Lôi là
một khối thống nhất, dân làng ở hai phía đầu đình hiện nay. Về sau không rõ
từ bao giờ làng Thụy Lôi được phân thành hai khối, dân làng gọi là thôn
Đông và thôn Đoài hai thôn này cách nhau vài thửa ruộng, địa giới của các
thôn chỉ có tính tương đối không được xác định rõ ràng do mỗi thôn gồm
bốn giáp (Đông, Nam, Đoài, Bắc). Con trai sau khi sinh ra vào ngày Sóc
(ngày mồng một) hoặc ngày vọng (ngày rằm) gần nhất sửa một gồm một con
gà(không có xôi) lên đình để xin nhập làng, vào giáp. Ngôi thứ trong giáp
gắn với các nghĩa vụ phải thực hiện được tính từ đây. Tuy nhiên, trong điều
kiện khó khăn xưa kia có một số gia đình không cho con vào giáp ngay sau
khi sinh mà phải chờ khi đứa trẻ đã lớn và khỏe mạnh. Tuổi của mỗi trai
đinh trong giáp được tính từ khi vào giáp. Vì vậy có những người lớn hơn
vài tuổi nhưng vẫn có ngôi thứ ngang hàng, thậm chí còn thấp hơn người ít
tuổi. về sau bốn giáp Đông, Nam, Đoài, Bắc phát triển thành tám giáp, mỗi
giáp thường gồm nhiều trai đinh của nhiều gia đình thuộc các xóm ngõ khác
nhau. Đây là hiện tượng phát triển và phân chia làng theo giáp không phổ
biến ở các làng xã trên vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Khi có cuộc họp của làng tại đình, trai đinh của thôn Đông ngồi ở nửa
đình bên trái, trai đinh thôn Đoài ngồi ở nửa đình bên phải.
Tổ chức hội tháng Giêng theo quy định luân phiên: thôn Đoài làm lễ
thỉnh sinh ngày mồng 10, đi lễ ngày 11 và hành lễ ngày 12. Mỗi lễ này ở
thôn Đông diễn ra sau thôn Đoài một ngày.
“Tuy nhiên, sự phân chia thành hai thôn trên chỉ liên quan tới việc tổ
chức hội rước vua vào tháng riêng là chính [10, tr. 42]. Còn thực tế hai thôn
vẫn chung đình, chung thành hoàng, chung bộ máy điều hành việc làng.
Dưới chế độ phong kiến còn có “Hội đồng kỳ mục” bao gồm những người
15
có bằng sắc chức tước, các quan lại về hưu cùng với các chánh phó lý trong
làng. Người đứng đầu hội đồng kỳ mục là tiên chỉ.
Theo số liệu điều tra năm 2010, thôn Thụy Lôi có 8500 nhân khẩu
chiếm 50% dân số xã, do UBND xã quản lý. Làng có 13 xóm, mỗi xóm đều
có xóm trưởng giúp việc cho trưởng thôn.
Ngày nay thôn còn có chi bộ Đảng, các đoàn thể như hội cựu chiến
binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, tổ liên gia, mặt trận…
chăm lo phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Với truyền thống và tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt,
họ cùng nhau làm ăn, cùng nhau bảo vệ xóm làng quê hương cùng nhau tạo
dựng nên những thuần phong mỹ tục nơi đây, cùng nhau hội hè đình đám
trong mỗi độ tết đến xuân sang.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức làng
Các làng xã Thụy Lâm trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp lúa
nước, các làng xã sớm định hình với cơ cấu tự quản chặt chẽ, gồm nhiều
thiết chế tổ chức khác nhau: gia đình, dòng họ, xóm ngõ, bộ máy quản lý
cùng các phường hội.
Làng Thụy Lôi là nơi cư tụ của 57 dòng họ khác nhau, gồm 15 họ
Nguyễn, trong đó Nguyễn Hữu là đông đinh nhất; 13 họ Ngô (họ Ngô Đắc
đông nhất); 11 họ Lê (Lê Tuấn đông nhất); 3 họ màu (họ Màu Minh đông
nhất) và các họ Tô, Chu, Vũ, Trương, Ngọ, Lại. Các họ Nguyễn Thạch, Lê
Tuấn nay đổi thành Đỗ Đình được coi là những dòng họ lâu đời nhất làng.
Theo các bậc cao niên trong làng Thụy Lôi, xa xưa quanh làng này
còn có hai cụm dân cư khác nhau là làng Vai Sái và làng Điếm Đông
- Làng Vai Sái ở phía sau núi Sái (từ khu vực nghĩa trang Thụy Lôi về
Cầu Trà). Vết tích của khu cư trú còn lại là những lớp dày các mảnh chum
vại cốc chén bát địa ở dưới lòng đất. cách đây khoảng trên dưới 300 năm,
16
phần lớn dân làng chuyển về Xà (huyện Yên Phong), một phần chuyển về
khu Đình Cầu, sau chuyển về khu Tây làng Thụy Lôi.
-Làng Điếm Đông ở gần đền Cò Đẻ (đền Trung. Về sau phần lớn dân
làng chuyển về khu Đông (khu 5) làng Thụy Lôi. Dấu tích của khu cư trú
này là các địa danh như Giếng Vuông, Cầu Đá (nhà cầu nghỉ mát bằng đá)
Khu cư trú của làng Thụy Lôi chạy dài hàng cây số và vuông góc với
đường đê sông Cà Lồ. Trước cách mạng tháng Tám 1945 làng Thụy Lôi là
một khối thống nhất, dân làng ở hai phía đầu đình hiện nay. Về sau không rõ
từ bao giờ làng Thụy Lôi được phân thành hai khối, dân làng gọi là thôn
Đông và thôn Đoài hai thôn này cách nhau vài thửa ruộng, địa giới của các
thôn chỉ có tính tương đối không được xác định rõ ràng do mỗi thôn gồm
bốn giáp (Đông, Nam, Đoài, Bắc) mỗi giáp thường gồm nhiều trai đinh của
nhiều gia đình thuộc các xóm ngõ khác nhau. Đây là hiện tượng phát triển và
phân chia làng theo giáp không phổ biến ở các làng xã trên vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
Khi có cuộc họp của làng tại đình, trai đinh của thôn Đông ngồi ở nửa
đình bên trái, trai đinh thôn Đoài ngồi ở nửa đình bên phải.
Tổ chức hội tháng Giêng theo quy định luân phiên: thôn Đoài làm lễ
thỉnh sinh ngày mồng 10, đi lễ ngày 11 và hành lễ ngày 12. Mỗi lễ này ở
thôn Đông diễn ra sau thôn Đoài một ngày.
“Tuy nhiên, sự phân chia thành hai thôn trên chỉ liên quan tới việc tổ
chức hội rước vua vào tháng riêng là chính [10, tr42]. Còn thực tế hai thôn
vẫn chung đình, chung thành hoàng, chung bộ máy điều hành việc làng.
Dưới chế độ phong kiến còn có “Hội đồng kỳ mục” bao gồm những người
có bằng sắc chức tước, các quan lại về hưu cùng với các chánh phó lý trong
làng. Người đứng đầu hội đồng kỳ mục là tiêu chí
17
Là vùng quê thuộc xứ kinh bắc xưa kia, Thụy Lôi ngày nay có truyền
thống học hành khoa cử. Xã “Thư Lâm” (rừng sách) đã phản ánh một phần
truyền thống này. Dưới thời phong kiến, cả xã Thụy Lâm có 5 người đỗ đại
khoa, riêng làng Thụy Lôi đã chiếm 4 người, người làng Thụy Lôi sớm gia
nhập hàng ngũ những người đỗ đạt, tất cả họ đều đỗ vào thời Lê sơ trong đó
3 người đỗ dưới thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) giai đoạn đỉnh cao của
khoa cử Nho học Việt nam với tên gọi khoa cử Hồng Đức.
Người ở thôn Thụy Lôi đầu tiên đỗ đạt đó là Nguyễn Thạch Trụ
(1441) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ, xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu
Quang Thuận, đời vua Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Tả Thị quan bộ
Lại. Người đỗ thứ hai ở làng Thụy Lôi đó là Ngô Trinh Chấp, đỗ Đệ tam
giáp đồng Tiến Sỹ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức, đời vua
Lê Thánh Tông năm (1478).
Người đỗ thứ ba là Lê Tuấn Mậu đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân
khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông (năm
1490).Về sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Hộ, kiêm Đô Ngự sử
Người thứ tư là Ngọ Cương Trung đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất
thân khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận đời vua Lê Tương Dực (1511)
làm quan tới chức Giám sát Ngự sử.
Ngày nay Thụy Lôi cũng là cái nôi sản sinh ra nhiều kỹ sư, bác sỹ,
dược sỹ, nhà văn, nhà báo… phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.
Ở làng Thụy Lôi ta còn thấy có các điếm ở mỗi xóm, nhà thờ họ…
Mỗi thiết chế kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian ấy có một vị trí và vai
trò khác nhau trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
Đình Thụy Lôi một hình ảnh tiêu biểu của cư dân đồng bằng Bắc Bộ
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại xưa kia đình Thụy Lôi nằm bên con
đường chính đi từ huyện lỵ Đông Anh vào hiện nay vẫn còn dấu tích ở các
18
địa danh như ruộng mé đình, ao mé đình…Ngôi đình cũ nằm ở giữa hai thôn
Đông và thôn Đoài tục gọi là làng Trên và làng Bến. Tương truyền ngôi đình
là dinh của vua Thục khi về bái yết Huyền Thiên Trấn Vũ.
Lúc đầu đình ở vị trí như ngày nay, sau khi làng bị giặc Cờ Vàng tàn
phá (1862) đình được chuyển về Ao Đải, đến năm 1931 đình lại được
chuyển về vị trí hiện nay.
Năm 2009, đình được nhà nước đầu tư lớn, xây dựng hầu như toàn bộ
nên các kiến trúc và điêu khắc cũ gần như không còn, đình nhìn hướng Tây
Nam gồm 7 gian 2 dĩ gắn với hậu cung. Đây là ngôi đình lớn nhất của huyện
Đông Anh
Làng Thụy Lôi có ngôi đền Sái tọa lạc ở sườn núi phía Nam. Theo
quan niệm phong thủy dân gian đền và núi đều ở thế “quy xà hợp hình” (rắn,
rùa cùng quy tụ). Theo tương truyền đền được An Dương Vương xây dựng
để ghi nhớ công ơn của Thánh Trấn Vũ đã giúp vua dựng được thành Cổ
Loa. Ban đầu, di tích này được gọi là “Kim Khuyết Cung”, đến năm Hưng
Trị thứ ba năm Canh Dần 1590, gọi là “quán Chân Linh” song từ lâu dân
làng trong vùng quen gọi là đền Sái.
Đền Sái là một phức thể các công trình thờ cúng của Phật giáo, Đạo
giáo và tín ngưỡng thờ mẫu đền được tu bổ lại vào năm Nhâm Ngọ niên hiệu
Bảo Đại (năm 1942).
Từ ngoài vào là tam quan của đền. Tam quan của đền được dựng theo
lối cổ, có nhiều bậc lên xuống, gồm 3 cửa chính, 2 cửa phụ nên còn gọi là
ngũ môn quan. Qua cổng ngũ môn là gác chuông gồm 5 gian vững chãi với
mái đao cong tạo vẻ đẹp cổ kính cho di tích. Sau gác chuông là nhà Kính
Thiên. Đây cũng là công trinh độc đáo. Tiếp đến là tiền tế, tiền đường và hậu
cung. Phía trên hậu cung là đền Sái. Ngang chùa về phía tay phải là nhà
mẫu. Ngoài ra còn có nơi thờ Quan Vân Trường, ban cô và ban cậu.
19
Đền Sái với thiết kế công trình kiến trúc nằm kế tiếp nhau, công trình
sau cao hơn công trình trước theo thế thoải của sườn núi. Dáng vẻ của mỗi
công trình khác nhau nhưng đan xen hài hòa trong khôn gian rộng thoáng
của di tích. Xung quanh đền Sái còn có nhiều địa danh gắn với các di tích
dân gian liên quan đến bạch kê Tinh trên núi Sái như Đò Lo, Chợ Chờ, Núi
Sái đã đi vào lịch sử gắn với Loa thành và cuộc kháng chiến của quân dân
Âu Lạc trước Công nguyên.
Ngoài đền Sái, làng Thụy Lôi còn có một số ngôi đền khác, mỗi đền
thờ một vị thần.
Đền Thượng: tọa lạc cách đền Sái khoảng 150 mét về phia Đông gồm
hai tòa tiền và tiền tế, mỗi tòa năm gian cấu trúc chữ “Nhị”. Đền thờ Chân
Lại Cao Sơn Đại Vương.
Đền Trung: còn gọi là đền Cò Đẻ, đền thờ Đông Hải đại vương –
Đoàn Thượng. Khuôn viên đền nằm trên đường quốc lộ 3B.
Đền Thủy: ở bên cạnh đền Tiết Nghĩa, thờ Tam giang đại vương
Trương Hống, Trương Hát, do chiến tranh đền đã bị phá hủy từ năm 1968.
Đền Tiết Nghĩa: nay thuộc khu 5 thôn Thụy Lôi đền thờ hoàng giáp
Lê Tuấn Mậu. Theo lưu truyền, sau khi Mạc Đăng Dung thiêu sống ông, tro
than thân thể ông bay tụ vào khu vực cánh đồng Kênh ở bờ hữu sông Cà Lồ
đân làng thương tiếc ông nên lập đền thờ ngay tại đó, chính là ngôi đền hiện
nay, đền có kết cấu chữ “Đinh”, gồm tiền đường ba gian, nối với hậu cung
ba gian. Năm 2010 đền được nhà nước tu bổ cùng với di tích khác trong cụm
di tích của xã.
Đình Thụy Lôi cùng đền Sái, đền Thượng và đền thờ Hoàng Giáp Lê
Tuấn Mậu đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số
15/VHQĐ ngày 27 tháng 1 năm 1986 của Bộ trưởng Bộ VHTT
20
Người dân làng Thụy Lôi quan niệm, bốn đền trên đây bảo vệ khu cư
trú của làng từ bốn phía. Đền Sái ở phía Bắc, đền Trung ở phía Nam, đền
Thượng ở phía Đông, đền Thủy ở phía Tây. Nhờ có sự che chở của bốn vị
thần này làm cho cuộc sống của dân làng luôn được tốt lành. Theo các vị cao
niên trong làng đây có thể được ví như “ tứ trấn” của làng Thụy Lôi, và cũng
theo ý kiến của các cụ cao niên, các vua nhà Lý đã vận dụng mô hình Thụy
Lôi tứ trấn này để dựng kinh thành Thăng Long về phương diện tâm linh.
Về tục của làng có điểm đáng chú ý nữa đó là khi có cuộc họp làng tại
đình, trai đinh thôn Đông ngồi ở nửa đình bên trái, trai đinh thôn Đoài ngồi
ở nửa đình bên phải.
Lệ làng cũng quy định vào kỳ hội tháng Giêng, mỗi thôn đảm nhiệm
các vai gắn với các công việc sau:
-Thôn Đoài: đảm nhiệm các vai vua Thục, chúa, quan trấn thủ, quan
đề lĩnh, quan tán lý, quan thự vệ.
-Thôn Đông: đảm nhiệm các vai vua, quan thự vệ, và quan trấn thủ.
Trai đinh sinh ra ở làng Thụy Lôi phải gánh vác nghĩa vụ rất nặng nề. Sau
khi vào làng theo số hàng giáp, mỗi người phải đảm nhiệm một vai và phải
thực hiện các nghĩa vụ sau:
-Một lần góp gạo để thổi cơm thờ vào hội tháng Chín của làng. Tuy số
gạo chỉ có một đấu (khoảng 0,6kg) nhưng vì là gạo để thổi cơm thờ, mang
tính thiêng rất cao nên phải xay giã cẩn thận, trước đây công việc này phải
nhờ người làm rất tốn kém.
Thổi xôi thờ vào dịp hội làng tháng Chín để làm phần cho thân nhân
những người đặt hậu làng và hậu Phật (mỗi năm mỗi giáp phải có một bàn
bốn người làm việc này)
Làm quan viên, làm vua và làm chúa. Việc này liên quan đến nghĩa vụ
của hai thôn Đông và Đoài trong lễ hội rước vua sống.
21
-Riêng với nhữn người đầu phe (có nhiệm vụ giữ sổ nhân đinh của
giáp) chịu trách nhiệm theo dõi, phân công các trai đinh trong giáp đảm
nhiệm các nghĩa vụ theo lượt.
Lệ làng cũng quy định, các đinh nam đến tuổi 55 đã lo được cỗ chay,
cỗ mặn được gọi là quan thượng thính. Đến 60 tuổi được đóng làm quan tứ
trụ. Quan tứ trụ được chia làm 4 người:
-Quan trấn thủ: là người trấn ải biên thùy, hàng năm được triệu về
trông nom thành, để vua xa giá bái yết Đức Thánh trấn
-Quan tán lý: là người được bàn bạc công việc lớn của triều đình, hộ
giá vua đi bái yết Thánh.
-Quan đề lĩnh: là người lĩnh ấn tiên phong thi hành nhiệm vụ
-Quan thự vệ: là người bảo vệ vua
Mỗi ông quan phải nuôi một ông lợn đô để tế thánh. Sau 4 năm làm
quan mới được đóng làm chúa. Xưa kia, vai chúa phải tự sắm lấy trang phục.
Trang phục gồm: quần trắng, áo thụng, giầy, kiếm…đều màu vàng, phải
nuôi bò đô cho làng làm lễ; được làng cấp cho một đến hai mẫu ruộng để bù
cho các khoản chi phí trong ngày hội rước vua.
Một hiện tượng nổi bật trong quan hệ ruộng đất và việc thờ thần có
một hiện tượng là có một diện tích khá lớn ruộng công, trong đó có một bộ
phận khá lớn là quan điền tức ruộng của nhà nước giao cho các làng xã
quản lý hoặc ruộng của các cá nhân đặt hậu cho làng. Số ruộng này chủ yếu
dùng để cấp cho các đối tượng sửa lễ hoặc cho đấu thầu lấy hoa lợi phục vụ
việc thờ thần hoặc làm công quỹ dùng vào các việc chung. Làng Thụy Lôi,
qua các văn bản còn lưu ở đình thì làng có 84 mẫu quan điền. Tương truyền
xưa kia do quan quân triều thần về bái yết làm mất ruộng của dân nên triều
đình phải đền trả. Cũng có truyền thuyết cho rằng số ruộng này do vua Thục
giao cho làng để thay mặt vua sắm lễ bái yết đền Sái. Số ruộng này dùng để
22
cấp cho các đối tượng phải sửa lễ (chủ yếu các vai vua, quan, chúa trong hội
tháng Giêng). Ở làng Thụy Lôi, hội làng tập trung vào hai kỳ: kỳ tháng Chín
(hội mùa thu) và kỳ tháng Giêng (hội mùa xuân).
- Kỳ tháng Chín (hội mùa thu), tuy là hội lệ song diễn ra đến 10 ngày
(từ mùng 10 đến 20); rước thần từ các đền về đình theo trình tự: đầu tiên là
Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Sái ; tiếp theo là Cao Sơn đại vương ở đền
Thượng; thứ ba là Tam giang đại vương ở đền Thủy và cuối cùng Đông Hải
đại vương ở đền Trung. Khi rước về cũng phải theo trình tự trên. Sau khi các
thần hội đủ ở đình, tiến hành tế lễ, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
trong kỳ hội này có tục các chàng rể làng phải đến đình làm lễ và làng mời
các rể làng dự tiệc. Các buổi chiều đều có đấu vật lấy giải. Năm nào được
mùa thì làng mở hội lớn.
- Kỳ tháng Giêng (hội mùa xuân) là kỳ hội quan trọng nhất và độc đáo
nhất, đó chính là kỳ hội diễn ra lễ hội rước vua sống.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhân dân làng Thụy Lôi còn nhiều các
hủ tục làng xã nhằm ràng buộc con người vào các nghĩa vụ nặng nề với làng
thông qua tổ chức giáp. Các ngôi thứ trong làng, ở giáp vừa là nghĩa vụ, vừa
là cái danh hão buộc những người đến lượt phải theo, nên “được chỗ ngồi
trôi chỗ ở”. Ở Thụy Lôi xưa, đứa trẻ mới lọt lòng mẹ đã phải lo khiêng
người chết, sắm mâm bát cho người sống khi “có việc làng”. Đến lúc trưởng
thành phải lo “cỗ dừ”. Từ 40 tuổi trở đi, những “cái lo” đến dồn dập: lo
thượng thính, lo cỗ hội, 4 lần lo làm quan, 1 lần làm vua, 1 lần làm chúa, vai
nào, lần lo nào cũng rất tốn kém. Xưa kia người đăng cai các vai như vua,
chúa, quan thường tổ chức ăn uống mười ngày liền từ mùng 5 tết đến hết 15.
Sự tốn kém của việc gánh vai ở thôn còn đi vào câu ca:
“Con gái thôn Đông lấy chồng thôn Đoài
Lo tiết Thượng Thính gia tài sạch không
23
Con gái thôn Đoài lấy chồng thôn Đông
Lo tiết thự vệ sạch không gia tài”
Ngày nay, các tục lệ để chọn người đóng vai vua, chúa và quan không
còn khắt khe như trước kia. Đàn ông trong làng chỉ cần qua tuổi 55 và tham
gia hội người cao tuổi của làng là có thể được bầu chọn. Nhưng điều đặc biệt
là họ không phải lo làm cỗ thượng thính để dâng lên đình, đền và mời dân
làng nữa. Tục nuôi trâu đô, lợn đô cũng không còn nữa. Các tục lệ quy định
cho lễ hội rước vua ngày nay đã trở nên đơn giản hơn trước nhiều.
Các trang phục phục vụ cho lễ hội như kiệu vua, chúa, và võng cho
các quan, cùng trang phục quần áo mũ hia… đều do nhà đền sắm sửa. Trước
ngày diễn ra lễ hội những người đóng vai vua, chúa, quan, lên đền làm lễ và
khiêng kiệu võng cùng trang phục của mình về nhà.
Ngày nay, tục lệ cấp ruộng không còn, những người đóng vai vua,
chúa, quan đều phải tự lo kinh phí tổ chức là làm cỗ mời dân làng. Số tiền để
tổ chức và lo cỗ hội mỗi gia đình có người đóng vai vua, chúa, quan khoảng
từ 40 đến 100 triệu đồng. Trong đó, tiền của nhà đền hỗ trợ cho các gia đình
có người đóng vai vua, chúa là 10 triệu đồng, với các gia đình đóng vai quan
mỗi gia đình được nhà dền cấp cho 7 triệu đồng.
+ Trai đinh: thành phần cũng quan trọng trong lễ hội rước vua, bởi
kiệu vua, kiệu chúa và võng các quan đều do trai đinh trong làng đảm nhiệm.
Lực lượng này thường là con cháu trong các nhà vua, chúa, quan. Tuy nhiên
do việc khiêng kiệu và các võng quan cần nhiều người vì thế khó khăn cho
những gia đình ít con cháu. Với những gia đình này họ phải nhờ tới các
“giáp” (hiện nay gọi là hội đồng niên) trong làng đảm nhiệm việc khiêng
kiệu.
Trang phục của trai đinh khi đi khiêng kiệu: mặc áo đỏ bốn mảnh dài
đến đầu gối, quấn khăn đỏ trên đầu, chân đi giày. Bên cạnh đội trai đinh đi
24
khiêng kiệu ra, còn có một số người nữ khiêng lễ vật, những người này phải
là nữ chưa chồng mặc áo dài đỏ. Phần lớn họ cũng là con cháu trong các gia
đình các vị vua chúa, quan đảm nhiệm.
Lễ vật cúng dâng: lễ vật cúng dâng của các gia đình vua, chúa được
chuẩn bị rất công phu. Lễ vật thường là một mâm xôi, bên trên đặt một con
gà luộc cùng xôi oản hoa quả, bánh trưng, bánh dầy…
Lễ vật của bốn vị quan thường đơn giản hơn thường là bánh kẹo,
hương hoa, quả và một số thứ khác tùy thuộc vào từng gia đình.
Công việc chuẩn bị cho lễ hội rước vua ở làng Thụy Lôi được chuẩn
bị rất chu đáo từ việc nhỏ đến việc lớn và được sắp xếp chuẩn bị từ cuối năm
trước. Trong đó việc chọn người đóng vai vua, chúa và quan là quan trọng
hơn cả. Trước kia, việc chọn người đóng vai vua chúa, quan phải tuân thủ
những quy định rất nghiêm ngặt. Ngày nay việc chọn người đóng vai không
còn quá khắt khe nữa. Lễ hội ngày nay mang mầu sắc cung đình đầy sự sang
trọng nhưng cũng rất gần gũi với người dân.
Với vị thế đẹp “Nhất cận thị, nhị cận giang”, với môi trường tự nhiên
hài hòa, đời sống kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện đặc biệt là giao
thông đường thủy nên từ xa xưa làng Thụy Lôi đã có nền kinh tế phát triển
với nghề dệt vải khổ hẹp được bán ở khắp các chợ trong vùng. Từ những
điều kiện thuận lợi ấy cùng với truyền thống được xây đắp từ nhiều thế hệ
nên làng đã có nhiều người thành đạt trong học hành. Nhiều phong tục, tập
quán của làng đã phản ánh một giai đoạn phát triển của đời sống văn hóa
phong phú của người dân nơi đây. Dưới sự lãnh đạo của Đảng xây dựng đời
sống văn hóa mới, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, giáo dục văn hóa
được chú trọng.
25