Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tóm tắt xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học chương 2 chăn nuôi – thủy sản đại cương, công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.25 KB, 12 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Thế kỷ XXI, là thế kỷ của khoa học công nghệ. Với sự phát triển như vũ
bão của khoa học – kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin làm cho mâu thuẫn giữa
nhu cầu trang bị tri thức cho thế hệ trẻ với thời gian học tập ở bậc học phổ
thông ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều xác định chiến lược phát triển giáo dục đào tạo là chuyển từ dạy
học thụ động sang dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Như vậy đổi
mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS là xu hướng tất
yếu của lý luận dạy học hiện đại.
Ở nước ta, để đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước Đảng ta đã khẳng định:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Thực hiện nghị quyết
của Đảng và luật giáo dục trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo đã
tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để mục tiêu, nội dung và PPDH. Về nội
dung SGK phổ thông đã biên soạn lại từ bậc tiểu học đến bậc THPT. Từ năm
học 2006 – 2007 SGK công nghệ 10 đã được thực hiện trong cả nước. Nội
dung SGK mới đã thay đổi căn bản nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu
và PPDH. Chính vì vậy, đổi mới PPDH là yêu cầu cần thiết của sự nghiệp
CNH – HĐH, đồng thời là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn giáo dục phổ thông
hiện nay.
Mặt khác, môn công nghệ nông nghiệp là môn khoa học ứng dụng, đòi
hỏi phải đáp ứng về cơ sở vật chất, điều kiện thực hành thực nghiệm. Tuy
nhiên, trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa được
đáp ứng đầy đủ. Trong điều kiện đó biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi phát


huy tính tích cực học tập của HS là một trong những hướng đổi mới PPDH có
tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện của trường phổ thông hiện nay.
Từ những lý do nêu trên mà chúng tôi đã chọn đề tài:“ Xây dựng và sử dụng
hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong


dạy học Chương 2: Chăn nuôi – Thủy sản đại cương, Công nghệ 10” với
hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học
môn Công nghệ 10 nói chung và chương 2: Chăn nuôi – Thủy sản đại cương
nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy TTC của HS. Góp phần
đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ ở phổ thông theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học Công nghệ 10.
3. Giả thiết khoa học
-

Như chúng ta đã biết, hiện nay việc dạy học môn Công nghệ ở các trường
THPT chưa đạt hiệu quả cao do: GV chưa chịu đổi mới PPDH. Đa phần GV
chỉ là người chủ động đưa ra kiến thức, chưa chú trọng đến việc đổi mới các
phương pháp để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.

-

Nếu chúng ta đổi mới PPDH bằng cách xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi
nhằm phát huy TTC, chủ động, sáng tạo của HS thì không khí học sẽ sôi nổi
hẳn, các em sẽ tích cực phát biểu xây dựng bài hơn. Từ đó, các em sẽ chủ
động tiếp thu được kiến thức và sẽ dần yêu thích môn học hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng:



-

Nghiên cứu hệ thống câu hỏi nhằm phát huy TTC học tập của học sinh

trong các khâu của quá trình dạy học.
- Nội dung chương trình công nghệ 10 – THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chương II : “ Chăn nuôi – thủy sản đại cương”, phần “Nông –
Lâm – Ngư nghiệp”, sách giáo khoa công nghệ 10.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Phân tích nội dung cấu trúc trong chương 2: Chăn nuôi – Thủy sản đại

cương, Công nghệ 10 làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi.
-

Xây dựng hệ thống câu hỏi để tổ chức dạy học chương 2: Chăn nuôi –

Thủy sản đại cương.
-

Thiết kế giáo án có sử dụng câu hỏi đã xây dựng để tổ chức dạy học một

số bài trong chương 2.
- Xin ý kiến nhận xét để xác định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng
câu hỏi đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu


6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
-

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan xác định lý luận của đề tài.

-

Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, các tài liệu về chăn nuôi, thủy sản, làm
cơ sở cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi.
6.2. Phương pháp quan sát sư phạm:

-

Dự giờ trao đổi với giáo viên phổ thông về việc xây dựng và sử dụng hệ thống
câu hỏi trong giảng dạy Công nghệ 10.

-

Quan sát biểu hiện tích cực của HS trong giờ học sử dụng câu hỏi kích thích
tư duy của HS.


6.3. Phương pháp chuyên gia:
-

Xin ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên phổ thông về chất lượng hệ thống
câu hỏi đã xây dựng, về tính khả thi, khả năng ứng dụng và hiệu quả sư phạm
của các thiết kế bài giảng.

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn


7.1. Ý nghĩa khoa học:
Làm rõ thêm quy trình xây dựng và biện pháp sử dụng câu hỏi kích thích
tư duy tích cực trong dạy học Công nghệ 10.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Cung cấp tài liệu tham khảo, khắc phục khó khăn của GV và SV các
trường sư phạm, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của SGK mới và nâng cao
chất lượng dạy và học Công nghệ 10 – THPT.

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về PPDH tích cực
1. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2. Cơ sở lý luận.

2.1. Bản chất của tính tích cực học tập
2.2. Bản chất của câu hỏi
2.2.1. Khái niệm câu hỏi
2.2.2. Vai trò của câu hỏi


2.2.3. Các dạng câu hỏi
2.2.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi.
Các câu hỏi chủ yếu được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau:
-

Nguyên tắc 1: Quán triệt mục tiêu dạy – học trong bài.


-

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính chính xác của nội dung.

-

Nguên tắc 3: Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh.

-

Nguyên tắc 4: Đảm bảo nguyên tắc hệ thống trình tự logic phù hợp theo cấu
trúc bài học.

-

Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính thực tiễn.
2.2.5. Quy trình xây dựng câu hỏi trong dạy – học.
Từ hệ thống những nguyên tắc mang tính phương pháp luận trên, khóa
luận đề xuất quy trình thiết kế câu hỏi, trên cơ sở đó vận dụng vào việc xây
dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học công nghệ 10. Quy trình xây dựng câu
hỏi trong dạy học gồm 5 bước sau:
Bước 1: Phải xác định rõ và đúng của việc hỏi(Cái cần hỏi ).
Bước 2: Liệt kê và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với
trình các hoạt động học tập.
Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng các câu hỏi.
Bước 4: Xác định những nội dung cần trả lời xem câu hỏi đã đạt yêu cầu
chưa?
Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi để đưa vào sử
dụng.

Ngoài ra, còn phải chú ý đến mười quy tắc trong việc nêu câu hỏi:

-

Chú ý biến đổi câu hỏi theo độ dài, độ khó, cấu trúc ngôn ngữ chức năng, mục
đích của chúng và kết hợp chúng sao cho thích hợp với học sinh, với tình


huống dạy học và xét theo năng lực, hứng thú, tâm trạng, thời gian diễn biến
cụ thể của hoạt động và quan hệ trên lớp.
-

Bảo đảm tính logic, tuần tự các loạt câu hỏi sao cho trình tự các câu hỏi hợp
lý.

-

Định hướng vào số đông và tập trung vào đề tài học tập.

-

Tôn trọng thời gian suy nghĩ và cân nhắc của học sinh.

-

Lưu ý những loại học sinh khác nhau và những diễn biến hành vi trên khuôn
mặt HS. Muốn vậy giáo viên phải thường xuyên thay đổi vị thế của mình cả
về mặt không gian, vận động lẫn về mặt xã hội và tâm lý, tạo ra nhiều vị trí
khác nhau để quan sát và xử thế.


-

Đáp ứng kịp thời khi có câu trả lời không đúng bằng cách lấy mội ưu điểm
trong đó, chắt lọc cái mới mẻ, độc đáo.

-

Tiếp nối những câu trả lời hoàn chỉnh hay đúng đắn của học sinh để dùng ý
tưởng và thái độ chính của các em mà vẫn tiếp tục dẫn dắt các em ứng phó
với các câu hỏi sau đó hoặc làm cái cớ khuyến khích thảo luận, hoặc để thay
thế những lời giải thích dài dòng, những lời nhận xét thường mang tính chất
chiếu cố của GV.

-

Luôn bám sát những câu hỏi chốt đã chuẩn bị từ trước.

-

Chủ động với những câu của học sinh đặt ra cho giáo viên, giáo viên gợi ý để
học sinh suy nghĩ cách trả lời câu hỏi.
2.2.6. Những điều không nên làm khi đặt câu hỏi.
- Những câu hỏi cụt lủn, tùy tiện và quá dễ, câu hỏi vụn vặt.
- Những câu hỏi trùng lặp tối nghĩa.
- Những câu hỏi mớm lời, gà cách trả lời, mách nước lộ liễu.


-

Những câu hỏi bỏ ngỏ cái đuôi để học sinh dễ dàng nói theo, nói dựa và


cười đùa.
- Những câu hỏi làm học sinh bối rối và bế tắc.
- Những câu hỏi sẵng giọng và tra xét, thẩm vấn.
-

Không nên chỉ định, gọi tên học sinh trước khi và ngay sau khi nêu câu

hỏi.
-

Giáo viên không cho qua những câu trả lời cẩu thả, những hành vi nghiêng

ngả và giao tiếp sỗ sàng của học sinh khi trả lời câu hỏi.

Chương 2
Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy TTC học tập
của học sinh trong dạy học chương 2: Chăn nuôi – Thủy
sản đại cương, Công nghệ 10
1. Vị trí chương nghiên cứu và cấu trúc của chương 2.
1.1.

Vị trí.
Nội dung chương 2 có vị trí quan trọng trong chương trình Công nghệ
10. Đây là phần kiến thức cơ bản, đại cương về chăn nuôi, thủy sản. Trên cơ
sở nắm vững những quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, chọn lọc
giống vật nuôi, nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi học sinh được nghiên cứu
các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản, sản xuất thức ăn cho vật
nuôi và thủy sản… Từ đó giúp các học sinh biết vận dụng các quy luật sinh
trưởng, phát dục, cách chọn giống vật nuôi, các phương pháp nhân giống,

nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, cách sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thủy
sản, các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh tật ở vật nuôi, các loại vacxin và


thuốc kháng sinh thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi vào thực
tiễn chăn nuôi gia đình, địa phương để thu được năng suất cao, chất lượng sản
phẩm tốt, giá thành hạ và bảo vệ môi trường trong sạch bền vững.
1.2.

Cấu trúc chương.
Chương II:“ Chăn nuôi – Thủy sản đại cương” gồm 17 bài:
Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi.
Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi.
Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản.
Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản.
Bài 27: Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống.
Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
Bài 30: Thực hành – Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
Bài 31: Sản xuất thức ăn cho thủy sản.
Bài 32: Thực hành – Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá.
Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.
Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển ở vật nuôi.
Bài 36: Thực hành – Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niu
catxơn và cá trắm cỏ bị bệnh huyết do vi rút.
Bài 37: Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho
vật nuôi.
Bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng

sinh.


2.

Nội dung chương trình
Những kỹ năng cơ bản
Hệ thống hóa kiến thức

2.1.
2.2.
3.

Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy TTC học tập của HS trong
dạy học chương: Chăn nuôi – Thủy sản đại cương, Công nghệ 10.
Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học
sinh. Dựa trên cơ sở lý thuyết phân tích các tình huống sư phạm, đưa ra các
câu hỏi mang tính tích cực. Cụ thể ở các bài 22, bài 23, bài 25, bài 26, bài 27,
bài 28, bài 29, bài 31, bài 33, bài 34, bài 35, bài 37, bài 38.

Chương 3
Thiết kế một số bài học có sử dụng câu hỏi phát huy tính
tích cực của HS
1. Thiết kế bài giảng.

Thiết kế một số bài học trong chương 2, phần Nông – Lâm – Ngư nghiệp,
Công nghệ 10.
Cụ thể ở các bài 22, 23, 25, 26, 27.
2. Nhận xét đánh giá của giáo viên phổ thông.
1.1.


Mục đích đánh giá.
Kiểm định chất lượng hệ thống câu hỏi đã xây dựng.

1.2.

Nội dung đánh giá.
Chất lượng hệ thống câu hỏi đã xây dựng.

1.3.

Đối tượng và phương pháp đánh giá.
- Đối tượng : Giáo viên công nghệ trung học phổ thông.


- Phương pháp tiến hành : Gửi hệ thống câu hỏi đã xây dựng và phiếu nhận
xét, đánh giá (Phụ lục) tới giáo viên công nghệ ở trường trung học phổ thông.
Trong phiếu đánh giá tôi xin ý kiến nhận xét, đánh giá về các tiêu chí sau:
+ Tính chính xác về nội dung.
+ Phù hợp với mục tiêu bài học.
+ Tính khoa học.
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
+ Phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
+ Đảm bảo thời gian trong tiến hành giảng dạy.
1.4.

Nhận xét của giáo viên.

1.4.1. Đánh giá hệ thống câu hỏi.


Hệ thống câu hỏi sử dụng trong đề tài ở mỗi bài soạn phù hợp với nhận
thức của học sinh.
Hệ thống câu hỏi đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
1.4.2. Đánh giá về phần thiết kế bài học.

Bài soạn đảm bảo tính hệ thống , logic, đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản
của bài học, có thể dùng để dạy cho học sinh lớp 10.
1.4.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Xây dựng và sử dụng câu hỏi hình thành thư duy tích cực là một trong
những biện pháp phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH và điều kiện cơ sở vật
chất ở trường THPT hiện nay. Hệ thống câu hỏi và những thiết kế bài giảng
có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV và sinh viên các trường sư
phạm đặc biệt là GV vùng sâu, vùng xa, GV mới ra trường.


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Với nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã rút ra những
kết luận bước đầu như sau:
1. SGK công nghệ 10 đã có những đổi mới căn bản về nội dung và cách tiếp cận

theo hướng chủ yếu cung cấp những kiến thức đại cương về nông, lâm, ngư
nghiệp. Đặc biệt chương II “Chăn nuôi – Thủy sản đại cương” có nhiều khái
niệm cơ bản làm cơ sở khoa học cho các quy trình trong các khâu giống, thức
ăn, chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi, thủy sản. Để nâng cao chất lượng dạy
và học GV phải phân tích nội dung từng bài, xác định đúng mục tiêu, các
thành phần kiến thức, lựa chọn phương tiện và phương pháp phù hợp, tổ chức
linh hoạt các hoạt động học tập của HS.

2. Sử dụng câu hỏi kích thích tư duy là một trong các biện pháp khả thi và phù

hợp với nội dung và mục tiêu đổi mới của SGK công nghệ 10 nói chung và
chương II nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho thực hành thực nghiệm còn chưa đầy đủ, việc xây
dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi là một trong những biện pháp mang lại hiệu
quả sư phạm cao, góp phần đổi mới PPDH, khắc phục khó khăn ở trường
THPT hiện nay và nâng cao chất lượng dạy và học môn công nghệ 10 nói
chung và chương II “ Chăn nuôi – Thủy sản đại cương” nói riêng.
3. Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống câu hỏi cho 13 bài. Hệ thống câu hỏi

GV phổ thông đánh giá cao về tính khoa học, phù hợp với trình độ của HS,
đảm bảo chất lượng của câu hỏi kích thích tư duy tích cực, có thể sử dụng để
tổ chức hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS trong dạy học ở THPT,
làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và GV THPT.


4. Chúng tôi đã xây dựng 5 thiết kế bài giảng sử dụng câu hỏi kích thích tư duy

tích cực. Các thiết kế được GV THPT nhận xét, đánh giá có tính khả thi và
đạt hiệu quả sư phạm cao, phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH và điều kiện
thực tế ở THPT hiện nay. Nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học, HS sẽ hứng thú học tập và yêu thích môn học hơn.
2. Kiến nghị.

Nên thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới
phương pháp dạy học theo từng chương.
Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn với phạm vi
nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, những kết quả nghiên cứu mới
dừng lại ở những nhận xét bước đầu. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục

nghiên cứu và thực nghiệm ở phạm vi rộng hơn.



×