Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học chương 1 trồng trọt, lâm nghiệp đại cương, công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.03 KB, 14 trang )

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 1, CÔNG NGHỆ 10

Người hướng dẫn nghiên cứu khoa học
Th.S Nguyễn Đình Tuấn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Dung


CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học chương 1: “Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương”, Công
nghệ 10
Chương 3: Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực học tập của
HS để thiết kế giáo án
Phần 3: Kết luận và đề nghị


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu khách quan của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó đã được thực hiện trong
nghị quyết của Đảng và thể chế hóa trong luật Giáo dục.
-Thực hiện nghị quyết của Đảng và luật Giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo
đã tiến hành đổi mới căn bản toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp
giáo dục. Từ năm 2002 đã tiến hành xây dựng và biên soạn chương trình
SGK mới.


- Khó khăn cơ bản hiện này là việc đổi mới phương pháp dạy học. Xuất
phát từ những lí do đó chúng tôi đã chọn đề tài “ Xây dựng và sử dụng
hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
học chương 1, Công nghệ 10” để góp phần đổi mới phương pháp dạy
học.


2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy TTC của HS. Góp phần
đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ ở phổ thông theo hướng
tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học Công nghệ 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Xác định thực trạng của việc xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi trong
dạy học chương 1, SGK Công nghệ 10.
-Xây dựng hệ thống câu hỏi để tổ chức dạy học chương 1.
- Thiết kế giáo án có sử dụng câu hỏi đã xây dựng để tổ chức dạy học
một số bài trong chương 1.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Nghiên cứu hệ thống câu hỏi nhằm phát huy TTC học tập của học
sinh trong các khâu của quá trình dạy học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chương 1: “Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương”, SGK
Công nghệ 10.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
• Phương pháp quan sát sư phạm

• Phương pháp chuyên gia


6. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống câu hỏi
và đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa học tập của học sinh.
- Xây dựng được hệ thống các câu hỏi phục vụ cho việc dạy học chương
1,SGK Công nghệ 10.
- Thiết kế được một số giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi đã xây dựng
làm tài liệu tham khảo, góp phần khắc phục khó khăn của SV và GV
trung học phổ thông trong việc thực hiện SGK mới và đổi mới PPDH.


NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Tính tích cực học tập của học sinh
1.2.1.1. Khái niệm về tính tích cực học tập
1.2.1.2. Tính tích cực học tập của học sinh
1.2.1.3. Đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực
1.2.2. Bản chất của câu hỏi
1.2.2.1. Khái niệm câu hỏi
1.2.2.2. Vai trò của câu hỏi
1.2.2.3. Các dạng câu hỏi
1.2.2.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi
1.2.2.5. Quy trình thiết kế câu hỏi trong dạy - học
1.2.2.6. Những điều không nên làm khi đặt câu hỏi

1.2.2.7. Phương pháp vấn đáp


1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Mục tiêu điều tra
Tìm hiểu thực trạng về việc xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy
tính tích cực học tập của HS trong dạy học chương 1, Công nghệ 10.
1.3.2. Nội dung điều tra
Điều tra việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của HS trong
dạy học chương 1, SGK Công nghệ 10, các PPDH được sử dụng trong bài
thiết kế, những khó khăn trong quá trình áp dụng.
1.3.3. Phương pháp điều tra
Dùng phiếu thăm dò, dự giờ, phỏng vấn, trao đổi và xin ý kiến nhận xét của
một số GV giảng dạy môn Công nghệ 10 ở các trường THPT.
1.3.4. Kết quả điều tra
Phần lớn giáo viên đã có ý thức xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng
lực tự lực của học sinh, giáo viên đã nhận thấy vai trò to lớn của câu hỏi phát
huy năng lực tự lực trong hoạt động nhận thức của học sinh.


Chương 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 1: TRỒNG
TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG, CÔNG NGHỆ 10

2.1. Vị trí và cấu trúc chương 1
2.1.1. Vị trí
2.1.2. Cấu trúc
2.2 Phân tích nội dung chương trình
2.2.1. Hệ thống hóa kiến thức chương 1
2.2.2. Những kĩ năng cơ bản

2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh. Dựa trên
cơ sở lý thuyết phân tích các tình huống sư phạm, đưa ra các câu hỏi
mang tính tích cực. Cụ thể ở các bài 2, bài 3, bài 4, bài 6, bài 7, bài 9, bài
10, bài 12, bài 13, bài 15, bài 17, bài 19, bài 20.


Chương 3. SỬ DỤNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH ĐỂ THIẾT KẾ GIÁO ÁN

3.1. Thiết kế bài giảng
Thiết kế một số bài học trong chương 1, Công nghệ 10.
Cụ thể ở các bài 12, 13, 15, 17, 19.
3.2. Nhận xét đánh giá của giáo viên phổ thông
3.2.1. Mục đích đánh giá
Kiểm định chất lượng hệ thống câu hỏi đã xây dựng.
3.2.2. Nội dung đánh giá
Chất lượng hệ thống câu hỏi đã xây dựng.
3.2.3. Đối tượng và phương pháp đánh giá
- Đối tượng: Giáo viên Công nghệ trung học phổ thông.
- Phương pháp tiến hành: Gửi hệ thống câu hỏi đã xây dựng và phiếu
nhận xét, đánh giá tới giáo viên công nghệ ở trường trung học phổ thông.


3.2.4. Nhận xét của giáo viên
3.2.4.1. Đánh giá hệ thống câu hỏi
Hệ thống câu hỏi sử dụng trong đề tài ở mỗi bài soạn phù hợp với nhận
thức của học sinh.
Hệ thống câu hỏi đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
3.2.4.2. Đánh giá về phần thiết kế bài học

Bài soạn đảm bảo tính hệ thống, logic, đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản
của bài học, có thể dùng để dạy cho học sinh lớp 10.
3.2.4.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Xây dựng và sử dụng câu hỏi kích thích tư duy tích cực là một trong
những biện pháp phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH và điều kiện cơ
sở vật chất ở trường THPT hiện nay. Hệ thống câu hỏi và những thiết kế
bài giảng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV và SV các
trường cao đẳng, đặc biệt là GV vùng sâu, vùng xa, GV mới ra trường.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận chung
- SGK Công nghệ 10 đã có những đổi mới căn bản về nội dung và cách tiếp cận
theo hướng chủ yếu cung cấp những kiến thức đại cương về nông, lâm, ngư
nghiệp. Đặc biệt chương 1: “Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương” có nhiều khái
niệm cơ bản làm cơ sở khoa học cho các quy trình trong các khâu giống, cải tạo
và sử dụng đất, phòng trừ sâu, bệnh trong trồng trọt, lâm nghiệp.
- Sử dụng câu hỏi kích thích tư duy là một trong các biện pháp khả thi và phù
hợp với nội dung và mục tiêu đổi mới của SGK Công nghệ 10 nói chung và
chương 1 nói riêng.
- Hệ thống câu hỏi GV phổ thông đánh giá cao về tính khoa học, phù hợp với
trình độ của HS, đảm bảo chất lượng của câu hỏi kích thích tư duy tích cực, có
thể sử dụng để tổ chức hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS trong dạy
học ở THPT, làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và GV THPT.
- Chúng tôi đã xây dựng 5 thiết kế bài giảng sử dụng câu hỏi kích thích tư duy
tích cực. Các thiết kế được GV THPT nhận xét, đánh giá có tính khả thi và đạt
hiệu quả sư phạm cao, phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH và điều kiện thực
tế ở THPT hiện nay. Nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học, HS sẽ hứng thú học tập và yêu thích môn học hơn.



Đề nghị
- Nên thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về đổi
mới phương pháp dạy học theo từng chương.
- Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn với phạm vi
nghiên cứu của một khóa luận tốt nghiệp, những kết quả nghiên cứu mới
dừng lại ở những nhận xét bước đầu. Chúng tôi mong muốn được tiếp
tục nghiên cứu và thực nghiệm ở phạm vi rộng hơn.




×