Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.3 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Kinh tế thị trường
là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế
giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền
kinh tế của mình.Như vậy ngoại thương là một yêu cầu khách quan trong quá trình
phát triển của mỗi quốc gia.
Trong quan hệ thương mại với nước ngoài, mà cụ thể là xuất nhập khẩu, việc lựa
chọn hàng hóa là rất quan trọng. Những hàng hóa được chọn xuất khẩu phải là những
hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế hơn quốc gia nhập khẩu, nhằm thu được lợi nhuận
bằng ngoại tệ. Đối với Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ
đứng sau gạo. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ
không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động
trong nước.
Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, thị trường hàng hóa
nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng không ngừng được mở rộng. Trong đó phải kể
đến thị trường Hoa Kì, đây là một trong những bạn hàng lớn nhất của cà phê Việt
Nam. Tuy nhiên thị phần của cà phê xuất khẩu Việt Nam ở thị trường này còn rất nhỏ
bé và uy tín cũng như vị thế là chưa cao. Trong khi đó Việt Nam có năng lực sản xuất
cà phê rất lớn, chúng ta có khí hậu và thỗ nhưỡng rất thích hợp với cây cà phê. Mặt
khác Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương
hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Tuy đứng
sau Brazil về sản lượng cà phê nói chung nhưng Việt Nam có lợi thế chính là có sản
lượng cà phê Robusta lớn nhất và giá thành sản xuất thấp nhất thế giới nhưng lại có
một nghịch lý là giá thành xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam lại thấp hơn so với
các nước khác. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy được thế mạnh
ở ngay thị trường chính của mình. Do đó, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp


thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ” để thấy được những
khó khăn cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ
nhằm đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế và thúc
đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Hoa Kì.

2


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt
Nam và phạm vi nghiên cứu là: hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường Mỹ trong thời gian 2007 đến 2014.
Kết cấu của bài nghiên cứu này bao gồm những phần chính sau:
• Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và tầm quan trọng của thị
trường Hoa Kì đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
• Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kì trong thời
gian qua.
• Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kì.

3


CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG
HOÁ VÀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1.

Khái niệm và các hình thức của xuất khẩu:

1.1.1. Khái niệm:
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền

tệ làm phương tiện thanh toán.Trong đó hàng hóa hay dịch vụ có thể di chuyển qua
biên giới hoặc không.
Xuất khẩu hàng hóa - Luật Thương Mại 2005 - là việc hàng hóa được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Hoạt động xuất khẩu là hoạt
động buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho người hoặc tổ chức nước ngoài nhằm thu ngoại
tệ, có thể là ngoại tệ của một hoặc cả hai quốc gia.
Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP (ban hành 31/7/1998) hướng dẫn về thi hành luật
thương mại đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương
nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá”.
1.1.2. Các hình thức hoạt động của xuất khẩu:
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,
công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi
hàng hoá với đối tác nước ngoài.
Theo hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp muốn có hàng hóa để xuất khẩu
thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản xuất trong nước.
Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp thông thường có hiệu quả kinh doanh cao hơn
các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì các doanh nghiệp có thể mua được những hàng
hóa có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng như của khách hàng với
giá cả thấp hơn. Tuy nhiên, đây là hình thức xuất khẩu có độ rủi ro lớn, hàng hóa có
thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến
ứ đọng vốn khi bị thất thoát hàng hóa.

4



1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp:
Là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng
ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác. Xuất
khẩu uỷ thác gồm 3 bên, bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bên
nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch mua
bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán.... mà phải thông qua bên thứ 3 - người
nhận uỷ thác.
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được
phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, uỷ
thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình,
bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
1.2. Vai trò của xuất khẩu và xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển của kinh tế xã hội:
1.2.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau, xuất
khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để xuất khẩu. Đặc biệt ở các nước kém phát triển,
một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì
vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trình phát
triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư
hoặc người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Vì đây là nguồn
bảo đảm chính cho nước đó có thể trả nợ được.
Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước
Để xuất khẩu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn các mặt
hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ sẽ phải dựa
vào những ngành hàng, mặt hàng có lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối.
Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu các doanh
nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng suất lao
động lên cao.
Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất định hướng

sản xuất, thúc đẩytăng trưởng kinh tế

5


Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã đang
và sẽ thay đổi mạnh mẽ. Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức và xuất khẩu, quan điểm
này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cụ thể là:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản
xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản
xuất mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia.
- Xuất khẩu là một phương tiện quan trọng để cải tạo vốn và thu hút công nghệ từ
các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất
mới.
- Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia.
Xuất khẩu có tác động tích đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện
đời sống nhân dân
Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cân phải thêm
lao động, cần để xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở
nước ta. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân. Tác động củ xuất khẩu ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực của
cuộc sống như tao ra công việc ổn định, tăng thu nhập….
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam:
1.2.2.1. Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường:
Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ
lớn, khoảng 1 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục

tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế
xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn
cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế.
Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều
công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội cà
phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 –

6


700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới
800.000 lao động. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số
lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh
tế quốc dân.
Mặt khác nhiều năm gần đây khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách
có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế. Cà phê
không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho nông dân có thể làm giàu
trên chính vùng đất của mình. Vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất đồi, đặc
biệt là cây cà phê Robusta.
1.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê:
Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ
để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và
hiệu quả trong hoạt động của mình. Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy
tín hình ảnh của đơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo
ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị
trường tăng thị phần và lợi nhuận. Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc

kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong
kinh doanh, từ đó lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy
tín.
1.3. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ:
1.3.1. Vài nét về Hiệp định thương mại Việt Mỹ:
Hiệp định ký ngày 14-7-2000 bắt đầu có hiệu lực tháng 12-2001.
Nội dung Hiệp định gồm 4 vấn đề:
- Thương mại dịch vụ
- Thương mại hàng hoá
- Sở hữu trí tuệ
- Các quan hệ về đầu tư.
Thông qua Hiệp định này, hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này được
hưởng ưu đãi tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation Treatment) có đi có lại. Thuế

7


đánh vào hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm từ 40% xuống còn 0-5%
(không kể thuế đánh vào các mặt hàng bị xử lý vì thua kiện bán phá giá). Nhờ Hiệp
định này chúng ta đang tăng nhanh hàng hoá vào Hoa Kỳ - Tiếp nhận nhiều công nghệ
mới – Các doanh nghiệp Mỹ và các Việt Kiều sẽ làm ăn thuận lợi đặc biệt sau WTO.
(năm 2007 Hoa Kỳ nhập siêu từ Việt Nam hơn 8 tỷ USD)
1.3.2. Các chính sách thương mại của Hoa Kỳ:
- Giống như EU áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP ở một số nước
đang phát triển (Ưu đãi đối tác không cần có đi có lại).
- Ưu đãi tối huệ quốc MFN
- Chính sách thương mại nông lâm sản dựa trên đạo luật “Điều chỉnh Nông
Nghiệp” cho phép Mỹ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nông lâm sản nếu gây tổn hại tới
chương trình trong nước và dùng nó để khống chế 12 mặt hàng Nông sản chủ yếu
nhập vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nhập từ Việt Nam các mặt hàng chủ lực: Hạt tiêu, Cá da

trơn, Dưa chuột hộp, Cao su thiên nhiên, Cà phê chưa rang, Hạt Điều (nguyên
hạt).v.v…
1.3.3. Các kênh thị trường và đầu mối buôn bán:
Các công ty của Hoa Kỳ sẽ nhập khẩu hàng nông lâm sản theo 3 dạng:
- Mua nguyên liệu thô (Cà phê, Chè, Hạt tiêu) về chế biến đóng gói tiêu thụ.
- Trung gian nhập khẩu thực phẩm đã chế biến thông qua tập đoàn phân phối lớn.
- Thành lập công ty con ở Việt Nam và nước khác, mua nguyên vật liệu - chế
biến rồi xuất khẩu về Mỹ.
1.3.4. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ:
1.3.4.1. Cơ hội:
Hoa kỳ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại
hàng hóa bởi đây là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao, xếp thứ 10 trên
thế giới (đạt 47.200 USD/người năm 2010) và đặc biệt người dân ở Hoa Kỳ có thói
quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển. Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ đạt khoảng 2.329,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng
kỳ năm 2009. Đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hơn các
thị trường Nhật Bản và Tây Âu bởi người tiêu dùng Mỹ không quá khó tính như nhiều
quốc gia khác. Nhờ vậy, số lượng mỗi đơn hàng thường lớn.

8


Một đóng góp không nhỏ của thị trường Hoa Kỳ vào khả năng xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam còn phải kể đến là cộng đồng người Việt tại đây. Theo kết quả
“Nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ” do chính phủ Mỹ thực hiện từ năm 2005 được
công bố mới đây cho thấy có khoảng 1,5 triệu người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, chiếm
khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ tư sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Philippines. 1,5 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ hàng ngày vẫn ăn các món
ăn Việt Nam và vẫn cần những thực phẩm như ở Việt Nam vì vậy đây là một thị

trường lớn và hấp dẫn cho các mặt hàng thực phẩm của cácdoanh nghiệp Việt Nam.
Thêm vào đó, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ là chiếc cầu nối hiệu quả để doanh
nghiệp Việt Nam đưa hàng sang Hoa Kỳ.
Trong thời gian tới đây cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể chưa
có thay đổi lớn. Các nhóm hàng chủ yếu vẫn là dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản, dầu
mỏ, cà phê, điều. Sau đó, với đầu tư đang tăng lên (đặc biệt là khu vực đầu tư nước
ngoài), kim ngạch những mặt hàng mới như điện tử, điện gia dụng, gia công cơ khí,
thực phẩm chế biến sẽ tiếp tục tăng lên, trong đó điện tử sẽ nhanh chóng trở thành
những mặt hàng xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ. Ngoài ra, Việt Nam sẽ trở thành nơi
một số công ty Hoa Kỳ đặt gia công phần mềm.
1.3.4.2. Thách thức:
Sự hấp dẫn của thị trường Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với cạnh tranh xuất khẩu vào
thị trường này rất quyết liệt. Trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi
xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ chính là gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các mặt
hàng Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã vượt Canada trở thành nước xuất khẩu
lớn nhất vào Hoa Kỳ. Năm 2010, Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa kỳ đạt 364,04 tỷ
USD giá trị hàng hóa, chiếm xấp xỉ 19,17% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của
Hoa Kỳ. Đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang
Hoa Kỳ như dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, đồ chơi…thì Trung Quốc cũng
đều chiếm thị phần rất lớn tại Hoa Kỳ.
Việt Nam bị cấm vận buôn bán với Hoa Kỳ cho đến năm 1994 và mãi đến tháng
12/2001 khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực thì quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới thực sự được bình thường hóa và hàng hóa
Việt Nam khi đó mới được hưởng thuế nhập khẩu tối huệ quốc (mức thuế bình thường
áp dụng với hầu hết các nước khác của Hoa Kỳ). Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu

9


xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi mà các đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng vững chắc tại thị

trường này. Do đó, không dễ để thuyết phục được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang
nhập từ các bạn hàng quen thuộc của họ ở các nước khác chuyển sang nhập khẩu hàng
của Việt Nam. Nếu muốn họ mua hàng, buộc hàng của các doanh nghiệp chúng ta phải
rẻ hơn hoặc tốt hơn hoặc độc đáo hơn hoặc phải có cái gì đó hấp dẫn hơn là các bạn
hàng quen thuộc của họ.
Ngoài ra, những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại cũng
là khó khăn không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam. Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia
có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp
trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu
chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống
bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm … Thêm vào đó,
xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp còn gặp phải khó khăn về chi phí và
những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của một doanh nghiệp.
Thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh
trị giá thấp rất khó cạnh tranh. Thị trường đầy cạnh tranh và nhiều rảo cản như vậy
nhưng năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp lại rất hạn chế. Quy mô các doanh
nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, phần đông còn dừng ở gia công thuần túy, các doanh
nghiệp Mỹ thường đặt mua hàng hoặc đặt sản xuất theo thiết kế, mẫu mã và tiêu chuẩn
kỹ thuật của họ.

10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian gần đây:
2.1.1. Sản lượng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam:
Bảng 2.1. Diện tích trồng cà phê ở Việt Nam
Năm
Diện


tích

(nghìn ha)

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

488,9

500,2

507,2

514,4

571


616,4

635,9

653,3

(Nguồn: Bộ NN&PTNT)
Ngành cà phê Việt Nam tăng trưởng đều và ở mức cao trong vòng 3 năm qua.
Năm 2014, diện tích trồng cà phê là 653 ngàn ha, tăng 2,7% so với năm 2013. Tuy
nhiên năm 2008 là năm diện tích cà phê tăng mạnh nhất so với năm 2007 là 11,3 nghìn
ha, nguyên nhân là do giá cà phê trên thị trường thế giới và trong nước liên tục tăng
cao. Do đó người dân chuyển đổi sang trồng cây cà phê.
*Sản lượng cà phê sản xuất trong nước:
Biểu đồ: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT)
Từ biểu đồ trên ta thấy rằng: Nhìn chung trong những năm gần đây sản lượng
cà phê tăng đặc biệt sản lượng mùa vụ 2013/2014 gần 30.000 ngàn bao (mỗi bao 60
kg), tương đương 1,7 triệu tấn.

11


Nhìn vào biểu đồ: sản lượng cà phê của Brazil chiếm 40% trên tổng sản lượng và
đứng thứ nhất, của Việt nam chiếm 13% trên tổng sản lượng và đứng thứ nhì thế giới,
sản lượng cà phê Việt nam giữ mức ổn định suốt 5 năm qua và giao động ở mức 17,519,5 triệu bao/năm. Trong đó Robusta ước đạt 18,2 triệu bao, do đó trong năm 2010/11
Việt nam tiếp tục là nước có sản lượng cà phê loại này lớn nhất thế giới.
*Sản lượng xuất khẩu:
Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh

và cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị
kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim
ngạch xuất khẩu nông sản.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, vụ xuất khẩu ca phê của Việt Nam thường từ
cuối quý IV năm trước đến quý I năm sau. Quý I năm 2010, giá và lượng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với cùng ba năm trở lại đây (từ năm 2007)

12


Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/2014 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại
(cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ
USD, tăng tương ứng 12% và 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới về
xuất khẩu cà phê.
Bảng 2.2: Xuất khẩu cà phê các loại ở Việt Nam năm 2011-2014

(Nguồn:

Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê)

2.1.2. Thị trường xuất khẩu:
Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường của cà phê xuất
khẩu Việt Nam cũng được mở rộng. Đến hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất khẩusang
hơn 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới
(ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Colombia để
vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới,
chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong giai đoạn 2000 -2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ
đứng sau Brazil với tỷ trọng chiếm gần 1/4 lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Trong
nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của
Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt

Nam.

13


Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009
Thị trường
Đức
Hoa kì
Bỉ
Italya
Tây Ban Nha
Nhật Bản
Hà Lan
Hàn Quốc
Anh
Thụy Sĩ
Pháp
Philippin
Malaysia
Trung Quốc
Ấn Độ

Lượng(tấn)

Trị giá(USD)

Tăng, giảm so với

năm 2008

201.768.433
-26,32
196.674.152
-6,69
190.495.368
+13,35
142.365.709
-16,83
118.020.895
-20,45
90.312.416
-29,13
46.795.583
+45,41
46.399.869
-44,03
44.162.090
-36,30
41.017.518
-24,55
37.827.448
-20,30
29.851.371
+12,86
28.571.952
-24,50
24.885.623
-21,05
22.505.252
+112,2

(Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam)

136.248
128.050
132.283
96.190
81.617
57.450
32.608
31.684
30.918
28.478
25.886
21.547
19.245
17.396
16.435

Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2009 cả nước xuất khẩu được 145.765 tấn
cà phê, trị giá 202,89 triệu USD, tăng 78,61% về lượng và tăng 76,24% về trị giá so
với tháng 11/2009. Tính chung cả năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18
triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về
trị giá so với năm 2008. Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm
17,18% tổng kim ngạch, đạt 297,4 triệu USD. Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia,
Nhât Bản là các thị trường chính của xuất khẩu cà phê Việt Nam. Dẫn đầu về kim
ngạch năm 2009 là thị trường Đức với 201,77triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim
ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67triệu USD,chiếm 11,36%; tiêp là thị
trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%. Trong năm 2009, xuất khẩu cà phê sang các
thị trường hầu hết bị giảm kim ngạch so với năm 2008. Dẫn đầu về mức sụt giảm kim
ngạch là xuất khẩu sang Thái Lan năm 2009 đạt 4,45triệu USD, giảm 85,12% so với

năm 2008; tiếp theo là xuất khẩu sang Singapore đạt 19,77 triệu USD, giảm 57,58%;
tiếp theo là thị trường Nga giảm 44,58%; sang Hàn Quốc giảm 44,03%...
Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2012/13
đến 2013/14
STT
1

Thị trường
Mỹ

T10/2012 -

Thị trường

T4/2013 (Tấn)
111.599

14

Đức

T10/2013 - T4/2014
(Tấn)
134.874


2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14

Đức
102.879
Mỹ
105.930
Tây Ban Nha
70.559
Bỉ
89.312
Bỉ
64.392
Ý
71.034
Ý
60.592
Tây Ban Nha
61.111
Ecuador
28.071
Nhật Bản
46.615

Nhật Bản
27.521
Algeria
37.847
Nga
25.122
Nga
28.370
Algeria
23.705
Anh
22.395
Pháp
21.979
Trung Quốc
21.241
Anh
19.755
Pháp
21.169
Ấn Độ
19.620
Hàn Quốc
20.891
Hàn Quốc
17.929
Philippines
18.614
Trung Quốc
17.066

Ấn Độ
18.141
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, GTA (Global Trade Atlals), vietrade.gov.vn)
Trong mùa vụ 2013/2014, Đức đã vượt lên trên Mỹ để trở thành nước nhập

khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị
trường cà phê lớn thứ ba của Việt Nam. Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà
phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu
các mặt hàng này mùa vụ 2013/14 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước,
với các thị trường chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và
Mỹ.
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam:
Những năm trước đây cà phê là một ngành nhỏ có đóng góp khá khiêm tốn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây
nó đã vươn lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch lên tới
2,2 tỷ USD năm 2008 và những năm gần đây vẫn giữ mức ổn định.
Bảng 2.5 : Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời kì 2007- 2014
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Số lượng (triệu tấn)
1,23
0,994

1,12
1,21
1,25
1,6
1,3
1,73

Kim ngạch (tỉ USD)
1,83
2,23
1,73
1,85
2,72
3,4
2,7
3,62
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2008 sản lượng xuất khẩu cà phê của
Việt Nam đã giảm gần 19,1% khoảng 235 nghìn tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại

15


tăng hơn so với năm 2007 khoảng 22,1% ước đạt khoảng 405 triệu USD, là do giá cà
phê xuất khẩu tăng cao, và sản lượng cà phê xuất khẩu giảm nhiều như vậy là do thời
tiết thay đổi làm cho nhiều diện tích cà phê mất mùa, tình trạng cà phê mất mùa không
chỉ diễn ra ở nước ta mà nhiều nước khác trên thế giới Brazil nước đứng đầu thế giới
về xuất khẩu cà phê cũng đã giảm sản lượng xuất khẩu khoảng 10 ngàn bao ( loại 60
kg) do thời tiết sương giá kéo dài. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế làm người nông

dân gặp nhiều khó khăn về vốn và lãi vay, nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước,
điều này cũng đã tác động khá lớn đến sản lượng cà phê năm 2008. Sang năm 2009
xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng 12,5% tương đương khoảng 124 nghìn tấn
nguyên nhân là do cà phê năm 2009 không gặp hạn hán, tình hình thời tiết diễn biến
thuận lợi cho cây cà phê phát triển nên tỷ lệ đậu cao. Bên cạnh đó, theo phân tích của
Vicofa, những tín hiệu mừng trong việc xuất khẩu cà phê năm 2009 còn do người dân
đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị
trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro nhưng lại giảm
22,5% về giá trị so với năm 2008. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu cà phê
trong nước giảm là do giá cà phê thế giới giảm và chất lượng cà phê không cao do ảnh
hưởng của thời tiết mưa nhiều nên hạt đen nhiều (chỉ riêng hạt cà phê đen đã chiếm
15% sản lượng thu hoạch cà phê của cả nước), ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
khiến giá giảm. Giá cà phê xuất khẩu trong các hợp đồng tháng 7/2009 đã giảm 200
USD xuống còn 1.251 – 1.281 USD/tấn, giá cà phê tại thị trường Luân Dôn tiếp tục
giảm, giá cà phê giao tháng 9/2009 giảm 22 USD còn 1.415 USD/tấn. Trong cả phiên,
giá cà phê trong khoảng 1.440 và 1.414 USD. Giá cà phê giao tháng 11/2009 giảm 24
USD còn 1.436 USD/tấn. Sang năm 2010 tăng 8,9% về lượng và tăng 6,9% về giá trị.
Kim ngạch xuất khẩu tăng là do nguồn cung cà phê thế giới đang thiếu hụt khiến giá
cà phê luôn ở xu hướng tăng, Cùng với đó các vùng trọng điểm trồng cây cà phê của
Việt Nam đều có khả năng cho năng suất cao, khoảng từ 3 tấn cà phê nhân/ha trởlên.
Ngoài ra do quyết định của Chính phủ từ đầu năm 2010 về việc mua tạm trữ khoảng
200.000 tấn cà phê cho nông dân nhằm chặn đà giảm giá và giúp nông dân không bán
tháo hàng khi niên vụ thu hoạch 2010 kết thúc. Thông tin này đã ngay lập tức khiến cà
phê tăng giá. Từ ngày 16/3 đến 20/3, chỉ trong vòng 5 ngày, giá cà phê thế giới tại thị
trường London đã tăng từ 1.201 USD/tấn nhân lên 1.267USD/tấn.

16


Tháng 12 năm 2014 xuất khẩu cà phê ước đạt 168 nghìn tấn với giá trị đạt 338

triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 ước đạt 1,73 triệu tấn và 3,62
tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so năm 2013.
2.1.4. Giá xuất khẩu:
Biểu đồ về lượng- giá trị, đơn giá các quý từ năm 2007 đến quý I/2010

Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007 đến
nay cao nhất vào quý II năm 2008 hơn 2000USD/tấn rồi giảm một cách nhanh chóng
xuốn dưới 1500USD/tấn. Giá cà phê thế giới diễn ra rất phức tạp, do đó kéo theo giá
cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng không ổn định. Giá cà phê Robusta giao tháng
7/2010 tại Luân Đôn chốt phiên 18/5 ở 1.369 USD/tấn. Theo dự báo của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ, niên vụ 2010/11 sản lượng cà phê của Braxin có thể lên tới kỷ lục
55,3 triệu bao, từ mức 44,8 triệu bao của niên vụ trước đó, và xuất khẩu sẽ tăng 10%
lên 32 triệu bao. Giá cà phê Việt Nam ngoài sức ép giảm giá trên thị trường Luân Đôn,
còn chịu ảnh hưởng bởi Indonesia khi nước này đã bắt đầu thu hoạch niên vụ mới.Giá
cà phê nhân xô thu mua ở thị trường nội địa nước ta từ đầu tuần tới nay dao động từ
24.000 – 24.500 đồng/kg, giảm so với 24.800 – 25.000 đồng/kg của tuần trước. Giá cà
phê xuất khẩu, loại 2,5% đen và vỡ, tuần này còn trừ lùi 30 USD/tấn so với giá kỳ hạn
tháng 7 tại Luân Đôn. Thậm chí, nhiều khách hàng còn trả giá trừ lùi 45 – 50 USD/tấn.
Biểu đồ: Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2011-2013

17


(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội Cà
phê Ca cao Việt Nam, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, vietrade.gov.vn)
Giá cà phê xuất khẩu biến động trong khoảng 1.500 - 2.100 USD/ tấn trong 3
năm; trung bình vụ mùa 2013/2014 có giá thấp hơn hai mùa trước. Giá cà phê trong
nước biến động theo giá trên thế giới, dao động trong khoảng 30.000 – 45.000
đồng/kg.
2.1.5. Cơ cấu chủng loại:

Cà phê xuất khẩu của nước ta chủ yếu là cà phê Robusta. Mặt khác chúng ta xuất
khẩu chủ yếu là cà phê nhân, cà phê chế biến theo giá trị chỉ chiếm khoảng 0,5% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên nó có giá trị cao hơn nên giá
bán cũng cao hơn nhiều so với cà phê nhân nên giá trị kim ngạch của nó chiếm tới gần
2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Qua đây ta thấy rằng việc
tăng tỷ trọng cà phê chế biến trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất cần
thiết. Tuy nhiên hiện nay cả nước chỉ có một số ít các cơ sở sản xuất chế biến cà phê
thành phẩm xuất khẩu, trong đó đáng kể chỉ có Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa của
Vinacafe và doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, một nhà máy của Nestle.
Biểu đồ:Sản lượng cà phê Việt Nam theo chủng loại

18


(Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn)
2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
2.2.1. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về sản phẩm cà phê:
Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà còn là một thị
trường rộng lớn với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, dân số trẻ
chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen uống cà
phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ không
trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ
nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm
trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động nên trị giá nhập
khẩu cũng thường biến động theo.
Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng tương đối
qua trong những năm vừa qua, do đây là một thức uống không thể thiếu trong cuộc
sống người Hoa Kỳ, bên cạnh đó thì trong những năm vừa qua dân số Hoa Kỳ tăng
trưởng ở mức cao.


19


Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA) Thị trường Hoa Kỳ rất ưa chuộng
loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Hoa Kỳ là loại
Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mêhico, số còn lại là Robusta nhập từ Việt Nam và
Indonesia. Ở thị trường Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và
6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ, 90% cà phê Việt Nam xuất sang Hoa
Kỳ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang xay đóng hộp.
2.2.2. Thuế quan và các chính sách của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê Việt Nam:
Hoa Kỳ là một thị trường lớn, với rất nhiều tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cà phê
ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường vô cùng khó tính với những quy
định về thuế quan, các luật lệ…. Đã gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê của Việt Nam.
2.2.2.1. Thuế quan của Hoa Kỳ khi nhập khẩu cà phê:
Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa
Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam đã và sẽ
thâm nhập thị trường Hoa Kỳ có thể tạm được phân thành hai nhóm: nhóm có thuế
nhập khẩu thấp hoặc bằng 0, và nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn. Cà phê hạt các loại
là mặt hàng được hưởng mức thuế suất bằng 0 cho dù nước xuất khẩu được hay không
được hưởng quy chế Tối huệ quốc (Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết
tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại
quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ
thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)). Tuy
nhiên, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với
các sản phẩm cà phê hoà tan.

20



2.2.2.2. Các chính sách, luật lệ của Hoa Kỳ khi tham gia thương mại với Việt Nam
trong ngành cà phê:
Theo báo The Wall Streets Journal ngày 9/7/2007, ngành công nghiệp cà phê Hoa
Kỳ đã có những cố gắng nhằm thi hành các biện pháp để làm tăng thêm sức ép đối với
những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam, gây trở ngại
cho hoạt động phát triển cà phê chất lượng cao của nước ta. Giờ đây, ngoài đòi hỏi nhà
xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai
về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin nhằm bảo đảm
có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê. Người ta dự kiến quá trình này sẽ
làm tăng thêm ít nhất 1% chi phí xuất khẩu, tức là khoảng 10 đến 15 USD cho mỗi tấn
cà phê.
Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp, công ty Hoa Kỳ không
thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi mọi việc phải được trả
lời nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hoa Kỳ thường có nhu
cầu xuất nhập hàng hóa rất lớn. Đây mới chính là các đối tác chủ yếu của các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Mặc dù tự do thương mại nhưng ở Hoa Kỳ hiện có rất nhiều luật lệ quy định về
kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm cà phê nước
ngoài. Ngoài ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại Hoa Kỳ trong đó có
Hiệp hội cà phê là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu khi tham gia xuất
khẩu ở thị trường này. Hiện chi phí mà một công ty thành viên phải đóng hàng năm
cho hiệp hội chỉ vào khoảng từ 700-800 USD.
Việc bán hàng qua mạng (e-commerce) hiện đang rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Tuy
nhiên phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về pháp lý và
phương thức thanh toán. Ngoài ra, một cách chào hàng tương đối hiệu quả khác ở hoa
Kỳ là tham dự các cuộc hội chợ triển lãm, được tổ chức liên tục hàng ngàn cuộc mỗi
năm trên khắp nước này. Hiện nay, chi phí thuê mặt bằng tại các cuộc hội chợ triển
lãm ở Hoa Kỳ trung bình khoảng từ 2.000-3.000 USD cho một gian hàng chừng 10m2.
Đó là chưa kể các khoản chi phí gửi hàng và cho nhân viên đi kèm.

Để tăng cường xúc tiến việc giao thương với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải tìm hiểu và coi trọng những thói quen, luật lệ trong mua bán của các
doanh nghiệp nơi đây mới có thể tiếp cận và đứng vững trên thị trường này.

21


2.2.3. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ hiện có xấp xỉ 313 triệu người. Theo số liệu nghiên cứu của các nhà làm
cà phê Việt Nam, có khoảng 1/3 dân số Hoa Kỳ biết uống cà phê. Mỗi năm, người Hoa
Kỳ đã chi khoảng hơn 20 tỷ USD cho việc tiêu thụ cà phê. Hiện Hoa Kỳ đứng thứ hai
thế giới (chỉ sau Đức) về nhập khẩu cà phê của Việt Nam.
Riêng niên vụ 2009-2010, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ 153.035 tấn, đạt kim
ngạch khoảng 250 triệu USD. 4 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ
khoảng 1.346.400 bao cà phê nhân (tương đương 80.784 tấn, tăng 31,4% so với cùng
kỳ 2009); 6.300 bao cà phê rang xay (tương đương 378 tấn, tăng 85,2% so với cùng kỳ
2009); 17.000 bao cà phê hòa tan (tương đương 1.020 tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ
2009). Mặc dù Hoa Kỳ ở gần các nước sản xuất cà phê lớn như Columbia, Brazil và
các nước Trung Mỹ, thế nhưng phần lớn các nước này chủ yếu sản xuất cà phê
Arabica. Trong khi đó, việc chế biến cần có cà phê Robusta để pha chế. Việt Nam lại
là nước trồng rất nhiều cà phê Robusta. Mặc dù qui mô tiêu thụ lớn, song thị trường cà
phê Hoa Kì là thị trường “già”, mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng 2-3%/năm, cạnh
tranh gay gắt bởi sự có mặt của nhiều thương hiệu cà phê lớn hoạt động lâu năm. Các
đối tác Hoa Kỳ thì không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi
hỏi chuyện làm ăn phải nhanh chóng, rõ ràng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu cà phê vào Hoa Kỳ hiện vẫn chủ yếu thông qua trung gian. Chất lượng
và tính ổn định của nguồn cung là hai yếu tố quan trọng đảm bảo cho cà phê Việt Nam
có chỗ đứng vững và mở rộng thị phần ở thị trường Hoa Kỳ thì đây vẫn là hai khâu
còn nhiều bất cập. Mặc dù cà phê Robusta của Việt Nam được đánh giá cao, song khâu
thu mua nguyên liệu, bảo quản, sơ chế… chưa được quan tâm đúng mức nên chất

lượng chậm được cải thiện đã khiến giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp
hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng có một nguyên nhân không thể không kể đến là
chính sách khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững và thân thiện môi
trường triển khai chưa hiệu quả. Mở rộng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ sẽ tạo cho
ngành cà phê Việt Nam một không gian tiêu thụ rộng lớn để phát triển ổn định và lâu
dài, đồng thời có thêm điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực Bắc Mỹ và
Trung Đông đầy tiềm năng thông qua mối quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu, các
tập đoàn công nghiệp cà phê của Hoa Kỳ.

22


2.2.4. Cung cà phê trên thị trường Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Có thể nói thị
trường Hoa Kỳ chấp nhận mọi loại hàng hóa. Chính vì vậy các quốc gia đều thúc đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường này nếu có thể. Cà phê là mặt hàng
mà được người dân Hoa Kỳ sử dụng nhiều và nó như là một loại đồ uống thông dụng
ở đây giống như trà ở Nhật Bản. Mặt khác ở Hoa Kỳ còn có trung tâm giao dịch cà phê
lớn của thế giới, đó là trung tâm giao dịch cà phê NewYork. Vì vậy có rất nhiều nước
xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó phải kể đến các quốc gia như
Colombia 17%, Việt Nam, Braxin 15%, Guatemala 11%, Mehico 10%, Indonesia 9%
…Như vậy cà phê Việt Nam có một vai trò lớn trên thị trường cà phê của Hoa kỳ. Tuy
có nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê vào Hoa Kỳ nhưng không phải tất cả chúng cạnh
tranh với nhau mà thường các quốc gia này cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại
với nhau. Như Việt Nam, chúng ta không phải cạnh tranh với tất cả các quốc gia trên
mà chủ yếu là cạnh tranh với Indonesia, Braxin và một số nước Châu Phi khác.
2.2.5. Kim ngạch và số lượng
Hoa Kỳ luôn là nước nhập khẩu cà phê cao đối với nước ta. Nhu cầu cà phê của
người dân Hoa Kỳ rất cao, bình quân hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 1 triệu tấn.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê robusta dưới dạng thô sang Hoa Kỳ.
Trước đây cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ đều phải qua các
trung gian như Singapo hay HongKong, đặc biệt là Singapo. Tuy nhiên sau khi Hoa
Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam thì các khách hàng Hoa Kỳ đến với
Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Điều này làm cho xuất khẩu cà phê Việt Nam có bước
phát triển rất nhanh chóng, chỉ sau một năm họ trở thành khách hàng lớn nhất của cà
phê Việt Nam với lượng mua hàng năm khoảng 25% lượng cà phê của Việt Nam.

23


Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2007-2010

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nhìn chung từ năm 2007 đến 2009 kim ngạch xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm nhưng không
đáng kể. Đặc biệt năm 2008 giá cà phê thế giới tăng mạnh nên mặc dù sản lượng cà
phê xuất khẩu giảm tới 21,2% tương đương khoảng 28,5 nghìn tấn nhưng kim ngạch
giảm 0,89% tương đương 1,9 triệu USD so với cùng kì năm 2007. Và nguyên nhân
khiến cho số lượng cà phê xuất khẩu qua Mỹ giảm nhiều như vậy là do Hoa Kỳ đã có
những nỗ lực nhằm thi hành các biện pháp an ninh nhập khẩu để làm tăng thêm sức ép
đối với những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam ngoài
đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải
quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin
nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê, làm gia tăng chi phí
xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng chất lượng cà phê Việt
Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ nên sản lượng cà phê
xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng giảm. Đồng thời nguyên nhân là do chi phí xuất
khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ tăng cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Việt Nam chủ động chuyển sang một số thị trường khác như: Bỉ, Italia, Trung Quốc,
Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như

vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ…Đặc biệt,
Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của Hoa Kỳ về chất lượng cà phê,
nhưng nguyên nhân chính vẫn là do nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn trong giai đoạn khủng
hoảng nên sản lượng xuất sang Hoa Kỳ giảm mạnh. Đến năm 2009 hàng cà phê xuất
khẩu của Việt Nam tăng khoảng 20,36% so với năm 2008 với lý do cầu cà phê tại Mỹ

24


trong năm 2009 tăng cao, thêm vào việc các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lỏng tay hơn trong
việc áp đăt các quy định nhập khẩu nhưng lại giảm 6,69% về giá trị so với năm 2008,
nguyên nhân là do giá cà phê thế giới giảm mạnh. Nhưng các nhà xuất khẩu cà phê
Việt Nam lại ký trước các hợp đồng từ vụ trước với các nhà nhập khẩu cà phê Hoa Kỳ
nên đến lúc giao hàng thì các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không có đủ hàng để
giao, hoặc phải mua hàng với giá cao để giao cho khách hàng. Vì vậy xuất khẩu cà phê
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó khăn. Năm 2010 cà phê xuất khẩu sang
Hoa Kỳ tăng mạnh về cả về khối lượng và giá trị đạt 153 nghìn tấn và khoảng 250
triệu USD, tăng 19,5% về khối lượng và 27,2% về giá trị so với năm 2009. Nguyên
nhân là do giá cà phê thế giới tăng liên tục từ 125 US cent/lb lên 185 US cent/lb theo
số liệu thống kê của ICO (hiệp hội cà phê thế giới)
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2010-2014

Từ năm 2010 đến nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Hoa Kỳ tăng trưởng không ổn
định (khoảng 1%/năm) ngoại trừ năm 2011 là năm kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả
giai đoạn (tương ứng 7,65 tỷ USD), những năm sau đó kim ngạch có phần giảm nhẹ so
với năm 2011.
Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ đạt 5,88 tỷ USD, tăng
10,48% so với năm 2013, với các thị trường nhập khẩu chính như Brazil, Colombia,
Việt Nam, Canada, Guatemala. Trong đó, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về
kim ngạch, xuất khẩu 225,52 nghìn tấn, ứng với 498,63 triệu USD, tăng 5% so với

năm 2013.

25


×