Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN CHẾ tạo máy điện VIỆT NAM HUNGARY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.77 KB, 49 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM-HUNGARY.
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY
ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là một doanh
nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam, được thành lập
vào ngày 04/12/1978. Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary
được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary theo Quyết định số 3216/QĐBCN ngày 13/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM – HUNGARY ELECTRIC
MACHINERY MANUFACTURING STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VIHEM
Trụ sở chính: Tổ 53, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103015539 ngày 22/01/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84-4)3882384 : Fax (84-4)38823291
Tài khoản: 102010000064402 – chi nhánh Ngân hàng công thương Đông
Anh.
Mã số thuế: 0100101925
Hoạt động chính của công ty là thiết kế, chế tạo các loại động cơ điện, máy
phát điện xoay chiều phục vụ cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
và trực tiếp sản xuất nhập khẩu các thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật chuyên
ngành cơ khí – điện. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết kế công nghệ ban đầu của
công ty do Chính phủ Cộng hòa Hungary viện trợ. Công ty có hệ thống các
trang thiết bị đồng bộ, chuyên chế tạo các loại động cơ điện xoay chiều và là


nhà máy duy nhất tại Việt Nam được nước ngoài chuyển giao công nghệ hoàn
thiện trong lĩnh vực sản xuất máy điện quay.
Các sản phẩm động cơ điện của công ty được thiết kế bằng phần mềm thiết


kế của Anh quốc và chế tạo theo tiêu chuẩn TCVN 1987 – 1994 tương đương
tiêu chuẩn IEC 60034-1:2004. Sản phẩm của công ty có mặt ở hấu hết các
ngành kinh tế trong nước như: công nghiệp xây dựng, khai thác mỏ, khai thác
dầu khí, sản xuất xi măng, thép, giấy – bột giấy, sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến nông lâm hải sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp
chế tạo thiết bị đồng bộ cho các dự án trong và ngoài nước. Ngoài ra, công ty
còn xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp thông qua thiết bị của các ngành chế tạo
máy sang nhiều nước trên thế giới như: Bănglađet, Lào, Irắc, Cuba, Miến
Điện, Philipin, Mỹ, Campuchia, Braxin.
Nhờ những sự nỗ lực vươn lên của cán bộ công nhân viên kết hợp với sự
điều hành của các cấp lãnh đạo, trong những năm vừa qua, công ty đã đóng
góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao đời
sống cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã đạt được một số
thành tích như: Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương lao động hạng
Nhất, Nhì, Ba. Huân chương chiến công hạng Ba và nhiều bằng khen khác.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức họat động của công ty cổ phần chế tạo máy điện
Việt nam – Hungari.
2.1.2.1 Đặc điểm của công ty
+ Ngành nghề kinh doanh chính của công ty
- Thiết kế, chế tạo động cơ điện và máy phát điện các loại.
- Sản xuất, sửa chữa, mua bán các loại máy móc thiết bị kỹ thuật điện, cơ
khí điện trong công nghiệp và dân dụng.
- Thi công lắp đặt các công trình thiết bị điện đến 35 kV.
- Buôn bán vật tư thiết bị, phụ tùng thiết bị điện, kim khí.


- Tư vấn, chuyển giao công nghệ chế tạo máy điện.
+ Sản phẩm chính của công ty là động điện các loại và balát đèn huỳnh
quang.
+ Cơ cấu bộ máy quản lý

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐẠI
DIỆN LĐ
VỀ CL

Phòng
QLCL

PHÓ
TGĐ
HC-SX

Phòng
TC

XN Cơ
khí

PHÓ
TGĐ
CN-TB


Phòng
KD

VP
Cty

XN điện

Trong đó → Quan hệ quản lý điều hành
Sơ đồ 1:Cơ cấu bộ máy quản lý
+ Đặc điểm về đội ngũ lao động và trình độ

PHÓ
TGĐ
KD

Phòng
TB

PHÓ
TGĐ
KT

Phòng
TKPT

Phòng
KTCN

Các công

ty thành
viên


Tổng số lao động của công ty hiện nay là 441 người, trong đó:
- Trình độ đại học trở lên

92 người

- Trình độ cao đẳng, trung cấp

45 người

- Công nhân kỹ thuật

298 người

- Lao động khác

06 người

+ Tổ chức hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary hiện tại có 2 phân
xưởng sản xuất chính và 2 công ty thành viên.
Các phân xưởng sản xuất: Xưởng cơ khí và xưởng điện.
Các công ty thành viên
- Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary 1
- Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary 2
+ Đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
a. Đặc điểm quy trình công nghệ

Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất
chế biến kiểu liên tục, tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn, chu trình
sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Cùng một quy trình công nghệ sản xuất
nhưng kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm động cơ với công suất, vòng
quay khác nhau như động cơ 1,5Kw-1000v/p, động cơ 2,2Kw-3000v/p… và
một nhóm sản phẩm Balát với hai loại khác nhau là balát 20W-220V, balát
40W-20V.
Quy trình công nghệ sản xuất động cơ:
- Phôi động sau khi làm sạch được chuyển vào bộ phận gia công gang để
tạo thành bán sản phẩm.
- Thép trục các loại qua bộ phận gia công thép để tạo thành phôi trục, sau
đó được đưa qua bộ phận tiện tạo thành các trục động cơ.


- Tôn cuốn được pha cắt, sau đó dập theo kích cỡ từng loại động cơ để
tạo thành vành lá tôn và được chuyển qua bộ phận xếp ép tạo thành
rôto, stato.
- Rôto được nhúng qua nhôm tạo thành rôto đúc nhôm.
- Rôto và trục qua bộ phận xếp ép tạo thành rôto trên trục.
- Gang được đưa qua ngành gia công gang tạo thành các chi tiết phôi
gang.
- Tôn tấm được pha cắt, gò hàn tạo thành nắp gió, cánh gió.
- Dây điện từ qua bộ phận lồng, đấu để tạo thành các bối dây stato.
- Các chi tiết bán thành phẩm được chuyển sang bộ phận lắp ráp để tạo
thành sản phẩm hoàn chỉnh.


Bắt đầu
Vật tư


Trục

Thân

Nắp
trước

Nắp
sau

Rôto
đúc
nhôm
Rôto trên
trục

Chi
tiết
phụ

Lõi
thép

Bối
dây

Stato lồng
dây
Tẩm sấy


Lắp ráp
Nhập kho
Sơ đồ 2:Quy trình công nghệ sản xuất động cơ

Cắt
giấy


Vật Tư

Cuộn
dây

Lõi
thép

Cắt
cách
điện

Đế

Vỏ

Chi
tiết

Hộp
carton


TC

Tẩm sấy

Lắp ráp
Bao gói
Nhập kho
Sơ đồ 3:Quy trình công nghệ sản xuất BALÁT.
b. TRình độ cơ sở vật chất kĩ thuật, thị trường đầu vào đầu ra của công ty.
* Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết kế công nghệ ban đầu của công ty do Chính
phủ Cộng hòa Hungary viện trợ. Công ty có hệ thống các trang thiết bị đồng
bộ, chuyên chế tạo các loại động cơ điện xoay chiều và là nhà máy duy nhất
tại Việt Nam được nước ngoài chuyển giao công nghệ hoàn thiện trong lĩnh
vực sản xuất máy điện quay.
* Thị trường đầu vào của công ty.
Nguyên liệu đầu vào chính của công ty là thép kỹ thuật điện, đồng, nhôm,
thép chế tạo các loại… và chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài như Nga,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan.


Đối với mặt hàng đầu vào của công ty, do có nhiều năm hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất thiết bị điện cũng như duy trì tốt mối quan hệ với các đơn vị
cung cấp, các bạn hàng nên công ty luôn đảm bảo được đầu vào ổn định đáp
ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.
* Thị trừơng đầu ra của công ty
Việc đưa máy móc kỹ thuậtvào sản xuất trong thời đại ngày nay là hết sức
cần thiết, để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.Với sảm
phẩm động cơ điện thị trường đầu ra của công ty là rất rộng lớn phục vụ hầu
hết các ngành sản xuất chất, đặc biệt các ngành công nghiệp nặng.Sản phẩm

của công ty đã có mặt khắp cả nước.Thị phần tiêu thụ của công ty ở Miền Bắc
là 35(%), Miền trung là 24(%), Miền Nam là 14(%) và trực tiếp hoặc gián tiếp
xuất khẩu sang một số nước Bănglađet, Lào, Cuba, Mỹ…
Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường đầu ra bị cạnh tranh quyết liệt
của các nhà sản xuất nước ngoài như Siemens(Đức), Teco Đài Loan,
Hitachi(Nhật)…; các nhà sản xuất trong nước như CTAMAD, Đông Trung,
Toàn Phát, Đại Việt…; đặc biệt là các hãng chế tạo của Trung Quốc.Do đó,
để đứng vững trên thị trường công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển thương
hiệu và uy tín của mình trên thị trường.
2.1.2.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
+ Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng việt nam (VNĐ).
+ Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt nam ban
hành theo Quyết đinh số 15/QĐ-BTC của bộ tài chính và các Thông tư hướng
dẫn kèm theo.
+ Hình tức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.


+ Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt
nam--Hungary.
- Nguyên tắc ghi nhận khoản tiền và các khoản tương đương tiền thống
nhất phù hợp với chuẩn mực kế toán.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc bao gồm chi phí mua,
chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng
tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.Công ty áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên hạch toán hàng tồn kho.Giá trị hành tồn kho cuối kỳ áp
dụng phương pháp bình quân gia quyền.
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định theo nguyên giá, khấu
hao theo phương pháp đường thẳng.

- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá chi phí lãi vay. Theo chuẩn mực kế toán
số 16 gồm lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát
hành trái phiếu, các khoản chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục vay.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa
doanh thu và chi phí.
- Nguyên tắc các khoản phải trả thương mại và các khoản phải trả khác
bao gồm các khoản phải trả nguời bán, phải trả nội bộ, phỉa trả khác, khoản
vay tại thời điểm lập báo cáo.
Có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc dưới 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh
thì được phân loại nợ ngắn hạn.
Có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh
được phân loại nợ dài hạn.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí trả trước.
Các khoản chi phí trả trước chỉ niên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh
năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn.


Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán và
chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Công cụ dụng cụ có giá trị lớn.
+ Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn.
- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối
đoái.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ đều được

quy đổi

sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ.Chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các nghĩa vụ về thuế: Công ty áp dụng chính sách thuế theo pháp luật thuế
việt nam hiện hành.
- Nguynên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thoả mãn các điều kiện chuyển
được quyền sở hữu hàng hóa cho người mua.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả giao dịch đó được xác
định một cách đáng tin cậy.
Doanh thu hoạt động tài chính đựơc ghi nhận khi có khả năng thu được lợi ích
kinh tế và được xác định một cách tương đối chắc chắn từ giao dịch đó.
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty
* Thuận lợi
- Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary là một công ty có
bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo máy điện quay lớn nhất Việt Nam.
Công ty là nhà máy duy nhất tại Việt Nam được nước ngoài chuyển giao công
nghệ hoàn thiện trong lĩnh vực sản xuất máy điện quay, với cơ sở vật chất kỹ
thuật ban đầu do Chính phủ Cộng hòa Hungary viện trợ.


- Công ty cung cấp các sản phẩm cho hầu hết các ngành kinh tế trong nước
và ngoài nước. Thương hiệu sản phẩm của công ty đã được khẳng định trên
thị trường. Do đó, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều thuận lợi.
- Bộ máy quản lý, điều hành của công ty đã được kiện toàn và hoạt động
ngày càng hiệu quả.
- Công ty luôn nhận được sự ủng hộ, nhất trí và tạo điều kiện của các cổ
đông.
- Lực lượng lao động của công ty tương đối mạnh về số lượng và tiềm
năng sáng tạo, luôn luôn gắn bó với công ty, trình độ tay nghề cao, giàu kinh
nghiệm. Đây là tiềm lực để công ty phát triển lâu dài và bền vững.
* Khó khăn
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thời gian vừa qua đã ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên các phương diện
sau:
- Tình hình thị trường trong nước và trên thế giới có nhiều biến động phức
tạp, giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu như: tôn silic, thép chế tạo, nhôm,
gang, đồng, xăng dầu liên tục biến động đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
kinh doanh và hiệu quả hoạt động của công ty.
- Sự cạnh tranh trong lĩnh vực chế tạo máy điện ngày càng khốc liệt. Nhiều
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài trong ngành sản xuất, cung
cấp động cơ điện được thành lập. Đặc biệt là sự thâm nhập mạnh mẽ vào thị
trường Việt Nam những sản phẩm động cơ điện cùng loại của các nước trên
thế giới đã ảnh hưởng đến thị phần của công ty.
- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ảnh hưởng
nặng nề đến nền sản xuất trong nước. Nhiều công trình, dự án lớn bị đình trệ,
sức mua trên thị trường giảm mạnh, khả năng thanh toán thấp, do đó khâu tiêu
thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn.


2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần chế tạo máy Việt
Nam – Hungari.
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty.
2.2.1.1 Phân tích khái tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế
toán.
Căn cứ vào sổ liệu ở các bảng phân tích cơ cấu tài sản (Bảng 01) và cơ cấu
nguồn vốn (bảng 02) ta có thể đáng giá khái quát tình về tình hình tài chính
của công ty. Thời điểm cuối năm 2009, Tổng tài sản của công ty quản lý và sử
dụng là 163.095(trđ). Công ty hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy điện và
cung ứng dịch vụ. Đây là ngành sản xuất đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trải nhiều
công đoạn phức tạp để có thể đưa ra được sản phẩn hoàn chỉnh. Đối với
ngành sản xuất chế tạo máy điện , Công ty được coi là một công ty có quy mô
vốn lớn.

a, Về cơ cấu tài sản.(Bảng 01)
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy điện và cung
ứng dịch vụ , nói chung cơ cấu tài sản của công ty thiên về TSNH.Ở cả đầu
năm và cuối năm 2009 tỷ trọng TSNH chiểm tỷ trọng cao, trong đó đầu năm
chiếm 84,13(%) , cuối năm chiếm 89,13(%). Tổng tài sản của doanh nghiệp
đầu năm so với cuối năm tăng 50,83(% ) tương ứng 54.966 (trđ) là do TSNH
cuối năm tăng so với đầu năm 54.689(trđ) (60,12%), TSDH tăng 227(trđ)
(1.61%).Sự thay đổi về cơ cấu tài sản trong năm là chưa hợp lý. Ta đi sâu cụ
thể.
+, Về tài sản ngắn hạn.
TSNH cuối năm so với đầu năm tăng 60.12(%) tương ứng 54.869 trđ,
trong đó chủ yếu là do các yếu tố khoản phải thu ngắn hạn và tiền và tương
đương tiền.


Về khoản phải thu ngắn hạn đây là khoản chiếm tỷ trọng rất cao trong
TSNH, cuối năm chiếm tới 79,34% (tăng 256,18% tương đương 83.118 trđ so
với đầu năm).Các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do sự biến động khoản
phải thu khách hàng tăng (tỷ lệ tăng 264,13%, tương đương 82.499 trđ),
khoản trả trước cho người bán tăng (tỷ lệ tăng 111,59%, tương đương
934( trđ) và sự giảm đi của khoản phải thu khác (tỷ lệ giảm 82,49 %, tương
đương 278 trđ).
Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản phải thu ngắn
hạn cuối năm chiếm 98,42% tăng 264,23% so với đầu năm. Trong năm công
ty thực hiện mở rộng chính sách tín dụng, và thời điểm cuối năm công ty ký
được một số hợp đồng xuất khẩu trị giá lớn nhưng vẫn chưa thu được tiền.
Khoản trả trước cho người bán tăng là do trong năm công ty phải ứng
trước tiền để mua một số nguyên vật liệu như gang, dây điện và sơn.
Các khoản phải thu khác giảm trong năm công ty đã thu đuợc tiền về thuế
thu nhập cá nhân mà công đã ứng ra trong năm 2008, và thu một số khoản

khác.
Tiền và các khoản tương đương đầu năm so với cuối năm tăng 260,62%
tương đương 3.507 trđ là do trong năm công ty nhận được khoản tiền vay từ
gói kích cầu của chính phủ và tiền từ hoạt động đầu tư.
HTK cuối năm so với đầu năm, giảm 58,52(%), dẫn tới tỷ trọng HTK chỉ
chiếm có 14,94(%), đầu năm tỷ trọng HTK là 57,68(%). Trong năm HTK
giảm chủ yếu do nguyên vật liệu giảm, chi phí SXKD giảm. Đầu năm nguyên
vật liệu chiếm 51,11(%) nhưng đến cuối năm chiếm 44,25(%), chi phí SXKD
dở dang đầu năm chiếm tỷ trọng 17,43%, cuối năm chiếm 4,62%. Nguyên vật
liệu của công ty chủ yếu là thép kỹ thuật, đồng, nhôm, thép chế tạo các loại…
và chủ yếu nhận khẩu từ nước ngoài như Nga, Ấn Độ , Hàn Quốc, Trung
Quốc. Do năm 2009 lượng dự trữ HTK ở đầu năm là khá lớn chiếm 57,68%


trong TSNH nên công ty không tiến hàng dự trữ nguyên vật liệu mà tập trung
vốn đầu tư vào khoản phải thu để thúc đẩy tiêu thụ.
TSNH cuối năm so với đầu năm giảm 82,01(%) tương ứng 3227 (trđ) chủ
yếu do TSNH khác giảm. Đây là khoản ký quỹ nhập khẩu máy thiết bị,
phương tiện vận tải và trong năm 2009 công ty đã nhập khẩu được máy móc
thiết bị và phương tiện vận tải.
TSDH cuối năm so với đầu năm tăng 1,61(%) tương đương 227 (trđ). Cuối
năm TSDH chiếm 10,69(%) trong tổng tài sản. Trong TSDH thì TSCĐ chiếm
chủ yếu tới 84,89(%). Bất động sản đầu tư chiếm tỷ trọng 2,83(%), khoản đầu
tư tài chính dài hạn chiếm 12, 48(%). TSCĐ hữu hình của công ty chủ yếu là
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải , nhà cửa vật kiến trúc. Trong năm công
ty đã đầu tư thêm 4200(trđ) để mua máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.
Trong năm công ty cũng đã bán một số phương tiện vận tải không cần thiết.
Khấu hao luỹ kế của các lại tài sản này là rất lớn chứng tỏ đã được đầu tư từ
lâu, nên công ty cần đổi mới máy móc thiết để giảm chi phí hạ giá thành, nâng
cao năng suất lao động tăng lợi nhuận cho công ty. TSCĐ vô hình của công

chủ yếu là phần mền máy vi tính, trong năm công ty đầu thêm 200 (trđ) phần
mền thiết kế các loại động cơ điện giúp công ty tiết kiệm thời gian để thiết kế
1 sản phẩm mới.
Bất động sản đầu tư của công ty là giá trị của nhà và quyền sử dụng đất.
Việc bất động sản đầu tư giảm là do trong năm công ty thực hiện việc trích
khấu hao.
Đầu tư tài chính dài hạn của công ty chủ yếu là đầu tư vào công ty con
chiếm 95,33(%) trong khoản đầu tư tài chính dài hạn. Công ty đầu tư đầu tư
vào hai công ty con công ty cổ phần chế tạo máy điện việt Nam – Hungari I
và Việt Nam- Hungari II. Công ty đều nắm giữ 51(%) vốn điều lệ. Các khoản


đầu tư tài chính dài hạn cuối năm giảm so với đầu năm 32,49(%) tương ứng
1030 (trđ) là do công ty rút vốn ra khỏi công ty liên doanh, liên kết.
Kết luận: Tổng tài sản của công ty tăng nhưng chủ yếu là TSNH, TSDH
tăng với tỷ nhỏ. TSNH tăng chủ yếu là khoản phải thu và tiền mặt. Điều đó
cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn và việc dự trữ quá nhiều tiền dẫn tới
giảm hiệu quả sử dụng vốn. TSDH tăng là do công ty đầu tư vào máy móc
thiết bị, phương tiện vận ty tải, phần mền công ty đã chú trọng vào năng cao
năng lực sản xuất. Công ty cần chú trọng vào công tác thu nợ để tránh tình
trạng bị chiếm dụng vốn. Công ty nên cơ cấu lại tài sản của công ty cho hợp
lý hơn theo hướng giảm tỷ trọng TSNH và tăng tỷ trọng TSDH.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (Bảng 02).
So với đầu năm tổng nguồn vốn của công ty tăng 58,83(%) tương ứng với
54.996 (trđ). Trong đó nợ phải trả tăng 79,08(%) tương ứng 55.355 (trđ) và
vốn chủ sở hữu giảm nhẹ 1,02(%) tương ứng 390(trđ). Tỷ trọng nợ phải trả
cảu công ty chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng nguồn vốn (cuối năm chiếm tỷ
trọng 76,86(%), chứng tỏ công sử dụng nợ nhiều hơn, điều này làm tăng độ
rủi ro về tài chính. Xét về tổng thể, cơ cấu nguồn vốn công ty là hợp lý, công
ty tăng sử dụng đòn bẩy tài chính điều này mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, hệ

số nợ cũng ở mức vừa phải.
+ Về nợ phải trả:
Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 55.355(trđ) (79,08%). Trong đó
hoàn toàn là nợ ngắn hạn, công ty không có nợ dài hạn.Việc nợ ngắn hạn tăng
sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của công ty.
Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu
năm tăng 54.049(trđ) (127,26%). Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 77(%)
trong nợ ngắn hạn là do, trong năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, chính
phủ thực hiện chính sách kích cầu đối với doanh nghiệp là gói lãi suất hỗ trợ


4(%) lãi xuất. Nên công ty tiến hành vay để đầu tư vào TSLĐ. Đây là khoản
vay với chi phí sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên chỉ được hỗ trợ trong năm 2009
nên công ty cần chú trọng đến công tác thanh toán.
Do đặc điểm SXKD của công ty là mặt hàng máy điện nên đòi hỏi trình độ
kỹ thật cao, quy trình nhiều công đoạn các nguyên liệu đầu vào thì nhiều một
số nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được như thép kỹ thuật, đồng,
nhôm, thép chế tạo các loại … nên phải nhập khẩu ngoài ra còn có các loại
dây điện, sơn, các chi tiết máy khác nên nhà cung cấp trong nước cũng nhiều.
Do ảnh hưởng của suy thoái nên các đề mở rộng chính sách tín dụng do đó
các khoản phải trả người bán cuối năm so với đầu năm tăng 9.844 (trđ)
(171,62%). Đây là khoản công ty chiếm dụng được nên có chi phí sử dụng
vốn thấp nhưng công ty cần chú ý đến công tác thanh toán để đảm bảo uy tín
với bạn hàng.
Khoản người mua trả tiền trước cuối năm so với đầu năm giảm 203( trđ)
(36.38%). Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cuối năm so với đầu năm
tăng 1.817 (trđ)(1068,82%). Do công ty cuối năm phải nộp thuế giá trị gia
tăng và thuế TNDN.
Khoản phải trả công nhân viên cuối năm so với đầu năm tăng 37,13(%).
Do công ty làm ăn có hiệu quả mức lương của cán bộ công nhân viên không

ngừng tăng lên. Mức lương bình quân năm 2008 là 4 (trđ) 1 người 1 tháng,
đến năm 2009 bình quân là 4,3(trđ) 1 người 1 tháng. Đây là khoản vốn công
ty chiếm dụng được nên chi phí sử dụng vốn thấp. Các khoản phải trả phải
nộp khác cuối năm so với đầu năm giảm 67,72(%).
+Về vốn chủ sở hữu :
Cuối năm so với đầu năm đã giảm với tỷ lệ nhỏ 1,02(%). Trong đó là do
vốn đầu tư chủ sở hữu giảm 4,46(%), nguồn kinh phí khác tăng 71,67(%).
Vốn đầu tư chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận chưa phân phối cuối năm so với


đầu năm giảm 67,36(%) là do 8/2009 công thực hiện việc chia cổ tức cho các
cổ đông. Quỹ đầu tư phát triển cuối năm so với đầu năm tăng 2.273 (trđ)
(176,34%). Trong năm Công ty đã hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu khoa học:
Thiết kế chế tạo động điện tiết kiêm năng lượng và tiếp tục triển khai thực
hiện đề tài thiết kế, chế tạo động cơ điện 1 chiều phòng nổ. Quỹ khen thưởng
phúc lợi cuối năm so với đầu năm tăng 83,37(%). Nguồn kinh phí hình thành
TSCĐ cuối năm so với đầu năm tăng 89,56(%). Nguồn kinh phí cuối năm so
với đầu năm giảm 100(%).
Kết luận: Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy.Nợ công ty
tăng ở cuối năm.Hệ số nợ ở đầu năm ở mức vừa phải nhưng đến cuối năm
cao.Công ty không có khoản nợ dài hạn , cũng như nợ quá hạn.Trong năm
công ty đã vay đựơc nguồn với vốn với chi phí thấp do sự hỗ trợ của chính
phủ và chiếm dụng được các nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp như phải trả
công nhân viên, thuế và các khoản phải trả nhà nước,các khoản phải trả người
bán.Trong những năm tới công ty cần duy trì một cơ cấu vốn hợp lý theo
hướng tăng VCSH cũng như chú ý đến các khoản nợ đến hạn để đảm bảo uy
tín của mình.
Kết luận chung: Trong năm 2009 cuối năm so với đầu năm tài sản và
nguồn vốn của công ty đều tăng. Tài sản tăng chủ yếu do TSNH chủ yếu
khoản phải thu điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn công ty cần

tăng cường công tác thu hồi nợ, TSDH tăng với 1 tỷ lệ nhỏ điều này công ty
đã chú trọng việc tăng năng lực sản xuất, các tài sản của công ty đã được khấu
hao ở mức lớn công ty cần sử dụng quỹ khấu hao này hợp lý để có thể thu hồi
đủ vốn và đổi mới trang thiết bị máy móc sản xuất của mình. Tỷ trọng VCSH
giảm cho thấy việc độc lập về mặt tài chính của công ty vẫn chưa được tăng
cường. Vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh nên công ty cần chú trọng khả năng
thanh toán của mình. Viêc tăng vốn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất công


ty được mở rộng. Nhưng công ty cần chú ý trong việc huy động vốn cho phù
hợp với hoạt động SXKD của mình.
c, Đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của công ty.
Để đánh giá sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn của công ty chúng ta
cần dựa trên nguyên tắc cân bằng tài chính.Theo nguyên tắc này một phần
nguồn vốn thường xuyên cần thiết trong doanh nghiệp được sử dụng để tài trợ
cho toàn bộ TSDH, còn một phần nguồn vốn thường xuyên này sẽ đựơc dùng
để tài trợ cho một phần TSNH. Nguồn vốn thường xuyên đựơc xác định bằng
công thức sau:
Nguồn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn thường xuyên đầu năm 2009 là : 38.127 (trđ).
Nguồn vốn thường xuyên cuối năm 2009 là: 37.738 (trđ).
Trong khi đó TSDH đầu năm 2009 là 17.160 (trđ), cuối năm 2009 là
17.437 (trđ) nhỏ hơn nguồn vốn thường xuyên của các thời điểm tương
ứng.Như vậy, trong mô hình tài trợ tài của công ty tại đầu năm và cuối năm
có thể thấy rõ toàn bộ TSDH, cũng như một phần TSNH đựơc tài trợ bằng
nguồn vốn thường xuyên, phần tài sản còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn
tạm thời hình thành từ vay nợ ngắn hạn của công ty.
Đây là một cơ cấu tài trợ hết sức vững chắc về mặt tài chính, giảm rủi ro.
Công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán cũng như nhu cầu vốn lưu động
cho hoạt động SXKD của công ty tại bất kỳ thời điểm nào.

2.2.1.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh hoạt động kết quả kinh doanh.
(Bảng 03)
Qua bảng phân tích ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm
2008 tăng lên 802 (trđ) với tỷ lệ tăng 13,93(%). Với điều kiện nền kinh tế khó
khăn công ty đã vượt qua và làm ăn có lãi và vẫn có sự tăng trưởng là một tín
hiệu đáng mừng. Đi cụ thể vào từng hoạt động sản xuất của công ty.


Xét về hoạt động sản xuất: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công
ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 26,8(%) tương ứng 87.688 (trđ). Với một
thị nước. Trong năm qua với tình hình kinh tế khó khăn công ty đã thực hiện
mở rộng chính sách tín dụng, chính sách giá cả hợp lý đồng thời làm tốt khâu
dịch vụ sau bán hàng, đồng thời ký được một số hợp đồng xuất khẩu lớn góp
phần tạo ra sự tăng trưởng doanh thu.
Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.226 (trđ)
(390,45%) hoàn toàn là do hàng bán bị trả lại.Mặc dù tăng 390,45(%) nhưng
chỉ chiếm 0,37(%) trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ.
Nguyên nhân một số sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Do đó công ty cần tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
Mặc dù các khoản giảm trù doanh thu tăng nhưng DTT bán hàng và cung
cấp dich vụ năm 2009 so với năm 2008 vẫn tăng 26,45(%) chẳng những tạo
điều kiện gia tăng lợị nhuận mà còn giúp công ty thu hồi đựơc vốn, gia tăng
thị phần sản phẩm của mình.
Cùng với sự gia tăng của DTT, trị GVHB cũng gia tăng năm 2009 so với
năm 2008 tăng 28,27(%) tương đương 86.112 (trđ). Như vậy tốc độ gia tăng
của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ gia tăng của DTT. Nguyên nhân năm
2009 thị trường nguyên vật liệu đầu vào biến đổi rất phức tạp tý giá tăng ma
nguyên liệu của công ty chủ yếu nguyên liệu nhập khẩu nên làm cho chi phí
nguyên vật liệu tăng đẩy giá vốn lên cao. Công ty nên có biện pháp ký hợp

đồng dài hạn, tìm thêm nhà cung cấp mới nhằm ổn định giá cả để giảm sự
biến động về giá nguyên vật liệu tăng đồng thời công ty nên có biện pháp tiến
kiệm nguyên vật liệu để làm ổn định giá thành sản phẩm.
Chi phí bán hàng năm 2009 so với năm 2008 giảm 396(trđ) tương đương
7,61(%) trong khi đó doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ vẫn tăng. Đây


là tín hiệu tốt cho thấy công tác quản lý về bán hàng có hiệu quả hơn, góp
phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.Công ty cần phát huy hơn
nưa về mặt này.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008 tăng 943(trđ) tốc
độ tăng là 12,88(%) nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là hợp lý vì
công ty đang mở rộng hoạt động SXKD của mình. Công tác quản lý cũng
hiệu quả hơn. Công ty cần tiếp tục phát huy.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD năm 2009 so với năm 2008 giảm
chút ít tỷ lệ 2,13(%) tương đương là 208 (trđ) là do sự bến động tăng của
nguyên liệu đầu vào làm cho GVHB tăng trong khi giá bán sản phẩm không
tăng nhưng công ty làm ăn có lãi trong năm 2009.
Tỷ lệ GVHB/DTT năm 2009 là 94,53(%) tỷ lệ này tăng lên 1,43(%) so với
năm 2008 là do tốc độ tăng GVHB cao hơn tốc độ tăng của DTT.
Tỷ lệ CPBH/DTT năm 2009 là 1,16(%) nhỏ hơn năm 2008 là do chi phí
bán hàng giảm, trong khí đó DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng.
Tỷ lệ CPQLDN/DTT năm 2009 là 1,99(%) giảm so với năm 2008 là do
tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lớn hơn tốc độ tăng
của chi phí quản lý doanh nghiệp.Chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả
hơn các khoản chi phí này để tạo điều kiện tăng DTT.
Xét về hoạt động tài chính của công ty: Doanh thu hoạt động tài chính của
công ty năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008 là 8,73(%) tương đương 22 (trđ).
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty là từ tiền gửi, lãi tiền vày và cổ tức

nhận được.
Đồng thời chi phí tài chính cũng năm 2009 so với năm 2008 giảm
38,13(%) tương đương 1.775(trđ). Chi phí tài chính của công ty hoàn toàn là
lãi vay. Năm 2008 do lạm phát nền kinh tế cao nên các doanh nghiệp vay vốn


với lãi xuất cao.Năm 2009 nền kinh tế suy thoái nên chính phủ đưa ra gói kích
cầu đối với doanh nghiệp đựơc giảm 4(%) lãi suất mà lãi suất vay của năm
2009 cũng thấp nên chi phí tài chính của công ty giảm lớn tạo điều kiện gia
tăng lợi nhuận cho công ty.
Doanh thu khác năm 2009 so với năm 2008 giảm 5,89(%) tương đương
39(trđ). Chi phí khác năm 2009 so với năm 2008 cũng giảm 72,72(%) tương
đương 182(trđ) làm cho lợi nhuận khác năm 2009 tăng so với năm 2008
34,38(%) tương đương 143 (trđ).
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2009 tăng so với năm
2008 là 30,38(%) tương ứng 1.732 (trđ) công ty SXKD có lãi và có uy tín trên
thị trường.
Tóm lại: Có thể thấy năm 2009 là một năm khó khăn của nền kinh tế
nhưng công ty vẫn đầy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm có hiệu
quả các loại chi phí CPBH,CPQLDN, chi phí tài chính giảm.Điều đó góp
phần làm tăng lợi nhuận.
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các hệ số tài
chính đặc trưng.
2.2.2.1 Các hệ số thanh toán (bảng 5)
Một khi công ty tham gia kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì đề phát sinh
các mối quan hệ với khách hàng , nhà nước, các nhà cung cấp,…vì thế sẽ
thường xuyên phát sinh các khoản phải thu và khoản phải trả.
Trong quá trình hoạt động công phải tránh tình trạng để các khoản phải thu
quá hạn hoặc đến hạn vẫn chưa thu hồi được và các khoản nợ đến hạn mà vẫn
chưa trả được. Việc bị chiếm dụng vốn sẽ làm bị ứu đọng vốn lãng phí vốn do

đồng vốn không sinh lời dẫn đến rủi ro mất vốn cao. Còn nợ vay mà công ty
chưa thanh toán được sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công về khả năng thanh
toán, xấu hơn nữa nếu công ty vỡ nợ, không có khẳ năng thanh toán nợ, rất dễ


dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì thế để tránh được rủi ro công ty cần phải lập kế
hoặch thực hiện tốt công tác thu hồi nợ và trả nợ không để tình trạng rủi ro
thanh toán xảy ra gây căng thẳng về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng
đến hoạt động SXKD của công ty.
Qua bảng 4 ta thấy rằng tổng các khoản phải thu đều lớn hơn các khoản
phải trả. Ở đầu năm và cuối năm 2009, cụ thể.
Tổng các khoản phải thu cuối năm tăng so với đầu năm là 256,59(%)
tương ứng 83.155 (trđ). Các khoản phải thu tăng chủ yếu là do các khoản phải
thu của khách hàng và trả trước cho người bán. Các khoản phải thu khách
hàng tăng cuối năm so với đầu năm là 264,13(%) là do trong năm công ty mở
rộng việc cấp tín dụng cho khách hàng, và cuối năm ký được 1 số hợp đồng
xuất khẩu lớn nhưng chưa thu được tiền. Khoản trả trước cho người bán tăng
934 (trđ) với tỷ lệ tăng 111,5 t(%). Các khoản phải thu khác cuối năm so với
đầu năm giảm 82,49(%) tương ứng 278(trđ). Cho thấy công ty nên chú trọng
vào công tác thu hồi nợ tránh bị chiếm dụng vốn lớn.
Tổng các khoản phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 1306(trđ) tương
ứng với tỷ lệ 4,47(%).Trong đó khoản phải trả người bán là tăng nhiều nhất
9.844(trđ) tương ứng 171,62(%).
Ngoài khoản phải trả người bán, các khoản thuế, phải trả công nhân viên,
chi phí phải trả cũng tăng lên, sự biến động khoản phải trả trên là không lớn
lắm nên không tác động nhiều đến các khoản phải trả. Trong đó khoản người
mua trả tiền trước giảm 36,38(%), khoản phải trả phải nộp khác giảm
67,72(%). Công ty cần chú trọng đến các khoản nợ đến hạn để đảm bảo uy tín
của mình.
Để đánh giá chính xác hơn tình hình công nợ của công ty, chúng ta cần đi

so sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả, tức là so sánh giữa số vốn
doanh nghiệp đi chiếm dụng và số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng.


Đầu năm 2009 tổng số vốn công ty đi chiếm dụng 27.530 (trđ) trong khi
đó số vốn công ty bị chiếm dụng là 32.400(trđ) lớn hớn 4.878(trđ). Sang đến
cuối năm 2009, tổng số vốn đi chiếm dụng là 28.836 (trđ), trong khi đó số vốn
bị chiếm dụng lên tới 83.115(trđ). Như vậy công ty bị chiếm dụng vốn nhiều
hơn là đi chiếm dụng. Song khoản bị chiếm dụng tăng với tỷ lệ khá cao
256,59(%), công ty cần xem xét lại chính sách tín dụng của mình. Việc doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn hơn khoản đi chiếm dụng sẽ gây tình trạng ứu
đọng vốn, công ty phải huy động từ các nguồn khác với chi phí cao để tài trợ
vốn cho mình, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Để có thể đáng giá sâu hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
chúng ta cần tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng.
b, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn.Từ bảng phân tích ta thấy.
Đầu năm 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,3 đồng TSNH. Cuối
năm 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,16 đồng TSNH giảm 0,14
đồng so với đầu năm. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1
và có xu hướng giảm vào cuối năm. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
vẫn được đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm là do mức
độ tăng của nợ ngắn hạn 79,08(%) lớn hơn mức độ tăng của TSNH 60,12(%).
Trong TSNH tăng chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn và tiền. Nợ ngắn hạn
tăng chủ yếu từ khoản vay và nợ ngắn hạn tăng.
Tuy nhiên, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm cũng có nghĩa với mức
độ rủi ro trong kinh doanh tăng lên.
Hệ số khả năng thanh nợ ngắn hạn có mặt hạn chế là trong TSNH có cả tài
sản có tính thanh khoản cao và tài sản có tính thanh khoản thấp như hàng tồn

kho. Mà nợ ngắn hạn có những khoản chưa cần thanh toán ngay. Do đó chỉ


tiêu này chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của công ty, để xem xét sâu
hơn ta đi vào đánh giá khả năng thanh toán nhanh của công ty.
c, Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Đầu năm 2009, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,55 đồng TSNH
có tính thanh khoản cao.
Cuối năm 2009, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.99 đồng TSNH
có tính thanh khoản cao.
Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn 1 và có xu
hướng tăng vào cuối năm. Khả năng thanh toán nhanh tăng chủ yếu do khoản
HTK giảm mạnh, khoản phải thu khách hàng tăng mạnh chiếm tỷ trọng
79,34(%) trong TSNH, trong khi đó tiền mặt cũng tăng lên. Do đó làm cho
tổng giá trị của những tài sản có tính thanh khoản cao tăng lên.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty thời điểm cuối năm gần bằng
1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán đồng thời các khoản nợ đến hạn
cùng 1 lúc bằng các tài sản có tính thanh khoản cao của mình. Rủi ro về tài
chính của công ty ở mức thấp.
d, Hệ sô thanh toán tức thời.
Xét về khả năng thanh toán tức thời có thể thấy hệ số thanh toán tức thời
của công ty nhỏ hơn rất nhiều so vơi khả năng thanh toán nhanh và con ở mức
thấp. Tuy nhiên hệ số khả năng toán tức thời đã được cải thiện đáng kể. Ở
thời điểm đầu năm 2009, hệ số khả năng thanh toán tức thời đạt 0,03 lần thì
đến cuối năm hệ số này đạt 0.06 lần. Nguyên nhân cả tiền và các khoản tương
đương tiền, nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của tiền và các khoản
tương đương tiền tăng nhanh hơn. Như vậy, trong những năm tới doanh
nghiệp cần xác định mức dự trữ tiền mặt và giảm các khoản nợ ngắn hạn để
có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán của mình.
e, Hệ số khả năng thanh toán tức thời.



Năm 2008, 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 2,15 đồng lợi nhuận trươc
lãi vay và thuế.
Năm 2009, 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 3,14 đồng lợi nhuận trước
lãi vay và thuế.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2009 tăng so với năm
2008 là do lãi vay và lợi nhuận trước lãi vay và thuế đều giảm nhưng tốc độ
giảm của lãi vay giảm nhanh hơn. Năm 2009 lãi vay giảm mạnh do sự hỗ trợ
của chính phủ về giảm 4(%) lãi suất cho doanh nghiệp vay.
Qua phân tích khả năng thanh toán của công ty cổ phần chế tạo máy điện
Việt Nan- Hungari có thể nhận thấy rằng.
Khả năng thanh toán của công ty vẫn được đảm bảo ở mức độ an toàn.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có giảm chút ít về cuối năm, còn hệ số khả
năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng
thanh lãi vay đều có chiều hướng tăng lên vào cuối năm. Đây là dấu hiệu tốt
cho thấy tình hình tài chính của công ty là lành mạnh.
2.2.2.2 Các hệ số phản ánh về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.(Bảng 06)
a, Cơ cấu nguồn vốn.
Thông qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn, chúng ta có thể đánh
giá được mức độ độc lập về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính
cũng như mức độ an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Để phân tích cơ cấu nguồn vốn chúng ta cần xem xét đến các chỉ tiêu hệ số
VCSH và tỷ suất VCSH trên nợ.
Ở thời điểm đầu năm 2009 trong 1 đồng VKD có 0,643 đồng vốn vay nợ,
đến thời điểm cuối năm 2009 trong 1 đồng VKD có 0,768 đồng vốn vay nợ.
Tỷ suất VCSH trên nợ phản ánh cứ 1 đồng vay nợ thì được đảm bảo bằng
bao nhiêu đồng VCSH. Đầu năm 1 đồng vốn vay được đảm bảo bằng 0,419
đồng VCSH, cuối năm 1 đồng vốn vay được đảm bảo bằng 0,259 đồng
VCSH.



×