Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tổ chức Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213 KB, 43 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, Nhà nước cấp phát vốn cho các doanh
nghiệp Nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ mà các doanh nghiệp được giao.
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thò trường, đặc biệt là từ
sau khi Nhà nước thực hiện “quy chế giao vốn” cho các doanh nghiệp Nhà nước
(chỉ thò 138CT ngày 25/4/1991 của HĐBT) thì Nhà nước không tiến hành cấp
phát thêm vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước nữa. Trên cơ sở vốn được giao,
các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bào toàn vốn, thường xuyên bổ sung vốn
để đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mình.
Trên thực tế hiện nay, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách
Nhà nước được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động: doanh nghiệp nộp thuế
và các loại lệ phí cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu quan trọng của
ngân sách Nhà nước và góp phần điều tiết vó mô nền kinh tế. Những năm qua ,
hệ thống Pháp luật thuế ở nước ta đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày
càng phong phú và hoàn thiện hơn. Đặc biệt việc ban hành Luật thuế GTGT và
có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 thay thế thuế doanh thu, là một bước tiến mới
trong ngành thuế nước ta.
Thuế GTGT là một sắc thuế mới có sự thay đổi cơ bản về nội dung,
phương pháp tính thuế và biện pháp thu so với thuế doanh thu trước đây. Trong
các doanh nghiệp, thuế GTGT đầu ra là trách nhiệm của doanh nghiệp phải nộp
cho Ngân sách Nhà nước, thuế GTGT đầu vào là quyền lợi được trừ hay được
hoàn lại của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để luật thuế
GTGT được thực hiện theo đúng quy đònh, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách
Nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Những vấn đề đó phần lớn
được thực hiện thông qua công tác kế toán thuế GTGT. Kế toán thuế GTGT là
công cụ quan trọng để thực hiện luật thuế mới vì nó liên quan tới tất cả các
phần kế toán, từ hạch toán vốn bằng tiền, vật tư hàng hoá, TSCĐ, công cụ phải
thu, phải trả, chi phí doanh thu và thu nhập các hoạt động khác, từ việc sử dụng
các chứng từ hoá đơn đến nội dung, phương pháp hạch toán và lập báo cáo tài


chính. Đặc biệt là việc lập các bảng kê và tờ khai thuế GTGT hàng tháng ở các
cơ sở kinh doanh. Kết quả hạch toán thuế GTGT sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến
kết qủa của các phần hành kế toán khác. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải tổ
chức công tác kế toán thuế GTGT một cách chính xác, kòp thời, phù hợp với
ngành nghề, đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
1
Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường
cùng thời gian ngắn tìm hiểu thực tế tổ chức công tác hạch toán kế toán tại
Công ty Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary, và với sự hướng dẫn tận tình
của Thầy giáo : PGS. TS Hà Đức Trụ em xin mạnh dạn chọn đề tài:
“Tổ chức kế toán thuế GTGT tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam
– Hungary”.
Dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
hướng dẫn và mọi người trong phòng Tài chính cũng như các phòng ban khác
của Công ty, nhưng do trình độ hiểu biết của em còn có nhiều thiếu sót, hạn
chế. Vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo để em có điều kiên
bổ sung, nâng cao kiến thức của bản thân mình để phục vụ tốt hơn cho công tác
thực tế sau này.
2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ
GTGT TRONG DOANH NGHIỆP
Thuế GTGT được phát minh tại Cộng hoà Pháp vào đầu những năm
1950, lần đầu tiên được áp dụng tại Cộng hoà Liên bang Đức rồi được áp dụng
rộng rãi trong các nước thuộc cộng đồng châu Âu. Được các nhà kinh tế, chính
sách cho là một sắc thuế thông minh, tiên tiến, hiệu quả nên cho đến nay trên
thế giới đã có trên 100 nước áp dụng loại thuế này thay cho thuế tính trên
doanh thu bán hàng. Ở Việt Nam, Luật thuế GTGT mới được ban hành và có
hiệu lực từ ngày 1/1/1999, thực tế cho thấy việc áp dụng thuế GTGT ở nước ta
bước đầu đã có hiệu quả: góp phần thúc đẩy SXKD, xuất khẩu và tăng thu cho
Ngân sách Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp việc ban hành Luật thuế GTGT

sẽ thúc nay các doanh nghiệp hạch toán tốt hơn, thực hiện mua bán hàng hoá có
hoá đơn, chứng từ … Việc tăng tỷ trọng thuế gián thu đặc biệt là thuế GTGT là
phù hợp với tình hình cắt giảm thuế nhập khẩu trong quá trình Việt Nam tham
gia hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vì là luật thuế mới nên có sự
thay đổi về cả nội dung, phương pháp tính. Vì vậy, còn rất nhiều vấn đề cần
được hoàn thiện như sổ sách, chứng từ, hoá đơn, phương pháp hạch toán, trình
độ nắm bắt của kế toán viên. Trong quá trình triển khai chúng ta đã có nhiều
văn bản sửa đổi, bổ sung, song luật thuế GTGT vẫn cần tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện cho sát thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.1 Nội dung cơ bản về thuế GTGT áp dụng trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về thuế GTGT
 Giá trò gia tăng: Là khoản giá trò mới tăng thêm của hàng hoá, dòch vụ
phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
 Thuế GTGT còn đïc gọi la VAT (Value Added Tax): Là loại thuế chỉ
đánh trên phần giá trò tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình SXKD và
tổng thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá bán cho
người tiêu dùng cuối cùng.
 Về hình thức: Thuế GTGT do các nhà SXKD nộp hộ người tiêu dùng
thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải
thanh toán.
 Về bản chất: Ngøi chòu thuế GTGT là người tiêu dùng, người sản xuất
hay cả người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộ vào mối cung cầu
hàng hoá đó trên thò trường.
1.1.2 Nội dung cơ bản của thuế GTGT
3
a. Phạm vi đánh thuế:
Điều 4 của Luật thuế GTGT quy đònh 26 nhóm hàng hoá. Dòch vụ không
đánh thuế GTGT (miễn thuế). Có thể khái quát thành các nhóm hàng hoá sau:
 Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh tron những điều kiện
khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi


 Một số hoạt động dòch vụ công cộng như: dọn vệ sinh, thaót nước đường
phố, vườn hoa, nghệ thuật, xe buýt, đo đạc bản đồ, dòch vụ tang lễ, sửa
chữa công trình văn hoá.
 Một số dòch vụ cần khuyến khích như: dòch vụ y tế, dạy học dạy nghề,
cung cấp nước sạch cho nông thôn, miền núi, bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng, hoạt động tín dụng, thuỷ lợi
cho nông nghiệp …
 Một số hàng hoá, dòch vụ do Nhà nước quy đònh không thu thuế GTGT
như: hàng chòu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu máy móc, thiết bò
chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, hoạt động chuyển
quyền sử dụng đất, vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ cho an ninh quốc
phòng, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại …
 Những hàng hoá dòch vụ theo thông lệ quốc tế không thu thuế GTGT
như: hàng chuyển khẩu, quá cảng, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
 Những cá nhân kinh doanh có thu nhập dưới mức quy đònh.
Ngoài các nhóm trên thì tất cả các hàng hoá, dòch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam đều thuộc phạm vi đánh thuế GTGT.
b. Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
 Giá tính thuế GTGT .
 Đối với hàng hoá, dòch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá
bán chưa có thuế GTGT.
 Với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tòa cửa khẩu công (+) với
thuế nhập khẩu.
 Hàng hoá, dòch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng giá tính
thuế được xác đònh theo giá tính thuế của hàng hoá, dòch vụ cùng loại
hay tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
 Hoạt động cho thuê tài sản giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế.

 Với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, tính theo giá bán một lần
chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó.
 Với hàng hoá gia công là giá gia công chưa có thuế.
 Với hoạt động xây dựng và lắp đặt :
4
 Hoạt động xây dựng, lắp đặt trang thiết bò cho các công trình xây dựng
giá tính thuế là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế GTGT.
 Xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và tiến
độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế
GTGT tính trên phần giá trò hoàn thành bàn giao.
 Với hoạt động kinh doanh dòch vụ hưởng tiền công, hoa hồng giá tính
thuế là tiền công hay hoa hồng được hưởng chưa trừ khoản phí tổn nào
đối với hoạt động này.
 Với hoạt động vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải bốc xếp chưa có thuế
GTGT.
 Với hàng hoá có tính chất đặc thù được dùng chứng từ như: tem, vé số,
cước vận tải … ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa
có thuế được xác đònh là:
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…)
Giá chưa có thuế GTGT =
1 + (%) thuế suất của hàng hoá dòch vụ
đó
 Thuế suất thuế GTGT.
 Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hay
xuất vào khu chế suất và áp dụng đối với hàng hoá gia công xuất khẩu.
 Thuế suất 5%: áp dụng với hàng hoá dòch vụ mang tính chất thiết yếu
như: nước sạch phục vụ sinh hoạt, phân bón, thuốc chữa bệnh …
 Thuế suất 10%: áp dụng với hàng hoá dòch vụ thông thường như : sản
phẩm khai khoáng, dòch vụ bưu điện, sản phẩm điện tử cơ khí, đồ điện …
 Thuế suất 20%: áp dụng với hàng hoá dòch vụ cao cấp như: vàng bạc, đá

quý, xổ số kiến thiết …
c. Phương pháp tính thuế:
Ở Việt Nam hiện có 2 loại cơ sở kinh doanh cùng song song tồn tại và
đan xen với nhau là: loại có sổ sách kế toán, mua, bán hàng hoá, dòch vụ có hoá
đơn và một loại cơ sở kinh doanh không ghi chép sổ sách kế toán, mua hàng
hoá, dòch vụ không có hoá đơn.
Từ thực tế khách quan đó, muốn thu thuế GTGT đối với tất cả các cơ sở
sản xuất kinh doanh thì không có cách nào khác là phải áp dụng hai phương
pháp tính thuế.
 Phương pháp khấu trừ thuế: Áp dụng đối với tất cả các tổ chức doanh
nghiệp, công ty cổ phần, công ty TNHH và các tổ chức kinh doanh khác
có thưch hiện nay đủ hoá đơn bán hàng theo quy đònh của loại hoá đơn
thuế GTGT, đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hạch toán rõ
5
ràng, trung thực kết quả kinh doanh, sử dụng vật tư hàng hoá đầu vào.
Theo phương pháp này số thuế GTGT phải nộp được xác đònh như sau:
Thuế Thuế Thuế GTGT
GTGT = GTGT - đầu vào được
phải nộp đầu ra khấu trừ
Trong đó:
Thuế Giá tính thuế của Thuế suất thuế
GTGT = hàng hoá dòch vụ x GTGT của hàng
đầu ra chòu thuế bán ra hoá dòch vụ đó
Thuế Tổng thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
GTGT = mua hàng hoá, dòch vụ hay chứng từ nộp thuế
đầu vào GTGT của hàng hoá nhập khẩu
 Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: Áp dụng cho các cá nhân
kinh doanh là người Việt Nam, các tổ chức cá nhân nước ngoài kinh
doanh tòa Việt Nam, chưa thực hiện tốt chế độ sổ sách, kế toán, hoá đơn,
chứng từ và các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ …

Số thuế GTGT = GTGT của hàng hoá x Thuế suất thuế GTGT
phải nộp dòch vụ bán ra của hàng hoá, dòch vụ
đó
Căn cứ tính thuế là GTGT của hàng hoá, dòch vụ chòu thuế GTGT được xác
đònh
GTGT của hàng hoá, = Giá thanh toán của hàng - Giá thanh toán của
hàng hoá
dòch vụ bán ra hoá dòch vụ bán ra dòch vụ mua vào
tương ứng
Trong đó:
 Giá thanh toán của hàng hoá dòch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải
thanh toán cho bên bán, bao gồm thuế GTGT và các khoản phò thu phí
thu thêm mà bên mua phải trả.
 Giá thanh toán của hàng hoá, dòch vụ mua vào tương ứng với hàng hoá,
dòch vụ bán ra được xác đònh bằng giá trò hàng hoá, dòch vụ mua vào (giá
mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dùng vào
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dòch vụ chòu thuế GTGT bán ra trong kỳ.
6
Trường hợp cơ sở kinh doanh không có hoá đơn bán hàng, cũng không có
hoá đơn mua hàng (hoặc có nhưng không đủ), thì theo quy đònh tại Điều 18 của
Luật thuế GTGT, cơ quan thuế có quyền ấn đònh số thuế GTGT phải nộp hàng
tháng.
d. Hoàn thuế và miễn giảm thuế.
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ sẽ được hoàn thuế trong các trường hợp:
 Cơ sở phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý
thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý đó.
 Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hay theo từng lần xuất
khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào của hàng hoá xuất
khẩu lớn hơn so với số thuế GTGT đầu ra thì được xét hoàn thuế theo

từng kỳ.
 Hoàn thuế đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế có đầu tư mua sắm TSCĐ, có số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ lớn.
 Các trường hợp phát sinh thuế GTGT nộp thừa khi quyết toán, sát nhập,
giải thể, chia tách phá sản.
 Khi có quyết đònh xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy
đònh pháp luật.
Các cơ sở kinh doanh nếu có phát sinh số lỗ do số thuế GTGT phải nộp trong
năm khi tính theo chế độ thuế GTGT lớn hơn mức thuế phải nộp tính theo chế
độ doanh thu trước nay sẽ được miễn giảm thuế GTGT. Việc giảm thuế sẽ được
xét theo từng năm tính theo năm dương loch và chỉ áp dụng trong 3 năm đầu.
Thuế GTGT được xét giảm tương ứng không vượt quá số lỗ phát sinh do số thuế
GTGT phải nộp lớn hơn số thuế doanh thu trước đây.
e. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh kể cả các cơ sở trực thuộc của cơ sở đó dăng ký nộp
thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Cơ sở kinh doanh kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ khai thuế cho
cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh kê khai
đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chòu trách nhiệm chính xác về việc kê khai.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo
thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn ghi trong thông thông báo chậm
nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lòch. Trong thời hạn 60 ngày,
kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ
7
quan thuế và nộp đủ số tiền còn thiếu vào NSNN trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp
kỳ tiếp theo.

Với những nội dung cơ bản được quy đònh trong Luật thuế GTGT thì việc
các doanh nghiệp nắm bắt kòp thời, đúng đắn, các quy đònh đã ban hành sẽ là cơ
sở vững chắc cho công tác kế toán thuế GTGT được thực hiện theo đúng chế
độ, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghóa vụ đối với
NSNN, góp phần thúc nay SXKD, phát triển nền kinh tế, hoà nhập với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
1.2 Phương pháp kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp.
1.2.1 Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phưong pháp khấu trừ.
a. Yêu cầu đối với công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp.
Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế
toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính
của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kòp thời. Chính vì vậy, việc tổ chức công
tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán thuế GTGT nói riêng cần tuân theo
những quy đònh của chế độ kế toán hiện hành, yêu cầu quản lý trong công tác
kế toán là hết sức cần thiết.
Để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, quyền lợi của các doanh nghiệp, trong
công tác kế toán GTGT các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu
sau:
 Phản ánh chính xác, đầy đủ, kòp thời về doanh thu, thu nhập hoạt động
tài chính, hoạt động bất thường cũng như giá trò vật tư, hàng hoá, TSCĐ
mua vào chòu thuế GTGT.
 Cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, khi
mua bán hàng hoá dòch vụ phải có hoá đơn GTGT theo đúng quy đònh
của Bộ Tài Chính.
 Phản ánh chính xác, đầy đủ, kòp thời thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp và thuế GTGT được hoàn
lại, miễn giảm.
 Hàng tháng lập bảng kê, tờ khai thuế GTGT theo đúng nội dung và thời
gian quy đònh.
 Ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổ chức chứng từ tài

khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với hình thức kế toán mà doanh
nghiệp áp dụng, đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và
yêu cầu quản trò của doanh nghiệp.
b. Nguyên tắc kế toán thuế GTGT.
8
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, khi kế toán thuế GTGT cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường.
 Giá trò vật tư, hàng hoá, TSCĐ dòch vụ mua vào là giá thực mua chưa có
thuế GTGT.
 Kế toán thuế GTGT phải tổ chức thực hiện chế độ chứng từ, hoá đơn, tài
khoản, báo cáo tài chính để phản ánh đầy đủ, chính xác và trung thực các
chỉ tiêu:
 Thuế GTGT đầu ra phát sinh.
 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ.
 Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp.
 Thuế GTGT được hoàn lại.
 Thuế GTGT được giảm.
c. Chứng từ kế toán thuế GTGT.
Theo quy đònh đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ, việc kế toán thuế GTGT được thực hiện trên cơ sở hoá đơn GTGT, hoá đơn
tự in và các chứng từ đặc thù khác (nếu có).
 Hoá đơn GTGT ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy đònh trên hợp đồng và
ghi rõ: giá bán chưa có thuế, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có)
thuế suất GTGT, tiền thuế và tổng giá thanh toán đã có thuế.
 Hoá đơn tự in, các chứng từ khác phải có đăng ký với Bộ Tài chính và chỉ
được sử dụng sau khi đã được chấp nhận bằng văn bản. Hoá đơn tự in
phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy đònh của
hoá đơn chứng từ.
 Các hàng hoá, dòch vụ đặc thù được sử dụng chứng từ đặc thù như: tem

bưu điện, vé máy bay … ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT.
d. Tài khoản sử dụng trong kế toán thuế GTGT.
Để kế toán thuế GTGT kế toán sử dụng các tài khoản sau:
 TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ, đã khấu trừ, đã được hoàn thuế, còn được khấu trừ và còn
được hoàn thuế.
Tài khoản 133 gồm 2 tài khoản cấp II
 TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dòch vụ.
 TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
 TK 3331: Thuế GTGT phải nộp: Phản ánh thuế GTGT đầu ra, thuế
GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp III.
 TK 33311: Thuế GTGT đầu ra.
 TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
9
Ngoài ra kế toán thuế GTGT còn sử dụng các tài khoản như TK 111,112…
e. Trình tự kế toán thuế GTGT.
 Kế toán thuế GTGT đầu vào.
Thuế GTGT đầu vào là thuế phát sinh được tập hợp trên hoá đơn GTGT
mua hàng hoá dòch vụ hay chứng từ thuế GTGT hàng nhập khẩu cho SXKD
hàng thuộc diện chòu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thực hiện kế toán thuế GTGT đầu vào, kế toán phải căn cứ vào các hoá
đơn GTGT (liên 2) khi mua hàng hoá, dòch vụ, và giấy thông báo nộp thuế
GTGT hàng nhập khẩu và các chứng từ khác có liên quan.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
 Mua vật tư hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD sản phẩm, hàng
hoá chòu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211… : Giá chưa có thuế.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331… : Tổng giá thanh toán.

 Mua vật tư, dòch vụ dùng ngay vào SXKD sản phẩm, hàng hoá, dòch vụ
chòu thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241: Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331… : Tổng giá thanh toán.
 Khi nhập khẩu hàng hóa, dòch vụ, TSCĐ. Kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211… : Giá có thuế nhập khẩu.
Nợ TK 333 (3333) : Thuế nhập khẩu.
Có TK 111, 112, 331… : Tổng giá thanh toán.
* Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu
. Nếu thuế GTGT đàu vào được khấu trừ, kế toán ghi
Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 (33312) : Thuế GTGT phải nộp.
. Nếu số thuế đầu vào không được khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp tính
vào giá trò hàng hoá mua vào. Kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Nợ TK 3331 (33312) : Thuế GTGT phải nộp.
 Hàng hoá, dòch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc biệt như:
tem bưu điện, cước vận tải … giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT.
Sau khi xác đònh được giá chưa có thuế, thuế GTGT đầu vào, kế toán ghi:
Nợ TK 156, 627, 641, 642, 241…
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331 …
10
 Trường hợp cơ sở SX, chế biến mua ngoài vật liệu là nông sản … của
người SX không có hoá đơn. Căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá tính
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % tính trên giá trò hàng mua
vào theo quy đònh.
5% với sản phẩm trồng trọt thuộc các loại cây lấy nhựa, dầu, chè búp, ngô…
3% với sản phẩm, hàng hoá là nông lâm sản không thuộc nhóm 5% kể trên.

Sau khi tính được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156 …
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331 …
 Khi hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua kho), kế toán
ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331 … : Tổng giá thanh toán.
 Vật tư hàng hoá mua về thuộc đối tượng chòu thuế và không thuộc đối
tượng chòu thuế nhưng không tách riêng ra được, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156 : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ
và không được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331
Cuối kỳ xác đònh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu
trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ trên doanh thu.
Số thuế GTGT đầu Tổng thuế GTGT đầu vào trong kỳ Doanh thu
chòu
vào được khấu trừ = x thuế
GTGT
trong kỳ Tổng doanh thu trong kỳ trong
kỳ
Số thuế GTGT đầu Tổng thuế GTGT Thuế GTGT đầu
vào
vào không đïc = đầu vào trong kỳ x được khấu trừ trong kỳ
khấu trừ trong kỳ
Sau khi tính được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ
 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
11
 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ.
Nếu tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán.
Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Nếu tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, kế toán ghi:
Nợ TK 142 : Chi phí trả trước.
Có Tk 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
 Kế toán thuế GTGT đầu ra.
Thuế GTGT đầu ra là số thuế GTGT phát sinh khi bán hàng hoá dòch vụ
thuộc loại đối tượng chòu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi bán hàng
hoá, dòch vụ cơ sở kinh doanh phải lập hoá đơn GTGT (Mẫu 01/GTGT) và giao
liên 2 cho khách hàng. Trên hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế
GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Kế toán thuế GTGT đầu ra phải
tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu, thu nhập hoạt động tài chính, bất
thường không bao gồm thuế GTGT.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
 Khi bán hàng hoá, dòch vụ thuộc loại chòu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 … : Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331 (33311) : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511, 512 : Giá chưa có thuế GTGT
 Khi bán hàng hoá, dòch vụ không thuộc đối tượng chòu thuế, thì doanh thu
bán hàng là tổng giá thanh toán (giá đã có thuế), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 …
Có TK 511, 512 : Tổng giá thanh toán.
 Trường hợp bán hàng hoá, dòch vụ dùng chứng từ đặc thù thì giá thanh
toán là giá đã có thuế GTGT như: vé số, cước vận chuyển …
Khi xác đònh được doanh thu bán hàng là giá chưa có thuế GTGT, kế toán

ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 … : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (giá chưa có
thuế GTGT)
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
 Đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dòch vụ cho
người tiêu dùng hàng hoá, dòch vụ không phải lập hoá đơn bán hàng, căn
cứ vào Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dòch vụ kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 …
Có TK 3331 (33311) : Thuế GTGT phải nộp
12
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
 Với trường hợp cho thuê tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112 … : Tổng tiền nhận trước.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng.
 Với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp (hàng hoá thuộc đối
tượng chòu thuế GTGT), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 …
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 : Doanh thu 1 lần (Giá bán trả 1 lần)
Có TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính ( Lãi
bán trả chậm)
 Đối với sản phẩm, hàng hoá, dòch vụ sử dụng nội bộ.
 Sản phẩm, hàng hoá, dòch vụ (thuộc đối tượng chòu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ) dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá chòu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ, kế toán ghi:
Doanh thu bán hàng (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm).

Nợ TK 627, 641, 642 : Chi phí để sản xuất ra sản phẩm.
Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ.
Thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
 Sản phẩm hàng hoá chòu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ dùng cho
hoạt động SXKD không chòu thuế GTGT, chòu thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp hay dùng cho mục đích khác (khen thưởng, hoạt động sự
nghiệp …) thì số thuế GTGT phải nộp tính vào chi chí SXKD hay trừ vào
nguồn king phí, kế toán ghi:
Nợ TK 641, 642 : Chi phí (+) thuế GTGT
Nợ TK 431 : Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nợ TK 161 : Chi sự nghiệp

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 152 : Doanh thu nội bộ
 Trả lương cho công nhân bằng sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 : Doanh thu nội bộ
13
 Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, bất thường (thu
nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập chưa có thuế
GTGT), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 … : Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường
 Kế toán thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT được miễn giảm, hoàn thuế
GTGT và quyết toán thuế GTGT.

Cuối kỳ trên cơ sở số thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra phát sinh
trong kỳ, kế toán tính toán, xác đònh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số
thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dòch vụ trong kỳ. Số thuế GTGT phải nộp
được xác đònh:
Thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT đầu
vào
phải nộp = đầu ra - được khấu trừ
Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì
chỉ khấu trừ đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế đầu vào
còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ kế toán sau hay được hoàn thuế theo quy
đònh.
 Khi phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra, kế
toán ghi:
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
 Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
Số thuế GTGT đầu vào được hoàn, kế toán phản ánh, theo dõi trên sổ chi
tiết thuế GTGT được hoàn lại (mẫu số 02-DN). Khi nhận được tiền NSNN
thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133
 Trường hợp cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT phải nộp theo quy
đònh của luật thuế GTGT thì số thuế GTGT được giảm hạch toán vào thu
nhập bất thường trong kỳ. Thuế GTGT được giảm sẽ phản ánh, theo dõi
trên sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (mẫu số 03-DN).
14
 Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

Có TK 721 : Các khoản thu nhập bất thường
 Số thuế GTGT được giảm, NSNN trả lại bằng tiền, khi nhận được tiền, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721
g. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán thuế GTGT.
Khi thực hiện luật thuế GTGT, chế độ sổ sách kế toán áp dụng cho các
cơ sở kinh doanh được thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo quyết đònh số 141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính. Cơ sở
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bổ sung thêm 2 mẫu sổ:
 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (mẫu số 02- DN): dùng ghi chép,
phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại
ở cuối kỳ kế toán.
 Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (mẫu số 03- DN): dùng ghi chép,
phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm ở cuối kỳ báo cáo.
Tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng tại cơ sở kinh doanh, các sổ kế toán
theo dõi, phản ánh TK 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ” và TK 3331 – “Thuế
GTGT phải nộp” được quy đònh như sau:
 Đối với hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, TK 133 và TK 3331 được
theo dõi, phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 10.
 Đối với hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái thì Nhật ký sổ cái được mở
thêm các cột để phản ánh TK 133 (chi tiết TK 1331, TK 1332) và TK
3331.
 Đối với hình thức kế toán Nhật ký chung và hình thức kế toán chứng từ
ghi sổ thì TK 133 và TK 3331 được theo dõi trên Sổ cái mở cho từng TK.
Cuối mỗi tháng, đồng thời với quá trình ghi sổ kế toán, kế toán phải nộp:
 Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dòch vụ mua vào.
 Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dòch vụ bán ra.
 Bảng kê bán lẻ hàng hoá dòch vụ (nếu có)
 Bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất

(nếu có).
Hàng tháng cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, số liệu tổng hợp các Bảng kê hoá
đơn, chứng từ hàng hoá dòch vụ bán ra, Bảng kê hoá đơn chứng từ dòch vụ mua
vào, các chứng từ nộp thuế GTGT, chứng từ được hoàn trả, giảm thuế GTGT
lập tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT) nộp cho cục thuế.
15
Hàng kỳ cơ sở kinh doanh thực hiện quyết toán thuế GTGT với cơ quan
thuế, kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời
điểm quyết toán thuế. Cơ sở kinh doanh lập bản quyết toán thuế GTGT (mẫu số
10/GTGT) nộp cho Cục thuế.
Lập tờ khai thuế GTGT – Lập quyết toán thuế GTGT (vào cuối kỳ).
1.2.2 Đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT và doanh nghiệp không nộp thuế GTGT.
a. Nguyên tắc
. Giá vật tư, hàng hoá, dòch vụ, TSCĐ mua vào là tổng giá thanh toán
(gồm cả thuế GTGT đầu vào).
. Doanh thu bán hàng, cung cấp dòch vụ là toàn bộ tiền hàng, tiền cung
ứng dòch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ
sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế).
Với thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập.
. Phương pháp hạch toán.
1) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh giá vốn thực tế là tổng
giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT), tế toán ghi:
Nợ TK liên quan (152, 153, 156, 211, 241…)
Có TK 111, 113, 331 …
2) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, hoạt
động sự nghiệp … được trang trải bằng nguồn kinh phí khác, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 3331 (33312) : Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu.
Có TK 111, 112, 331
Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu.
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112
3) Khi bán hàng hoá, dòch vụ kế toán phản ánh doanh thu là tổng giá thanh
toán, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511, 512
4) Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, bất thường, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711, 721
16
5) Cuối kỳ kế toán tính toán, xác đònh thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp.
. Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD, kế toán ghi:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.
. Thuế GTGT phải nộp cho hoạt động khác, kế toán ghi:
Nợ TK 811, 821
Có TK 3331
. Nộp thuế GTGT vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112
6) Khi được giảm thuế GTGT, kế toán ghi như trường hợp doanh nghiệp
thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được giảm
thuế.
17

×